Khảo sát thực trạng hứng thú học Tiếng Anh của học sinh Lớp 5 tại một số trường Tiểu học ở Thị xã thuận an tỉnh Bình Dương

Bài viết đề cập vấn đề hứng thú học tiếng Anh của học sinh (HS) lớp 5 tại một số trường tiểu học (TH) ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy HS thích thú với nội dung môn học, tài liệu học tập, phương tiện, phương pháp giảng dạy của giáo viên (GV). Có thể nói đây mới chỉ là những hứng thú ban đầu, chưa tính đến yếu tố lâu dài; do đó, GV tiếng Anh cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này trong công tác giảng dạy.

pdf 7 trang thom 06/01/2024 3120
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát thực trạng hứng thú học Tiếng Anh của học sinh Lớp 5 tại một số trường Tiểu học ở Thị xã thuận an tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát thực trạng hứng thú học Tiếng Anh của học sinh Lớp 5 tại một số trường Tiểu học ở Thị xã thuận an tỉnh Bình Dương

Khảo sát thực trạng hứng thú học Tiếng Anh của học sinh Lớp 5 tại một số trường Tiểu học ở Thị xã thuận an tỉnh Bình Dương
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Huỳnh Kiều 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 119 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH 
CỦA HỌC SINH LỚP 5 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Ở THỊ XÃ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG 
ĐỖ HUỲNH KIỀU* 
TÓM TẮT 
Bài viết đề cập vấn đề hứng thú học tiếng Anh của học sinh (HS) lớp 5 tại một số 
trường tiểu học (TH) ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy HS 
thích thú với nội dung môn học, tài liệu học tập, phương tiện, phương pháp giảng dạy của 
giáo viên (GV). Có thể nói đây mới chỉ là những hứng thú ban đầu, chưa tính đến yếu tố 
lâu dài; do đó, GV tiếng Anh cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này trong công tác giảng 
dạy. 
Từ khóa: hứng thú học tiếng Anh, học sinh lớp 5, tỉnh Bình Dương. 
ABSTRACT 
A survey of 5th graders’ interest in learning English at some primary schools 
in Thuan An town, Binh Duong province 
The article is about 5th graders’ interest in learning English at some primary 
schools in Thuan An town, Binh Duong province. The findings show that the pupils are 
interested in the course’s contents, learning materials, teaching facilities as well as the 
teaching methods. However, these are just interests in the beginning, without concerning 
longterm factors; therefore, English teachers should pay more attention to these factors in 
their teaching. 
Keywords: interest in learning English, 5th graders, Binh Duong province. 
1. Đặt vấn đề 
Một môn học đạt hiệu quả thường 
chịu sự tác động của những yếu tố, như: 
GV, nội dung, môi trường học tập và 
người học. Đối với yếu tố người học, 
hứng thú đóng một vai trò quan trọng, 
đặc biệt là đối với HS TH. 
Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Hứng 
thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối 
với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối 
với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại 
khoái cảm cho cá nhân trong quá trình 
hoạt động”. Khái niệm này vừa nêu được 
* HVCH, Trường Đại học Sư phạm TPHCM 
bản chất của hứng thú, vừa gắn hứng thú 
với hoạt động của cá nhân. [4] 
Xét về mặt khái niệm: “Hứng thú là 
một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với 
đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối 
tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối 
tượng, sự thích thú được thỏa mãn với 
đối tượng”. [5] 
J.Piaget (1896 – 1996) rất chú trọng 
đến hứng thú của HS, ông cho rằng: 
“Nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt 
động thực sự, phải làm việc một cách chủ 
động dựa trên nhu cầu và hứng thú cá 
nhân”, đồng thời nhấn mạnh: “Cũng 
giống như người lớn, trẻ em là một thực 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 45 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 120 
thể mà hoạt động cũng bị chi phối bởi 
quy luật hứng thú hoặc của nhu cầu”. Nó 
sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ nếu 
người ta không khêu gợi những động cơ 
nội tại của hoạt động đó. Ông cho rằng 
mọi việc làm của trí thông minh đều dựa 
trên một hứng thú, “hứng thú chẳng qua 
chỉ là một trạng thái chức năng động của 
sự đồng hóa” [5]. 
Hứng thú là động lực thúc đẩy con 
người tiến hành hoạt động nhận thức đạt 
hiệu quả. Hứng thú tích cực hóa các quá 
trình tâm lí (tri giác, trí nhớ, tư duy, 
tưởng tượng...) giúp cho sự nhận thức về 
đối tượng đó sâu sắc hơn. Nhận thức về 
đối tượng, về ý nghĩa của nó là một trong 
những yếu tố làm nảy sinh hứng thú. Tuy 
nhiên, giữa hứng thú và hoạt động nhận 
thức không đồng nhất với nhau. Bởi vì, 
con người còn có hứng thú gián tiếp, 
trong đó hứng thú không tập trung vào 
bản thân hoạt động nhận thức mà thường 
chỉ tập trung vào kết quả hoạt động đơn 
thuần. 
 Những quan điểm trên cho thấy 
việc nghiên cứu hứng thú học tập của HS 
TH đối với môn Tiếng Anh là cần thiết. 
Bài viết bước đầu tìm hiểu về vấn đề này 
ở một số trường TH trên địa bàn tỉnh 
Bình Dương để góp phần tìm ra giải pháp 
giúp HS yêu thích môn học này hơn. 
2. Thể thức và phương pháp nghiên 
cứu 
Dụng cụ nghiên cứu là phiếu hỏi 
gồm các câu hỏi về sự hứng thú của HS 
đối với: nội dung, phương pháp, phương 
tiện, GV, kết quả học tập... 
Mẫu nghiên cứu là 117 HS lớp 5 đã 
học tiếng Anh được 3 năm (từ lớp 3 đến 
lớp 5) tại một số trường TH công lập ở 
thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Số 
liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS for 
Win, phiên bản 13.0. 
3. Kết quả nghiên cứu 
 Các tham số của khách thể 
nghiên cứu 
(N: Số khách thể tham gia nghiên cứu) 
Giới tính N % 
Nam 61 52,1 
Nữ 56 47,9 
Trường N % 
Trần Quốc Toản 38 32,5 
Bình Nhâm 40 34,2 
Lái Thiêu 39 33,3 
Kết quả học kì 1 N % 
Giỏi 35 29,9 
Khá 44 37,6 
Trung bình 22 18,8 
Yếu 16 13,7 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Huỳnh Kiều 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 121 
 Ý kiến của HS về việc học môn Tiếng Anh (xem bảng 1) 
Bảng 1. Ý kiến về việc thích và không thích học môn Tiếng Anh 
Ý kiến đánh giá N % 
Không ghi 1 0,9 
Thích 65 55,6 
Không thích 21 17,9 
Lúc thích lúc không 30 25,6 
Bảng 1 cho thấy có 55,6% HS lớp 5 thích học môn Tiếng Anh, 17,9% HS không 
thích và có tới 25,6% còn lưỡng lự. Lí do cụ thể được trình bày ở bảng 2 và bảng 3 
dưới đây: 
Bảng 2. Lí do HS thích học môn Tiếng Anh 
Vì sao thích học môn Tiếng Anh? N % 
Bổ ích và thú vị 34 29,1 
Vui nhộn 19 16,2 
Bài học hay 17 14,5 
GV giảng bài rất dễ hiểu, vui và thu hút 16 13,7 
Vui thì thích mà buồn thì không thích 3 2,6 
Hiểu biết nhiều hơn 3 2,6 
Có thể nói và hiểu được những câu đơn giản 2 1,7 
Bài hát hay 2 1,7 
Vừa học vừa chơi 1 0,9 
Cách dạy của GV khác nhau 1 0,9 
Bảng 2 cho thấy, có 29,1% HS 
thích học môn Tiếng Anh vì cho rằng đây 
là môn học bổ ích và thú vị; 16,2% đánh 
giá môn Tiếng Anh vui nhộn; 14,5% HS 
yêu thích vì có nhiều bài học hay; 13,7% 
HS đồng ý là GV giảng bài rất dễ hiểu, 
vui và thu hút; có 2,6% HS còn lưỡng lự 
với việc thích học Tiếng Anh và cho rằng 
vui thì thích mà buồn thì không thích; 
2,6% nghĩ mình sẽ hiểu biết nhiều hơn 
qua các bài học. Điều này cho thấy các 
bài học gắn với thực tiễn cuộc sống và 
kiến thức môn học ít nhiều giúp ích cho 
HS trong cuộc sống; tuy nhiên, chỉ 1,7% 
HS có thể nói và hiểu được những câu 
đơn giản, điều này cho thấy kĩ năng nghe 
- nói của HS còn nhiều hạn chế; 1,7% HS 
cho rằng môn học có nhiều bài hát hay; 
0,9% thích vừa học vừa chơi và thích 
cách dạy của GV. Con số này còn khiêm 
tốn chứng tỏ cách dạy của đa số GV tiếng 
Anh hiện nay chưa thực sự thu hút HS. 
GV cần chú ý việc sử dụng các hình thức, 
hoạt động vui chơi nhẹ nhàng để thu hút 
HS học tập. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 45 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 122 
Bảng 3. Lí do HS không thích học môn Tiếng Anh 
Vì sao không thích học tiếng Anh? N % 
Không thích vì bài dài và khó nghe 19 16,2 
Bài dễ thì thích, bài khó thì không thích 17 14,5 
Không thích học vì không hiểu bài 1 0,9 
Có lúc GV vui tính, có lúc khó tính 3 2,6 
Bảng 3 cho thấy có đến 16,2% HS không thích học tiếng Anh bởi bài học dài và 
khó nghe; 14,5% HS cho rằng bài dễ thì thích học, bài khó thì không thích; 2,6% cho 
rằng có lúc GV vui tính, có lúc GV khó tính và 0,9% không thích học vì không hiểu 
bài. 
 Ý kiến của HS về sách tiếng Anh đang học (xem bảng 4) 
Bảng 4. Ý kiến của HS về sách “Let’s go”và “Let’s learn” 
Em có thích học sách này không? N % 
Không trả lời 1 0,9 
Thích 105 89,7 
Không thích 11 9,4 
Bảng 4 cho thấy có đến 89,7% HS yêu thích sách; 9,4% HS không thích và 0,9% 
không trả lời. Đa số HS đều yêu thích sách vì những yếu tố được thống kê ở bảng 5 sau 
đây: 
Bảng 5. Lí do HS thích sách “Let’s go”và “Let’s learn” 
Lí do thích học sách này N % 
Vì có nhiều hình ảnh đẹp, sinh động 103 88,0 
Vui vì có những câu đối thoại rất hay 4 3,4 
Có nhiều từ đơn giản, dễ hiểu 2 1,7 
Có những bài học rất hay 1 0,9 
Và một số lí do HS không thích sách (xem bảng 6): 
Bảng 6. Lí do HS không thích sách “Let’s go”và “Let’s learn” 
Lí do không thích học sách này N % 
Không thích vì thấy quá khó 8 6,8 
Có những chữ không hiểu 1 0,9 
Nội dung không phong phú 1 0,9 
Như vậy, mặc dù có đến 89,7% HS 
thích sách vì sách có hình ảnh đẹp; có 
những câu thoại hay; từ ngữ đơn giản, dễ 
hiểu và những bài học hay, nhưng vẫn 
còn 6,8% HS không thích vì cho rằng: 
sách có nội dung bài học quá khó (0,9%), 
sách có những chữ không hiểu và nội 
dung không phong phú (chiếm tỉ lệ bằng 
nhau: 0,9%). Đây là điều mà các nhà 
quản lí và những người viết sách cần 
quan tâm để có sự điều chỉnh phù hợp 
với trình độ của HS. 
 Ý kiến của HS về phương tiện 
dạy học (xem bảng 7) 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Huỳnh Kiều 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 123 
Bảng 7. Ý kiến của HS về các phương tiện dạy học mà GV sử dụng 
Phương tiện giảng dạy TB ĐLTC Thứ bậc 
Tranh, ảnh 2,79 1,03 3 
Vật thật 2,44 1,10 4 
Cassette 2,18 0,99 5 
Máy chiếu hắt (overhead) 2,88 1,15 2 
Máy chiếu (projector) 2,99 1,18 1 
Bảng 7 cho thấy những thiết bị, đồ 
dùng dạy học được HS yêu thích theo thứ 
bậc từ cao xuống thấp như sau: máy 
chiếu (projector), máy chiếu hắt 
(overhead), tranh ảnh, vật thật và 
cassette. Có thể nói, HS yêu thích những 
thiết bị hiện đại với những hiệu ứng âm 
thanh, ánh sáng, màu sắc rất thu hút. 
Những yếu tố này mang đến cho HS cảm 
giác hứng thú ban đầu về môn học và 
cũng là tiền đề cho HS đi sâu tìm hiểu nội 
dung môn học về sau. 
 Ý kiến của HS về phương pháp dạy học (xem bảng 8) 
Bảng 8. Ý kiến của HS về các phương pháp dạy học mà GV sử dụng ở trường 
Bảng 8 cho thấy những phương 
pháp được HS đánh giá từ cao xuống 
thấp như sau: GV phụ đạo HS yếu môn 
Tiếng Anh (thứ bậc 1), GV bồi dưỡng HS 
giỏi tiếng Anh (thứ bậc 2), GV hướng 
dẫn HS phương pháp tự học môn Tiếng 
Anh (thứ bậc 3), GV cho HS luyện tập 
theo nhóm trong lớp (thứ bậc 4), các GV 
khác dự giờ môn Tiếng Anh (thứ bậc 5) 
và HS được học tiếng Anh với người 
nước ngoài (thứ bậc 6). Kết quả này cho 
thấy đa số HS vẫn thích được GV dạy 
phụ đạo và bồi dưỡng hơn là được GV 
hướng dẫn học tập theo nhóm hay tự học. 
 Ý kiến của HS về kĩ năng học tiếng Anh (xem bảng 9) 
Bảng 9. Tự đánh giá của HS về một số kĩ năng học tiếng Anh 
Phương pháp dạy học TB ĐLTC Thứ bậc 
GV phụ đạo HS yếu môn Tiếng Anh 2,99 1,18 1 
GV bồi dưỡng HS giỏi tiếng Anh 2,88 1,15 2 
GV hướng dẫn HS phương pháp tự học môn Tiếng Anh 2,79 1,03 3 
GV cho HS luyện tập theo nhóm trong lớp 2,44 1,10 4 
Các GV khác dự giờ môn Tiếng Anh 2,18 0,99 5 
HS được học tiếng Anh với người nước ngoài 1,03 0,36 6 
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc 
HS nghe được một số câu tiếng Anh đơn giản 3,08 0,92 1 
HS nói được một số câu tiếng Anh đơn giản 3,07 0,97 2 
HS hiểu bài môn Tiếng Anh 2,92 0,94 3 
HS viết được một số câu tiếng Anh đơn giản 2,82 1,06 4 
HS tự làm được các bài tập tiếng Anh ở lớp và ở nhà 2,64 0,96 5 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 45 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 124 
Bảng 9 cho thấy HS tự đánh giá về 
một số kĩ năng học tiếng Anh như sau: 
HS nghe được một số câu tiếng Anh đơn 
giản (thứ bậc 1), HS nói được một số câu 
tiếng Anh đơn giản (thứ bậc 2), HS hiểu 
bài môn Tiếng Anh (thứ bậc 3), HS viết 
được một số câu tiếng Anh đơn giản (thứ 
bậc 4), HS tự làm được các bài tập tiếng 
Anh ở lớp và ở nhà (thứ bậc 5). Kết quả 
tự đánh giá của HS cho thấy kĩ năng nghe 
được xếp thứ bậc cao nhất. Đây là tín 
hiệu đáng mừng, vì đa số HS phổ thông, 
do ít được giao tiếp bằng tiếng Anh, nên 
kĩ năng nghe thường kém hơn kĩ năng viết. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
Phần lớn HS lớp 5 ở các trường TH 
được khảo sát yêu thích môn Tiếng Anh 
bởi nhiều lí do: môn học bổ ích, bài học 
hay, vui nhộn, GV giảng bài dễ hiểu, 
sách đẹp Tuy nhiên, vẫn còn 17,9% 
không thích học môn Tiếng Anh vì bài 
học dài và khó nghe, 25,6% HS lớp 5 còn 
lưỡng lự vì cho rằng bài học có lúc dễ, 
lúc khó (bài dễ thì thích học, còn bài khó 
thì không). Điều này nhắc nhở rằng trong 
quá trình giảng dạy, GV cần chú ý bao 
quát lớp học, đảm bảo tất cả HS đều tiếp 
thu bài tốt nhất với khả năng của mình 
(dù là bài dễ hay khó) và đó cũng là cách 
để khẳng định sự thành công của GV 
trong công tác giảng dạy. 
Đối với lứa tuổi TH, GV sử dụng 
những công cụ trực quan sinh động khi 
giảng dạy là cách tốt nhất để khơi gợi sự 
hứng thú học tập của HS. Đây cũng là 
cách giúp HS khắc sâu hơn nội dung bài 
học và lĩnh hội tri thức một cách nhẹ 
nhàng, hiệu quả. 
Tính cách của GV trong quá trình 
giảng dạy (vui nhộn, dễ tính) cũng là 
điều kiện để HS yêu thích môn học. GV 
nên tổ chức nhiều hoạt động kết hợp “học 
mà chơi, chơi mà học” để tránh tạo áp lực 
cho HS. Bên cạnh đó, GV cũng không 
nên quá nghiêm khắc trong quá trình 
giảng dạy nhằm tạo môi trường học tập 
thân thiện, thu hút HS đến trường. 
4.2. Kiến nghị 
Kết quả khảo sát cho thấy, HS thích 
học tiếng Anh vì những những biểu hiện 
bên ngoài (hình thức) của các yếu tố 
thuộc môn học và phương pháp giảng 
dạy. Do đó, muốn giảng dạy hiệu quả, 
GV cần thu hút HS bằng những yếu tố 
như sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ dạy 
học một cách chủ định, theo quan điểm 
dạy học tích cực một cách nhất quán để 
giúp HS TH duy trì, phát triển hứng thú 
học tập, dần dần hình thành những nét 
của động cơ học tập trong tâm lí HS. Có 
như vậy, hứng thú mới bền vững, như thế 
mới làm cho HS học tập hiệu quả về lâu dài. 
Để giúp HS hứng thú với môn 
Tiếng Anh, ngoài việc được đào tạo về 
chuyên môn, GV cũng cần có những hoạt 
động giảng dạy phù hợp với lứa tuổi của 
HS, đặc biệt là những hoạt động kết hợp 
vừa học vừa chơi. 
Việc sử dụng các phương tiện, thiết 
bị, đồ dùng dạy học cần chú trọng trang 
bị máy chiếu projector, vì đây là một 
phương tiện có thể tích hợp các phương 
tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học được HS 
đánh giá là thích nhất. Ngoài ra, GV cũng 
cần được hướng dẫn cách thức và phương 
pháp sử dụng phương tiện này một cách 
hiệu quả. 
(Xem tiếp trang 131) 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đỗ Huỳnh Kiều 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 125 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Thanh Bình (2009), “Về việc giảng dạy tiếng Anh hiện nay ở trường tiểu học”, 
Tạp chí Ngôn ngữ, (7), tr.71. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình tiếng Anh tiểu học, Hà Nội. 
3. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb 
Đại học Sư phạm. 
4. Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lí học đại cương, Viện Đại học Mở, Hà Nội. 
5. Nadine M. Lambert, Barbara L. McCombs (1998), How students learn - reforming 
schools through learner-centered education, American Psychology Association, 
Washington DC, pp.412-414. 
6. Susan Haliwell (1997), Teaching English in the Primary Classroom, Longman. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 02-8-2012; ngày phản biện đánh giá: 01-10-2012; 
ngày chấp nhận đăng: 19-4-2013) 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_thuc_trang_hung_thu_hoc_tieng_anh_cua_hoc_sinh_lop.pdf