Giáo trình Thiết kế kiến trúc - Chương 2: Mặt bằng tổng thể và tổ chức không gian xí nghiệp công nghiệp

Khi thiết kế mặt bằng tổng thể của một XNCN cùng một lúc chúng ta cần phải

giải quyết các vấn đề sau:

[1] Mối quan hệ giữa XNCN với KCN, CCN mà chúng được bố trí trong đó;

– Với thành phố và các khu dân cư kế cận;

– Các tuyến giao thông, bến cảng, ga đường sắt gần đó;

– Việc đi lại của công nhân từ khu ở đến xí nghiệp, v.v trong điều kiện

hiện tại và trong tương lai.

[2] Mối quan hệ trong SX giữa các phân xưởng và công trình của nhà máy:

– Tức là sắp xếp và phân bố hợp lý các phân xưởng sản xuất, các công trình

kỹ thuật;

– Tiến hành phân khu khu đất xí nghiệp theo chức năng, hợp khối các phân

xưởng, lựa chọn phương tiện và giải pháp tổ chức giao thông vận chuyển

trong nhà máy;

– Tổ chức hợp lý luồng người và luồng hàng ra vào nhà máy;

– Bố trí hợp lý các mạng lưới cung cấp – kỹ thuật của xí nghiệp.

pdf 28 trang kimcuc 23220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế kiến trúc - Chương 2: Mặt bằng tổng thể và tổ chức không gian xí nghiệp công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thiết kế kiến trúc - Chương 2: Mặt bằng tổng thể và tổ chức không gian xí nghiệp công nghiệp

Giáo trình Thiết kế kiến trúc - Chương 2: Mặt bằng tổng thể và tổ chức không gian xí nghiệp công nghiệp
 CHƯƠNG 2: MẶT BẰNG TỔNG THỂ VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XÍ 
 NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 
2.1 Nội dung chính của việc thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp công 
 nghiệp 
2.1.1 Mục đích 
 Quy hoạch tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp (XNCN) về cơ bản là đồ án 
QHCT xây dựng XNCN tỷ lệ 1/500. 
 QH tổng mặt bằng XNCN là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá 
trình đầu tư xây dựng công nghiệp. Đây là giai đoạn chuyển các đề xuất, các phương án 
về cơ cấu tổ chức các khu chức năng sang các giải pháp kiến trúc - xây dựng thực tế, 
theo điều kiện địa hình cụ thể của lô đất và đặt cơ sở cho việc triển khai xây dựng các 
tòa nhà và công trình trong các bước thiết kế tiếp theo. 
 Khi thiết kế mặt bằng tổng thể của một XNCN cùng một lúc chúng ta cần phải 
giải quyết các vấn đề sau: 
 [1] Mối quan hệ giữa XNCN với KCN, CCN mà chúng được bố trí trong đó; 
 – Với thành phố và các khu dân cư kế cận; 
 – Các tuyến giao thông, bến cảng, ga đường sắt gần đó; 
 – Việc đi lại của công nhân từ khu ở đến xí nghiệp, v.vtrong điều kiện 
 hiện tại và trong tương lai. 
 [2] Mối quan hệ trong SX giữa các phân xưởng và công trình của nhà máy: 
 – Tức là sắp xếp và phân bố hợp lý các phân xưởng sản xuất, các công trình 
 kỹ thuật; 
 – Tiến hành phân khu khu đất xí nghiệp theo chức năng, hợp khối các phân 
 xưởng, lựa chọn phương tiện và giải pháp tổ chức giao thông vận chuyển 
 trong nhà máy; 
 – Tổ chức hợp lý luồng người và luồng hàng ra vào nhà máy; 
 – Bố trí hợp lý các mạng lưới cung cấp – kỹ thuật của xí nghiệp. 
 [3] Tổ hợp kiến trúc không gian – mặt bằng toàn xí nghiệp xác định giải pháp xây 
 dựng; thống nhất hóa các thông số mặt bằng; 
 – Xác định vị trí, kích thước, hình khối, đường nét kiến trúc của từng ngôi 
 nhà, công trình trong xí nghiệp; 
 – Tổ chức mạng lưới phục vụ công cộng cho cán bộ công nhân viên; 
 – Tổ chức khu trước xí nghiệp, cổng ra vào, các trục đường chính của xí 
 nghiệp; 
 – Trồng cây xanh và hoàn thiện tiện nghi khu đất; 
 – Nghiên cứu khả năng cải tạo, mở rộng và phát triển xí nghiệp; phân kỳ xây 
 dựng. 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 26 -- 
 [4] Giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, vi khí hậu trong khu đất xí 
 nghiệp, trong các nhà sản xuất như: 
 – Định hướng nhà, chọn hình thức mặt bằng nhà xưởng, lựa chọn giải pháp 
 trồng cây xanh, tổ chức tiểu địa hình, hoàn thiện bề mặt đường sá, sân 
 bãi.v.v 
 – Đánh giá tình hình địa chất, thủy văn và các điều kiện tự nhiên khác để lựa 
 chọn giải pháp quy hoạch – xây dựng hợp lý. 
 [5] Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của phương án thiết kế về các phương 
 diện: Sử dụng đất, mật độ xây dựng, tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển, 
 mạng lưới cung cấp kỹ thuật và các chỉ tiêu khác so với công suất xí nghiệp. 
2.1.2 Nội dung chính của công tác thiết kế tổng mặt bằng 
 a) Nguyên tắc thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp công nghiệp 
 [1] Phù hợp với các quy định về kiểm soát phát triển đã được quy định trong KCN, 
 CCN về mật độ xây dựng, khoảng lùi xây dựng, hướng tiếp cận với các tuyến 
 đường bên ngoài lô đất, các quy định về độ cao san nền, hướng thoát nước, ... 
 [2] Đáp ứng cao nhất các đòi hỏi của sản xuất. Nó phải phù hợp đến mức cao nhất 
 sơ đồ chức năng lý tưởng của XNCN, đáp ứng các nhu cầu về diện tích. Các 
 tòa nhà, công trình và thiết bị kỹ thuật của sản xuất phải sắp xếp sao cho dòng 
 vật liệu giữa chúng là ngắn nhất, không trùng lặp, hạn chế sự cắt nhau, đặc biệt 
 là dòng vật liệu có cường độ vận chuyển lớn. 
 [3] Phân khu chức năng hợp lý theo đặc điểm của sản xuất, vệ sinh CN, đặc điểm 
 cháy nổ, khối lượng và phương tiện vận chuyển, mật độ lao động v.v. để thuận 
 tiện cho việc quản lý, khai thác. 
 [4] Mặt bằng và hình khối của công trình hợp lý. NSX nên có mặt bằng hình khối 
 đơn giản. 
 [5] Tiết kiệm và sử dụng hợp lý đất đai trên cơ sở bố trí công trình hợp lý, đặc biệt 
 qua giải pháp hợp khối các bộ phận chức năng và nâng tầng nhà. Tận dụng tối 
 đa các diện tích đất không xây dựng để trồng cây xanh. 
 [6] Đảm bảo yêu cầu về vệ sinh CN và phòng cháy nổ. Đối với NSX, phải đảm bảo 
 hướng nhà thuận lợi cho tổ chức thông thoáng tự nhiên và giảm bức xạ mặt trời 
 truyền vào trong nhà; khảng cách giữa các công trình hợp lý, đúng yêu cầu. 
 [7] Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hợp lý, phù hợp với dây chuyền sản 
 xuất, đặc điểm của hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu sử dụng bảo quản. Hạn chế 
 sự cắt nhau giữa luồng hàng và luồng người. 
 [8] Đảm bảo khả năng phát triển và mở rộng XNCN trong tương lai. 
 [9] Phân chia giai đoạn xây dựng hợp lý. 
 [10] Đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ của từng công trình cũng như tổng thể toàn nhà 
 máy. XNCN phải hòa nhập và đóng góp cho cảnh quan kiến trúc xung quanh. 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 27 -- 
 b) Phân khu khu đất trên mặt bằng tổng thể xí nghiệp công nghiệp 
 Việc phân chia khu đất XNCN thành các khu vực chức năng là nội dung cơ bản 
của việc QH định hướng phát triển không gian hay QH định hướng về sử dụng đất trong 
các đồ án QHCT. 
 Để tạo điều kiện cho việc xác định các định hướng sử dụng đất một cách tối ưu, 
đáp ứng tất cả các đòi hỏi đồng thời của hoạt động sản xuất, người ta chia các khu đất 
của XNCN thành các khu vực theo các đặc điểm về sử dụng, khối lượng và đặc điểm 
vận chuyển hàng hóa, đặc điểm phân bố nhân lực và về vệ sinh công nghiệp. Tuy nhiên 
trong thực tế việc phân chia các khu đất của XNCN chủ yếu theo đặc điểm sử dụng. 
Theo đặc điểm sử dụng, khu đất XNCN được phân chia thành các khu chức năng sau: 
  Khu trước nhà máy 
 Đây là nơi bố trí cổng ra vào nhà máy, nơi bố trí các công trình hành chính quản 
lý, công cộng dịch vụ, ga ra ô tô, xe đạp cho người lao động và khách đến giao dịch. 
 Đối với các XNCN có qui mô nhỏ hoặc có mức độ hợp khối lớn, khu trước nhà 
máy hầu như được dành cho cổng bảo vệ, bãi để xe và cây xanh cảnh quan. 
 Khu trước nhà máy là khu vực chức năng của XNCN mang tính đối ngoại nên 
chúng được bố trí tại nơi thuận tiện cho việc tiếp cận với giao thông đường bộ bên ngoài 
nhà máy. Khu vực này còn được tổ hợp về không gian kiến trúc với vai trò là bộ mặt 
của XNCN, là không gian trọng tâm và đóng góp vào cảnh quan chung của khu vực. 
Khu trước nhà máy được đặt ở đầu hướng gió chủ đạo. 
 Khu vực trước nhà máy thường chiếm 3-5% quĩ đất. 
  Khu sản xuất và công trình phụ trợ sản xuất 
 Nơi bố trí các công trình nằm trong dây chuyền sản xuất chính của XNCN như 
các xưởng sản xuất chính, phụ và các xưởng sản xuất phụ trợ. Đây là khu vực có diện 
tích chiếm đất lớn, được ưu tiên về điều kiện địa hình và về hướng gió và hướng tránh 
nắng. 
 Khu sản xuất và các công trình phụ trợ sản xuất thường chiếm 40-60% quĩ đất. 
  Khu kho tàng và các công trình đầu mối giao thông 
 Tại đây bố trí các kho lộ thiên, bán lộ thiên hoặc kín, các công trình phục vụ giao 
thông vận chuyển như ga, cầu bốc dỡ hàng hóa...Tuy nhiên trong nhiều trường hợp do 
đặc điểm sản xuất mà kho nguyên liệu hoặc kho thành phẩm bố trí gắn liền với bộ phận 
sản xuất vì vậy chúng nằm ngay trong khu vực sản xuất. Khu kho tàng và giao thông 
được đặt tại khu vực sao cho vừa tiếp cận thuận lợi với giao thông bên ngoài, đặc biệt 
là đường sắt hoặc đường thủy vừa tiếp cận với khu sản xuất. 
 Khu kho tàng và các công trình đầu mối giao thường chiếm 15-20% quĩ đất. 
  Khu các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật 
 Đây là các công trình trong quá trình hoạt động thường sinh ra bụi, tiếng ồn, khí 
thải, nguy cơ cháy nổ nên cần được bố trí cách xa khu vực sản xuất, khu trước nhà máy 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 28 -- 
và được đặt ở cuối hướng gió chủ đạo. 
 Khu vực này thường chiếm 12-15% quĩ đất. 
  Khu vực dự kiến mở rộng 
 Tùy theo định hướng phát triển của XNCN mà khu vực này có diện tích lớn hay 
nhỏ. Khu vực phát triển mở rộng có thể phân tán theo từng các khu vực chức năng hay 
tập trung lại thành một khu vực riêng biệt.Trong giai đoạn chưa xây dựng, diện tích này 
được sử dụng cho mục đích trồng cây xanh. 
 Trong một vài trường hợp người ta còn có thể phân khu đất thành các khu vực 
theo mức độ tập trung nhân lực để tạo điều kiện cho việc tổ chức luồng người và hệ 
thống công trình công cộng dịch vụ trong XNCN. 
 Việc phân khu chức năng hay định hướng phát triển không gian XNCN 
thường theo trình tự sau: 
 [1] Xác định cổng ra vào XNCN, nơi bố trí khu vực trước nhà máy; 
 [2] Xác định quỹ đất thuận lợi nhất để bố trí khu vực sản xuất; 
 [3] Lựa chọn giải pháp QH tổng mặt bằng XNCN; 
 [4] Xác lập hệ thống giao thông chung toàn XNCN và bố trí các khu vực chức 
 năng còn lại. 
 Hình 18: Sơ đồ thể hiện phân khu chức năng trong XNCN 
 a) Phân khu theo chức năng: 1- Khu trước XNCN; 2- Khu sản xuất chính; 3- Khu phụ trợ; 
 4- Khu vực đầu mối giao thông và kho tàng; 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 29 -- 
 b) Phân theo khối lượng vận chuyển: 1- Khu có khối lượng vận chuyển nhiều; 2- Trung 
 bình; 3)- ít; 
 c) Theo mức độ sử dụng nhân lực: 1- Khu đông người; 2) Trung bình; 3) Khu ít người; 
 d) Theo mức độ độc hại: 1- Khu sạch sẽ; 2- Khu ít độc hại; 3- Khu độc hại trung bình; 4- 
 Khu độc hại nhiều; 5) Khu dễ cháy, nổ. 
 Hình 19: Sơ đồ thể hiện phân khu chức năng theo chiều đứng trong XNCN 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 30 -- 
 Hình 20: Hình minh họa mặt bằng tổng thể Nhà máy kẹo Hải Hà 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 31 -- 
 Hình 21: Hình minh họa mặt bằng tổng thể Nhà máy Dược phẩm 2 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 32 -- 
 c) Bố trí luồng hàng và luồng người 
  Tổ chức luồng hàng trong XNCN 
 Lựa chọn giải pháp tổ chức vận chuyển hàng hóa căn cứ vào: 
 loại hàng hóa cần khoảng cách vận 
 thời gian vận chuyển
 vận chuyển chuyển
 thời hạn sử dụng của 
 khả năng bốc dỡ chi phí vận chuyển phương tiện vận 
 chuyển
 Các hình thức vận chuyển hàng hóa trong XNCN: 
 Hệ thống đường ống, 
 băng chuyền
 • Đường sắt trong XNCN thường ở dạng 
 cụt hoặc xuyên qua. 
 Vận chuyển bằng đường 
 • Việc tổ chức các tuyến đường sắt thường 
 sắt đi cùng với việc tổ chức các điểm bốc dỡ 
 hàng hóa.
 Vận chuyển bằng đường • Đường ô tô trong XNCN thường được chia 
 bộ (đóng một vai trò quan làm hai loại: Đường chính và đường nhánh.
 trọng) 
 - Đường chính: đảm nhiệm khối lượng vận chuyển cơ bản của XNCN, nối với giao 
thông bên ngoài của XNCN. Đường chính thường nằm trùng với trục giao thông, ở ranh 
giới giữa khu sản xuất và khu các công trình cung cấp đảm bảo kỹ thuật. Đường chính 
thường có chiều rộng bằng: 
 o Chiều rộng tối thiểu 2 làn xe chạy, mỗi làn xe rộng 3,75m hoặc 3,5m. 
 o Chiều rộng vỉa hè 4,5-5m. 
 o Bán kính cong của lòng đường tối thiểu 24m (có xe vận chuyển container). 
 - Đường nhánh: liên hệ giữa các bộ phận chức năng trong XNCN. Đây là các tuyến 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 33 -- 
vận chuyển phụ, phục vụ sửa chữa, cứu hỏa. 
 o Đường có bề rộng lòng đường cho 1- 2 làn xe rộng 3,5m, 
 o Vỉa hè mỗi bên rộng 3m. 
  Tổ chức luồng người: 
 nơi làm 
 phòng 
 bến xe cổng nhà bãi gửi việc 
 thay gửi 
 bus máy xe trong 
 quần áo
 XNCN
 Giao thông cho luồng người trong XNCN được tổ chức thông qua các tuyến 
đường đi bộ. Các tuyến này có thể bố trí cùng tuyến với đường ô tô hoặc tuyến riêng 
biệt với bề rộng = n x 0,75m. 
 Để hạn chế sự giao cắt giữa luồng hàng và luồng người nhằm đảm bảo thời gian 
và an toàn vận chuyển có thể sử dụng các biện pháp: 
 o Tách luồng hàng và luồng người về hai phía khác nhau; 
 o Sử dụng cầu vượt hoặc lối đi ngầm dưới đất. 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 34 -- 
 Hình 22: Sơ đồ tổ chức giao nhau khác mức giữa luồng hàng và lưồng người trong 
 XNCN 
 d) Đảm bảo tính chặt chẽ trong xây dựng 
 e) Thống nhất hóa và mô đun hóa 
 f) Đảm bảo khả năng phát triển xí nghiệp công nghiệp 
 Mở rộng sản xuất là yêu cầu thông thường trong tổ chức sản xuất do xuất phát từ 
nhu cầu: 
 Mở rộng để nâng công suất 
 Để sản xuất sản phẩm mới 
 Do thay thế máy móc thiết bị dẫn đến đòi hỏi thêm về diện tích. 
 Yêu cầu về mở rộng và quy mô mở rộng cần được dự kiến sớm ngay trong giai 
đoạn chuẩn bị đầu tư hay trong giai đoạn QH tổng mặt bằng XNCN. 
 Trong xây dựng CN việc mở rộng XNCN thường diễn ra theo một số dạng sau: 
  Xây dựng thêm công trình mới. Đây là dạng mở rộng đơn giản nhất, thường 
được sử dụng trong trường hợp nâng công suất ở mức độ lớn hoặc do yêu cầu phát triển 
sản xuất thêm loại sản phẩm khác. Trong hình thức mở rộng này, khi thiết kế mặt bằng 
chung XNCN người ta phải dự tính trước vị trí và diện tích cho công trình dự kiến xây 
dựng mở rộng. 
  Mở rộng theo dạng module. Đây là dạng mở rộng thường thấy trong các XNCN, 
nó có thể coi là xây dựng theo kiểu phân đợt như các đơn nguyên của nhà ở. Mỗi module 
tồn tại tương đối độc lập. Vì vậy dạng mở rộng này ít gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa công 
trình đã xây dựng và phát triển mới. Các module có thể phát triển theo chiều ngang hoặc 
chiều dọc tùy theo hướng của dòng vật liệu. 
  Mở rộng theo hình thức xây dựng thêm một hoặc hai nhịp nhà. Đây là dạng 
mở rộng có quy mô nhỏ, để có thể bố trí thêm dây chuyền sản xuất. Tuyến sản xuất mới 
này sử dụng các công trình hoặc không gian phụ trợ đã có. Đây cũng chính là nguyên 
nhân hạn chế quy mô của việc mở rộng vì nếu tăng thêm quy mô nữa thì khả năng phục 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 35 -- 
vụ của các bộ phận phụ sẽ quá tải, bán kính phục vụ quá xa, gây ảnh hưởng tới sự hoạt 
động của các bộ phận sản xuất khác cũng như bộ phận mới mở rộng. 
2.2 Các dạng nhà, công trình sản xuất - Các dạng quy hoạch xí nghiệp công 
 nghiệp 
2.2.1 Các dạng nhà sản xuất và công trình 
 a) Nhà sản xuất: bao gồm các công trình xây dựng có mái và tường bao che dạng 
kín hoặc lộ thiên, một hoặc nhiều tầng như: 
 – NSX chính, phụ trợ sản xuất (phục vụ sản xuất), các tòa nhà thuộc hệ thống 
 cung cấp năng lượng, nhà kho, các trạm điều hành, bảo vệ, v.v 
 – Các nhà quản lý – hành chính, điều hành sản xuất – kỹ thuật, các tòa nhà 
 phục vụ sinh hoạt – đời sống, phục vụ học tập cho những người làm việc 
 trong xí nghiệp. 
 b) Công trình trong xí nghiệp công nghiệp: bao gồm các công trình xây dựng dạng 
kiến trúc kỹ thuật hoặc các thiết bị lộ thiên, v.v phục vụ cho nhà máy như: 
 – Công trình kỹ thuật: bunke, xi lô, tháp làm lạnh, ống khói, băng chuyền, 
 v.v 
 – Công trình cung cấp năng lượng: trạm phát điện, trạm biến thế ngoài trời, 
 trạm khí nén, lò hơi, v.v 
 – Kho, sân bãi chứa nguyên vật liệu, hàng hóa lộ thiên, v.v 
 – Các thiết bị sản xuất lộ thiên: lò cao, thiết bị sản xuất trong CN hóa chất, 
 cần trục, các thiết bị sản xuất lộ thiên khác, v.v 
 Nhìn chung, số lượng và chủng loại các tòa nhà và công trình trong các XNCN 
thường khác nhau tùy thuộc vào: loại sản xuất và phương pháp công nghệ; giải pháp xây 
dựng nhà (phân tán hay hợp khối); giải pháp QH mặt bằng chung, v.v 
 Thông thường các chỉ dẫn về nhà và công trình của mỗi XNCN do các kỹ sư công 
nghệ đưa ra cho thấy: số lượng các hạng mục công trình; quy mô, các thông số xây dựng 
cơ bản; các chỉ dẫn về đặc điểm sản xuất, điều kiện lao động, chế độ vi khí hậu v.v... 
Nhờ đó người thiết kế có cơ sở để tiến hành thiết kế, chọn lựa phương án kiến trúc, quy 
hoạch hợp lý, kinh tế nhất. 
2.2.2 Các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp 
 Trong thực tế thiết kế, hình thức bố trí tổng mặt bằng XNCN rất đa dạng, ít khi 
có sự trùng lặp, n ...  Chức năng ô Yêu cầu về tổ chức và bảo vệ 
 theo phân theo ký hiệu đất cảnh quan 
 vùng cảnh trên bản vẽ 
 quan 
 1 Khu vực Cổng ra vào . Không sử dụng hàng rào đặc. 
 hàng rào Khuyến khích sử dụng cây 
 trước nhà xanh làm hàng rào. 
 máy và cổng . Đảm bảo các yêu cầu về giao 
 ra vào thông và cảnh quan chung của 
 lối ra vào chính 
 ... 
 2 Khu vực CC1 Khu vực XD . Khu vực trọng tâm về không 
 trước nhà công trình hành gian của XNCN 
 máy chính, dịch vụ ... 
 3 Khu vực HTKT Công trình xử lý . Có tường bao che đặc ngăn 
 công trình nước thải, tập cản tầm nhìn, có dải cây xanh 
 cung cấp và trung rác thải... cách ly từ phía trục đường 
 đảm bảo kỹ chính KCN với chiều dày tối 
 thuật thiểu 20m. 
 .... 
2.4 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong xí nghiệp công nghiệp 
 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong XNCN gồm: 
 hệ thống giao hệ thống cấp hệ thống cấp hơi hệ thống cấp 
 thông điện và cấp nhiệt nước
 hệ thống thoát 
 hệ thống thoát hệ thống thông 
 nước thải và vệ 
 nước mưa tin bưu điện
 sinh môi trường
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 45 -- 
 Việc quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật XNCN phụ thuộc rất nhiều vào hệ 
thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài XNCN hay hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN, CCN 
hoặc đô thị tiếp nối đến hàng rào lô đất xây dựng. 
 Đối với các XNCN nằm trong KCN, CCN, việc tính toán cũng như bố trí hệ thống 
hạ tầng kỹ thuật nhất thiết phải tuân theo các quy định chung của KCN, CCN, để đảm 
bảo hệ thống hạ tầng XNCN hoạt động phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN, 
CCN. Các quy định này thường tập trung ở một số điểm sau: 
 – Quy định vị trí lối ra vào của XNCN từ tuyến đường KCN, CCN bên ngoài 
 (nhằm khắc phục tình trạng các lối ra vào của XNCN mở quá gần các ngã ba, 
 ngã tư của các trục đường KCN, CCN) 
 – Quy định về lưu vực thoát nước mưa, hướng tiêu nước và điểm đấu nối với 
 hệ thống thoát nước mưa của KCN, CCN; quy định về cao độ san nền. 
 – Quy định về hướng thoát nước thải và chất lượng của nước thải sau khi xử lý 
 sơ bộ, điểm đấu nối với hệ thống thoát nước thải của KCN, CCN; 
 – Quy định về điểm đấu nối với hệ thống cấp điện, thông tin bưu điện của KCN, 
 CCN. 
 – Tính toán và thiết kế kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong XNCN được 
 các chuyên gia từng chuyên ngành đảm nhiệm. Với các nhà tư vấn kiến trúc, 
 việc nắm được các nguyên tắc thiết kế hệ thống này sẽ tạo điều kiện cho việc 
 hợp tác có hiệu quả với các tư vấn kỹ thuật khi thực hiện dự án đầu tư xây 
 dựng. 
2.5.1 Quy hoạch hệ thống giao thông 
 Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất phụ thuộc đáng kể vào việc tổ chức 
giao thông. Tiết kiệm được mỗi tấn hàng hóa vận chuyển đồng nghĩa với việc tiết kiệm 
các chi phí, bởi vậy việc tổ chức giao thông vận chuyển hợp lý trong XNCN là một trong 
những nhiệm vụ quan trọng khi quy hoạch mặt bằng chung XNCN. Nội dung cơ bản 
của quy hoạch hệ thống giao thông trong XNCN gồm: 
 – Bố trí cổng ra vào nhà máy: 
 – Bố trí các tuyến giao thông vận chuyển cho người và hàng trong XNCN (bên 
 ngoài công trình); 
 – Bố trí bãi đỗ xe và tổ chức các khu vực bốc dỡ hàng. 
a) Cổng ra vào XNCN 
 Cổng ra vào XNCN là bộ phận tiếp nối giữa giao thông bên trong và giao thông 
bên ngoài nhà máy. Qua cổng này gồm hàng hóa, người lao động và khách tham quan, 
giao dịch. 
 Vận chuyển bằng đường sắt ít khi qua cổng chính mà bằng hệ thống cổng riêng. 
Trong một số trường hợp người ta còn tổ chức tách riêng cổng cho hàng hóa và cho 
người. Thậm chí còn tách riêng cổng cho người lao động và cổng cho khách tham quan 
giao dịch. 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 46 -- 
 Các bộ phận chức năng của cổng bao gồm; 
 – Cổng cho người lao động và khách tham quan, giao dịch; 
 – Cổng cho vận chuyển hàng hóa; 
 – Nhà thường trực và nhà chờ của khách; 
 – Khu vực kiểm tra; 
 – Cân xe và hàng hóa; 
 – Thiết bị báo động và phòng cháy; 
 – Hàng rào. 
 Quy mô của các không gian này trước hết phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm của 
XNCN, khối lượng vận chuyển. Với XNCN có quy mô nhỏ chúng có thể chỉ có một 
phần trong các chức năng kể trên, thậm chí cổng ra vào được hợp khối với nhà hành 
chính. Với các XNCN có quy mô trung bình và lớn nên có cổng ra vào tách riêng. Trang 
bị kỹ thuật của cổng phụ thuộc vào giá trị hàng hóa mà nó bảo vệ. Để thuận tiện cho 
việc kiểm soát số lượng cổng ra vào nên hạn chế. 
 Việc lựa chọn vị trí đặt cổng ra vào phụ thuộc trước hết vào khả năng tiếp cận với 
tuyến giao thông bên ngoài XNCN, vào hình thức bố trí các công trình trong XNCN. Vì 
cổng ra vào là một phần bộ mặt của XNCN nên vị trí của cổng còn phải phù hợp với 
cảnh quan chung của khu vực. 
 Cổng của nhà máy cần bố trí lùi vào ít nhất 4m so với chỉ giới đường đỏ và bề 
rộng của đoạn lùi này rộng tối thiểu gấp 4 lần chiều rộng cổng, qua đó tạo thành một 
quảng trường nhỏ phía trước nhà máy đóng vai trò là không gian chuyển tiếp giữa giao 
thông bên trong XNCN với giao thông bên ngoài và là nơi đỗ cho xe chờ kiểm tra vào 
nhà máy. 
 Hình thức kiến trúc và mức độ hoàn thiện của khu vực cổng có một vai trò tích 
cực trong tổ chức môi trường cảnh quan của khu trước nhà máy và là một điểm nhấn 
không gian cho mặt đứng của XNCN. 
 Trong một số XNCN, hiện đã tổ chức bộ phận đảm bảo an ninh cho toàn XNCN 
trên cơ sở các trang thiết bị bảo vệ hiện đại. Sự xuất hiện của hệ thống đảm bảo an ninh 
này cũng làm thay đổi cách thức tổ chức các cổng bảo vệ, thường trực thường thấy trong 
các XNCN có quy mô vừa và nhỏ hiện nay ở Việt Nam. 
b) Bố trí bãi đỗ xe 
 Trong XNCN người ta phân biệt 3 loại bãi đỗ xe: 
 Bãi đỗ xe cho khách 
 Bãi đỗ xe cho người lao Bãi đỗ xe vận chuyển 
 đến tham quan, giao 
 động hàng hoá
 dịch
 Các bãi đỗ xe khách tham quan, giao dịch và cho người lao động được bố trí tại 
khu vực cổng, thuận tiện cho việc đi lại và quan sát bảo quản. Xe ô tô con thường được 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 47 -- 
bố trí ngoài trời, chỉ tiêu bãi đỗ xe con có thể lấy 25m2/xe. Xe máy và xe đạp thường 
được bố trí trong nhà để xe, chỉ tiêu có thể lấy 5m2/xe. 
 Bãi đỗ xe vận tải hàng hóa thường bố trí phía sau khu đất XNCN, có thể có mái 
che. Tiêu chuẩn diện tích bãi đỗ xe vận tải phụ thuộc vào loại xe và cách bố trí hàng đỗ 
xe, tối thiểu 85m2/xe. 
 Để hạn chế các bức xạ nhiệt do mặt trời chiếu vào diện tích lớn của các bãi đỗ xe 
thường được làm bằng bê tông, cần dành diện tích để trồng cây lấy bóng mát. Nền của 
các bãi đỗ nên ghép bằng các miếng bê tông nhỏ để cỏ có thể mọc xen kẽ và tăng khả 
năng thoát nước mặt. 
c) Bốc dỡ hàng hóa 
 Địa điểm bốc dỡ hàng trong XNCN có thể là các bãi ngoài trời, bãi có mái che 
hoặc là một phần của nhà kho. Mặt bằng bốc dỡ có thể là trên mặt nền hoặc trên các bệ 
bốc dỡ hàng. Phương tiện bốc dỡ có thể là xe nâng hoặc cần cẩu. Việc lựa chọn hình 
thức bốc dỡ, không gian và phương tiện bốc dỡ phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng và 
đặc điểm của hàng hóa bốc dỡ. 
 Khi thiết kế bệ bốc dỡ hàng cần chú ý đến: 
 – Vị trí của bệ bốc dỡ. Chúng có thể nằm ở một phía hoặc có thể bên trong của 
 công trình tùy theo nhu cầu về mức độ bốc dỡ. 
 – Hình dạng của bệ bốc dỡ được lựa chọn phù hợp với việc bốc dỡ hàng từ phía 
 đuôi xe hoặc phía bên của xe. Đối với bệ bốc dỡ nằm ngoài nhà để tránh mưa 
 nắng người ta thường sử dụng mái che. Trong một số trường hợp bệ dỡ hàng 
 có thể xây dựng thành các âu lùi sâu vào trong nhà, có cửa che chắn, để tránh 
 ảnh hưởng bất lợi của không khí ngoài nhà khi trong nhà kho có hệ thống 
 điều hòa hoặc là các kho mát. 
 – Chiều cao của bệ bốc dỡ hàng phụ thuộc phần lớn vào phương tiện vận 
 chuyển (ví dụ: đối với xe vận tải loại nhỏ bệ có chiều cao 0,6-1,2m; xe vận 
 tải có tải trọng đến 13 tấn, bệ cao 1,1-2,4m..) 
2.5.2 Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa và san nền 
 Hệ thống thoát nước mưa trong XNCN hay trong KCN, CCN đều được thiết kế 
theo nguyên tắc tự chảy. Hướng tiêu nước và các điểm đấu nối với hệ thống thu gom 
nước mưa (vị trí, kích thước, cao độ đáy cống...) được xác định trong quy hoạch tổng 
thể thoát nước mưa của KCN, CCN hoặc của đô thị. 
 Hệ thống thoát nước mưa trong XNCN chủ yếu thu gom nước mưa tại chính diện 
tích XNCN vào các tuyến cống tròn, hay cống hộp chạy dọc theo các trục đường quy 
hoạch đổ ra tuyến cống của đô thị hoặc KCN, CCN. Trong một số XNCN có quy mô rất 
lớn, tuyến cống thoát nước mưa có thể là các tuyến mương hở. 
 Đối với các XNCN trong các KCN, CCN, khi bàn giao mặt bằng cho các doanh 
nghiệp thuê đất, lô đất XNCN đã được san nền sơ bộ. Trong quá trình xây dựng, lô đất 
sẽ được san nền hoàn thiện phù hợp với việc bố trí cụ thể các hạng mục công trình và 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 48 -- 
hệ thống giao thông nội bộ của XNCN. Cơ sở cơ bản cho việc san nền hoàn thiện là cao 
độ san nền khống chế của các tuyến đường và các lô đất xây dựng kề liền. San nền hoàn 
thiện được kết hợp với việc trồng cây xanh, hồ nước cảnh quan, bậc lên xuống... 
 Trong thiết kế quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước mưa và san nền tỷ lệ 1/500, 
các bản vẽ quy hoạch thể hiện các tuyến cống với các thông số về kích thước, cao độ 
đáy cống, độ dốc dọc và chiều dài của các tuyến cống; hệ thống các giếng thu, giếng 
thăm; miệng xả; hệ thống các đường đồng mức thiết kế với khối lượng san lấp...và chi 
phí xây dựng hệ thống thoát nước mưa và san nền. 
2.5.3 Quy hoạch hệ thống thoát cấp nước 
 Nước trong XNCN bao gồm nước sinh hoạt, nước sản xuất và nước tưới cây rửa 
đường. Tiêu chuẩn tính toán nhu cầu nước sản xuất phụ thuộc vào loại hình công nghiệp 
của từng XNCN. 
 Nước cấp cho XNCN được lấy từ đường ống cấp nước của KCN, CCN hoặc từ 
đô thị. Trong một số trường hợp XNCN tự khai thác từ nguồn nước ngầm/ nước mặt. 
 Nước cấp từ đường ống cấp nước của KCN, CCN tiếp tục được xử lý tại XNCN. 
Từ trạm nước cấp của XNCN, sau khi xử lý theo yêu cầu phù hợp với chất lượng nước 
sinh hoạt và nước sản xuất, nước sạch được dẫn tới các hạng mục công trình thông qua 
hệ thống các đường ống bố trí chạy dọc theo các trục đường quy hoạch. 
 Trong thiết kế quy hoạch chi tiết hệ thống cấp nước tỷ lệ 1/500, các bản vẽ quy 
hoạch tính toán nhu cầu dùng nước và thể hiện vị trí và sơ đồ bố trí trạm lọc nước, hệ 
thống mạng lưới đường ống phân phối với các thông số về đường kính, vị trí bố trí dọc 
theo hè đường; vị trí các họng cứu hoả...và chi phí xây dựng hệ thống cấp nước. 
2.5.4 Quy hoạch hệ thống cấp điện 
 Điện trong XNCN gồm điện sản xuất, điện sinh hoạt và chiếu sáng ngoài nhà. 
Tiêu chuẩn tính toán nhu cầu cấp điện sản xuất phụ thuộc vào loại hình công nghiệp của 
từng XNCN. 
 Hệ thống cấp điện ngoài nhà trong XNCN gồm: 
 – Tuyến dây trung thế 22KV từ điểm đấu nối với tuyến dây trung thế 22KV 
 của KCN, CCN bên ngoài hàng rào lô đất đến trạm hạ thế 22/0,4KV. 
 – Trạm hạ thế 22/0,4KV cấp điện cho các hộ phụ tải. Các trạm hạ thế trong 
 XNCN thường là các trạm xây, bán kính cung cấp cho các phụ tải 300-400m. 
 Tuỳ quy mô của XNCN có thể có một hoặc vài trạm (mỗi trạm có công suất 
 250;400;560 hoặc 1000KVA) 
 – Tuyến dây hạ thế 0,4KV đi từ trạm hạ thế vào từng công trình và tới các cột 
 đèn chiếu sáng. 
 Toàn bộ các tuyến dây trung thế 22KV và hạ thế 0,4KV đều được đi ngầm trong 
các hào cáp chạy dọc theo các trục đường. 
 Để đảm bảo cho việc cấp điện liên tục, trong các XNCN người ta thường hay bố 
trí một trạm phát điện dự phòng cho trường hợp xảy ra sự cố trên mạng chung. Hệ thống 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 49 -- 
cấp điện dự phòng này cấp điện cho các công trình có yêu cầu hoạt động liên tục theo 
thời gian, các bộ phận quản lý, điều khiển, an ninh... 
 Trong thiết kế quy hoạch chi tiết hệ thống cấp điện tỷ lệ 1/500, các bản vẽ quy 
hoạch tính toán nhu cầu dùng điện và thể hiện vị trí bố trí các trạm hạ thế; vị trí và sơ 
đồ bố trí trạm phát điện dự phòng; hệ thống các tuyến điện hạ thế cấp điện cho từng 
hạng mục công trình; hệ thống cấp điện chiếu sáng đến vị trí từng cột đèn chiếu sáng 
đường....và chi phí xây dựng hệ thống cấp điện. 
2.5.5 Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 
 Nước thải trong XNCN bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. 
Khối lượng nước thải phải thu xử lý được tính tối thiểu 80% khối lượng nước cấp. 
 Hệ thống thoát nước thải trong XNCN gồm: 
 – Hệ thống cống, rãnh thu gom nước thải của từng công trình dẫn về trạm xử 
 lý nước thải của XNCN. 
 – Tại trạm xử lý nước thải, nước thải sau khi được xử lý đáp ứng các yêu cầu 
 về chất lượng xử lý nước thải mới được đổ vào hệ thống thoát nước thải của 
 KCN, CCN. Tại điểm đấu nối vào hệ thống thoát nước thải KCN, CCN người 
 ta lắp đặt các thiết bị quan trắc môi trường để kiểm tra chất lượng nước. 
 Rác thải trong XNCN từ các công trình sau khi được phân loại thành rác thải độc 
hại và không độc hại được tập trung vào điểm tập kết rác thải của XNCN. Rác thải không 
độc hại sẽ được chuyển đến nơi xử lý rác thải của KCN, CCN hoặc của đô thị. 
 Rác thải độc hại của XNCN sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức xử lý theo yêu cầu quy 
định của Nhà nước về môi trường. 
 Trong thiết kế quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường 
tỷ lệ 1/500, các bản vẽ quy hoạch tính toán nhu cầu nước thải và rác thải phải thu gom 
xử lý, thể hiện vị trí và sơ đồ bố trí trạm xử lý nước thải và bãi tập trung rác thải; thể 
hiện mạng lưới tuyến cống thoát nước thải với các thông số về kích thước, cao độ đáy 
cống, độ dốc dọc và chiều dài của các tuyến cống; hệ thống các giếng thu, giếng thăm; 
điểm đấu nối với hệ thống ngoài hàng rào....và chi phí xây dựng hệ thống thoát nước 
thải và thu gom rác thải. 
2.5.6 Quy hoạch hệ thống cấp hơi, cấp nhiệt 
 Tuỳ theo từng loại XNCN có yêu cầu về hệ thống này mà bố trí. Hệ thống cấp 
hơi, cấp nhiệt có thể cung cấp theo kiểu tập trung hoặc phân tán tại từng công trình. 
 Hệ thống cấp hơi, cấp nhiệt tập trung thông thường gồm có: Trạm cấp hơi, cấp 
nhiệt và các tuyến đường ống dẫn từ trạm này đến các công trình có nhu cầu. 
2.5.7 Bố trí tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật: 
 Các tuyến hạ tầng kỹ thuật như cấp nước; thoát nước mưa, nước thải; cấp điện; 
cấp hơi, cấp nhiệt...có thể bố trí theo các dạng: 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 50 -- 
 – Bố trí dưới đất, theo hình thức đặt riêng từng hệ thống hay có thể bố trí chung 
 trong các hộp kỹ thuật, thậm chí trong các tuynen ngầm. Các tuyến kỹ thuật 
 bố trí chung trong hộp kỹ thuật/ tuy nen thường là: tuyến cấp nước; cấp điện 
 và thông tin. 
 – Bố trí trên mặt đất theo dạng đặt trực tiếp trên bề mặt đất; đặt trên các trụ hay 
 giá đỡ (ô tô có thể đi qua phía dưới) hoặc bám dọc vào công trình. Việc bố 
 trí trên mặt đất thuận tiện cho việc nhanh chóng phát hiện các sự cố để sửa 
 chữ 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 51 -- 
 Hình 29: Sơ đồ 
 bố trí cổng ra 
 vào nhà máy. 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 52 -- 
 Hình 30: Ví dụ về hệ thống đường ống kỹ thuật bố trí trên mặt đất, trên các giá đỡ 
 CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 2 
 – Mặt bằng tổng thể của xí nghiệp công nghiệp: mục đích, nguyên tắc thiết kế mặt 
 bằng tổng thể XNCN, phân khu chức năng trong khu XNCN. 
 – Các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng XNCN, vẽ sơ đồ minh họa, nêu các đặc 
 điểm của từng giải pháp. 
 – Vẽ sơ đồ quy hoạch tổng mặt bằng 1 khu XNCN, ghi chú các công trình, phân 
 tích luồng người/ luồng hàng. 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 53 -- 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_kien_truc_chuong_2_mat_bang_tong_the_va.pdf