Đề cương Mô đun - May trang phục học đường

Nghiên cứu mẫu

* Kết cấu, thông số, quy cách của mẫu

Kết cấu sản phẩm áo sơ mi nam tay dài gồm:

- 2 thân trước, một thân sau, một cầu vai (2 lá)

- Thân trước bên trái có một túi ngực, thân sau có cầu vai rời có xếp li.

- Tay áo dài, gấu vạt bầu. Cổ đức chân rời bản cổ nhỏ có ép mex.

* Quy cách của sản phẩm, yêu cầu kĩ thuật sản phẩm may

- Sản phẩm may xong phải êm phẳng thẳng đều, đúng dáng, đủ thông số.

- Đầu và cuối đường may lại mũi trùng khít (1cm) ba lần chỉ.

- Các mũi may không xù chỉ bỏ mũi.

- Đô, vai con không được vặn, cầm, bai hoặc nhăn.

- Chân cổ tròn đều, hai đầu họng cổ, lá cổ đối xứng.

- Hai đầu manchette đối xứng, không được sụp mí hoặc le mí

- Sản phẩm may xong đảm bảo vệ sinh công nghiệp.

 

doc 44 trang kimcuc 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Mô đun - May trang phục học đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Mô đun - May trang phục học đường

Đề cương Mô đun - May trang phục học đường
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG 
MÔ ĐUN: MAY TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG
Bài mở đầu 
Thời gian: 1 giờ 
1. Khái quát nội dung và trọng tâm của môđun đào 
1.1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
1
Bµi më ®Çu
1
1
2
Cắt - May áo sơ mi nam học đường
25
5
18
2
3
Cắt - May áo sơ mi nữ học đường
25
5
18
2
4
Cắt - May quần âu nam học đường
40
8
28
4
5
Cắt - May váy nữ học đường
29
4
21
4
Cộng
120
22
86
12
1.2. Trọng tâm của môđun
- Cắt - May hoàn chỉnh các kiểu trang phục học đường (áo sơ mi nam, nữ, quần âu nam, váy nữ) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật;
- Sử dụng hiệu quả nguyên phụ liệu, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác và tác phong công nghiệp. 
2. Phương pháp học tập môđun 
Mô đun đào tạo May trang phục học đường mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, đòi hỏi người học phải ứng dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức đã được tiếp thu ở các mô đun thiết kế trang phục 1, mô đun may áo sơ mi, quần âu trong danh mục mô đun đào tạo bắt buộc, mô đun thiết kế trang phục 3, mô đun may váy, áo váy trong danh mục mô đun đào tạo tự chọn.
Ngoài thời gian thực hành trên lớp, người học phải thường xuyên thực hành, rèn luyện kỹ năng để nâng cao tay nghề.
3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo
- Giáo trình thiết kế áo sơ mi, quần âu – Trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật VINATEX năm 2009;
- Catalog mẫu thời trang áo sơ mi, quần âu;
- TS Trần Thuỷ Bình, Phạm Hồng – Vật liệu may và Thiết kế thời trang 2005;
- Ts. Trần Thuỷ Bình (Chủ biên), Ths. Lê Thị Mai Hoa – Nguyễn Tiến Dũng, Ths Nguyễn Thị Thuý Ngọc– Thiết kế quần áo – Nxb Giáo dục 2005;
- Ts. Trần Thuỷ Bình (Chủ biên), Ths. Lê Thị Mai Hoa – Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thu Huyền – Công nghệ may – Nxb Giáo dục 2005;
- Ts. Trần Thuỷ Bình - Mỹ thuật trang phục - Nxb Giáo dục 2005;
Bài 1:
Cắt - May áo sơ mi nam học đường
Thời gian: 25 giờ
LT: 5h; TH: 18h; KT: 2h
Mục tiêu của bài:
- Lựa chọn được màu sắc, chất liệu phù hợp với đối tượng và kiểu dáng sản phẩm;
- Cắt đầy đủ các chi tiết của kiểu mẫu áo sơ mi nam học đường;
- May hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo hình dáng, kích thước, phù hợp với cơ thể và hợp thời trang;
- Tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn và định mức thời gian;
- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp.
1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu
1.1. Nghiên cứu mẫu 
* Kết cấu, thông số, quy cách của mẫu
Kết cấu sản phẩm áo sơ mi nam tay dài gồm:
- 2 thân trước, một thân sau, một cầu vai (2 lá)
- Thân trước bên trái có một túi ngực, thân sau có cầu vai rời có xếp li.
- Tay áo dài, gấu vạt bầu. Cổ đức chân rời bản cổ nhỏ có ép mex. 	
* Quy cách của sản phẩm, yêu cầu kĩ thuật sản phẩm may
- Sản phẩm may xong phải êm phẳng thẳng đều, đúng dáng, đủ thông số.
- Đầu và cuối đường may lại mũi trùng khít (1cm) ba lần chỉ.
- Các mũi may không xù chỉ bỏ mũi.
- Đô, vai con không được vặn, cầm, bai hoặc nhăn.
- Chân cổ tròn đều, hai đầu họng cổ, lá cổ đối xứng.
- Hai đầu manchette đối xứng, không được sụp mí hoặc le mí
- Sản phẩm may xong đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
Bảng thông số áo sơ mi nam
TT
Vị trí đo
Ký hiệu
Thông số đo (cm)
cỡ S
cỡ M
cỡ L
1
Dài áo
Da
72
74
76
2
Dài eo sau
Des
42
43
44
3
Dài tay
Dt
60
61
62
4
Rộng vai
Rv
44
46
48
5
Vòng ngực
Vn
84
88
92
6
Vòng cổ
Vc
41
42
43
7
Xuôi vai
Xv
5.5
5.5
5.5
Bản vẽ mô tả mặt trước mặt sau của sản phẩm
Mặt trước
Mặt sau
1.2. Thiết kế mẫu (cỡ S)
1.2.1. Xây dựng mẫu 
1.2.1.1. Thiết kế thân sau
a. Xác định các đường ngang 
Kẻ một đường gập đôi.
+ Dài áo = số đo dài áo = 72 cm
+ Hạ nách = 1/4 vòng ngực + 6 (cử động nách) = 80/4+6 = 26 cm
+ Hạ eo sau = số đo = 42 cm 
Từ các điểm đã xác định kẻ các đường ngang vuông góc 
b. Thiết kế bản cầu vai rời
+ Rộng ngang cổ sau = 1/6 vòng cổ + 1.5 = 8.3 cm
+ Mẹo cổ = 4.5 cm 
+ Hạ xuôi vai = sđ Xv – 1.5 = 4 cm
+ Rộng bản cầu vai = 9 cm
+ Rộng bả vai = 1/2 rộng vai +1 = 23 cm
+ Rộng chân cầu vai = 1/2 rộng vai = 22 cm
Vạch vòng cổ qua điểm 1/3 theo đường cong trơn đều 
Nối từ điểm mẹo cổ đến điểm ngang bả vai được vai con 
c. Thiết kế thân sau không có bản cầu vai
+ Rộng chân cầu vai = 1/2 rộng vai +3( ly ) = 44/2 + 3 = 25 cm
+ Rộng thân sau = 1/4 vòng ngực + cử động ngực = 84/4 +8 = 29 cm
Nối hai điểm rộng ngang vai và rộng chân cầu vai, vạch vòng nách theo đường cong trơn đều đi qua điểm 1/3.
+ Vị trí điểm dầu ly =1/6 Rv= 7.3 cm, bản rộng ly 3 cm.
d. Thiết kế sườn áo, gấu áo 
+ Rộng ngang eo = rộng thân sau – 2 = 29 – 2 = 27 cm
+ Rộng ngang gấu = rộng thân sau –1= 29 – 1 = 28 cm
Vạch đường sườn, eo, gấu theo đường cong trơn đều.
e. Thiết kế gấu lượn cong (lượn đuôi tôm)
+ lấy từ gấu lên phía sườn 5-7cm lượn cong từ diểm giữa gấu, đánh cong lên 1- 1.5 cm.
1.2.1.2. Thiết kế thân trước.
a. Kẻ đường gập nẹp, giao khuy
 	- Kẻ đường gập nẹp = 4.5 cm 
 	- Kẻ đường giao khuy = 1.7 cm 
b. Sang dấu các đường ngang 
 	- Đặt thân sau lên và sang dấu các đường ngang dài áo, dài eo. Đường ngang mẹo cổ trước thấp hơn đường họng cổ thân sau 2 cm.
c. Thiết kế vòng cổ vai con, vòng nách
+ Ngang cổ trước = 1/6 vòng cổ + 2 = 8.8 cm.
+ Sâu cổ = 1/6 vòng cổ + 0.5 – 1 = 7.8 cm.
Vạch vòng cổ qua điểm 1/3 theo đường cong trơn đều.
+ Xv = sđ = 5.5 cm.
+ Vai con thân trước = Vai con ts – 0.5
+ Rộng thân trước = rộng ts = 29 cm
+giảm đầu vai con 1.5
Từ đó kẻ vuông góc xuống đường ngang ngực lấy trung điểm của đoạn vừa kẻ và nối với đường rộng thân trước.
Vẽ vai con, vạch vòng nách theo đường cong trơn đều qua điểm 1/2.
d. Thiết kế sườn áo, gấu áo
+ Rộng ngang eo = rộng thân trước – 2 = 29 – 2=27 cm.
+ Rộng ngang gấu = rộng thân trước – 1= 29 – 1 = 28cm.
+ Xa vạt = 1.5 cm
+ Đánh đuôi tôm 
e. Vị trí túi
 	+ Miệng túi cách họng cổ 20cm, cách gập nép 6-6.5 cm 
 	+ Rộng miệng túi 12cm
 	+ Sâu miệng túi = rộng miệng túi + 1 = 13 cm
 	+ Đáy lấy lên và sang ngang 2.5 cm nguýt tròn đầu đi qua điểm 1/2
1.2.1.3. Thiết kế tay áo.
 Gập đôi vải.
+ Dài tay = số đo – măng xéc = 60 – 6 = 54cm.
+ Hạ mang tay = 1/10 vòng ngực = 84/10 = 8.4 cm.
+ Đường chéo đầu tay = ½ (chu vi vòng nách tt + ts) – 0.5 cm. 
+ Cửa tay = 3/4 rộng bắp tay = 19.5 cm
+ Xẻ thép tay mang sau 11 cm
+ Rộng cửa tay = 17 cm 
+ Rộng bác tay thành phẩm = 6 cm
+ Dài bác tay 24 cm, nguýt tròn đầu bác tay.
1.2.1.4. Thép tay
* Thép tay lớn: 
Dài thép tay 15.5 cm, mỏ nhọn 1cm, từ mỏ nhọn xuống điểm chặn 3.5 cm
Từ mỏ nhọn dựng đường vuông góc lấy về 2 phía, mỗi phía 1.1 cm
Bản rộng thép tay 2.2 cm
* Thép tay nhỏ:
Dài thép tay 13cm, rộng thép tay 3,5cm.
1.2.1.4. Thiết kế cổ áo
* Thiết kế bản cổ
+ Dài bản cổ = 1/2 vòng cổ + 3 = 23.5 cm
+ Lấy lên 1.5 cm
+ Dài bản cổ = 1/2 vòng cổ (tt + ts)
+ Rộng bản cổ = 4 cm
+ Lấy ra phía ngoài = 1.5 cm 
+ Lấy xuống gáy cổ = 1 cm
 	Lượn cong đều theo dáng cổ, kẻ chân cổ vuông
 	* Thiết kế chân cổ áo 
 	+ Rộng chân cổ = 3 cm 
+ Dài chân cổ = 1/2 vòng cổ + 3 = 23.5 cm
1.2.2. Thiết kế mẫu mỏng
2. Cắt các chi tiết và chuẩn bị bán thành phẩm
Bảng thống kê số lượng chi tiết (Cho một sản phẩm).
Áo sơ mi nam
STT
Tên chi tiết
Vải chính
Vải dựng
1
Thân trước bên cúc
1
1
2
Thân trước bên khuy
1
1
3
Thân sau
1
4
Cầu vai
2
5
Túi áo
1
6
Tay áo
2
7
Chân cổ
2
1
8
Bản cổ
4
1
* Nhận biết mặt vải: Mặt trơn, nhẵn, mịn, có lỗ chân kim đi xuống là mặt phải.
* Trải vải: Trải mặt phải lên trên trải theo tác nghiệp cắt.
Bàn cắt vải vuông thành sắc cạnh, các lá vải phải được trải phẳng trong quá trình trải.không kéo căng các lá vải khi trải.
* Cắt phá, cắt gọt:
- Cắt chính xác theo sơ đồ, theo mẫu cắt gọt
- Các chi tiết lần chính không để sát biên
- Cắt phá các chi tiết lớn
- Cắt gọt các chi tiết: Túi, cổ, cơi túi, cạp quần.
Tất cả các chi tiết khi cắt xong phải đứng thành, đường cắt trơn đều, các chi tiết đối xứng phải đảm bảo đối xứng.
* Ủi ép:
- Ủi định vị nẹp áo, nẹp túi, túi áo, trụ tay nhỏ, trụ tay lớn.
- Ủi ép mex lá bâu, chân bâu, manchette, nẹp thân trước, nẹp túi.
- Kiểm tra chất lượng và yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết ủi ép.
3. May hoàn thiện mẫu áo sơ mi nam học đường
3.1. Quy trình sản xuất sản phẩm
3.2.Yêu cầu về kỹ thuật cắt, may, quy trình may
3.2.1. Cắt BTP
Bán thành phẩm cắt gia đường may:
- Đường may 0.7 cm: vòng cổ, cửa tay, bác tay, xung quanh cổ áo.
- Đường may 1cm: vai con, sườn áo, chân cầu vai, vòng nách, xung quanh đầu tay, sườn tay.
- Đường may 1.5 cm: gấu áo.
- Đường may 3.5 cm: miệng túi.
3.2.2. Quy cách may
3.2.2.1. Đường may
	- Mật độ mũi may 6 mũi/cm.
- Độ rộng đường may vai con, cầu vai là 1 cm.
- Sườn là 1.2 cm (gập vào 0.7cm, mí 0.1 cm, diễu 0.6cm)
- Tra tay kề 0.2cm. Diễu vòng nách 0.6cm. 
- Tra cổ, măng xéc là 0,8 cm
- Các đường diễu cổ, manchette là 0,6cm.
- Các đường diễu nẹp là 0,5cm.
3.2.2.2. Hướng lật đường may
- May cầu vai lật về phía cầu vai
- Vai con lật về thân sau
- Tra tay lật về thân áo
- Thân sau lật về phía thân áo
3.2.2.3. Trình tự may:
Bước 1: May nẹp áo
- May nẹp áo theo đường ủi gấp nẹp 3cm (đối với thân trước bên trái) và 2,5 cm (đối với thân trước bên phải).
Bước 2: May túi
- May miệng túi theo đường ủi gấp nẹp 3cm.
- Tra túi vào thân trước trái theo vị trí đã lấy dấu, mí 0,1cm xung quanh các cạnh túi và lại mũi đầu và cuối đường may.
Lưu ý: Các đường mí, diễu phải đều và song song với nhau
Bước 3: Ráp đô vào thân sau + diễu đô
- Ráp đô: Đặt đô trong nằm dưới, mặt phải hướng lên. Đặt thân sau lên đô trong, mặt phải của thân hướng lên trên. Đặt lớp đô ngoài trên cùng và đặt sao cho đường may của 3 lớp trùng nhau, may dính 3 lớp lại với nhau theo đường may đã thiết kế.
	- Diễu đô: Lật đô lên phía trên cho sát đường may, mí 0,1cm lớp đô ngoài (không diễu lên lớp đô trong).
Bước 4: Ráp vai con
- Đặt hai thân trước lên thân sau theo đường ráp vai con, hai mặt trái úp vào nhau. Kế tiếp cuộn toàn bộ thân áo lên đến đô, lộn lớp đô ra mặt trái và xếp cho đường vai con của đô trùng với vai con của thân áo.
- Ráp vai con cách mép vải 1cm.
- Lộn đô ra mặt phải, mí vai con 0,1cm.
Bước 5: May lá cổ
- May lộn lá cổ: May cách mép mẽ 0,1cm (đặt chỉ tại hai góc nhọn của lá cổ).
- Lộn lá cổ: lộn lá cổ sang mặt phải, kéo 2 đầu chỉ để hai góc nhọn đạt yêu cầu.
	- Diễu lá cổ: diễu đều xung quanh 0,5 cm .
Bước 6: May bọc chân cổ 
	- Diễu bọc chân cổ 0,7cm.
Bước 7: May cặp lá ba
- May cặp lá ba: Đặt chân cổ ngoài nằm dưới (mặt phải hướng lên), đặt lá cổ lên chân cổ ngoài, mặt ép mex lá cổ hướng lên, đặt chân cổ trong lên trên cùng (mặt trái hướng lên), sao cho 3 điểm kỹ thuật trùng nhau. May cách mép mex 0,1 cm.
- Diễu xung quanh lá ba: Lộn cổ áo sang mặt phải. Mí 0,1 cm ở đoạn đầu chân cổ và diễu 0,5cm ở đoạn lá cổ. (bắt đầu và kết thúc tại đường may bọc chân cổ).
Bước 8: Tra cổ vào thân
	- Lấy dấu 3 điểm kỹ thuật: Lấy dấu điểm giữa cổ và hai điểm đầu vai con lên chân cổ.
- Tra cổ vào thân: tra chân cổ ngoài vào thân áo, đặt điểm đầu chân cổ trùng với cạnh nẹp áo. May cách mép vải 0,6cm.
	- Gấp mép vải vào trong chân cổ. Mí chân cổ 0,1cm từ đầu chân cổ bên này sang đầu chân cổ bên kia.
	Bước 9: May trụ tay
- May trụ tay nhỏ: Tay áo đặt mặt phải lên trên, thép tay mặt phải lên trên, luồn đoạn xẻ cửa tay bên mang tay nhỏ vào giữa hai lớp trụ tay áo và giao nhau 0,5cm . May mí đến hết đường xẻ trụ tay. May chặn lưỡi gà.
- May trụ tay lớn: Tay áo đặt mặt phải lên trên, thép tay mặt phải lên trên, luồn đoạn xẻ cửa tay bên mang tay lớn vào giữa hai lớp trụ tay áo và giao nhau 0,5cm. May mí theo hình dáng trụ tay lớn. 
Bước 10: Tra tay vào thân + vắt sổ vòng nách tay
- Tra tay vào thân: Đặt tay áo ở dưới, thân áo ở trên, hai mặt phải úp vào nhau, hai mép vải trùng nhau, may cách mép vải 0,8cm.
- Vắt sổ vòng nách tay.
- Đặt mặt phải lên trên, lật mép vải về phía thân áo. Diễu nách tay 0,7cm.
Bước 11: Ráp sườn + Vắt sổ sườn
- Đặt mặt phải 2 mép vải sườn thân, sườn tay úp vào nhau. Ráp sườn thân, sườn tay cách mép vải 1cm.
- Vắt sổ sườn thân, sườn tay.
- Lật mép vải về phía thân sau., đặt mặt phải hướng lên, diễu 0,5 cm sườn tay và sườn thân. 
Bước 12: May Manchette
	- May bọc chân manchette ngoài cách mép gấp 1,5cm.
	- May lộn manchette: Đặt manchette trong nằm dưới, manchette ngoài lên trên, hai mặt phải úp vào nhau. May lộn manchette cách mép mex 0,1cm.
- Diễu manchette: Lộn đẩy mặt phải manchette ra bên ngoài. Diễu xung quang manchette cách mép gấp 0,5 cm (từ đường bọc chân manchette bên này sang đường bọc chân manchette bên kia, lại mũi chỉ hai đầu). Khi diễu, cho mép vải của manchette trong le vào 0,1cm.
Bước 13: Xếp ply tay + Tra manchette
- Lược xếp ply tay theo dấu bấm.
- Tay áo đặt dưới, manchette đặt trên, manchette trong úp vào mặt trái của tay áo. May cách mép vải 1cm.
- Lật mép vải vào bên trong manchette, mí chân manchette. 
Bước14: May lai áo
- Ủi gấp lai áo 2 lần 0,5cm. 
- Diễu lai áo.
Bước 15: Lấy dấu + thùa khuy, đính nút
- Khoảng cách giữa chân cổ áo với nút đầu tiên là 7-8cm, các nút tiếp theo cách nhau 9-10cm.
Bước 16: Cắt chỉ, kiểm tra, ủi hoàn thành sản phẩm
- Cắt chỉ, kiểm tra các đường may, đường diễu, ủi hoàn thành sản phẩm.
* CÁC DẠNG SAI HỎNG KHI MAY, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
STT
Dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
1
Chi tiết ủi mồi, ép Mex bong dộp, thâm kim, xếp nếp, dính chỉ hay sợi vải hoặc đốm bẩn trong Mex.
- Chưa ủi nóng vải trước khi ép mex.
- Nhiệt độ ủi chưa đúng.
- Lực ép và thời gian chưa đủ.
- Vải hoặc mex không vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Ủi nóng vải trước khi ép mex.
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
- Ủi đủ thời gian và dùng đủ lực ép.
- Vệ sinh vải và mex sạch sẽ trước khi ủi.
2
Cổ áo không đối xứng
- Không đặt chính xác các chi tiết khi cạp lá ba.
- Lấy dấu 3 điểm kỹ thuật, đặt chính xác hoặc dùng kim ghim cố định lá ba khi may.
3
Tra cổ không đối xứng
- Khi may lực kéo không đều giữa các phần cổ áo với thân áo.
- Không đặt chính xác các chi tiết khi tra cổ áo.
- Lấy dấu 3 điểm kỹ thuật, đặt chính xác và dùng lực kéo đều khi may.
3
Diễu lai áo, lai tay, nẹp áo, nẹp túi không đều
- Do lấy dấu không chính xác.
- Lấy dấu may thật chính xác hoặc dùng cử gá lắp.
4
Tay áo bị lệch đầu vai
- Điểm giữa đầu vai và đầu tay không trùng.
- Vòng nách tay và vòng nách không khớp.
- Kiểm tra điểm lấy dấu tay và vai, vòng nách tay lớn hơn vòng nách thân 1,5 – 2 cm.
Bài 2:
Cắt - May áo sơ mi nữ học đường
Thời gian: 25 giờ
LT: 5h; TH: 18h; KT: 2h
Mục tiêu của bài:
Lựa chọn được màu sắc, chất liệu phù hợp với đối tượng và kiểu dáng sản phẩm;
Thiết kế và cắt chính xác trên vải đầy đủ các chi tiết của kiểu mẫu áo sơ mi nữ học đường;
May hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo hình dáng, kích thước, phù hợp với cơ thể và hợp thời trang; 
Tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn và định mức thời gian;
Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp.
1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu
1.1. Nghiên cứu mẫu 
* Kết cấu, thông số, quy cách của mẫu
	Kết cấu sản phẩm ao sơ mi ngắn tay, cổ lá sen nhọn, có viền cửa tay và nơ áo là vải chính của váy tạo điểm nhấn cho trang phục:
- Với việc sử dụng vải phối của áo cùng chất liệu với váy để trang trí ở viền tay, cổ áo đã tạo điểm nhấn và có s ...  vuông, không bị bể, miệng túi đều, đáp túi và lót túi êm, phẳng.
- Lưng êm, phẳng, không bị sượt mí, hai đầu lưng bằng nhau.
- Sản phẩm may xong đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
Bảng thông số quần âu nam
TT
Vị trí đo
Ký hiệu
Thông số đo (cm)
cỡ S
cỡ M
cỡ L
1
Dài quần
Dq
92
97
105
2
Vòng bụng
Vb
64
68
72
3
Vòng mông
Vm
84
88
92
4
Hạ đùi
Hđ
34
37
40
5
Vòng đùi
Vđ
46
48
50
6
Vòng ống
Vô
40
40
40
Bản vẽ mô tả mặt trước, mặt sau của sản phẩm
Mặt trước
Mặt sau
1.2. Thiết kế mẫu (cỡ S)
1.2.1. Xây dựng mẫu 
1.2.1.1. Thiết kế thân trước
	Kẻ đường dựng dọc quần cách biên vải 1cm. Trên đường đó, xác định các đoạn và vẽ đường vuông góc với đường dọc quần:
	- Dài quần = Số đo dài quần = 92cm
	- Hạ đáy = ¼ Vm + 1 = 22cm
	- Hạ đùi = 34cm
	- Hạ gối = ½ Dq +5 = 51cm
	- Ngang đáy = ¼ Vm + 4 = 25cm
	- Ngang mông = ¼ Vm + 1cm
	- Vào đáy TT = 3,5cm
	- Vẽ đường chính trung đi qua trung điểm ngang đáy và cắt các đường ngang lưng, ngang đáy, ngang đùi, ngang gối, ngang ống.
	* Vẽ đáy quần:
	- Giảm cửa quần 1,5 cm
	* Vẽ lưng quần :
	- Ngang lưng = ¼ Vb = 16cm
	- Giảm gục cửa quần 1cm.
	* Vẽ đường giàng quần:
	- Ngang đùi = ½ Vđ – 2 = 15cm
	- Ngang ống = ½ Vô – 2 = 18cm
	- Vẽ giàng quần qua các điểm ngang đáy, ngang đùi, ngang ống.
	* Vẽ sườn quần:
	- Vẽ sườn quần qua các điểm ngang lưng, ngang mông, ngang đùi, ngang ống.
	* Xác định vị trí túi xéo:
	- Từ điểm ngang lưng bên sườn vào 6m.
	- Dài miệng túi = 16 cm.
1.2.1.2. Thiết kế thân sau
	* Sang dấu các đường kẻ nang theo thân trước, gồm:
	- Ngang lưng
	- Ngang mông
	- Ngang đáy
	- Ngang đùi
	- Ngang gối
	- Ngang ống
	- Kẻ đường chính trung thân sau trùng với đường chính trung thân trước.
	* Vẽ đáy quần:
	- Hạ đáy TS = Hđ TT + 1,5cm = 23,5 cm
	- Từ đáy TT đo ra phía ngoài 5cm.
	- Từ đường ngang lưng đo lên 3cm.
	- Vẽ đáy quần cong đều.
	* Vẽ lưng quần :
	- Ngang lưng = ¼ Vb + 3cm = 19cm
	* Vẽ đường giàng quần:
	- Từ các điểm ngang gối, ngang ống đo ra 1,5 cm cho mỗi bên.
	- Vẽ giàng quần qua các điểm ngang đáy, ngang gối, ngang ống. Đoạn giàng quần từ ngang đáy đến ngang gối đánh cong vào trong 1,5 cm.
	* Vẽ sườn quần:
	- Vẽ sườn quần qua các điểm ngang lưng, ngang mông, ngang đùi, ngang ống.
	* Xác định vị trí pince:
	- Chia đôi ngang lưng lấy điểm giữa, kẻ vuông góc với ngang lưng.
	- Dài pince 12cm
	- Rộng pince 3cm	
	* Xác định vị trí túi mổ:
	- Từ điểm ngang lưng bên sườn đo xuống 8cm.
	- Dài miệng túi = 13cm.
	- Rộng miệng túi = 1,2cm.
1.2.1.3. Thiết kế đáp túi sau, viền miệng túi sau
15cm
Đáp túi sau
10cm
Viền miệng túi sau
15cm
13cm
1.2.1.4. Thiết kế đáp túi trước, viền miệng túi trước
3cm
3cm
Đáp túi trước
Viền miệng túi trước
18cm
5cm
4cm
6cm
18cm
5cm
1.2.1.5. Thiết kế cạp lưng, paget đơn, paget đôi
½ Vb + 10cm
2,5cm
4cm
1.2.1.6. Thiết kế lót túi trước, lót túi sau
42cm
18cm
3cm
3cm
23cm
15cm
1.2.2. Thiết kế mẫu mỏng
2. Cắt các chi tiết và chuẩn bị bán thành phẩm
Bảng thống kê số lượng chi tiết (Cho một sản phẩm).
Quần âu nam
STT
Tên chi tiết
Vải chính
Ghi chú
1
Thân trước
2
Dọc canh sợi
2
Thân sau
2
Dọc canh sợi
3
Đáp túi trước
2
Dọc canh sợi
4
Nẹp miệng túi trước
2
Dọc canh sợi
5
Đáp túi sau
2
Ngang canh sợi
6
Miệng túi sau
2
Ngang canh sợi
7
Cạp lưng
4
Dọc canh sợi
8
Paget đơn
1
Dọc canh sợi
9
Paget đôi
1
Dọc canh sợi
10
Passant
6
Dọc canh sợi
Vải lót
11
Lót túi trước
2
Dọc canh sợi
12
Lót túi sau
2
Dọc canh sợi
* Nhận biết mặt vải: Mặt trơn, nhẵn, mịn, có lỗ chân kim đi xuống là mặt phải.
* Trải vải: Trải mặt phải lên trên trải theo tác nghiệp cắt.
Bàn cắt vải vuông thành sắc cạnh, các lá vải phải được trải phẳng trong quá trình trải.không kéo căng các lá vải khi trải.
* Cắt phá, cắt gọt:
- Cắt chính xác theo sơ đồ, theo mẫu cắt gọt
- Các chi tiết lần chính không để sát biên
- Cắt phá các chi tiết lớn
- Cắt gọt các chi tiết: đáp túi, baget, đỉa, viền miệng túi.
Tất cả các chi tiết khi cắt xong phải đứng thành, đường cắt trơn đều, các chi tiết đối xứng phải đảm bảo đối xứng.
* Ủi ép:
- Ủi ép mex baget đơn, viền miệng túi trước, miệng túi sau.
- Kiểm tra chất lượng và yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết ủi ép.
3. May hoàn thiện mẫu áo sơ mi nam học đường
3.1. Quy trình sản xuất sản phẩm
3.2.Yêu cầu về kỹ thuật cắt, may, quy trình may
3.2.1. Cắt BTP
Bán thành phẩm cắt gia đường may:
- Đường may 1 cm: lưng, đáy trước, đáy sau.
- Đường may 1.5 cm: giàng quần, sườn quần.
- Đường may 3,5 cm: gấu quần.
3.2.2. Quy cách may
3.2.2.1. Đường may
	- Mật độ mũi may 5 mũi/cm.
- Độ rộng đường may cạp lưng, đáy là 1 cm.
- Sườn là 1,2 cm.
- Đáy 0,8 cm. 
- Gấu quần 3 cm
3.2.2.2. Hướng lật đường may
- Đáy quần ủi rẻ.
- Giàng quần, sườn quần ủi rẽ
3.2.2.3. Trình tự may:
Bước 1: May túi xéo
- May đáp túi trước vào lót túi trước.
- May nẹp miệng túi trước vào thân trước và lót túi trước.
- Mí miệng túi trước.
- May cạnh nẹp túi vào lót túi.
- May đáy túi.
- Diễu đáy túi.
- Chặn miệng túi trên.
- Cố định miệng túi dưới.
- May căng túi.
Bước 2: May cụm dây kéo
- May dây kéo vào baget đôi.
- May baget đơn vào thân trước trái.
- May 1 đoạn đáy thân trước. (May 2 lần)
- May baget đôi vào thân trước phải.
- May cạnh dây kéo còn lại vào baget đơn.
- Diễu baget.
Bước 3: Mổ túi thân sau
- May pince thân sau.
- Lược lót túi vào thân sau.
- May viền miệng túi sau vào thân sau.
- May đáp túi vào thân sau.
- Mổ túi. Lộn đầy viền miệng túi và đáp túi qua mặt trái thân quần.
- May chặn lưỡi gà.
- May mí cạnh dưới miệng túi mổ.
- May cạnh dưới của viền miệng túi vào lót túi.
- May mí cạnh trên và 2 cạnh bên của miệng túi.
- May cạnh dưới của đáp túi vào lót túi.
- May bao túi.
Bước 4: May sườn thân
- Đặt mặt phải của thân trước và thân sau úp vào nhau. May sườn quần cách mép gấp 1,2 cm.
Bước 5: May cạp lưng
- Đặt mặt phải của cạp lưng ngoài và cạp lưng trong úp vào nhau. May nối cạp lưng ngoài với cạp lưng trong cách mex 0,2 cm. (Riêng đối với quai dê lưng trái, chỉ may cách mex 0,1cm).
- Lộn đầu lưng trái. 
- Lật mép vải về phía cạp lưng trong, đặt mặt phải ngửa lên, diễu 0,5cm phía lưng trong.
- May gấp mép cạnh dưới của lưng trong 0,5 cm vào bên trong.
Bước 6: Tra lưng
- Đặt thân quần nằm dưới, lưng nằm trên, mặt phải của cạp lưng ngoài úp vào mặt phải của thân quần, hai mép vải bằng nhau, may theo cạnh dưới lưng cách mex 0,1cm.
- Lưng bên kia may tương tự.
- May đầu lưng bên phải. Lộn đầu lưng bên phải.
- Mí lưng: Gấp mép vải nằm gọn vào giữa 2 lớp lưng. May lọt khe đường tra lưng. Đầu lưng diễu 0,2 cm.
	Bước 7: May passant
	- May đầu trên của pasant vào cạnh trên của cạp lưng, cách cạnh trên cảu lưng 0,5 cm.
	- Lật đầu dưới của passant xuống dưới, gấp mép 0,5cm và may cố định vào thân quần.
Bước 8: May giàng quần
- Gấp mặt phải thân quần vào trong, hai mép giàng quần bằng nhau, may cách mép vải 1,2 cm.
Bước 9: Ráp đáy sau
- Lồng hai ống quần mặt phải úp vào nhau. Đặt hai mẹp đáy quần bằng nhau. Ráp đáy quần theo dấu. (May 2 lần)
Bước 10: May gấu quần
- Gấp mép gấu quần lên 3,5 cm. May diễu 3cm.
Bước 11: Cắt chỉ, kiểm tra, ủi hoàn thành sản phẩm
- Cắt chỉ, kiểm tra các đường may, ủi hoàn thành sản phẩm.
CÁC DẠNG SAI HỎNG KHI MAY, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
STT
Dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
1
Chi tiết ủi mồi, ép Mex bong dộp, thâm kim, xếp nếp, dính chỉ hay sợi vải hoặc đốm bẩn trong Mex.
- Chưa ủi nóng vải trước khi ép mex.
- Nhiệt độ ủi chưa đúng.
- Lực ép và thời gian chưa đủ.
- Vải hoặc mex không vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Ủi nóng vải trước khi ép mex.
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
- Ủi đủ thời gian và dùng đủ lực ép.
- Vệ sinh vải và mex sạch sẽ trước khi ủi.
2
Diễu paget không đều, hở.
- Tra dây kéo chưa đúng phương pháp..
- Khi diễu, sử dụng rập thành phẩm, cố định paget trước khi diễu..
3
Diễu lai quần, paget không đều
- Do lấy dấu không chính xác.
- Khi diễu, sử dụng rập thành phẩm và cố định trước khi may.
- Lấy dấu may thật chính xác hoặc dùng cử gá lắp.
4
Túi sau bị lệch, không đối xứng.
- Lấy dấu không chính xác.
- Lấy dấu vị trí túi chính xác.
5
Miệng túi trước bị hở.
- Bai, giãn trong quá trình may.
Khi may, diễu miệng túi phải đặt bán thành phẩm êm, phẳng, có thể ép mex tại vị trí may miệng túi.
6
Túi sau bị bể góc, không vuông góc, không ôm khít.
- Đường may viền không chính xác, baamsmieengj túi không chính xác, may chặn 2 đầu miệng túi không vuông.
- Khi chặn lưỡi gà, phải đặt chi tiết bán thành phẩm êm, phẳng, kín miệng túi rồi mới chặn lưỡi gà, lấy dấu tra túi phải chính xác. Khi bấm lưỡi gà phải cách điểm cuôi đường may định hình 2 canh sợi. Khi chặn lưỡi gà phải vuố và xếp cạnh miệng túi vuông các góc.
Bài 4:
Cắt - May váy nữ học đường
Thời gian: 29 giờ
LT: 4h; TH: 218h; KT: 4h
Mục tiêu của bài:
Lựa chọn được màu sắc, chất liệu phù hợp với đối tượng và kiểu dáng sản phẩm;
Cắt đầy đủ các chi tiết của kiểu mẫu váy nữ học đường;
May hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo hình dáng, kích thước, phù hợp với cơ thể và hợp thời trang; 
Tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn và định mức thời gian; 
Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp.
1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu
1.1. Nghiên cứu mẫu 
* Kết cấu, thông số, quy cách của mẫu
	- Váy làm bằng chất liệu vải thô hoặc kaki.
	- Váy được bổ cắt rời ở vị trí ngang mông, phần dưới được xếp nếp tạo sự thoải mái khi mặc
	- Váy được may vừa không bó sát, với chất liệu vải kaki cộng với thiết kế xếp nếp ở thân trước và sau tạo cho người mặc có cảm giác khỏe mạnh, năng động và vận động thoải mái.
	- Kết cấu sản phẩm đơn giản nhưng không làm mất đi yếu tố thời trang và sự trẻ trung, năng động của tuổi học trò.
* Quy cách của sản phẩm, yêu cầu kĩ thuật sản phẩm may
- Sản phẩm may xong phải êm phẳng thẳng đều, đúng dáng, đủ thông số.
- Đầu và cuối đường may lại mũi trùng khít (1cm) ba lần chỉ.
- Các mũi may không xù chỉ bỏ mũi.
- Sản phẩm may xong đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
Bảng thông số váy nữ
TT
Vị trí đo
Ký hiệu
Thông số đo (cm)
cỡ S
cỡ M
cỡ L
1
Dài váy
Dv
40
42
44
2
Hạ mông
Hm
16
16.5
17
3
Vòng bụng
Vb
60
62
64
4
Vòng mông
Vm
76
78
80
Bản vẽ mô tả mặt trước mặt sau của sản phẩm
Mặt trước
Mặt sau
1.2. Thiết kế mẫu (cỡ S)
1.2.1. Xây dựng mẫu 
1.2.1.1. Thiết kế thân trước
	* Thân trước 
	- Dài váy = sđ= 44 cm
- Hạ mông = 18 cm
	- Rộng thân trước = ¼ Vm + 0.5 = 20.5 cm
	- Giảm đầu cạp = 3cm . Từ giữa thân trước lấy xuống 1cm 
- Gấu thêm ra 3 cm lên 1cm
	- Vạch đường cong sườn, eo và gấu
	* Chiết 
	- ¼ Vòng eo thật = 64/4= 16 cm
	- Rộng chiết = 20.5 – 3 – 16 = 1.5 cm
	- Dài chiết = 9cm
	- Vẽ chiết nằm ngay giữa 
1.2.1.2. Thiết kế thân sau
Cách vẽ giống thân trước chỉ khác ở đường eo giảm sâu hơn 1cm.
1.2.1.3. Thiết kế xếp ly váy
	Cắt ngang đường hạ mông và tạo ly ở phần còn lại. Tạo 8 ly, mỗi ly rộng 4 cm. Thêm độ rộng thân tại vị trí gập = 32 cm
	Cắt rời phần hạ mông của thân trước và sau. Lấy phần từ hạ mông xuống gấu và chia đường hạ mông làm 8 phần bằng nhau, cắt bổ, sau đó mỗi điểm cắt lấy rộng ra 2 bên 2cm là ly. Sang dấu lại chi tiết và bấm dấu vị trí xếp ly.
1.2.1.4. Cạp lót
- Rộng cạp = 3 cm
	- Dài cạp = Vòng eo + 2 = 18cm
1.2.2. Thiết kế mẫu mỏng
2. Cắt các chi tiết và chuẩn bị bán thành phẩm
Bảng thống kê số lượng chi tiết (Cho một sản phẩm).
Váy
STT
Tên chi tiết
Vải chính
Ghi chú
1
Thân trước trên
1
Dọc canh sợi
2
Thân sau trên
1
Dọc canh sợi
3
Cạp lót
2
Ngang canh sợi
4
Thân dưới
2
Dọc canh sợi
* Nhận biết mặt vải: Mặt trơn, nhẵn, mịn, có lỗ chân kim đi xuống là mặt phải.
* Trải vải: Trải mặt phải lên trên trải theo tác nghiệp cắt.
Bàn cắt vải vuông thành sắc cạnh, các lá vải phải được trải phẳng trong quá trình trải.không kéo căng các lá vải khi trải.
* Cắt phá, cắt gọt:
- Cắt chính xác theo sơ đồ, theo mẫu cắt gọt
- Các chi tiết lần chính không để sát biên
- Cắt phá các chi tiết lớn
- Cắt gọt chi tiết: thân trước trên, thân sau trên, cạp lót.
Tất cả các chi tiết khi cắt xong phải đứng thành, đường cắt trơn đều, các chi tiết đối xứng phải đảm bảo đối xứng.
* Ủi ép:
- Ủi ép mex cạp lót.
- Kiểm tra chất lượng và yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết ủi ép.
3. May hoàn thiện mẫu áo sơ mi nam học đường
3.1. Quy trình sản xuất sản phẩm
3.2.Yêu cầu về kỹ thuật cắt, may, quy trình may
3.2.1. Cắt BTP
Bán thành phẩm cắt gia đường may:
- Đường may 1 cm: vòng eo, đường ráp thân trên và thân dưới váy..
- Đường may 1,5 cm: sườn váy.
- Đường may 2.5 cm: gấu váy.
3.2.2. Quy cách may
3.2.2.1. Đường may
- Độ rộng đường may là 1 cm.
- Sườn là 1,5 cm.
- Các đường diễu là 0,5cm.
- Gấu váy gấp 2,5 cm
3.2.2.2. Hướng lật đường may
- Đường ráp thân trên và thân dưới lật về thân trên.
- Đường tra cạp lật về phía cạp.
- Sườn thân ủi rẽ.
3.2.2.3. Trình tự may:
Bước 1: Xếp ly váy
- May lược ly váy theo dấu bấm.
Bước 2: May pince váy
- May pince váy từ đường ngang eo đến đỉnh váy theo dấu định vị.
Bước 3: Ráp thân trên và thân dưới váy
- Đặt mặt phải của thân trên và thân dưới váy úp vào nhau, may cách mép vải 1cm.
- Vắt sổ chập đường ráp thân trên và thân dưới.
Bước 4: May sườn váy
- Đặt mặt phải thân trước và thân sau úp vào nhau. May sườn váy bên trái cách mép vải 1,5 cm.
- Sườn váy bên phải may 1 đoạn đến vị trí lấy dấu.
Bước 5: Tra dây kéo
- May lược dây kéo lên mép vải sườn thân váy (đường lược cách răng dây kéo 0,5cm, đầu chặn dây kéo cách đường tra cạp 0,3cm).
- Trải 1 bên thân áo và nẹp áo nằm êm, mặt trái của răng dây kéo ngửa lên. Tra dây kéo theo đường rãnh của răng dây kéo. May từ đường tra cạp lừng đến điểm cuối chiều dài đường xẻ.
- May cạnh còn lại tương tự nhưng may từ dưới lên.
Bước 6: May cạp lưng
- Ráp sườn 2 cạp lưng với nhau
- May cạp lên cạnh dây kéo.
- Gấp mép vải dầu dây kéo về phía cạp, may cạp lưng cách mép 1cm.
- Gấp góc đầu cạp lưng, lộn đẩy mặt phải ra ngoài.
- Lật mép vải về phía cạp lưng, diễu 0,5 cm.
	Bước 7: May gấu váy
- Gấp gấu váy 2,5cm. Diễu gấu váy 2,5 cm.
Bước 8: Cắt chỉ, kiểm tra, ủi hoàn thành sản phẩm
- Cắt chỉ, kiểm tra các đường may, ủi hoàn thành sản phẩm.
* CÁC DẠNG SAI HỎNG KHI MAY, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
STT
Dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
1
Chi tiết ủi mồi, ép Mex bong dộp, thâm kim, xếp nếp, dính chỉ hay sợi vải hoặc đốm bẩn trong Mex.
- Chưa ủi nóng vải trước khi ép mex.
- Nhiệt độ ủi chưa đúng.
- Lực ép và thời gian chưa đủ.
- Vải hoặc mex không vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Ủi nóng vải trước khi ép mex.
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
- Ủi đủ thời gian và dùng đủ lực ép.
- Vệ sinh vải và mex sạch sẽ trước khi ủi.
2
Dây kéo bị dợn sóng
- Do các lớp vải bị bai giãn, không kéo dây kéo khi tra.
- Cầm thân váy khi may lược dây kéo, hơi kéo dây kéo khi tra.
3
Dây kéo bị hở
- Không sang dấu trước khi may, may không sát răng dây kéo.
- May đường tra dây kéo (tra bằng chân vịt 1 bên) phải thẳng và sát với đường răng dây kéo.
4
Bị nhíu ở cuối đường xẻ dây kéo
- Đường tra dây kéo không thẳng, không sát với đường nối sườn váy, mép vải 2 bên kéo không đều tay.
- Đường tra dây kéo phải thẳng, sát với đường nối sống lưng, mép vải 2 bên phải kéo đều tay.

File đính kèm:

  • docde_cuong_mo_dun_may_trang_phuc_hoc_duong.doc