Chiến lược darts với việc rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp 3 thông qua các bài tập Tự nhiên và Xã hội ở một số tài liệu
Bài báo phân tích, nhận xét và so sánh việc triển khai chiến lược DARTs1 theo hướng tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp 3 trong các bài tập Tự nhiên và Xã hội ở một số tài liệu (Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3, Ôn luyện kiến thức Tự nhiên và Xã hội 3, Top Science Primary 3, Macmillan Science 3) để thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa các tài liệu; qua đó, làm rõ vai trò của chiến lược DARTs đối với việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết trong học tập Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3.
Bạn đang xem tài liệu "Chiến lược darts với việc rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp 3 thông qua các bài tập Tự nhiên và Xã hội ở một số tài liệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiến lược darts với việc rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp 3 thông qua các bài tập Tự nhiên và Xã hội ở một số tài liệu
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(68) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 66 CHIẾN LƯỢC DARTs VỚI VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA CÁC BÀI TẬP TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở MỘT SỐ TÀI LIỆU PHẠM PHƯƠNG ANH* TÓM TẮT Bài báo phân tích, nhận xét và so sánh việc triển khai chiến lược DARTs1 theo hướng tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp 3 trong các bài tập Tự nhiên và Xã hội ở một số tài liệu (Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3, Ôn luyện kiến thức Tự nhiên và Xã hội 3, Top Science Primary 3, Macmillan Science 3) để thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa các tài liệu; qua đó, làm rõ vai trò của chiến lược DARTs đối với việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết trong học tập Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3. Từ khóa: tích hợp; kĩ năng đọc, viết; chiến lược DARTs; Tự nhiên và Xã hội; lớp 3. ABSTRACT DARTs strategy in practicing reading skills and writing skills for grade 3 students in Nature and Society exercises in some books This article analyses, comments and compares the deploy of DARTs strategy following the way of integrating practicing reading and writing skills in Nature and Society exercises in some books (Nature and Society Workbook 3, Reviewing Natural and Social knowledge 3, Top Science Primary 3 and Macmillan Science 3). This investigation aims at figuring out similarities and differences between them in order to clarity the role of DARTs strategy in integrating practicing reading and writing skills in learning natural and social science for grade 3 students. Keywords: integrate, reading and writing skills, DARTs, Nature and Society, Grade 3. * HVCH, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: phuonganh.tieuhoc@gmail.com 1. Đặt vấn đề Trong chương trình giáo dục bậc tiểu học, việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ là nhiệm vụ chính của môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, không nên xem đây chỉ là nhiệm vụ của riêng môn Tiếng Việt mà cần xem nó như một nhiệm vụ không thể tách rời các môn học khác mà Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) là một ví dụ. Muốn thực hiện được điều này, việc dạy học tích hợp TN&XH là rất cần thiết. Ở Việt Nam (VN), bên cạnh các môn học khác, môn TN&XH cũng đã và đang được triển khai dạy học theo quan điểm tích hợp này. Điều đó thể hiện rõ trong sách giáo khoa TN&XH và các tài liệu bổ trợ khác. Đồng hành với sách giáo khoa, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội (VBTTN&XH) nói chung là nguồn tài liệu giúp học sinh (HS) củng cố và khắc sâu kiến thức, kĩ năng. Thực hiện nhiệm vụ đó, có thể nói, vở bài tập đã chuyển tải khá tốt nội dung giúp HS củng cố, phát triển kiến thức, kĩ năng môn học. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ, mà cụ thể hơn là kĩ năng TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Phương Anh _____________________________________________________________________________________________________________ 67 đọc, viết, thiết kế của VBTTN&XH vẫn chưa thể hiện rõ quan điểm tích hợp hai kĩ năng này nhằm phối hợp với môn Tiếng Việt trong nhiệm vụ nêu trên. Việc xây dựng hệ thống bài tập (BT) hỗ trợ theo quan điểm tích hợp đòi hỏi sự nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về rất nhiều vấn đề liên quan mà trong đó, chiến lược và phương pháp xây dựng dựa trên nền tảng khoa học là một yếu tố quan trọng. Muốn xây dựng các BT TN&XH tích hợp hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết, các nhà giáo cần chú ý xem xét và áp dụng các chiến lược vừa đáp ứng được mục tiêu, nội dung chương trình môn TN&XH, vừa phù hợp với các yêu cầu trong việc rèn kĩ năng đọc, viết. Xét về yếu tố này, chiến lược DARTs (Directed Activites related to Texts) là một trong những biện pháp hiệu quả đối với việc phát triển ngôn ngữ mà các nhà giáo dục trên thế giới đang sử dụng. Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ đề cập một khía cạnh nhằm góp một cái nhìn thực tế làm tiền đề cho việc xây dựng hệ thống BT TN&XH hỗ trợ phát triển kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba, đó là phân tích, nhận xét việc triển khai chiến lược DARTs theo hướng tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba thông qua các BT TN&XH ở một số tài liệu. Ở bài báo này, để có sự tương ứng về mặt số lượng giữa nhóm tài liệu trong nước với nhóm tài liệu ngoài nước nhằm đảm bảo tính khoa học trong việc phân tích, so sánh, chúng tôi lựa chọn hai tài liệu của VN (Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3 - VBTTN&XH3, tài liệu “Ôn luyện kiến thức Tự nhiên và Xã hội 3” - OLTN&XH3) và hai tài liệu của nước ngoài (“Top Science Primary 3” - TS3 và tài liệu “Macmillan Science 3” - MS3). Mặt khác, việc lựa chọn bốn tài liệu còn xuất phát từ lí do: Tuy các tài liệu đều sử dụng chiến lược DARTs với mục đích tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết cho HS nhưng trong bốn tài liệu nêu trên, chiến lược DARTs được thể hiện đa dạng, có thể làm rõ hơn vai trò của chiến lược này đối với việc xây dựng các BT TN&XH tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp Ba. 2. Chiến lược DARTs 2.1. Định nghĩa DARTs (Directed Activities Related to Texts) (các hoạt động định hướng có liên quan đến ngữ liệu) là một chiến lược được phát triển đầu tiên bởi Gurdner và Lundzer (1980), có vai trò trong việc thúc đẩy HS đọc hiểu sâu, nắm thông tin cụ thể và biết trình bày lại thông tin đã nhận được theo cách riêng của bản thân. DARTs bao gồm hàng loạt các hoạt động tương tác với ngữ liệu đa dạng để rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp thông tin, phát triển ý tưởng và gia tăng động lực học tập. 2.2. Các hoạt động trong DARTs Theo Gamble, Yates và Wellington (2002), DARTs có thể phân chia thành hai nhóm dựa theo nhóm hoạt động mà HS thực hiện: Nhóm khôi phục (Reconstruction DARTs): HS được yêu cầu thao tác trên ngữ liệu đã được thay đổi để khôi phục ngữ liệu gốc. Theo đó, các hoạt động TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(68) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 68 trong nhóm khôi phục bao gồm: điền khuyết, sắp xếp, dự đoán. Nhóm phân tích (Analysis DARTs): HS được yêu cầu tìm ra một số chi tiết nhất định trong ngữ liệu và có khả năng khái quát hóa ngữ liệu dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhóm này bao gồm các hoạt động: tìm từ khóa, gắn nhãn, xây dựng. 3. Chương trình môn Tự nhiên Xã hội 3 và môn Science 3 (Khoa học 3) 3.1. Chương trình môn TN&XH lớp 3 [2, tr.162-168], [3] được cấu trúc theo 3 chủ đề và được thể hiện thành 70 bài học: Con người và sức khỏe (18 bài), Xã hội (21 bài), Tự nhiên (31 bài). Trên cơ sở đó, VBTTN&XH3 và tài liệu OLTN&XH3 cũng bao gồm 70 bài và trong mỗi bài lại có nhiều câu hỏi để HS có thể ôn tập kiến thức đã học. Theo đó, thông tin cung cấp cho HS trong hai tài liệu này có liên quan đến: cấu tạo, hoạt động và việc vệ sinh các hệ cơ quan trong cơ thể người (hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh) (chủ đề “Con người và sức khỏe); các thế hệ trong gia đình, các hoạt động ở trường, những hoạt động thuộc các nhóm ngành kinh tế - xã hội, làng quê, đô thị, các vấn đề an toàn trong đời sống và vệ sinh môi trường (chủ đề “Xã hội”); thực vật , các bộ phận của cây (rễ, thân, lá, hoa, quả); động vật, các nhóm động vật (cá, côn trùng, tôm cua, chim, thú); bầu trời và trái đất (Mặt Trời; Mặt Trăng; Trái Đất; ngày, đêm; năm, tháng, mùa; khí hậu, ...) (chủ đề “Tự nhiên”). 3.2. Chương trình môn Khoa học (Science) trong tài liệu Top Science Primary 3 và tài liệu Macmillan Science 3 có nội dung tương đối gần nhau và cũng được thể hiện thành các bài học (TS3: 15 bài học, MS3: 18 bài học). Mỗi bài học lại gồm nhiều tiểu mục với nội dung liên quan chặt chẽ. Trong các tài liệu này, thông tin cung cấp cho HS liên quan đến thực vật, các bộ phận của cây, sự phát triển của cây; động vật, sự phát triển của động vật; sự phát triển của cơ thể người, vệ sinh ăn uống; vật chất và năng lượng; bầu trời và Trái Đất (Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất); làng quê và đô thị, chính quyền; hoạt động thuộc các nhóm ngành kinh tế - xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc). 4. Các dạng bài tập trong tài liệu TS3, MS3, OLTN&XH3 và VBTTN&XH3 BT TN&XH trong các tài liệu bao gồm nhiều dạng hoạt động đa dạng đan xen lẫn nhau. Trong đó, phần lớn được xây dựng dựa trên các hoạt động của chiến lược DARTs và số ít còn lại được xây dựng dựa trên các hoạt động khác. Tiến hành thống kê các dạng BT trong TS3, MS3, OLTN&XH3, VBTTN&XH3 chúng tôi thu được kết quả sau: TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Phương Anh _____________________________________________________________________________________________________________ 69 Bảng 1. Các dạng bài tập trong TS3, MS3, OLTN&XH3, VBTTN&XH3 Tài liệu Bài tập Nhóm tài liệu nước ngoài Nhóm tài liệu VN TS3 MS3 VBTTN&XH3 OLTN&XH3 SL % SL % SL % SL % BT dựa trên các hoạt động DARTs Khôi phục Điền khuyết 81 31,15 48 22,54 59 33,71 67 27,02 Sắp xếp 31 11,92 12 5,63 0 0 0 0 Dự đoán 1 0,39 18 8,45 0 0 0 0 Phân tích Tìm từ khóa 10 3,85 12 5,63 2 1,14 0 0 Gắn nhãn 68 26,15 61 28,64 19 10,86 44 17,74 Xây dựng 9 3,46 2 0,94 3 1,72 3 1,21 BT dựa trên các hoạt động khác Trả lời ngắn 29 11,16 30 14,08 37 21,14 31 12,5 Lựa chọn 31 11,92 26 12,21 55 31,43 94 37,9 Tô màu 0 0 4 1,88 0 0 9 3,63 TỔNG 260 100 213 100 175 100 248 100 Số liệu ở bảng 1 cho thấy các BT dựa trên hoạt động DARTs chiếm phần lớn trong TS3 và MS3 (76,92% ở tài liệu TS3, 71,83 ở tài liệu MS3), chiếm chưa đến phân nửa trong VBTTN&XH3 và OLTN&XH3 (47,43% ở VBTTN&XH3, 45,97% ở tài liệu OLTN&XH3). Như vậy, có thể nói, hai nhóm tài liệu có những định hướng khác nhau trong việc đánh giá kết quả nhận thức, kĩ năng của HS. Ngoài ra, bốn dạng BT được sử dụng nhiều là điền khuyết, gắn nhãn, trả lời ngắn và lựa chọn. Đặc biệt, nếu dạng BT điền khuyết chiếm nhiều nhất trong TS3 và MS3 (31,15% đối với TS3 và 22,54% đối với MS3) thì BT lựa chọn lại là xu hướng chính trong hai tài liệu của VN (31,43% đối với VBTTN&XH và 37,9% đối với tài liệu OLTN&XH3). Một điểm cần lưu ý trong bảng trên là số lượng BT của bốn tài liệu không thật sự tương xứng. Tuy nhiên, do bài viết chủ yếu tìm hiểu về chiến lược DARTs đối với việc rèn kĩ năng đọc, viết nên tổng số BT không thật sự giữ vai trò quan trọng trong vấn đề này. Và cũng vì thế, việc phân tích những dạng BT không thuộc các hoạt động DARTs sẽ được trình bày cụ thể trong một bài viết khác. 5. Chiến lược DARTs đối với việc rèn kĩ năng đọc viết cho HS lớp Ba thông qua các bài tập TN&XH ở tài liệu TS3, MS3, OLTN&XH3 và VBTTN&XH3 5.1. Việc rèn kĩ năng đọc, viết cho HS thông qua các bài tập thuộc nhóm khôi phục trong các tài liệu TS3, MS3, OLTN&XH3 và VBTTN&XH3 Khi áp dụng nhóm hoạt động khôi phục vào các BT TN&XH, các tài liệu thường yêu cầu HS thực hiện các thao tác điền khuyết, sắp xếp và dự đoán để đưa ngữ liệu nhận được (ngữ liệu đã bị biến đổi từ ngữ liệu gốc) trở về ngữ liệu gốc. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(68) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 70 Bảng 2. Các bài tập dựa trên nhóm hoạt động khôi phục trong TS3, MS3, VBTTN&XH3 và OLTN&XH3 Tài liệu Bài tập Nhóm tài liệu nước ngoài Nhóm tài liệu VN TS3 MS3 VBTTN&XH3 OLTN&XH3 SL % SL % SL % SL % Điền khuyết Hoàn thành văn bản 44 38,94 20 25,64 21 35,59 28 41,79 Hoàn thành bảng 21 18,59 21 26,92 38 64,41 39 58,21 Hoàn thành sơ đồ 9 7,97 9 11,54 0 0 0 0 Trò chơi mở rộng vốn từ (MRVT) 7 6,19 0 0 0 0 0 0 Sắp xếp Từ/cụm từ câu 12 10,62 7 8,98 0 0 0 0 Câu Đoạn 19 16,81 0 0 0 0 0 0 Trò chơi MRVT 0 0 5 6,41 0 0 0 0 Dự đoán 1 0,88 16 20,51 0 0 0 0 TỔNG 113 100 78 100 59 100 67 100 Số liệu thống kê ở bảng 2 cho thấy: Xét về mặt cấu trúc, TS3 và MS3 khai thác tất cả các hoạt động ở nhóm khôi phục. Trong khi đó, hai tài liệu của VN chỉ chủ yếu sử dụng hoạt động điền khuyết; không có BT nào áp dụng hoạt động sắp xếp và dự đoán. Xem xét và phân tích các hoạt động điền khuyết, sắp xếp, dự đoán trong các tài liệu TS3, MS3, VBTTN&XH3 và OLTN&XH3, người thực hiện nhận thấy: Hoạt động “Điền khuyết” trong DARTs bao gồm các hoạt động: hoàn thành văn bản, hoàn thành bảng biểu, hoàn thành sơ đồ mạng. Trong đó, TS3 và MS3 khai thác tất cả các hoạt động còn VBTTN&XH3 và OLTN&XH3 chỉ tập trung khai thác hoạt động hoàn thành bảng (64,41% đối với VBTTN&XH3 và 58,21% đối với OLTN&XH3) và hoàn thành văn bản (35,59% đối với VBTTN&XH3 và 41,79% đối với OLTN&XH3). Trong các BT, hoạt động này được áp dụng với hình thức thông thường: HS điền vào các chỗ trống trong một văn bản, bảng biểu hoặc sơ đồ mạng. Bên cạnh đó, trò chơi MRVT là một hình thức sáng tạo mà các tài liệu này đã khai thác. Việc triển khai hoạt động này trong các tài liệu được thể hiện như sau: Hoạt động “Hoàn thành văn bản” Trong VBTTN&XH3 và OLTN&XH3, số lượng các BT không cung cấp từ xấp xỉ bằng số lượng BT có cung cấp từ (57,14% và 42,86% - VBTTN&XH3, 50% và 50% - OLTN&XH3). Không giống như thế, TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Phương Anh _____________________________________________________________________________________________________________ 71 việc cung cấp sẵn từ lại là lựa chọn của phần lớn các BT dạng này trong nhóm tài liệu nước ngoài (65,9% - TS3, 100% - MS3). Có thể thấy rằng: Việc không cung cấp từ trong các BT ở VBTTN&XH3 và OLTN&XH3 có thể giúp HS phát triển trí nhớ ngôn ngữ vì các em buộc phải vận dụng kiến thức, vốn từ sẵn có để chọn lọc và sử dụng từ vựng phù hợp. Tuy nhiên, rất nhiều BT dạng này trong VBTTN&XH3 và OLTN&XH3 đều sử dụng lại các ngữ liệu trong mục “Bạn cần biết” của SGK (VBTTN&XH3: câu 2, bài 2, tr. 4; câu 2, bài 4, tr.6; câu 2, bài 12, tr.17; ...; OLTN&XH3: câu 2, bài 16, tr.12; câu 1, bài 9, tr.16; câu 3, bài 42, tr.62; ...;). Điển hình như câu 1, bài 58 (Mặt Trời), tr. 86, BT sử dụng nguyên văn phần “Bạn cần biết” trong SGK và tiến hành “đục lỗ” để HS điền vào chỗ trống (xem hình 1). Hình 1. Phần “Bạn cần biết” trong SGK TN&XH3 và câu 1, bài 58 (Mặt Trời), tr.86 trong VBTTN&XH3 Như vậy, ở đây, BT chỉ mới dừng lại ở việc tái hiện kiến thức. Hay nói cách khác, việc sử dụng lại các ngữ liệu trong SGK để xây dựng BT hoàn thành văn bản chưa hẳn là một cách làm hay để phát triển ở các em kĩ năng tư duy, kĩ năng đọc hiểu vì HS có thể hoàn thành BT nhờ vào việc nhớ cơ học mà không thực sự hiểu bài. Thêm vào đó, việc sử dụng lại câu chữ giống hoàn toàn phần “Bạn cần biết” trong SGK sẽ khiến HS mất đi cơ hội tiếp cận một văn bản mới để rèn kĩ năng đọc hiểu. Khác với cách làm này, tài liệu TS3 và MS3 lại lựa chọn và sử dụng các ngữ liệu không giống với SGK2: các ngữ liệu này có nội dung gắn liền với bài học nhưng không đơn thuần tái hiện lại kiến thức SGK mà lồng ghép các kiến thức thực tế bên ngoài (TS3: câu 7, bài 1, tr. 7; câu 8, bài 12, tr. 13; câu 14, bà ... n tích trong TS3, MS3, VBTTN&XH3 và OLTN&XH3 Tài liệu Bài tập Nhóm tài liệu nước ngoài Nhóm tài liệu VN TS3 MS3 VBTTN&XH3 OLTN&XH3 SL % SL % SL % SL % Tìm Tìm từ trong đoạn văn 0 0 0 0 0 0 0 0 Tìm từ theo trường nghĩa 1 1,15 5 6,67 2 8,33 0 0 Tìm từ khác biệt nhất 5 5,75 0 0 0 0 0 0 Trò chơi MRVT 4 4,6 7 9,33 0 0 0 0 Gắn nhãn Nối/viết từ/cụm từ phù hợp với từ/cụm từ hoặc đoạn văn 22 25,29 27 36 1 4,17 14 29,79 Nối hình với từ Có sẵn từ 31 35,63 30 40 3 12,5 12 25,53 Ko có sẵn từ 15 17,24 4 5,33 15 62,5 18 38,3 Xây dựng Bảng 9 10,34 2 2,67 3 12,5 3 6,38 Sơ đồ 0 0 0 0 0 0 0 0 Đoạn văn tóm tắt 0 0 0 0 0 0 0 0 TỔNG 87 100 75 100 24 100 47 100 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Phương Anh _____________________________________________________________________________________________________________ 77 Nhóm hoạt động phân tích yêu cầu HS phải trình bày những thông tin mà các em đã nắm được thông qua các hoạt động tìm từ theo yêu cầu, gắn nhãn và xây dựng. Số liệu thống kê ở bảng 3 cho thấy trong ba hoạt động của nhóm phân tích thì hoạt động gắn nhãn có số BT vượt trội hẳn số lượng BT ở hai hoạt động còn lại ở tất cả bốn tài liệu TS3 (78,16%), MS3 (81,33%), VBTTN&XH3 (79,17%) và OLTN&XH3 (93,62%). Hoạt động “Tìm” Trong bốn tài liệu, bài tập dựa trên hoạt động này chiếm một phần khá khiêm tốn và đa phần các tài liệu áp dụng hoạt động tìm từ theo trường nghĩa để xây dựng BT TN&XH (TS3: 1,15%; MS3: 6,67%; VBTTN&XH3: 8,33%). Ví dụ cho hình thức này có thể được tìm thấy ở câu 1, bài 2, tr.41; câu 1, bài 2, tr.45; câu 2, bài 2, tr.45... của tài liệu MS3 (xem hình 9); câu 1, bài 30, tr.41; câu 1, bài 31, tr.42 ở VBTTN&XH3... Bên cạnh đó, hoạt động “tìm” còn được thể hiện dưới hình thức trò chơi ô chữ hoặc tìm một từ khác biệt nhất trong các từ được cung cấp. Hình 9. Bài tập “tìm” trong tài liệu MS3 Nhìn chung, các BT trong hoạt động tìm góp phần củng cố, hệ thống và phát triển vốn từ cho HS theo chủ điểm. Điều này tạo nền tảng từ vựng vững chắc cho HS chuẩn bị bước sang giai đoạn hai: giai đoạn mà các em phải sử dụng vốn từ của mình để tiếp cận với các văn bản phức tạp hơn và viết văn ở các thể loại đa dạng hơn. Hoạt động “Gắn nhãn” Số liệu thống kê ở bảng 1 cho thấy gắn nhãn là hoạt động được sử dụng nhiều trong các BT. Đặc biệt, sau điền khuyết, BT gắn nhãn là BT chủ đạo trong TS3 và MS3. Nhìn chung, BT gắn nhãn thường được thể hiện dưới dạng: nối/viết từ/cụm từ phù hợp với từ/cụm từ/đoạn văn, nối hình với từ. Trong đó, việc nối hình với từ được ưu tiên lựa chọn hơn hình thức còn lại (52,87% so với 25,29% - TS3; 45,33% so với 36% - MS3; 75% so với 4,17% - VBTTN&XH3; 63,83% so với 29,79% - OLTN&XH3, xét trong tổng số các BT thuộc nhóm phân tích). Điều này phù hợp với đặc điểm tư duy trực quan hình ảnh của HS lớp Ba.Tuy vậy, cả bốn tài liệu đều đưa thêm hình thức nối/viết từ/cụm từ phù hợp với từ/cụm từ hoặc đoạn văn như một bước để chuẩn bị cho việc học tập của giai đoạn 2: HS phải làm quen với các hoạt động tư duy trừu tượng (xem hình 10). TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(68) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 78 Hình 10. Bài tập “gắn nhãn” trong VBTTN&XH3 và tài liệu MS3 Dù có xu hướng giống nhau trong việc lựa chọn các hoạt động gắn nhãn, cách thể hiện của các BT trong hai nhóm tài liệu vẫn có sự khác nhau nhất định: i) Xét về hình thức nối/ viết từ/ cụm từ phù hợp với từ/cụm từ hoặc đoạn văn Ở hoạt động này, nếu VBTTN&XH3 và OLTN&XH3 chỉ xoay quanh hình thức nối (VBTTN&XH3: câu 1, bài 3, tr.5; câu 1, bài 20, tr.29 ...; OLTN&XH3: câu 5, bài 7, tr.14; câu 4, bài 12, tr.22 ...) thì TS3 và MS3 lại mở rộng hình thức: BT yêu cầu HS viết từ phù hợp sau khi đọc một loạt các định nghĩa về từ được cho sẵn (TS3: câu 5, bài 2, tr.6; câu 2, bài 4, tr.22...; MS3: câu 2, bài 1, tr.6; câu 1, bài 1, tr.13...). Có thể nói, với hoạt động viết, một lần nữa HS được củng cố những từ vựng xuất hiện trong BT. Bên cạnh đó, nhóm tài liệu nước ngoài còn yêu cầu HS phải viết được định nghĩa của từ mà đề bài cung cấp (TS3: câu 2, bài 10, tr.58; MS3: câu 4, bài 3, tr.63; câu 4, bài 3, tr.66...). Đây là hình thức không xuất hiện trong nhóm tài liệu VN. Như vậy, trong tài liệu TS3 và MS3, việc ôn luyện nghĩa của từ cho HS được thực hiện theo cả hai chiều: chiều thứ nhất, HS phải gọi tên từ dựa vào định nghĩa được cung cấp; chiều thứ hai, các em phải viết được định nghĩa của một từ mà đề bài cung cấp. Với cách thức này, HS vừa được tạo môi trường ngữ liệu để rèn luyện hoạt động đọc, vừa có cơ hội rèn luyện kĩ năng diễn đạt của mình bằng ngôn ngữ viết. Đặc biệt, các em được củng cố và hệ thống hóa lại vốn từ của bản thân. Trong khi đó, ở các tài liệu của VN, HS chỉ được rèn luyện nghĩa của từ qua một con đường: nối từ với định nghĩa tương ứng, chứ không được tạo cơ hội để thực hành ngược trở lại ở chiều thứ hai. ii) Xét về hình thức nối hình với từ Nếu nhóm tài liệu nước ngoài chọn cách cung cấp sẵn từ thì nhóm tài liệu VN lại không cung cấp sẵn từ. Xét ở một khía cạnh nào đó, việc không cung cấp từ có thể là một lựa chọn hay để củng cố vốn từ cho HS vì trẻ phải vận dụng hiểu TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Phương Anh _____________________________________________________________________________________________________________ 79 biết để chú thích những hình ảnh liên quan đến bài học. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, việc cung cấp sẵn từ cũng là cách giúp HS ôn tập, vì nếu trẻ quên kiến thức, các từ cung cấp là gợi ý để trẻ quay lại kiến thức một lần nữa. Nói tóm lại, dù với hình thức nào, dạng hoạt động chú thích hình vừa củng cố ở trẻ kiến thức khoa học, vừa mở rộng từ vựng cho trẻ. Và do đó, việc lựa chọn hướng cung cấp sẵn từ hoặc không cung cấp sẵn từ là tùy vào ý đồ của từng nhà giáo khi biên soạn các tài liệu hỗ trợ học tập cho HS. Hoạt động “Xây dựng” Về mặt lí luận, hoạt động xây dựng trong DARTs bao gồm các hoạt động lập bảng, lập sơ đồ hoặc viết đoạn văn tóm tắt về một vấn đề nào đó. Có thể nói, đây là hoạt động cấp độ cao vì nó đòi hỏi HS vừa phải nắm vững kiến thức bài học, vừa phải có vốn từ nhiều và kĩ năng tổng hợp, diễn đạt, trình bày ý tưởng phù hợp. Chính vì độ khó đó, BT trong các tài liệu chỉ xoay quanh hoạt động viết đoạn văn tóm tắt trình bày suy nghĩ của bản thân hoặc đưa ra một vài từ gợi ý và yêu cầu HS viết đoạn văn về một vấn đề (TS3: câu 9, bài 3, tr.19; câu 4, bài 8; tr.47...; MS3: câu 3, bài 1, tr.29; câu 3, bài 3, tr.64....; VBTTN&XH3: câu 5, bài 35, tr.48; câu 3, bài 37, tr.50...; OLTN&XH3: câu 4, bài 15, tr.26; câu 3, bài 32, tr.48...) (xem hình 11). Hình 11. Bài tập “xây dựng” trong tài liệu TS3 và OLTN&XH3 6. Một vài ý kiến bàn luận 6.1. Qua việc tìm hiểu, phân tích sự thể hiện của chiến lược DARTs trong các BT TN&XH3 ở một số tài liệu, có thể thấy rằng chiến lược DARTs có vai trò rõ rệt đối với việc phát triển kĩ năng đọc, viết trong học tập nói chung và trong học tập TN&XH nói riêng. Nhìn chung, bên cạnh việc củng cố, khắc sâu kiến thức TN&XH cho HS, các BT vận dụng hoạt động DARTs trong các tài liệu góp phần rèn kĩ năng đọc, viết cho HS ở các mặt như sau: - Tạo điều kiện cho HS được củng cố, mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Điều này thể hiện ở tất cả các hoạt động DARTs và đặc biệt rõ nét ở các BT dựa trên hoạt động điền khuyết, gắn nhãn, tìm. - Tạo điều kiện cho HS mở rộng hiểu biết về từ câu đoạn thông qua các BT sắp xếp: Việc làm này giúp HS hiểu rõ cấu trúc câu, đoạn để chuẩn bị nền tảng cho việc viết văn sau này. Ngoài TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(68) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 80 ra, việc thực hiện các bài tập sắp xếp cũng tạo cơ hội cho các em rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng sắp xếp chuỗi vấn đề. Đây là những kĩ năng quan trọng giúp HS nắm vững thông tin trong các bài đọc và viết văn trôi chảy. - Phát triển ở HS kĩ năng phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa thông tin theo nhiều dạng thức khác nhau: văn bản, bảng biểu, sơ đồ mạng thông qua hoạt động điền khuyết, dự đoán và xây dựng. Con đường tiếp cận và xử lí thông tin trên nhiều loại ngữ liệu khác nhau (văn bản, bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh) là cách thức phát triển ở HS kĩ năng đọc hiểu, đọc phân tích, tìm ý, lập dàn ý và tư duy logic. 6.2. Các hoạt động DARTs được triển khai trong các BT của hai nhóm tài liệu nước ngoài và VN có sự khác biệt nhất định: các BT của VBTTN&XH3 và OLTN&XH3 chưa có sự đa dạng trong việc vận dụng các hoạt động của DARTs nhằm khai thác lợi ích của chiến lược này đối với việc phát triển kĩ năng đọc, viết. Hay nói cách khác, các BT khá nặng về việc cung cấp, tái hiện kiến thức một cách đơn thuần trong khi việc phát triển kĩ năng đọc, viết cho trẻ thông qua việc học tập khoa học lại được thể hiện mờ nhạt. Điều này ít nhiều khiến HS mất đi một môi trường học tập, rèn luyện để phát triển kĩ năng đọc, viết song song với việc tìm hiểu, bổ sung kiến thức khoa học. Trong khi đó, tài liệu TS3 và MS3 chú trọng rèn kĩ năng đọc, viết cho HS từng bước một thông qua việc đa dạng các hoạt động đọc, viết, tư duy; phong phú về ngữ liệu để mở rộng vốn từ, hình thành và phát triển ở HS cả về kiến thức khoa học lẫn kĩ năng đọc, viết (tập trung ở nhóm BT gắn nhãn, sắp xếp, tìm - đây là những dạng BT xuất hiện rất ít trong nhóm tài liệu của VN). 6.3. DARTs là một chiến lược chú trọng khai thác ngữ liệu để tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao kĩ năng đọc, viết cho HS và thường được sử dụng trong môn học về ngôn ngữ. Do đó, để chiến lược này thực sự đạt hiệu quả và phát huy tác dụng trong việc giảng dạy tích hợp ngôn ngữ - khoa học, việc hiểu đúng DARTs, chương trình TN&XH và xu hướng tích hợp để tìm, biên soạn, xây dựng các tài liệu dạy học TN&XH phù hợp với mục đích đề ra là một việc làm cần thiết và cấp bách. Cũng cần chú ý rằng, các tài liệu này nên đa dạng về hình thức, chủ đề và không chỉ gói gọn trong môi trường môn học dạy tiếng mà còn trải dài một cách hệ thống, hợp lí với mức độ phù hợp trong các môn học khác để quá trình rèn luyện của trẻ không bị gián đoạn, mất cân đối. 6.4. Việc xây dựng hệ thống BT TN&XH cần chú ý một số điểm chính như sau: - Áp dụng các hoạt động của chiến lược DARTs vào các BT một cách hợp lí trên cơ sở cân đối, đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện cho HS được tiếp cận với nhiều hình thức hoạt động khác nhau nhằm phát triển kĩ năng đọc, viết từng bước một. - Khi áp dụng các hoạt động của DARTs, cần chú ý lựa chọn các ngữ liệu TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Phương Anh _____________________________________________________________________________________________________________ 81 phù hợp và đạt hiệu quả cao cho việc dạy học tích hợp khoa học - ngôn ngữ: Các ngữ liệu cần có nội dung gắn liền với bài học, không lặp lại những ngữ liệu HS đã được tiếp xúc về mặt câu chữ, đa dạng về hình thức (văn bản như thơ, văn, truyện, câu đố ...; bảng biểu; sơ đồ mạng; hình ảnh ...) để tạo môi trường đọc cho HS nhằm rèn kĩ năng đọc phân tích, đọc hiểu theo nhiều dạng thức khác nhau. - Triển khai các hoạt động của chiến lược DARTs trên cơ sở tạo môi trường cho trẻ làm quen, nhận thức và ghi nhớ từ vựng. Điều này có thể được thực hiện thông qua các hoạt động điền khuyết, gắn nhãn, tìm. Trong các hoạt động này, có thể sử dụng hình ảnh minh họa từ, câu để trẻ có thể ghi nhớ từ tốt hơn. Mặt khác, cũng cần lưu ý đến tính kết nối giữa các BT: từ vựng ở BT này là nguồn ngữ liệu của BT sau. Có như vậy, trẻ sẽ có điều kiện được tiếp cận và sử dụng từ ngữ nhiều lần. Việc này giúp phát triển vốn từ và kĩ năng sử dụng từ trong các ngữ cảnh xác định cho HS. - Xây dựng BT dựa vào các hoạt động của chiến lược DARTs trên cơ sở đảm bảo HS được phát triển hiểu biết về từ, câu, đoạn theo một trình tự hợp lí: hình ảnh từ câu đoạn thông qua nhóm hoạt động sắp xếp, xây dựng. Các BT cần được thiết kế trên cơ sở lồng ghép từ vào câu, câu vào đoạn để HS có thể làm quen, nhận diện được vị trí của từ trong câu, câu trong đoạn. Việc này có lợi cho HS trong việc đọc giải mã với kĩ năng nhận ra chi tiết trong ngữ cảnh và kĩ năng viết câu, viết đoạn sau này. Đặc biệt, với đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ của HS lớp 3, các câu được thiết kế trong BT cần ngắn gọn, dễ hiểu theo những mẫu câu đơn giản mà trẻ được tiếp cận trong môn Tiếng Việt: Ai là gì?, Ai (cái gì/con gì) làm gì?, Ai thế nào?, Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Bằng gì?, Để làm gì?. Hi vọng việc sử dụng chiến lược DARTs để thiết kế các tài liệu học tập hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết thông qua môn TN&XH sẽ được chú ý hơn trong thời gian tới để việc rèn luyện kĩ năng đọc, viết cho HS sẽ là sự chung tay, là cuộc đồng hành của nhiều môn học ở trường tiểu học. _________________________ 1 DARTs (Directed Activities Related to Texts): Các hoạt động định hướng có liên quan đến ngữ liệu. 2 Ở các nước trên thế giới, không có tài liệu gọi là sách giáo khoa, chỉ có các bộ sách phục vụ cho việc học tập. Mỗi bộ sách này có thể thường gồm Pupil’s book (sách dành cho HS), Workbook (sách BT), Teacher’s book (sách giáo viên). Và trong bài viết này, thuật ngữ sách giáo khoa mà chúng tôi dùng cho các tài liệu nước ngoài là Pupil’s book. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(68) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tuấn Anh (2008), Ôn luyện kiến thức Tự nhiên và Xã hội, Nxb Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, Nxb Giáo dục, tr.162-168. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo khoa, Vở Bài tập Tự nhiên và Xã hội 3, Nxb Giáo dục. 4. FCarrasquillo, A., & Rodriguez, V. (2005), “Integrating language and science learning”, Academic success for English language learners, tr.436-454. 5. Glover, David (2011), Macmillan Science 3, Macmillan Education, Macmillan Publisher. 6. Hackling, Mark (2002). “Assessment of Primary Students Scientific Literacy Investigating”, Australian Primary and Junior Science Journal, 18(3), p. 6-7. 7. Karlinda, Orin (2013), The use of directed activities related to texts (DARTs) strategy in teaching reading comprehension: a case study of the eight grade students of SMP N 04 in the academic year 2012/2013, Department of English Education, Faculty of language and arts education, Ikip Pgri Semarang. 8. Nuffield Primary Science (1998), Science and literacy: A guide for primary teachers, Collins Educational. 9. Primary Education Department at Santillana (2010), Top Science 3 Primary (Student’s book and Resource Book), Richmond Publishing. Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-7-2014; ngày phản biện đánh giá: 15-9-2014; ngày chấp nhận đăng: 17-11-2014)
File đính kèm:
- chien_luoc_darts_voi_viec_ren_ki_nang_doc_viet_cho_hoc_sinh.pdf