Một số tác động của việc sử dụng thiết bị công nghệ đến mối quan hệ Cha mẹ - Con cái

Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực mà việc sử dụng thiết bị

công nghệ có thể gây ra với những mối quan hệ trong gia đình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đo lường

sự tác động này vẫn còn thiếu vắng trong các cuộc nghiên cứu. Bài viết dưới đây nhằm mô tả thực

trạng và một số tác động của việc sử dụng thiết bị công nghệ lên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

pdf 7 trang thom 06/01/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Một số tác động của việc sử dụng thiết bị công nghệ đến mối quan hệ Cha mẹ - Con cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số tác động của việc sử dụng thiết bị công nghệ đến mối quan hệ Cha mẹ - Con cái

Một số tác động của việc sử dụng thiết bị công nghệ đến mối quan hệ Cha mẹ - Con cái
103Số 22 - Tháng - 12 - 2017
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Tóm tắt
Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực mà việc sử dụng thiết bị 
công nghệ có thể gây ra với những mối quan hệ trong gia đình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đo lường 
sự tác động này vẫn còn thiếu vắng trong các cuộc nghiên cứu. Bài viết dưới đây nhằm mô tả thực 
trạng và một số tác động của việc sử dụng thiết bị công nghệ lên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Từ khóa: Quan hệ cha mẹ - con cái, thiết bị công nghệ
Abstract
Many international studies have pointed out the positive and negative effects of technology 
equipment on family relationships. However, in Vietnam, the measures of those effects have been 
limited in the researches. This article describes the situation and some effects of using technology 
equipment on parent - child relationship.
Keywords: Parent - child relationship, technology
Trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khi nền công nghiệp điện tử viễn thông ngày một phát triển, 
xã hội đã và đang đặt ra câu hỏi: Liệu việc sử 
dụng các thiết bị công nghệ (TBCN) có tác 
động đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái 
hay không? Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã 
cho thấy việc lạm dụng các thiết bị công nghệ 
có thể gây những rạn nứt trong gia đình và làm 
mối quan hệ cha mẹ- con cái (CM - CC) trở nên 
lỏng lẻo hơn. Nhằm tìm hiểu và đánh giá mức 
độ tác động của việc sử dụng thiết bị công 
nghệ lên mối quan hệ gia đình, năm 2015, Viện 
Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện cuộc 
khảo sát về chủ đề này với số lượng mẫu là 200 
người thuộc hai phường ở hai quận nội thành 
Hà Nội. Bài viết dưới đây tập trung phân tích 
về sự tác động của thiết bị công nghệ lên mối 
quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Sự góp mặt của công nghệ trong việc 
chăm sóc con cái
Hiện nay, TBCN không còn là một khái niệm 
xa lạ trong xã hội, đặc biệt là ở thành phố. Điều 
tra về Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người 
dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2010 
cho thấy, các đồ dùng phục vụ nhu cầu văn 
hóa - thông tin của hộ gia đình Hà Nội như 
điện thoại di động có tỷ lệ tăng đột biến so với 
MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ
CÔNG NGHỆ ĐẾN MỐI QUAN HỆ CHA MẸ - CON CÁI
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
Số 22 - Tháng 12 - 2017104
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
năm 2005. Trong tổng số 1.157 hộ gia đình ở 
cả khu vực nội thành và ngoại thành tham gia 
khảo sát vào năm 2010, có 90,1% hộ gia đình 
có sử dụng điện thoại di động; 47,7% hộ gia 
đình sử dụng truyền hình cáp; 32,0% lắp đặt 
internet; 43,3% có máy vi tính (tính chung cả 
máy tính bàn và máy tính xách tay) và đã có 
99,1% có tivi (3). Việc sử dụng công nghệ đã 
trở nên gần gũi với mọi nhóm tuổi, đặc biệt 
vẫn là nhóm thanh thiếu niên. Điều tra quốc 
gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần 
2 cũng cho thấy 61% thanh thiếu niên được 
hỏi là có sử dụng Internet và bình quân mỗi 
ngày mỗi người đều dành hơn một giờ để truy 
cập Internet. Như vậy, có thể thấy các TBCN 
đang dần đi sâu vào trong đời sống sinh hoạt 
của vị thành niên (VTN) nói riêng và các gia 
đình nói chung (2). 
Cuộc điều tra “Đặc điểm sử dụng thiết bị 
công nghệ trong gia đình Hà Nội và những 
yếu tố ảnh hưởng” cho thấy, trong quá trình 
chăm sóc, dạy bảo con, trên tổng số 5 TBCN: 
tivi, điện thoại di động, máy tính để bàn, máy 
tính xách tay, máy tính bảng, thì TBCN được 
các phụ huynh (PH) sử dụng nhiều nhất đó 
là điện thoại, chiếm 31.9%, tiếp theo là đến 
máy tính xách tay (20.8%) và ti vi (18.1%). Hai 
thiết bị còn lại là máy tính để bàn và máy tính 
xách tay có lượng sử dụng thấp nhất. Về thời 
gian sử dụng các TBCN, số liệu cũng cho thấy, 
hiện nay, tivi không còn là phương tiện nghe 
nhìn chính của các gia đình trong diện khảo 
sát. Có khoảng 55% người trả lời (NTL) cho biết 
hàng ngày chỉ xem tivi dưới một giờ đồng hồ. 
Máy tính để bàn cũng là một thiết bị ít được 
sử dụng trong gia đình, một số NTL cho biết 
chỉ khi đi làm mới sử dụng máy tính để bàn. 
Về nhà thì có các phương tiện khác gọn nhẹ, 
cơ động hơn mà vẫn đảm bảo được công việc, 
nhu cầu bản thân, ví dụ như máy tính xách tay. 
Bên cạnh đó, có 18.1% NTL cho biết sử dụng 
điện thoại di động trên ba tiếng mỗi ngày. 
Vậy câu hỏi đặt ra rằng, trong quá trình 
chăm con, với tỉ lệ các PH 
sử dụng TBCN như vậy 
thì những tính năng nào 
của CN đã được khai thác 
trong quá trình sử dụng? 
Kết quả điều tra cho thấy 
những công dụng tích cực 
của công nghệ phải kể đến 
trong trường hợp này là: 
duy trì thông tin liên lạc 
giữa CM - CC, giữa cha mẹ-
nhà trường, kiểm soát giờ 
giấc của con và đa dạng 
hóa các hình thức vui chơi 
giải trí giữa bố mẹ và con.
Công dụng trước tiên 
của công nghệ chính là để 
duy trì các mối quan hệ sẵn có và củng cố các 
mối quan hệ xung quanh. Điện thoại được coi 
là cầu nối liên lạc giữa cha mẹ và con cái khi 
cha mẹ đi công tác vắng nhà. Số liệu điều tra 
cho thấy có 83% phụ huynh thường xuyên gọi 
điện thoại về nhà để nói chuyện cùng con khi 
đi xa nhà. Đây chính là một hoạt động quan 
Bảng 1. Thời gian trung bình sử dụng các thiết bị công nghệ khi ở nhà (%)
105Số 22 - Tháng - 12 - 2017
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
trọng trong việc duy trì tình cảm giữa cha 
mẹ và con cái. Bên cạnh đó, điện thoại còn là 
phương tiện liên lạc chủ chốt giữa phụ huynh 
và giáo viên nhà trường. 54,3% phụ huynh cho 
biết thỉnh thoảng có gọi điện thoại tới giáo 
viên chủ nhiệm, 30,7% thường xuyên liên lạc, 
đây là con số cho thấy ngoài gặp mặt trực tiếp 
với giáo viên, việc liên lạc qua điện thoại cũng 
là phương án giúp sự gắn kết 
giữa thày cô, nhà trường và gia 
đình trở nên chặt chẽ hơn. 
Bên cạnh chức năng kết nối 
liên lạc, điện thoại còn giúp các 
bậc phụ huynh kiểm soát con 
cái. Điển hình là trong trường 
hợp con không về nhà theo 
giờ quy định thì có tới 57.1% 
phụ huynh được hỏi trả lời sẽ 
sử dụng điện thoại để gọi điện, 
nhắn tin cho con. Phương án 
thứ 2 được nhiều phụ huynh 
lựa chọn đó là gọi điện, nhắn 
tin hỏi bạn bè/thày cô giáo của 
con. Điện thoại còn giúp bố mẹ 
khi đi vắng biết được con mình 
đang làm gì, có làm bài tập 
được giao hay đi chơi v.v... Một số PH chia sẻ:
“Có điện thoại tiện chứ! Đến giờ cơm không 
thấy con về alo cái là được ngay. Còn đi học thêm 
mà về muộn, gọi không được thì cô lại gọi cho cô 
giáo. Có hôm thì lớp tan muộn, có hôm cô cũng 
nói nó có đi học đâu. Đấy, nói chung có điện 
thoại quản lý con cái cũng dễ hơn.”
(Nữ, 46 tuổi, phường Ngã Tư Sở)
“Có những hôm cô để cho 2 anh em ở nhà 
với nhau. Ngày xưa đi đâu cũng phải gửi dì 
trông. Bây giờ nó lớn rồi là một, thứ nữa là có 
điện thoại. Cô cần là gọi điện. Đến giờ cơm thì 
gọi xem anh em nó ăn gì, rồi hỏi thằng anh xem 
thằng em có chịu học bài không, đôn đốc chúng 
nó chăm nhau.”
(Nữ, 47 tuổi, phường Ngã tư Sở)
Ngoài ra, các thiết bị công nghệ còn mang 
lại nhiều tiện ích cho bố mẹ trong quá trình 
dạy con học và chăm sóc con. Có thể thấy mục 
đích lớn nhất của PH khi khai thác các ứng 
dụng của TBCN là để phục vụ việc tra cứu tài 
liệu học tập, tham khảo các hình thức chăm 
sóc con cái và tìm thêm các thông tin liên quan 
đến học tập cho con.
Có thể thấy trên Internet hiện nay có rất 
nhiều diễn đàn, website điện tử đăng tải các 
nội dung liên quan đến dinh dưỡng trẻ nhỏ, 
các cách dạy con khôn lớn, địa chỉ các phòng 
khám chữa bệnh, hay đơn giản là các bài tập, 
các khóa học online v.v... Chính các TBCN là 
cầu nối giữa trẻ em, PH với nguồn kiến thức 
“online” này. Việc tra cứu tài liệu trên mạng có 
thể giúp PH nắm bắt được nội dung học của 
con dễ dàng hơn, thuận tiện hơn trong quá 
trình kèm con học. Trước đây, muốn tìm cho 
con lớp học ngoại khóa, các bậc cha mẹ phải đi 
tìm hiểu qua bạn bè, người thân. Nhưng ngày 
nay, từ khi có công nghệ, cha mẹ vẫn có thể 
ngồi nhà để tìm kiếm những khóa học thích 
hợp cho con em mình. 
Biểu đồ 1: Mục đích sử dụng TBCN của cha mẹ trong quá trình 
chăm sóc, dạy bảo con
Số 22 - Tháng 12 - 2017106
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
“Cô nói thật, bảo cô dạy tiếng anh cho con 
thì cô chịu. Nhưng cô có máy tính. Cô cứ bật các 
giáo trình dạy phát âm cho con cô. Nó cũng dạy 
màu sắc, các con vật, số đếm. Cô thấy hay lắm. 
Mà người ta chắc chắn phát âm chuẩn hơn 
mình rồi.”
(Nữ, 45 tuổi, phường Ngã Tư Sở)
“Bây giờ có Internet thì chăm con dễ lắm. 
Mình muốn đưa con đi khám tai-mũi-họng thì 
chỉ việc search trên các diễn đàn. Ở đó các mẹ 
chia sẻ các cách chữa cho con, rồi cho cả thông 
tin phòng khám của các bác sĩ đầu ngành. Tiện 
vô cùng. Chứ vào bệnh viện công bây giờ đông 
lắm, xếp hàng đến bao giờ.”
(Nữ, 30 tuổi, phường Ngã Tư Sở)
Không chỉ góp mặt trong các hoạt động 
chăm sóc trí tuệ, thể chất của trẻ, công nghệ 
còn là một hình thức giải trí mới của cả gia 
đình. Vào thời gian rỗi, các hoạt động vui chơi 
của cha mẹ với con cái rất phong phú, ví dụ 
như: chơi cùng con, đưa con đi chơi, đọc sách 
cùng con, chơi thể thao, tập thể dục ..v.v. Tuy 
nhiên, với sự xuất hiện của các TBCN, các bậc 
cha mẹ hiện nay có thêm rất nhiều lựa chọn 
mới như xem tivi cùng con, cùng con chơi điện 
tử hoặc cùng con vào Internet. Số liệu khảo sát 
cho thấy tỉ lệ các bậc PH cùng con tham gia 
3 hoạt động nêu trên chiếm lần lượt là 7,8%, 
20,1% và 16,7%, chiếm tới gần 45% trong tổng 
số các hoạt động thường xuyên diễn ra trong 
thời gian rỗi. 
Như vậy, có thể thấy các TBCN giờ đây đã 
trở thành một công cụ hữu ích của các bậc PH 
trong quá trình chăm sóc, dạy bảo cũng như 
vui chơi cùng con. Nhờ có các TBCN, cha mẹ 
tiết kiệm được quỹ thời gian, có thể giám sát 
được các hoạt động của con, đa dạng hóa các 
hình thức giải trí, và quan trọng nhất là cầu nối 
liên lạc giúp duy trì tình cảm giữa bố mẹ và con 
cái khi xa nhà.
Những vấn đề liên quan đến trẻ em khi sử 
dụng thiết bị công nghệ và một số tác động 
tới quan hệ cha mẹ-con cái
Bên cạnh những mặt tích cực mà TBCN 
mang đến cho các PH cũng như trẻ em trong 
đời sống, những tác động tiêu cực mà TBCN có 
thể mang đến cho mối quan hệ CM-CC cũng 
như chất lượng sống khá đa chiều. Để giải 
quyết vấn đề này, các nghiên cứu cho thấy, 
khi con cái sử dụng các thiết bị công nghệ, 
PH sẽ có xu hướng kiểm soát thời gian và nội 
dung sử dụng của con. Tuy nhiên thời lượng 
sử dụng không phải vấn đề quan trọng nhất. 
Một nghiên cứu nước ngoài đã kết luận, việc 
sử dụng bao nhiêu thời gian cho việc truy cập 
Internet không đủ để nói lên liệu trẻ có vấn 
đề gì liên quan đến hành vi online hay không. 
Trẻ sẽ bị đánh giá là “lạm dụng Internet quá 
mức” khi có các hành vi truy cập liên tục, khó 
kiềm chế, không thể kiểm soát được. Điều này 
sẽ gây những ảnh hưởng tâm thần nguy hại 
đến trẻ khi trưởng thành. Số liệu khảo sát cho 
thấy có 48% các cặp bố mẹ được hỏi trả lời có 
quy định cả về thời gian và nội dung khi con 
sử dụng TBCN, 17% quy định thời gian, chỉ có 
4% quy định nội dung và vẫn có tới 31% tỉ lệ 
PH không có quy định gì. Như vậy có thể thấy, 
một tỉ lệ lớn các PH vẫn chưa có những lưu ý 
cần thiết liên quan đến việc tham gia cùng con 
vào các hoạt động sử dụng công nghệ. Nhìn 
sâu hơn vào độ tuổi của con thì phát hiện được 
thêm nhiều khác biệt.
Nhìn chung, các bậc PH đều lưu ý đến việc 
quy định cả thời gian lẫn nội dung đối với hoạt 
động sử dụng thiết bị công nghệ (SDTBCN) của 
trẻ. Đặc biệt là đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi, dù 
là con thứ nhất hay con thứ hai, các bậc PH rất 
lưu ý đến việc quy định thời gian lẫn nội dung 
sử dụng các TBCN của con. Tỉ lệ này ở con thứ 
nhất là 56,6%, ở con thứ hai là 47,1%. Có thể vì 
ở độ tuổi này, các con chủ yếu SDTBCN để giải 
trí xem hoạt hình, quảng cáo, chơi games nên 
cần phải hạn chế. 
Ngoài ra, vẫn có nhiều PH chỉ quy định 
một trong hai hạng mục: thời gian hoặc nội 
107Số 22 - Tháng - 12 - 2017
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
dung đối với hoạt động SDTBCN của con. Tuy 
nhiên số liệu cũng cho thấy rằng, tỉ lệ PH có 
quy định về thời gian sử dụng cao hơn tỉ lệ 
PH quy định nội dung SDTBCN đối với cả ba 
nhóm tuổi. Điều đáng lưu ý ở đây là đối với cả 
con thứ nhất và con thứ hai, khi con học cấp 2 
trở lên, tức là ở độ tuổi nhạy cảm nhất, dễ bị 
sa ngã nhất thì cha mẹ lại không hề quy định 
nội dung sử dụng các TBCN của con. Đây có 
thể tạm đánh giá là một động thái hơi “chủ 
quan” của PH, bởi dựa trên phân loại Tanner, 
tuổi dậy thì thường bắt đầu khoảng tuổi 8-13 
đối với nữ và 9-14 đối với nam (1), cũng là thời 
điểm trẻ học cấp 2 trở lên. Vào giai đoạn này, 
sự phát triển sinh học của trẻ diễn ra mạnh mẽ, 
trẻ sẽ có những nhận thức về khác biệt giới, 
có những rối loạn tâm sinh lý, hình thành các 
cảm xúc với bạn khác giới và có nhu cầu khám 
phá bản thân cũng như cuộc sống bên ngoài. 
Có thể nói, ở giai đoạn này, nếu thiếu sự đồng 
hành của cha mẹ, trẻ sẽ rất dễ bị sa ngã và mắc 
phải những hành vi lệch chuẩn. Trong khi đó, 
sự phát triển của công nghệ lại tạo điều kiện 
cho trẻ dễ dàng truy cập vào những trang 
web có nội dung không lành mạnh, mở rộng 
liên lạc với nhiều nhóm bạn ngoài nhà trường 
v.v... Việc 0% PH quy định cụ thể nội dung là 
một con số đáng báo động. Xem xét tỉ lệ PH 
kiểm soát cả thời gian và nội dung sử dụng của 
nhóm trẻ từ cấp 2 trở lên gần như thấp nhất 
trong 3 nhóm tuổi (đối với cả con thứ nhất và 
con thứ hai), có thể thấy PH vẫn chưa đánh giá 
được mức độ nguy hiểm nếu thả lỏng con cái 
truy cập nội dung tùy ý muốn.
Đáng quan tâm hơn cả là tỉ lệ các cha mẹ 
không có quy định gì khi con SDTBCN cũng 
chiếm một tỉ lệ lớn so với việc có quy định thời 
gian hoặc nội dung hay không. Đặc biệt là khi 
trẻ học cấp 2, PH có xu hướng thả lỏng cho trẻ 
tự do SDTBCN nhiều hơn. Đối với con thứ nhất, 
ở ba nhóm tuổi: dưới 5 tuổi, trẻ học cấp 1 và trẻ 
học từ cấp 2 trở lên, tỉ lệ này lần lượt là 26,5%, 
30,9%, 37,3%. Đối với con thứ hai, tỉ lệ này là 
29,4%, 20% và 46,4%.
Việc quy định thời gian, nội dung SDTBCN 
có sự khác biệt dựa trên nhóm tuổi, giới tính và 
trình độ học vấn của bố mẹ. Bố mẹ càng trẻ thì 
càng có xu hướng quy định chặt chẽ cả về thời 
gian lẫn nội dung SDTBCN của con cái, cụ thể 
là đối với nhóm PH dưới 30 tuổi, tỉ lệ này chiếm 
gần 65%, trong khi đó, đối với nhóm trên 41 
tuổi thì chỉ có 39%. Đặc biệt, nhóm PH 41 tuổi 
cũng là nhóm không có quy định gì với con 
cái về nội dung SDTBCN. Điều này có thể được 
giải thích bởi bố mẹ càng lớn tuổi thì càng bận 
rộn với công việc cá nhân và bị yếu tố xung 
quanh chi phối nhiều hơn, trong khi các bố 
mẹ trẻ tuổi thì mức độ tập trung cho con cái 
sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, bố mẹ lớn tuổi cũng là 
nhóm bố mẹ có con cái đã trưởng thành hơn, 
do đó không kèm cặp theo sát như ở độ tuổi 
nhỏ nữa.
Khi phân tích yếu tố kiểm soát cùng với 
giới tính của NTL thì thấy tỉ lệ nam giới để con 
tự do SDTBCN cao hơn nữ giới (34,3% so với 
27,6%), và tỉ lệ nữ giới quy định cả thời gian và 
nội dung SDTBCN cao hơn hẳn so với nam giới 
(58,2% so với 38,2%)
Bố mẹ càng có học vấn cao thì càng 
quy định chặt chẽ về thời gian lẫn nội dung 
SDTBCN đối với con. Bố mẹ làm trong cơ quan 
nhà nước, công ty tư nhân thì có tỉ lệ quy định 
thời gian lẫn nội dung SDTBCN đối với con cao 
hơn nhóm bố mẹ làm ngành nghề buôn bán, 
nội trợ. Điều đặc biệt là 50% trong nhóm nội 
trợ không đi làm có quy định cả thời gian lẫn 
nội dung, 50% còn lại là không có quy định 
gì. Nhưng trong bối cảnh đa phần PH đều có 
những kiểm soát nhất định về thời gian, nội 
dung đối với con cái thì vẫn có gần 70% trẻ có 
vi phạm những quy định bố mẹ đề ra. Để xử 
lý tình trạng này, 63% PH sử dụng hình thức 
nhắc nhở con, 18,5% phạt một thời gian. Chỉ 
có 13,4% có những xử lý nặng hơn là quát 
Số 22 - Tháng 12 - 2017108
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
mắng, phạt đòn. Và với các biện pháp có phần 
cực đoan như cấm không cho sử dụng và hủy 
các dịch vụ kết nối Internet thì chỉ có 6.1% các 
bậc PH áp dụng.
Và quan trọng nhất vẫn là liệu việc SDTBCN 
có làm ảnh hưởng đến thời gian cha mẹ vui 
chơi và hướng dẫn con cái học hành hay 
không. Dựa trên số liệu điều tra thu thập được, 
nhóm nghiên cứu nhóm 2 nhận định “Cha mẹ 
sử dụng công nghệ nhiều nên ít dành thời 
gian chơi với con” và “Sử dụng các TBCN khiến 
cha mẹ ít dành thời gian hướng dẫn con cái 
học hành” trong thang đo 5 thành một nhận 
định chung: “Sử dụng TBCN khiến cha mẹ ít 
dành thời gian cho con cái”. Theo đó, có tới 
63,4% các bậc PH không đồng ý với quan điểm 
này. Tuy nhiên, do hạn chế của Đề tài, việc con 
cái có tái lặp lại những vi phạm như trên hay 
không, liệu có bao giờ con cái có phản ứng 
lại với cách giải quyết của cha mẹ hay không 
vẫn còn là những câu hỏi bỏ ngỏ. Nhưng với 
những thông tin nhận được trong quá trình 
khảo sát, có thể thấy, việc các TBCN đang du 
nhập ngày càng mạnh mẽ vào đời sống của 
trẻ đã làm các bậc cha mẹ lo lắng và có những 
biện pháp quy định cũng như phạt cảnh cáo 
nếu có vi phạm. 
Vấn đề thứ hai 
đặt ra khi TBCN đang 
dần thâm nhập vào 
đời sống gia đình đó 
là liệu việc sử dụng 
TBCN có làm mối 
quan hệ CM-CC trở 
nên lỏng lẻo đi hay 
không. Cuộc khảo 
sát có đưa ra 12 nhận 
định về những tác 
động tiêu cực cũng 
như tích cực về việc 
sử dụng các TBCN. 
Dựa trên phương 
pháp nhân tố, sau 
khi xoay hai bảng 
nhân tố lần kết quả 
cho thấy:
0.5<KMO<1
Kiểm định Barlette có Sig <0.05
Phương sai trích >50%
Eigenvalue>1
Trong bảng nhận định ban đầu có 12 nhận 
định và đều được đưa vào phân tích nhân tố. 
Phương pháp được sử dụng là trích Principle 
Component, ghép xoay Varimax, kiểm định 
KMO và Barlette.
Kết quả xoay nhân tố lần 1:
Hệ số KMO= 0.644 0.5
Giá trị Sig trong kiểm định Barlette = 0 <0.05
Phương sai trích = 66.558% >50%
Eigenvalue =2.121 >1
Kết quả trên cho thấy, phân tích nhân tố 
cho ra 4 nhân tố. Trong đó, biến “TBCN giúp 
cha mẹ dễ dàng kiểm soát con cái” không có 
giá trị, nhóm 3 và 4 chỉ chứa 2 biến, không đủ 
Biểu đồ 2 : Các hình thức xử lý vi phạm liên quan đến SDTBCN của bố mẹ đối 
với con cái
109Số 22 - Tháng - 12 - 2017
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
điều kiện. Do đó, nhóm nghiên cứu thực hiện 
thêm bước xoay lần 2. 
Kết quả xoay nhân tố lần 2:
Hệ số KMO= 0.664 0.5
Giá trị Sig trong kiểm định Barlette = 0 <0.05
Phương sai trích = 61.167% >50%
Eigenvalue =4.299 >1
Như vậy, so với 12 nhận định ban đầu, quá 
trình phân tích nhân tố rút ra được 2 nhân tố:
X1 “ MÂU THUẪN THẾ HỆ”= lạm dụng TBCN 
khiển nảy sinh khác biệt thế hệ, nảy sinh nhiều 
mâu thuẫn, khiến con cái ít chia sẻ và khó kiểm 
soát quan hệ.
X2 “GIẢM THIỂU THỜI GIAN TƯƠNG TÁC 
GIỮA CHA MẸ, CON CÁI” = lạm dụng thiết bị 
khiến cha mẹ ít có thời gian hướng dẫn con 
học hành và vui chơi cùng con, khiến cha mẹ 
lạm dụng TBCN trong chăm sóc con cái.
Những tác động của công nghệ đến mối 
quan hệ CM - CC là một chủ đề cần nhận được 
nhiều sự quan tâm từ nghiên cứu. Dựa trên kết 
quả cuộc khảo sát, có thể thấy hiện nay sự xuất 
hiện của các TBCN trong đời sống gia đình, 
trong mối quan hệ CM-CC là phổ biến. Điểm 
tích cực của việc sử dụng các TBCN đó chính 
là tăng cường, thắt chặt mối liên hệ giữa CM - 
CC, giữa cha mẹ - nhà trường - bạn bè của con, 
qua đó cũng chính là để bổ trợ cho việc nuôi 
dạy, định hướng con cái. Ngoài ra, TBCN còn là 
trợ thủ đắc lực cho các bậc PH tìm kiếm thông 
tin, chương trình học tập cho con; là công cụ 
kiểm soát các hoạt động của con và cũng là 
phương tiện giải trí hữu hiệu được ưa chuộng. 
Tuy nhiên, không thể phủ nhận những ảnh 
hưởng tiêu cực của các TBCN đến quan hệ CM-
CC. Trước hết, việc con cái sử dụng các TBCN 
vượt quá quy định cho phép của bố mẹ sẽ dẫn 
tới sự lo lắng cũng như những hình phạt mà 
bố mẹ có thể áp dụng để giải quyết tình hình. 
Ngoài ra, giữa thời đại công nghệ như hiện 
nay, những mối lo như cha mẹ lạm dụng TBCN 
và không dành thời gian cho con cái không 
chỉ xuất hiện ở xã hội Châu Âu, mà ngay cả ở 
Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội, tại những địa bàn 
nghiên cứu thì các PH cũng đều có những mối 
lo ngại nhất định về việc lạm dụng TBCN dẫn 
tới mối quan hệ CM-CC bị lỏng lẻo và xa rời.
N.T.H.H
(Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới)
Tài liệu tham khảo
1. Đào Xuân Dũng (2010), Báo cáo chuyên đề 
Dậy thì, SKSS, SKTD của thanh thiếu niên Việt Nam, 
Tổng cục DS KHHGĐ, Quỹ Dân số Liên Hợp quốc, 
Ngân hàng Phát triển Châu Á xuất bản.
2. Trần Thị Mai Hương, Nguyễn Đình Anh 
(2010), Báo cáo chuyên đề Thanh thiếu niên Việt 
Nam với việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện 
truyền thông đại chúng, Tổng cục DS KHHGĐ, Quỹ 
Dân số Liên Hợp quốc, Ngân hàng Phát triển 
Châu Á xuất bản.
3. Nguyễn Hữu Minh (2014), Đời sống văn hóa 
của cư dân Hà Nội, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
4. Phí Hải Nam (2015), Đặc điểm sử dụng thiết 
bị công nghệ trong gia đình Hà Nội và những yếu 
tố ảnh hưởng, Đề tài cơ sở năm 2015, Viện Nghiên 
cứu Gia đình và Giới. 
Ngày nhận bài: 6 - 11 - 2017
Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 12 - 2017
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 12 - 2017

File đính kèm:

  • pdfmot_so_tac_dong_cua_viec_su_dung_thiet_bi_cong_nghe_den_moi.pdf