Giáo trình Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non
Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ
- Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ, giúp trẻ
tưởng tượng tập nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý
nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ hay dịu dàng.
- Trong dạy học âm nhạc, điều quan trọng là phải cho trẻ tham gia tất cả các hoạt
động như nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc. Được tiếp xúc với âm
nhạc ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao đổi sự cảm nhận của trẻ về ý
nghĩa của lời ca, âm điệu tiết tấu của bài hát được nghe giúp trẻ thêm yêu tác phẩm âm
nhạc, đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ.
- Tiếp xúc âm nhạc có quá trình, thường xuyên sẽ tạo cho trẻ sự ham thích, xuất
hiện quan hệ lựa chọn, nghĩa là có sự ham thích khác nhau. Đó chính là cơ sở của việc
hình thành thị hiếu âm nhạc.
- Âm nhạc nói chung và hoạt động ca hát nói riêng có sức mạnh lôi cuốn tâm hồn,
tình cảm của con người trong đời sống xã hội, nhất là đối với trẻ thơ. Âm nhạc chân
chính có giá trị cảm hoá mọi người cùng hướng tới cái đẹp.
Ví dụ: Bài hát, Con chim non, Chị ong nâu và em bé, Cá vàng bơi, Màu hoa, Hoa
trường em, Mùa hè đến, Con cò cánh trắng những hình ảnh mang biểu tượng về cái4
đẹp được thể hiện rõ trong bài hát. Những hình ảnh này nuôi dưỡng tâm hồn trẻ những
nhận thức về cái đẹp. Từ nhận thức cái đẹp một cách khách quan sẽ đi sâu vào thế giới
nội tâm của trẻ.
- Bài hát giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ (cái đẹp trong ứng xử với ông bà cha
mẹ ).
Giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc trong trường
mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ cảm thụ cái đẹp, tạo
niềm tin cho các cháu vui sống trong hiện tại và tương lai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SPTN– TỔ GDMN Ths Nguyễn Thị Thu Hảo Bài giảng TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG NGÀNH GDMN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 2.1.1. Về phẩm chất ....................................................................................................... 2 2.2.2. Về năng lực2 Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG MẦM NON .................................................................................................................................. 3 `1.1. Vai trò của giáo dục âm nhạc trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em .......................................................................................................... 3 1.1.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ ...................................................... 3 1.1.2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức ...................................................... 4 1.1.3. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ ................................................................. 4 1.1.4. Âm nhạc tác động lên sự phát triển sinh lý của trẻ .......................................... 5 1.2. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ mầm non .................................................. 6 1.2.1. Trẻ dưới 1 tuổi .................................................................................................. 6 1.2.2. Trẻ từ 1- 2 tuổi ................................................................................................. 6 1.2.3. Trẻ 2 - 3 tuổi ..................................................................................................... 6 1.2.4. Trẻ 3 - 4 tuổi ..................................................................................................... 6 1.2.5. Trẻ 4 - 5 tuổi ..................................................................................................... 7 1.2.6. Trẻ 5 - 6 tuổi ..................................................................................................... 7 1.2.7. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ .............................................................. 7 1.3. Những đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo có liên quan đến sự tiếp nhận âm nhạc ............................................................................................................................... 8 1.4. Mục đích, nhiệm vụ giáo dục âm nhạc .............................................................. 9 1.4.1. Mục đích ........................................................................................................... 9 1.4.2. Nhiệm vụ giáo dục âm nhạc ............................................................................. 9 1.5. Hệ thống phương pháp dạy học âm nhạc ........................................................... 9 1.5.1. Phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm .............................. 9 1.5.2. Phương pháp dùng lời (giảng giải, chỉ dẫn, đặt câu hỏi đàm thoại) ............. 10 1.5.3. Phương pháp thực hành nghệ thuật (học thuộc, tập luyện) ............................ 10 1.5.4. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan ...................................................... 10 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG MẦM NON ............................................................................................................. 12 2.1. Nghe nhạc ................................................................................................................ 12 2.1.1. Ý nghĩa của việc nghe nhạc ........................................................................... 12 2.1.2. Khả năng nghe nhạc của trẻ ........................................................................... 12 2.1.3. Sự phát triển của hoạt động nghe nhạc đối với trẻ mẫu giáo ......................... 13 2.1.4. Nội dung nghe ................................................................................................ 13 2.1.5. Hướng lựa chọn bài hát, bản nhạc cho trẻ nghe ............................................. 14 2.1.6. Phương pháp dạy trẻ nghe nhạc ..................................................................... 15 2.1.7. Các hình thức cho trẻ nghe nhạc .................................................................... 16 2.1.8. Quá trình cho trẻ nghe nhạc ........................................................................... 17 2.2. Ca hát ...................................................................................................................... 17 2.2.1. Ý nghĩa giáo dục của ca hát .......................................................................... 17 2.2.2. Đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ ................................................................. 18 2.2.3. Yêu cầu cần đạt khi dạy hát ........................................................................... 18 2.2.4. Lựa chọn bài hát cho trẻ hát ........................................................................... 19 2.2.5. Quá trình dạy hát ............................................................................................ 19 2.3. Vận động theo nhạc ................................................................................................ 21 2.3.1. Ý nghĩa của vận động theo nhạc ................................................................... 21 2.3.2. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ ............................................................ 21 2.3.3. Các hình thức vận động theo nhạc ................................................................. 22 2.3.4. Phương pháp hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc ........................................... 23 2.3.5. Quá trình dạy vận động theo nhạc ................................................................. 23 2.4. Trò chơi âm nhạc ................................................................................................... 25 2.4.1. Ý nghĩa của trò chơi âm nhạc ........................................................................ 25 2.4.2. Các dạng trò chơi âm nhạc ............................................................................. 25 2.4.3. Các bước tổ chức cho trẻ chơi ........................................................................ 25 Chương 3: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG MẦM NON ............................................................................................................. 27 3.1. Giờ học nhạc............................................................................................................ 27 3.1.1. Giờ học âm nhạc của trẻ nhà trẻ ..................................................................... 28 3.1.2. Giờ học âm nhạc của trẻ mẫu giáo ................................................................. 28 3.2. Hoạt động âm nhạc trong đời sống hàng ngày ở trường mầm non ................... 30 3.2.1. Trước giờ học buổi sáng ............................................................................... 30 3.2.2. Giờ học khác .................................................................................................... 31 3.2.3. Sử dụng âm nhạc sau giờ học buổi sáng .......................................................... 33 3.3. Âm nhạc trong ngày hội ngày lễ ............................................................................ 34 3.3.1. Ý nghĩa ........................................................................................................... 34 3.3.2. Chuẩn bị và tiến hành ..................................................................................... 34 Chương 4. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC VÀ TẬP DẠY TRONG TRƯỜNG MẦM NON..37 4.1. Phân phối chương trình ......................................................................................... 37 4.2. Xây dựng kế hoạch ................................................................................................. 40 4.1.1. Lập kế hoạch theo chủ đề ............................................................................... 40 4.1.2. Các bước thiết kế bài soạn giáo dục âm nhạc theo chủ đề ............................. 41 4.3. Tập dạy ................................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 44 PHỤ LỤC 45 1 LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ, tạo ra thế hệ người Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ cũng như đạo đức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ, giáo dục âm nhạc là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Mục đích của công việc này là bước đầu hình thành cho trẻ những năng lực hoạt động âm nhạc như: ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhac. Ngoài ra, học phần còn giúp cho trẻ có lòng yêu âm nhạc, thích hát múa và góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Nội dung học phần bao gồm: Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ. Các dạng hoạt động âm nhạc trong trường mầm non như ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc. Phương pháp và hình thức tổ chức hướng dẫn các dạng hoạt động âm nhạc cho trẻ tại trường mầm non. Bài giảng này được sử dụng cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non, hệ cao đẳng. Bài giảng cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hệ đào tạo giáo viên mầm non khác. 2 Mục tiêu của học phần Khi học xong môn học này, SV có được 2.1.1. Về phẩm chất - Nhận định được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc đối với trẻ. - Yêu thích hoạt động âm nhạc, tích cực sáng tạo, ham hiểu biết, áp dụng những phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. - Yêu nghề, yêu trẻ, quan tâm tất cả trẻ, chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc. - Mong muốn được đưa âm nhạc đến với trẻ. 2.1.2. Về năng lực - Có khả năng hiểu và nắm bắt tốt về đặc điểm, khả năng âm nhạc của trẻ ở từng độ tuổi và phương pháp giáo dục, tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ từ 0- 6 tuổi ở trường mầm non. - Có khả năng vận dụng được các phương pháp, biện pháp, hình thức đã học vào việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ. - Có khả năng phân tích đánh giá được tiết dạy của mình, của bạn. - Có khả năng ca hát,vận động minh họa phù hợp các bài hát thiếu nhi và chuyển tải được các bài hát đến với trẻ. - Có khả năng nghiên cứu tài liệu, lập được kế hoạch tổ chức hoạt động âm nhạc phù hợp với trẻ từng độ tuổi . - Có khả năng thiết kế môi trường hoạt động âm nhạc phù hợp và tạo cho trẻ khả năng biểu diễn say mê hứng thú. 3 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG MẦM NON `1.1. Vai trò của giáo dục âm nhạc trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em - Đối với trẻ mầm non, âm nhạc là một trong các loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. - Âm nhạc tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. - Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm Đối với trẻ mầm non âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu, âm nhạc tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết. 1.1.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ - Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ, giúp trẻ tưởng tượng tập nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ hay dịu dàng. - Trong dạy học âm nhạc, điều quan trọng là phải cho trẻ tham gia tất cả các hoạt động như nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc. Được tiếp xúc với âm nhạc ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao đổi sự cảm nhận của trẻ về ý nghĩa của lời ca, âm điệu tiết tấu của bài hát được nghe giúp trẻ thêm yêu tác phẩm âm nhạc, đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ. - Tiếp xúc âm nhạc có quá trình, thường xuyên sẽ tạo cho trẻ sự ham thích, xuất hiện quan hệ lựa chọn, nghĩa là có sự ham thích khác nhau. Đó chính là cơ sở của việc hình thành thị hiếu âm nhạc. - Âm nhạc nói chung và hoạt động ca hát nói riêng có sức mạnh lôi cuốn tâm hồn, tình cảm của con người trong đời sống xã hội, nhất là đối với trẻ thơ. Âm nhạc chân chính có giá trị cảm hoá mọi người cùng hướng tới cái đẹp. Ví dụ: Bài hát, Con chim non, Chị ong nâu và em bé, Cá vàng bơi, Màu hoa, Hoa trường em, Mùa hè đến, Con cò cánh trắng những hình ảnh mang biểu tượng về cái 4 đẹp được thể hiện rõ trong bài hát. Những hình ảnh này nuôi dưỡng tâm hồn trẻ những nhận thức về cái đẹp. Từ nhận thức cái đẹp một cách khách quan sẽ đi sâu vào thế giới nội tâm của trẻ. - Bài hát giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ (cái đẹp trong ứng xử với ông bà cha mẹ). Giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc trong trường mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ cảm thụ cái đẹp, tạo niềm tin cho các cháu vui sống trong hiện tại và tương lai. 1.1.2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức Đại văn hào M.Gorki đã nhận xét: “ Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng. Nó khám phá cái phẩm chất cao quí nhất ở con người”. Lời ca trong các tác phẩm âm nhạc giàu hình ảnh, phong phú và mang đậm chất trữ tình. Chính vì vậy nó đã giúp trẻ phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương đất nước... từ đó gợi cho trẻ về cách ứng xử, hay nói cách khác là giáo dục cho trẻ đạo đức làm người. Những bài dân ca, đồng dao phong phú về âm điệu, tiết tấu, phương thức diễn xướng, phong tục tập quán sẽ cho trẻ hiểu biết về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam, bồi dưỡng cho trẻ cảm xúc trữ tình, lòng tự hào về văn hoá dân tộc. Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non thường diễn ra trong một nhóm hoặc tập thể lớp, khi cùng nhau múa hát, chơi trò chơi âm nhạc giúp trẻ vui tươi, hồn nhiên, thoải mái và tự tin hơn. Khi tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành tính tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với âm nhạc, biết nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. Do đó âm nhạc là phương tiện giáo dục cho trẻ về văn hoá giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ. 1.1.3. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ Nghệ thuật âm nhạc không chỉ là món ăn tinh thần mà còn có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. 5 Tiến sỹ Hovard Gardner, giáo sư trường Đại học Harvard nghiên cứu lí thuyết về các trí thông minh đa diện cho rằng, thông minh âm nhạc là một trong bảy trí thông minh ban đầu của con người (trong số thô ... ìm mồi về cho các chú chim con của mình. Để nói lên tình cảm của chim mẹ với chim con chú Đặng Nhất Mai đã sáng tác bài hát “ Chim mẹ chim con”. Các con hãy nghe cô hát nhé. Hoạt động 2: vận động múa “ Chim mẹ chim con” - Cô hát mẫu + nhạc. - Cô hát lần 2 + múa . - Cô hát và múa minh hoạ từng câu kết hợp giải thích cách thực hiện động tác. - Cô dạy trẻ từng câu. - Cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ( tổ, nhóm, cá nhân). Cô thấy lớp mình học rất giỏi, hát hay múa đẹp. Bây giờ cô mời lớp mình đi tham quan đồng bằng Bắc bộ nhé. Cho trẻ đọc bài đồng dao “ Tiếng con chim ri” Chuyển đội hình. Nghe hát: Đã đến đồng bằng Bắc bộ rồi đấy. Đồng bằng Bắc bộ là vùng đất đai rất trù phú, nơi đây đã sản sinh ra nhiều làn - Trẻ trả lời - Trẻ đọc cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ xem - Trẻ làm theo cô - Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe 47 điệu dân ca rất hay đấy. Hôm nay cô sẽ làm quen với các con một làn điệu dân ca Bắc bộ đó là bài hát “ Cò lả” - Cô hát lần 1+ nhạc Cô vừa hát bài hát gì? Dân ca vùng miền nào? - Cô hát lần 2 + múa minh hoạ. - Giới thiệu giai điệu. - Cho trẻ nghe lần 3. Kết thúc: Cho trẻ hát múa lại bài “ Chim mẹ chim con” - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe 48 GIÁO ÁN Chủ đề : Phương tiện giao thông Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ. Môn : Giáo dục âm nhạc. Đề tài : - Nội dung trọng tâm: Dạy hát “Em đi chơi thuyền” (Nhạc&lời: Trần Kiết Tường). - Nội dung kết hợp: Nghe hát “Tàu chú lại ra khơi”(Nhạc&lời: Quốc Thắng). Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. - Độ tuổi: 5 - 6 tuổi - Thời gian: 25 – 30 phút I. Mục tiêu 1.Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài hát tên tác giả, hát thuộc lời, hát đúng và diễn cảm bài hát “Em đi chơi thuyền”. - Trẻ lắng nghe và hưởng ứng theo giai điệu bài hát “Tàu chú lại ra khơi” của nhạc sỹ Quốc Thắng. - Trẻ biết chơi trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” và hứng thú tham gia vào trò chơi. 2. Kỹ năng - Hát to, rỏ lời. - Phản ứng nhanh. - Phát triển kĩ năng quan sát, phát triển tai nghe âm nhạc và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ hoạt động chăm chú, hứng thú và thích nghe cô hát, thích vận động. - Trẻ biết tuân thủ luật khi tham gia giao thông. II. Chuẩn bị - Cho cô + Băng, đĩa nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”, “Tàu chú lại ra khơi”. + Cô thuộc bài hát “Em đi chơi thuyền”, “Tàu chú lại ra khơi”. 49 + Cô nắm vững cách chơi và cách tổ chức trò chơi. - Cho trẻ: Mũ chóp *Nội dung tích hợp: - Khám phá khoa học: Phương tiện giao thông - Toán: Nhận biết phía phải - trái, phía trước - sau. - Vè đối đáp. III. Phương pháp: - Trình bày tác phẩm - Trực quan. - Dùng lời. VI. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu - Chào mừng bạn đến với chương trình “Nốt nhạc xanh”, với chủ đề phương tiện giao thông của lớp Lá ngày hôm nay. - Cô xin giới thiệu 3 đội chơi ngày hôm nay đó là: Đội ô tô phía bên tay trái cô, đội ô tô xanh phía bên tay phải cô, đội ô tô vàng phía trước cô. Vậy phía sau cô càng đội nào không nhỉ? Cô mời, cô mời (cô mời 2-3 trẻ). - Cô sẽ là người dẫn chương trình ngày hôm nay. Chúc ba đội thi của chúng ta sẽ giành chiến thắng nhé! - Cuộc chơi được chia làm 3 phần: + Phần 1: Nghe thấu hát tài. + Phần 2: Quà tặng âm nhạc. + Phần 3: Trò chơi âm nhạc. - Cô mời 3 đội làm đông tác chèo thuyền mở màng cho phần thi thứ nhất. 2.Hoạt động 2: “Nghe thấu hát tài” - Các con vừa chơi gì vậy? À đúng rồi, các con vừa chơi chèo thuyền đấy -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời 50 - Vậy thuyền là phương tiện giao thông đường nào? - Ngoài ra các con càng biết phương tiện giao thông nào nữa? -À! Đúng rồi đấy các con. Có rất nhiều phương tiện giao thông. Phương tiện giao thông đường thủy có tàu hỏa, tàu thủy, ca no...; đường bộ có ô tô, xe máy, xe đạp; đường hàng không có máy bay... Hôm nay, cô sẽ dạy lớp mình một bài hát có liên quan đến phương tiện giao thông đường thủy đấy. Các con có thích không nào? Đó là bài hát “ Em đi chơi thuyền” nhạc và lời Trần Kiết Tường. *Dạy hát: “ Em đi chơi thuyền” nhạc và lời Trần Kiết Tường. - Cô hát mẫu lần 1. + Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 2 kết hợp động tác minh họa. + Giải thích nội dung bài hát: Bài hát nói về bạn nhỏ đi chơi thuyền trong thảo cầm viên, có tiếng chim hót vui mừng chào đón. Ở đó có thuyền con vịt, thuyền con rồng và mẹ của bạn cũng dặn dò bạn ngồi yên khi đi chơi thuyền nữa đấy! - Giáo dục: Bạn nhỏ trong bài hát “ Em đi chơi thuyền” rất ngoan khi đi chơi thuyền cùng bố mẹ ở Thảo Cầm Viên đấy các con! các con nhớ khi đi chơi thuyền, các con phải ngồi yên, không thò đầu, thò tay ra ngoài các con nhé! - Cả lớp hát cùng cô 2 lần (cô sữa sai cho trẻ). - Cô mời lần lượt các đội ô tô đỏ, đội ô tô xanh, đội ô tô vàng hát ( cô chú ý sữa sai). - Cô mời nhóm hát (Cô chú ý sữa sai). - Cô mời cá nhân hát (cô bao quát động viên). - Các con ơi phương tiện giao thông đường thủy rất có ý -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Cả lớp hát - Tổ hát - Nhóm hát - Cá nhân hát 51 nghĩa với mỗi chúng ta đấy! Chúng ta có thể đi từ nơi này đến nơi khác bằng thuyền. Đặc biệt tàu thủy rất có ý nghĩa với các chú hải quân và những chú ngư dân đánh bắt nữa đấy! Nhờ tàu thủy các chú có thể bảo vệ biển đảo của chúng ta đấy. - Cho trẻ đọc bài thơ “Bé đi đường” của Nguyễn Thị Kim Chi chuyển đội hình nghe hát. 3. Hoạt động 3: Qùa tặng âm nhạc “Tàu chú lại ra khơi” của nhạc sỹ Quốc Thắng. Các chú ngư dân ngày đêm lái tàu để đi đánh bắt để trang trải cho cuộc sống của mình và góp phần bảo vệ biển đảo đấy! Vì thế nhạc sỹ Quốc Thắng đã sáng tác bài hát “Tàu chú lại ra khơi” bây giờ cô sẽ hát tặng lớp mình. - Cô hát lần 1+ Nhạc - Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác. - Cô hát lần 2: Kết hợp múa minh họa, cho trẻ múa cùng cô (mở nhạc múa). - Giải thích nội dung bài hát: Bài hát “Tàu chú lại ra khơi”của tác giả Quốc Thắng nói về chú ngư dân đi đánh bắt ngoài biển. Hôm nay tàu chú lại ra khơi để đi tìm luồng cá bạc. Theo con tàu chú đi thì có những cánh hải âu và bạn nhỏ trong bài hát muốn gửi ước mơ theo con tàu của chú nữa đấy! - Giáo dục: Các con phải biết yêu quý các chú hải quân ngày đêm lái tàu ngoài biển khơi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và những ngư dân lái tàu đi đánh bắt các con nhé! - Nghe lần 3: Cho trẻ nghe lại giai điệu của bài hát (không lời). + Hỏi trẻ giai điệu bài hát như thế nào? - Cho trẻ đọc thơ “” chuyển đội hình chơi trò chơi. 4. Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Nghe tiếng hát tìm đồ - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ chuyển đội hình - Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ hát di chuyển đội hình 52 vật”. Hôm nay cô thấy cả 3 đội:ô tô đỏ, ô tô xanh, ô tô vàng đội nào cũng hát hay vì vậy cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi. - Tên trò chơi :Nghe tiếng hát tìm đồ vật - Cách chơi: + Cô cho trẻ ngồi hình vòng tròn, cô mời một bạn tình nguyện lên chơi trước. Cô sẽ giấu đồ vật là một số các phương tiện giao thông trong trò chơi này nhé! Bạn nhỏ được mời lên sẽ đội mũ trùm kín mặt. Cô giấu đồ vật vào 1 trẻ bất kì, mỗi trẻ cách nhau một khoảng cách nhất định, sau đó cô cùng cả lớp hát. Bạn nhỏ đi từ ngoài vào, đi men theo các bạn ngồi vòng tròn. Nếu bạn nhỏ đi đến chỗ đồ vật được cất giấu thì cô cùng các bạn hát to lên, nếu đi càng xa đồ vật thì hát nhỏ dần. Bạn nhỏ phải lắng nghe tiếng hát và chỉ vào chỗ giấu đồ vật và nói tên đồ vật đó là gì? là loại phương tiện giao thông nào? - Luật chơi: Bạn nào chỉ đúng chỗ cất giấu đồ vật và nói tên đúng đó là loại phương tiện giao thông nào thì sẽ được cả lớp hoan hô và trẻ có đồ vật bị tim thấy sẽ tiếp tục làm người chơi. Nếu bạn nào không tìm thấy đồ vật thì sẽ bị nhảy lò cò, cô chỉ định người khác lên chơi. - Cho trẻ chơi (3 - 4 lần) *Trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”cũng đã khép lại chương trình “Nốt nhạc xanh” của ngày hôm nay rồi. Xin chúc mừng cả 3 đội đều giành chiến thắng cô tuyên dương lớp mình hôm nay học rất giỏi và hát cũng rất hay. 5.Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền” . -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ chơi -Trẻ lắng nghe -Trẻ hát và đi ra ngoài cùng cô 53 Chủ đề: Thế giới động vật Môn: Giáo dục âm nhạc Đề tài: Dạy hát “Chú Mèo Con” Trò Chơi: Mèo nghe hát chạy vào hang Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Thời gian: 15 -20 phút I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Trẻ hát thuộc và nhớ tên bài hát, tên tác giả bài hát “ Chú mèo con”. - Trẻ nắm được cách chơi và luật chơi, chơi tốt trò chơi “ Ai nhanh nhất”. 2.Kỹ năng : - Trẻ hát diễn cảm, biết thể hiện cảm xúc theo lời bài hát. - Cảm thụ tốt tác phẩm âm nhạc khi nghe cô hát. 4.Thái độ: - Biết yêu quý và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. - Nghiêm túc, hứng thú trong quá trình hoạt động. II. Chuẩn bị - Sân khấu, mũ mèo, nhạc beat bài hát chú mèo con, ghế để chơi trò chơi. III.Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: ổn định - Nhiệt liệt chào đón quí vị đại biểu, các cô giáo, và 3 đội chơi đã có mặt trong chương trình Giọng hát Việt Nhí ngày hôm nay. Đó là sự tham gia của các đội chơi vô cùng dễ thương và đáng yêu. Chúng ta làm quen với đội chơi thứ nhất đó là đội “ Mèo vàng”, đội thứ hai là đội “ Mèo đỏ” và đội thứ ba là đội “ Mèo đen”. - Trong chương trình âm nhạc ngày hôm nay gồm có 3 phần thi: Phần thi thứ nhất là phần thi “ Mèo hiểu biết”, phần thi thứ hai là phần thi “Mèo tài năng”,và phần thi thứ ba là - Trẻ thực hiện 54 phần thi “ Mèo nhanh nhẹn”. - Và mở đầu chương trình phần thi “Mèo hiểu biết” Ở phần thi này các đội có nhiệm vụ là nghe cô hỏi rồi trả lời câu hỏi của cô, nếu đội nào trả lời đúng thì sẽ được thưởng 1 bông hoa, còn nếu trả lời không đúng thì sẽ quyền trả lời sẽ thuộc về đội của bạn. Các con đã nắm rõ luật chơi chưa nào? Câu hỏi như sau : các bạn hãy lắng nghe xem đây là tiếng kêu của con gì nhé! Meo – meo – meo. Đố chúng mình biết đó là tiếng kêu của con gì ? cô nghe lại một lần nữa nào. À rất giỏi, đó là tiếng kêu của con mèo. Các con ạ, cũng có 1 bài hát rất là hay nói về chú mèo đấy, lớp mình có muốn nghe, có muốn biết đó là bài hát gì không? Bài hát đó là bài hát Chú mèo con, sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Hoạt động 2 : * Dạy hát - Cô hát trẻ nghe 1 lần diễn cảm. Cô vừa hát cho lớp mình nghe bài hát gì? Của nhạc sĩ nào sáng tác? - Cô hát lần 2 minh họa Chúng mình có thích hát cùng cô không? Sau phần thi thứ nhất thì cô thấy cả 3 đội đều trả lời đúng tên bài hát và tên tác giả, cô sẽ thưởng cho mỗi đội 1 bông hoa. Và sau đây xin mời các đội bước vào phần thi thứ 2 là phần thi “ Mèo tài năng” Ở phần thi nay các đội có nhiêm vụ là phải hát đúng giai điệu, đúng lời của bài hát này, đội nào hát đúng thì sẽ đựợc thưởng 1 bông hoa, đội nào hát không đúng thì sẽ không được bông hoa nào cả, vì thế các đội phải hát thật hay thật giỏi nhé! - Cho trẻ hát cùng cô lần 1. Hỏi trẻ bài hát nói về con gì ? ( Lông chú mèo như thế nào ? - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Lắng nghe 55 mắt như thế nào? Con mèo bắt chuột như thế nào? Suốt ngày em bé như thế nào với chú mèo?) Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc chú mèo. - Cho trẻ hát cùng cô lần 2. Bây giờ các tổ, các đội mèo có muốn thi đua với nhau không? - Gọi tổ , nhóm , cá nhân trẻ hát ( thưởng bông hoa cho trẻ) Hoạt động 3: * Trò chơi: Qua phần chơi vừa rồi cô thấy các chú mèo hát rất hay và rất giỏi, cô sẽ thưởng cho lớp mình 1 trò chơi. Trò chơi có tên gọi là “Mèo nhanh nhẹn” Ở phần chơi này các chú mèo sẽ được chơi trò chơi “Mèo nghe hát chạy vào hang” + Cách chơi: cô có những chiếc ghế tương ứng với những chiếc hang, cô sẽ mời số chú mèo chơi sẽ nhiều hơn số hang, chúng mình sẽ vừa đi vừa hát, cô sẽ gõ xắc xô nhỏ và nhẹ, chúng mình sẽ đi bình thường, khi có hiệu lệnh tìm hang tìm hang và cô sẽ gõ xắc xô mạnh thì chúng mình sẽ tìm hang và ngồi vào hang. + Luật chơi: mỗi chú mèo chỉ được tìm 1 hang và khi nào có hiệu lệnh thì các chú mèo mới được tìm hang. Nếu chú mèo nào không tìm được hang thì sẽ bị phạt nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi Thưởng cho mỗi đội 1 bông hoa ( Cô và trẻ cùng kiểm tra lại kết quả của trẻ) - Hỏi lại trẻ các cô vừa dạy cho lớp mình hát bài hát gì? Của nhạc sĩ nào sáng tác? Cho trẻ hát và nghỉ. - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ hát . - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện 56 Giáo án âm nhạc Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài: Nghe hát: Xe chỉ luồn kim Vận động theo nhạc: Cháu yêu cô chú công nhân Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Thời gian: 20 – 25 phút I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài hát, xuất xứ và hiểu được nội dung bài hát “ Xe chỉ luồn kim”. - Trẻ nhớ tên bài hát và tên tác giả, hát và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”. 2. Kĩ năng - Trẻ hát đồng đều, hòa giọng với bạn, hát đúng giai điệu lời ca. - Chăm chú, hưởng ứng và thể hiện cảm xúc theo nhịp điệu bài hát Xe chỉ luồn kim. 3. Thái độ - Trẻ biết yêu mến, kính trọng người lao động và công việc của họ, có ý thích và ước mơ vào những ngành nghề mình thích. - Chú ý, hứng thú hoạt động. II. Chuẩn bị - Đàn ghi nhạc đệm bài hát Cháu yêu cô chú công nhân, Xe chỉ luồn kim - Máy và đĩa nhạc có bài hát Xe chỉ luồn kim. III.CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Cho trẻ đọc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”. - Cô trò chuyện với trẻ + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Trong bài thơ bé làm những nghề gì? + Ngoài những nghề đó ra các con còn biết nghề gì nữa? - Các con biết bố mẹ mình làm nghề gì không? - Trẻ đọc cùng cô - Trẻ trò chuyện Trẻ trả lời 57 - Làm ở đâu? Giáo dục: Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề đều mang lại lợi ích cho xã hội, nghề nào cũng quí vì vậy các con cần phải yêu quí các nghề trong xã hội. - Dẫn dắt và giới thiệu bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” của Nhạc sĩ Hoàng Văn Yến. Hoạt động 2: Vận động - - Cô đàn giai điệu bài hát “ Cháu yêu cô chú nhân” - + Cô vừa đàn giai điệu bài hát gì? Của nhạc sỹ nào? - - Thế cô chú công nhân trong bài hát làm gì? - - Cô vừa hát và vận động minh hoạ bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” - - Cho cả lớp vận động. - - Tổ, nhóm, cá nhân. - - Cho trẻ đọc bài thơ “ Cái bát xinh xinh” chuyển đội hình. Hoạt động 3: Nghe hát - - Cô giới thiệu bài hát Xe chỉ luồn kim Dân ca Quan họ Bắc Ninh. - - Cô hát lần một kết hợp đệm đàn - - Cô hát lần 2 múa minh họa. - - Cho lớp hát và múa cùng cùng cô 2 lần. - Giáo dục trẻ yêu quý các nghề, yêu quý những người làm nghề. - Cô mở đĩa hát cho trẻ nghe giai điệu. - Hỏi trẻ về giai điệu bài hát? Củng cố: Hỏi lại tên bài hát, xuất xứ và kết thúc tiết học. - Trẻ hát Trẻ nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi Trẻ lắng nghe Trẻ vận động cùng cô Trẻ trả lời
File đính kèm:
- giao_trinh_to_chuc_hoat_dong_am_nhac_cho_tre_mam_non.pdf