Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và thực trạng công tác bảo tồn của các địa phương

Theo địa vực hành chính hiện nay, thì có thể coi các tỉnh Trung Bộ của Việt Nam, gồm

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon

Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận là thuộc địa vực của Vương quốc Chăm Pa

xưa.

Thông thường một nhóm đền tháp Chăm Pa phải có ít nhất 4 công trình là Madapa (tháp

Nhà), Gopura (tháp Cổng), Kalan (điện thờ và kosa geha-tháp Hỏa). Trong nhiều nhóm

đền tháp lớn có thể còn có thêm một số Kalan nhỏ thờ các vị thần khác của Ấn giáo hoặc

thờ các vị thần phương hướng, tiếng Chăm cổ là Dikpalakas. Các Kalan phụ này được xây

rải rác bên trong vòng tường bao.

Khảo sát đền tháp Chăm Pa ở các địa phương nói trên nhằm thu nhập tư liệu và đánh giá

hiện trạng về kiến trúc, quy hoạch và hiện trạng bảo tồn hiện nay, để có nhìn nhận về cấu

trúc bố cục tổng thể khu đền tháp, giá trị hình thức kiến trúc và các vấn đề cần được xem

xét để bảo vệ và trùng tu di tích Chăm Pa.

pdf 13 trang kimcuc 2580
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và thực trạng công tác bảo tồn của các địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và thực trạng công tác bảo tồn của các địa phương

Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và thực trạng công tác bảo tồn của các địa phương
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 
191 
KHẢO SÁT KIẾN TRÚC DI TÍCH ĐỀN THÁP CHĂM PA 
Ở BÌNH ĐỊNH, QUẢNG NAM, THỪA THIÊN HUẾ 
VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG 
Trần Đình Hiếu 
Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học Huế 
Email: hieuchi2000@yahoo.com 
TÓM TẮT 
Theo địa vực hành chính hiện nay, thì có thể coi các tỉnh Trung Bộ của Việt Nam, gồm 
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon 
Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận là thuộc địa vực của Vương quốc Chăm Pa 
xưa. 
Thông thường một nhóm đền tháp Chăm Pa phải có ít nhất 4 công trình là Madapa (tháp 
Nhà), Gopura (tháp Cổng), Kalan (điện thờ và kosa geha-tháp Hỏa). Trong nhiều nhóm 
đền tháp lớn có thể còn có thêm một số Kalan nhỏ thờ các vị thần khác của Ấn giáo hoặc 
thờ các vị thần phương hướng, tiếng Chăm cổ là Dikpalakas. Các Kalan phụ này được xây 
rải rác bên trong vòng tường bao. 
Khảo sát đền tháp Chăm Pa ở các địa phương nói trên nhằm thu nhập tư liệu và đánh giá 
hiện trạng về kiến trúc, quy hoạch và hiện trạng bảo tồn hiện nay, để có nhìn nhận về cấu 
trúc bố cục tổng thể khu đền tháp, giá trị hình thức kiến trúc và các vấn đề cần được xem 
xét để bảo vệ và trùng tu di tích Chăm Pa. 
Từ khóa: Bình Định, bố trí tháp, Chăm pa, tháp, đền, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Đặt vấn đề 
Kiến trúc đền – tháp Chăm Pa được xây dựng chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây 
Nguyên. Theo thống kê của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, trên cả nước hiện có khoảng 
119 đền - tháp và hiện vật điêu khắc Chăm Pa. 
Hiện nay, tại các địa phương, công tác trùng tu và tôn tạo các di tích Chăm Pa đang 
được tiến hành. Một số tháp trùng tu nguyên trạng và một số tháp đang trong tình trạng chống 
sụp đổ. Nhưng trên thực tế, một số tháp đã đổ nát do thời gian, chiến tranh và bên cạnh đó cũng 
do biện pháp quản lí và giải pháp bảo vệ tháp còn nhiều hạn chế, nên các tháp đang bị xâm hại. 
Trên thực tế, do vị trí của các tháp nằm trên vùng đồi núi cao và không có hệ thống giao thông 
đi vào tháp, nên gặp khó khăn trong quản lí và phát triển du lịch. 
Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế  
192 
Kết quả của bài báo là đúc kết từ những chuyến đi khảo sát thực tế của tác giả tại các 
đền – tháp Chăm Pa ở các địa phương nói trên vào những năm 2010, 2011, 2012. Vì vậy, nội 
dung của bài báo cũng chỉ đề cập đến các vấn đề thực trạng trong công tác trùng tu, bảo tồn và 
đánh giá về vị trí xây dựng công trình cũng như cách bố cục tổng thể các đền – tháp tại các địa 
phương được đề cập ở trên. 
1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Các tháp và nhóm tháp Chăm Pa tại các địa phương Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên 
Huế 
- Hình dáng, vị trí, và cách thức bố cục của tháp và nhóm đền tháp 
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Điều tra, khảo sát, đo vẽ thực địa 
- Thu thập số liệu, chụp ảnh và quan sát 
- Đối chiếu so sánh để phân loại các dạng bố cục tháp 
2. NỘI DUNG 
2.1. Các khái niệm về bảo tồn di tích 
a. Gồm các khái niệm di tích như sau [1], [2] 
* Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân); 
* Di tích kiến trúc nghệ thuật;(1) 
* Di tích khảo cổ; 
* Danh lam thắng cảnh. 
b. Khái niệm bảo toàn di tích 
* Ngày nay việc bảo toàn di sản văn hoá đã được công nhận là bộ phận hợp nhất của sự 
nghiệp phát triển môi trường và văn hoá. Các chiến lược quản lý để có thể đứng được trước mọi 
sự biến đổi mà vẫn tôn trọng di sản văn hoá cần phải hội nhập việc bảo toàn vào các mục tiêu 
kinh tế và xã hội đương đại, kể cả với du lịch. 
* Mục đích của bảo toàn là kéo dài đời sống của di sản văn hoá và nếu có thể, làm sáng 
tỏ các thông điệp mỹ thuật và lịch sử nằm trong di sản mà không làm mất tính xác thực và ý 
nghĩa của di sản. Bảo toàn là một hoạt động văn hoá, mỹ thuật, kỹ thuật và thủ công dựa trên 
1
 Nghệ thuật kiến trúc Cham Pa được xếp vào loại hình nghệ thuật này 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 
193 
các nghiên cứu có hệ thống về nhân văn và khoa học. Bảo toàn phải tôn trọng bối cảnh văn hoá 
[3]. 
Hình 1. Bản đồ Đền - Tháp Chăm Pa ở Việt Nam và đoàn khảo sát [5] 
2.2. Nhóm, hình thức đền tháp Chăm Pa 
a. Bình Định 
 Hình thức nhóm 1 tháp: 
Tháp Thủ Thiện: ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 35 km về 
hướng Tây Bắc. 
Tháp Phú Lốc (tháp Vàng): ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy 
Nhơn 35 km về phía Bắc. 
Tháp Cánh Tiên (tháp Đồng): xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn vào khoảng thế kỷ XVI. 
Phần phía trong tháp Cánh Tiên có các cột ốp tường được ốp kín bằng các phiến đá sa thạch 
màu tím có chạm khắc hoa văn dây xoắn. Ngôi tháp có 4 tầng thu nhỏ dần về phía trên, tầng nào 
cũng có 4 tháp góc trang trí. 
Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế  
194 
Tháp Bình Lâm: ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn 22 km. 
Tháp có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh khoảng 10 m, cao khoảng 20 m chia làm 3 tầng. 
 Hình thức nhóm 2 tháp: 
Tháp Hưng Thạnh (tháp đôi ở thành phố Quy Nhơn): xây dựng cuối thế kỷ XII, nằm ở 
phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp 
(tháp chính cao 20 m, tháp phụ cao khoảng 18 m). 
 Hình thức nhóm 3 tháp: 
Tháp Dương Long (tháp Ngà): ở xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy 
Nhơn khoảng 50km, được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của 
văn hóa nghệ thuật Chăm, là một quần thể gồm 3 tháp (tháp giữa cao 24 m, hai tháp 2 bên cao 
22 m). 
 Hình thức nhóm 4 tháp: 
Tháp Bánh ít (tháp Bạc): xây dựng cuối thế kỷ XI và đầu thế kỷ XII tại xã Phước Hiệp, 
huyện Tuy Phước, trên đỉnh một quả đồi nằm giữa 2 nhánh sông Côn là Tân An và Cầu Gành, 
bên cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km. Đây là một quần thể gồm 4 tháp 
gồm tháp thờ chính, tháp nhà, tháp cổng (hướng Đông), tháp thờ (hướng Nam) 
 Nhóm tháp ở đồng bằng: Tháp Hưng Thạnh; Bình Lâm; Thủ Thiện; Cánh Tiên; 
Dương Long 
 Nhóm tháp ở đồi núi: Tháp Bánh Ít; Phú Lốc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 
195 
Hình 2. Các dạng bố cục nhóm tháp ở Bình Định [nguồn tác giả] 
Ghi chú: 
a, Tháp Cánh Tiên (tháp Đồng) b, Tháp Bình Lâm c, Tháp Thủ Thiện 
d, Tháp Hưng Thạnh e, Tháp Dương Long (tháp Ngà) g, Tháp Bánh Ít (tháp Bạc) 
b. Quảng Nam 
 Hình thức nhóm 1 tháp: 
Tháp Đồng Dương: xây dựng khoảng thế kỷ IX - X, ở xã Bình Định, huyện Thăng 
Bình, tỉnh Quảng Nam. 
Tháp K, L, M, N là các tháp riêng lẻ nằm trong quần thể đền tháp Mỹ Sơn 
 Hình thức nhóm 2 tháp: 
Tháp Bằng An: xây dựng vào khoảng năm 875 đến 977 sau Công nguyên, ở làng Bằng 
An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm trên đường 606, cách thành phố Đà 
Nẵng khoảng 27 km về phía Nam. Chiều cao hiện nay của tháp trên 20 m, đế tháp khá cao, thân 
tháp là một hình trụ bát giác, mỗi cạnh tường dài 4 m. Phần tiền sảnh khá lớn, cửa ra vào ở 
hướng Đông, hai bên tiền sảnh có 2 cửa ra vào phụ. Tường tháp bằng phẳng, không có cửa giả, 
không có trụ ốp tường và hoa văn trang trí. 
 Hình thức nhóm 3 tháp: 
Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế  
196 
Tháp Chiên Đàn: ở xã Tam An, huyện Phú Ninh, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 65 
km về phía Nam. Gồm có 3 tháp xếp thành một hàng theo trục Bắc Nam, cửa ra vào ở hướng 
Đông. Cả 3 tháp có hình dạng gần giống nhau, mặt bằng tháp hình vuông, mái tháp là những 
tầng thu nhỏ dần lên trên. 
Tháp Khương Mỹ: ở xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, gần Quốc lộ 
1
A, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 75 km về phía Nam. Nhóm tháp Khương Mỹ gồm có 3 
tháp, xếp một hàng theo trục Bắc - Nam, cửa ra vào ở hướng Đông, là kiểu tháp Chăm Pa truyền 
thống với mặt bằng gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng 
dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. 
 Hình thức nhóm quần thể tháp: 
Tháp Mỹ Sơn: 
- Nhóm A và A' (thường gọi là tháp Chùa) gồm có 17 công trình. 
- Nhóm B, C, D (tháp Chợ) có 27 công trình. 
- Nhóm E, F (tháp Hố Khế) có 12 công trình. 
- Nhóm G có 5 công trình. 
- Nhóm H (tháp Bàn Cờ) có 4 công trình. 
 Nhóm tháp ở đồng bằng: Tháp Chiên Đàn; Bằng An; Khương Mỹ 
 Nhóm tháp ở đồi núi: Quần thể tháp Mỹ Sơn 
Hình 3. Các dạng bố cục nhóm tháp ở Quảng Nam [nguồn tác giả]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 
197 
Ghi chú: 
a, Tháp Đồng Dương; b, Tháp Bằng An; c, Tháp Khương Mỹ; d, Tháp Chiên Đàn; 
e, Nhóm tháp Mỹ Sơn 
c. Thừa Thiên Huế 
 Hình thức nhóm 1 tháp: 
Tháp Phú Diên: xây dựng thế kỷ VIII, ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú 
Vang. Mặt bằng hình chữ nhật, dài 8,22 m, rộng 7,12 m, giật cấp thu nhỏ dần phần thân tháp 
phía trên, thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa. 
 Hình thức nhóm 2 tháp: 
Tháp Liễu Cóc: ở địa phận Thôn Bàu Tháp, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, nền 
tháp lát và bó vỉa bằng gạch, tường tháp dày 1,60 m, diện tích lòng tháp còn lại trên 9 m2. Tháp 
lớn: Chân móng vùi lấp dưới tầng lớp đất và gạch, hiện nay chưa xác định nền móng ban đầu 
của tháp. 
Tháp nhỏ: Chất liệu và kỹ thuật xây dựng giống tháp lớn, lòng tháp còn lại khoảng 7,5 
m
2. Tháp Đôi Liễu Cốc được xây dựng gần nhau trên hai trục song song hướng Đông – Tây, lối 
vào tháp ở phía Đông, hiện chỉ còn là phế tích. 
 Nhóm tháp ở bờ biển: Tháp Phú Diên 
 Nhóm tháp ở đồng bằng: Tháp Liễu Cốc 
Hình 4. Các dạng bố cục nhóm tháp ở Thừa Thiên Huế [nguồn internet] 
Ghi chú: 
a, Tháp Phú Diên; b, Tháp Liễu Cốc. 
2.3. Công tác đã bảo tồn, trùng tu đền - tháp 
- Trên thực tế một số di tích đã khoanh vùng bảo vệ 
- Một số di tích đã khai quật và trùng tu một phần 
- Một số di tích đã được trùng tu hoàn nguyên 
Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế  
198 
- Đã áp dụng kỹ thuật xây tháp: có nhiều tháp Chăm Pa được tu bổ, phục hồi, gia cố 
chống xuống cấp; mỗi địa phương, mỗi ngôi tháp, mỗi nhóm trùng tu sử dụng một loại chất kết 
dính khác nhau: Nơi sử dụng xi măng, nơi sử dụng nhớt cây Ô Dước, nơi sử dụng nhớt cây Bời 
Lời và nơi thì sử dụng nhựa cây Dầu Rái. 
Năm 1984, xí nghiệp Tu bổ di tích Trung ương phối hợp với chuyên gia Ba Lan tiến 
hành trùng tu tháp Pokloong Garai ( Phan Rang, Ninh Thuận), chất kết dính được sử dụng ở đây 
là xi măng với kỹ thuật phối màu và mạch xây mỏng. 
Ở Bình Định, từ 1991 – 1995 trùng tu cụm Tháp Đôi (Quy Nhơn) và từ năm 1997 - 
2004 trùng tu cụm tháp Bánh Ít (Tuy Phước) cũng được áp dụng kỹ thuật này. 
Từ năm 2005 đến nay đã trùng tu xong tháp Cánh Tiên, cụm tháp Dương Long trùng tu 
xong giai đoạn 1, hiện đang tiếp tục trùng tu giai đoạn 2. Hiện nay, một tháp khác ở Bình Định 
như tháp Bình Lâm vừa được Viện Bảo tồn di tích – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn 
thành thiết kế trùng tu, đang triển khai chỉ định thầu thi công [4]. 
Hình 5. Các tháp ở Bình Định đã được trung tu và tạo cảnh quan [nguồn tác giả] 
2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong bảo tồn 
a. Vấn đề quy hoạch không gian 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 
199 
- Đường và lối vào cho các di tích thường không đảm bảo hoặc là không có (đặc biệt là 
các tháp ở Bình Định). 
- Một số tháp không có không gian bảo vệ (không phân ranh giới bảo vệ di tích), không 
được quy hoạch không gian xung quanh. 
- Các công trình bảo vệ và phục vụ hầu như thiếu và không có. 
b. Vấn đề kiến trúc tháp 
- Không được làm vệ sinh trên tháp. 
- Các Tháp dùng các vật liệu và kỹ thuật không đảm bảo qui cách (do yếu tố tạm thời về 
chống sụp đổ tháp). 
- Một số tháp đã mất vật thờ (Linga), nên không còn chức năng của đền thờ. 
c. Một số vấn đề tồn tại chung 
- Không gian của di tích bị lấn chiếm để làm nhà ở, cơ sở dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, 
công sở và sử dụng vào những mục đích gây bất lợi cho di tích. 
- Không gian của di sản bị biến dạng, ô nhiễm do việc phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ, 
phát triển sản xuất một cách ồ ạt không tuân thủ các quy định của Nhà nước. 
- Chưa xây dựng được một kế hoạch hoạt động du lịch bền vững tại các khu di tích. 
Hình 6. Các vấn đề còn tồn tại ở các khu vực tháp [nguồn tác giả]. 
Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế  
200 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Nhìn chung hiện nay, hệ thống đền tháp Chăm Pa trong cả nước đã được nhà nước và 
các cơ quan chức năng quan tâm. Hầu hết các tháp đã được đưa vào xếp loại di tích cấp quốc 
gia. Một số đền tháp đã được đầu tư trùng tu. Nhưng thực tế, một số tháp vẫn còn bỏ hoang, 
không được bảo vệ theo đúng qui tắc của đền thờ. 
Qua nghiên cứu thực trạng công tác bảo tồn đền tháp tại các địa phương này, bước đầu 
có một số đề xuất như sau: 
- Cần chấm dứt tình trạng xâm phạm môi trường cảnh quan di tích và không để di tích 
bị xâm phạm thêm nữa; tiếp đến từng bước giải quyết việc vi phạm không gian di tích theo trình 
tự ưu tiên trên cơ sở dựa vào mức độ giá trị của di tích và khả năng đầu tư của ngân sách nhà 
nước và quỹ đất để giải tỏa vi phạm. Theo quan điểm đó, trên thực tế sẽ tùy từng di tích cụ thể 
để đề ra phương án phù hợp nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường di tích một cách khả thi. 
- Cần có khuôn viên vùng bảo vệ đền - tháp và vùng đệm xunh quanh di tích. 
- Cần có nhà trưng bày, bảo vệ, vệ sinh và công trình phục vụ du lịch. 
- Có các hình thức bảo vệ vật liệu trên tháp như làm vệ sinh, và có biện pháp chống cây 
cỏ mọc trên các tháp. 
- Có các hình thức chống xuống cấp và nguy cơ sụp đỗ của tháp. 
- Cần có các hiện vật thờ cúng (Linga) cho các tháp đã bị mất. 
- Phát triển hệ thống giao thông để tiện việc tổ chức các tuyến tham quan, du lịch. 
- Cần có các bảng thông tin về di tích đền tháp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Quốc hội (2001), (2009). Luật di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản 
văn hóa, Luật số 32/2009/QH12, Hà Nội. 
[2] Chính phủ (2010). Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, 
bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Nghị định Số 98/2010/NĐ-CP, Hà Nội. 
[3] Đại Hội đồng ICOMOS (1993). Nguyên tắc chỉ đạo giáo dục, đào tạo bảo vệ di tích, Tại kỳ họp lần 
thứ 11 ở Colombo, Srilanca. 
[4] Nguyễn Thanh Quang (2010). Trùng tu tháp Dương Long – Bình Định và một vài suy nghĩ về chất 
vữa kết dính, Báo cáo tại Hội thảo trùng tu tháp Chăm Ninh Thuận. 
[5] Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (2008). Bản đồ di tích Chăm tại Việt Nam, 
 và tác giả. 
[6] Nguyễn Hồng Kiên (2009). Đền tháp Chăm Pa. 
c/366-n-thap-champa.html/ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 
201 
STUDY FOR CHAMPA TOWER - TEMPLE 
IN BINH DINH, QUANG NAM, THUA THIEN HUE 
AND FACTICITIES OF CONSERVATION OF LOCALITIES 
Tran Dinh Hieu 
Department of Architecture, Hue University of Sciences 
Email: hieuchi2000@yahoo.com 
ABSTRACT 
On the area of the current administration, we can consider the former of Champa 
Kingdom
(2) 
which includes the provinces in central of Vietnam such as Quang Binh, Quang 
Tri, Thua Thien - Hue, Quang Nam, Da Nang, Dak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Lam Dong, 
Ninh Thuan and Binh Thuan. 
Normally, a group of Cham Pa towers must have at least four buildings. They are madapa 
(house tower) gopura (gate tower), Kalan (shrine) and Kosa Geha (Fire tower). Inside a 
larger tower-temple group, there also have some small Kalan which worship other gods of 
Hindu or gods of direction (ancient Cham-Pa language called Dikpalakas). These small 
Kalan are built dispersedly inside the walls. 
Surveying the Cham Pa Towers in the localities in order to collect material and assess the 
current status of the architecture, planning and current status of conservation, recognize 
the structure of the overall layout of temples-towers, the value of architectural forms and 
the considered issues for protection and restoration of Cham Pa Relic. 
Keywords: Binh Dinh, Cham pa, master plan of tower, Quang Nam, temple, Thua Thien 
Hue, tower style. 
2
 Champa is recorded in the Latin character of the Cham-Pa Kingdom name, in the inscription of ancient 
Champa stele has many different spellings: Cyamba (Marco Polo), Cambe (Odrie de Pordenone), 
Tchampa (E.Aymonier) , Campa (A.Bergaigne)...Current call is the Cham-Pa Minorities 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_kien_truc_di_tich_den_thap_cham_pa_o_binh_dinh_quan.pdf