Lịch sử nghiên cứu lí luận về báo chí ở phương Tây
Từ các nghiên cứu có tính giai thoại đen các nghiên cứu mang ỷ nghĩa xa hội học
Theo Van Dijk (1988), nhiều công trinh nghiên cứu về báo chí ở Mỹ khởi thuỷ mang đậm tính giai thoại. Các công trình này chủ yếu do những người nguyên là nhà báo thực hiện. Họ nói về kinh nghiệm bản thân và cung cấp hoặc là những lời khuyên hoặc phê bình đối với các phương tiện truyền thông và các sản phẩm của chính họ. Các nghiên cứu này cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sống và thói quen của những con người làm báo. Các tác giả tường thuật lại những sự kiện nổi tiếng như một chiến dịch tranh cử tổng thống; những cuộc bạo loạn về chủng tộc của thập kỉ 60 (thế kỉ 20); Watergate hoặc những vấn đề, sự kiện, xã hội và chính trị quan trọng khác. Từ những thí dụ này người ta có thể suy luận rằng cách tiếp cận trường hợp (case study) là rất phổ biến ở Hoa Kì (Wicker, 1978). Ở đây, vai trò tương đối đặc biệt của các phóng viên truyền hình cũng đã là hướng cho nhiều công trình nghiên cứu (Powers, 1978). Với phong cách tường thuật, Rosenblum (1981) đã mô tả cách làm việc của các phóng viên nước ngoài, cách họ thu thập tin tức, các khó khăn mà họ gặp phải (đặc biệt là cơ chế kiểm duyệt) và bao nhiêu tin được xem là tiêu biểu cho các cuộc đảo chính hoặc động đất. Triết lí chính trị của công trình như thế thường mang tính tự do.
File đính kèm:
- lich_su_nghien_cuu_li_luan_ve_bao_chi_o_phuong_tay.pdf