Hoạt động nghiên cứu khoa học của viện Khoa học Lao động và xã hội - Số 14
Trong kinh tế hàng hóa, mà đỉnh
cao là kinh tế thị trường, sản xuất -
phân phối - trao đổi - tiêu dùng là
những bộ phận cấu thành không thể
tách rời của quá trình tái sản xuất xã
hội. Trong đó, sản xuất là điểm xuất
phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng, phân
phối và trao đổi là khâu trung gian.
Giữa chúng có mối quan hệ, tác động
qua lại với nhau, nhưng sản xuất bao
giờ cũng là gốc, là khâu quyết định.
Phân phối bao gồm phân phối các
yếu tố sản xuất (các yếu tố đầu vào) và
phân phối kết quả của sản xuất (các kết
quả đầu ra). Với quan niệm này, phân
phối có nội hàm rất rộng. Xét về mặt
giá trị, các yếu tố đầu vào hình thành
chi phí sản xuất, trong đó có chi phí lao
động (bao gồm chi phí tiền lương, tiền
công và các chi phí khác). Còn kết quả
đầu ra thể hiện ở doanh thu, bao gồm cả
tiền lương, tiền công và thu nhập của
người lao động. Trong quan hệ phân
phối, với tư cách là phân phối các yếu
tố sản xuất thì tự bản thân nó đã thuộc
về sản xuất để đảm bảo cho quá trình
sản xuất diễn ra bình thường. Còn phân
phối, với tư cách là phân phối kết quả
của sản xuất (kết quả đầu ra), chính là
sự phân chia kết quả đó theo một tỷ lệ
cho các chủ thể kinh tế tham gia đóng
góp vào hình thành kết quả đó. Tức là,
doanh thu, sau khi thực hiện nghĩa vụ
với nhà nước, tích lũy tái sản xuất mở
rộng, được phân phối lần đầu (phân
phối sơ cấp) theo vốn và lao động; phần
nộp cho ngân sách nhà nước được dùng
để đầu tư phát triển và chi tiêu công,
một phần trong đó được phân phối lại
thông qua phúc lợi xã hội và chính sách
xã hội.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của viện Khoa học Lao động và xã hội - Số 14
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc cña viÖn Khoa häc Lao ®éng vµ x· héi Số 14 Tháng 12 năm 2007 NỘI DUNG I. Trao đổi về phương pháp và công cụ nghiên cứu 1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế phân phối phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập - TS. Nguyễn Hữu Dũng tr.3 2. Định hướng xây dựng và thực hiện chính sách đối với đối tượng yếu thế nhằm bảo đảm hài hòa quan hệ giữa công bằng xã hội với tăng trưởng kinh tế - Ths. Bùi Xuân Dự tr.9 3. Từ vấn đề xác định hộ nghèo, xem xét lại cách tiếp cận xây dựng chuẩn nghèo – Ths. Bùi Xuân Dự tr.16 II. Kết quả nghiên cứu 1. Nâng cao hiệu quả của thị trường cho người nghèo tại Đắk Nông - Những phát hiện chính và kiến nghị - Trần Thị Tuy Hòa và Nhóm nghiên cứu tr.25 2. Một số vấn đề tiền lương trong doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trần Văn Hoan tr.31 3. Tăng cường an sinh cho người nghèo ở nông thôn - Nguyễn Thị Thanh Hà tr.39 III. Thông tin về các Hội nghị, Hội thảo tr.46 IV. Tin ngoài nước Chuyển lao động bán thời gian thành lực lượng lao động chính và các hoạt động thành lập nghiệp đoàn của Công đoàn Nhật Bản (Hoàng Anh Thư - Trích dịch) tr. 48 V. Giới thiệu sách mới tr.50 Scientific research of ilssa No. 14 December 2007 Contents I. Discussion on methodology and instruments in scientific research 1. Keep up improving distribution mechanism that should be suitable to market economy and the world integration - PhD. Nguyen Huu Dzung 2. Orientation for setting up and implementing policies for vulnerable group aimed at ensuring the harmonious relation between social balance and economic growth - MA. Bui Xuan Du 3. To take examination of the approach to setting up the poor criterion based on the poor household determination - MA. Bui Xuan Du II. Research outputs 1.Improving the impacts of market for the poor in Dak Nong- the main findings and recommendation - Tran Thi Tuy Hoa and research group - ILSSA 2.Some wage/salary issues of workers in small and medium sized enterprises - Tran van Hoan 3. Improving social security for the poor in rural areas - Nguyen Thi Thanh Ha III. Information on the Workshops IV. International news Shift of part-time workers to the mainstream workforce and Union Organizing Activities of Labor Unions in Japan ( Translation) Kazunari Honda - Associate professor, faculty of Economics, Kokugakuin University V. Introduction of some new publications Trao ®æi vÒ ph¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 3 TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÂN PHỐI PHÙ HỢP VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP TS. Nguyễn Hữu Dũng Phân phối là một trong những nội dung quan trọng của thể chế kinh tế thị trường. Do đó, hoàn thiện quan hệ phân phối sẽ góp phần to lớn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên, quan hệ phân phối là vấn đề rất tổng hợp, có nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội tương tác chặt chẽ với nhau, liên quan đến vấn đề sở hữu, phân bố nguồn lực, quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Bài này chỉ giới hạn trong phạm vi phân phối tiền lương và thu nhập. 1. Nhận thức về quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Trong kinh tế hàng hóa, mà đỉnh cao là kinh tế thị trường, sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng là những bộ phận cấu thành không thể tách rời của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong đó, sản xuất là điểm xuất phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng, phân phối và trao đổi là khâu trung gian. Giữa chúng có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau, nhưng sản xuất bao giờ cũng là gốc, là khâu quyết định. Phân phối bao gồm phân phối các yếu tố sản xuất (các yếu tố đầu vào) và phân phối kết quả của sản xuất (các kết quả đầu ra). Với quan niệm này, phân phối có nội hàm rất rộng. Xét về mặt giá trị, các yếu tố đầu vào hình thành chi phí sản xuất, trong đó có chi phí lao động (bao gồm chi phí tiền lương, tiền công và các chi phí khác). Còn kết quả đầu ra thể hiện ở doanh thu, bao gồm cả tiền lương, tiền công và thu nhập của người lao động. Trong quan hệ phân phối, với tư cách là phân phối các yếu tố sản xuất thì tự bản thân nó đã thuộc về sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường. Còn phân phối, với tư cách là phân phối kết quả của sản xuất (kết quả đầu ra), chính là sự phân chia kết quả đó theo một tỷ lệ cho các chủ thể kinh tế tham gia đóng góp vào hình thành kết quả đó. Tức là, doanh thu, sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, tích lũy tái sản xuất mở rộng, được phân phối lần đầu (phân phối sơ cấp) theo vốn và lao động; phần nộp cho ngân sách nhà nước được dùng để đầu tư phát triển và chi tiêu công, một phần trong đó được phân phối lại thông qua phúc lợi xã hội và chính sách xã hội. Trong kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa và dịch vụ quyết định giá thành của kết quả sản xuất và việc sử dụng vốn và lao động, đồng thời cũng quyết định phân phối kết quả sản xuất theo vốn và lao động Trao ®æi vÒ ph¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 4 của các chủ thể kinh tế. Ở đây, người lao động đóng góp sức lao động của mình vào quá trình tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thì được nhận một phần dưới hình thức tiền lương, tiền công. Người lao động nhận tiền lương, tiền công trong phân phối lần đầu (phân phối sơ cấp) phụ thuộc vào mức độ đóng góp của lao động vào kết quả đầu ra của sản xuất. Do đó, tiền lương, tiền công trả cho người lao động, như là một yếu tố quyết định của sản xuất, phải tương xứng với sự đóng góp của lao động (hay trả đúng giá trị của lao động) tùy theo (hay phụ thuộc vào) năng suất lao động của từng cá nhân (hay thành tích của từng cá nhân). Đây là vấn đề có tính chất nguyên tắc, là chuẩn mực cao nhất của phân phối trong kinh tế thị trường, cũng chính là sự công bằng trong phân phối. Tuy nhiên, để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của người lao động như là thành viên của xã hội, họ không chỉ được nhận phân phối lần đầu dưới hình thức tiền lương, tiền công, mà còn được nhận một phần từ kết quả sản xuất chung của xã hội dưới hình thức phúc lợi xã hội bằng chính sách phân phối lại (phân phối thứ cấp) của Nhà nước thông qua trao đổi. Xã hội càng phồn vinh thì phúc lợi xã hội càng đa dạng, phong phú và dồi dào, chất lượng đời sống của mọi người, kể cả người lao động, càng được nâng cao. Theo Einkommen, đó là biểu hiện khía cạnh “hữu nghị” của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, khi đưa ra chính sách phân phối lại trong kinh tế thị trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sự phồn vinh lâu dài thì nguyên tắc trả đúng giá trị lao động theo năng suất lao động (hay thành tích) cá nhân vẫn phải đứng ở vị trí số 1. Theo nguyên lý chủ nghĩa Mác - LêNin, phân phối theo lao động là nguyên tắc và là một trong những đặc trưng quan trọng của CNXH. Nhưng trong thời kỳ quá độ lên CNXH, những năm trước đây trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp, chúng ta đã thực hiện một chính sách phân phối bình quân quá lâu nên đã làm hạn chế tăng trưởng và phát triển. Trong quá trình đổi mới, mô hình phát triển tổng quát được lựa chọn ở nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các đặc trưng kinh tế liên quan đến quan hệ phân phối có thể khái quát như sau: - Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài của nền kinh tế đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế và đa hình thức phân phối ứng với hình thức sở hữu để tạo động lực cho phát triển cao và bền vững; - Thừa nhận sự chênh lệch về thu nhập và mức sống, thực chất là chấp nhận những nhóm xã hội vượt trội ở mức độ khác nhau trên cơ sở phát huy tiềm năng về vốn (tài sản), kiến thức làm ăn, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ quản lý (trí tuệ) đóng góp và cống hiến vào các hoạt động kinh tế, xã hội, là một thực tế khách quan và tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH; - Vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp vừa coi xóa đói giảm nghèo là những vấn đề có tính chiến lược quốc gia để khắc phục sự phân cực, phân hóa Trao ®æi vÒ ph¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 5 xã hội không phù hợp với định hướng XHCN. Đặc trưng trên không cho phép chúng ta áp dụng hay vận dụng máy móc quan hệ phân phối và nguyên tắc phân phối theo kinh tế thị trường tự do, cũng không thể áp dụng ngay triệt để và duy nhất quan hệ phân phối và nguyên tắc phân phối dưới CNXH là phân phối theo lao động. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng quan hệ và nguyên tắc phân phối phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đại hội IX đã xác định: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội”1. Nguyên tắc phân phối trên đây hiển nhiên chưa phải là nguyên tắc phân phối của CNXH, nhưng nó phù hợp với thực tiễn của thời kỳ quá độ đi lên CNXH và do vậy có thể coi đó là nguyên tắc phân phối của thời kỳ quá độ đi lên CNXH phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 2. Đánh giá chung về kết quả và những thách thức trong lĩnh vực phân phối a. Kết quả: Phân phối là lĩnh vực rất phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến toàn bộ quan hệ kinh tế - xã hội và cân đối vĩ mô, đến đời sống của hàng triệu người lao động. Tuy nhiên, trong những năm 1 Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.88 qua vấn đề phân phối đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm và thực hiện một chính sách phân phối phù hợp với kinh tế thị trường, đồng thời chú ý đến cải thiện đời sống người lao động trong điều kiện nền kinh tế cho phép, có thể đánh giá khái quát như sau: - Các chủ trương, quan điểm đổi mới của Đảng về phân phối đã từng bước được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, xây dựng các chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn và hàng năm của nhà nước phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Trong phân phối tiền lương, thu nhập đã bước đầu tách khu vực sản xuất kinh doanh ra khỏi khu vực hành chính sự nghiệp; doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc trả lương gắn với năng suất lao động, phù hợp với mặt bằng tiền công trên thị trường, khắc phục dần phân phối bình quân và chênh lệch quá lớn về tiền lương, thu nhập giữa các ngành, khu vực và vùng. - Bước đầu xác định phân phối tiền lương, thu nhập khu vực thị trường (doanh nghiệp) trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua ký kết hợp đồng lao động cá nhân và thỏa ước lao động tập thể. - Đảm bảo mối quan hệ kinh tế vĩ mô giữa tích lũy và tiêu dung, vừa đảm bảo đầu tư từ ngân sách cho phát triển vừa tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống người lao động. Hàng năm, nguồn thu vào ngân sách nhà nước khoảng 21-22% GDP, trong đó đảm Trao ®æi vÒ ph¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 6 bảo tỷ lệ 30% cho đầu tư phát triển và 70% cho chi tiêu công. Mọi người dân kể cả nhóm người nghèo, nhóm yếu thế đều được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế thông qua các hình thức phân phối khác nhau (phân phối lần đầu, phân phối lại thông qua phúc lợi xã hội và chính sách xã hội). Đặc biệt, tiền lương tối thiểu chung từ năm 2003 đến nay đã 3 lần điều chỉnh, tăng bình quân 21%/năm; tốc độ tăng thu nhập của dân cư bình quân khoảng 17-20%/năm. - Từng bước thực hiện phân phối một cách công bằng với nhiều hình thức khác nhau: Phân phối theo lao động, phân phối theo các yếu tố đầu vào như vốn, tài năng, cống hiến và phân phối theo yêu cầu của chính sách xã hội, nhưng phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; đặc biệt, trong phân phối coi trọng nguyên tắc trả đúng giá trị lao động, chấp nhận có sự chênh lệch, khác biệt giữa các loại lao động, các tầng lớp dân cư, chống bình quân, bao cấp, cào bằng đã tạo động lực mới khuyến khích mọi người đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh, phát huy tốt hơn yếu tố lao động, công nghệ, vốn, năng lực quản lý và mọi nguồn lực trong dân cư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích và đồng thuận xã hội. - Trong khu vực nhà nước và khu vực sản xuất kinh doanh đã từng bước thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế thông qua các lần cải cách chính sách tiền lương theo định hướng thị trường, khắc phục phân phối bình quân và xóa bỏ bao cấp; thực hiện tiền tệ hóa tiền lương; từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương theo thị trường; gắn tiền lương, thu nhập với năng suất, chất lượng và hiệu quả. Kết quả tiền lương khu vực hành chính sự nghiệp bình quân tăng trên 20%/năm, khu vực sản xuất kinh doanh tăng 10%/năm; mức lương trung bình của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước năm 2006 tăng 5,5 lần so với năm 1993, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 4,2 lần và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 3,8 lần, đời sống người lao động được cải thiện rõ rệt. b. Tồn tại và thách thức: - Chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh chưa thống nhất và tạo sân chơi bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Mức lương tối thiểu và cơ chế tiền lương vẫn có sự khác nhau giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Vai trò điều tiết của chính sách phân phối vĩ mô còn nhiêu hạn chế, chưa kiểm soát được phân phối và thu nhập, nhất là chưa điều tiết được yếu tố lợi thế về ngành, nghề, xóa độc quyền, xóa bảo hộ và bao cấp của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, làm giàu phi pháp. - Mức thu nhập của các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng, nhưng nhìn chung mức sống còn thấp và thấp hơn các nước đang phát triển trong khu vực (năm 2005, chỉ bằng ½ Trung Quốc; bằng 1/3 Thái Lan; bằng 2/3 Philipin; bằng ¼ Malaysia). Trao ®æi vÒ ph¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 7 - Trong khu vực nhà nước, chế độ tiền lương theo quy định vẫn là chế độ tiền lương thấp, chưa phản ánh đúng giá trị và giá cả tiền công trên thị trường, mức lương tối thiểu nhà nước quy định vẫn thấp hơn mức lương trả trên thị trường khoảng 20%; tiền lương chiếm tỷ lệ thấp trong thu nhập và mới đáp ứng được khoảng 60-65% so với nhu cầu, thể hiện rõ nhất trong việc trả lương cho những người tài, có những cống hiến thì tiền lương chênh lệch ít so với những người làm việc có hiệu quả thấp. Hiện nay, bình quân chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất chỉ khoảng 5-6 lần, trong khi trên thị trường chênh lệch hàng chục lần, thậm chí có ngành dịch vụ chênh lệch đến 50 – 70 lần. Ngoài ra, một số chính sách khác có thể được thể hiện trong lương nhưng vẫn bao cấp như đất ở, nhà ở, xăng xe Vì vậy, tiền lương chưa tạo ra động lực đủ ... uốc tế Tây Ban Nha và Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam. Sau khi Viện Khoa học Lao động và Xã hội, chuyên gia tư vấn quốc tế trình bày kết quả nghiên cứu, Hội thảo đã thống nhất một số nội dung sau: (1) Đánh Th«ng tin vÒ c¸c Héi nghÞ, Héi th¶o Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 47 giá cao kết quả nghiên cứu và các đề xuất định hướng cho việc xây dựng phương án chuyển đổi Bảo hiểm xã hội Nông dân sang Bảo hiểm xã hội tự nguyện; (2) Viện tiếp tục hỗ trợ Nghệ An trong việc xin chủ trương, xây dựng và thực hiện phương án chuyển đổi. 4 Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ngân hàng thế giới, Viện đã chủ trì tổ chức Hội thảo “Giáo dục đại học và Kỹ năng cho phát triển” vào ngày 12/12/2007. Hội thảo đã xem xét những thay đổi của thị trường lao động Việt Nam và khuyến nghị sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. Đại diện của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đã tham dự hội thảo. 5. Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa Viện Khoa học Lao động và Xã hội và ILO, Viện đã tổ chức Hội thảo Dự báo các xu hướng thị trường lao động ở Việt Nam đến năm 2020 vào ngày 14/12/2007. Đại diện các Vụ, Ban có liên quan của Bộ LĐTBXH, các nhà nghiên cứu, các giảng viên đại học đến từ các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học đã tham dự Hội thảo. Hội thảo tập trung vào 2 nội dung : (1) Xu hướng và dự báo cho các chỉ số về kinh tế và thị trường lao động, bao gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người, nhân khẩu học, cung lao đông, việc làm-thất nghiệp, năng suất lao động, tiền lương tiền công, thời giờ làm việc, đói nghèo, lao động di cư quốc tế, lao động trẻ em, đàm thoại xã hội, v.v; và (2) Nhận dạng những định hướng thay đổi chính của thị trường lao động và những trở ngại về mặt chính sách. 6. Trong khuôn khổ xây dựng Đề án "Phát triển hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam đến năm 2020" dự kiến sẽ trình Chính phủ vào cuối năm 2008, Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã tổ chức Hội thảo "An sinh xã hội - Kinh nghiệm quốc tế và định hướng cho Việt Nam" tại Hà Nội vào ngày 20/11/2007. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và AECI tài trợ. Tham dự Hội thảo, về phía Việt Nam có đại diện các nhà hoạch định chính sách và nghiên cứu khoa học của Bộ LĐTBXH và các cơ quan, tổ chức liên quan; về phía quốc tế có đại diện của UNDP và AECI. Đại biểu tham dự tại Hội thảo đã thảo luận về các bài học kinh nghiệm quốc tế về an sinh xã hội và kế hoạch, nội dung nghiên cứu/xây dựng Đề án Phát triển hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam đến năm 2020./. Tin ngoµi níc Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 48 Chuyển lao động bán thời gian thành lực lượng lao động chính và các hoạt động thành lập nghiệp đoàn của Công đoàn ở Nhật Bản Kazunari Honda Phó giáo sư khoa Kinh tế, Đại học tổng hợp Kokogankuin 1. Giới thiệu: Một trong những đặc điểm của lao động bán thời gian được nhận thấy trong thời gian gần đây ở Nhật Bản đó là lao động bán thời gian đang có sự chuyển dịch tình trạng của họ từ chỗ là lực lượng lao động tạm thời sang lực lượng lao động chính (sự chuyển đổi thành lực lượng lao động chính). Thay cho việc chỉ xem xét việc thành lập nghiệp đoàn cho lao động bán thời gian, bài viết này còn tập trung vào mối liên hệ của nó tới việc chuyển đổi của lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chính. Cùng với sự chuyển đổi này, đòi hỏi công đoàn cần phải thành lập nghiệp đoàn cho lao động bán thời gian, tuy nhiên không nhất thiết phải có sự tiến triển tốt. Điều này không phải là công đoàn không có vai trò đáng kể đối với nhóm người này. Ngược lại, công đoàn có một vai trò quan trọng đối với lao động bán thời gian. Bài viết này đánh giá vai trò của công đoàn trong việc làm bán thời gian và phân loại những vấn đề liên quan tới công đoàn. 2. Việc chuyển lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chính và tổ chức Công đoàn. (1) Việc chuyển lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chính: Sự chuyển lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chính có thể chia thành 2 loại khác nhau: Chuyển đổi về số lượng và chuyển đổi về chất lượng. Trước hết, hãy xem xét sự chuyển đổi về mặt số lượng. Ở Nhật Bản, do số lượng người lao động bán thời gian ngày một tăng lên, thuật ngữ “ lao động bán thời gian” đã trở nên phổ biến. Thí dụ, sự tăng lên về số lượng lao động bán thời gian được nhận thấy rất rõ trong ngành bán buôn, bán lẻ và dịch vụ ăn uống, đây là những ngành chủ yếu sử dụng lao động bán thời gian số lao động này chiếm tới 46,8% tổng số lao động, và chiếm 28.9% tổng số giờ làm việc của người lao động6. Sự chuyển dịch này của lao động bán thời gian trên cơ sở vĩ mô chỉ nói lên việc mở rộng về mặt số lượng, trong khi sự dịch chuyển về số lượng sang lực lượng lao động chủ chốt đề cập tới không chỉ về gia tăng số lượng mà còn cả về chất lượng, một vấn đề quan trọng của lao động mà lao động bán thời gian mang lại. Với sự tăng lên về lao động bán thời gian tại nơi làm việc hoặc với sự giảm bớt số lao động thường xuyên, lao động bán thời gian đang đóng một vai trò quan trọng hơn trong các tổ chức kinh tế. Khi chủ yếu dựa vào lực lượng lao động không trọn giờ các tổ chức kinh tế không thể tồn tại nếu thiếu lực lượng này. Chính vì vậy, ngày nay lao 6 Honda (2004). Thông tin về số lượng việc làm dựa vào “Điều tra tình trạng việc làm do Bộ Quản lý công, Các vấn đề nội bộ, Bưu chính và Viễn thông công bố, thông tin về số giờ làm việc dựa trên “Cuộc điều tra lao động hàng tháng” do Bộ y tế, Lao động và Phúc lợi công bố. Cả hai đều từ số liệu thống kê năm 2002 Tin ngoµi níc Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 49 động bán thời gian có thể được coi như lực lượng lao động chính. Thí dụ, hệ thống nhà hàng ăn uống thường không thể khởi nghiệp nếu không có sự chuyển dịch lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chính do họ cần nhiều hoặc nhiều hơn nữa số lao động làm việc thường xuyên so với lao động bán thời gian, nhưng hiện nay, họ chỉ có một hoặc hai lao động làm việc thường xuyên tại mỗi của hàng, số còn lại chủ yếu là lao động bán thời gian. Do vậy, lao động bán thời gian đang đóng vai trò ngày một quan trọng hơn tại nơi làm việc của họ. Những cơ sở làm ăn kinh doanh không chỉ đẩy mạnh việc chuyển lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chính, việc chuyển lao động bán thời gian sang còn mang ý nghĩa cả về mặt chất lượng. Sự chuyển dịch về mặt số lượng sang lực lượng lao động chính có nghĩa là nhiệm vụ của những người lao động bán thời gian và khả năng của họ trở nên gần hơn với những lao động làm việc thường xuyên. Thí dụ, tại cửa hàng, siêu thị, lao động bán thời gian ngày nay phải đảm nhiệm cả việc bán hàng trong quầy thức ăn tươi sống nơi mà trước đây chỉ có lao động thường xuyên mới được đứng bán Một số lao động bán thời gian cũng đang đảm nhiệm những công việc của lao động thường xuyên. Những hiện tượng này thường được nhận dạng với thuật ngữ là “ lực lượng chủ chốt”, và vì vậy, “sự chuyển dịch sang lực lượng chủ chốt” đôi khi được sử dụng chỉ để cho thấy sự chuyển dịch về số lượng lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chính. Như đã mô tả ở trên, tuy nhiên lực lượng lao động chủ chốt cũng ngụ ý là sự chuyển về mặt số lượng tại nơi làm việc và do vậy sự chuyển dịch về số lượng và chất lượng cần phải hoà nhập là một. (2) Phản ứng của Công đoàn đối với sự dịch chuyển lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chính: Công đoàn cần phải có hành động đối với sự dịch chuyển lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chủ chốt. Giả sử rằng, sự chuyển dịch lao động bán thời gian sang nguồn lao động chính đang diễn ra ở một chỗ làm việc nhất định. Một lần nữa, chúng ta sẽ phân biệt sự chuyển dịch về mặt số lượng và chất lượng của lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chính. Hiệu quả của sự chuyển dịch sẽ không chỉ cảm thấy trong phạm vi lực lượng lao động đó mà sẽ còn tiếp tục theo nó mãi sau này. Công đoàn cũng sẽ chịu tác động, ảnh hưởng của quá trình này. Với việc đi tới một thoả thuận về một chế độ thời gian làm việc được thay đổi, ngoài sự kiểm soát hoặc làm quá thời gian (bao gồm cả làm việc vào ngày nghỉ) hoặc với việc chuyển đổi điều kiện lao động thông qua việc thay đổi trong các nguyên tắc làm việc hoặc thoả ước lao động tập thể, một câu hỏi sẽ nảy sinh như : liệu quyền lợi của lao động bán thời gian có được quan tâm hay không. Công đoàn sẽ không thể phớt lờ bất cứ một biểu hiện bất bình đẳng có thể nảy sinh tại nơi làm việc, mặc dù các hoạt động của công đoàn thường không bao trùm đối với lao động bán thời gian. Giíi thiÖu s¸ch míi Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 50 Chúng ta hãy cùng xét xem sự chuyển dịch về mặt chất lượng đã tiến bộ như thế nào. Lao động bán thời gian sẽ phải đảm đương những công việc quan trọng của lao động thường xuyên. Do những tiến bộ này tiếp tục diễn ra, lực lượng lao động bán thời gian sẽ có tiềm năng đảm nhiệm công việc ở một mức độ nào đó. Sẽ có vấn đề nảy sinh là công đoàn có thể duy trì năng lực thoả thuận đối với giới chủ như thế nào. Thí dụ, khi công đoàn quyết định tiến hành đình công, lao động bán thời gian sẽ trở thành lực lượng then chốt trong việc quyết định liệu có hay không việc công đoàn sẽ có thể thể hiện năng lực thoả thuận của mình đối với giới chủ bằng cách doạ giảm năng suất thông qua việc hạn chế cung lao động. Do vậy, sự chuyển đổi những lao động bán thời gian sang lực lượng lao động chính sẽ làm cho cách xử lý của công đoàn trở nên khác đi so với trước đây, khi mà những hoạt động của họ chủ yếu do những lao động thường xuyên tham gia. Một trong những đòi hỏi trong hành động chủ yếu đối với công đoàn đó là đưa lao động bán thời gian trở thành những thành viên của công đoàn hay nói cách khác là thành lập nghiệp đoàn cho họ. (Hoàng Anh Thư - Trích dịch từ “Japan Labor Review” Tập 4, Số 1 năm 2007) Giíi thiÖu s¸ch míi I. Sách thống kê 1. Niên giám thống kê Hà Nội năm 2006 – Cục Thống kê thành phố Hà Nội, năm 2007 . Cuốn sách này bao gồm số liệu chính thức các năm 2000, 2003, 2004, 2005 và số liệu ước tính năm 2006. Từ 1/1/2004 đơn vị hành chính của Hà Nội có thêm 2 quận Long Biên và Hoàng Mai hai quận này được thành lập từ một số xã phường vừa tách ra của huyện Gia Lâm, Thanh Trì và quận Hai Bà Trưng. Hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu về tình hình kinh tế- xã hội của thủ đô Hà Nội. 2. Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2000- 2005 thành phố Hà Nội – Tổng cục Thống kê - Cục Thống kê thành phố Hà Nội, năm 2006. Nhằm góp phần tổng kết, đánh giá một cách đày đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua, Cục Thống kê thành phố Hà Nội biên soạn và xuất bản cuốn sách “Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2000- 2005 thành phố Hà Nội “. Cuốn sách gồm 2 phần: Giíi thiÖu s¸ch míi Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 51 - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; - Số liệu tổng hợp về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Những nhận xét đánh giá và số liệu sử dụng trong cuốn sách này là kết quả các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm, từ năm 2000 dến năm 2005 do ngành thống kê thực hiện. Phạm vi tổng hợp số liệu bao gồm toàn bộ doanh nghiệp hạch toán độc lập đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm điều tra (1/1 hàng năm); không bao gồm các tổng công ty hạch toán toàn ngành có địa chỉ trụ sở chính tại Hà Nội (Tổng công ty điện lực, Tập đoàn than và khoáng sản, Tổng công ty dầu khí). Cuốn sách là tài liệu cần thiết giúp cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trong công tác chuyên môn. II.Sách tham khảo kinh tế – xã hội 1. Những biến đổi kinh tế- xã hội của hộ gia đình – Viện Khoa học xã hội Việt Nam - NXB Khoa học xã hội - Hà Nội 2007 . Cuốn sách nêu tóm tắt những nội dung chính của cuộc điều tra kinh tế- xã hội ở các vùng trong cả nước do Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện. Bố cục cuốn sách gồm 5 chương: - Chương I: Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của các hộ gia đình nông thôn. - Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của các hộ gia đình đô thị. - Chương III: Thực trạng phân tầng mức sống. - Chương IV: Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. - Chương V: Ý kiến đánh giá của người dân về tình hình phát triển kinh tế- xã hội và hoạt động của các cơ quan công quyền. Cuốn sách là tư liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm tới các vấn đề trên. 2. Kinh tế Việt Nam năm 2006 - Chất lượng tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Chủ biên GS. TS. Nguyễn Văn Thường, GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Bố cục của quyển sách gồm các phần: 1- Khái quát tình hình phát triển kinh tế năm 2006, xác định những sự kiện kinh tế tiêu biểu của năm và đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp phát triển kinh tế năm 2007. 2- Phân tích đánh giá những khía cạnh cơ bản về chất lượng tăng trưởng kinh tế năm 2006 có tính đến một số năm trước đó và đưa ra một số khuyến nghị cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế. 3- Đánh giá những sự kiện lớn về hội nhập kinh tế của Việt Nam năm 2006 và đưa ra một số khuyến nghị để tranh thủ những cơ hội và vượt qua những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế. Giíi thiÖu s¸ch míi Hoạt động nghiên cứu khoa học-Số 14/Tháng 12-2007 52 Hy vọng cuốn sách sẽ đóng góp những nội dung cần thiết trong việc giải quyết những vấn đề liên quan và đặc biệt là vấn đề kinh tế của đất nước. 3. Bàn về Chiến lược Phát triển Kinh tế- xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới – Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Hà Nội 2007. Cuốn sách là tập hợp những đề xuất, những ý kiến đóng góp, những ý tưởng của các vị nguyên là lãnh đạo cấp cao, các nhà quản lý kinh tế, các chuyên gia trong nước và quốc tế. Các bài viết này nhằm phục vụ công tác nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011- 2020 của Việt Nam Bố cục cuốn sách gồm có 3 phần: Phần I: Những vấn đề chung Phần II: Một số nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020. Phần III: Chiến lược phát triển của Việt Nam nhìn từ bên ngoài. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những cuốn sách trên. Phụ trách : Viện trưởng: TS. Doãn Mậu Diệp Thành viên : TS. Nguyễn Quang Huề Ths. Lưu Quang Tuấn Ths. Nguyễn Thị Lan CN. Hoàng Anh Thư CN. Đỗ Lan Anh CN. Võ Xuân Hằng Địa chỉ : Số 2, Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Telephone : 84-4-8240601 Fax : 84-4-8269733 Email : ilssavn@hn.vnn.vn
File đính kèm:
- hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_vien_khoa_hoc_lao_dong_va.pdf