Giáo trình Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

1.1. Khái niệm văn bản HĐKT

Văn bản HĐKT lâ một loại tài liệu đặc biệt do các chủ thể của HĐKT tự xây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật nhà nơớc về HĐKT; văn bản này có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong HĐKT. Nhà nơớc thực hiện sự kiểm soát và bảo hộ quyền lợi cho các bên khi cần thiết và dựa trên cơ sở nội dung văn bản HĐKT đã ký kết.

1.2. Các loại. văn bản HĐKT trong thực tế sản xuất kinh doanh

- Hợp đồng mua bán hàng hóa;

- Hợp đồng mua bán ngoại thơơng;

- Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu ;

- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa;

- Hợp đồng kinh tế dịch vụ ;

- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng ;

- Hợp đồng gia công đặt hàng;

- Hợp đồng nghiên cứu khoa học - triển khai kỹ thuật;

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Hợp đồng liên doanh, liên kết v.v. . .

 

doc 77 trang kimcuc 6100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hợp đồng trong hoạt động xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Giáo trình Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Cục Giám định Nhà nước
về chất lượng công trình xây dựng
Người soạn : Lê Văn Thịnh
Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng
---------------
hợp đồng 
Trong hoạt động xây dựng
Hà Nội – 5/2005
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 
Người soạn : Lê Văn Thịnh
Chuyên viên chính Cục Giám định Nhà nước
về chất lượng công trình xây dựng
Chương I
Khái niệm chung về hợp đồng kinh tế
I. KHáI NIệM - CHủ THể - NGUYÊN TắC - HIệU LựC – BIệN PHáP BảO ĐảM THựC HIệN HợP ĐồNG KINH Tể
1. Khái niệm hợp đồng kinh tế (HĐKT)
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. 
2. Chủ thể của hợp đồng kinh tế
Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, chủ thể của HĐKT bao gồm:
2.1. Pháp nhân với pháp nhân;
2.2. Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trong đó: 
a) Pháp nhân phải là một tổ chức có đủ các điều kiện sau:
- Là một tổ chức được thành lập một cách hợp pháp;
- Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản đó;
- Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; 
b) Cá nhân có đăng ký kinh doanh:
Theo qui định của pháp luật, là người đã được cấp giấy phép kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng qui định về 
đăng ký kinh doanh.
3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện HĐKT
Theo tinh thần của Pháp lệnh HĐKT, khi ký kết và thực hiện HĐKT cần quán triệt các nguyên tắc sau: "Tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật" . 
Riêng loại HĐKT theo chỉ tiêu pháp lệnh phải tuân theo nguyên tắc "bình đẳng, hợp tác cùng có lợi và trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản". 
4. Hiệu lực pháp lý của HĐKT 
4.1.Trường hợp HĐKT được ký kết bằng văn bản 
HĐKT được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản. 
4.2. Trường hợp HĐKT được ký kết bằng tài liệu giao dịch. 
HĐKT được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý kể từ khi các bên nhận được tài liệu qui định thể hiện sự thỏa thuận về tất cả những điều khoản chủ yếu của HĐKT. 
5. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT .
5.1. Thế chấp tài sản 
Là trường hợp dùng động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện HĐKT đã ký kết. .
5.2. Cầm cố tài sản 
Là trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng giữ để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm HĐKT đã ký kết.
5.3. Bảo lãnh tài sản 
Là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm 
HĐKT đã ký kết. 
6. Những HĐKT trái pháp luật 
6.1. HĐKT vô hiệu toàn bộ
Những HĐKT vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung HĐKT vi phạm điều cấm của pháp luật; 
b) Một trong các bên ký kết HĐKT không có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Người ký HĐKT không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.
6.2. HĐKT’ vô hiệu từng phần 
HĐKT bị coi là vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm điều cấm của pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng.
II. CƠ CấU CủA VĂN BảN HợP ĐồNG KINH Tế
1. Khái niệm văn bản HĐKT và các loại văn bản HĐKT
1.1. Khái niệm văn bản HĐKT
Văn bản HĐKT lâ một loại tài liệu đặc biệt do các chủ thể của HĐKT tự xây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật nhà nước về HĐKT; văn bản này có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong HĐKT. Nhà nước thực hiện sự kiểm soát và bảo hộ quyền lợi cho các bên khi cần thiết và dựa trên cơ sở nội dung văn bản HĐKT đã ký kết. 
1.2. Các loại. văn bản HĐKT trong thực tế sản xuất kinh doanh
- Hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Hợp đồng mua bán ngoại thương; 
- Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu ;
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
- Hợp đồng kinh tế dịch vụ ; 
- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng ; 
- Hợp đồng gia công đặt hàng; 
- Hợp đồng nghiên cứu khoa học - triển khai kỹ thuật;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh; 
- Hợp đồng liên doanh, liên kết v.v. . .
2. Cơ cấu chung của một vãn bản HĐKT 
2.1. Phần mở đầu 
Bao gồm các nội dung sau :
a) Quốc hiệu: Đây là tiêu đề cần thiết cho những văn bản mà nội dung của nó cớ tính chất pháp lý, riêng trong hợp đồng mua bán ngoại thương không ghi quốc hiệu vì các chủ thể loại hợp đồng này thường có quốc tịch khác nhau. 
b) Số và ký hiệu hợp đồng: Thường ghi ở dưới tên văn bản hoặc ở góc trái của văn bản HĐKT, nội dung này cần thiết cho việc lưu trữ, tra cứu khi cần thiết, phần ký hiệu hợp đồng thường là những chữ viết tắt của tên chủng loại hợp đồng. Ví dụ: Hợp đồng số 07/HĐMB (Số ký hiệu của loại hợp đồng mua bán hàng hóa).
c) Tên hợp đồng: Thường lấy tên hợp đồng theo chủng loại cụ thể ghi chữ to đậm ở chính giữa phía dưới quốc hiệu.
d) Những căn cứ xác lập hợp đồng: Khi lập hợp đồng phải nêu những văn bản pháp qui của nhà nước điều chỉnh lĩnh vực HĐKT như các pháp lệnh, nghị định, quyết định v.v... Phải nêu cả văn bản hướng dẫn của các ngành, của chính quyền địa phương, có thể phải nêu cả sự thỏa thuận của hai bên chủ thể trong các cuộc họp bàn về nội dung hợp đồng trước đó. 
e) Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng: Phải ghi nhận rõ vấn đề này vì nó là cái mốc quan trọng đánh dấu sự thiết lập HĐKT xảy ra trong một thời gian, không gian cụ thể để chứng minh sự giao dịch của các bên, khi cần thiết nhà nước sẽ thực hiện sự xác nhận hoặc kiểm soát, đồng thời nó cũng là căn cứ quan trọng dựa vào đó các chủ thể ấn định thời hạn của hợp đồng được bắt đầu và kết thúc lúc nào, thông thường thời gian ký kết là thời điểm để các thỏa thuận ấn định cho hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. Ví dụ hợp đồng này có hiệu lực 18 tháng kể từ ngày ký . . . .
2.2. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng
Bao gồm các nội dung sau: 
a) Tên đơn vị hoặc cá nhân tham gia HĐKT (gọi những là tên doanh nghiệp) 
- Để loại trừ khả năng bị lừa đảo các bên phải kiểm tra lẫn nhau về tư cách pháp nhân hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh của đối tác kiểm tra sự hoạt động thực tế của tổ chức này xem có trong danh sách các tổ chức bị chính quyền thông báo vỡ nợ, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể không.
b) Địa chỉ doanh nghiệp: Trong hợp đồng phải ghi rõ nơi có trụ sở pháp nhân đồng, khi cần các bên có thể tìm đến nhau để liên hệ giao dịch hoặc tìm hiểu rõ ràng trước khi ký kết HĐKT, yêu cầu các bên phải ghi rõ số nhà, đường phố, xóm ấp, phường, xã, quận, huyện. Nếu thực tâm có ý thức phối hợp làm ăn 
lâu dài, đàng hoàng họ sẽ khai đúng và đầy đủ. .
c) Điện thoại, Telex, Fax, Email: Đây là những phương tiện thông tin quan trọng, mỗi chủ thể hợp đồng thông thường họ có số đặc định cho phương tiện thông tin để giao dịch với nhau, giảm bớt được chi phí đi lại liên hệ, trừ những trường hợp bắt buộc phải gặp mặt.
d) Tài khoản mở tại ngân hàng: Đây là vấn đề được các bên hợp đồng đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay, khi đối tác biết số tài khoản lượng tiền hiện có trong tài khoản mở tại ngân hàng nào, họ tin tưởng ở khả năng được thanh toán sòng phẳng để yên tâm ký kết và thực hiện hợp đồng, cũng cần đề phòng trường hợp đối tác chỉ đưa ra những số tài khoản đã cạn tiền nhầm ý đồ chiếm dụng vốn hoặc lừa đảo; muốn nắm vững số lượng tiền trong tài khoản, cần có biện pháp kiểm tra tại ngân hàng mà đối tác có mở tài khoản đó trước khì ký kết. 
e) Người đại diện ký kết : Về nguyên tắc phải là người đứng đầu pháp nhân hoặc người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh, nếu là doanh nghiệp tư nhân, nhưng pháp luật HĐKT vẫn cho phép họ được ủy quyền cho người khác với điều kiện họ phải viết giấy ủy quyền. 
g) Giấy ủy quyền: Phải ghi rõ số lưu, thời gian viết ủy quyền, chức vụ người ký giấy ủy quyền, đồng thời phải ghi rõ họ tên; chức vụ số Chứng minh nhân dân (CMND) của người được ủy quyền, nội dung phạm vi công việc ủy quyền và thời hạn ủy quyền, pháp luật bắt buộc người thủ trưởng ủy quyền đó phải chịu mới trách nhiệm như chính bản thân họ đã ký hợp đồng, nhưng dù sao thì bên đối tác vẫn cần phải kiểm tra kỹ những điều kiện trên của giấy ủy quyền trước khi đồng ý ký kết hợp đồng.
2.3. Phần nội dung của văn bản HĐKT
Thông thường một văn bản HĐKT có các điều khoản sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng: Tính bằng số lượng, khối lượng, giá trị qui ước mà các bên thỏa thuận bằng tiền hay ngoại tệ;
b) Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;
c) Giá cả; 
d) Bảo hành ; 
e) Điều kiện nghiệm thu giao nhận; 
g) Phương thức thanh toán; 
h) Trách nhiệm do vi phạm HĐKT; 
i) Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT;
k) Các thỏa thuận khác. 
Những điều khoản trên có thể phân thành ba loại khác nhau để thỏa thuận trong một văn bản HĐKT cụ thể :
- Những điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản bắt buộc phải có để hình thành nên một chủng loại hợp đồng cụ thể được các bên quan tâm thỏa thuận trước tiên. nếu thiếu một trong các điều khoản căn bản của chủng loại hợp đồng đó thì văn bản HĐKT đó không có giá trị. Chẳng hạn trong hợp đồng mua bán hàng hóa phải có các điều khoản căn bản như số lượng hàng, chất lượng qui cách hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận hàng, phương thức thanh toán là những điều khoản căn bản của chủng loại HĐKT mua bán hàng hóa.
- Những điều khoản thường lệ: Là những điều khoản đã được pháp luật điều chỉnh, các bên có thể ghi hoặc không ghi vào văn bản HĐKT.
Nếu không ghi vào văn bản HĐKT thì coi như các bên mặc nhiên công nhận là phải có trách nhiệm thực hiện những qui định đó .Nếu các bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng thì nội dung không được trái với những điều pháp luật đã qui định. Ví dụ: điều khoản về bồi thường thiệt hại, điều khoản về thuế 
- Điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau khi cha có qui định của nhà nước hoặc đã có qui định của nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên mà không trái với pháp luật. Ví dụ: Điều khoản về thưởng vật chất khi thực hiện hợp đồng xong trước thời hạn, điều khoản về thanh toán bằng vàng; ngoại tệ thay tiền mặt v.v
2.4. Phần ký hết HĐKT
a) Số lượng bản hợp đổng cần ký: Xuất phát từ yêu cầu lưu giữ, cần quan hệ giao dịch với các cơ quan ngân hàng, trọng tài kinh tế, cơ quan chủ quản cấp trên v.v... mà các bên cần thỏa thuận lập ra số lượng bao nhiêu bản là vừa đủ, vấn đề quan trọng là các bản hợp đồng đó phải cố nội dung giống nhau và có giá trị pháp lý như nhau.
b) Đại diện các bên ký kết: Mỗi bên chỉ cần cử một người đại diện ký kết, thông thường là thủ trưởng cơ quan hoặc người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh, pháp luật cho phép họ được ủy quyền bằng giấy tờ cho người khác ký. Theo tinh thần pháp lệnh hợp đồng kinh tế từ khi nó có hiệu lực người kế toán trưởng không bắt buộc phải cùng ký vào HĐKT với thủ trưởng như trước đây nữa. Việc ký hợp đồng có thể thực hiện một cách gián tiếp như : một bên soạn thảo ký trước rồi gửi cho bên đối tác, nếu đồng ý với nội dung thỏa thuận bên kia đưa ra và ký vào hợp đồng thì sẽ có giá trị như trường hợp trực tiếp gặp nhau ký kết. Những người có trách nhiệm ký kết phải lưu ý ký đúng chữ ký đã đăng ký và thông báo, không chấp nhận loại chữ ký tắt, chữ ký mới thay đổi khác với chữ ký đã đăng ký với cấp trên, việc đóng dấu cơ quan bên cạnh người đại diện ký kết có tác dụng tăng thêm sự long trọng và tin tưởng của đối tác 
nhưng không phải là yêu cầu bắt buộc trong thủ tục ký kết hợp đồng
3. Vãn bản phụ lục HĐKT và biên bản bổ sung HĐKT
3.1. Văn bản phụ lục HĐKT
Việc lập và ký kết văn bản phụ lục HĐKT được áp dụng trong hợp các bên hợp đồng cần chi tiết và cụ thể hóa các điều khoản của HĐKT mà khi ký kết HĐKT các bên chưa cụ thể hóa được. Chẳng hạn : một HĐ mua bán hàng hóa có thời hạn thực hiện trong một năm, lúc ký kết các bên chưa qui định cụ thể số lượng hàng hóa giao nhận hàng tháng. Trong quá trình thực hiện, mỗi tháng hai bên ký phụ lục để qui định rõ số lượng hàng hóa giao nhận trong tháng đó.
a) Nguyên tắc chung khi xây dựng văn bản phụ lục HĐKT là không được trái với nội dung của văn bản HĐKT đã ký kết.
b) Thủ tục và cách thức ký kết phụ lục HĐKT: tương tự như thủ tục và cách thức ký kết HĐKT.
c) Về giá trị pháp lý: phụ lục HĐKT là một bộ phận cụ thể không tách rời HĐKT, nó có giá trị pháp lý như bản HĐKT .
d) Cơ cấu của văn bản phụ lục HĐKT cũng bao gồm các phần như văn bản HĐKT (có thể bỏ bớt mục căn cứ xây dựng HĐKT).
3.2. Biên bản bổ sung HĐKT
a) Trong quá trình thực hiện HĐKT, các bên có thể xác lập và ký biên bản bổ sung những điều mới thỏa thuận như thêm bớt hoặc thay đổi nội dung. các điều khoản của HĐKT đang thực hiện. Biên bản bổ sung có giá trị pháp lý như HĐKT. Chẳng hạn, khi ký kết HĐKT hai bên thỏa thuận thời gian hoàn thành công trình là một năm kể từ ngày ký, quá trình thi công gặp nhiều trở ngại khách quan hai bên bàn bạc thỏa thuận kéo dài thời gian giao nhận công trình thêm 3 tháng nữa. Trong trường hợp đó hai bên phải lập biên bản bổ sung HĐKT. 
b) Về cơ cấu, biên bản bổ sung HĐKT cần có các yếu tố sau:
- Quốc hiệu; 
- Tên biên bản bổ sung; 
- Thời gian, địa điểm lập biên bản; 
- Những thông tin cần thiết về các chủ thể hợp đồng;
- Lý do lập biên bản bổ sung;
- Nội dung thỏa thuận về sự thêm, bớt hoặc thay đổi một hay một số điều khoản của hợp đồng đã ký;
- Sự cam kết thực hiện những thỏa thuận trong biên bản bổ sung
- Ký biên bản bổ sung: Những người có quyền hoặc được ủy quyền ký kết HĐKT thì có quyền ký biên bản bổ sung HĐKT.
III. NGÔN NGữ Và VĂN PHạM TRONG SOạN THảO HợP Đồng KINH Tế 
1. Những yêu cầu khi sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng kinh tế 
 1.1. Ngôn ngữ trong các văn bản HĐKT phải chính xác, cụ thể, đơn nghĩa 
a) Nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ phải chính xác .
Những từ sử dụng trong giao dịch HĐKT phải thể hiện đúng ý chí của các bên ký kết, đòi hỏi người lập hợp đồng phải có vốn từ vựng trong lĩnh vực kinh tế phong phú, sâu sắc mới có thể xây dựng được bản HĐKT chặt chữ về từ ngữ, không gây ra những nhầm lẫn đáng tiếc, phí tổn nhiều tiền bạc và công sức, đặc biệt là trong các hợp đồng dịch vụ và hợp đồng mua bán hàng hóa khi thỏa thuận về chất lượng công việc dịch vụ và phẩm chất qui cách hàng hóa phải hết sức thận trọng sử dụng thuật ngữ.
b) Ngôn ngữ hợp đồng phải cụ thể. 
Khi thỏa thuận về điều khoản nào các chủ thể ký kết hợp đồng phải chọn những số liệu, những ngôn từ chỉ đích danh ý định, mục tiêu hoặc nội dung mà họ đang bàn đến nhằm đạt được, tránh dùng từ ngữ chung chung, đây cũng là những thủ thuật để trốn tránh trách nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng của những kẻ thiếu thiện chí. .
c) Ngôn ngữ hợp đồng phải đơn nghĩa. 
Từ ngữ của hợp đồng phải có sự chọn lọc chặt chẽ, thể hiện đúng mục đích của chủ thể đề nghị ký kết hợp đồng, tránh dùng những từ có thể hiểu hai ba nghĩa; nó vừa mâu thuẫn với yêu cầu chính xác, cụ thể, ... ền;
Điều 13. Thưởng, phạt khi vi phạm hợp đồng: 
13.1. Thưởng hợp đồng:
Nếu Bên B hoàn thành các nội dung công việc của hợp đồng theo đúng tiến độ tại điểm và chất lượng tại điểm của hợp đồng thì Bên A sẽ thưởng cho Bên B là: ....... giá trị hợp đồng ( không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi )
13.2. Phạt hợp đồng:
- Bên B vi phạm về chất lượng phạt % giá trị hợp đồng bị vi phạm về chất lượng
- Bên B vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng mà không do sự kiện bất khả kháng hoặc không do lỗi của Bên A gây ra, Bên B sẽ chịu phạt % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm thời hạn thực hiện.
- Bên B vi phạm do không hoàn thành đủ số lượng sản phẩm hoặc chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng kinh tế thì Bên B phải làm lại cho đủ và đúng chất lượng 
Trong trường hợp pháp luật chưa có quy định mức phạt, các bên có quyền thoả thuận về mức tiền phạt bằng tỷ lệ phần trăm giá trị phần hợp đồng bị vi phạm hoặc bằng một số tuyệt đối.
Tổng số mức phạt cho một hợp đồng không được vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên B
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của bên A: 
Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên A
Điều 16. Ngôn ngữ sử dụng:
Ngôn ngữ của Hợp đồng sẽ là tiếng Việt là chính. Trường hợp phải sử dụng cả tiếng Anh thì văn bản thoả thuận của HĐ và các tài liệu của HĐ phải bằng tiếng Việt và tiếng Anh và có giá trị pháp lý như nhau
Điều 17. Điều khoản chung
17.1. Các phụ lục sau là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng này:
- Phụ lục 1: Thời gian và tiến độ thực hiện
- Phụ lục 2: Hồ sơ thiết kế, ...
- Phụ lục 3: tiến độ thanh toán
17.2. Hợp đồng này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến hợp đồng sẽ được các bên quản lý theo quy định hiện hành của nhà nước về bảo mật.
17.3. Hai bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng.
17.4. Hợp đồng làm thành 10 bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 6 bản, Bên B giữ 4 bản;
17.5. Hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ... ( theo sự thoả thuận của 2 bên ) 
Đại diện Bên A	Đại diện Bên B
Mẫu HĐXD số: 03/BXD/HĐXD
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------
 Hà Nội, ngày tháng năm 
Hợp đồng tổng thầu epc
Số -------- /Bên A-Bên B ( viết tắt )
Về việc: thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị
 và thi công xây dựng công trình 
I . Các căn cứ để ký kết hợp đồng:
 Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 4;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ ...... (các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật xây dựng )
Theo văn bản ( quyết định, phê duyệt, đề nghị ) hoặc sự thỏa thuận của......
Hôm nay, ngày tháng năm tại chúng tôi gồm các bên dưới đây:
II. Các bên ký hợp đồng:
1. Bên Giao thầu ( gọi tắt là bên A ): 
- Chủ đầu tư: ....
 Do Ban quản lý: .... làm đại diện
- Địa chỉ trụ sở chính: ....
- Họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ):
- Điện thoại: .; Fax: ; Email: .... ( nếu có )
- Số hiệu tài khoản giao dịch tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị: ....
- Mã số thuế: .
- Theo văn bản ủy quyền số .... ( nếu có )
2. Bên nhận thầu ( gọi tắt là bên B ): 
- Tên nhà thầu: ....
- Địa chỉ trụ sở chính: ....
- Họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ):
- Điện thoại: .; Fax: ; Email: .... ( nếu có )
- Số hiệu tài khoản giao dịch tại tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị: ....
- Mã số thuế: .
- Theo văn bản ủy quyền số .... ( nếu có )
- Chứng chỉ năng lực hành nghề số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...
Hai bên thoả thuận ký kết
hợp đồng xây dựng với các thoả thuận sau
	1. Nội dung công việc và sản phẩm của hợp đồng
Bên B cam kết thực hiện công việc Bên A giao: "thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình... " theo đúng quy định của Hợp đồng để hoàn thành công trình. 
2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật:
5. Thời gian và tiến độ thực hiện:
3. Điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng
4. Bảo hành công trình:
5. Giá trị hợp đồng:
Giá trị hợp đồng trên có thể được điều chỉnh trong các trường hợp: ( quy định tại Thông tư hướng dẫn hợp đồng xây dựng )
6. Thanh toán hợp đồng:
6.1. Tạm ứng:
6.2. Thanh toán hợp đồng:
6.3. Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản
6.4. Đồng tiền thanh toán:
- Đồng tiền áp dụng để thanh toán là tiền Việt Nam;
- Đồng tiền áp dụng để thanh toán là ngoại tệ ( tiền ........ );
7. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:
8. Bảo hiểm: trong quá trình thực hiện thi công xây dựng, các bên phải mua bảo hiểm theo quy định hiện hành
9.Tranh chấp và giải quyết tranh chấp: 
10. Bất khả kháng:
11. Tạm dừng, huỷ bỏ hợp đồng
12. Thưởng, phạt khi vi phạm hợp đồng: 
13. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên B
14. Quyền và nghĩa vụ của bên A: 
Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên A
15.Ngôn ngữ sử dụng:
16. Các tài liệu dưới đây là một phần không tách rời của thoả thuận này và cùng tạo thành hợp đồng tổng thầu EPC; bao gồm:
a/ Hồ sơ mời thầu
b/ Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu; 
c/ Điều kiện riêng và điều kiện chung ( theo danh mục đính kèm );
d/ Đề xuất của nhà thầu; 
đ/ Các chỉ dẫn kỹ thuật; 
e/ Các bản vẽ thiết kế; 
f/ Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản; 
g/ Các bảng, biểu; 
h/ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đối với tiền tạm ứng và các bảo lãnh khác nếu có;
i/ Các biên bản đàm phán hợp đồng;
k/ Các tài liệu khác có liên quan.
Các bên tham gia hợp đồng thoả thuận về thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu hợp đồng trên đây.
17. Điều khoản chung
- Hợp đồng này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến hợp đồng sẽ được các bên quản lý theo quy định hiện hành của nhà nước về bảo mật.
- Hai bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Hợp đồng làm thành .... có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ ... bản, Bên B giữ ... bản;
- Hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày 
Chủ đầu tư	Tổng thầu EPC
Điều kiện chung và Điều kiện riêng
( Kèm theo Mẫu Hợp đồng tổng thầu EPC)
I. Các điều kiện chung
1
Các điều kiện chung
1.1
Các định nghĩa
1.2
Diễn giải
1.3
Các thông tin
1.4
Luật và ngôn ngữ
1.5
Thứ tự ưu tiên của các tài liệu
1.6
Thoả thuận hợp đồng
1.7
Nhượng lại
1.8
Sự cẩn trọng và cung cấp tài liệu
1.9
Cẩn mật
1.10
Chủ đầu tư sử dụng tài liệu của nhà thầu 
1.11
Nhà thầu sử dụng tài liêu của Chủ đầu tư
1.12
Các chi tiết bí mật 
1.13
Tuân thủ luật pháp
1.14
đồng trách nhiệm và đa trách nhiệm
2
Chủ đầu tư
2.1
Quyền tiếp cận công trường
2.2
Giấy phép, chứng chỉ hoặc giấy chứng thuận
2.3
Nhân lực của Chủ đầu tư
2.4
Những người được uỷ quyền
2.5
Các chỉ dẫn 
2.6
Quyết định
3
Nhà thầu
3.1
Trách nhiệm chung của nhà thầu
3.2
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
3.3
Đại diện nhà thầu
3.4
Nhà thầu phụ
3.5
Không áp dụng
3.6
Hợp tác
3.7
Định vị các mốc
3.8
Các quy định về an toàn
3.9
Đảm bảo chất lượng
3.10
Dữ liệu về công trường
3.11
Tính đầy đủ của giá hợp đồng
3.12
Các khó khăn không lường trước được
3.13
Quyền về đường đi và phương tiện
3.14
Đường vào công trường
3.15
Vận chuyển hàng hoá
3.16
Thiết bị nhà thầu
3.17
Bảo vệ môi trường
3.18
Điện, nước và khí đốt
3.19
Các thiết bị và vật liêu Chủ đầu tư cấp
3.20
Báo cáo tiến độ
3.21
An ninh trên công trường
3.22
Các hoạt động trên công trường của nhà thầu
4
Thiết kế
4.1
Các yêu cầu chung về thiết kế
4.2
Tài liệu nhà thầu
4.3
Bảo đảm của nhà thầu 
4.4
Các bảo đảm không bị ảnh hưởng
4.5
Chủ đầu tư không có trách nhiệm quan tâm và nghĩa vụ pháp lý
4.6
Các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định
4.7
Đào tạo
4.8
Các tài liệu hoàn công
4.9
Các sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng
4.10
Sai sót về thiết kế
5
Nhân viên và người lao động
5.1
Tuyển mộ nhân viên và lao động
5.2
Mức lương và các điều kiện lao động
5.3
Những người trong bộ máy của người khác
5.4
Luật lao động
5.5
Giờ lao động
5.6
Điều kiện sinh hoạt cho nhân viên và người lao động
5.7
Sức khoẻ và an toàn lao động
5.8
Giám sát của nhà thầu
5.9
Nhân lực nhà thầu 
5.10
Báo cáo về nhân lực và thiết bị nhà thầu 
5.11
Hành vi gây rối
6
Thiết bị, vật liệu và tay nghề
6.1
Cách thức thực hiện
6.2
Mẫu mã
6.3
Giám định
6.4
Thử ( kiểm định)
6.5
Từ chối
6.7
Công việc sửa chữa
6.8
Quyền sở hữu thiết bị và vật liệu
6.9
Lệ phí sử dụng 
7
Khởi công, chậm trễ và tạm ngưng
7.1
Khởi công các công trình
7.2
Thời gian hoàn thành
7.3
Chương trình kế hoạch
7.4
Gia hạn thời gian hoàn thành
7.5
Chậm trễ do nhà chức trách
7.6
Tiến độ thực hiện
7.7
Những thiệt hại do chậm trễ
7.8
Tạm ngừng công việc
7.9
Hậu quả của việc tạm ngừng
7.10
Thanh toán cho các thiết bị và vật liệu trong trường hợp tạm ngừng
7.11
Tạm ngừng quá lâu
7.12
Tiếp tục tiến hành công việc
8
Kiểm định khi hoàn thành
8.1
Nghĩa vụ của Nhà thầu
8.2
Việc kiểm định bị chậm trễ
8.3
Kiểm định lại
8.4
Không vượt qua các cuộc kiểm định khi hoàn thành
8.5
Các thiệt hại được thanh toán
9
Nghiệm thu của Chủ đầu tư
9.1
Nghiệm thu công trình và các hạng mục công trình
9.2
Can thiệp vào các kiểm định khi hoàn thành
10
Trách nhiệm đối với các sai sót
10.1
Hoàn thành các công việc còn tồn đọng và sửa chữa các sai sót, hư hỏng
10.2
Chi phí cho việc sửa chữa các sai sót
10.3
Gia hạn thời hạn thông báo các sai sót
10.4
Không sửa chữa được sai sót
10.5
Di chuyển công việc bị sai sót
10.6
Các kiểm định bổ sung
10.7
Quyền đươc ra vào
10.8
Nhà thầu tìm kiếm nguyên nhân 
10.9
Chứng chỉ sau cùng
10.10
Những nhiệm vụ chưa được hoàn thành
10.11
Giải phóng mặt bằng
10.12
Đánh giá độ tin cậy
11
Kiểm định sau khi hoàn thành 
11.1
Các quy trình cho các kiểm định sau khi hoàn thành
11.2
Các kiểm định bị trì hoãn
11.3
Kiểm định lại
11.4
Không qua các kiểm định sau khi hoàn thành
12
Biến đổi và điều chỉnh
12.1
Quyền được biến đổi
12.2
Tư vấn về giá trị công trình
12.3
Thủ tục biến đổi
12.4
Thanh toan bằng tiền tệ quy định
12.5
Tiền tạm ứng
12.6
Ngày làm việc
12.7
Điều chỉnh do thay đổi luật pháp
12.8
Các điều chỉnh do thay đổi về chi phí
13
Giá hợp đồng và thanh toán
13.1
Thanh toán theo hợp đồng
13.2
ứng trước
13.3
Xin cấp chứng chỉ thanh toán tạm thời
13.4
Lịch trình thanh toán
13.5
Thiết bị và các vật liêu sẽ dùng cho công trình
13.6
Thanh toán tạm
13.7
Thời gian thanh toán
13.8
Thanh toán bị chậm trễ
13.9
Không áp dụng
13.10
Báo cáo khi hoàn thành
13.11
Xin cấp chững chỉ thanh toán cuối cùng
13.12
Thanh toán hết
13.13
Chấm dứt trách nhiệm của chủ đầu tư
13.14
Các loại tiền thanh toán
13.15
Các khoản thuế và các nghĩa vụ
14
Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư
14.1
Thông báo sửa chữa
14.2
Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư
14.3
Đánh giá ngày kết thúc
14.4
Thanh toán sau khi chấm dứt hợp đồng
14.5
Quyền chấm dứt hợp đồng của chủ đầu tư
15
Tạm ngừng và châm dứt hợp đồng bởi nhà thầu
15.1
Quyền tạm ngừng công việc bởi nhà thầu
15.2
Chấm dứt hợp đồng bởi nhà thầu
15.3
Ngừng công việc di chuyển thiết bị của nhà thầu
15.4
Thanh toán khi chấm dứt hợp đồng
15.5
Rủi ro và trách nhiệm
15.6
Bồi thường
15.7
Sự cẩn trọng của nhà thầu đối với công trình
15.8
Rủi ro của Chủ đầu tư
16
Các hậu quả của các rủi ro của chủ đầu tư
16.1
Quyền lợi sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp
16.2
Giới hạn trách nhiệm
17
Bảo hiểm
17.1
Các yêu cầu chung về bảo hiểm
17.2
Bảo hiểm cho các công trình và thiết bị của nhà thầu
17.3
Bảo hiểm tránh tổn thương cho con người và thiệt hại về tài sản
17.4
Bảo hiểm cho các nhân viên của nhà thầu
18
Bất khả kháng
18.1
Định nghĩa về bất khả kháng
18.2
Thông báo tình trạng bất khả kháng
18.3
Nhiệm vụ giảm sự chậm chễ đến thấp nhất
18.4
Các hậu quả của bất khả kháng
18.5
Bất khả kháng ảnh hướng tới nhà thầu phụ
18.6
Chấm dứt công trình có sự lựa chọn, thanh toán và giải toả
18.7
Nghĩa vụ thực hiện theo luật định
19
Khiếu nại tranh chấp và trọng tài
19.1
Khiếu nại của nhà thầu
19.2
Đề cử Ban xử lý tranh chấp
19.3
Không đồng ý về việc đề cử Ban xử lý tranh chấp
19.4
Có quyết định của Ban xử lý tranh chấp
19.5
Hoà giải
19.6
Trọng tài phân xử
19.7
Không tuân thủ quyết định của Ban xử lý tranh chấp
19.8
Hết hạn chỉ định của Ban xử lý tranh chấp
2. Các điều kiện riêng:
- Các điều khoản và quy trình thanh toán	
- Các đảm bảo về thông số đặc tính
- Các yêu cầu về bảo hiểm	
- Mẫu của hồ sơ dự thầu	
- Mẫu bảo hiểm thanh toán trước
- Mẫu thoả thuận
- Mẫu bảo lãnh thực hiện
- Bản cam kết
Tuỳ theo mỗi dự án, hai bên giao thầu và nhận thầu thống nhất về những điều kiện chung, điều kiện riêng để cùng cam kết thực hiện.
Tài liệu tham khảo
1. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989
2. Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh HĐKT ngày 25-9-1989
3. Thông tư số 108/TT-PC ngày 19/5/1990 của Trọng tài kinh tế Hưóng dẫn ký kết và thực hiện Hợp đồng kinh tế ( theo Pháp lệnh HĐKT ngày 25/9/1989 và nghị định 17-HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế )
4. Quy chế về hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản được ban hành kèm theo quyết định của Liên Bộ Bộ Xây dựng - Trọng tài kinh tế Nhà nước số 29 QĐ/LB ngày 01/6/1992 
	5. Nguyễn Văn Chọn – Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng – NXB xây dựng – Hà Nội, 1/1999.
6. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
7. Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu ;
8. Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Quy chế đấu thầu .
9. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/ 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7 /1999 của Chính phủ;
10. Nguyễn Quang – Anh Minh – Soạn thảo hợp đồng kinh tế – Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội , tháng 3/2002.
11. Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/ 01/ 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/ 2000 của Chính phủ ;
12. Luật Xây dựng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
13. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.ngày 28-8-2004
14. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
15. Thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày 25/02/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_hop_dong_trong_hoat_dong_xay_dung.doc