Hiệu quả kháng vi sinh vật trên bề mặt sàn các bệnh viện tỉnh Quảng Nam của dung dịch nano bạc tinh dầu sả

Bài báo tập trung vào đánh giá hiệu quả kháng vi sinh vật (Staphylococcus aureus,

Escherichia coli, Candida albican, Aspergillus niger, Salmonella typhi) bề mặt sàn 03 bệnh

viện (Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Đa Khoa, Bệnh viện Y học cổ truyền) trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam của dung dịch nano bạc tinh dầu sả. Trong từng bệnh viện, mẫu được lấy ở 5 vị

trí (4 góc và trung tâm sàn) của 3 phòng bệnh và thời gian lấy mẫu cách nhau 15 phút (0, 15

và 30 phút). Kết quả cho thấy, dung dịch nano bạc tinh dầu sả có hiệu quả kháng vi sinh vật

trong khoảng thời gian 30 phút ở cả 3 bệnh viện. Sau 15 phút phun sàn, bình quân số lượng S.

aureus giảm 57%, E. coli giảm 51%, C. albican giảm 64%, A. niger giảm 60% và S. typhi

giảm 56% so với số lượng vi sinh vật tương ứng từng chủng ban đầu khi chưa phun sàn. Sau

30 phút, tất cả có sự phát triển nhẹ về số lượng nhưng vẫn đạt ngưỡng hiệu quả về tiêu diệt vi

sinh vật. Dung dịch nano bạc tinh dầu sả có tiềm năng trong việc kháng khuẩn ở sàn bệnh viện.

Tuy nhiên, để sử dụng dung dịch nano bạc tinh dầu sả như nhân tố tẩy rửa bề mặt sàn bệnh

viện thay thế cho chất hóa học thì cần phải có những nghiên cứu sâu hơn.

pdf 8 trang kimcuc 14240
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả kháng vi sinh vật trên bề mặt sàn các bệnh viện tỉnh Quảng Nam của dung dịch nano bạc tinh dầu sả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả kháng vi sinh vật trên bề mặt sàn các bệnh viện tỉnh Quảng Nam của dung dịch nano bạc tinh dầu sả

Hiệu quả kháng vi sinh vật trên bề mặt sàn các bệnh viện tỉnh Quảng Nam của dung dịch nano bạc tinh dầu sả
Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 19 (2) (2019) 50-57 
50 
HIỆU QUẢ KHÁNG VI SINH VẬT TRÊN BỀ MẶT SÀN 
CÁC BỆNH VIỆN TỈNH QUẢNG NAM 
CỦA DUNG DỊCH NANO BẠC TINH DẦU SẢ 
Lương Thị Tú Uyên1, Nguyễn Xuân Hoàn2, Nguyễn Thanh Quảng1, 
Lương Quý Phương1, Nguyễn Thị Như Thảo3, Vũ Ngọc Bội3, 
Dương Hồng Quân2, Hoàng Thái Hà2, 
Trần Quốc Đảm2, Đặng Xuân Cường4* 
1Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Quảng Nam 
2Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 
3Trường Đại học Nha Trang 
4Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang 
*Email: cuong_mails@yahoo.com.vn 
Ngày nhận bài: 21/8/2019; Ngày chấp nhận đăng: 12/11/2019 
TÓM TẮT 
Bài báo tập trung vào đánh giá hiệu quả kháng vi sinh vật (Staphylococcus aureus, 
Escherichia coli, Candida albican, Aspergillus niger, Salmonella typhi) bề mặt sàn 03 bệnh 
viện (Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Đa Khoa, Bệnh viện Y học cổ truyền) trên địa bàn tỉnh 
Quảng Nam của dung dịch nano bạc tinh dầu sả. Trong từng bệnh viện, mẫu được lấy ở 5 vị 
trí (4 góc và trung tâm sàn) của 3 phòng bệnh và thời gian lấy mẫu cách nhau 15 phút (0, 15 
và 30 phút). Kết quả cho thấy, dung dịch nano bạc tinh dầu sả có hiệu quả kháng vi sinh vật 
trong khoảng thời gian 30 phút ở cả 3 bệnh viện. Sau 15 phút phun sàn, bình quân số lượng S. 
aureus giảm 57%, E. coli giảm 51%, C. albican giảm 64%, A. niger giảm 60% và S. typhi 
giảm 56% so với số lượng vi sinh vật tương ứng từng chủng ban đầu khi chưa phun sàn. Sau 
30 phút, tất cả có sự phát triển nhẹ về số lượng nhưng vẫn đạt ngưỡng hiệu quả về tiêu diệt vi 
sinh vật. Dung dịch nano bạc tinh dầu sả có tiềm năng trong việc kháng khuẩn ở sàn bệnh viện. 
Tuy nhiên, để sử dụng dung dịch nano bạc tinh dầu sả như nhân tố tẩy rửa bề mặt sàn bệnh 
viện thay thế cho chất hóa học thì cần phải có những nghiên cứu sâu hơn. 
Từ khoá: Nano bạc, tinh dầu sả, kháng vi sinh vật, bề mặt sàn bệnh viện. 
1. GIỚI THIỆU 
Ngày nay, công nghệ nano đã và đang thu hút được nhiều chú ý của các nhà khoa học 
cũng như nhà sản xuất trên thế giới nhờ những ứng dụng và tiềm năng vô cùng to lớn của 
chúng, đặc biệt là trong nông nghiệp [1, 2] và y dược [3] với những hiệu ứng đặc biệt của vật 
liệu khi ở kích thước nano. Ngoài ra, công nghệ nano cũng bước đầu được ứng dụng trong bảo 
quản thực phẩm [4]. Một trong những loại nano phổ biến hiện nay là nano bạc. Nano bạc có 
thể sử dụng để khử trùng trong y tế rất hiệu quả, an toàn và khả năng kháng khuẩn, khử mùi 
của chúng được tăng cường hiệu quả hơn khi kết hợp với tinh dầu sả. 
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả kháng vi sinh 
vật của tinh dầu sả, dung dịch nano bạc và dung dịch nano bạc kết hợp với các tinh dầu hoặc 
các chất có hoạt tính kháng vi sinh vật để tăng cường hiệu quả kháng vi sinh vật. Năm 2010 
Hiệu quả kháng vi sinh vật trên bề mặt sàn các bệnh viện tỉnh Quảng Nam... 
51 
Singh và cộng sự đã chỉ ra tinh dầu sả ức chế hoàn toàn sự phát triển và khả năng sản sinh độc 
tố của nấm mốc Aspergillus flavus [5]. Dầu sả biểu hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ chống 
lại tất cả các vi khuẩn ngoại trừ E. coli. B. subtilis là loại vi khuẩn nhạy cảm nhất đối với tất 
cả các loại tinh dầu. Tinh dầu có tác dụng kháng nấm mạnh đối với cả A. niger và C. albicans 
với giá trị đường kính vùng ức chế trung bình (mm) tương ứng là 20-26 mm và 27-29 mm [6]. 
Hoạt tính kháng khuẩn của hạt nano bạc được thể hiện đối với vi khuẩn S. aureus và E. coli, 
điều này cho thấy nano bạc có thể sử dụng như vật liệu kháng khuẩn hiệu quả [7]. Năm 2014, 
Nguyễn Thị Kim Cúc và cộng sự đã chỉ ra nồng độ ức chế tối thiểu cho các chủng vi khuẩn 
(Bacillus cereus và Listonella damsel) là 20 µg/mL; nồng độ diệt khuẩn tối thiểu là 40 µg/ml 
khi sử dụng phức hệ nanochitosan - tinh dầu nghệ và nano bạc. Tác dụng diệt khuẩn của phức 
hệ cho thấy tiềm năng ứng dụng của chúng trong y học và nông nghiệp như các chất khử trùng 
hoặc bảo vệ thực phẩm [8]. 
Hiện nay, các chất tẩy rửa bề mặt đa số là chất hóa học tổng hợp, nên khi sử dụng chúng 
trong một thời gian dài, chúng thường gây ra những kích ứng da, niêm mạc mắt, niêm mạc 
phổi đối với người sử dụng. Do vậy, các nhà khoa học, nhà sản xuất luôn tìm kiếm chất tẩy 
rửa bề mặt có nguồn gốc từ tự nhiên. 
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về hiệu quả kháng khuẩn của dung 
dịch nano bạc tinh dầu sả, hiệu quả kháng vi sinh vật (Staphylococcus aureus, Escherichia 
coli, Candida albican, Aspergillus niger, Salmonella typhi) bề mặt sàn 03 bệnh viện (Bệnh 
viện Nhiệt đới, Bệnh viện Đa Khoa, Bệnh viện Y học cổ truyền (BV YHCT)) trên địa bàn tỉnh 
Quảng Nam của dung dịch nano bạc tinh dầu sả đã được thử nghiệm, phân tích và trình bày 
trong bài báo này. Các vi sinh vật được lựa chọn phân tích trong nghiên cứu này là những vi 
sinh vật tồn tại phổ biến ở trong thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, phân, bệnh viện. Chúng 
dễ dàng gây ngộ độc, tiêu chảy cho người bị nhiễm. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Dung dịch nano bạc tinh dầu sả có khả năng kháng vi sinh vật S. aureus, E. coli, C. 
albican, A. niger và S. typhi, được chuẩn bị theo Lương Thị Tú Uyên và cộng sự [9], cụ thể: 
AgNO3 99,9% 1 mM và NaOH 0,1N mua của Daejung, Hàn Quốc. Mẫu lá sả tươi thu tại 
Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Mẫu lá sả tươi được rửa sạch, cắt nhỏ và 
chiết tinh dầu ở 90 °C với tỷ lệ lá sả/nước cất là ¼ (w/v) trong thời gian 60 phút. Cuối cùng, 
thu dịch chiết tinh dầu lá sả bằng cách lọc hỗn hợp giấy lọc. Dịch chiết tinh dầu lá sả đồng hóa 
với dung dịch AgNO3 1 mM (AgNO3 99,9%) theo tỷ lệ 1/4 (v/v). Sau đó, thêm chất bảo vệ 
0,3% PVA (Polyvinylalcohol 500) và điều chỉnh dung dịch về pH 7 bằng dung dịch NaOH 
0,1N. Thể tích chất bảo vệ là 12,5 mL. Thời gian khuấy có gia nhiệt ở 40 °C trong thời gian 3 
giờ. Cuối cùng, dung dịch được ủ ở nhiệt độ 40 °C trong 24 giờ sẽ thu nhận được dung dịch 
nano bạc tinh dầu sả. 
2.2. Quy trình xử lý và thu nhận mẫu 
- Các phòng bệnh đều được phun sương sát và kín bề mặt sàn, không để hiện tượng đọng 
ẩm, phân tán ẩm không đều, không được để sương lây nhiễm sang giường chiếu và các dụng 
cụ khác ngoài sàn. Trong quá trình phun sương, chỉ có người thực hiện thí nghiệm ở trong 
phòng bệnh. 
- Lấy mẫu bằng tăm bông, quẹt trên nền nhà - nơi cần lấy mẫu. 
- Mỗi phòng bệnh được lấy tại 5 vị trí (4 góc nhà và trung tâm phòng bệnh). Trước hết, 
thực hiện ở góc trái của phòng, đi vào giữa phòng, lấy góc trái, góc phải rồi quay ra góc phải 
Lương Thị Tú Uyên, Nguyễn Xuân Hoàn, Nguyễn Thanh Quảng, Lương Quý Phương, ... 
52 
sát cửa. Thời gian lấy mẫu cách nhau 15 phút (0, 15 và 30 phút). Hiệu quả kháng khuẩn của 
dung dịch nano bạc tinh dầu sả được triển khai thử nghiệm ở bệnh viện Nhiệt đới (Khoa Nhi), 
bệnh viện Đa Khoa (Khoa Sản), bệnh viện Y học cổ truyền (BV YHCT) (Khoa Lão học) và 
mỗi bệnh viện sử dụng 3 phòng bệnh để đánh giá. Các nghiệm thức đều được lặp lại 3 lần. 
- Mẫu được bảo quản trong ống nước muối sinh lý và bảo quản lạnh trong thùng xốp đưa 
về phòng thí nghiệm. 
2.3. Định lượng vi sinh vật 
- Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật của dung dịch nano bạc tinh dầu sả trên diện rộng ở 
03 bệnh viện thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam ở điều kiện xử lý vi sinh vật khác nhau bằng các 
TCVN và phương pháp công bố trên thế giới, cụ thể: Định lượng C. albican [10]; Định lượng 
E. coli [11]; Định lượng S. aureus [12]; Định lượng A. niger [13]; Định lượng S. typhi [14]. 
2.4. Phân tích dữ liệu 
Phân tích và thể hiện dữ liệu bằng phần mềm MS. Excel 2010. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Hoạt tính kháng E. coli 
Hoạt tính kháng E. coli trên bề mặt phòng điều trị bệnh tại 3 bệnh viện của dung dịch 
nano bạc tinh dầu sả (Hình 1) cho thấy, số lượng E. coli ban đầu khi chưa xử lý bề mặt tại 
bệnh viện Nhiệt đới là 23,30×102, sau xử lý 15 phút số lượng E. coli giảm 48% còn 12,09×102, 
sau 30 phút có tăng nhẹ 21% lên 14,63×102. Tại bệnh viện Đa khoa, số lượng E. coli ban đầu 
là 0,27×102, sau xử lý 15 phút số lượng E. coli giảm 100%, sau 30 phút E. coli không xuất 
hiện trở lại và tại bệnh viện Y học cổ truyền, số lượng E. coli ban đầu là 15,44×102, sau xử lý 
15 phút số lượng E. coli giảm 54% xuống còn 6,94×102, sau 30 phút có tăng nhẹ 16% lên 
8,04×102. Năm 2010, Nguyễn Thị Thanh Loan và cộng sự đã chế tạo thành công vật liệu nano 
Ag/TiO2 có hoạt lực diệt khuẩn E. coli hoàn toàn ở nồng độ vi khuẩn 2,6×106 CFU/mL. Các 
hạt Ag kích thước khoảng 8-10 nm được mang trên bề mặt các hạt TiO2 kích thước khoảng 
120 nm. Các kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện công nghệ sản xuất vật liệu bạc 
nano trên chất mang để ứng dụng vào trong y học và công nghệ môi trường với vai trò là các 
tác nhân kháng nấm, kháng khuẩn [15]. 
Hình 1. Hiệu quả kháng E. coli trên bề mặt phòng điều trị bệnh 
tại 03 bệnh viện của tỉnh Quảng Nam 
0
10
20
30
40
50
BV Nhiệt đới BV Đa Khoa BV YHCT
S
ố
 l
ư
ợ
n
g
 E
. 
co
li
(1
0
2
K
L
/m
2
)
Bệnh viện
Hiệu quả kháng vi sinh vật trên bề mặt sàn các bệnh viện tỉnh Quảng Nam... 
53 
3.2. Hoạt tính kháng S. aureus 
Hoạt tính kháng S. aureus trên bề mặt phòng điều trị bệnh tại 3 bệnh viện của dung dịch 
nano bạc tinh dầu sả (Hình 2) cho thấy, số lượng S. aureus ban đầu khi chưa xử lý bề mặt tại 
bệnh viện Nhiệt đới là 12,89×102, sau xử lý 15 phút số lượng S. aureus giảm 67% xuống còn 
4,25×102, sau 30 phút tăng nhẹ 52% lên 6,46×102. Tại bệnh viện Đa khoa, số lượng S. aureus 
ban đầu là 0,09×102, sau xử lý 15 phút số lượng S. aureus giảm 100%, sau 30 phút S. aureus 
không xuất hiện trở lại và tại bệnh viện Y học cổ truyền, số lượng S. aureus ban đầu là 
11,50×102, sau xử lý 15 phút số lượng S. aureus giảm 46% xuống còn 6,18×102, sau 30 phút 
có tăng nhẹ 17% lên 7,26×102. 
Hình 2. Hiệu quả kháng S. aureus trên bề mặt phòng điều trị tại 03 bệnh viện của tỉnh Quảng Nam 
S. aureus và E. coli đã được chứng minh là bị ức chế bởi các hạt nano bạc và hoạt tính 
kháng khuẩn của các hạt nano bạc ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hoặc độ pH, điều này cho thấy 
nano bạc có thể được sử dụng như vật liệu kháng khuẩn hiệu quả [16]. 
3.3. Hoạt tính kháng S. typhi 
Hoạt tính kháng S. typhi trên bề mặt phòng điều trị bệnh tại 3 bệnh viện của dung dịch 
nano bạc tinh dầu sả (Hình 3) cho thấy, số lượng S. typhi ban đầu khi chưa xử lý bề mặt tại 
bệnh viện Nhiệt đới là 13,40×102, sau xử lý 15 phút số lượng S. typhi giảm 60% xuống còn 
5,36×102, sau 30 phút tăng nhẹ 28% lên 6,85×102. Tại bệnh viện Đa khoa, số lượng S. typhi 
ban đầu là 0,08×102, sau xử lý 15 phút số lượng S. typhi giảm 100%, sau 30 phút S. typhi 
không xuất hiện trở lại và tại bệnh viện Y học cổ truyền, số lượng S. typhi ban đầu là 10,50×102, 
sau xử lý 15 phút số lượng S. typhi giảm 50% xuống còn 5,29×102, sau 30 phút có tăng nhẹ 
15% lên 6,07×102. 
Hình 3. Hiệu quả kháng S. typhi trên bề mặt phòng điều trị tại 03 bệnh viện của tỉnh Quảng Nam 
0
5
10
15
20
25
BV Nhiệt đới BV Đa Khoa BV YHCT
S
ố
 l
ư
ợ
n
g
 S
. a
u
re
u
s
(1
0
2
K
L
/m
2
)
Bệnh viện
0
5
10
15
20
25
BV Nhiệt đới BV Đa Khoa BV YHCT
S
ố
lư
ợ
n
g
 S
. t
yp
h
i
(1
0
2
K
L
/m
2
)
Bệnh viện
Lương Thị Tú Uyên, Nguyễn Xuân Hoàn, Nguyễn Thanh Quảng, Lương Quý Phương, ... 
54 
Hoạt tính kháng khuẩn của nano bạc nồng độ 6 mg/mL và 60 mg/mL đã được thể hiện 
thông qua việc làm giảm 5 log đối với quần thể vi khuẩn (S. aureus, L. innocua, S. 
choleraesuis, P. aeruginosa, E. coli và B. cereus) sau 30 đến 60 phút ngâm. Nano bạc sả có 
hiệu quả xử lý tốt hơn so với nước và natri cacbonat (hợp chất thường được áp dụng trong các 
quy trình làm sạch tại chỗ trong ngành công nghiệp thực phẩm) trong việc loại bỏ các tế bào 
B. cereus bám dính khỏi các bề mặt thép không gỉ. Kết quả thể hiện, hạt nano bạc được sử 
dụng như chất kháng sinh trong ngành công nghiệp thực phẩm để khử trùng các dụng cụ tiếp 
xúc với thực phẩm [17]. 
3.4. Hoạt tính kháng C. albicans 
Hoạt tính kháng C. albicans trên bề mặt phòng điều trị tại 3 bệnh viện của dung dịch 
nano bạc tinh dầu sả (Hình 4) cho thấy, số lượng C. albicans ban đầu khi chưa xử lý bề mặt 
tại bệnh viện Nhiệt đới là 0,51×102, sau xử lý 15 phút số lượng C. albicans giảm 67% xuống 
còn 0,16×102, sau 30 phút tăng gấp đôi lên 0,32×102. Tại bệnh viện Đa khoa, số lượng C. 
albicans ban đầu là 0,01×102, sau xử lý 15 phút số lượng C. albicans giảm 100%, sau 30 phút 
C. albicans không xuất hiện trở lại và tại bệnh viện Y học cổ truyền, số lượng C. albicans ban 
đầu là 0,48×102, sau xử lý 15 phút số lượng C. albicans giảm 56% xuống còn 0,21×102, sau 
30 phút có tăng nhẹ 24% lên 0,26×102. 
Hình 4. Hiệu quả kháng C. albicans trên bề mặt phòng điều trị tại 03 bệnh viện của tỉnh Quảng Nam 
Trong những năm gần đây, tinh dầu sả được giới khoa học rất quan tâm bởi khả năng ức 
chế hoạt động sống của một số nhóm vi sinh vật gây bệnh và hoạt tính dược lý của chúng. 
Chúng có khả năng ức chế sự hình thành các màng sinh học bởi C. albicans, L. monocytogenes, 
màng sinh học là nguyên nhân chính gây nhiễm trong công nghiệp sản xuất thực phẩm, vì 
chúng rất khó bị loại trừ trong quá trình vệ sinh hệ thống trang thiết bị [18, 19]. 
3.5. Hoạt tính kháng A. niger 
Hoạt tính kháng A. niger trên bề mặt phòng điều trị bệnh tại 3 bệnh viện của dung dịch 
nano bạc tinh dầu sả (Hình 5) cho thấy, số lượng A. niger ban đầu khi chưa xử lý bề mặt tại 
bệnh viện Nhiệt đới là 0,45×102, sau xử lý 15 phút số lượng A. niger giảm 62% xuống còn 
0,17×102, sau 30 phút tăng 41% lên 0,24×102. Tại bệnh viện Đa khoa, số lượng A. niger ban 
đầu là 0,01×102, sau xử lý 15 phút số lượng A. niger giảm 100%, sau 30 phút A. niger không 
xuất hiện trở lại và tại bệnh viện Y học cổ truyền, số lượng A. niger ban đầu là 0,43×102, sau 
xử lý 15 phút số lượng A. niger giảm 58% xuống còn 0,18×102, sau 30 phút có tăng nhẹ 33% 
lên 0,24×102. 
0,0
0,2
0,4
0,6
0,8
1,0
BV Nhiệt đới BV Đa Khoa BV YHCT
S
ố
 l
ư
ợ
n
g
 C
. 
a
lb
ic
a
n
s
(1
0
2
 K
L
/m
2
)
Bệnh viện
Hiệu quả kháng vi sinh vật trên bề mặt sàn các bệnh viện tỉnh Quảng Nam... 
55 
Hình 5. Hiệu quả kháng A. niger trên bề mặt phòng điều trị tại 03 bệnh viện của tỉnh Quảng Nam 
Tinh dầu sả biểu hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại tất cả các vi khuẩn ngoại 
trừ E. coli. Đường kính vùng ức chế trung bình (mm) đối với vi khuẩn dao động trong khoảng 
27-38 mm. Tinh dầu cũng cho thấy tác dụng kháng nấm mạnh đối với cả A. niger và C. 
albicans với giá trị đường kính vùng ức chế trung bình (mm) tương ứng là 20-26 mm và 27-
29 mm [6]. Xét về khả năng kháng vi sinh vật của hạt nano kết hợp tinh dầu luôn là mạnh mẽ, 
tiềm năng khai thác và ứng dụng hạt nano tinh dầu trong cuộc sống là rất lớn, tuy nhiên cần 
phải có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn, điều này được Mahendra và cộng sự công bố 
năm 2017 [20]. 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả đã bước đầu chứng minh được hiệu quả kháng 05 loài vi sinh vật S. aureus, 
E. coli, C. albican, A. niger, S. typhi trên bề mặt sàn 03 bệnh viện ở tỉnh Quảng Nam trong 
thời gian 30 phút. Sau 30 phút phun sàn, ở bệnh viện Đa Khoa (Khoa Sản), bình quân số lượng 
S. aureus giảm 100%, E. coli giảm 97%, C. albican giảm 100%, A. niger giảm 100% và S. 
typhi giảm 100%; ở bệnh viện Nhiệt đới (Khoa Nhi), bình quân số lượng S. aureus giảm 50%, 
E. coli giảm 37%, C. albican giảm 38%, A. niger giảm 48% và S. typhi giảm 49%; ở bệnh viện 
Y học Cổ truyền (Khoa Lão học), bình quân số lượng S. aureus giảm 37%, E. coli giảm 48%, 
C. albican giảm 45%, A. niger giảm 45% và S. typhi giảm 42% so với số lượng vi sinh vật 
tương ứng từng chủng ban đầu khi chưa phun sàn. Tuy nhiên, hoạt tính kháng khuẩn của dung 
dịch nano bạc tinh dầu sả có thời gian tác dụng chưa kéo dài như các chất tẩy rửa hoá học hiện 
có trên thị trường. Kết quả này bước đầu đã thể hiện tiềm năng ứng dụng dung dịch nano bạc 
tinh dầu sả trong tẩy rửa bề mặt bệnh viện, trong tương lai có thể thay thế các chất tẩy rửa bề 
mặt có nguồn gốc hoá học gây ảnh hưởng sức khoẻ con người. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ashish K., Ritika J. - Synthesis of nanoparticles and their application in agriculture, 
Acta Scientific Agriculture 2 (3) (2018) 10-13. 
2. Ram P., Atanu B., Quang D.N. - Nanotechnology in sustainable agriculture: Recent 
developments, challenges, and perspectives, Frontiers in Microbiology 8 (2017) 1014. 
3. Chen X., Schluesener H. J. - Nanosilver: A nanoproduct in medical application, 
Toxicology Letters 176 (1) (2008) 1-12. 
0,0
0,2
0,4
0,6
0,8
BV Nhiệt đới BV Đa Khoa BV YHCT
S
ố
 l
ư
ợ
n
g
 A
. n
ig
er
(1
0
2
 K
L
/m
2
)
Bệnh viện
Lương Thị Tú Uyên, Nguyễn Xuân Hoàn, Nguyễn Thanh Quảng, Lương Quý Phương, ... 
56 
4. Marilena C., Donia D., Gianfranco S., Riccarda A. - Silver nanoparticles in polymeric 
matrices for fresh food packaging, Journal of King Saud University - Science 28 (4) 
(2016) 273-279. 
5. Singh P., Shukla R., Kumar A., Prakash B., Singh S., Dubey N.K. - Effect of Citrus 
reticulata and Cymbopogon citratus essential oils on Aspergillus flavus growth and 
aflatoxin production on Asparagus racemosus, Mycopathologia 170 (3) (2010) 195-202. 
6. Ashish K.G., Ritam M., Deepak G. - A study on antimicrobial activities of essential 
oils of different cultivars of lemongrass (Cymbopogon flexuosus), Pharmaceutical 
Sciences 22 (2016) 64-169. 
7. Kim S.H., Hyeong-Seon L., Deok-Seon R., Soo-Jae C., Dong-Seok L. - Antibacterial 
activity of silver-nanoparticles against Staphylococcus aureus and Escherichia coli. 
Korean Journal and Microbiology and Biotechnology 39 (1) (2011) 77-85. 
8. Nguyễn Thị Kim Cúc, Trần Thị Kim Dung, Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Thị Ngoan, 
Phạm Việt Cường - Đánh giá hoạt tính đối kháng vi khuẩn của phức hệ nanochitosan-
tinh dầu nghệ và nano bạc, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 52 (2) 179-186. 
9. Lương Thị Tú Uyên - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tổng hợp keo nano bạc từ dung 
dịch AgNO3 bằng tác nhân khử dịch chiết nước lá sả để sản xuất dung dịch keo nano 
bạc làm chất kháng khuẩn tại các cơ sở y tế của tỉnh Quảng Nam, Đề tài KHCN cấp 
tỉnh Quảng Nam, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam (2017). 
10. U.S. FDA - Pharmaceutical microbiology manual, Office of Regulatory Affairs, 
Office of Regulatory Science, Medical Products and Tobacco Scientific Staff (2015) 
3-30. 
11. Tiêu chuẩn Quốc gia - TCVN 9976:2013 - Thịt và thủy sản - Định lượng Escherichia 
coli bằng phương pháp sử dụng đĩa đếm PetrifilmTM, Hà Nội (2013). 
12. Tiêu chuẩn Quốc gia - TCVN 7927:2008 - Thực phẩm - Phát hiện và định lượng 
Staphylococcus aureus bằng phương pháp tính số co xác suất lớn nhất, Hà Nội (2008). 
13. Thường Quy kỹ thuật định danh nấm mốc Aspergillus flavus, Aspergillus niger, Aspergillus 
fumigates trong thực phẩm. (Nguồn:  
14. TCVN 4829:2005 (ISO 6579:2002) - Vi sinh vật trong thực phẩm về thức ăn và chăn 
nuôi - Phương pháp phát hiện Samonella trên đĩa thạch. Bộ Khoa học và Công nghệ. 
15. Nguyễn Thị Thanh Loan, Trần Quang Vinh, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Thị Thu 
Trang, Nguyễn Thị Nhiệm, Bùi Duy Du, Trần Thị Ngọc Dung, Nguyễn Thúy Phượng, 
Chu Quang Hoàng, Lê Thị Hoài Nam, 2010. Nghiên cứu chế tạo vật liệu khử khuẩn 
Ag/TiO2 kích thước nano và đánh giá hiệu lực diệt khuẩn E.coli, Tạp chí Hóa học 48 
(4C) (2010) 366-370. 
16. Araújo E.A., Andrade N.J., da Silva L.H., Bernardes P.C., de C. Teixeira A.V., de Sá 
J.P., Fialho J.F. Jr., Fernandes P.E., - Antimicrobial effects of silver nanoparticles 
against bacterial cells adhered to stainless steel surfaces, Journal of Food Protection 
75 (4) (2012) 701-705. 
17. Ahmad K., Aziz Z. - Mitragyna speciosa use in the northern states of Malaysia: a 
cross-sectional study, Journal of Ethnopharmacology 141 (1) (2012) 446-450. 
18. Maíra M.M.d.O., Danilo F.B., Maria d.G.C., Eduardo A., Roberta H.P. - Disinfectant 
action of Cymbopogon sp. essential oils in different phases of biofilm formation by 
Listeria monocytogenes on stainless steel surface, Food Control 21 (4) (2010) 549-
553. 
Hiệu quả kháng vi sinh vật trên bề mặt sàn các bệnh viện tỉnh Quảng Nam... 
57 
19. Huỳnh Thị Hà, Hoàng Anh Sơn - Một số nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của nano 
bạc trên vật liệu vải sợi, Tạp chí Phân tích Hoá, Lý và Sinh học 12 (3) (2007) 9-13. 
20. Mahendra R., Priti P., Priti J., Gauravi A., Avinash P.I., Marcos D., Susana Z. - 
Synergistic antimicrobial potential of essential oils in combination with nanoparticles: 
Emerging trends and future perspectives, International Journal of Pharmaceutics 519 
(1-2) (2017) 67-78. 
ABSTRACT 
ANTIBACTERIAL EFFECT OF LEMONGRASS OIL NANOSILVER SOLUTION ON 
HOSPITALS FLOOR SURFACE IN QUANG NAM PROVINCE 
Luong Thi Tu Uyen1, Nguyen Xuan Hoan2, Nguyen Thanh Quang1, 
Luong Quy Phuong1, Nguyen Thi Nhu Thao3, Vu Ngoc Boi3, 
Duong Hong Quan2, Hoang Thai Ha2, 
Tran Quoc Dam2, Dang Xuan Cuong4* 
1QuangNam College of Economics and Technology 
2Ho Chi Minh City University of Food Industry 
 3Nha Trang University 
4Nha Trang Institute of Technology Application and Research 
*Email: cuong_mails@yahoo.com.vn 
This paper focuses on assessing the effectiveness of antimicrobial activity of nanosiliver 
lemongrass oil on the floor surfaces of Tropical Hospital, General Hospital and Hospital of 
Traditional Medicinie in Quang Nam province. The target microorganisms included 
Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Candida albicans, Aspergillus niger and Salmonella 
typhi. In each hospital, samples were taken in five positions (four corners and floor center) of 
three sick rooms in every 15 minutes. The results showed that the lemongrass oil nanosilver 
solution was effective in antimicrobial in 30 minutes in all three hospitals. After 15 minutes 
of floor spraying, the average number of microorganisms (S. aureus, E. coli, C. albican, A. 
niger, and S. typhi) decreased by 57%, 51%, 64%, 60%, and 56%, respectively, compared to 
the initial number of microorganisms without floor spraying. After 30 minutes, a slight growth 
of microorganisms was observed but the antibacterial effect was still acceptable. In 
conclusions, the lemongrass oil nanosilver solution has the potential in bacterial treatment on 
the hospital floors, however, further studies are necessary to verify the application of this 
solution as a cleaning agent on the hospital floors instead of chemicals. 
Keywords: Nano silver, lemongrass oil, anti-microbial, hospital floor surface. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_khang_vi_sinh_vat_tren_be_mat_san_cac_benh_vien_tin.pdf