Bài giảng Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ thông qua việc đọc sách - Nguyễn Thị Mai Hương

Trí tuệ cảm xúc là gì?

• Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng

cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng

và nhận ra tác động của chúng đối với

những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc

bao hàm cả việc nhận thức người khác:

khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn

sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả

Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc

• Hiểu rõ chính mình

• Kiểm soát bản thân

• Giàu nhiệt huyết

• Biết cảm thông

• Kỹ năng giao tiếp

pdf 19 trang kimcuc 7920
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ thông qua việc đọc sách - Nguyễn Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ thông qua việc đọc sách - Nguyễn Thị Mai Hương

Bài giảng Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ thông qua việc đọc sách - Nguyễn Thị Mai Hương
NCS Nguyễn Thị Mai Hương
Khoa Công tác xã hội, trường ĐHSP Hà Nội
PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC 
CHO TRẺ THÔNG QUA VIỆC 
ĐỌC SÁCH
Nội dung
• Những khái niệm liên quan đến trí tuệ cảm xúc
• Đặc điểm nhân cách của học sinh đầu cấp tiểu học
• Vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với trẻ tiền tiểu học
• Phương pháp đọc sách cho trẻ
Trí tuệ cảm xúc là gì?
• Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng 
cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng 
và nhận ra tác động của chúng đối với 
những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc 
bao hàm cả việc nhận thức người khác: 
khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn 
sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả 
hơn.
Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc
• Hiểu rõ chính mình 
• Kiểm soát bản thân 
• Giàu nhiệt huyết 
• Biết cảm thông 
• Kỹ năng giao tiếp
Đặc điểm nhân cách 
của học sinh tiểu hoc
Với việc đến trường, toàn bộ cuộc sống của trẻ tiểu học đã được thiết kế lại, từ
nội dung cuộc sống đến các quan hệ với người khác và vị thế xã hội của trẻ.
Trẻ phải tiến hành hoạt động học mang tính chất nghiêm chỉnh để thực thi
những quyền lợi và nghĩa vụ mới của người học sinh; phải thiết lập mối quan
hệ có tính chất mới với giáo viên, bạn bè cùng lớp, cùng trường; phải gia nhập
vào cuộc sống tập thể với những chuẩn mực và giá trị nhất định Tất cả
những điều đó vừa đòi hỏi, vừa tạo cơ hội để trẻ làm nên những biến đổi khá
rõ nét trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mình nói chung cũng
như các thành phần trong cấu trúc nhân cách nói riêng.
Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học
• Tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp;
• Rất dễ xúc cảm;
• Rất dễ bộc lộ tình cảm, khả năng kiềm chế tình cảm yếu;
• Tình cảm của các em mong manh, chưa bền vững và 
chưa sâu sắc.
=> Yêu đời, sảng khoái, vui vẻ.
Tâm lí sẵn sàng đi học
• Sự thích thú đến trường
• Khả năng hành động
• Vốn hiểu biết và khả năng nhận thức
• Khả năng điều khiển các hoạt động tâm lí 
của bản thân
Vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với 
trẻ tiền tiểu học
• Trí tuệ cảm xúc ở học sinh tiểu học có vị 
trí đặc biệt, vì nó là khâu trọng yếu gắn 
liền nhận thức với hành động của trẻ. 
• Trí tuệ cảm xúc có vai trò quan trọng trong 
những hành vi, cách ứng xử của con 
người.
Vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với 
trẻ tiền tiểu học
• “Nhiều người có IQ 160 làm việc không bằng
những người IQ không vượt quá 100, do những
người trên có trí thông minh quan hệ cá nhân
yếu hơn những người dưới. Và trong đời sống
hàng ngày, không một hình thức trí tuệ nào
quan trọng hơn hình thức ấy cả. Nếu bạn không
có nó, bạn sẽ lựa chọn không đúng người bạn
đời, nghề nghiệp của bạn” (Howard Gardner)
Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ 
thông qua việc đọc sách
“Bố nói, trong sách có chữ, chữ là linh hồn của sách. Con phải yêu từng con
chữ. Nếu con đi qua thờ ơ hoặc tệ hơn, con bước lên đó, con sẽ làm đau
những con chữ. Mỗi con chữ giống như một đôi mắt để từ sách bước ra
cuộc sống, nhờ những đôi mắt đó, con sẽ nhìn thế giới đẹp hơn, lung linh
hơn. Con thấy đấy, không ai nỡ đối xử tệ với đôi mắt của mình cả. Lúc đó
tớ chỉ hiểu lờ mờ những điều bố nói. Nhưng giọng nói nghiêm khắc, thái độ
trân trọng, nâng niu mỗi khi cầm cuốn sách trên tay của bố khiến tớ luôn tin
những điều bố nói là hoàn toàn chính xác, rằng mỗi con chữ là một đôi mắt
nhìn cuộc đời. Càng lớn, tớ càng thấm thía những điều bố dạy. Những
“đôi mắt” ấy luôn mở và nhìn qua đó, tớ biết đến một thế giới ngập tràn
thông tin, ngập tràn màu sắc, ngập tràn niềm vui và cả nhũng điều cần
được chia sẻ” (Đỗ Nhật Nam – Những con chữ biết hát)
Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ 
thông qua việc đọc sách
• Giúp trẻ hình thành tình yêu, hứng thú đối 
với việc khám phá tri thức của nhân loại.
• Hình thành những cảm xúc, tình cảm đối 
với bản thân và thế giới xung quanh. 
“Cách đọc sách”
- Đọc sách là một công việc thú vị
- Cố gắng dùng văn viết, cách đọc sách xấu bỏ 
qua văn viết, sử dụng nhiều văn nói. Cố gắng 
không để trẻ đọc “bản lược trích” hoặc “bản thu 
nhỏ”.
“Cách đọc sách”
“Số lượng kiến thức mà con người nắm bắt cũng
được quyết định bởi màu sắc tình cảm của hoạt
động lao động trí óc: Nếu sự giao lưu tinh thần với
sách vở là một niềm say mê, không đặt mục đích
là phải ghi nhớ, thì rất nhiều sự vật, chân lý và quy
luật sẽ dễ dàng ăn sâu vào ý thức của anh ta”
(Vasyl Olexandrovych Sukhomlynxky)
“Cách đọc sách”
• Khi nghe 1 câu chuyện, trẻ chú ý nghe, hiểu,
tưởng tượng, hồi hộp, buồn, vui, thích thú, 
Cha mẹ cần thể hiện sự biểu cảm trong quá
trình đọc sách cho trẻ nghe.
“Cách đọc sách”
• Khi trẻ đã biết đánh vần thì cho trẻ tập đọc những đoạn 
ngắn để trẻ được cảm nhận những tư tưởng của sách. 
Cha mẹ có thể giám sát để giúp đỡ trẻ.
• Để trẻ đọc hết đoạn văn cho dù có những từ trẻ chưa 
hiểu.
• Không nên giải thích ngay những từ ngữ trẻ chưa hiểu 
mà cần khai thác cách suy nghĩ, cách hiểu của trẻ về từ 
ngữ đó.
Làm gương “đọc sách”
• Đừng bao giờ trực tiếp yêu cầu con trẻ “đọc 
sách đi”;
• Không nên lấy chuyện con trẻ có thích đọc sách 
hay không làm chủ đề để nói chuyện;
• Không nên lấy chuyện đọc sách để giáo huấn 
con trẻ;
• Cách giáo dục không lời đối với trẻ: dành thời 
gian đọc sách cho trẻ.
“Cách lựa chọn sách”
Gợi hứng thú đọc sách của trẻ:
- Định hướng.
- Tôn trọng sở thích.
Lập kế hoạch
• Hình thành thói quen đọc sách cho trẻ từ 
khi trẻ có khả năng giao tiếp.
• Mỗi ngày giành ít nhất 15 phút đọc sách 
cho trẻ nghe vào một thời gian cố định.
• Tránh để môi trường xung quanh làm ảnh 
hưởng đến chất lượng đọc sách.
Kết luận
Cần tạo điều kiện tốt nhất cho con trẻ được đọc sách, 
được rèn luyện kỹ năng, thói quen và phương pháp đọc 
sách phù hợp, có hiệu quả. Từ đó giúp trẻ không ngừng 
mở rộng, nâng cao kiến thức, tiếp cận được sự phát triển 
của khoa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy logic, 
phương pháp làm việc có hiệu quả, có thái độ đúng đắn 
với thế giới xung quanh cũng như đối với bản thân mình, 
nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự 
học suốt đời cho trẻ.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phat_trien_tri_tue_cam_xuc_cho_tre_thong_qua_viec.pdf