Dạy học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh ở Tiểu học theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia anh và chương trình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết dựa trên những nghiên cứu về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh đối với học

sinh (HS) cấp tiểu học, kết hợp với các cơ sở pháp lí và thực trạng của việc dạy học tiếng Anh trên

địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) để phân tích các ưu điểm của mô hình dạy học tiếng

Anh tích hợp, những kết quả đạt được và những khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai; từ đó

đưa ra một số kết luận và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn

TPHCM.

pdf 8 trang thom 06/01/2024 4180
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh ở Tiểu học theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia anh và chương trình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh ở Tiểu học theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia anh và chương trình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dạy học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh ở Tiểu học theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia anh và chương trình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 14, Số 7 (2017): 191-198 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 14, No. 7 (2017): 191-198
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
191 
DẠY HỌC CÁC MÔN TOÁN, KHOA HỌC VÀ TIẾNG ANH Ở TIỂU HỌC 
THEO CHUẨN TIÊN TIẾN DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP 
CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA ANH VÀ CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NAM 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Hoàng Trường Giang* 
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh 
Ngày Tòa soạn nhận được bài: 03-6-2017; ngày phản biện đánh giá: 10-7-2017; ngày chấp nhận đăng: 29-7-2017 
TÓM TẮT 
Bài viết dựa trên những nghiên cứu về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh đối với học 
sinh (HS) cấp tiểu học, kết hợp với các cơ sở pháp lí và thực trạng của việc dạy học tiếng Anh trên 
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) để phân tích các ưu điểm của mô hình dạy học tiếng 
Anh tích hợp, những kết quả đạt được và những khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai; từ đó 
đưa ra một số kết luận và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 
TPHCM. 
Từ khóa: phương pháp tích hợp, tiểu học, chương trình Quốc gia Anh. 
ABSTRACTS 
Teaching Mathematics, Science and English in primary schools 
with advanced standards based on the integration of the national English program 
with the Vietnamese program in Ho Chi Minh City 
 Based on studies about the importance of English learning to primary school students, 
combining with legal foundations and the reality of English teaching in Ho Chi Minh City, the 
article analyses advantages of the integrated English teaching model, achievements and challenges 
during the implementation; in light of which, some conclusions have been drawn and solutions 
proposed to enhance the quality of English teaching and learning in Ho Chi Minh City 
Keywords: integrated methodology, primary, national English program. 
* Email: gianght@hcmup.edu.vn 
1. Tầm quan trọng của việc dạy học 
bằng tiếng Anh đối với học sinh tiểu học 
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan 
trọng đối với quá trình nhận thức lí tính 
của trẻ. Thông qua khả năng ngôn ngữ ta 
có thể đánh giá sự phát triển trí tuệ của trẻ. 
Hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành 
thạo. Khi trẻ vào lớp 1, bắt đầu sử dụng 
ngôn ngữ viết; đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết 
đã dần hoàn thiện. Nhờ có ngôn ngữ phát 
triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự 
nhận thức thế giới xung quanh và tự khám 
phá bản thân thông qua các kênh thông tin 
khác nhau. Bên cạnh việc phát triển ngôn 
ngữ mẹ đẻ cho trẻ, vấn đề cho trẻ học tập, 
một ngôn ngữ khác cũng đang thu hút sự 
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 191-198 
192 
Joan Kang Shin, chuyên gia giảng 
dạy tiếng Anh của Hoa Kì, trong Hội thảo 
“Phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho HS 
tiểu học” tại Trường Đại học Cần Thơ 
(2009) khi trao đổi về tầm quan trọng của 
việc dạy tiếng Anh cho HS tiểu học cũng 
như dạy học các môn học bằng tiếng Anh, 
đã nhận xét: 
“Việc giúp trẻ em làm quen sớm với 
tiếng Anh là phù hợp với xu hướng chung 
của thế giới. Mặt khác, ngày nay người ta 
không dạy tiếng Anh một cách đơn thuần, 
mà còn sử dụng tiếng Anh như một công 
cụ chuyển tải kiến thức cho các môn học 
khác như toán, khoa học... Nhiều nước đã 
đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục 
như vậy. Cần coi trọng tiếng Anh bậc tiểu 
học bởi được tiếp cận với tiếng Anh ở độ 
tuổi càng nhỏ thì hiệu quả càng cao”. 
Trong vòng 50 năm trở lại đây, các 
nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới đã 
khẳng định việc học ngoại ngữ khi còn nhỏ 
không những không ảnh hưởng đến năng 
lực tiếng mẹ đẻ mà còn có nhiều tác dụng 
tích cực đến năng lực ngôn ngữ sau này. 
Tatiana đã khẳng định rằng trẻ em khi học 
ngoại ngữ sẽ đạt được những tiến bộ vượt 
trội hơn so với người lớn, đặc biệt trong 
việc phát triển khả năng giao tiếp lưu loát. 
Điều đó có nghĩa là khi phát âm sẽ không 
có sự khác biệt quá lớn so với người bản 
ngữ (Tatiana G., 2007, p.50). Một nghiên 
cứu tại Mĩ so sánh trẻ em nhập cư và người 
trưởng thành nhập cư vào quốc gia này đã 
chứng minh rằng nhân tố lứa tuổi đóng vai 
trò quan trọng trong việc xác định người 
học sẽ phát âm giống hay khá giống với 
người bản ngữ. Một nghiên cứu khác được 
tiến hành với 46 người Trung Quốc và Hàn 
Quốc nhập cư (từ 3 đến 36 tuổi) đã cho 
thấy những người nhập cư khi còn trẻ có 
năng lực tiếng Anh tốt và ổn định hơn so 
với những người nhập cư ở tuổi trưởng 
thành (Tatiana G., 2007, p.102) 
Ngoài ra còn có một cách giải thích 
khác cho vấn đề này, theo Lenneberg, một 
nhà ngôn ngữ học và thần kinh học người 
Mĩ gốc Đức, thì đó là do gene bẩm sinh 
trong việc học ngôn ngữ. Điều này giống 
như một em bé khi sinh ra đã có sẵn khả 
năng học tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, khả năng 
bẩm sinh này không tồn tại trong suốt cuộc 
đời một con người mà nó sẽ biến mất sau 
một thời điểm, thời điểm đó được gọi là 
thời điểm thuận lợi nhất để thụ đắc một 
ngôn ngữ (critical period). Đối với con 
người, thời điểm này sẽ kết thúc sau tuổi 
dậy thì (12-13 tuổi) (Lenneberg E., 1967, 
p.22). Giai đoạn phát triển này được biết 
đến bằng cụm từ “những cánh cửa cơ hội” 
(windows of opportunity). Nếu vì một lí do 
nào đó, một người không tận dụng được cơ 
hội của mình thì sẽ không còn cơ hội phát 
triển trong những năm sau của cuộc đời. 
Những nghiên cứu được đề cập ở 
trên càng khẳng định: 
“Học tiếng Anh ở tiểu học giúp HS 
hình thành và phát triển năng lực giao tiếp 
bằng tiếng Anh thông qua các kĩ năng 
nghe, nói, đọc, viết. Đồng thời, việc học 
tiếng Anh là một trong những điểm khởi 
đầu góp phần cho việc hình thành và phát 
triển kĩ năng học tập suốt đời, năng lực làm 
việc trong tương lai và khả năng tham gia 
các hoạt động văn hóa – xã hội. Hơn nữa, 
học tiếng Anh ở tiểu học còn tạo nền tảng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Hoàng Trường Giang 
193 
cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở các bậc 
học tiếp theo cũng như học các ngôn ngữ 
cần thiết khác trong tương lai” (Thủ 
tướng Chính phủ, 30/9/2008, Quyết định số 
1400/QĐ-TTg, tr.5) 
2. Dạy học các môn Toán, Khoa học 
và tiếng Anh ở tiểu học theo chuẩn tiên 
tiến dựa trên phương pháp tích hợp 
chương trình quốc gia Anh và chương 
trình Việt Nam tại TPHCM 
2.1. Chương trình tiếng Anh cấp Tiểu 
học tại TPHCM 
2.1.1. Cơ sở pháp lí 
Để triển khai quy định về dạy và học 
bằng tiếng nước ngoài được chất lượng, 
hiệu quả, từ năm 2008, Thủ tướng Chính 
phủ ban hành Quyết định số 1400/QĐ-TTg 
phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ 
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai 
đoạn 2008-2020”, với mục tiêu chung: 
“Đổi mới toàn diện việc dạy và học 
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, triển khai chương trình dạy và học 
ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào 
tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một 
bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử 
dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất 
là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 
2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp 
trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng 
lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong 
giao tiếp, học tập, làm việc trong môi 
trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; 
biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của 
người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” 
(tr.1). 
Đề án cũng đã xác định 7 nhiệm vụ 
và 6 nhóm giải pháp quan trọng liên quan 
đến môn học; chương trình đào tạo; giáo 
viên; kiểm tra, đánh giá trong đào tạo Về 
tổ chức thực hiện, giai đoạn 2016 - 2020, 
Đề án yêu cầu: 
“Trọng tâm của giai đoạn này là triển 
khai chương trình ngoại ngữ 10 năm trên 
quy mô cả nước và triển khai chương trình 
dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với 
tất cả các trường dạy nghề, trung cấp 
chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; tiếp 
tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng 
cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của 
giáo viên ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ 
đào tạo; tiếp tục xây dựng các phòng dạy 
và học ngoại ngữ, phòng nghe nhìn và 
phòng học đa phương tiện cho trường học 
các cấp; triển khai chương trình 10 năm đối 
với 100% HS lớp 3 trong cả nước; triển 
khai chương trình dạy và học ngoại ngữ 
tăng cường đối với tất cả các trường dạy 
nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng 
và đại học trong cả nước.” (Thủ tướng 
Chính phủ, 30/9/2008, Quyết định số 
1400/QĐ-TTg). 
Tiếp thu sự chỉ đạo và phát huy mục 
tiêu chung kể trên, Sở Giáo dục và Đào tạo 
TPHCM đã tham mưu, đề xuất với Ủy ban 
nhân dân TPHCM ban hành Quyết định số 
448/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 
2012 về Phê duyệt Đề án “Phổ cập và nâng 
cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS 
phổ thông và chuyên nghiệp TPHCM giai 
đoạn 2011- 2020” với các mục tiêu cụ thể 
liên quan đến bậc học tiểu học như triển 
khai chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu 
từ lớp 3, tiếng Anh bắt buộc ở các cấp phổ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 191-198 
194 
thông; đồng thời triển khai dạy và học 
tiếng Anh các khối lớp 1, lớp 2 ở những 
trường có điều kiện theo chương trình tiếng 
Anh tăng cường. Từ năm 2011 đến năm 
2012 triển khai dạy tiếng Anh theo chương 
trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
(GD&ĐT) cho khoảng 20% số lượng HS 
lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt 
khoảng 70% vào năm học 2015-2016; 
100% vào năm học 2018-2019. Song song 
đó tiếp tục triển khai chương trình tiếng 
Anh tăng cường, phấn đấu năm học 2011-
2012 có 20% HS lớp 1 được học tiếng Anh 
tăng cường, đến năm học 2015-2016 là 
30% và đảm bảo đến năm học 2018-2019 
có 100% HS tiểu học được học tiếng Anh 
theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT 
hoặc chương trình tiếng Anh tăng cường 
(tr.9). 
2.1.2. Thực trạng dạy học tiếng Anh ở cấp 
tiểu học tại TPHCM 
Căn cứ theo chỉ đạo của các cấp quản 
lí, nhu cầu phụ huynh và khả năng đáp ứng 
của đơn vị, từ năm 2011, Sở GD&ĐT 
TPHCM đã chỉ đạo cho các Phòng 
GD&ĐT quận, huyện và các trường tiểu 
học trên địa bàn tổ chức dạy tiếng Anh 
theo nhiều chương trình đa dạng, hiện đại. 
Theo đó, việc dạy học tiếng Anh trên địa 
bàn Thành phố được thực hiện với 4 loại 
hình: tiếng Anh tự chọn (sẽ kết thúc vào 
năm 2020), tiếng Anh đề án, tiếng Anh 
tăng cường và chương trình tích hợp Toán, 
Khoa học và tiếng Anh. Trường tổ chức 
học tiếng Anh là trường học 2 buổi/ngày. 
Thời lượng giảng dạy theo chương trình 
Tiếng Anh tự chọn và Tiếng Anh đề án tối 
thiểu 4 tiết/tuần và tối đa 8 tiết/tuần 
(khuyến khích có 2 tiết sử dụng phần mềm 
hỗ trợ). Thời lượng giảng dạy theo chương 
trình Tiếng Anh tăng cường và chương 
trình tích hợp không quá 8 tiết/tuần (bao 
gồm cả việc sử dụng các phần mềm dạy 
học hỗ trợ). Hiện thành phố có 247 trường 
dạy chương trình Tiếng Anh tăng cường, 
392 trường dạy Tiếng Anh đề án và 403 
trường dạy Tiếng Anh tự chọn (mỗi trường 
chỉ thực hiện 2 loại hình). Tổng số HS học 
tiếng Anh của Thành phố là 
464581/579592 chiếm 80,16% 
Có thể thấy, từ nhiều năm qua, 
TPHCM đã tạo ra một bước đột phá tương 
đối lớn trong việc dạy học tiếng Anh cho 
HS tiểu học. Các loại hình kể trên về cơ 
bản vẫn đáp ứng theo yêu cầu của Bộ 
GD&ĐT với thời lượng học tập 4 tiết/ 
tuần, đáp ứng các chuẩn kiến thức, kĩ năng 
cần thiết theo từng khối lớp. Tuy nhiên, 
điểm khác biệt lớn nhất của TPHCM so với 
các tỉnh thành khác trên toàn quốc đó là 
việc dạy học tiếng Anh đã được mạnh dạn 
triển khai đối với đối tượng HS lớp 1 (từ 
năm học 2011–2012). HS được tiếp cận 
với nhiều tài liệu học tập tiên tiến như 
Family and Friends Special Edition, Let’s 
Learn English, Gogo Loves English 
cùng nhiều phần mềm hỗ trợ như Phonics 
UK, Dyned, E. Study, I Learn, Ismart..., 
qua đó giúp các em phát triển tương đối 
toàn diện 4 kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, 
đọc, viết. Riêng loại hình tiếng Anh tăng 
cường, ngoài 4 tiết học một tuần theo quy 
định, các em còn được học tăng cường 
thêm 4 tiết với nhiều hình thức học tập đa 
dạng như hoạt động đọc kể chuyện (Story 
telling/reading), niềm đam mê đọc sách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Hoàng Trường Giang 
195 
(My passion for Reading), câu lạc bộ đọc 
hiểu (Reading Circle), hoạt động “dạy học 
theo dự án” (Project based activities), 
giảng dạy tiếng Anh qua văn hóa Việt 
Nam, giúp các em hình thành các thói 
quen phản xạ ngôn ngữ, hình thành văn 
hóa đọc đối với tài liệu nước ngoài, hình 
thành các kĩ năng ngôn ngữ tương thích với 
các kì thi quốc tế Bên cạnh những loại 
hình kể trên, từ năm học 2015–2016, 
TPHCM tiếp tục là đơn vị đầu tiên triển 
khai chương trình dạy học các môn Toán, 
Khoa học và Tiếng Anh ở tiểu học theo 
chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích 
hợp chương trình quốc gia Anh và Việt 
Nam (Chương trình tiếng Anh tích hợp) 
nhằm mang lại nhiều hơn nữa cơ hội tiếp 
cận với giáo dục thế giới cho HS tiểu học 
trên địa bàn Thành phố. 
2.2. Chương trình tiếng Anh tích hợp 
2.2.1. Cơ sở pháp lí và nội dung chương 
trình 
Ngày 17/12/2014, Thủ tướng Chính 
phủ đã ban hành Quyết định số 
72/2014/QĐ-Tg quy định việc dạy và học 
bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và 
cơ sở giáo dục khác theo nguyên tắc: Việc 
dạy và học bằng tiếng nước ngoài xuất phát 
từ nhu cầu của xã hội và sự tự nguyện của 
người học. Các chương trình, môn học 
được dạy và học bằng tiếng nước ngoài 
phải bảo đảm mục tiêu, nội dung, phương 
pháp giáo dục, đào tạo của từng cấp học, 
trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu các quy 
định pháp luật liên quan đến giáo dục, đào 
tạo và dạy nghề. Các chương trình giáo dục 
thường xuyên được dạy và học bằng tiếng 
nước ngoài phải tuân theo các quy định 
như đối với các chương trình tương ứng 
của giáo dục chính quy. Các chương trình 
đào tạo hoặc môn học được dạy và học 
bằng tiếng nước ngoài nào thì việc kiểm 
tra, thi, đánh giá phải được thực hiện bằng 
tiếng nước ngoài đó tại các cơ sở giáo dục 
đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 
Trên tinh thần đó, có thể thấy, việc 
triển khai chương trình tích hợp dạy Toán, 
Khoa học bằng tiếng Anh tích hợp chương 
trình quốc gia Anh và chương trình quốc 
gia Việt Nam tại TPHCM nhằm đáp ứng 
nhu cầu học tập của các HS có mong muốn 
học Toán và Khoa học thông qua tiếng 
Anh. Chương trình giúp HS nâng cao năng 
lực ngoại ngữ một cách hiệu quả và đạt 
được các mục tiêu phát triển các kĩ năng 
mềm khác. Việc cộng đồng kinh tế 
ASEAN có hiệu lực từ cuối năm 2015 và 
Việt Nam tham gia vào Hiệp định TPP 
càng nâng cao tầm quan trọng của công tác 
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho 
TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. 
Khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh sẽ 
giúp Việt Nam nắm bắt các cơ hội đầu tư 
cũng như phát triển tri thức để thực sự hội 
nhập trong giai đoạn lịch sử này. Chương 
trình cũng trang bị cho HS những kiến thức 
và kĩ năng cần thiết để chuẩn bị đón nhận 
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Về cơ bản, các nội dung kiến thức 
của 3 môn Tiếng Anh, Toán, Khoa học của 
chương trình giáo dục Anh quốc được phân 
bố dựa trên khung chương trình của Bộ 
Giáo dục Việt Nam, trong đó vẫn đảm bảo 
thực hiện đầy đủ chương trình khung cho 
các khối lớp của chương trình Việt Nam. 
Ngoài môn tiếng Anh, HS được học môn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 191-198 
196 
Toán và Khoa học cũng bằng tiếng Anh 
với 100% giáo viên bản ngữ từ các quốc 
gia Anh, Australia, Hoa Kì, Canada. Các 
giáo viên đảm nhiệm việc giảng dạy các 
môn này kết hợp với Việt Nam dạy chương 
trình chính khóa. Phương pháp giảng dạy 
các môn Toán, Khoa học, Tiếng Anh là 
phương pháp LLIL (viết tắt của Learning 
Language Integrated Learning – phương 
pháp tích hợp nội dung và ngôn ngữ). 
Phương pháp này đặc biệt quan trọng khi 
dạy môn Toán và Khoa học vì LLIL cho 
phép giáo viên đồng thời dạy HS nội dung 
mới trong khi vẫn mở rộng kiến thức về 
ngôn ngữ Anh một cách thú vị và hấp dẫn, 
đồng thời phương pháp này cũng mang 
tính thực hành và ứng dụng cao, khuyến 
khích phát triển tư duy sáng tạo và tăng sự 
hứng thú của HS, phát triển khả năng làm 
việc theo nhóm và tính tự chủ cao trong 
học tập và rèn luyện tri thức. 
Ngoài ra, việc bảo đảm cho HS ở các 
trình độ khác nhau trong cùng lớp học phải 
nhận được sự hỗ trợ phù hợp từ giáo viên 
là rất quan trọng. Hai trong số các phương 
pháp dạy học chính khác được áp dụng để 
đạt được điều này là phương pháp 
Scaffolding (phương pháp giảng dạy phân 
tầng kiến thức - giúp cung cấp cho HS sự 
hỗ trợ từng bước một và dần dần giáo viên 
sẽ giảm bớt sự hỗ trợ để giúp các em trở 
nên độc lập hơn trong việc học của mình) 
và Differentiation (phương pháp giảng 
dạy phân hóa HS theo trình độ - vừa lấy 
HS làm trung tâm và mỗi HS được xem là 
một cá thể, đảm bảo rằng tài liệu dạy học 
và sự hỗ trợ từ giáo viên phải phù hợp với 
khả năng của HS). Mục tiêu của các 
phương pháp trên đều hướng tới giờ học 
trở nên sinh động nhằm khuyến khích HS 
tham gia giờ học hiệu quả hơn thông qua 
việc sử dụng âm thanh, hình ảnh và các 
hoạt động tương tác trong giờ học. 
Bên cạnh đó, phương pháp cá thể hóa 
cũng là một trong những phương pháp 
giảng dạy quan trọng được chú ý của 
chương trình tích hợp. Phương pháp này 
hướng HS đến những cách học và tốc độ 
học khác nhau phù hợp với khả năng của 
mỗi HS. Điểm mấu chốt của phương pháp 
này chính là việc sử dụng hợp lí các hoạt 
động giảng dạy phân tầng kiến thức cũng 
như phân hóa HS theo trình độ; tập trung 
phát triển kĩ năng học độc lập cho HS. 
Chẳng hạn, khi dạy môn Toán, giáo viên 
luôn bảo đảm rằng HS được tham gia các 
hoạt động khác nhau để có thể đáp ứng 
nhiều cách học khác nhau, cũng như việc 
xây dựng kiến thức trên nền tảng kiến thức 
HS đã được học trước đó, đồng thời đưa ra 
những thách thức phù hợp giúp HS có cơ 
hội phát triển hơn nữa. Điều này bảo đảm 
rằng tất cả HS đều có thể tiếp thu bài học 
theo khả năng của mình cũng như HS có 
thể phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh 
cá nhân. 
Quan trọng hơn nữa, một trong 
những điểm mấu chốt quyết định việc thực 
hiện chương trình tại TPHCM, đó là chuẩn 
đầu ra của chương trình. Theo đó, khi hoàn 
thành chương trình học, các em sẽ được 
tham gia kì thi lấy chứng chỉ quốc tế của 
Hội đồng khảo thí Edexcel (Hội đồng Khảo 
thí lớn nhất của Anh), tạo tiền đề cho 
những bước phát triển rộng hơn của các em 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Hoàng Trường Giang 
197 
trong tương lai khi tiếp cận với giáo dục 
thế giới. 
2.2.2. Thành quả bước đầu và những khó 
khăn gặp phải 
Tính đến thời điểm này, TPHCM đã 
triển khai giảng dạy chương trình tích hợp 
cho HS lớp 1, 2 của 46 trường tiểu học, với 
212 lớp và 7400 HS. Qua số liệu kết quả 
kiểm tra trong Học kì I và Học kì II của 
năm học 2015-2016 và năm học 2016-
2017, có thể thấy kết quả tích cực của 
chương trình - với hơn 97% HS lớp 1, 2 đạt 
điểm Khá - Giỏi trong năm học 2015-2016, 
gần 99% HS lớp 1, 2, 3 đạt điểm Khá – 
Giỏi trong năm học 2016-2017 và không 
có HS dưới điểm Trung bình. Đây là một 
kết quả khả quan, vượt trên cả mong đợi 
của chương trình. Dựa trên số liệu thu thập 
và quá trình kiểm tra nắm tình hình thực tế, 
có thể thấy HS theo học chương trình này 
có một sự tiến bộ đáng ghi nhận so với các 
bạn cùng trang lứa. Kĩ năng ngoại ngữ 
(nghe, nói, đọc viết) của các em phát triển 
đồng đều, vốn từ được mở rộng, khả năng 
làm việc độc lập với giáo viên bản ngữ 
được cải thiện. Đặc biệt, điều đáng ghi 
nhận nhất đó là những kiến thức liên quan 
đến hai môn Toán và Khoa học như các 
khái niệm, từ vựng chuyên môn đã được 
các em tiếp thu tương đối dễ dàng. 
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 
hai năm triển khai chương trình tích hợp, 
vẫn còn tồn tại một số khó khăn xuất phát 
từ những lí do chủ quan và khách quan 
nhất định. Cụ thể, một số trường chưa thể 
sắp xếp đầy đủ ngay các điều kiện cơ sở 
vật chất (thiếu phòng học) nên chưa đáp 
ứng được hoàn toàn nhu cầu đã đăng kí của 
phụ huynh và HS. Tại một số khu vực, phụ 
huynh và HS muốn tham gia chương trình 
nhưng chưa có trường (theo phân tuyến/ 
địa bàn) được mở, vì vậy gặp khó khăn 
trong việc đăng kí học. Cách hiểu của một 
số phụ huynh về quá trình học tiếng Anh 
còn theo nếp nghĩ truyền thống của nhiều 
năm trước (học tiếng Anh theo từng từ, 
thông qua việc dịch từ ra tiếng Việt) dẫn 
đến việc phụ huynh còn chưa hiểu hết ý 
nghĩa của việc áp dụng phương pháp giảng 
dạy mới, hướng tới việc luyện cho HS cách 
học độc lập cũng như rèn luyện khả năng 
tự chủ trong các tình huống của cuộc sống 
sau này. Bên cạnh đó, chi phí học tập còn 
tương đối cao cũng là một rào cản nhất 
định đối với HS muốn tham gia chương 
trình này. 
3. Kết luận và đề xuất 
Song song với các chương trình tiếng 
Anh cấp Tiểu học đang được triển khai 
giảng dạy trên địa bàn TPHCM, chương 
trình tích hợp đã và đang đáp ứng được 
nhu cầu học tiếng Anh của HS, đảm bảo 
cung cấp được khối lượng kiến thức toàn 
diện cho HS, chú trọng việc học đi đôi với 
thực hành. Chương trình mang tính học 
thuật sâu, khung chương trình có sự tích 
hợp với chương trình tiếng Việt, những 
kiến thức trùng lặp giữa chương trình Anh 
và chương trình Việt Nam được giảm tải 
một cách khoa học, giáo viên Việt Nam chỉ 
cần củng cố, bổ sung kiến thức nên nhẹ 
nhàng hơn cho HS; bảo đảm tính quốc tế 
nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc, kết 
hợp hài hòa những ưu việt của hệ thống 
giáo dục quốc gia Việt Nam và mang tính 
chủ động cao. Qua hai năm thực hiện, phần 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 191-198 
198 
lớn phụ huynh đã đồng thuận và hài lòng 
với kết quả học tập của HS. 
Trong giai đoạn sắp tới, để có thể 
phát huy hơn nữa thế mạnh của các chương 
trình tiếng Anh nói chung, chương trình 
tích hợp nói riêng, nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 
Thành phố, Sở GD&ĐT cần có những 
bước đi đột phá, như: có kế hoạch tăng 
cường quá trình xây dựng trường lớp nhằm 
đáp ứng nhu cầu học tập của HS, đặc biệt 
góp ý với các dự án xây mới trong việc 
dành riêng một phòng học tiếng Anh đáp 
ứng các tiêu chuẩn nhất định; chỉ đạo các 
Phòng GD&ĐT tham mưu cho Ủy ban 
nhân dân các quận, huyện phân tuyến các 
trường trên địa bàn một cách hợp lí nhằm 
giải quyết tình trạng thừa – thiếu các 
trường dạy học tiếng Anh; xây dựng lộ 
trình đào tạo giáo viên người Việt có đủ 
khả năng, trình độ giảng dạy các chương 
trình tiếng Anh tiên tiến như chương trình 
tích hợp nhằm giảm bớt chi phí đào tạo, tạo 
nhiều cơ hội tham gia học tập cho HS. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Lenneberg E. (1967). Biological, Foundation of Language. 
Trường Đại học Cần Thơ. (2009). Kỉ yếu Hội thảo “Phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho học 
sinh tiểu học”. 
Thủ tướng Chính phủ. (30/9/2008). Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 về phê 
duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 
2020” 
Tatiana G. (2007). Teaching Young Children a Second Language. 
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. (31/01/2012). Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 31 
tháng 01 năm 2012 về phê duyệt Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh 
cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2020”. 

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_cac_mon_toan_khoa_hoc_va_tieng_anh_o_tieu_hoc_theo_c.pdf