Hoạt động trò chơi trong các giờ học tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương
Trò chơi ngôn ngữ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là trong
việc dạy học tiếng Pháp chuyên ngành như: tạo không khí học tập sôi nổi, phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và nâng cao khả năng thực hành ngoại ngữ của sinh viên, giúp sinh viên phát
triển được các kỹ năng học tập và làm việc cần thiết. Bài viết không chỉ giới thiệu định nghĩa trò
chơi ngôn ngữ, chỉ ra lợi ích và tiêu chí lựa chọn trò chơi phù hợp, mà còn nêu lên thực trạng áp
dụng trò chơi ngôn ngữ trong các lớp tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương.
Từ đó có các đề xuất lựa chọn trò chơi ngôn ngữ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương.
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động trò chơi trong các giờ học tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động trò chơi trong các giờ học tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương
45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v NGUYỄN THỊ HƯƠNG THẢO* *Đại học Ngoại thương, huongthao.fr@ftu.edu.vn Ngày nhận bài: 05/9/2018; ngày sửa chữa: 01/11/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ hiện nay, tiếng Pháp nói riêng và ngoại ngữ nói chung đang trở thành một cầu nối quan trọng giúp chúng ta bước ra thế giới. Hiện nay, việc dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh trên thế giới. Đối với trường Đại học Ngoại thương, việc giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành không chỉ nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Pháp, kiến thức văn hóa-xã hội, kinh doanh cần thiết mà còn giúp người học hình thành và phát triển những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc hoặc tiếp tục phát triển việc học tập lên các cấp cao hơn. Tuy nhiên, thực tế còn một bộ phận không nhỏ sinh viên tốt nghiệp không dám ứng tuyển HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI TRONG CÁC GIỜ HỌC TIẾNG PHÁP CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TÓM TẮT Trò chơi ngôn ngữ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là trong việc dạy học tiếng Pháp chuyên ngành như: tạo không khí học tập sôi nổi, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao khả năng thực hành ngoại ngữ của sinh viên, giúp sinh viên phát triển được các kỹ năng học tập và làm việc cần thiết. Bài viết không chỉ giới thiệu định nghĩa trò chơi ngôn ngữ, chỉ ra lợi ích và tiêu chí lựa chọn trò chơi phù hợp, mà còn nêu lên thực trạng áp dụng trò chơi ngôn ngữ trong các lớp tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương. Từ đó có các đề xuất lựa chọn trò chơi ngôn ngữ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương. Từ khóa: trò chơi ngôn ngữ, tiếng Pháp chuyên ngành vào các đơn vị có nhu cầu dùng tiếng Pháp hoặc ứng tuyển nhưng không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng mặc dù kỹ năng đọc hiểu và diễn đạt viết rất tốt. Tình trạng sinh viên tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo sau khi ra trường thiếu kinh nghiệm, kỹ năng thực hành đàm phán và lúng túng trong việc giao tiếp bằng tiếng Pháp còn khá phổ biến. Vậy làm thế nào để trang bị cho sinh viên học tiếng Pháp chuyên ngành tại Đại học Ngoại thương những kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sau này? Chúng tôi đã nghiên cứu và đánh giá cao việc áp dụng linh hoạt các trò chơi ngôn ngữ trong các giờ học tiếng Pháp chuyên ngành. Bài viết này sẽ giúp chúng ta 46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY hiểu rõ hơn về trò chơi ngôn ngữ trong dạy học ngoại ngữ nói chung và dạy học tiếng Pháp chuyên ngành nói riêng, đặc biệt chúng tôi đề xuất một số trò chơi đã và đang phát huy hiệu quả rõ rệt trong các giờ học tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương. 2. TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Trước đây, phương pháp dạy học ngoại ngữ truyền thống chủ yếu chú trọng vào từ vựng và ngữ pháp, những kiến thức văn hóa, xã hội ít được đưa vào giảng dạy lồng ghép trong các giờ học ngoại ngữ. Việc kiểm tra đánh giá người học đơn thuần chỉ thực hiện thông qua những bài tập ngữ pháp và từ vựng mà không chú trọng đến việc đánh giá trình độ toàn diện trên cả 4 kỹ năng ngôn ngữ Nghe, Nói, Đọc, Viết. Trong một môi trường lấy người dạy làm trung tâm, vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học không được phát huy. Thay vì cảm nhận một trải nghiệm đầy thú vị để khám phá, tìm hiểu về văn hóa, văn minh, cách ứng xử trong mọi tình huống bằng ngôn ngữ nước ngoài thông qua những hoạt động, trò chơi ngôn ngữ phong phú, đa dạng, người học ngoại ngữ luôn cảm thấy căng thẳng, nhàm chán. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy cổ điển này vào một môn học luôn vận động, phát triển không ngừng và đòi hỏi kỹ năng ứng dụng và thực hành cao như ngoại ngữ chuyên ngành thực sự là một sai lầm. Điều đó được thể hiện ở việc phát triển kỹ năng không đồng đều của người học: kỹ năng đọc viết khá tốt nhưng nghe nói thì bị hạn chế. Tuy nhiên, yêu cầu của xã hội đối với trình độ, chất lượng thực hành tiếng Pháp ngày càng tăng cao, do đó phương pháp dạy học cũng phải được nghiên cứu điều chỉnh và phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp và làm việc bằng tiếng Pháp. Trước đòi hỏi thực tế đó, việc giảng dạy ngoại ngữ tại các trường đại học Việt Nam đã chuyển từ phương pháp lấy người dạy làm trung tâm sang phương pháp lấy người học làm trung tâm. Ở đó, người học được tham gia các trò chơi giao tiếp, nhập vai thực hành theo các tình huống cụ thể, được tăng cường hoạt động theo cặp, theo nhóm để phát triển các kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng tự trau dồi kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội cho bản thân. Bên cạnh đó, người học còn có cơ hội được bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình và được đặt câu hỏi nếu họ không hiểu vấn đề nào đó. Các phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng giao tiếp ra đời và phát triển tạo điều kiện cho việc lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ trong quá trình dạy học ngoại ngữ. 2.1. Khái niệm Theo cách hiểu đơn giản, trò chơi ngôn ngữ chính là những hoạt động vui chơi hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho người học theo mục tiêu cụ thể. Trong bài viết của mình, Benhammoud Mohhamed (2010) đã chỉ ra rằng, trò chơi ngôn ngữ không chỉ là hoạt động giải trí đơn thuần để tìm kiếm niềm vui và sự thư giãn. Đó cũng không phải là kiểu chơi chữ hay các cách nói lái mà là những hoạt động làm cho lớp học sôi nổi hơn, giúp người học tiếp thu và học ngôn ngữ dễ dàng, hiệu quả và tự nhiên hơn. Trò chơi ngôn ngữ là một khái niệm triết học đã được đề cập bởi Wittgenstein ngay từ những năm 1930. Ban đầu, trò chơi được ứng dụng là ẩn dụ để hỗ trợ cho khái niệm ngữ pháp, nhưng dần dần nó đã có vị trí độc lập. Khi quan niệm ngôn ngữ như là hành động được hình thành thì các luật chơi và quy tắc trò chơi cũng được hình thành. Trong lịch sử nghiên cứu phát triển các dạng trò chơi phục vụ cho các giờ thực hành tiếng Pháp nói riêng cũng như ngoại ngữ nói chung, các nhà nghiên cứu đã soạn thảo và đưa ra nhiều dạng trò chơi để phát huy tính sáng tạo và năng động của người học. Các trò chơi ngôn ngữ được cấu trúc hóa bằng các nguyên tắc nhưng theo ý đồ của người tham gia và thực hiện trò chơi. Việc áp dụng các trò chơi vào giảng dạy ngoại ngữ sẽ xóa bỏ những hạn chế và rào cản phát triển ngôn ngữ của phương pháp truyền thống - chủ yếu 47KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v chú trọng vào kiến thức ngữ pháp và ghi nhớ từ vựng. Trên thực tế, phương pháp giảng dạy của giảng viên tác động rất lớn đến thành công của mỗi giờ giảng. Theo cách tiếp cận thực hành của hoạt động dạy-học các kỹ năng trong các giờ học ngoại ngữ, giảng viên phải không ngừng nghiên cứu để tìm ra những phương pháp luyện tập hiệu quả nhằm tạo nên một không khí học tập sôi nổi, kích thích sinh viên tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động và đặc biệt là hướng dẫn họ các kỹ năng sử dụng và thực hành thuần thục ngoại ngữ trong tình huống công việc cụ thể, phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán trong từng môi trường làm việc khác nhau. Áp dụng trò chơi vào giờ học ngoại ngữ chính là giải pháp nhằm thay đổi không khí buổi học, kích thích sự tò mò, ham tìm hiểu của sinh viên cũng như tạo cho các bạn trẻ có những sân chơi thực tế bổ ích, có cơ hội để tư duy và thể hiện bản thân. Tuy nhiên, việc áp dụng các trò chơi vào trong các giờ thực hành tiếng Pháp còn hạn chế, cho dù lợi ích của nó đã được rất nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra trên cả khía cạnh sư phạm lẫn nhận thức. Lý do cơ bản đó là hầu hết các giờ học ngoại ngữ đều dựa vào các giáo trình của Pháp soạn sẵn dựa trên quan điểm của các chuyên gia Pháp chứ chưa có sự nghiên cứu vận dụng cụ thể vào đối tượng sinh viên tiếng Pháp chuyên ngành và các giờ học thực hành thường bị hạn chế cả về yếu tố không gian và thời gian. Việc lồng ghép các hoạt động trò chơi trong các giờ học chính là cơ hội để người học phát triển năng lực tư duy, hòa nhập văn hóa, hiểu, định hướng và vận dụng được tiếng Pháp trong hoạt động nghề nghiệp một cách linh hoạt nhất. Điều này cho phép người học sử dụng một cách lôgic, chủ động và sáng tạo vốn ngôn ngữ của mình và đặt người học vào trung tâm của việc học và hành động. 2.2. Phân loại trò chơi ngôn ngữ Theo Benhammoud Mohhamed (2010), về hình thức tổ chức, trò chơi ngôn ngữ được phân chia thành hai nhóm cơ bản: 2.2.1. Nhóm trò chơi giao tiếp Đây là những trò chơi mang tinh thần tập thể dựa trên nguyên tắc người này có những thông tin mà người kia không có và ngược lại. Như vậy dựa trên nguyên tắc này, các nhà nghiên cứu phát triển những trò chơi phát huy khả năng làm việc tập thể của người chơi. Để hoàn thành yêu cầu đặt ra, mỗi thành viên không chỉ phát huy khả năng của mỗi cá nhân mà phải giao tiếp, tương tác để hỗ trợ cho nhau cùng hướng về đích. Trò chơi giao tiếp đòi hỏi sự chủ động, tích cực và phản ứng nhanh của sinh viên để các cuộc hội thoại không bị gián đoạn. Ví dụ tình huống một khách hàng bước vào quầy giao dịch của một ngân hàng thực hiện giao dịch mở tài khoản và cần sự tư vấn của giao dịch viên. Sinh viên đóng vai giao dịch viên cần tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng và thuyết phục khách sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Giao dịch viên sẽ phải nắm vững lợi ích của từng sản phẩm đối với khách hàng, các ưu đãi dành cho khách hàng trong khi so sánh với dịch vụ của các ngân hàng khác cùng thời điểm và các dịch vụ bổ trợ, đi kèm với tài khoản được mở. Trong khi đó sinh viên nhập vai khách hàng có yêu cầu được tư vấn và mở tài khoản, có một số thông tin và chương trình mở tài khoản mới ở các ngân hàng cạnh tranh khác, chuẩn bị các loại giấy tờ tùy thân cần thiết. Bên cạnh đó, có thể có những nhân vật như giám đốc điều hành kiểm soát và ký duyệt hồ sơ mở tài khoản hay các nhân viên ngân hàng khác hỗ trợ giao dịch viên phục vụ khách hàng khó tính cùng tham gia. Trò chơi giao tiếp không đòi hỏi sự chuẩn bị nhiều thông tin và yêu cầu cho từng sinh viên như trong nhóm trò chơi nhập vai nhưng rất cần sự sát sao và tâm huyết của giảng viên trên lớp để có thể mang lại nhiều kiến thức thực tế hữu ích cho cả nhóm sinh viên tham gia nhập vai và những sinh viên trong lớp khi nghe và quan sát các tình huống thực hành giao tiếp. 2.2.2 Nhóm trò chơi nhập vai Khác với trò chơi giao tiếp, trò chơi nhập vai đòi hỏi cao hơn, yêu cầu sinh viên không chỉ vận 48 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY dụng kiến thức, thực hành giao tiếp mà còn biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện mục tiêu hội thoại tình huống. Nhóm trò chơi này cho phép sinh viên được tham gia vào những tình huống giao tiếp thực sự, bù đắp được những thiếu hụt về kiến thức ngôn ngữ bằng cách sử dụng các phương thức diễn đạt phi ngôn ngữ (có thể là ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ,) giống như đang tham gia vào một tình huống thực tế trong cuộc sống. Nhóm trò chơi này được phân chia thành hai loại: trò chơi nhập vai theo định hướng (sinh viên cần tuân theo các nguyên tắc của trò chơi, mục đích và tiến trình giao tiếp đã được xác định trước với các thông tin được chuẩn bị sẵn cho từng vai khác nhau) và trò chơi nhập vai mở (sinh viên sẽ tham gia vào một tình huống giao tiếp mà mục tiêu và tiến trình là hoàn toàn mở, vậy nên họ sẽ phải sử dụng tất cả khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như phi ngôn ngữ để giải quyết thành công tình huống đưa ra). Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn đưa ra nhiều cách phân loại trò chơi dựa trên các tiêu chí khác nhau: Weiss (2002) xây dựng các trò chơi hỗ trợ phát triển vốn từ vựng (tạo từ mới), các trò chơi cấu trúc (tìm và kết hợp từ để tạo thành câu và đoạn văn); Hay như Cuq và Gruca (2007) sắp xếp hoạt động trò chơi theo nhóm trò chơi ngôn ngữ, nhóm trò chơi phát triển năng lực sáng tạo, nhóm trò chơi văn hóa và nhóm trò chơi sân khấu hóa Như vậy, có thể nói hoạt động trò chơi là hết sức đa dạng và phong phú, đòi hỏi giảng viên phải có sự nghiên cứu, đánh giá để lựa chọn những hoạt động phù hợp với mục tiêu của bài giảng. Về vật chất phục vụ cho các hoạt động trò chơi, cần phải luôn nhớ rằng trong bối cảnh dạy/học một ngôn ngữ, tất cả đều có thể được sử dụng, từ lời nói cho đến các vật dụng xung quanh chúng ta. Theo nhà ngôn ngữ Debyser (1978), lời nói là một trong những đồ chơi đầu tiên và cũng là một đồ chơi mang đến sự sáng tạo vô tận. Vậy nên, thành công của một hoạt động trò chơi đôi khi không phải là một sự chuẩn bị kỹ càng mà nó đến từ chính sự sáng tạo nhạy bén của giảng viên trên lớp. 2.3. Các tiêu chí lựa chọn trò chơi ngôn ngữ Làm thế nào để lựa chọn các hoạt động trò chơi phù hợp? Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu của Viện ngôn ngữ Pháp tại Nhật Bản gồm Helme Ludovic, Jourdan Romain và Tortissier Kevin (2014) đã đưa ra 6 câu hỏi cần giải đáp. Mục tiêu của trò chơi hướng đến là gì? Đây là câu hỏi có tầm ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn trò chơi. Cũng giống như mọi hoạt động sư phạm khác, việc sử dụng trò chơi trong giờ học tiếng Pháp cũng phải xác định mục tiêu rõ ràng. Người dạy muốn phát triển kỹ năng gì ở người học, mở rộng vốn từ vựng, củng cố ngữ pháp hay các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đây rõ ràng là câu hỏi đầu tiên mà người dạy cần phải trả lời trước khi lựa chọn một hoạt động trò chơi phục vụ cho giờ giảng của mình. Lớp học có bao nhiêu người? Câu hỏi này giúp người dạy định hình tổ chức trò chơi theo nhóm hay cá nhân và lựa chọn trò chơi phù hợp để đảm bảo sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên - một trong những yếu tố quyết định đến thành công của trò chơi ngôn ngữ. Trình độ và tính cách của người học? Đây là hai yếu tố mà người dạy phải tìm hiểu kỹ và kết hợp một cách hài hòa. Thực tế cho thấy, có những người trình độ ngôn ngữ hạn chế nhưng về tính cách lại cởi mở và năng động nên họ rất thích tham gia các hoạt động theo nhóm. Tuy nhiên, ngược lại cũng có một số học giỏi nhưng lại không hứng thú tham gia vào các hoạt động trò chơi. Chính vì lẽ đó, người dạy phải hiểu rõ đối tượng người học để đưa ra những nguyên tắc chơi hợp lý nhất nhằm huy động tất cả các đối tượng đều tích cực tham gia. Như vậy mới có thể đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Quỹ thời gian? Có một số trò chơi đơn giản người dạy không phải giải thích nhiều và sinh viên có thể tham gia 49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v dễ dàng. Tuy nhiên không lúc nào cũng như vậy, trình độ người học không đồng đều cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian người dạy giải thích và dẫn dắt trò chơi. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến thời gian tính điểm và chữa lỗi cho các đội chơi. Đây là thời điểm rất quan trọng để người học có thể trao đổi với nhau và làm giàu vốn kiến thức của mình. Địa điểm tổ chức hoạt động? Người dạy cũng phải quan tâm đến địa điểm tổ chức hoạt động trò ... ỉ giúp giảng viên hiểu rõ trò chơi, điều chỉnh và phòng tránh những vấn đề không đáng có phát sinh trong quá trình thực hiện mà còn giám sát chất lượng và làm chủ mọi hoạt động của sinh viên trên lớp. 2.4. Trò chơi ngôn ngữ trong các giờ học ngoại ngữ chuyên ngành Tiếng Pháp chuyên ngành phân tích nhu cầu ngôn ngữ của người học bằng các chương trình giảng dạy nhanh chóng và hiệu quả. Việc soạn thảo chương trình FOS đòi hỏi giảng viên phải tiếp cận với một lĩnh vực nghề nghiệp mới mà ở đó họ phải khám phá các “diễn viên mới”, “các tình huống mới” cũng như hoạt động giao tiếp ngôn ngữ mà họ thực hiện trong môi trường đó. Trò chơi ngôn ngữ chính là hình thức hoạt động mà giảng viên có thể lựa chọn để truyền đạt nội dung kiến thức. Đó là sự tổng hòa của tất cả các hoạt động ngôn ngữ được thực hiện theo nhóm hay cá nhân nhằm giúp người học có thể nâng cao khả năng sử dụng và thực hành ngoại ngữ linh hoạt như tiếng mẹ đẻ trong các tình huống công việc cụ thể. Việc đưa các hoạt động trò chơi vào giờ ngoại ngữ chuyên ngành cần được tiến hành trên phương diện giao tiếp và hoạt động bằng việc xây dựng một bầu không khí vui vẻ (hoạt động làm việc nhóm hoặc cùng hướng tới một mục tiêu chung,) đồng thời khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động giao tiếp và xử lý các tình huống cụ thể. Hoạt động trò chơi tạo nên sự năng động thực sự, phát triển kỹ năng và tư duy của mỗi thành viên khi tham gia hoạt động nhóm, khi hoạt động này có mục tiêu sư phạm rõ ràng theo định hướng của giảng viên. Thông qua trò chơi, sinh viên có động cơ tự nhiên để ôn lại những kiến thức đã học, tiếp nhận kiến thức mới một cách hứng khởi và tạo thói quen chủ động tìm hiểu các kiến thức về hoạt động ngành nghề cụ thể. Ngoài ra, để có thể giành chiến thắng trong trò chơi, hay để giải quyết vấn đề gặp phải, từng người chơi phải đóng góp sự hiểu biết hoặc ý kiến của mình. Nhiệm vụ của giảng viên là phải khích lệ để tất cả sinh viên hứng thú thực sự với trò chơi để không những rèn luyện tư duy, ôn tập kiến thức mà sinh viên còn có thể thực hành nghe nói nhuần nhuyễn. Mục tiêu của một giờ học tiếng Pháp chuyên ngành không chỉ đơn thuần là đạt được các kỹ năng ngôn ngữ thuần túy ngoài bối cảnh mà còn là hoạt động và phản ứng một cách phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong công việc bắt buộc phải sử dụng ngoại ngữ. Như vậy, lợi ích căn bản mà hoạt động trò chơi mang lại cho các 50 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY giờ học tiếng Pháp chuyên ngành là đặt sinh viên vào các tình huống giao tiếp sát với thực tế công việc. Trò chơi sẽ dẫn dắt sinh viên hình dung ra mình đang là một nhân vật nào đó và tham gia vào một tình huống giao tiếp cụ thể. Chính những tình huống giả định sát với thực tế đó sẽ giúp sinh viên huy động vốn kiến thức của mình để giải quyết. Những kinh nghiệm hình thành và tích lũy được trong quá trình học tập sẽ giúp sinh viên giải quyết công việc một cách dễ dàng hơn khi tham gia vào hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Việc sử dụng các hoạt động trò chơi trong giờ thực hành tiếng Pháp sẽ phát huy được sự tích cực, chủ động của người học, đặt người học vào trung tâm của hoạt động giao tiếp và thúc đẩy họ phát huy khả năng ngôn ngữ vốn có để giải quyết tình huống một cách hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đề ra của trò chơi, từng cá nhân phải giao tiếp với nhau và thảo luận trong nhóm với nhau để tìm ra kết quả cuối cùng, phải sử dụng ngôn ngữ để xóa đi khoảng cách, để trình bày thông tin cần thiết cho việc hoàn thành trò chơi. Người học sẽ phải cùng nhau thảo luận để tìm cách giải quyết tình huống theo yêu cầu của trò chơi và định hướng của giáo viên, phải nói ra hoặc viết ra để thể hiện được quan điểm của mình hay để truyền đạt thông tin với đội chơi khác. Điều này có nghĩa là, trò chơi tạo cơ hội cho sinh viên giao tiếp với nhau, thậm chí những sinh viên rụt rè, thiếu tự tin cũng bị cuốn hút vào loại hoạt động này. 3. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ TRONG CÁC GIỜ DẠY TIẾNG PHÁP CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 3.1. Giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương Chương trình giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành của trường đại học ngoại thương dùng cho khối ngành Kinh tế đối ngoại và Kinh tế quốc tế trong suốt bảy kỳ học. Trong đó, sinh viên chính thức nhập môn tiếng Pháp chuyên ngành kể từ kỳ thứ tư sau ba kỳ củng cố, nâng cao ngôn ngữ cơ sở và làm quen với ngôn ngữ chuyên ngành. Bốn kỳ học tiếng Pháp chuyên ngành giúp sinh viên vừa làm quen với các hoạt động kinh tế trong cộng đồng Pháp ngữ, nghiên cứu và thực hành sâu về các vấn đề kinh tế bằng tiếng Pháp nhờ các kiến thức ngành đã được tích lũy bằng tiếng Việt, hiểu được văn hóa và các cách thức giao thương đối ngoại trong khối Pháp ngữ và trên thế giới, có khả năng làm việc, thích ứng, đàm phán và đáp ứng các yêu cầu về ngoại ngữ cho công việc. Bốn kỳ học tiếng Pháp chuyên ngành, ngoài các giờ học lý thuyết, sinh viên còn tham gia các giờ thực hành trên lớp, các bài tập lớn và các hoạt động ngoại khóa bằng tiếng Pháp nhằm nâng cao khả năng thực hành và các kỹ năng làm việc khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các giờ học trên lớp vẫn đang thụ động tuân theo các giáo trình soạn sẵn của Pháp chứ chưa có giáo trình riêng hay có các chương trình giảng dạy riêng áp dụng cho lớp học có trình độ ngoại ngữ của sinh viên chênh nhau khá lớn. Các giờ học trên lớp chủ yếu sử dụng các bài khóa, các hoạt động ngôn ngữ dựng sẵn theo giáo trình Pháp, thiếu các trò chơi giúp sinh viên khá không cảm thấy nhàm chán và sinh viên trình độ thấp hơn không cảm thấy mệt mỏi khi lên lớp. Mặc dù đã ý thức và trải nghiệm được lợi ích của các hoạt động trò chơi ngôn ngữ trên lớp, các trò chơi vẫn chưa được đầu tư, quan tâm nghiên cứu thích đáng để đưa vào từng buổi học. Các giảng viên đưa trò chơi vào lớp tự phát và chưa có phiếu điều tra về chất lượng và lợi ích trò chơi mang lại cho sinh viên, chưa có đánh giá về khả năng phát triển ngôn ngữ của sinh viên qua các trò chơi trong một khoảng thời gian cụ thể. Sinh viên Pháp ngữ tại trường Đại học Ngoại thương được đánh giá có chất lượng đầu vào dẫn đầu trong cả nước, sinh viên năng động, có chí tiến thủ, có tư duy tốt song trình độ ngôn ngữ đầu vào có sự chênh lệch khá lớn, nhất là đối với các kỹ năng nghe nói. Khi bước vào môi trường đào tạo đại học với phương pháp dạy và học hoàn toàn 51KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v mới nhiều sinh viên dễ bị nản vì không theo kịp lớp. Vai trò của giảng viên đứng lớp do vậy vô cùng quan trọng để hài hòa không khí lớp học cho tất cả sinh viên. Và việc áp dụng các trò chơi ngôn ngữ vào các giờ học đòi hỏi sự đầu tư cả về thời gian và trí lực. Đây vừa là thách thức đối với các giảng viên vừa là nhiệm vụ của Nhà trường và Khoa trong việc quan tâm đổi mới các phương pháp giảng dạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. 3.2. Đề xuất một số trò chơi ngôn ngữ trong các giờ Tiếng Pháp chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương Bên cạnh các dạng trò chơi phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà chúng ta thường áp dụng cho các lớp tiếng Pháp cơ sở, đối với các lớp tiếng Pháp chuyên ngành, giảng viên cần phải sử dụng những trò chơi có độ khó khác nhau để phát triển đồng thời cả năng lực ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành đồng thời khắc phục được vấn đề trình độ ngôn ngữ chưa đồng đều trong các lớp học. Theo đó các trò chơi nhập vai và trò chơi lập luận đề xuất sau đây sẽ phần nào giảm bớt căng thẳng cho các sinh viên có trình độ yếu hơn và các sinh viên có thể giúp đỡ nhau cải thiện ngôn ngữ trong từng trò chơi cụ thể. Các loại hình trò chơi này không chỉ rất gần gũi với công việc tương lai của sinh viên sau khi tốt nghiệp mà còn rất phù hợp với việc ôn tập và phát triển các kiến thức chuyên ngành sinh viên tích lũy bằng tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. 3.2.1. Trò chơi nhập vai (jeu de rôle) Hiện nay, trò chơi nhập vai đang là một sự lựa chọn khá phổ biến. Tuy nhiên, đối với đối tượng người học các lớp tiếng Pháp chuyên ngành, cần lựa chọn các tình huống phù hợp với mục tiêu cần hướng tới. Ví dụ: Nhập vai các đối tác đàm phán hợp đồng kinh tế. Trong tình huống này, giảng viên có thể tổ chức lớp học thành nhiều nhóm nhỏ, cung cấp thông tin cho các bên và yêu cầu người chơi phải giữ bí mật về thông tin mình có bởi đó là cơ sở để người chơi đàm phán với đối tác nhằm đạt được mục đích đàm phán; đề ra mục tiêu đàm phán cho các bên; giới hạn thời gian đàm phán và cuối cùng cho các nhóm tiến hành trò chơi. Quá trình học viên tham gia trò chơi, giảng viên có thể đến từng nhóm để quan sát tiến trình đàm phán. Kết thúc trò chơi, giảng viên có thể chọn nhóm bất kỳ để giải thích về tiến trình và kết quả đàm phán. Cuối cùng, cho các bên đối tác trao đổi thông tin và nhận xét trò chơi (từ vựng, lý lẽ, ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống,) Bên cạnh đó, giảng viên cũng có thể chuẩn bị nhiều trò chơi có độ khó khác nhau, đòi hỏi nhiều kỹ năng thực hành hơn để huy động sự tham gia đồng thời của nhiều học viên như tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị của một công ty; phỏng vấn tuyển dụng nhân sự hay tham gia các cuộc đàm phán thương mại song phương hoặc đa phương. Đây là những tình huống gắn liền với nội dung giảng dạy của nhà trường, giúp sinh viên có cái nhìn thực tế về cuộc sống việc làm và hình thành tư duy rèn luyện kỹ năng làm việc. Do vậy, giảng viên có thể cho sinh viên xem các tình huống mô phỏng, giải thích tình huống và tiến hành phân vai. Các tình huống như vậy đều đòi hỏi học viên phải phát huy hết khả năng ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành để xử lý tình huống. 3.2.2. Trò chơi lập luận (Apprendre à convaincre) Đây là một dạng hoạt động có độ khó cao đòi hỏi người học không chỉ biết cách tư duy lôgic, có khả năng ngôn ngữ tốt, trau dồi kiến thức văn hóa phong phú mà còn thông hiểu các kỹ năng cần thiết khác như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng vận dụng ngôn ngữ cơ thể Mục đích của hoạt động này đúng như tên gọi của nó, nhằm trang bị cho sinh viên năng lực lập luận bằng ngoại ngữ để thuyết phục người nghe. Đối với dạng trò chơi này, giảng viên sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng lập luận và tổ chức theo độ khó tăng dần: Mức độ 1: Trình bày quan điểm. Sinh viên tự trình bày một vấn đề mà họ lựa chọn (được chuẩn bị trước) 52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Mức độ 2: Bảo vệ quan điểm Mỗi sinh viên sẽ lựa chọn một quan điểm và có thời gian 10 phút để bảo vệ quan điểm của mình trước hội đồng phản biện (có thể là tất cả các sinh viên khác hoặc một hội đồng luân phiên) Mức độ 3: Tranh luận Giảng viên chuẩn bị các ý kiến đánh giá khác nhau liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành mà sinh viên đang học. Tổ chức lớp học thành các cặp/ nhóm: một cặp/nhóm ủng hộ, một cặp/nhóm phản đối (các cặp tự thỏa thuận). Sinh viên sẽ có thời gian chuẩn bị, sau đó từng cặp sẽ tranh luận với nhau để bảo vệ quan điểm của mình trước lớp. Đây là hai dạng hoạt động phổ biến mà giảng viên có thể áp dụng trong các giờ học tiếng Pháp chuyên ngành. Mỗi dạng trò chơi đều có những ưu điểm khác nhau đòi hỏi giảng viên phải có sự chuẩn bị chu đáo và biết vận dụng linh hoạt theo từng giai đoạn cụ thể để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Thông qua hai dạng trò chơi giới thiệu trên đây, hy vọng các giảng viên có sự lựa chọn trò chơi hợp lý, vừa đảm bảo được tính giải trí vừa hướng người học đến mục tiêu kiến thức đề ra, phát huy được hết giá trị của các trò chơi ngôn ngữ trong các giờ tiếng Pháp. Ngoài ra, sau những buổi thực hiện trò chơi, giảng viên cần tổng kết lại những kiến thức mà sinh viên đã vận dụng, đánh giá lại chất lượng buổi học trước sinh viên về những điểm đạt được và chưa đạt được khi so sánh với mục tiêu và yêu cầu đối với sinh viên của mỗi trò chơi. Đồng thời cần có các động thái khích lệ, động viên kịp thời để sinh viên ngày càng yêu thích, gắn bó và nuôi dưỡng tình yêu nhiều hơn với môn tiếng Pháp. 4. KẾT LUẬN Chúng ta thấy rằng trò chơi ngôn ngữ ngày các đóng vai trò quan trọng trong các giờ học ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp chuyên ngành nói riêng. Nó là một công cụ hiệu quả giúp giáo viên thay đổi được phương pháp giảng dạy truyền thống, tạo không khí học tập vui vẻ, khuyến khích sinh viên tích cực tham gia, từ đó không chỉ cải thiện được khả năng ngôn ngữ mà còn thúc đẩy tính năng động của người học đặc biệt là cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, ứng xử trong môi trường tập thể. Các giảng viên ngày càng chú trọng hơn đến việc đầu tư lựa chọn trò chơi gắn liền với nội dung kiến thức nhằm hiện thực hóa phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm”, cải thiện môi trường học tập và thực hành tiếng Pháp cho sinh viên, giúp sinh viên được đào tạo và rèn luyện đồng đều cả về lý thuyết và thực tiễn, nắm bắt được các kiến thức cần thiết và rèn luyện các kỹ năng khác nhau phục vụ cho cuộc sống công việc, đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều khó khăn còn tồn đọng, nên để thực tế được các mục tiêu và vai trò của hoạt động trò chơi ngôn ngữ trong các lớp học đòi hỏi sự nỗ lực, tích cực và quan tâm của cả giảng viên, sinh viên và nhà trường./. Tài liệu tham khảo: Benhammoud Mohamed (2010), Une classification des jeux dans une perpective d’apprentissage de FLE, Université de Jijel, Algérie. Cuq Jean-Pierre (2007), Dictionnaire de didactique du français langue étrangère et seconde, CLE International, Paris. Francois Weiss (2002), Jouer, communiquer, apprendre, Hachette, Paris. Helme Ludovic, Jourdan Romain và Tortissier Kevin (2014), Le jeu de la classe FLE: intérêts et pratique, Rencontres pédagogiques du Kansaî 2014, Institut Français du Japon, Kansaî, 60-67. Javier Suso López (2014), Jeux communicatifs et enseignement/apprentissage des langues étrangères, Université de Granada, Grenade. Mangiante Jean-Marc. Mangiante, Parpette Chantal (2004), Le Francais sur objectif spécifique: de l’analyse des besoins à l’élaboration d’un cours, Hachette, Paris. 53KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v LANGUAGE GAMES IN FRENCH COURSES ON SPECIFIC PURPOSES AT THE UNIVERSITY OF FOREIGN TRADE NGUYEN THI HUONG THAO Abstract: Language games bring several effective results in teaching and learning French such as helping learners entertain and relax, promoting the positive, active and creative actions, better acquiring the language and studying and working skills. The article defines the language games, the appropriate benefits and criteria for game selection and depicts the current situations of application at Foreign Trade University. Also, some major solutions will be proposed to improving the quality of teaching French on purposes objectives at the University. Keywords: language game, french on specific purposes Received: 05/9/2018; Revised: 01/11/2018; Accepted: 20/12/2018
File đính kèm:
- hoat_dong_tro_choi_trong_cac_gio_hoc_tieng_phap_chuyen_nganh.pdf