Đặc điểm lũ bùn đá và giải pháp cấu trúc linh hoạt giảm nhẹ tai biến do lũ bùn đá ở vùng núi phía Bắc Việt Nam
Bản đồ phân vùng nguy cơ lũ bùn đá tỷ lệ 1/250.000 và 1/500 000 (Hình 1) [10] cho thấy, mức độ nguy cơ được phân thành 5 cấp độ: Vùng nguy cơ xảy ra lũ bùn đá rất cao như Mường Lay (Điện Biên), Sìn Hồ và Phong Thổ (Lai Châu), Xín Mần và Hoàng Xu Phì (Hà Giang), Bát Xát, Sa Pa và Cam Đường (Lào Cai), Tú Lệ, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái), Bắc Yên, Mường La (Sơn La); Vùng nguy cơ cao phân bố rộng khắp gồm dọc dải Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc các tỉnh Lai Châu (Mường Tè, Tuần Giao, thị xã Lai Châu), Tây và Đông các tỉnh Hà Giang, một số khu vực thuộc Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình; Vùng nguy cơ tương đối cao chủ yếu tại phần phía Tây, tỉnh Lai Châu, Sơn La, phía Đông Hà Giang và một số nơi tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình hay thành phố Điện Biên Phủ, khu vực Điện Biên Đông; Các vùng có nguy cơ thấp và rất thấp tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi khu vực Đông Bắc Bắc Bộ và đơn lẻ tại các khu vực đồi núi thấp ở Tây Bắc. Trận lũ quét - lũ bùn đá lịch sử xảy ra 4/8/2017 vừa qua tại Mường La (Sơn La) và Mù Cang Chải (Yên Bái) đều thuộc vùng nguy cơ rất cao về lũ bùn đá như bản đồ phân vùng đã thể hiện.
File đính kèm:
- dac_diem_lu_bun_da_va_giai_phap_cau_truc_linh_hoat_giam_nhe.pdf