Giáo trình Khai thác cấu đường - Chương 5: Phân loại sữa chữa và kỹ thuật sửa chữa đường
Công tácquản lý và sửa chữa thường xuyên
Công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên là những công việc cụ thể không phức tạp,
không lớn, song lại rất quan trọng.
Các công việc đó phải đựợc làm thường xuyên hàng ngày, hàng tháng, hàng quí và hàng
năm nhằm khắc phục hoặc sửa chữa những hư hỏng cầu đường do tác động bên ngoài như:
+ Hoạt động của con người.
+ Tác động của thiên nhiên.
+ Thời gian khai thác của bản thân công trình gây ra.
Các công việc trên nhằm duy trì tình trạng khai thác bình thường các công trình đường bộ,
đồng thời hạn chế tối đa sự phát triển hư hỏng nhỏ thành hư hỏng lớn.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Khai thác cấu đường - Chương 5: Phân loại sữa chữa và kỹ thuật sửa chữa đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Khai thác cấu đường - Chương 5: Phân loại sữa chữa và kỹ thuật sửa chữa đường
CHƯƠNG III PHÂN LOẠI SỮA CHỮA VÀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA ĐƯỜNG I. Phân loại các hình thức sửa chữa 1.1 Công tácquản lý và sửa chữa thường xuyên Công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên là những công việc cụ thể không phức tạp, không lớn, song lại rất quan trọng. Các công việc đó phải đựợc làm thường xuyên hàng ngày, hàng tháng, hàng quí và hàng năm nhằm khắc phục hoặc sửa chữa những hư hỏng cầu đường do tác động bên ngoài như: + Hoạt động của con người. + Tác động của thiên nhiên. + Thời gian khai thác của bản thân công trình gây ra... Các công việc trên nhằm duy trì tình trạng khai thác bình thường các công trình đường bộ, đồng thời hạn chế tối đa sự phát triển hư hỏng nhỏ thành hư hỏng lớn. 1.2 Công tác sửa chữa định kỳ (trung tu và đại tu) Công tác sửa chữa định kỳ gồm: + Các công việc sửa chữa các hạng mục theo định kỳ thời gian qui định về đại tu (còn gọi là sửa chữa lớn), + Trung tu (còn gọi là sửa chữa vừa) công trình. *> Sửa chữa định kỳ ngắn hạn: được tiến hành giữa hai lần sửa chữa định kỳ dài hạn (ít nhất là hai năm/lần) nhằm giữ vững chất lượng công trình bằng cách: + Sửa chữa một số bộ phận của công trình cho đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. + Công việc này tiến hành trên từng đoạn đường dài (sửa chữa mặt đường, nền đường và công trình). *> Sửa chữa định kỳ dài hạn: Gồm các công việc mang tính tổng hợp và toàn diện nhằm sửa chữa tất cả những hư hỏng của một đoạn đường dài hoặc của một công trình kỹ thuật nhằm khôi phục khả năng thiết kế ban đầu của công trình, đôi khi có kết hợp nâng cao tiêu chuẩn một vài bộ phận của công trình. Công việc này tiến hành sau khi công trình đã trải qua một hay hay nhiều lần sủa chữa định kỳ ngắn hạn, Phạm vi của công tác sửa chữa định kỳ : Ngoài phạm vi giới hạn khối lượng các công việc thuộc công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên đường bộ thì mọi hạng mục công việc cần làm để sửa chữa đường bộ nói chung đều thuộc phạm vi sửa chữa định kỳ. Giới hạn phân biệt giữa công tác sửa chữa thường xuyên và sửa chữa định kỳ, đột xuất. TT Hạng mục công việc Giới hạn của công tác sửa chữa thường xuyên Ghi chú (tính theo khối lượng quản lý) A. Nền đường 1 Hót đất ≤ 60 m3/km Vượt khối lượng này đưa vào sửa chữa đột xuất 2 Đắp đất phụ nề, lề đường ≤ 30 m3/km 3 Đào mương, rãnh thoát nước ≤ 50m3/km B. Mặt đường 4 Mặt đường thấm nhập nhựa hoặc láng nhựa Vượt tỷ lệ này đưa vào sửa chữa định kỳ (trung tu và đại tu) - Vá ổ gà, bù lún lõm, xử lý cao su ≤ 25 diện tích mặt đường - Láng nhựa rạn nứt cục bộ ≤ 5% diện tích mặt đường 5 Mặt đường bêtông nhựa - Vá ổ gà, bù lún lõm, xử lý cao su ≤ 0,5% diện tích mặt đường - Láng (hoặc thảm mỏng) vị trí rạn nứt hoặc chống trơn trượt ≤ 0,2% diện tích mặt đường 6 Mặt đường đá dăm, cấp phối đá - ≤ 5% diện tích mặt đường - vá ổ gà, xử lý cao su 7 Mặt đường cấp phối, đường đất - ≤ 10 % diện tích mặt đường Vá ổ gà, chống trơn lầy C. Hệ thống an toàn giao thông 8 Sơn cọc tiêu, biển báo, cột km, cột thuỷ chí, cột mopóc giới hạn, cọc H và dán lớp phản quang. Toàn bộ 9 Sơn tường hộ lan, dải phân cách mềm, tường phòng vệ mềm,... ≤ 5% diện tích sơn Sơn toàn bộ đưa vào sửa chữa định kỳ D. Công trình cầu nhỏ (L ≤25m), cống, kè, ngầm, tràn 13 Sửa chữa các bộ phận của công trình bằng bêtông, đá xây (qui về m3 vữa ximăng mác 100) ≤ 2 m3/km 14 Sơn các bộ phận bằng thép E. Cầu (25m3 <L<30 m3 15 Sơn cục bộ các vị trí bị rỉ của cầu thép ≤ 5% diện tích sơn của cầu Vượt tỷ lệ này đưa vào sửa chữa định kỳ 16 Sửa chữa ¼ tứ nón mố và các bộ phận ≤ 2m3 /cầu Vượt khối lượng này đưa vào sửa chữa *> Sửa chữa đột xuất: Bao bồm những công việc phải sửa chữa nhưng không thể dự đoán trước được, nguyên nhân có thể do thiên tai hay sự cố do con người gây nên vô ý hay cố ý. Công tác này phải được xử lý gấp với khả năng sẵn có của đơn vị trực tiếp quản lý công trình, dồng thời báo cáo lên cơ quan lãnh đạo trực tiếp có liên quan để có biện pháp xử lý triệt để và trợ giúp nếu cần thiết. Trong quá trình tiến hành sửa chữa, loại công tác này cần có sự chứng thực của các cơ quan địa phương ít nhất là cấp quận, cấp huyện và cơ quan tài chính có liên quan về sự cố xảy ra. Công tác sửa chữa đột xuất được đầu tư theo dự án khả thi hoặc phương án kỹ thuật được duyệt nhưng được phếp vừa triển khai thi công vừa hoàn tất các thủ tục theo qui định. II. Kỹ thuật sửa chữa mặt đường cấp thấp Công tác sửa chữa vừa và lớn mặt đường cấp thấp chủ yếu làm cho mặt đường bằng phẳng đúng trắc ngang thiết kế, đảm bảo thoát nước, cải thiện mặt đường bằng vật liệu hạt hoặc gia cố bằng vôi hay ximăng. 2.1 Mặt đường cấp thấp (đường đất) 2.1.1 Cải thiện mặt đường bằng vật liệu hạt Vật liệu hạt dùng để cải thiện mặt đường đất có thể là: + Cát (để cải thiện mặt đường đất dính), + Sét (để cải thiện mặt đường cát), + Gạch vỡ, xỉ lò, xỉ quặng, đá dăm, sỏi sạn, vỏ sò v.v... Vật liệu được rải thành nhiều đợt và lợi dụng xe ôtô đi qua để lèn vật liệu sâu vào đất. Nếu có điều kiện thì trộn vật liệu hạt với đất rồi rải thành lớp dày 10-15cm và đầm chặt. 2.1.2 Cải thiện mặt đường bằng chất kết dính Có thể thực hiện bằng cách: + Gia cố bằng vôi (thích hợp với đất có tính dính kết cao) ví dụ : đất á sét + Gia cố bằng ximăng (thích hợp đối với đất rời) ví dụ : đất á cát. Cách thức tiến hành: + Làm công tác chuẩn bị cho thi công: chuẩn bị vật liệu, xe máy thiết bị thi công, hiện trường thi công. + Tu sửa lớp móng phía dưới theo đúng yêu cầu của thiết kế. + Trộn hỗn hợp: trộn khô vật liệu cát với ximăng hoặc đất với vôi cho đều sau đó tưới nước trộn ướt, lượng nước tưới sai lệch so với độ ẩm tốt nhất cho phép 2%. + San rải hỗn hợp cát ximăng hay đất vôi đã trộn thành từng lớp theo khôn đường chiều dày thiết kế nhân với hệ số đầm nén k=1,3 đến 1,35. Tốt nhất là trong thi công ta đặt các con xúc xắc làm cũ, san tạo phẳng và đảm bảo độ dốc ngang mui luyện thiết kế. + Đầm nén hỗn hợp gia cố, khi đầm phải đạt độ ẩm tốt nhất. Lúc đầu ta dùng lu bánh cứng loại vừa để lu sơ bộ 2 lần trên điểm và bù vào vật liệu tạo phẳng sau đó dùng lu bánh lốp hay lu rung để lu chặt. - Nếu dùng lu bánh lốp thì lu 12-15 lần/điểm. - Nếu dùng lu rung thì lu 6-10 lần/điểm. - Nếu không có lu rung và lu bánh lốp thì dùng lu bánh cứng loại lu nặng để lu, nhưng phải xác định cụ thể số lần lu và chiều dài lớp lu cho phù hợp. - Cuối cùng dùng lu bánh nhẵn loại lu 10-12 tấn lu 2-3 lần /điểm để tạo phẳng. - Bảo dưỡng mặt đường: sau khi kết thúc lu lèn 4 giờ thì ta phải phủ kín mặt đường gia cố một lớp nhũ tương tưới với tiêu chuẩn 0,8-1 lít/m2 tưới song phải rải một lớp cát dày 5 cm sau đó tưới nước để giữ ẩm trong 14 ngày, sau 14 ngày cho xe chạy với tốc độ bằng bêtông, đá xây qui về vữa ximăng mác 100 đột suất 20 km/giờ trong vòng 28 ngày. - Đối với lớp cát gia cố xi măng dùng lớp mặt thì sau khi lèn chặt thì ta không lu tạo phẳng mà rải đá cỡ 15-20mm với tiêu chuẩn 10-15 lít/m2 rồi lu tiếp cho đá chìm vào trong hỗn hợp cát gia cố. 2.2 Sửa chữa vừa và lớn mặt đường cấp phối, đá dăm 2.2.1 Sửa chữa mặt đường cấp phối Trên các đoạn mặt đường cấp phối có nhiều ổ gà và chỗ lồi lõm, nhiều chỗ không đảm bảo hình dáng mặt cắt ngang thiết kế thì cần phải xáo xới và thêm vật liệu mới vào với số lượng khoảng 500m3 trên 1 km mặt đường rồi lu lèn chặt. Cách tiến hành: + Quét sạch mặt đường, dùng máy san hoặc bừa đĩa xới mặt đường cũ lên. + Cho thêm vật liệu mới vào rồi trộn đều, tưới ẩm (đến độ ẩm tốt nhất) + San thành mui luyện và lèn chặt bằng lu 5-8T xong rải lớp hao mòn và lớp bảo vệ lên. + Tiến hành lu từ mép đường vào giữa, vệt sau đè lên vệt trước 20-25cm, trong quá trình lu phải kiểm tra mặt cắt ngang bằng thước mui luyện và kiểm tra trắc dọc bằng thước 3m. + Khi lu đi qua không còn vệt bánh, bánh sau của lu không gây lún trong lớp vật liệu lu lèn và không còn làn sóng thì kết thúc lu. Trên các đoạn đường cấp phối có hiện tượng lượn sóng nên nhào trộn vào vật liệu cấp phối khoảng 25 - 30%. Đá dăm hoặc sỏi xay. 2.2.2 Sửa chữa mặt đường đá dăm Khi mặt đường đá dăm có nhiều xe nặng chạy, nhất là về mùa khô, bị giảm độ chặt rất nhanh, trên mặt xuất hiện nhiều hòn đá dăm rời rạc. Khi có nhiều xe chạy thì biện pháp tạm thời để ngăn ngừa mặt đường khỏi bị bong bật và bị mòn nhanh là rải trên mặt đường một lớp hao mòn và tráng nhựa lên trên mặt đường đá dăm, biến nó thành mặt đường cấp cao giản đơn. Công tác sửa chữa mặt đường đá dăm bao gồm các công việc sau: + Làm lại lớp hao mòn, xào xới toàn bộ mặt đường có thêm đá dăm mới với số lượng 500m3 /1 km. + Khi mặt đường có nhiều ổ gà, có nhiều chỗ không bằng phẳng kiểu lượn sóng, vệt bánh thì phải xáo xới toàn bộ và cho thêm đá dăm mới và làm lại. Công tác sửa chữa toàn bộ mặt đường tiến hành như sau: + Làm đường tạm để để bảo giao thông. + Sửa chữa các chỗ lõm, vá các vệt bánh xe theo kiểu vá ổ gà sau đó làm vệ sinh mặt đường. * Vá ổ gà: - Phải dùng vật liệu đá dăm có kích cỡ thích hợp (tuỳ theo chiều sâu ổ gà). - Trình tự tiến hành như sau: 9 Dùng cuốc sửa cho vùng thành sắc cạnh chỗ hỏng, tạo chiều sâu chỗ hỏng tối thiểulà 10cm. 9 Quét sạch các vật liệu rời rạc và bụi ở phạm vi chỗ hỏng, đảm bảo sạch và khô. 9 Ra đá 4/6(cm) hoặc 2/4(cm), san phẳng theo hệ số lèn ép K=1,3 9 Dùng đầm cóc hoặc lu rung 0,8T lèn chặt lớp đá dăm. 9 Rải đá ½ chêm chèn kỹ 9 Rải vật liệu chèn, đá 0,5/1(cm) và đá mạt 0,2/0,5(cm) hặc cát sạn, cát vàng sạch. Vừa rải vừa tưới nước. 9 Dùng đầm cóc đầm 8-10 lần/1 điểm hoặc lu rung loại nhỏ 0,8T lèn chặt 3-4 lần/1 điểm, tốc độ 1,5-2 km/h. + Xáo xới mặt đường, sàng đá dăm cũ, san rải đá dăm cũ có thêm đá dăm mới. + Đắp lề đường sau đó lu lèn mặt đường như thi công mặt đường đá dăm mới. Mặt đường đá dăm sửa chữa toàn bộ: thường được xáo xới đến độ sâu bằng độ sâu của ổ gà phổ biến nhất trên mặt đường trong đoạn đường cần sửa chữa nhưng không nhỏ hơn 5 cm. + Với mặt đường có chiều dày < 10-12 cm - Khi thi công không nhất thiết phải xào xới toàn bộ mặt đường mà chỉ xào xới các mô cao trong mặt đường. - Xào xới một vệt rộng 25 cm chạy dọc theo mép đường, khi xào xới nên tưới nước lên mặt đường lượng nước tưới với số lượng 2 lít/m2 để dễ xào xới và giảm bụi. - Đá dăm xào xới lên ta sàng bỏ bụi bẩn. Sau đó dùng chổi quét sạch đất cát ra khỏi mặt đường. - Đá đã sàng sạch đem san đều trên toàn bộ mặt đường cũ, sau đó rải thêm đá dăm mới cỡ 20-40mm với số lượng khoảng 5m3/100m2. - Đá bẩn dùng để gia cố lề, cách làm: + Dùng máy san tự hành tạo phẳng để đảm bảo độ dốc ngang mặt đường thiết kế. + Dùng lu 8-10 tấn để lu lèn từ mép vào tim + Vệt lu đầu tiên đè lên mép mặt đường một nửa chiều rộng bánh lu sau, sau đó lu dần vào tim, vệt lu sau đè vào vệt lu trước 20-25 cm + Lu cho đến khi đạt độ chặt yêu cầu thì dừng lu ( khi không còn xuất hiện vệt bánh lu, mặt đường phẳng nhẵn). + Khi lu nếu thấy xuất hiện những viên đá tròn cạnh thì dừng lu và xáo xới khu vực đó lên và thêm đá mới rồi lu tiếp. + Trong quá trình lu lèn mặt đường cần: - Rải thêm vật liệu đá chèn loại đá dăm cỡ 10-20 mm với số lượng 1- 1,5m3/100m2 rồi lu. - Sau khi chèn chặt rồi tiếp tục rải đá chèn nhỏ cỡ đá 5-10mm với số lượng 0,75m3/100m2 và tiếp tục lu. - Trong quá trình lu cần phải tuới nước khoảng 1,5-3 lít/m2 tuỳ theo điều kiện thời tiết. - Trước khi kết thúc lu cần phải rải đá mạt hay cát hạt tovới số lượng 1- 1,5m3/100m2 rồi lu thêm 2-3 lần/1 điểm và không cần phải tưới nước. III. Kỹ thuật sửa chữa mặt đường cấp cao 3.1. Kỹ thuật sửa chữa vừa và lớn mặt đường nhựa các loại 3.1.1 Kỹ thuật sủa chữa láng nhựa lại mặt đường cũ Công dụng trong sửa chữa nếu mặt đường nhựa cũ bị bào mòn thì cần phải làm lại lớp láng nhựa để giảm bớt độ hao mòn của mặt đường, nâng cao độ nhám, độ bẳng phẳng, không cho nước thấm xuống và nâng cao điều kiện vệ sinh. Có thể dùng một trong các phương pháp sau để làm lại lớp láng mặt trên đường nhựa cũ: + Láng mặt đường nhựa và đá con + Láng mặt đường nhũ tương và đá con + Láng mặt đường nhựa và đá con đã gia công sơ bộ với nhựa + Láng lại mặt đường bằng matít nhựa và đá con + Láng lại mặt đường bằng vữa dẻo của hỗn hợp nhũ tương nhựa và khoáng vật hạt nhỏ. + Nung nóng mặt đường nhựa cũ và ấn đá con đã gia công sơ bộ với nhựa 1. Láng mặt đường nhựa và đá con(đá nhỏ) Yêu cầu đối với vật liệu: ` + Phải có cường độ cao, kích cỡ đồng đều, sạch và khô, dính bám tốt với nhau. + Kích thước lớn nhất và bé nhất không chênh lệch nhau quá 2 lần để tạo cho mặt đường có độ nhám cao. + Thường dùng đá dăm nhỏ hay sỏi cuội cỡ 5-10mm, 10-15mm, 15-20mm. + + Nếu dùng đá trầm tích thì cường độ không dưới 800kG/cm2; Nếu là đá mác ma thì cường độ không dưới 1000 kG/cm2 . + Độ hao tổn bào mòn trong thùng quay: - Không được lớn hơn 40%- đối với đá trầm tích. - Không được lớn hơn 35% đối với đá mácma. + Hàm lượng sét không được quá 1% khối lượng. + Nhựa thường dùng nhựa đặc kim lún ở nhiệt độ t0 =25oC từ 60-90 mm. Công nghệ thi công lớp láng mặt trên mặt đường cũ như sau: + Chải sạch mặt đường + Tưới nhựa theo tiêu chuẩn 2,5-3 kg/m2 phủ kín mặt đường. + Rải đá hay sỏi quét đều trên mặt đường. + Lu lèn: Dùng lu 6 – 8 tấn và lu 6-8 lần /điểm, rải đá con xong đến đâu phải lu ngay đến đó. Nếu có điều kiện nên dùng lu bánh lốp để thực hiện tránh hiện tượng đá vỡ. + Bảo dưỡng: - Láng nhựa xong nên để 1-2 ngày mới cho thông xe. - Trường hợp nếu cho thông xe ngay thì phải hạn chế tốc độ cho xe chạy, trong 2-3 tuần đầu nên bố trí công nhân, barie trên mặt đường và thường xuyên di chuyển vị trí để điều chỉnh cho xe chạy đều khắp trên mặt đường. - Tốc độ hạn chế không quá 25-30 km/giờ. - Cần bố trí công nhân để quét đá con, sỏi sạn bị bung ra hai bên lề đường vào mặt đường và bổ sung những chỗ thiếu nhựa hoặc rải thêm dá mạt 0-5 mm hay 3-10 mm vào những chỗ có nhựa nổi lên nhiều. 2. Láng mặt đường nhũ tương và đá con (dá nhỏ) Yêu cầu đối với vật liệu: + Cường độ và kích thước của đá (giống phần 1) + Đá phải thích ứng với nhũ tương + Nên dùng đá vôi khi rải nhũ tương anion, nếu dùng sỏi sạn thì dùng nhũ tương Kalion. - Khi dùng nhũ tuơng alion thì phải gia công trước sỏi sạn bằng các chất kích động như vôi bột hay ximăng - Lượng vôi hoăc ximăng lấy bằng 1,5-2,5% khối lượng sỏi sạn. + Sỏi hay đá con cần phải sạch nhưng có thể ẩm khi thi công bằng nhũ tương. + Nên dùng nhũ tương phân tích nhanh, trừ trong trường hợp thời tiết lúc thi công nắng ráo, nhiệt độ cao thì có thể dùng loại nhũ tương phân tích vừa. Trong trường hợp này có thể cho thông xe sớm, cần rải thêm một lớp cát mỏng lên trên. Công nghệ thi công + Quét, rửa sạch mặt đường nhựa cũ. + Rải 50% tổng số lượng đá cần thiết + Tưới lượng nhũ tương cần thiết: Bằng xe tưới nhựa hoặc thiết bị cầm tay + Rải lượng đá con còn lại (sau khi tưới xong nhũ tương) + Nghỉ 2-4 giờ cho nhũ tương phân tích rồi mới cho lu lèn + Lu bằng lu nhẹ , 3-4 lượt/1 điểm. + Bảo dưỡng: - Giống phần 1 - Trường hợp dùng nhũ tương phân tích vừa thì nên rải một lớp cát mỏng lên trên để có thể thông xe sớm. (sau 1 ngày đêm kể từ lúc lu lèn xong). 3. Láng mặt đường nhựa và đá con đã gia công sơ bộ với nhựa Thường thường đối với mặt đường có lưu lượng xe >1500-2000 xe/ngày đêm trở lên. Yêu cầu về vật liệu + Vật liệu dùng loại đá con đã gia công sơ bộ với nhựa. + Nếu công tác tổ chức tốt, việc vận chuyển đảm bảo kịp thời có thể dùng đá con gia công sơ bộ với nhựa nóng để rải ở trạng thái nóng lên lớp nhựa vừa được tưới. + Lượng nhựa cần thiết để gia công khoảng 1,2-1,6 % khối lượng đá con tuỳ theo kích cỡ đá. + Cỡ đá con thường dùng 10-15mm hay 15-20mm. Tốt nhất là dùng loại đá con có kích thước lớn nhất và bé nhất không chênh lệch nhiều để mặt đường có độ nhám cao. Ví dụ: Ở Anh dùng loại đá : 8-12,5mm hoặc 16-18mm Ở Bỉ dùng loại đá :8-12mm hoặc 12,5-14 mm để gia công sơ bộ trước với nhựa. + Đá con phải thuộc loại có cường độ cao, chống bào mòn tốt,.. +Lượng dùng nhựa khoảng 8-13 kg/m2. Công nghệ thi công: + Quét sạch mặt đường. + Tưới nhựa cần thiết + Chuyên chở đá con đã gia công sơ bộ với nhựa ra và rải đá. + Lu lèn + Bảo dưỡng. 4. Láng lại mặt đường bằng matít nhựa và đá con (đá nhỏ) + Matít nhựa (50-70% cát, 12-35% bôt khoáng và 14-15% nhựa). + Rải thành từng lớp, mỗi lớp 1-1,5 cm, trên mặt đường sạch và đã có tưới lượng nhựa phủ độ 0,.4- 0,51 lít/m2 + Dùng xe ben có thiết bị rải đá đi lui để rải lượng đá con lên lớp matít nhựa (đá con này đã được gia công trước với nhựa). + Dùng đá con có kích thước đồng đều và ấn sâu xuống lớp matít độ 1/2-1/3 chiều cao của viên đá con. + Dùng lu bánh nhẵn hoặc lu bánh hơi lèn độ 3-4 lần/1 điểm. 5. Láng mặt đường bằng vữa dẻo của hỗn hợp nhũ tương nhựa và khoáng vật hạt nhỏ. Đây là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi ở các nước. Thành phần nhựa này bao gồm: + Nhựa đặc : BHД60/90;hoặc 90/130 hoặc 40/60 chiếm tỷ lệ: 11,5-16% + Bột vôi :4-13% + Bột khoáng: 11,5-21% + Cát xay hay đá mạt cớ 0-5mm: 50-60% + Nước: 25-30% + Nhựa này được chế tạo trong các thiết bị chuyên dụng hoặc chế tạo trong thiết bị trộn của xí nghiệp bêtông nhựa hoặc trong các nhà máy trộn bêtông ximăng. Vữa khi chế tạo xong dùng xe chuyên dụng chở ra mặt đường. Để rải lớp vữa lên trên mặt đường người ta có thể dùng bằng máy hoặc bằng thủ công. Vữa này dùng để : + Láng mặt + Làm lớp hao mòn và tăng độ nhám chỉ cần dày: 4-6mm, hệ số nhám của loại vữa này rất cao khoảng 0,6-0,7 và cách nước tốt. + Dùng để láng mặt trên các loại mặt đường cấp cao bằng phẳng hoặc rải lên trên mặt đường nhựa cấp cao đã bị rạn nứt nhưng vẫn đủ cường độ chịu lực. 6. Nung nóng mặt đường nhựa cũ và ấn đá con đã gia công sơ bộ với nhựa Phương pháp này thường dùng trên mặt đường bêtông nhựa cũ đã bị hao mòn, không đủ độ nhám hoặc nhựa bị trồi lên nhiều. Công nghệ thi công như sau: + Quét sạch bụi bẩn trên mặt đường bêtông nhựa cũ. + Rải đều đá con đã gia công sơ bộ với nhựa lên mặt đường (đá có kích thước 5- 10mm). Lượng đá con khoảng 4-6kg/m2. + Dùng thiết bị nung nóng cả mặt đường lẫn đá con vừa rải. + Lu lèn bằng lu bánh hơi tự hành. 3.1.2 Thi công một lớp bằng hỗn hợp vật liệu khoáng và nhựa trên mặt đường cũ Trên mặt đường bị bào mòn, không bằng phẳng, sửa chữa bằng cách láng thêm một lớp hỗn vật liệu khoáng và nhựa. Lớp này có tác dụng khôi phục chiều dày bị bào mòn, tăng cường độ bằng phẳng, độ nhám. Hỗn hợp vật liệu khoáng thường dùng: + Bêtông nhựa nguội dày từ 1,5-3cm + Bêtông nhựa cát dày < 3,5cm + Bêtông nhựa nóng hạt nhỏ hay trung dày từ 3,5-5cm + Bêtông nhựa có độ nhám cao. Kỹ thuật thi công:Tương tự như thi công mặt đường bêtông nhựa, nhưng do chiều dày nhỏ nên công nghệ thi công như sau: + San sửa những chỗ không bằng phẳng, phá ổ gà và làm sạch bụi bẩn. + Tưới một lớp nhựa dính bám để tăng độ bám giữa lớp cũ và lớp mới. + Rải bêtông bằng máy chuyên dụng + Lu lèn bằng lu nhẹ và lu nặng (nếu có điều kiện thì dùng lu bánh lốp) 3.1.3. Sửa chữa mở rộng và tăng cường mặt đường nhựa + Khi cần tăng cường độ của kết cấu mặt đường nhựa cũ có thể làm thêm một hoặc vài lớp mới trên mặt đường nhựa cũ. + Tận dụng hợp lý cường độ của kết cấu mặt đường cũ: - Khi làm thêm lớp mới nên chọn loại có môđun lớn hơn hoặc bằng môđun của lớp vật liệu trên cùng của mặt đường cũ. - Lớp hao mòn mỏng ở mặt đường cũ không đưa vào tính toán. - Chọn chiều dày của lớp mới phải phù hợp với yêu cầu về môđun đàn hồi của toàn bộ kết cấu mặt đường. + Trước khi rải vật liệu mới cần tiến hành công việc chuẩn bị trên mặt đường nhựa cũ cho cẩn thận bao gồm những công việc sau: - Quét sạch bụi bẩn - Vá lại các ổ gà, chỗ trũng - Phục hồi lại trắc ngang mặt đường. - Để sau một thời gian khoảng 20-30 ngày để các chỗvá được xe cộ đi qua lại đầm lèn thêm thật chặt rồi mới tiến hành rải lớp mới lên trên. + Trường hợp mặt đường cũ có độ dốc ngang thay đổi quá nhiều (có khi có chỗ đến 50- 60%). Thì trước khi rải lớp mới cần: - Rải một lớp phụ. - Lớp phụ san bằng này không đưa vào tính toán và có thể dùng hỗn hợp đá dăm sỏi đen hạt nhỏ rải nóng hoặc rải nguội. Nếu dùng hỗn hợp rải nóng thì sau khi lu lèn xong có thể rải lớp mới lên ngay. Nếu dùng hỗn hợp rải nguội phải đợi 20-30 ngày cho xe chạy đầm nén thêm và bổ xung dần những chỗ lún quá nhiều, rồi mới rải lớp mới nên. 3.2. Kỹ thuật sửa chữa vừa và lớn mặt đường Bêtông ximăng Bao gồm những công việc sau: + Thay thế các tấm bêtông bị hư hỏng nhiều. + Sửa lại lớp móng đệm để các tấm bêtông không bị gập ghềnh. + Làm lớp bảo vệ, láng lại mặt trên đường bêtông ximăng. * Khi các tấm bêtông hư hỏng nhiều: thì dùng kích hay cần trục nhấc các tấm bêtông bỏ ra ngoài hay dùng thiết bị búa hơi đập vỡ tấm và sau đó sửa lại lớp móng đệm rồi đúc tấm mới thay thế (đúc tại chỗ hay tấm đã đúc sẵn để thay). * Truờng hợp tấm bêtông bị gập ghềnh do lớp móng hay lớp đệm lún không đều: + Dùng khoan để tạo các lỗ xuyên qua cả chiều dày tấm bêtông + Dùng kích hay cần trục nâng tấm bêtông lên cao. + Dùng bơm phun cát hoặc vữa ximăng qua các lỗ khoan xuống lớp móng hay lớp đệm. + Sau đó đặt tấm bêtông cho phẳng. + Thi công lại các khe nối các tấm. * Khi các tấm bêtông ximăng bị rỗ, bóc vỏ mặt trên diện tích lớn: + Thi công lại lớp bảo vệ bằng một lớp láng mặt theo phương pháp láng nhựa với đá nhỏ. + Hoặc rải lớp mỏng vữa nhựa hay lớp matít nhựa, kỹ thuật thi công lớp này giống phần láng mặt đường cũ. + Hoặc láng mặt bằng một lớp keo epôxy và vật liệu hạt khoáng. Kỹ thuật thi công lớp bảo vệ bằng nhựa bitum và vật liệu khoáng trên bề mặt đường bêtông ximăng như sau: + Sửa lại khe nối + Những chỗ chũng, ổ gà + Làm sạch đường, tưới nhựa lỏng CG 15/25 hay MG 25/40, để sau 3 ngày rải lớp nhựa đặc và đá nhỏ thi công láng lớp mặt như kỹ thuật lãng mặt đã nêu. Để thi công láng mặt bằng nhựa bitum và vật liệu hạt khoáng nhanh và bền lâu, người ta pha nhựa bitum với PVC sau đó đun đến nhiệt độ 120-130 độ tưới lên mặt đường rồi rải đá nhỏ lên lu lèn chặt, sau 6-8 giờ cho xe chạy. Ỏ nhiều nước, người ta còn dùng: + Nhựa đặc BHD 60/90 pha chế với dầu than đá. + Vụn cao su lốp xe hỏng ray qua sàng 3 mm Dùng để tưới lên mặt đường rồi rải cỡ đá 5-10 mm lên lu lèn. Thành phần pha tỷ lệ pha chế tham khảo bảng sau: Thành phần và tỷ lệ nhựa pha chế: Kỹ thuật thi công láng lớp móng keo epoxy trên mặt đường bêtông ximăng như sau: + Làm sạch mặt đường + Tưới nhựa keo epoxy với tiêu chuẩn 0,5-0,8 kg/m2 nếu mặt đường bị rỗ bóc vỏ ở giai đoạn đầu; - Nếu mặt đưòng bóc vỏ sâu đến 1cm, tưới 0,8-1,2 kg/cm2 - Nếu mặt dường bóc vỏ sâu 3cm tưới 1,3-1,5 cm + Rải đá nhỏ cỡ 2,5-3,5 mm sạch khô lên trên hay rải đá mạt hoặc cát với tiêu chuẩn 5- 7kg cho 1 kg keo epoxy. + Lu lèn: Dùng lu 1-1,5 tấn, lu 2-3 lần/điểm, khi lu quét dầu bôi trươn cho khỏi dính + Khi lu xong 5-7 giờ quét hết các hạt đá mạt thừa và cho xe chạy Kỹ thuật thi công những tấm bêtông bị hư hỏng bóc sâu từ 3-7cm + Đục sửa tấm mặt đường khảng 3 cm + Quét sạch bụi bẩn mảnh vụn bêtông bằng hơi ép + Đặt lên trên tấm bêtông một lưới thep đường kính 2-3 mm đan lưới vun 10-20cm + Rải hỗn hợp bêtông ximăng đá nhỏ lên trên, chiều dày rải 2-3 cm + Lu lèn chặt, dùng đầm rung + Bảo dưỡng Công tác sửa chữa lớn mặt đường bêtông ximăng Các thành phần Tỷ lệ (%khối lượng) Nhựa BHD 60/90 hoặc BHD 90/120 85- 91 Dầu than đá 6-10 Vụn cao su lốp xe ôtô hỏng (qua ray 3mm) 3-5 + Tay thế các tấm bêtông ximăng hỏng trên một đoạn dài + Làm lại một đoạn cả móng và cả tấm bêtông của mặt đường + Làm thêm một hay hai lớp bêtông nhựa lên mặt đường bêtông ximămg cũ để tăng cường độ. + Làm thêm trên mặt đường bêtông ximăng cũ một lớp bêtông ximăng có cốt thép
File đính kèm:
- giao_trinh_khai_thac_cau_duong_chuong_5_phan_loai_sua_chua_v.pdf