Lịch sử Tây Hạ và tiểu thuyết Đôn hoàng của Inoue Yasushi

Thời kì nhà Tống, ở vùng Tây Bắc Trung Quốc có một vương triều đặc biệt, tự xưng

là nước Đại Hạ, dân tộc chủ yếu là Đảng Hạng; thời Bắc Tống từng đối phó với Bắc Tống

và Liêu, thời Nam Tống cùng xưng hùng với Nam Tống và Kim. Đại Hạ có tổng cộng

mười đời vua, tồn tại 190 năm (10381227), cuối cùng bị diệt vong dưới tay Mông Cổ.

Văn tự của họ trở thành tử ngữ, sách vở điển tịch bị mai một, lịch sử văn hóa Tây Hạ cũng

mơ hồ không rõ, dân tộc Tây Hạ đã hòa chung vào dòng chảy lớn của Trung Hoa. Người

sau gọi đó là vương triều thần bí. Vì vương triều này không lưu lại sử liệu, nên để nghiên

cứu lịch sử của họ, phải hoàn toàn dựa vào các ghi chép của Trung Hoa cổ đại, người

Trung Hoa gọi nước Hạ nằm phía Tây này là Tây Hạ. Gần tám thế kỉ sau khi vương triều

Tây Hạ diệt vong, nhà văn Nhật Bản Inoue Yasushi1 đã tái hiện lại lịch sử Tây Hạ, đặc biệt

là sức hút của chữ viết Tây Hạ, qua tác phẩm Đôn Hoàng (1959). Có thể nói, sự ra đời của

cuốn tiểu thuyết lịch sử Đôn Hoàng đã gây kinh ngạc không chỉ trên văn đàn Nhật Bản, mà

còn cả trên văn đàn Trung Quốc. Trung Quốc, một quốc gia giàu truyền thống sử học, say

mê nghiên cứu đến ngọn nguồn của mọi vấn đề, bàng hoàng khi nhận ra một lỗ hổng lớn

trong lịch sử nghiên cứu nước nhà: tại thời điểm ấy, Tây Hạ đã trở thành Ninh Hạ, cùng

một phần Tân Cương, một phần Thanh Hải, một phần Nội Mông Cổ, đều thuộc lãnh thổ

Trung Quốc, nhưng không ai biết gì về Tây Hạ; không một ấn phẩm nào, không một

nghiên cứu nào từng được thực hiện về Tây Hạ.

pdf 14 trang kimcuc 6840
Bạn đang xem tài liệu "Lịch sử Tây Hạ và tiểu thuyết Đôn hoàng của Inoue Yasushi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lịch sử Tây Hạ và tiểu thuyết Đôn hoàng của Inoue Yasushi

Lịch sử Tây Hạ và tiểu thuyết Đôn hoàng của Inoue Yasushi
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
Tập 16, Số 5 (2019): 5-18 
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
Vol. 16, No. 5 (2019): 5-18
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
5 
LỊCH SỬ TÂY HẠ VÀ TIỂU THUYẾT ĐÔN HOÀNG CỦA INOUE YASUSHI 
Phan Thu Vân 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
* Tác giả liên hệ: Phan Thu Vân – Email: vanpth@hcmue.edu.vn 
Ngày nhận bài: 21-3-2019; ngày nhận bài sửa: 29-3-2019; ngày duyệt đăng: 20-4-2019 
TÓM TẮT 
 Bài viết giới thiệu lịch sử Tây Hạ và tìm hiểu nguyên nhân tiểu thuyết lịch sử Đôn Hoàng 
(Tonko – 1959) của Inoue Yasushi được xây dựng trên bối cảnh của một quốc gia từng bị lãng quên 
trong lịch sử. 
Từ khóa: Inoue Yasushi, Đôn Hoàng, tiểu thuyết lịch sử, lịch sử Tây Hạ. 
1. Mở đầu 
Thời kì nhà Tống, ở vùng Tây Bắc Trung Quốc có một vương triều đặc biệt, tự xưng 
là nước Đại Hạ, dân tộc chủ yếu là Đảng Hạng; thời Bắc Tống từng đối phó với Bắc Tống 
và Liêu, thời Nam Tống cùng xưng hùng với Nam Tống và Kim. Đại Hạ có tổng cộng 
mười đời vua, tồn tại 190 năm (1038~1227), cuối cùng bị diệt vong dưới tay Mông Cổ. 
Văn tự của họ trở thành tử ngữ, sách vở điển tịch bị mai một, lịch sử văn hóa Tây Hạ cũng 
mơ hồ không rõ, dân tộc Tây Hạ đã hòa chung vào dòng chảy lớn của Trung Hoa. Người 
sau gọi đó là vương triều thần bí. Vì vương triều này không lưu lại sử liệu, nên để nghiên 
cứu lịch sử của họ, phải hoàn toàn dựa vào các ghi chép của Trung Hoa cổ đại, người 
Trung Hoa gọi nước Hạ nằm phía Tây này là Tây Hạ. Gần tám thế kỉ sau khi vương triều 
Tây Hạ diệt vong, nhà văn Nhật Bản Inoue Yasushi1 đã tái hiện lại lịch sử Tây Hạ, đặc biệt 
là sức hút của chữ viết Tây Hạ, qua tác phẩm Đôn Hoàng (1959). Có thể nói, sự ra đời của 
cuốn tiểu thuyết lịch sử Đôn Hoàng đã gây kinh ngạc không chỉ trên văn đàn Nhật Bản, mà 
còn cả trên văn đàn Trung Quốc. Trung Quốc, một quốc gia giàu truyền thống sử học, say 
mê nghiên cứu đến ngọn nguồn của mọi vấn đề, bàng hoàng khi nhận ra một lỗ hổng lớn 
trong lịch sử nghiên cứu nước nhà: tại thời điểm ấy, Tây Hạ đã trở thành Ninh Hạ, cùng 
một phần Tân Cương, một phần Thanh Hải, một phần Nội Mông Cổ, đều thuộc lãnh thổ 
Trung Quốc, nhưng không ai biết gì về Tây Hạ; không một ấn phẩm nào, không một 
nghiên cứu nào từng được thực hiện về Tây Hạ. 
1 Những thông tin về cuộc đời sự nghiệp tác giả Inoue Yasushi đã được chúng tôi giới thiệu trong hai bài viết Lang tai kí 
của Inoue Yasushi: Giấc mộng Tây vực từ văn học đến điện ảnh, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9 (535) tháng 9/2016, 
tr.115-127; Lịch sử và con người trong một số tác phẩm đề tài lịch sử Trung Hoa – Tây vực của Inoue Yasushi. Tạp chí 
Khoa học, số 14(4b), tr.105-115. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 5-18 
6 
Lịch sử Tây Hạ có gì đặc biệt, và vì sao Inoue Yasushi chọn vén bức màn lịch sử để 
viết cuốn tiểu thuyết lịch sử để đời của ông? Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng trả lời 
câu hỏi đó. 
2. Tác phẩm Đôn Hoàng 
 Ban đầu, Đôn Hoàng (《敦煌》 Tonko) được đăng thành nhiều kì trên tạp chí Quần 
tượng 《群像》 từ tháng 1 đến tháng 5 năm Chiêu Hòa thứ 34 (1959), bộ tiểu thuyết với 
câu chuyện kì lạ xảy ra trên con đường tơ lụa phía Tây đất nước Trung Hoa xa xôi đã 
nhanh chóng trở nên nổi như cồn tại Nhật Bản. 
 Đôn Hoàng nằm phía Tây tỉnh Cam Túc, giống như Lâu Lan thời cổ đại, là một đô 
thị cổ đầy ma lực như một câu đố không lời giải. Đôn Hoàng là nơi bắt đầu của con đường 
tơ lụa thời cổ đại, là trung tâm giao lưu văn hóa giữa Trung nguyên và Tây vực, đồng thời 
cũng là địa điểm đóng quân, nút thắt kinh tế và giao thông trọng yếu. Lịch sử quần thể 
hang Mạc Cao Đôn Hoàng vốn là một bộ tiểu thuyết kì bí được viết bởi thời gian. Đến lượt 
Inoue Yasushi, ông thông qua ba nhân vật hư cấu: “thần bảo hộ văn hóa” Triệu Hành Đức, 
“tướng quân anh dũng” Chu Vương Lễ và “nô lệ của tài sản” Úy Trì Quang, xen kẽ giữa 
nhiều nhân vật lịch sử có thật, để cố gắng thử giải thích lí do tồn tại của hàng trăm hang 
động Mạc Cao, với vô số bích họa và điêu khắc Phật giáo, hàng loạt các loại cổ vật cũng 
như bạt ngàn kinh văn chất chứa bên trong. 
 Tiểu thuyết bắt đầu bằng việc Triệu Hành Đức từ nông thôn Hồ Nam đi đến thủ đô 
Khai Phong của nhà Tống, không ngờ trước kì thi điện ở Khai Phong, vì ngủ quên mà lỡ 
mất giờ thi. Sau đó, tình cờ, chàng cứu một cô gái Tây Hạ suýt bị sát hại. Tiếp xúc với 
tiếng Tây Hạ, Triệu Hành Đức bắt đầu bị cuốn hút bởi ngôn ngữ này, chàng quyết tâm đến 
Tây Hạ. Trên đường đi, chàng tham gia một đội quân người Hán do Chu Vương Lễ dẫn 
đầu, được Chu Vương Lễ trọng dụng. Trên chiến trường, chàng lại cứu được con gái 
vương tôn của tộc Hồi Hột, hai bên nảy sinh tình cảm. Triệu Hành Đức vì muốn tới đô 
thành Hưng Khánh của Tây Hạ để học chữ, bèn nhờ Chu Vương Lễ chăm sóc người yêu, 
không ngờ Lý Nguyên Hạo của Tây Hạ lại cướp nàng làm thiếp. Về sau, quận chúa Hồi 
Hột nhảy xuống tường thành tự sát. Triệu Hành Đức biết tin dữ, vô cùng đau đớn. Từ đó 
trở đi, chàng chuyên tâm nghiên cứu kinh Phật. Trong chiến tranh, Triệu Hành Đức kết 
giao với Úy Trì Quang, một thương nhân lưu manh chỉ biết tư lợi. Gia tộc của Úy Trì 
Quang vốn từng góp phần vào việc tạc các Phật động Mạc Cao, nên Úy Trì Quang rất 
thông thạo các hang động này, muốn đem tài sản của mình giấu vào đó để tránh chiến loạn. 
Triệu Hành Đức lợi dụng cơ hội, lừa được gã gian thương, đưa rất nhiều kinh Phật đến cất 
giấu ở các hang động núi Minh Sa. Cuối cùng, Chu Vương Lễ, Úy Trì Quang đều chết, 
kinh Phật bị vùi lấp trong động không ai hay biết, mãi đến cuối đời Thanh mới được 
Vương đạo sĩ phát hiện. Từ đó, di sản Đôn Hoàng bắt đầu bước ra thế giới. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phan Thu Vân 
7 
 Sau khi tác phẩm được in trọn vẹn và trở thành một trong những best seller tại thời 
điểm đó, số du khách Nhật Bản đến Trung Quốc du lịch tăng vọt. Đôn Hoàng và Lâu Lan 
đã cùng đoạt giải thưởng nghệ thuật của Mainichi năm 1960. 
3. Lịch sử Tây Hạ – những trang sử bị lãng quên 
Tây Hạ được thành lập bởi một tộc người chính, lịch sử gọi là người Đảng Hạng 
(黨項 Dangxiang). Người Đảng Hạng thuộc dân tộc Khương2. Trong Tam quốc diễn nghĩa, 
các anh hùng thuộc tộc Khương đều vô cùng vũ dũng, chẳng hạn như Mã Siêu, Lữ Bố, 
Khương Duy 
Không ai biết dân tộc này ra đời từ bao giờ. Lịch sử chỉ bắt đầu có những ghi chép từ 
thế kỉ thứ nhất và thứ hai sau công nguyên, khi tộc người Tiển Ti (鮮卑 Xianbei) từ vùng 
Đại Hưng An Lĩnh xa xôi chuyển đến nơi sinh sống của tộc Đảng Hạng ở ven hồ Thanh 
Hải, dần trở nên hùng mạnh, thành lập đế quốc Thổ Dục Hồn, không ngừng xung đột với 
Đảng Hạng. Người Đảng Hạng phải đối mặt với quyết định khó khăn: hoặc quy phục nước 
lớn, hoặc rời bỏ mảnh đất họ đã cắm rễ hàng trăm năm để đi tìm sự sống mới. Đây là bước 
ngoặt đầu tiên trong lịch sử dân tộc này. Một bộ phận người Đảng Hạng chọn cách ở lại 
nương nhờ Thổ Dục Hồn, họ đã nhanh chóng bị hòa tan vào dân tộc lớn hơn, không còn 
tìm thấy dấu vết. Những người khác quyết định di cư về phía Đông Nam. 
Sau Tiển Ti, dân tộc Thổ Phồn (土蕃 Tubo) nổi lên như một thế lực mới ở cao 
nguyên Thanh Tạng. Trong khoảng thời gian ít nhất một thế kỉ, dân tộc Đảng Hạng nhỏ 
bé bị kẹp giữa hai thế lực Thổ Dục Hồn và Thổ Phồn, nhưng ngang ngạnh chống giữ 
đến cùng. 
Năm 618, Trung Quốc một lần nữa thống nhất sau bốn trăm năm chia cắt và chiến 
loạn. Đế quốc Đại Đường hiện ra lớn mạnh huy hoàng chưa từng có trong lịch sử. Đó cũng 
là thời điểm mà Thổ Phồn hùng mạnh nhất, không ngừng bành trướng về phía Đông. Đảng 
Hạng tiếp tục bị kẹp giữa Thổ Phồn và Đại Đường. 
Năm 626, hoàng đế thứ hai của Đại Đường là Lý Thế Dân chiêu cáo thiên hạ: “Tự cổ 
giai quý Trung Hoa, tiện di địch, trẫm độc ái chi như nhất. 
(“自古皆貴中華賤夷狄,朕獨愛之如一”), nghĩa là: “Xưa nay, (các đời vua trước) đều 
trọng Trung Hoa mà khinh thường các dân tộc nhỏ xung quanh, riêng trẫm yêu quý tất cả 
như nhau”. Lý Thế Dân là vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có khả năng đặt người 
Hán ở vị trí bình đẳng với các dân tộc khác. Các dân tộc thiểu số xung quanh lần lượt quy 
phục nhà Đường. 
2 Khương (羌) tên gọi chung của trên 100 bộ lạc khác nhau sống ở phía Bắc Trung Nguyên thời cổ đại, giữa họ có một 
liên kết lỏng lẻo, không quy phục lẫn nhau hay một thế lực nào. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 5-18 
8 
Năm 638, thủ lĩnh Thác Bạt Xích Từ (拓拔赤辭 Tuoba Chici) của bộ lạc Thác Bạt3 
đại diện xin quy phục. Lý Thế Dân sắc phong Thác Bạt Xích Từ làm Đô Đốc4, đồng thời 
ban cho họ Lý. 
Năm 663, Thổ Phồn diệt vương triều Thổ Dục Hồn, mục tiêu tiếp theo chính là Đảng 
Hạng. Người Đảng Hạng lại đứng trước sự lựa chọn: ở lại để bị Thổ Phồn chinh phục, 
nhập vào thành một nhánh thiểu số của Thổ Phồn, hoặc dời đến vị trí gần Đại Đường hơn 
để được bảo vệ. Họ chọn Đại Đường. Đế quốc Đại Đường phân cho dân tộc Đảng Hạng 
một vùng đất mới Khánh Châu5, cách kinh đô Trường An không xa. Người Đảng Hạng 
tiếp tục văn hóa du mục, nhưng đồng thời cũng học nghề nông, bắt đầu trồng trọt canh tác. 
Trong hai trăm năm tiếp theo, họ không ngừng học tập văn minh Đại Đường, trở nên ngày 
càng lớn mạnh. 
Cuối thế kỉ thứ IX, nhà Đường bắt đầu suy thoái. Đầu năm 881, khởi nghĩa Hoàng 
Sào đánh vào thành Trường An, hoàng đế Đại Đường bỏ chạy. Thủ lĩnh Đảng Hạng bấy 
giờ là Thác Bạt Tư Cung (拓跋思恭 Tuoba Sigong) đã mang quân đội của mình đến quyết 
chiến, giúp Đại Đường thu lại Trường An. Để trả ơn, Đường Hi Tông phong Thác Bạt Tư 
Cung làm Tiết Độ Sứ cai quản bốn châu6 ở biên cương phía Bắc của đế quốc, phong cho 
quân đội của họ làm Định Nan quân. Sau Lý Thế Dân, Đường Hi Tông là vị vua tiếp theo 
đã ban họ Lý cho quý tộc Đảng Hạng. Từ đó trở đi, họ Thác Bạt của người Đảng Hạng đều 
chuyển thành họ Lý. 
Năm 960, đế quốc nhà Tống được dựng nên. Bấy giờ, người Khiết Đan phương Bắc 
đã lập nên đế quốc Liêu hùng mạnh. Người Đảng Hạng chiếm giữ một diện tích lãnh thổ 
lớn ở Tây Bắc, nhưng lại một lần nữa nằm kẹp giữa hai nước lớn. 
Năm 981, việc quý tộc Đảng Hạng vì tranh quyền đoạt lợi mà tố cáo lẫn nhau đã 
giúp Tống Thái Tông có lí do ban chiếu thư lệnh cho người Đảng Hạng rời khỏi Hạ Châu, 
đưa toàn bộ dân tộc mình về Biện Lương, trả quyền quản lí Hạ Châu về lại cho triều đình. 
Thế nhưng, một quý tộc Tây Hạ là Lý Kế Thiên (李繼遷 Li Jiquan), em họ đại thủ lĩnh 
Thác Bạt, từ chối rời đi. Ông đưa gia quyến trốn trong sa mạc Mu Us phía bắc Hạ Châu, 
tập hợp lực lượng, nhiều năm liền đấu tranh với Đại Tống trên các mặt trận kinh tế, quân 
sự, ngoại giao... để đòi lại quyền sở hữu Hạ Châu – mảnh đất đã được đánh đổi bằng máu 
3 Ý nghĩa của Thác Bạt (拓跋 Tuoba, Tabghach) là “vùng đất cao”. Người bộ lạc này sinh trưởng trên vùng cao của cao 
nguyên, dần trở thành hạt nhân, rường cột của toàn bộ tộc người Đảng Hạng. 
4 Chức Đô Đốc trong thời đại nhà Đường là chức quan quân chính cao nhất, cao hơn nhiều so với chức Tri Châu, nhưng 
đối với người thuộc dân tộc thiểu số, thì chức này chỉ có giá trị trong phạm vi dân tộc đó. 
5 Khánh Châu 慶州 ngày nay là Khánh Dương 慶陽 của tỉnh Cam Túc. 
6 Bao gồm Hạ Châu, Ngân Châu, Hoãn Châu, Hựu Châu (夏州,银州,緩州,宥州). Có thuyết nói rằng người Đảng 
Hạng được phân cả năm châu, gồm bốn châu này và Tĩnh Châu 靜州. Thác Bạt Tư Cung đã mở rộng không gian phát 
triển cho người Đảng Hạng từ một góc Đông Nam của cao nguyên Hoàng Thổ dần dần vươn sang phía Bắc. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phan Thu Vân 
9 
của cha ông thuở xưa. Từ năm 998, Lý Kế Thiên tấn công Linh Châu7. Năm 1002, chiếm 
được Linh Châu, ông đổi tên nơi này thành Tây Bình Phủ, thiết lập cơ cấu hành chính 
phỏng theo cách thức của nhà Đường. Tiếp đến, ông tấn công Lương Châu8, nuôi tham 
vọng nắm quyền kiểm soát hành lang Hà Tây. Đáng tiếc rằng mộng lớn chưa thực hiện, Lý 
Kế Thiên đã bị phục kích trọng thương, qua đời tại Lương Châu khi mới 41 tuổi. 
Vận mệnh dân tộc Tây Hạ giao phó vào tay con trai của Lý Kế Thiên là Lý Đức 
Minh (李德明 Li Deming). Không giống Lý Kế Thiên ngang ngạnh đầu đội trời chân đạp 
đất, Lý Đức Minh cả đời ẩn nhẫn giấu mình, thần phục cả Tống lẫn Liêu. Ông chủ trương 
phát triển kinh tế, mở rộng thương mại với các dân tộc láng giềng, làm cho dân giàu nước 
mạnh. Lý Đức Minh chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Hán. Thời kì này, từ đô thành đến quan 
chế, từ phục sức đến khí chất, người Đảng Hạng đều cố gắng học tập theo mô hình nhà 
Tống. 
Sau 24 năm kiên nhẫn dưỡng sức chờ thời, Lý Đức Minh đã đứng lên thực hiện 
những gì cha ông còn bỏ dở. Năm 1028, Lý Đức Minh lệnh cho con trai mình là Lý 
Nguyên Hạo (李元昊Li Yuanhao) tiến đánh Cam Châu9, một địa điểm trọng yếu trên con 
đường tơ lụa. Nguyên Hạo chiến thắng ngay lần đầu ra quân, Lý Đức Minh tuyên bố 
Nguyên Hạo sẽ là người kế vị. Tiếp đó, Nguyên Hạo quay lại tấn công Lương Châu, đánh 
bại Thổ Phồn giành lấy ngôi thành này. Đất của người Đảng Hạng được mở rộng từ cao 
nguyên Hoàng Thổ sang đến hành lang Hà Tây. 
Năm 1032, Tống và Liêu gần như cùng lúc sắc phong Lý Đức Minh làm Hạ Quốc 
Vương. Cũng trong năm này, Lý Đức Minh bị bệnh từ trần, Nguyên Hạo kế vị làm vua 
nước Hạ. Nguyên Hạo vừa lên ngôi đã lập tức ra ba mệnh lệnh làm rung chuyển quốc gia: 
1) Trong vòng ba ngày, tất cả nam giới thành niên của Đảng Hạng đều phải cạo đầu; 2) 
Hoàng tộc Thác Bạt từ bỏ họ Lý do nhà Đường ban và họ Triệu do nhà Tống ban, đổi 
thành họ Ngôi Danh (嵬名 Weiming); 3) Thiết kế lại trang phục của bá quan văn võ. 
7 Linh Châu 靈州 nay là thành phố Linh Vũ 靈武 thuộc khu tự trị Hồi tộc Ninh Hạ 寧夏. Từ khi việc thông thương bắt 
đầu trên con đường tơ lụa, Linh Châu luôn là điểm giao thông quan trọng kết nối giữa Trung Nguyên và khu vực phía 
Tây Bắc. Thời Đường, Linh Châu được xưng tụng là “Giang Nam ở biên thùy”, đất đai màu mỡ, nông nghiệp phát triển, 
vừa là điểm quân sự trọng yếu, vừa là nơi phát triển về văn hóa. Thời kì loạn An Lộc Sơn, Đường Túc Tông Lý Hanh đã 
đăng cơ tại Linh Châu, bắt đầu công cuộc phục hưng Đại Đường. Thời Tống, Linh Châu là cứ điểm chiến lược. 
8 Lương Châu 涼州 nay là thành phố Vũ Uy 武威 thuộc tỉnh Cam Túc 甘肅, một địa điểm nổi danh trên con đường tơ 
lụa. 
9 Cam Châu甘州, nay là một huyện thuộc thành phố Trương Dịch張掖, tỉnh Cam Túc甘肅, Trung Quốc. Vốn tên là Tây 
Lương Châu西涼州, đến năm thứ ba Phế Đế đời Tây Ngụy (554) đổi thành Cam Châu, đời Tùy đổi thành huyện Trương 
Dịch. Đến đời Đường, nơi này rơi vào tay Thổ Phồn, rồi bị Hồi Hột chiếm lại. Đời Tống, Tây Hạ chiếm lĩnh và đổi tên 
thành Tuyên Hóa Phủ宣化府. Sau khi đế quốc Mông Cổ diệt Tây Hạ, lại đổi lại thành Cam Châu. Đến năm 1985, đổi lại 
thành thành phố Trương Dịch. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 5-18 
10 
Ba mệnh lệnh của ông đều nhắm vào một mục tiêu: thay đổi hình tượng văn hóa Hán 
nơi người Đảng Hạng, thiết lập một hình tượng mới mang tính dân tộc. Đối với Nguyên 
Hạo, người Đảng Hạng vừa phải học tập văn hóa Hán, vừa phải bảo vệ và phát huy truyền 
thống văn hóa dân tộc. Hạ Cảnh Tông Lý Nguyên Hạo tự đổi tên thành Ngôi Danh Nãng 
Tiêu (嵬名曩霄 Weiming Nǎngxiāo) lấy hiệu là Ngột Thốt10. 
Từ năm 1032 đến 1036, Nguyên Hạo tập trung vào ba việc: 1) Thúc đẩy sáng tạo, 
truyền bá và phổ cập chữ Tây Hạ; 2) Mở rộng và xây dựng lại Hưng Ch ...  và Kyoto của Nhật Bản cũng vậy. 
3. Chữ Tây Hạ được hình thành dựa trên chữ Hán, giống như chữ Nhật Bản được 
tạo nên trên nền tảng các nét chữ Hán. 
4. Người Tây Hạ học hỏi văn hóa bằng cách dịch thuật và thực hành. Tinh thần 
học hỏi và thực dụng này rất giống với tinh thần học hỏi và thực dụng của người Nhật Bản. 
5. Người Tây Hạ yêu tự do, yêu thiên nhiên, dũng cảm quật cường, không chịu lùi 
bước, khi cần thiết sẵn sàng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng... Những phẩm chất này rất gần 
gũi với tâm hồn Nhật Bản. Mỗi người Tây Hạ, dù nam hay nữ, đều là một chiến binh. Tinh 
thần chiến binh này cũng rất được ngưỡng mộ ở Nhật Bản. 
6. Tây Hạ là một dân tộc du mục mà lại tôn thờ Khổng tử, một dân tộc lớn lên trên 
lưng ngựa nhưng lại nương tựa văn hóa Nho gia, một dân tộc thiện chiến và luôn sẵn sàng 
quyết tử song lại sùng thượng Phật giáo. Đây là một dân tộc đầy mâu thuẫn, thậm chí đôi 
chỗ cực đoan; nhưng chính sự mâu thuẫn và cực đoan này lại rất gần gũi với một mặt tính 
cách nào đó của người Nhật Bản. 
7. Người Tây Hạ học hỏi Nho giáo và Phật giáo từ Trung Quốc, áp dụng triết lý 
Nho giáo trong việc xây dựng bộ máy hành chính và giữ kỉ cương triều đình, đồng thời 
sùng bái đạo Phật trong đời sống văn hóa. Những điểm này có phần tương đồng với Nhật 
Bản. 
8. Giai đoạn lịch sử Tây Hạ mà Inoue Yasushi lựa chọn để tập trung xây dựng tiểu 
thuyết của mình là giai đoạn cuối thời Lý Đức Minh, đầu thời Lý Nguyên Hạo. Đây là giai 
đoạn dựng nước, thể hiện rõ khí phách dân tộc, cũng như khát vọng xây dựng bản sắc riêng 
cho dân tộc Tây Hạ, qua đó cũng ẩn chứa khát vọng và những suy nghĩ của Inoue Yasushi 
về nước Nhật trong giai đoạn tái xây dựng đất nước sau chiến tranh. 
Qua tác phẩm Đôn Hoàng, có thể thấy vấn đề khơi gợi mối quan tâm hàng đầu đối 
với Tây Hạ của Inoue Yasushi chính là văn tự. Văn tự là tiêu chí quan trọng để đo sự phát 
triển của văn minh, đồng thời cũng thể hiện sự tôn nghiêm của một nền văn hóa. 
Một chính quyền muốn được công nhận, được coi trọng, nhất định phải có chữ viết 
riêng của mình. Năm 1036, Dã Lợi Nhân Vinh16 nhận chỉ thị của Lý Nguyên Hạo, sáng tạo 
văn tự Tây Hạ. Nhìn ra các nước xung quanh, không chỉ Tống và Liêu có chữ viết riêng, 
mà đến Thổ Phồn, Hồi Hột là các chính quyền dân tộc thiểu số cũng có chữ viết, nên 
Nguyên Hạo ý thức sâu sắc rằng muốn tạo nên một triều đại, xây dựng một quốc gia, muốn 
làm hoàng đế của quốc gia đó, trước tiên phải tạo lập được một nền tảng vững chắc về văn 
16 Dã Lợi Nhân Vinh 野利仁荣 (? - 1942):trọng thần khai quốc của nhà Hạ, tương truyền là người đã tạo ra chữ Tây 
Hạ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 5-18 
14 
hóa, mà nền tảng này không thể chỉ dựa trên sự vay mượn từ văn hóa Hán. Ông cùng Dã 
Lợi Nhân Vinh đã dùng bốn năm, từ 1032 đến 1036, để sáng tạo ra một loại văn tự hoàn 
toàn mới. Cuối cùng, họ đã sáng tạo ra một hệ thống gần sáu ngàn chữ Tây Hạ17, lập thành 
mười hai quyển quốc sách ban hành trong cả nước. Hệ thống chữ viết này từ khi sáng tạo 
ra, đến lúc thúc đẩy việc truyền bá khắp cả nước, đến lúc chính thức sử dụng trong phạm vi 
quốc gia, chỉ vỏn vẹn khoảng thời gian rất ngắn ngủi. Đây là một kì tích trong lịch sử văn 
hóa thế giới. 
Chữ Tây Hạ mô phòng chữ Hán, song không một chữ Tây Hạ nào giống với chữ 
Hán. Tuy vậy, dù về mặt hình thức có khác, cấu tạo chữ vẫn dựa trên quy tắc giống hệt như 
chữ Hán (tượng hình, hội ý...). Người Hán vốn coi thường các dân tộc nhỏ bé xung quanh 
mình, thậm chí coi thường cả văn hóa của họ, sự coi thường ấy được thể hiện rõ trong tác 
phẩm Đôn Hoàng: 
Hôm sau, Triệu Hành Đức hỏi thăm được vị lão nhân kia là quan bộ Lễ, bèn cố ý vào 
nha môn để bái vọng. Điều kì quái là sự đau đớn vì bỏ lỡ điện thí đã hoàn toàn tan biến trong 
lòng chàng. Hành Đức đến xin gặp ba lần mới được cho vào. Chàng đưa tấm vải ra cho ông 
xem, xin ông đọc giúp. Thế nhưng, ông chỉ cúi xuống cắm mặt nhìn chăm chăm vào tấm vải 
mãi không ngẩng đầu lên. Hành Đức giải thích về lai lịch của tấm vải, khi ấy ông quan già 
mới rời mắt khỏi nó: “Ta chưa bao giờ nhìn thấy loại văn tự này. Chữ Khiết Đan và chữ Hồi 
Hột ta đều biết, nhưng lại chưa biết rằng hóa ra Tây Hạ cũng có chữ viết riêng. Loại chữ này 
chắc mới được sáng tạo ra. Đây là một dạng văn tự mô phỏng Hán văn, chẳng có ý nghĩa gì 
to lớn lắm.” 
Hành Đức bèn nói: “Nhưng một dân tộc có văn tự của riêng họ thì là một việc lớn phi 
thường, chẳng phải sao? Đợi đến khi Tây Hạ lớn mạnh rồi, thì tất cả các điển tịch đến từ 
phương Tây đi qua Tây Hạ tất đều phải được dịch thành chữ Tây Hạ, cứ như vậy, tất cả văn 
hóa đã từng được truyền bá đến Tây Hạ mà chưa từng được tiếp nhận, đều sẽ có thể cắm rễ 
tại Tây Hạ.” 
Vị quan già trầm ngâm hồi lâu rồi nói: “Ta nghĩ chẳng cần lo lắng quá, Tây Hạ không 
đến mức lớn mạnh được đâu.” 
“Thế nhưng, việc có chữ viết riêng chẳng phải thể hiện Tây Hạ nghiễm nhiên đã trở 
thành một nước lớn rồi sao?” 
“Mấy nước man di đó hơi mở rộng được lãnh thổ thì lập tức muốn bắt chước nước 
khác để ra vẻ ra đây. Tây Hạ có gắng mấy cũng chẳng qua là một nhánh của lũ mọi rợ, không 
phải dân tộc đặc biệt ưu tú gì.” 
“Không phải. Tôi cho rằng Tây Hạ đủ tiềm lực để trở thành nước lớn. Chính như Hà 
Lượng từng dự đoán, sớm muộn cũng sẽ trở thành nỗi lo lớn của Trung Nguyên.” Hành Đức 
đáp. 
17 Trong Trung tâm nghiên cứu phương Đông của St. Petersburg lưu giữ một quyển sách rất quan trọng tên là Văn Hải, từ 
điển chữ viết của người Đảng Hạng. Các chuyên gia phát hiện trong Văn Hải có hơn năm ngàn chữ Tây Hạ, trong đó có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phan Thu Vân 
15 
Chàng không hề do dự khi thốt ra những lời này. Trong giấc mơ nơi trung đình 
Thượng Thư tỉnh, chàng từng chỉ trích sự thất bại trong chính sách Tây Hạ của nhà cầm 
quyền. Lúc này đây, chàng cảm thấy những lời nói ra còn thực tế và mạnh mẽ hơn khi ấy. 
Chỉ một người con gái nơi góc chợ ngoài thành còn mang yếu tố đủ để giúp Tây Hạ trở nên 
hùng mạnh. Sự tĩnh tại lạnh lùng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng một cách đáng kinh ngạc, 
tính cách ấy chỉ e rằng không phải bắt nguồn từ cá thể, giống như vầng tối trong đôi mắt 
nàng, sự trầm lặng điềm tĩnh coi mọi thứ thuộc về sinh mệnh đều nhẹ như không, tất phải bắt 
nguồn từ huyết mạch của dân tộc Tây Hạ. 
(Inoue, 2015, p.10-11) 
Quả thực, người Hán chưa bao giờ có ý thức học hỏi hay lưu giữ những vấn đề liên 
quan đến chữ Tây Hạ. Tống sử – Hạ quốc truyện (《宋史-夏國傳》) ghi chép về Tây Hạ 
rất giản lược khái quát, không đả động gì lắm đến chữ Tây Hạ. Ngôn ngữ này đã thất 
truyền được gần tám thế kỉ, hầu như không ai còn biết gì về nó. Cho đến nay, người có thể 
đọc hiểu chữ Tây Hạ trên toàn thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế nhưng, Inoue 
Yasushi cũng giống như nhân vật Triệu Hành Đức của ông, ngay lập tức đã bị chữ Tây Hạ 
hớp hồn. Có lẽ vì Nhật Bản cũng giống như Tây Hạ, đã từng xây dựng hệ thống chữ viết 
của dân tộc mình trên nền tảng chữ Hán, rồi nhờ dịch thuật “các điển tịch đến từ phương 
Tây” mà dần mở mang tư tưởng và trở nên lớn mạnh. 
Nhân vật chính Triệu Hành Đức trong Đôn Hoàng chính vì lòng hiếu kì với một loại 
chữ viết kì lạ mới mẻ, mà thực hiện hành trình ngàn dặm suốt nhiều năm liền để đến được 
thủ phủ Hưng Khánh của Tây Hạ, học cho được loại chữ viết này. Hành trình của chàng từ 
Linh Châu, đến Lương Châu, đến Cam Châu, Hưng Khánh, rồi Qua Châu, Sa Châu (Đôn 
Hoàng) gắn chặt cùng các chặng viễn chinh của quân Tây Hạ, đồng thời cũng là hành trình 
khao khát giải mã văn hóa. Nhờ học vấn uyên thâm, chàng được tham gia vào công việc 
lập bảng đối chiếu chữ Hán và chữ Tây Hạ, trở thành một trong những người có công cho 
ra đời cuốn Phiên Hán hợp thời chưởng trung châu. 
Hành Đức lật dở cuốn sách nhỏ, rất nhiều từ ngữ do chàng tuyển chọn đập vào mắt 
chàng: phích lịch, hỏa diệm, cam lộ, huyền phong..., những từ liên quan đến hiện tượng tự 
nhiên được xếp thành một hàng, phía bên phải xếp các chữ Tây Hạ tương ứng, chữ Tây Hạ 
có chú cách phát âm bằng chữ Hán, chữ Hán thì kèm theo cách phát âm bằng chữ Tây Hạ. 
Chữ viết trên cuốn sách nhỏ cũng rất đẹp, không biết có phải do các học sinh viết hay không. 
Nhưng dù thế nào chăng nữa, đối với Hành Đức, cuốn sách này cũng rất đáng được giữ làm 
kỉ niệm. 
Lật sang một trang khác, là một loạt tên các con vật: mèo, chó, lợn, lạc đà, trâu, ngựa. 
Trang tiếp theo là các từ có liên quan đến thân thể: đầu, mắt, não, mũi, lưỡi, răng, môi. 
Hành Đức lật sách xem hồi lâu mới cầm bút thấm đẫm mực, viết lên phần giấy trắng 
khoảng 2000 chữ thường dùng. Ngày nay, các học giả gọi loại chữ viết này là chữ Tây Hạ hoặc chữ Phiên. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 5-18 
16 
hẹp và dài trên bìa sách mấy chữ “Phiên Hán hợp thời chưởng trung châu” (Bảo bối trong 
lòng bàn tay về chữ nước ngoài và chữ Hán). 
(Inoue 2015: 90) 
Trên thực tế, sách Phiên Hán hợp thời chưởng trung châu là bộ từ điển song ngữ do 
Cốt Lặc Mậu Tài (骨勒茂才 Gule Moucai) người Tây Hạ biên soạn, được in năm hai mươi 
mốt Càn Hựu, đời Hạ Nhân Tông (năm 1190), là bộ sách dạy chữ thông thường, mỗi từ 
đều dùng hai văn tự Phiên, Hán phân thành bốn mục, chú âm chú nghĩa cho nhau, tra cứu 
rất thuận tiện18. Người biết chữ Hán không biết chữ Tây Hạ, hoặc biết chữ Tây Hạ mà 
không biết chữ Hán đều có thể học được ngôn ngữ còn lại nhờ vào cuốn sách này19. 
Trong lịch sử, Lý Nguyên Hạo từng ra lệnh tất cả chính lệnh, công văn, giấy tờ đều 
phải sử dụng chữ Tây Hạ. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy phổ cập một 
ngôn ngữ mới. Những người muốn làm quan, buộc phải học tiếng Tây Hạ trong thời gian 
ngắn nhất. Năm 1039, năm thứ hai sau khi thành lập nước Tây Hạ, các cơ quan giáo dục 
chuyên dạy chữ Tây Hạ đã được thành lập, trong đó có Phiên học viện. Người sáng lập chữ 
Tây Hạ là Dã Lợi Nhân Vinh trở thành người phụ trách đầu tiên của Phiên học viện. Nhiệm 
vụ của học viện này là đào tạo ra những người tinh thông cả chữ Hán lẫn chữ Tây Hạ, đồng 
thời tiến hành dịch sách chữ Hán ra chữ Tây Hạ. Việc dịch thuật cũng là một trong những 
phương thức tốt nhất để thúc đẩy truyền bá văn hóa. Như vậy, Nguyên Hạo đã sử dụng ba 
con đường chính để phổ cập ngôn ngữ mới cho người Tây Hạ: Dạy học, hành chính và 
dịch thuật và in ấn. 
Nhân vật Triệu Hành Đức đã được “đo ni đóng giày” để khớp với những điều kiện 
lịch sử này, trở thành một mắt xích quan trọng trong việc phổ biến và bảo tồn ngôn ngữ 
Tây Hạ, đồng thời nhờ cơ duyên trời định, góp phần lưu giữ di sản kinh Phật chùa Đại 
Vân, cũng là một phần di sản của thế giới này. 
Hành Đức quay đầu nhìn lại, chỉ thấy những con lạc đà chất đầy các kiện hàng to nhỏ 
lặng lẽ nối đuôi nhau dưới ánh trăng trắng bạc. Nghĩ tới việc tất cả những thứ trong các kiện 
hàng to nhỏ ấy đều là kinh sách, Hành Đức không khỏi cảm thấy đoàn lạc đà sau lưng chàng 
18 Cuốn sách tổng cộng 37 trang, gồm 414 mục chữ, phân làm 9 loại lớn, nội dung bao gồm từ vựng liên quan đến bầu trời, 
mặt trời mặt trăng và các vì sao – nhật nguyệt tinh tú, sự biến hóa của giới tự nhiên, núi non sông biển, khoáng sản, thực vật và 
động vật, quân tử, tiểu nhân, các bộ phận cơ thể người và hoạt động của con người. Loại cuối cùng chiếm đến nửa cuốn sách, 
bao gồm cách xưng hô giữa thân bằng quyến thuộc, hoạt động Phật sự, kiến trúc nhà cửa, đồ dùng hàng ngày, trang sức – y 
phục, công cụ canh điền làm nông, cơ cấu chính phủ, trình tự tố tụng, biểu diễn nhạc khí, đồ ăn uống, đồ cưỡi ngựa, đồ dùng 
cho hôn sự... Cuốn sách này là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu ngôn ngữ, chữ viết Tây Hạ và hiểu về xã hội Tây Hạ, 
cũng là loại sách công cụ đơn giản tiện lợi nhất dành cho người mới học tiếng Tây Hạ, là “chìa khóa” duy nhất có thể mở kho 
báu văn hiến Tây Hạ. 
19 Năm 1909, học giả Nga Aleksey Ivanovich Ivanov đã dựa trên tài liệu này để viết bài báo khoa học có tên Nguyên cứu ngôn 
ngữ Tây Hạ, nhờ đó nền văn minh này mới bắt đầu được biết tới. Aleksey Ivanovich Ivanov cũng là nhà khoa học Nga đầu 
tiên chú ý tới những thứ văn vật Tây Hạ được mang về từ Khara – Khoto, đặt nền móng cho sự ra đời của Tây Hạ học. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phan Thu Vân 
17 
vô cùng đặc biệt. Sáu mươi con lạc đà to lớn đang tải kinh sách, tiến bước dưới ánh trăng 
ngà, thật khiến người ta xúc động, dù rằng đa số người ở đây đều không biết bên trong hàng 
hóa có những gì. Hàng Đức không khỏi cảm thấy chàng lăn lộn chốn biên thùy suốt bao năm 
qua, có lẽ chính là vì đêm nay. 
(Inoue, 2015, p.156) 
Inoue Yasushi viết tiểu thuyết lịch sử, nhưng trong một số chi tiết quan trọng, ông 
vẫn sẵn sàng “phớt lờ” lịch sử, giống như ông đã cố tình “đánh tráo” nhân vật lịch sử Cốt 
Lặc Mậu Tài với nhân vật hư cấu Triệu Hành Đức để nhấn mạnh hơn được niềm đam mê 
văn tự, và rộng hơn là văn hóa – văn minh của nhân vật. 
Cùng năm 1959, sau khi Inoue Yasushi cho ra đời tác phẩm Sói xám, nhà văn, nhà 
phê bình Shōhei Ōoka (大冈升平) đã chất vấn phương pháp sáng tác của Sói xám và các 
tác phẩm trước, cho rằng tiểu thuyết lịch sử phải dựa trên sự thật lịch sử chứ không phải 
dựa vào sáng tác của tác giả để sửa đổi lịch sử. Nhân đó, Inoue Yasushi lần đầu tiên giải 
thích quan điểm về tiểu thuyết lịch sử của mình: Tiểu thuyết lịch sử trước tiên phải là tiểu 
thuyết chứ không phải lịch sử, không thể đánh đồng sự thực lịch sử và tiểu thuyết lịch sử. 
Tiểu thuyết lịch sử chỉ cần là tiểu thuyết, thì không thể không thêm những lí giải của tác 
giả vào giữa những sự thực lịch sử. 
Mỗi con người từng tồn tại trong lịch sử chắc đều có lúc nhìn lại để thấy mình chẳng 
khác nào một con lạc đà, lưng chất đầy những thứ tích lũy được của cả cuộc đời, lặng lẽ đi 
xuyên sa mạc dưới ánh trăng, tìm một chỗ cất giấu để truyền lại cho thế hệ sau. Đích đến 
cuối cùng của Đôn Hoàng, không phải là tái hiện lịch sử, mà dùng lịch sử như một “ngụ 
ngôn” nhằm diễn đạt những tư tưởng sâu sắc hơn về con người, về nhân loại. 
5. Kết luận 
Tây Hạ, một “quốc gia thần bí”, một quốc gia chìm khuất đang dần được khơi gợi lại 
trong lịch sử hiện đại, đã đưa đến chất liệu sáng tác thú vị và khả tín, đồng thời tạo nên 
không gian rộng lớn vô biên cho trí tưởng tượng. Tiểu thuyết lịch sử của Inoue Yasushi đã 
cân bằng được cả hai khía cạnh này, qua đó gửi gắm những thông điệp đặc sắc của tác giả 
về cá tính dân tộc, cũng như giá trị trường tồn của văn minh. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Trần Hải Ba 陈海波. (2016). Tây Hạ giản sử 西夏简史. NXB Dân chủ và Kiến thiết 
民主与建设出版社. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 5-18 
18 
Inoue Yasushi 井上靖. Lưu Mộ Sa 刘慕沙 dịch. (2015). Đôn Hoàng 敦煌. NXB Văn nghệ 
tháng 10 Bắc Kinh 北京十月文艺出版社. 
THE HISTORY OF WESTERN XIA EMPIRE 
AND INOUE YASUSHI'S HISTORICAL NOVEL TONKO 
Phan Thu Van 
Ho Chi Minh City University of Education 
* Corresponding author: Phan Thu Van – Email: vanpth@hcmue.edu.vn 
Received: 21/3/2019; Revised: 29/3/2019; Accepted: 20/4/2019 
ABSTRACT 
This study introduces the history of Western Xia empire (Xixia) and explores the reason why 
Inoue Yasushi's historical novel Tonko (1959) is built on the context of a country that has been 
forgotten in history. 
Keywords: Inoue Yasushi, Tonko, historical novel, Western Xia empire (Xixia)'s history. 

File đính kèm:

  • pdflich_su_tay_ha_va_tieu_thuyet_don_hoang_cua_inoue_yasushi.pdf