Giáo trình Thiết kế kiến trúc - Chương 1: Quy định chung về nhà sản xuất

Phân loại theo cấu trúc sản xuất:

 Nhà sản xuất với cấu trúc sản xuất nhẹ:

Loại sản xuất này có cấu trúc tổ chức và sản phẩm đơn giản, trang bị kỹ thuật ít,

không có nhiều kho trung gian; Phương tiện vận chuyển đơn giản, vận chuyển bốc dỡ

hàng hóa với mức độ cơ giới thấp như xe đẩy, xe nâng; Hệ thống cung cấp và đảm bảo

kỹ thuật đơn giản; Ít máy móc hiện đại.

Phù hợp với dạng và loại hoàn thành đơn lẻ, hoàn thiện theo sery cỡ trung bình

và nhỏ; hoàn thành tại bàn gia công và theo xưởng.

Không đòi hỏi cao đối với ngôi nhà; nhà 1 tầng hoặc nhiều tầng với hệ thống chịu

lực đơn giản. Vì mẫu mã sản xuất, quy mô thay đổi nhanh chóng, nên không gian của

công trình đòi hỏi có yêu cầu cao về tính linh hoạt và khả năng mở rộng.

Loại sản xuất này thường có trong các ngành CN: chế tạo máy nhẹ, CN vật liệu

đóng gói, may mặc, sửa chữa ô tô, chế tạo máy và động cơ nhẹ, sản xuất đồ gỗ, vật dụng

văn phòng, sản xuất đồ nhựa.

pdf 36 trang kimcuc 9740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế kiến trúc - Chương 1: Quy định chung về nhà sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thiết kế kiến trúc - Chương 1: Quy định chung về nhà sản xuất

Giáo trình Thiết kế kiến trúc - Chương 1: Quy định chung về nhà sản xuất
 BỘ XÂY DỰNG – TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM 
 BÀI GIẢNG HỌC PHẦN 
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC 2 
 MÃ HỌC PHẦN 23504005 
 KHOA KIẾN TRÚC – BỘ MÔN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH 
 2017 07 
 9
 1 
 TRƯƠNG THỊ ANH THƯ 
 MỤC LỤC 
 MỤC LỤC ............................................................................................................ ii 
 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN ..................................................................iv 
 NỘI DUNG BÀI GIẢNG ..................................................................................... 0 
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NHÀ SẢN XUẤT ....................................... 1 
 1.1 Phân loại nhà sản xuất ....................................................................... 1 
 1.2 Trang thiết bị vận chuyển trong nhà sản xuất............................... 15 
 1.3 Thống nhất hóa và điển hình hóa nhà sản xuất ............................. 23 
 1.4 Tổ chức môi trường lao động .......................................................... 23 
 1.5 Lựa chọn vật liệu và kết cấu chịu lực. ............................................ 23 
 CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 1 ......................................................................... 25 
CHƯƠNG 2: MẶT BẰNG TỔNG THỂ VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XÍ NGHIỆP 
CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................ 26 
 2.1 Nội dung chính của việc thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp công 
 nghiệp 26 
 2.2 Các dạng nhà, công trình sản xuất - Các dạng quy hoạch xí nghiệp công 
 nghiệp 36 
 2.3 Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc trong xí nghiệp công nghiệp
 43 
 2.4 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong xí nghiệp công nghiệp ... 45 
 CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 2 ..................................................................... 53 
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT MỘT TẦNG .......................................... 54 
 3.1 Khái niệm chung ................................................................................ 54 
 3.2 Thiết kế mặt bằng nhà sản xuất một tầng ........................................... 55 
 3.3 Bố trí giao thông trong nhà sản xuất một tầng ................................... 63 
 3.4 Thiết kế mặt cắt ngang nhà SX một tầng ........................................... 64 
 3.5 Chọn lựa hình thức mái nhà ............................................................... 65 
 3.6 Tổ chức che mưa nắng, thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên ........... 65 
 3.7 Các loại vật liệu và hình thức kết cấu ................................................ 66 
 CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 3 ..................................................................... 73 
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG ...................................... 74 
 4.1 Các khái niệm chung .......................................................................... 74 
 4.2 Thiết kế mặt bằng nhà sản xuất nhiều tầng ........................................ 79 
 4.3 Bố trí sản xuất và xác định hệ thống giao thông vận chuyển ............. 81 
 4.4 Thiết kế mặt cắt ngang ....................................................................... 87 
 4.5 Các hình thức kết cấu thông dụng ...................................................... 88 
 CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 4 ..................................................................... 89 
 -- ii -- 
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ NHÀ PHỤC VỤ SINH HOẠT PHÚC LỢI ......................... 90 
 5.1 Ý nghĩa và tiêu chuẩn thiết kế ............................................................ 90 
 5.2 Nhà phục vụ sinh hoạt và phúc lợi: thành phần và chức năng ........... 90 
 5.3 Phương hướng bố trí ........................................................................... 91 
 CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 5 ..................................................................... 93 
 PHỤ LỤC ...............................................................................................................i 
CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................................................i 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................i 
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................i 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... iii 
 -- iii -- 
 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 
Tên môn học : Thiết kế kiến trúc 2 
Mã môn học : 23504005 
Thời gian thực hiện môn học : 30h lý thuyết 
I. Vị trí, tính chất của môn học. 
 Vị trí : học kỳ 2 năm 1. 
 Tính chất : môn học bắt buộc. 
II. Mục tiêu môn học. 
 Về kiến thức: Sinh viên nắm vững những kiến thức sau đây: Khái quát được các 
 khái niệm chung về công nghiệp, và thiết kế công trình công nghiệp. 
 Về kỹ năng: Sinh viên có kiến thức tổng quát về nhà công nghiệp, đọc hiểu bản 
 vẽ thiết kế nhà công nghiệp, có kiến thức để thực hiện các đồ án học phần, đồ án 
 tốt nghiệp chuyên ngành Kiến trúc công nghiệp và sau khi ra trường có thể nhanh 
 chóng đáp ứng được các đòi hỏi của thực tế. 
 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: thực hiện công tác thiết kế công trình công 
 nghiệp dưới sự chủ trì của kiến trúc sư. 
III. Nội dung môn học. 
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian. 
 Thời gian (giờ) 
 Thực 
 Số hành, thí 
 Tên chương, mục Tổng Lý Kiểm 
 TT nghiệm, 
 số thuyết tra 
 thảo luận, 
 bài tập 
 Chương 1: Quy định chung về 5 5 
 thiết kế nhà sản xuất 
 1.1. Phân loại và phân cấp nhà sản 
 xuất 
 1.2. Trang thiết bị vận chuyển trong 
 nhà sản xuất 
 1.3. Thống nhất hóa và điển hình hóa 
 nhà sản xuất 
 1.4. Tổ chức môi trường lao động 
 1.5. Lựa chọn vật liệu và kết cấu 
 -- iv -- 
 Chương 2: Mặt bằng tổng thể và 5 3 2 
tổ chức không gian xí nghiệp công 
nghiệp 
 2.1. Nội dung chính của việc thiết kế 
 mặt bằng tổng thể xí nghiệp công 
 nghiệp 
 2.2. Các dạng quy hoạch xí nghiệp 
 công nghiệp – Các dạng nhà sản 
 xuất, công trình sản xuất. 
 2.3. Tổ chức không gian quy hoạch 
 kiến trúc trong xí nghiệp công 
 nghiệp 
 2.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ 
 thuật trong xí nghiệp công 
 nghiệp 
 Chương 3: Thiết kế nhà sản xuất 10 8 2 
một tầng 
 3.1. Khái niệm chung 
 3.2. Thiết kế mặt bằng nhà sản xuất 
 một tầng 
 3.3. Bố trí giao thông nhà sản xuất 
 một tầng 
 3.4. Xác định vị trí các phòng phục vụ 
 sản xuất, phục vụ sinh hoạt công 
 nhân 
 3.5. Thiết kế mặt cắt ngang nhà sản 
 xuất một tầng 
 3.6. Chọn lựa hình thức mái 
 3.7. Tổ chức che mưa nắng, thông 
 thoáng và chiếu sáng tự nhiên 
 3.8. Các loại vật liệu và hình thức kết 
 cấu 
 Chương 4: Thiết kế nhà sản xuất 5 3 2 
nhiều tầng 
 4.1. Khái niệm chung 
 4.2. Thiết kế mặt bằng nhà sản xuất 
 nhiều tầng 
 4.3. Bố trí sản xuất và xác định hệ 
 thống giao thông vận chuyển 
 4.4. Thiết kế mặt cắt ngang 
 4.5. Các hình thức kết cấu thông 
 dụng 
 Chương 5: Thiết kế nhà phục vụ 5 2 3 
sinh hoạt- phúc lợi 
 5.1. Ý nghĩa và tiêu chuẩn thiết kế 
 -- v -- 
 5.2. Nhà phục vụ sinh hoạt và phúc 
 lợi, thành phần và chức năng 
 5.3. Phương hướng bố trí 
 Cộng 
 30 21 6 3 
2. Nội dung chi tiết. 
Chương 1: Quy định chung về thiết kế nhà sản xuất – 5 giờ 
 1.1. Phân loại và phân cấp nhà sản xuất 
 1.1.1 Phân loại 
 1.1.2 Phân cấp 
 1.1.3 Những ảnh hưởng của tổ chức sản xuất đến kiến trúc nhà sản xuất 
 1.2. Trang thiết bị vận chuyển trong nhà sản xuất 
 1.2.1 Trên mặt bằng 
 1.2.2 Trên cao và theo phương đứng 
 1.3. Thống nhất hóa và điển hình hóa nhà sản xuất 
 1.3.1 Thống nhất hóa và điển hình hóa nhà sản xuất 
 1.3.2 Những thông số cơ bản của nhà sản xuất 
 1.4. Tổ chức môi trường lao động 
 1.4.1 Thiết lập điều kiện môi trường lao động 
 1.4.2 An toàn lao động 
 1.5. Lựa chọn vật liệu và kết cấu 
Chương 2: Mặt bằng tổng thể và tổ chức không gian xí nghiệp công nghiệp – 5 
giờ 
 2.1. Nội dung chính của việc thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp công nghiệp 
 2.1.1 Mục đích 
 2.1.2 Nội dung chính của công tác thiết kế tổng mặt bằng 
 2.2. Các dạng quy hoạch xí nghiệp công nghiệp – Các dạng nhà, công trình sản 
 xuất 
 2.2.1 Các dạng quy hoạch xí nghiệp công nghiệp 
 2.2.2 Các dạng nhà sản xuất và công trình sản xuất 
 2.3. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc trong xí nghiệp công nghiệp 
 2.3.1. Bố cục không gian kiến trúc toàn XNCN 
 2.3.2. Bố cục không gian các khu vực trọng tâm, các tuyến, các điểm nhấn và 
 các điểm nhìn quan trọng 
 2.3.3. Yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan 
 2.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong xí nghiệp công nghiệp 
 -- vi -- 
 2.4.1. Hệ thống giao thông 
 2.4.2. San nền và thoát nước mưa 
 2.4.3. Hệ thống cấp điện 
 2.4.4. Hệ thống cấp thoát nước 
 2.4.5. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường 
 2.4.6. Hệ thống cấp hơi và cấp nhiệt 
 2.4.7. Tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật 
Chương 3: Thiết kế nhà sản xuất một tầng – 10 giờ 
 3.1. Khái niệm chung 
 3.1.1. Đặc điểm 
 3.1.2. Phạm vi ứng dụng 
 3.1.3. Phân loại 
 3.2. Thiết kế mặt bằng nhà sản xuất một tầng 
 3.2.1. Các bộ phận chức năng nhà sản xuất một tầng 
 3.2.2. Các dạng mặt bằng 
 3.2.3. Xác định mạng lưới cột 
 3.2.4. Xác định khe biến dạng 
 3.3. Bố trí giao thông nhà sản xuất một tầng 
 3.3.1. Chức năng của hệ thống giao thông trong nhà sản xuất 
 3.3.2. Hệ thống giao thông vận chuyển bên trong nhà sản xuất 
 3.3.3. Các dạng bố trí đường giao thông 
 3.3.4. Kích thước cơ bản 
 3.3.5. Bố trí luồng hàng, luồng người 
 3.4. Xác định vị trí các phòng phục vụ sản xuất, phục vụ sinh hoạt công nhân 
 3.4.1. Phòng phục vụ sản xuất 
 3.4.2. Phòng phục vụ sinh hoạt công nhân 
 3.5. Thiết kế mặt cắt ngang nhà sản xuất một tầng 
 3.5.1. Xác định chiều cao nhà 
 3.5.2. Nhà không có cần trục hoặc có cần trục treo 
 3.5.3. Nhà có cần trục chạy trên vai cột 
 3.6. Chọn lựa hình thức mái nhà 
 3.6.1. Mái dốc 
 3.6.2. Mái bằng 
 -- vii -- 
 3.7. Tổ chức che mưa nắng, thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên 
 3.7.1. Che mưa, che nắng 
 3.7.2. Chiếu sáng tự nhiên 
 3.7.3. Thông thoáng tự nhiên 
 3.8. Các loại vật liệu và hình thức kết cấu 
 3.8.1. Lựa chọn các kết cấu thông dụng 
 3.8.2. Các kết cấu thông dụng 
 3.8.3. Một số dạng kết cấu đặc biệt 
Chương 4: Thiết kế nhà sản xuất nhiều tầng – 5 giờ 
 4.1. Khái niệm chung 
 4.1.1. Đặc điểm 
 4.1.2. Phạm vi ứng dụng 
 4.1.3. Phân loại 
 4.1.4. Nội dung thiết kế nhà sản xuất nhiều tầng 
 4.1.5. Lựa chọn số tầng trong nhà sản xuất nhiều tầng 
 4.2. Thiết kế mặt bằng nhà sản xuất nhiều tầng 
 4.2.1. Xác định hình thức mặt bằng 
 4.2.2. Xác định mạng lưới cột, chiều rộng và chiều dài nhà sản xuất nhiều tầng 
 4.3. Bố trí sản xuất và xác định hệ thống giao thông vận chuyển 
 4.3.1. Bố trí sản xuất 
 4.3.2. Xác định hệ thống giao thông vận chuyển 
 4.4. Thiết kế mặt cắt ngang nhà sản xuất nhiều tầng 
 4.4.1. Xác định chiều cao nhà sản xuất nhiều tầng 
 4.4.2. Các căn cứ để xác định chiều cao nhà sản xuất nhiều tầng 
 4.5. Các hình thức kết cấu thông dụng 
Chương 5: Thiết kế nhà phục vụ sinh hoạt - phúc lợi – 5 giờ 
 5.1. Ý nghĩa và tiêu chuẩn thiết kế 
 5.2. Nhà phục vụ sinh hoạt và phúc lợi, thành phần và chức năng 
 5.3. Phương hướng bố trí 
IV. Điều kiện thực hiện môn học. 
 Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết 
 Trang thiết bị máy móc: laptop, projector, micro; 
 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: mô hình khu công nghiệp, mô hình khu xí 
 -- viii -- 
 nghiệp công nghiệp, mô hình kiến trúc nhà sản xuất 1 tầng và nhiều tầng; 
 Các điều kiện khác: có thể tổ chức cho SV tham quan một khu công nghiệp, xí 
 nghiệp công nghiệp. 
V. Nội dung và phương pháp, đánh giá. 
1. Nội dung đánh giá: 
 Kiến thức: các giải pháp tổ chức mặt bằng tổng thể xí nghiệp công nghiệp, thiết 
 kế kiến trúc sơ bộ nhà sản xuất 1 tầng và nhiều tầng, cách tổ chức các công trình 
 phúc lợi cho công nhân. 
 Kỹ năng: tự tìm tài liệu, đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, thuyết trình nội dung 
 liên quan đến người nghe. 
 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: nắm vững kiến thức cơ bản nhận được theo yêu 
 cầu nội dung môn học. 
2. Phương pháp đánh giá: 
 Điểm TBMN: 30% (điểm chuyên cần và kiểm tra giữa kỳ) + 70% (điểm thi cuối 
 kỳ). 
 Thang điểm quy đổi: điểm 10, quy đổi ra thang điểm A, B, C, D, E, F. 
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học. 
1. Phạm vi áp dụng môn học: Sinh viên Cao đẳng ngành Công nghệ Kiến trúc. 
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: 
 Đối với giảng viên: truyền đạt bằng hình ảnh, mô hình trực quan sinh động 
 Đối với người học: ngoài giờ học lý thuyết trên lớp, cần đọc thêm tài liệu tham 
 khảo. 
3. Những trọng tâm cần chú ý: mặt bằng tổng thể của một xí nghiệp công nghiệp, thiết 
kế nhà sản xuất một tầng và thiết kế nhà sản xuất nhiều tầng. 
4. Tài liệu tham khảo: 
 [1]. Nguyễn Minh Thái - Thiết kế kiến trúc nhà Công Nghiệp, ĐH Xây dựng Hà 
Nội, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2012. 
 [2]. Nguyễn Minh Thái - Thiết kế cấu tạo kiến trúc nhà Công Nghiệp, ĐH Xây 
dựng Hà Nội, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004. 
 [3]. Nguyễn Minh Thái - Thiết kế kiến trúc Công Nghiệp, ĐH Xây dựng Hà Nội, 
NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004. 
 [4]. Nguyễn Nam - Tổ chức môi trường cảnh quan XNCN, ĐH Xây dựng Hà Nội, 
NXB Xây dựng, Hà Nội, 2000. 
 [5]. Phạm Đình Tuyển - Thiết kế tổng mặt bằng XNCN, ĐH Xây dựng Hà Nội, 
NXB Xây dựng, Hà Nội, 2000. 
 [6]. Các sách, tạp chí chuyên ngành kiến trúc - xây dựng. 
 [7]. Các tài liệu kỹ thuật của các nhà cung cấp vật liệu xây dựng, công nghệ xây 
dựng... trong và ngoài nước. 
 -- ix -- 
[8]. www.bmktcn.com 
 Ngày phê duyệt: ....//.. 
 Người viết Chủ nhiệm Bộ môn Trưởng khoa 
Trương Thị Anh Thư Nguyễn Ngọc Ẩn Nguyễn Khánh Duy 
 -- x -- 
 NỘI DUNG BÀI GIẢNG 
 Trang này cố tình để trống 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 0 -- 
 CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NHÀ SẢN XUẤT 
1.1 Phân loại nhà sản xuất 
1.1.1 Khái niệm 
 Nhà sản xuất (NSX) là không gian chức năng quan trọng nhất trong xí nghiệp 
công nghiệp (XNCN), nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, nơi tập trung trang bị kỹ thuật 
và nhân lực của XNCN. NSX cũng thường đóng vai trò là bộ mặt kiến trúc của XNCN. 
1.1.2 Phân loại 
 Thông thường NSX được phân theo đặc điểm về công nghệ sản xuất và theo đặc 
điểm xây dựng. 
a) Phân loại theo đặc điểm công nghệ sản xuất: Đặc điểm công nghệ sản xuất 
được xác định bởi hai yếu tố: Cấu trúc sản xuất và trang bị kỹ thuật của ngôi nhà. 
 Phân loại theo cấu trúc sản xuất: 
 . Nhà sản xuất với cấu trúc sản xuất nhẹ: 
 Loại sản xuất này có cấu trúc tổ chức và sản phẩm đơn giản, trang bị kỹ thuật ít, 
không có nhiều kho trung gian; Phương tiện vận chuyển đơn giản, vận chuyển bốc dỡ 
hàng hóa với mức độ cơ giới thấp như xe đẩy, xe nâng; Hệ thống cung cấp và đảm bảo 
kỹ thuật đơn giản; Ít máy móc hiện đại. 
 Phù hợp với dạng và loại hoàn thành đơn lẻ, hoàn thiện theo sery cỡ trung bình 
và nhỏ; hoàn thành tại bàn gia công và theo xưởng... 
 Không đòi hỏi cao đối với ngôi nhà; nhà 1 tầng hoặc nhiều tầng với hệ thống chịu 
lực đơn giản. Vì mẫu mã sản xuất, quy mô thay đổi nhanh chóng, nên không gian của 
công trình đòi hỏi có yêu cầu cao về tính linh hoạt và khả năng mở rộng. 
 Loại sản xuất này thường có trong các ngành CN: chế tạo máy nhẹ, CN vật liệu 
đóng gói,  ... ồ chơi, đồ văn phòng, chế biến gỗ... 
 . Nhà sản xuất có không gian lớn (NSX 1 tầng với các ngăn tầng): 
 NSX có không gian lớn, có kết cấu chịu lực tương tự như NSX một tầng, tuy 
nhiên tại một số các không gian lại bố trí các diện tích làm việc tại các cao độ khác nhau 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 11 -- 
tương tự như hoạt động chức năng của NSX nhiều tầng, song hệ thống kết cấu chịu lực 
đỡ các tầng lại tách rời khỏi kết cấu chịu lực chính của nhà và có thể thay đổi dễ dàng. 
 Loại nhà này có các ưu nhược điểm tương tự như NSX một tầng và cũng được sử 
dụng rộng rãi trong kiến trúc xây dựng nhà triển lãm. 
 Loại nhà này thường được sử dụng cho XNCN với cấu trúc sản xuất nặng, phương 
tiện sản xuất lớn và nặng cũng như có các sản phẩm có kích thước lớn như máy bay, tàu 
thủy... Chiều cao của nhà 9-15m, chiều rộng nhà 18-30m thậm chí đến 60m. Nhà có thể 
một nhịp hoặc nhiều nhịp. Nhà có cầu trục với sức trục đến 50T. Các bộ phận ;chức 
năng có yêu cầu về không gian nhỏ được bố trí theo các ngăn tầng. Do tải trọng máy 
móc, thiết bị và nhịp nhà lớn, loại nhà này thường có đòi hỏi cao về độ bền vững của 
nền và của kết cấu chịu lực. 
 Hình 7: Sơ đồ ví dụ về NSX 1 
 tầng, nhà 1 tầng 1 nhịp và nhà 
 1 tầng nhiều nhịp 
 Hình 8: Sơ đồ ví dụ về NSX 
 nhiều tầng và sơ đồ hỗn hợp 
 NSX 1 tầng và nhiều tầng 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 12 -- 
 Hình 9: NSX một tầng với các 
 ngăn tầng. Kết cấu chịu lực 
 như NSX 1 tầng, nhưng sàn 
 làm việc bố trí theo các tầng; 
 kết cấu đỡ sàn tách hoàn toàn 
 khỏi khung chịu lực của nhà. 
c) Phân loại theo đặc điểm sử dụng 
 . Nhà một mục đích: Là loại NSX thường gắn bó với một loại dây chuyền sản xuất 
nhất định. Khi công nghệ sản xuất thay đổi chúng sẽ không đáp ứng được nữa, phải phá 
bỏ. Ví dụ như phân xưởng chính của nhà máy điện. 
 . Nhà kiểu linh hoạt: là loại NSX thường gắn bó với một loại ngành sản xuất nhất 
định. Khi công nghệ sản xuất thay đổi về cơ bản nhà vẫn đáp ứng được, không có thay 
đổi lớn về cấu trúc của nhà. 
 . Nhà vạn năng: Nhà có khả năng đáp ứng được nhiều loại công nghệ sản xuất 
khác nhau. Sự thay đổi về công nghệ không ảnh hưởng đến cấu trúc xây dựng của nhà. 
 . Nhà sản xuất kiểu bán lộ thiên: là loại nhà chỉ có mái che và một phần tường. 
Nhà được sử dụng cho xưởng sản xuất cần thông thoáng lớn hoặc nhà kho. 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 13 -- 
 Hình 10: Ví dụ về NSX một mục 
 đích, phân xưởng chính của 
 nhà máy thiêu huỷ rác. 
 Hình trên: Phối cảnh công 
 trình; 
 Hình dưới: Mặt cắt ngang của 
 nhà. 
 Những công trình loại này khi 
 thay đổi mục đích sử dụng phải 
 tháo bỏ hoàn toàn 
 Hình 11: Ví dụ về 
 NSX kiểu linh 
 hoạt, với việc sử 
 dụng kết cấu 
 không gian, lưới 
 cột 15x36m cho 
 phép mặt bằng 
 nhà có không 
 gian lớn và không 
 có cột, đáp ứng 
 linh hoạt các thay 
 đổi của điều kiện 
 sản xuất. 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 14 -- 
1.1.3 Các bộ phận chức năng của nhà sản xuất 
 Tùy thuộc vào đặc điểm cấu trúc sản xuất, quy mô sản xuất, giải pháp hợp khối, 
nhà sản xuất theo không gian có thể phân thành các bộ phận chức năng sau: 
a) Bộ phận sản xuất 
 Đây là bộ phận quan trọng nhất của nhà sản xuất, có diện tích và không gian lớn, 
có mật độ tập trung cao máy móc, thiết bị, hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật, nơi 
tập trung nhân lực. Vị trí của bộ phận sản xuất là cơ sở để bố trí các bộ phận chức năng 
khác. Bộ phận sản xuất là bộ phận có yêu cầu đặc biệt về khả năng mở rộng, tính vạn 
năng trong sử dụng, yêu cầu về điều kiện khí hậu và tổ chức chiếu sáng. 
b) Bộ phận phụ trợ sản xuất 
 Đây là bộ phận thường gắn liền với bộ phận sản xuất theo công nghệ sản xuất. 
Quy mô của chúng hết sức khác nhau phụ thuộc vào loại hình sản xuất. 
c) Bộ phận kho 
 Gồm có các kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho trung gian. Trong một vài 
trường hợp kho nguyên liệu và kho thành phẩm bố trí tách rời với nhà sản xuất. Kho 
trung gian là bộ phận luôn luôn gắn liền với bộ phận sản xuất. 
d) Bộ phận quản lý và phục vụ sinh hoạt 
 Bộ phận này có yêu cầu và diện tích và khối tích nhỏ, để tiết kiệm không gian 
người ta có thể bố trí chúng theo tầng. Bộ phận phục vụ sinh hoạt được bố trí theo 
nguyên tắc đảm bảo bán kính phục vụ. 
e) Ngoài ra trong nhà sản xuất còn có một số bộ phận phụ khác như không gian để 
bố trí hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật như các trung tâm điều không, trạm biến 
thế... và diện tích giành cho giao thông như hành lang, cầu thang, 
 Theo yêu cầu về tính sử dụng linh hoạt và khả năng thay đổi mở rộng người ta 
còn phân bộ phận chức năng của nhà sản xuất thành hai nhóm: 
 Nhóm các bộ phận chức năng hay thay đổi, phát triển có yêu cầu cao về 
 tính linh hoạt gồm bộ phận SX, kho nguyên liệu, kho thành phẩm. Người 
 ta còn gọi là nhóm “mềm”. 
 Nhóm các bộ phận chức năng ít thay đổi, ít có yêu cầu về mở rộng phát 
 triển như bộ phận quản lý, phục vụ sinh hoạt, một vài bộ phận phụ trợ SX, 
 nhóm “cứng”. Trong các nghiên cứu về mở rộng SX người ta thấy rằng để 
 nâng cao công suất lên gấp đôi, có thể phải tăng gấp đôi diện tích nhóm 
 các bộ phận hay thay đổi trong khi đó nhóm bộ phận ít thay đổi chỉ có nhu 
 cầu diện tích tăng thêm 30%. 
1.1.4 Những ảnh hưởng của tổ chức sản xuất đến kiến trúc nhà sản xuất 
1.2 Trang thiết bị vận chuyển trong nhà sản xuất 
 Trang thiết bị vận chuyển trong nhà sản xuất thông thường được chia thành hai 
loại: Vận chuyển trên nền và vận chuyển trên không. 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 15 -- 
1.2.1 Trên nền 
 Trang thiết bị vận chuyển trên nền bao gồm: 
 Hệ thống băng tải: Đây là phưong tiện vận chuyển liên tục, vận chuyển 
 vật có kích thước nhỏ, đặt trực tiếp trên nền hoặc trên giá đỡ. Giao thông 
 vận chuyển cho người bố trí dọc theo các băng tải, sử dụng cầu vượt hoặc 
 ngầm cho người đi ngang qua. 
 Xe kéo bánh hơi, bánh xích, xe nâng chạy trực tiếp trên nền. Hệ thống 
 giao thông này đòi hỏi nền có khả năng chịu lực,chịu mài mòn và va chạm. 
 Cầu trục chạy trên ray đặt trên nền. Hệ thống ray cố định, chia cắt không 
 gian sản xuất. 
1.2.2 Trên cao và theo phương đứng 
 Băng tải treo: thường gắn vào các hệ khung riêng, tách khỏi kết cấu chịu 
 lực của nhà, nhằm giảm tải trọng (tĩnh và động) truyền vào khung nhà và 
 đảm bảo tính linh hoạt khi thay thế, mở rộng 
 Cầu trục treo vào kết cấu mang lực mái: Chúng có thể có dạng cố định 
 (còn được gọi là pa lăng) và loại di động. Loại di động gồm cầu trục treo 
 vào một ray và cầu trục treo vào hai ray. Với cầu trục treo vào một ray 
 phạm vi hoạt động của cầu trục chủ yếu dọc theo chiều dài ray. Còn với 
 cầu trục treo vào hai ray (đặt vuông góc nhau) phạm vi hoạt động của cầu 
 trục theo cả hai phương, ngang và dọc theo chiều dài của hai ray. Loại cầu 
 trục treo có sức nâng nhỏ 0,5-5 tấn. Người điều khiển có thể đứng trên mặt 
 đất hoặc ngồi trong các cabin treo dưới cầu trục. Trong không gian sản 
 xuất có thể bố trí một hay nhiều cầu trục treo. 
 Cầu trục tựa trên vai cột: Cầu trục loại này gồm bộ phận: Xe nâng với 
 tời và móc cẩu - chạy trên cầu theo phương ngang nhà; Kết cấu chịu lực 
 đỡ ray, động cơ đẩy chạy theo phương dọc nhà; Cabin cho người điều 
 khiển gắn với cầu trục. Căn cứ dạng cầu đỡ xe nâng, loại cầu trục này được 
 phân thành cầu trục lăn một dầm và cầu trục lăn hai dầm (hoặc 2 dàn). Cầu 
 trục tựa trên vai cột do tải trọng của cầu trục truyền vào cột nên có thể có 
 sức trục lớn 5-50T, đặc biệt có thể đến hàng trăm tấn. 
 Ngoài ra trong NSX có các dạng cầu trục khác như: Loại cầu trục dạng 
 conson; cầu trục tựa cố định vào tường..., có sức trục nhỏ và phạm vi hoạt 
 động không lớn. 
 Hệ thống cầu trục treo vào kết cấu mang lực mái và tựa trên vai cột là 
 loại phương tiện có ảnh hưởng lớn đến giải pháp xây dựng nhà, trước hết 
 là nhu cầu về không gian để bố trí và tính toán các tải trọng động và tĩnh 
 của cầu trục vào hệ khung chịu lực của nhà. 
 . 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 16 -- 
Hình 12: Một số dạng trang thiết bị vận chuyển trên nền và hệ thống các dạng băng tải 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 17 -- 
 Hình 13: Cầu trục treo trong nhà sản xuất 
 a) Pa lăng; b) Cầu trục treo một ray; c) Phạm vi hoạt động của cầu trục treo một ray; 
 d) Cầu trục treo hai ray và sơ đồ bố trí trên mặt cắt và mặt bằng nhà xưởng. 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 18 -- 
 Hình 14: Cầu trục tựa trên vai cột trong NSX 
a) Cầu trục: b) Các thông số không gian nhà có liên quan đến cầu trục; c) Các dạng cầu 
 trục khác (1- Cầu trục tháo khuôn;2- Cầu trục có gầu xúc; 3- Cầu trục đổ khuôn; 4- 
 Cầu trục rải vật liệu) 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 19 -- 
 Hình 15: Sơ đồ 
 cầu trục lăn một 
 dầm (hình trên) 
 và cầu trục lăn 
 hai dầm (hình 
 dưới) do nhà máy 
 kết cấu thép cơ 
 khí Đông Anh, Hà 
 Nội chế tạo với 
 sức nâng đạt đến 
 15 T. 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 20 -- 
a) b) 
 d) 
c) 
e) f) 
Hình 16: Một số hình ảnh về hệ thống cầu trục trong kết cấu khung thép Zamil rất phổ 
 biến hiện nay ở Việt Nam. 
 a); b) Cầu trục tựa trên vai cột; c) Cầu trục treo vào kết cấu mang lực mái; d) Cầu trục 
dạng công xon và mô nô ray; e) Cầu trục một ray chạy trên nền và một ray tựa trên dầm 
 cầu trục; f) Cầu trục chạy trên nền. 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 21 -- 
a) 
 b) 
c) d) 
e) f) 
Hình 17: Một số hình ảnh về các phương 
tiện vận chuyển trong nhà công nghiệp 
a) Xe chuyên dụng chạy trên nền có sức 
nâng đến 10T, đòi hỏi cấu tạo nền phải đáp 
ứng được tải trọng và chịu được các va 
chạm khi vận chuyển; b) Băng tải bố trí cố 
định trên nền;c) Băng tải treo vào hệ 
khung cố định chạy dọc theo tuyến sản 
xuất;d) Phương tiện vận tải kết hợp vừa 
chạy dưới nền vừa chạy trên không; 
e) Hệ thống cầu trục treo vào kết cấu mái; 
f) Cầu trục lăn hai dầm tựa trên vai cột; 
e) Hệ thống cầu trục kết hợp vừa chạy trên g) 
nền vừa chạy trên giá đỡ. 
Thiết kế Kiến trúc 2 -- 22 -- 
1.3 Thống nhất hóa và điển hình hóa nhà sản xuất 
13.1 Thống nhất hóa –điển hình hóa nhà sản xuất 
13.2 Những thông số và module cơ bản của nhà sản xuất 
1.4 Tổ chức môi trường lao động 
1.4.1 Thiết lập điều kiện môi trường lao động 
1.4.2 An toàn lao động 
1.5 Lựa chọn vật liệu và kết cấu chịu lực. 
 Khái niệm kết cấu chịu lực của nhà công nghiệp chủ yếu đề cập đến hệ thống chịu 
lực - cột và kết cấu mang lực mái. Chúng có nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định cho kết cấu 
bao che của ngôi nhà, trong một số trường hợp chúng còn tiếp nhận các tải trọng của 
cầu trục, hệ thống cung cấp đảm bảo kỹ thuật. 
 Kết cấu chịu lực của nhà được chia theo hai dạng: Kết cấu khung phẳng và kết 
cấu khung không gian. 
1.5.1 Kết cấu khung phẳng 
 Kết cấu khung phẳng là kết cấu mà khi tính toán nội lực người ta chỉ tính toán 
chúng trong mặt phẳng. Có nhiều loại khung phẳng, sau đây giới thiệu một số dạng 
khung phẳng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng công nghiệp: 
 . Khung phẳng một nhịp: Khung gồm hệ thống cột và kết cấu mang lực mái. Cột 
liên kết ngàm với móng và là gối tựa cho kết cấu mang lực mái. Kết cấu mang lực mái 
có thể dạng dầm hay dạng dàn tùy thuộc vào khẩu độ của nhà. Ví dụ với kết cấu BTCT 
kết cấu mang lực mái dạng dầm được sử dụng khi nhà có nhịp nhỏ hơn 18m và dạng 
dàn khi nhịp nhà lớn hơn 18m. Kết cấu mang lực mái dạng dàn có trọng lượng nhỏ hơn 
so với dầm và là không gian rất thích hợp để bố trí hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ 
thuật, đặc biệt là hệ thống điều không. 
 . Khung phẳng nhiều nhịp: Được sử dụng cho nhà công nghiệp có chiều rộng nhà 
lớn mà hệ thống khung phẳng một nhịp không thể đáp ứng được. Khung phẳng nhiều 
nhịp có thể coi như tổ hợp từ những khung phẳng một nhịp. Về mặt chịu lực khung 
phẳng nhiều nhịp có độ ổn định tốt hơn khung phẳng một nhịp. Kết cấu mang lực mái 
trong khung phẳng nhiều nhịp cũng tương tự như trường hợp khung phẳng một nhịp có 
thể dạng dầm hoặc dạng dàn, bằng BTCT hoặc bằng thép. 
 . Khung khớp: Có thể là khung hai khớp hoặc 3 khớp. Trong khung khớp kết cấu 
theo phương đứng và ngang làm việc như một hệ kết cấu thống nhất, bởi vậy chúng 
thường có hình thức tương tự nhau: Cột liên kết khớp với móng và liên kết ngàm với 
kết cấu mang lực mái. 
 . Khung ngàm: là hệ thống khung mà cột liên kết ngàm với móng và kết cấu mang 
lực mái. 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 23 -- 
 . Vòm: là hệ thống kết cấu chịu lực không có cột. Kết cấu mang lực mái được uốn 
cong và liên kết trực tiếp với kết cấu mang lực mái. Độ cong của vòm thường hay được 
lấy theo biểu đồ mô men do tải trọng mái sinh ra. Vòm có thể là vòm hai khớp hoặc vòm 
3 khớp. Vòm có thể vượt được nhịp đến 96m. 
 . Kết cấu dây căng: thường được sử dụng trong trường hợp nhà có nhịp lớn, mái 
nhẹ. Hệ thống dây treo ở mái có thể nằm bên dưới hoặc bên trên của kết cấu mang lực 
mái. 
1.5.2 Kết cấu khung không gian 
 Đối lập với hệ thống khung phẳng, trong khung không gian các nội lực tính toán 
được xác định theo 3 phương, không có khái niệm bước cột. Trong xây dựng công 
nghiệp, các kết cấu khung không gian sau thường được sử dụng: 
 . Kết cấu vỏ: là hệ thống kết cấu có kết cấu mang lực mái dạng mặt phẳng không 
gian, chịu nén và chịu kéo thay vì chịu uốn như các kết cấu mái thông thường khác. 
 . Kết cấu mái dầm hoặc thanh không gian: Trong kết cấu dầm không gian, dầm 
được chia thành hệ thống dầm chính và phụ. Kết cấu mái thanh không gian được tổ hợp 
từ các thanh thép ống hoặc thép góc. 
 . Mái gấp nếp 
 . Mái treo 
 Việc lựa chọn các hình thức mái kể trên là nhiệm vụ của kỹ sư xây dựng và kiến 
trúc sư. Cơ sở để lựa chọn là: 
 Nhu cầu về không gian sử dụng; 
 Nhu cầu bố trí các hệ thống kỹ thuật; 
 Khả năng tính toán và thi công xây dựng; 
 Yêu cầu về hình thức kiến trúc của công trình. 
 Lựa chọn hình dạng kết cấu khung là một trong nhân tố quan trọng trong việc tổ 
hợp hình khối kiến trúc của công trình công nghiệp. Xu hướng các kết cấu không gian 
được sử dụng tăng lên phản ánh nhu cầu thực tế về nâng cao hiệu quả thẩm mỹ nhà công 
nghiệp. Các kết cấu chịu lực không chỉ đơn thuần là bộ khung cho kết cấu bao che, bị 
bao phủ bởi kết cấu bao che mà có thể nằm ngoài kết cấu bao che, tham gia tích cực vào 
hình thức kiến trúc của công trình. 
1.5.3 Lựa chọn kết cấu chịu lực cho công trình. 
 Có thể lựa chọn và sử dụng kết cấu chịu lực của công trình theo hai dạng sau: 
 . Nhà có hai hay nhiều dạng kết cấu chịu lực: Mỗi dạng kết cấu chịu lực đáp ứng 
cho mỗi loại không gian nhất định. Ví dụ như kết cấu khung không gian cho bộ phận 
sản xuất và kết cấu khung phẳng cho bộ phận phục vụ sinh hoạt. Dạng này tiết kiệm 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 24 -- 
được không gian nhà, chi phí về xây dựng, tiết kiệm năng lượng điều hòa khí hậu và tạo 
cho công trình có hình khối kiến trúc sinh động. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều loại kết 
cấu sẽ làm tăng khối lượng tính toán. 
 . Nhà chỉ có một dạng kết cấu chung cho toàn bộ công trình: Các bộ phận chức 
năng có không gian nhỏ có thể được bố trí theo các ngăn tầng. Giải pháp này tạo khả 
năng cho việc sử dụng linh hoạt, đơn giản cho việc tính toán kết cấu, nhưng có thể dẫn 
đến công trình có hình thức kiến trúc đơn điệu. 
 CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 1 
 Nhà sản xuất: khái niệm, nêu một số cách thức phân loại. 
 Trang thiết bị vận chuyển trong nhà sản xuất: trên nền và trên cao và phương 
 đứng. 
 Nêu các dạng kết cấu chịu lực của công trình. 
 Thiết kế Kiến trúc 2 -- 25 -- 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_kien_truc_chuong_1_quy_dinh_chung_ve_nha.pdf