Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật (Phần 1)

NHỮNG YÊU CẦU CỦA CHẤT ĐỘC DÙNG LÀM THUỐC BVTV

- Có tính độc đối với dịch hại nhưng an toàn đối với cây trồng (ít nhất là

nồng độ thường dùng) và ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt,

ẩm, ánh sáng.)

- Tính độc phải đa năng song phải có tính chọn lọc.

- Bảo quản, vận chuyển và sử dụng dễ dàng.

- An toàn đối với môi trường.

- Dễ kết hợp giữa thuốc với nhau hoặc với phân bón.

- Màu sắc dễ phân biệt để dễ kiểm tra và bảo đảm an toàn khi sử dụng.

- Giá thành người tiêu dùng chấp nhận được.

Không có một hóa chất nào có thể thỏa mãn hoàn toàn các yêu cầu nói trên. Các

yêu cầu này, thậm chí ngay trong một yêu cầu cũng có mâu thuẩn không thể giải quyết

được. Tùy theo giai đoạn phát triển của biện pháp hóa học mà các yêu cầu được đánh

giá cao thấp khác nhau. Hiện nay, yêu cầu an toàn đối với người và môi trường được

toàn thế giới quan tâm nhiều nhất nên được đặt lên hàng đầu.

pdf 95 trang kimcuc 5840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật (Phần 1)

Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật (Phần 1)
 1
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU 
PHẦN MỞ ĐẦU: 
1. Vai trò, vị trí và ý nghĩa của biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất 
nông nghiệp ................................................................................................................ 3 
2. Ưu và nhược điểm của biện pháp dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ 
dịch hại ....................................................................................................................... 3 
2.1. Ưu điểm ............................................................................................................... 3 
2.2. Nhược điểm ......................................................................................................... 4 
3. Lịch sử phát triển của ngành thuốc bảo vệ thực vật ................................................. 4 
3.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 4 
3.2. Tại Việt Nam ....................................................................................................... 9 
4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật ............................................................................ 9 
4.1. Thị trường Thuốc BVTV tại Việt Nam .............................................................. 10 
4.2.2. Thị trường thuốc BVTV trên thế giới .............................................................. 12 
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THUỐC BẢO VỆ 
THỰC VẬT 
Chương 1: Cơ sở độc chất học nông nghiệp .......................................................... 16 
1.1. Các khái niệm về chất độc ................................................................................. 16 
1.1.1. Chất độc .......................................................................................................... 16 
1.1.2. Tính độc .......................................................................................................... 16 
1.1.3. Độ độc ............................................................................................................ 17 
1.1.4. Liều lượng và nồng độ .................................................................................... 17 
1.1.5. Định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật .................................................................... 17 
1.2. Những yêu cầu của chất độc dùng làm thuốc BVTV .......................................... 18 
1.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật .......................................................................... 18 
1.3.1. Phân loại theo đối tượng phòng trừ ................................................................. 18 
1.3.2. Phân loại theo con đường xâm nhập ................................................................ 18 
1.3.3. Phân loại theo nguồn gốc hóa học ................................................................... 18 
1.4. Xâm nhập và dịch chuyển của chất độc vào cơ thể sinh vật ................................ 24 
1.4.1. Sự xâm nhập và di chuyển của chất độc vào trong cơ thể nấm bệnh ................ 24 
1.4.2. Sự xâm nhập và dịch chuyển của chất độc vào cơ thể côn trùng ...................... 24 
1.4.3. Sự xâm nhập và dịch chuyển của chất độc vào cơ thể loài gặm nhấm ............. 25 
 2
1.4.4. Sự xâm nhập và dịch chuyển của chất độc vào cơ thể cỏ dại ........................... 25 
1.5. Tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật ......................................................... 26 
1.5.1. Các điều kiện để chất độc gây hại và gây chết đối với sinh vật ....................... 26 
1.5.2. Sự biến đổi của chất độc trong cơ thể sinh vật ................................................ 27 
1.5.3 Tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật ....................................................... 27 
1.5.4. Các hình thức tác động của chất độc đối với sinh vật ...................................... 28 
1.5.5. Hiện tượng tác động độc của chất độc đến cơ thể sinh vật .............................. 29 
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính độc của chất độc ........................................... 30 
1.6.1. Sự liên quan giữa tính chất của chất độc và tính độc của chất độc................... 31 
1.6.2. Sự liên quan giữa đặc điểm của sinh vật với tính độc của chất độc ................. 33 
1.6.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến tính độc của chất độc ...................... 33 
1.7. Ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV đến quần thể sinh vật nông nghiệp ................ 35 
1.7.1. Phản ứng của dịch hại với chất độc ở liều lượng thấp ..................................... 35 
1.7.2. Tính chống thuốc của dịch hại ........................................................................ 36 
1.7.3. Sự suy giảm về tính đa dạng trong sinh quần .................................................. 37 
1.7.4. Sự xuất hiện loài dịch hại mới ........................................................................ 37 
1.7.5. Sự tái phát của dịch hại ................................................................................... 37 
1.7.6. Tác động của thuốc Bảo vệ thực vật đến các sinh vật sống trong đất .............. 38 
1.8. Cách khắc phục những hậu quả xấu do việc dùng thuốc BVTV gây ra .............. 39 
1.9. Thuốc bảo vệ thực vật và đất đai trồng trọt ........................................................ 40 
1.9.1. Thuốc Bảo vệ thực vật trong đất đai trồng trọt ................................................ 40 
1.9.2. Con đường chuyển hoá và mất đi của thuốc Bảo vệ thực vật ở trong đất ........ 42 
1.10. Thuốc bảo vệ thực vật và môi trường sinh sống ............................................... 44 
1.10.1. Dư lượng của thuốc Bảo vệ thực vật ............................................................. 44 
1.10.2. Thuốc Bảo vệ thực vật tác động đến động vật sống trong nước và trên cạn ... 45 
1.10.3. Thuốc Bảo vệ thực vật và con người ............................................................. 46 
1.10.4. Sự di chuyển của thuốc Bảo vệ thực vật trong môi trường ............................ 48 
1.10.5. Phương pháp ngăn ngừa tác hại của thuốc BVTV đến môi trường và 
đời sống con người ................................................................................................... 48 
Chương 2: Nguyên lý và phương pháp nghiên cứu, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
 ................................................................................................................................. 50 
2.1. Các dạng chế phẩm thuốc BVTV ...................................................................... 50 
2.1.1. Thành phần của chế phẩm thuốc ..................................................................... 50 
 3
2.1.2. Các dạng chế phẩm thuốc Bảo vệ thực vật thường dùng trong nông nghiệp .... 50 
2.2. Nguyên tắc 4 đúng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .............................................. 57 
2.2.1. Đúng thuốc ..................................................................................................... 57 
2.2.2. Đúng nồng độ, liều lượng ................................................................................ 58 
2.2.3. Đúng lúc ......................................................................................................... 59 
2.2.4. Đúng phương pháp xử lý (đúng cách) ............................................................. 60 
2.3. Các phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ................................................ 61 
2.3.1. Phun thuốc bột ................................................................................................ 61 
2.3.2. Rắc thuốc hạt .................................................................................................. 61 
2.3.3. Phun lỏng ........................................................................................................ 61 
2.3.4. Sol khí ............................................................................................................ 62 
2.3.5. Xử lý giống ..................................................................................................... 64 
2.3.6. Xông hơi ......................................................................................................... 64 
2.3.7. Nội liệu pháp thực vật ..................................................................................... 66 
2.3.8. Làm bả độc ..................................................................................................... 66 
2.4. Hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật ........................................................................... 66 
2.5. Các phương pháp xác định tính độc và hiệu quả của thuốc BVTV đối 
với các sinh vật gây hại ............................................................................................ 67 
2.5.1. Trong phòng thí nghiệm .................................................................................. 68 
2.5.2. Ngoài đồng ruộng ........................................................................................... 69 
2.5.3. Cách tính lượng thuốc thương phẩm cần dùng ................................................ 71 
Chương 3: Những biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
 ................................................................................................................................. 73 
3.1. Tiêu chuẩn của những người làm việc với chất độ ............................................. 73 
3.2. Qui tắc vận chuyển , bảo quản và xuất nhập khẩu thuốc BVTV ......................... 73 
3.2.1. Vận chuyển thuốc ........................................................................................... 73 
3.2.2. Bảo quản, tồn trữ thuốc BVTV ....................................................................... 73 
3.2.3. Xuất nhập khẩu thuốc ..................................................................................... 74 
3.3. Những biện pháp đảm bảo sử dụng thuốc có hiệu quả tốt và an toàn cho 
người dùng thuốc bảo vệ thực vật ............................................................................. 75 
3.3.1. Trước khi sử dụng thuốc ................................................................................. 75 
3.3.2. Trong khi sử dụng thuốc ................................................................................. 75 
3.3.3. Sau khi sử dụng thuốc ..................................................................................... 75 
 4
3.4. Những biện pháp đảm bảo an toàn cho người và gia súc, gia cầm ở 
vùng có sử dụng thuốc ............................................................................................. 76 
3.5. Xử lý các chất thải của thuốc BVTV ................................................................. 76 
3.5.1. Các bao bì chứa đựng thuốc BVTV ................................................................ 76 
3.5.2. Các dư thừa của thuốc sau khi dùng................................................................ 76 
3.6. Ngộ độc thuốc BVTV và sơ cấp cứu người bị ngộ độc thuốc............................. 77 
3.6.1. Xử lý khẩn cấp các trường hợp ngộ độc thuốc BVTV ..................................... 77 
3.6.2. Ngộ độc các thuốc lân hữu cơ và carbamate ................................................... 78 
3.6.3. Ngộ độc thuốc clo hữu cơ (CHC) ................................................................... 79 
3.6.4. Ngộ độc thuốc chuột chống đông máu ............................................................ 79 
3.7. Những việc nên làm và không nên làm khi sử dụng thuốc BVTV ...................... 80 
PHẦN THỨ HAI: THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHUYÊN KHOA 
Chương 4: Thuốc trừ sâu và các loài động vật gây hại khác ............................... 88 
4.1. Thuốc trừ sâu .................................................................................................... 88 
4.1.1. Thuốc trừ sâu thảo mộc .................................................................................. 89 
4.1.2. Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ (CHC) .................................................................... 90 
4.1.3. Thuốc trừ sâu Lân hữu cơ (LHC) .................................................................... 92 
4.1.4. Thuốc trừ sâu Carbamate ................................................................................ 96 
4.1.5. Thuốc trừ sâu Pyrethroid ............................................................................... 98 
4.1.6. Thuốc Dimethyl amino propan dithiol (DAPD) ............................................ 102 
4.1.7. Thuốc ức chế sinh trưởng và phát triển côn trùng ......................................... 103 
4.1.8. Thuốc dẫn dụ côn trùng ................................................................................ 104 
4.1.9. Chế phẩm vi sinh vật trừ sâu ......................................................................... 107 
4.1.10. Thuốc trừ sâu hoá học khác ........................................................................ 115 
4.2. Thuốc trừ nhện hại .......................................................................................... 118 
4.2.1. Abamectin .................................................................................................... 118 
4.2.2. Acrinathrin ................................................................................................... 118 
4.2.3. Amitraz ........................................................................................................ 118 
4.2.4. Fenpyroximate .............................................................................................. 119 
4.2.5. Propargite ..................................................................................................... 119 
4.3. Thuốc trừ tuyến trùng ...................................................................................... 119 
4.3.1. Chitosan ....................................................................................................... 119 
4.3.2. Cytokinin (Zeatin) ........................................................................................ 119 
 5
4.3.3. Ethoprophos (Ethoprop) ................................................................................ 120 
4.4. Thuốc trừ chuột ................................................................................................ 120 
4.4.1. Brodifacoum ................................................................................................. 120 
4.4.2. Bromadiolone ............................................................................................... 121 
4.4.3. Coumatetralyl (Coumarin) ............................................................................ 121 
4.4.4. Diphacinone .................................................................................................. 121 
4.4.5. Flocoumafen ................................................................................................. 121 
4.4.6. Warfarin ........................................................................................................ 121 
4.4.7. Phot phua kẽm .............................................................................................. 122 
4.4.8. Samonella entriditis ...................................................................................... 122 
4. ... danh mục hạn chế sử dụng phải có giấy phép 
xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy 
phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật. 
 75 
+ Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh được phép xuất khẩu thuốc, nguyên 
liệu thuốc bảo vệ thực vật theo quy định về hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước. 
3.3. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO SỬ DỤNG THUỐC CÓ HIỆU QUẢ TỐT 
VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI DÙNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
3.3.1. Trước khi sử dụng thuốc 
- Trang bị bảo hộ nhằm làm giảm sự tiếp xúc và xâm nhập của thuốc vào 
cơ thể, đồng thời hạn chế nguy cơ bị ngộ độc. Không làm việc trong kho, 
trong cửa hàng thuốc BVTV, không đi phun thuốc trên ruộng nếu không có 
bộ đồ bảo hộ thích hợp. 
- Có đầy đủ quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với 
thuốc: quần áo dài, tạp dề bằng nilon hay vải không thấm ướt, mũ, khẩu 
trang, kính. Khi tiếp xúc với thuốc, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng 
phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Trang bị bảo hộ cho người lao 
động nhiều hay ít, tùy thuộc vào độ độc của loại thuốc sử dụng. Thuốc càng 
độc, càng phải trang bị đầy đủ. Trang bị bảo hộ còn tùy thuộc vào loại cây 
trồng: phun cây cao cần có đầy đủ đồ bảo hộ, cây thấp cần ít hơn. Cần tự tạo 
cho mình bộ đồ bảo hộ đầy đủ. 
- Ăn no trước khi phun thuốc. 
- Mang theo nước uống, xà phòng, khăn mặt và quần áo sạch sẽ để dùng 
ngay nếu cần. 
- Kiểm tra bình bơm và khắc phục sự cố trước khi đem bơm thuốc ra 
ruộng. 
- Khi phun thuốc nơi hẻo lánh cần có người đi cùng. 
3.3.2. Trong khi sử dụng thuốc 
- Không dùng bình rò rỉ hay để thuốc dính lên da. Không ăn uống, hút 
thuốc trong khi phun thuốc. 
- Ngừng phun thuốc ngay khi phát hiện bình phun rò rì. Xả van khí trong 
bình bơm. Đổ nước thuốc ra xô chậu và tìm cách khắc phục. 
- Khi vòi phun bị tắc, cần lên bờ, đến nơi sạch cỏ, tháo vòi, rửa sạch. Nều 
vòi bị tắc, cần lấy cây cọng mềm, thông, không dùng mồm thổi thông vòi. 
- Không phun thuốc ngược chiều gió, nên đi vuông góc với chiều gió; 
không phun thuốc khi trời có gió quá to. 
- Thay ngay quần áo mới nếu quần áo đang mặc bị dính thuốc. 
- Giải lao: Chọn nơi thoáng mát, xa nơi phun thuốc; Chỉ ăn uống hút thuốc 
khi đã rửa tay mặt mũi sạch. 
- Không chăn thả gia súc trong khu đang phun thuốc. 
3.3.3. Sau khi sử dụng thuốc 
Thu dọn bao bì, chai thuốc và tiêu hủy đúng cách: đập bẹp vỏ sắt, đập vỡ chai, 
chôn bao bì nơi hẻo lánh, cao, không úng nước, có biển cảnh báo hay rào chắn; hố đào 
phải có chiều sâu thấp hơn bề mặt mương gần nhất. Không đốt bình chứa thuốc. 
Rửa sạch trong ngoài bình bơm bằng nước xà phòng. Tháo rời từng bộ phận, 
dùng vải mềm rửa sạch, thông vòi phun bằng nước xà phòng và nước sạch. Úp ráo 
nước, cất vào kho. Không để bình bơm bừa bãi khi làm việc hay khi bảo quản. 
 76 
Không đổ nước thuốc thừa và nước rửa bơm xuống ruộng, nguồn nước. 
Thuốc dùng không hết phải đậy, cất vào kho riêng, có khóa. Kho phải xa nhà. 
Tắm và giặt sạch quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ bằng xà phòng. Chỉ dùng 
quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với thuốc. Không để chung quần áo bảo hộ với quần áo 
thường mặc. Không để quần áo (kể cả quần áo bảo hộ) công cụ phòng hộ trong kho 
thuốc. 
3.4. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ GIA SÚC, 
GIA CẦM Ở VÙNG CÓ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
Cần có bảng thông báo hoặc đặt các biểu tương nguy hiểm ở khu vực sử dụng 
thuốc để đảm bảo an toàn cho người và các động vật. 
Cần đảm bảo thời gian trở lại khu vực đã xử lý thuốc. Thời gian trở lại khu vực 
xử lý dài hay ngắn tùy thuộc vào loại thuốc. Bình thường, sau khi phun 48h là có thể 
quay lại khu vực xử lý thuốc. Trong trường hợp đặc biệt cần vào khu xử lý cần có 
quần áo bảo hộ. 
3.5. XỬ LÝ CÁC CHẤT THẢI CỦA THUỐC BVTV 
Các vật chứa đựng thuốc BVTV thường được đem sử dụng vào những mục 
đích khác và gây ra những tai họa bất ngờ đặc biệt cho trẻ em và gia súc. 
3.5.1. Các bao bì chứa đựng thuốc 
- Các loại thùng và giấy: Các loại thùng giấy đựng thuốc sát trùng cần 
phải đốt bỏ, không được dùng để nướng cá, thịt hoặc nấu ăn. 
- Các loại chai lọ: Tránh dùng để đựng các thức khác, sau khi dùng nên 
đập vỡ và chôn tập trung. Cần phải trút sạch hết thuốc ra khỏi chai lọ bằng 
cách dựng đứng 30 giây trên bình phun thuốc. Xong súc lại ba lần với nước 
hoặc dung môi nào đó, đổ luôn vào bình phun. 
- Các loại nhựa: Đâm thủng, chặt nhỏ, đem chôn. Không nên đốt vì khói 
sinh ra từ việc đốt nhựa rất độc có khả năng gây ra ung thư. 
- Các loại lon: Đâm thủng và chôn. 
Không bao giờ dùng các loại chai đựng nước giải khát, bia... để phân phối lẻ 
thuốc BVTV. Cần phải khắc vĩnh viễn dấu đầu lâu và hai xương chéo lên các loại chai 
đựng thuốc, như vậy có thể bán chai lại cho nhà máy sản xuất thuốc BVTV đồng thời 
các ngành khác không thể tận dụng được loại chai này. 
3.5.2. Các dư thừa của thuốc sau khi dùng 
Chỉ có những lò nung nhiệt độ cao mới có thể hủy thuốc sát trùng. Tránh đốt 
bỏ thuốc dư theo kiểu thông thường vì thuốc có thể truyền đi xa nguy hiểm hơn cho 
sức khoẻ và nếu là thuốc diệt cỏ thì còn làm hư hỏng cây trồng ở nơi khác. 
Không được đổ bỏ thuốc dư vào nguồn nước vì thuốc sẽ tiêu diệt thủy sinh 
mạnh hơn cách phun xịt bình thường rất nhiều. Nếu dư thuốc nên phun xịt trải rộng ra 
trên cánh đồng, cách này tuy có làm gia tăng thêm liều sử dụng trên cây nhưng ít gây 
nguy hiểm hơn cách đổ bỏ tập trung. 
 77 
Chôn thuốc dư là cách tiện dụng nhưng phải chú ý các điểm sau: đất chôn 
không có tính thấm quá cao làm thuốc trôi xuống nước ngầm (đất sét tốt hơn cả), 
không ở vị trí dễ bị xói mòn. Điểm chôn phải cách xa khu vực chăn nuôi, giếng nước, 
giòng suối ít nhất 150m. Hố chôn phải đủ sâu để có thể đổ một lớp đất phủ dày tối 
thiểu 6 tấc. 
Hố chôn được lót đáy với một lớp vôi rồi đến một lớp mạt cưa dày tối thiểu 3 
cm. Thuốc dư được đổ lên trên một lớp vôi và mạt cưa nữa. Cứ thế tiếp tục cho đến 
khi đổ đất lấp. Vôi có tác dụng thúc đẩy sự phân hủy thuốc sát trùng và tăng cường 
hoạt động của các vi sinh vật phân giải thuốc. Hầu hết thuốc sát trùng bị phân giải 
trong môi trường kiềm. Mạt cưa để giảm bớt sự rửa trôi của thuốc. 
3.6. Ngộ độc thuốc BVTV và sơ cấp cứu người bị ngộ độc thuốc 
Ngộ độc thuốc BVTV có thể diễn ra theo 3 hình thức: 
- Độc cấp tính: Sau khi nhiễm chất độc một cách tình cờ hoặc cố ý, cơ thể 
bị tổn thương nặng toàn diện hoặc cục bộ. 
- Độc kinh niên: Sự tiếp xúc thường xuyên lâu dài với chất độc gây ra 
những hậu quả xấu cho sức khoẻ như trong trường hợp nhiễm độc nghề 
nghiệp. 
- Độc kinh niên do hấp thu liều thấp lâu dài: Đây là sự ngộ độc chủ yếu 
do tồn dư của thuốc trên các sản phẩm, gây ra ung thư hoặc các loại bệnh tật. 
Độc cấp tính thường gây nguy hiểm cho tính mạng. Việc cứu chữa nhiễm độc 
đòi hỏi một hiểu biết đầy đủ về nhóm hóa phân loại của thuốc độc để có thể quyết định 
thật đúng đắn, nhất là việc lựa chọn thuốc giải độc. Ví dụ: dùng atropin có thể cứu 
được các trường hơp ngộ độc thuốc gốc lân hữu cơ hay carbamate nhưng nếu dùng 
atropin để giải độc cho các trường ngộ độc thuốc clo hữu cơ thì nguy hiểm chết người. 
Bởi vậy, thuốc phải luôn có nhãn hiệu đề phòng khi tai nạn cần cấp cứu. Khi có người 
ngộ độc phải đưa đi bệnh viện, nhớ mang theo chai thuốc hoặc ít nhất là ghi tên thuốc 
gây độc. 
3.6.1. Xử lý khẩn cấp các trường hợp ngộ độc thuốc BVTV 
- Loại trừ chất độc khỏi cơ thể: 
Khi nạn nhân nuốt phải thuốc sát trùng, phải gây ói mửa hoặc súc ruột. Không 
nên gây ói mửa nếu nạn nhân ở trạng thái lơ mơ hoặc bất tỉnh trong trường hợp nuốt 
phải thuốc chế hóa trong dung môi như là kerosene hoặc các sản phẩm chưng cất từ 
dầu mỏ. Vì chỉ cần một lượng nhỏ kerosene lọt vào khí quản hoặc các phế nang cũng 
có thể gây ra viêm phổi nặng nề. 
Sự hấp thu các chất độc qua đường tiêu hóa có thể được chặn bớt bằng cách 
dùng than hoạt tính. Than này hấp thu gần hết các chất độc trừ cyanide. Pha một 
muỗng canh bột than hoạt tính mịn vào 100 ml nước rồi cho nạn nhân uống hoặc đưa 
vào bao tử bằng các loại ống thông. Than hoạt tính hấp thu chất độc rất mạnh nếu 
uống trong vòng một giờ đầu nhiễm độc. 
Khi nạn nhân bị ngộ độc qua đường thở, phải kéo nạn nhân ra khỏi khu vực bị 
nhiễm hơi độc, và lột bỏ tất cả áo quần bị thấm hơi thuốc. Hầu như tất cả các loại 
thuốc sát trùng đều có khả năng thâm nhập qua 3 đường: tiêu hóa, hô hấp và tiếp xúc. 
 78 
Phải rửa nạn nhân với thật nhiều nước, sau đó thoa xà bông lên da để khử chất độc. 
Không bao giờ thoa các loại dầu vì dầu có thể làm gia tăng tính thấm qua da của chất 
độc. Sau đó đắp nạn nhân bằng một tấm mền coton. 
Nếu dính thuốc vào mắt, rửa ngay lập tức với nước trong vài phút. Phụ giữ mở 
mi mắt của nạn nhân và xối nước nhẹ liên tục vào để rửa cho sạch thuốc. 
Khi cấp cứu nạn nhân thao tác cẩn thận để giữ cho bản thân khỏi bị nhiễm độc. 
- Duy trì hơi thở của nạn nhân 
o Đặt nạn nhân nằm nghiêng, đầu hơi thấp xuống 15-30 độ so với bao tử. 
Nếu nạn nhân nuốt chất độc thì cho nằm nghiêng bên trái để thuốc khỏi di 
chuyển xuống tiếp tục qua vùng hạ vị nơi xảy ra sự hấp thu thuốc mạnh 
mẽ. Duy trì tư thế này trong khi di chuyển đến bệnh viện. 
o Cẩn thận hút bỏ tất cả chất tiết ở vùng miệng và cổ họng. Không được 
hút trực tiếp bằng miệng, đặt biệt là trường hợp nạn nhân nuốt hoặc hít phải 
thuốc. 
o Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, phải đè lưỡi xuống bằng cách đút một cán 
muỗng dài hoặc dụng cụ đè lưỡi dùng trong y khoa vào vùng giữa vòm 
miệng và lưỡi. 
Nếu có đủ phương tiện, nên cho nạn nhân thở oxygen. Sau đó chở bệnh 
nhân vào bệnh viện để chữa trị. 
3.6.2. Ngộ độc các thuốc lân hữu cơ và carbamate 
Vì được dùng nhiều trong nông nghiệp nên các LHC và CHC gây ra nhiều hậu 
quả nhất cho sức khoẻ. Các loại thuốc này ức chế mạnh mẽ men cholinesterase do đó 
làm tăng lượng acetycholines vốn là một dịch dẫn truyền luồng thần kinh 
Acetycholines phóng thích ra tại các tiếp điểm thần kinh và tạo ra các phản ứng 
sau: 
- Làm co thắt các cơ trơn của đường thở, tiêu hóa và bài tiết. 
- Các tuyến ngoại tiết gia tăng hoạt động: tuyến nước bọt, nước mắt, dịch 
cuống phổi, dịch bao tử, tuyến mồ hôi. 
- Làm suy giảm tốc độ và lực co cơ tim và làm dãn mạch máu. 
- Làm tê liệt các cơ điều khiển xương và vĩnh viễn làm mất khả năng điều 
khiển. 
- Kích thích và làm suy thoái hệ thần kinh trung ương. 
Nhiễm độc nhẹ các chất ức chế men cholinesterase sẽ gây ra nhức đầu, mệt 
mỏi, chóng mặt, co rút bao tử, mờ mắt, toát mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, tiết nước bọt. 
Các triệu chứng này cũng có thể nhận thấy ở các bệnh khác như cúm, viêm ruột và kiệt 
sức vì nóng bức. 
Nhiễm độc ở mức trung bình có thể gây ra tất cả các triệu chứng thấy ở trường 
hợp nhiễm độc nhẹ và thêm vào đau ngực, thở khò khè, bước đi không vững, co rút cơ, 
đồng tử co lại. Nếu không chú ý bác sĩ có thể sẽ chuẩn đoán nhầm với bệnh nhồi máu 
cơ tim, suyển, viêm phổi, viêm não. 
 79 
Nhiễm độc nặng gây bất tỉnh, co rút cục bộ hoặc toàn diện là diễn biến đến cực 
độ của các triệu chứng thấy ở trường hợp nhiễm độc trung bình. 
3.6.3. Ngộ độc thuốc clo hữu cơ (CHC) 
Ngộ độc thuốc CHC thường xảy ra do nuốt hoặc hít phải thuốc hoặc bị thấm 
qua da. Cơ chế chính xác của sự trúng độc ở người đến nay vẫn chưa hoàn toàn được 
biết rõ. Tuy nhiên cũng có thể nhận ra được tác động chính của thuốc trên hệ thần kinh 
giao cảm và hệ thần kinh trung ương. 
Triệu chứng của sự nhiễm độc cấp tính bao gồm: liệt, bị kích thích, choáng 
váng mệt mỏi, run rẫy, co quắp và hôn mê. Nôn mửa cũng xảy ra khi nuốt phải thuốc. 
Viêm phổi cũng là triệu chứng thường thấy. Hệ hô hấp mới đầu bị kích thích và sau đó 
bị suy yếu. Các triệu chứng độc thường gia tăng thêm do tác dụng của các dung môi. 
Triệu chứng khởi đầu của trúng độc là đau đầu, chán ăn, yếu cơ, hơi run rẩy. 
Suy gan và biến đổi cấu tạo máu như gia tăng bạch cầu, giảm hồng cầu, thận cũng có 
thể bị tổn thương. Nạn nhân có thể phục hồi thể trạng nếu không tiếp xúc với thuốc 
nữa ngay lúc mới phát hiện triệu chứng. 
Sự bộc phát, tính lâu bền và mức nghiêm trọng của tính độc thay đổi tùy theo 
thuốc sát trùng và lệ thuộc vào những yếu tố sau đây: sự tồn lưu sau khi phun xịt, tốc 
độ hấp thu, mức tồn trữ trong mô cơ thể và sự biến dưỡng của thuốc trong cơ thể. 
Chẩn đoán trúng độc chỉ thông qua triệu chứng. Vì sự co quắp và tổn hại hô hấp 
đều dẫn đến hôn mê hoặc chết, do đó có thể dùng furosemide chích tĩnh mạch để 
chống viêm phổi và chích tĩnh mạch barbiturate hoặc diazepam để chống co quắp. Có 
thể dùng manitol hay dexamethasone cho nạn nhân bị viêm tủy sống. 
3.6.4. Ngộ độc thuốc chuột chống đông máu 
Các chất hydroxycoumarin và nhiều loại aryl indandiones giết loài gậm nhấm 
bằng cách ức chế sự thành lập chất prothrombin và trực tiếp gây tổn hại cho mạch máu 
và làm xuất huyết. 
Sự trúng độc thường xảy ra do nuốt một lần khá nhiều thuốc hoặc nuốt nhiều 
lần hoặc thấm thuốc qua da. Có một thời gian tiềm ẩn nhiều ngày trước khi thấy được 
triệu chứng trúng độc. 
Thuốc giải là vitamin K, có thể chích K vào dưới da hoặc vào cơ liều lượng 10-
25 mg. Trường hợp chảy máu nặng có thể chích van. 
Có thể truyền máu để tăng thêm các yếu tố đông máu. Dùng vitamin C nhiều 
lần mỗi ngày là một biện pháp điều trị bổ sung có kết quả. Có thể xảy ra thiếu máu do 
thiếu sắt, điều trị bằng cách uống sulfat sắt. 
 80 
3.7. NHỮNG VIỆC NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI SỬ DỤNG THUỐC 
BVTV 
Hình 3.1. Không nên dùng răng cắn, mở nắp chai 
Hình 3.2. Không nên pha thuốc gần trẻ em 
Hình 3.3. Không nên dùng tay trần hòa thuốc 
 81 
Hình 3.4. Không nên ở trần khi phun thuốc 
Hình 3.5. Không nên phun thuốc đi ngược chiều gió 
Hình 3.6. Không nên ăn uống khi đang phun thuốc 
 82 
Hình 3.7. Không nên hút thuốc khi đang phun thuốc 
Hình 3.8. Không nên đổ thuốc dư thừa xuống nguồn nước 
Hình 3.9. Không nên súc rửa bình rồi đổ xuống sông rạch 
 83 
Hình 3.10. Không nên vứt bỏ vỏ chai bừa bãi 
Hình 3.11. Không nên dùng vỏ chai làm phao giăng lưới 
Hình 3.12. Không nên đựng thuốc chung với thực phẩm 
 84 
Hình 3.13. Không nên để thuốc BVTV trong nhà bếp 
Hình 3.14. Không nên nhúng nông sản vào thuốc 
Hình 3.15. Không nên dùng thuốc để lau trái 
 85 
Hình 3.16. Nên đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc trước khi sử dụng 
Hình 3.17. Nên sử dụng các dụng cụ đo lường để đông thuốc chính xác 
Hình 3.18. Nên dùng các dụng cụ bảo hộ lao động khi pha thuốc 
 86 
Hình 3.19. Nên trang bị bảo hộ lao động khi phun thuốc 
Hình 3.20. Nên súc rửa bình xịt thật sạch sau khi phun thuốc 
Hình 3.21. Nên vệ sinh, tắm giặt sạch sẽ ngay sau khi phun thuốc xong 
 87 
Hình 3.22. Thay quần áo và tắm rữa ngay khi thuốc dính vào cơ thể 
Hình 3.23. Trường hợp trúng độc thuốc phải đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế 
gần nhất và nhớ mang theo nhãn thuốc 
Câu hỏi ôn tập 
1. Những việc nên làm khi sử dụng thuốc BVTV? 
2. Những việc không nên làm khi sử dụng thuốc BVTV? 
3. Tiêu chuẩn của những người làm việc với chất độc? 
4. Qui tắc vận chuyển , bảo quản và xuất nhập khẩu thuốc BVTV? 
5. Những biện pháp đảm bảo sử dụng thuốc có hiệu quả tốt và an toàn cho 
người dùng thuốc bảo vệ thực vật? 
6. Những biện pháp đảm bảo an toàn cho người và gia súc, gia cầm ở vùng 
có sử dụng thuốc BVTV? 
7. Cách xử lý các chất thải của thuốc BVTV? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuoc_bao_ve_thuc_vat_phan_1.pdf