Bài giảng Kiến trúc truyền thống các vùng nhiệt đới
MỞ ĐẦU
Từ khi con người bắt đầu xuất hiện trên trái đất thì vấn đề tạo nên một
môi trường sống nhân tạo để chống lại các yếu tố tác hại của thiên
nhiên đã được đặt ra.
Loài người nguyên thuỷ đã chọn các hang động tự nhiên làm nơi trú
ngụ của mình để chống lại các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết: bão
tuyết, mưa nắng, giá rét
Cùng với sự phát triển của trí
thức, con người đã biết tìm
kiếm chọn lọc các chỗ ở ngày
càng thích hợp với điều kiện
sinh hoạt đời sống.
Tự mình dần dần tạo dựng lên
các môi trường sống một cách
chủ động, không còn lệ thuộc
vào những công trình có sẵn
trong tự nhiên, khái niệm ngôi
nhà bắt đầu từ đó
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiến trúc truyền thống các vùng nhiệt đới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiến trúc truyền thống các vùng nhiệt đới
MỞ ĐẦU Chương 1. KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIÊM KHÍ HẬU VIỆT NAM Chương 2. KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG CÁC VÙNG NHIỆT ĐỚI 2.1 MỞ ĐẦU 2.2 KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG CÁC VÙNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI 2.3 CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH ỨNG KHÍ HẬU TRONG KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Chương 3. TIỆN NGHI SINH KHÍ HẬU Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC THÍCH ỨNG VỚI KHÍ HẬU VIỆT NAM NỘI DUNG MÔN HỌC 2.1 MỞ ĐẦU Từ khi con người bắt đầu xuất hiện trên trái đất thì vấn đề tạo nên một môi trường sống nhân tạo để chống lại các yếu tố tác hại của thiên nhiên đã được đặt ra. Loài người nguyên thuỷ đã chọn các hang động tự nhiên làm nơi trú ngụ của mình để chống lại các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết: bão tuyết, mưa nắng, giá rét Cùng với sự phát triển của trí thức, con người đã biết tìm kiếm chọn lọc các chỗ ở ngày càng thích hợp với điều kiện sinh hoạt đời sống. Tự mình dần dần tạo dựng lên các môi trường sống một cách chủ động, không còn lệ thuộc vào những công trình có sẵn trong tự nhiên, khái niệm ngôi nhà bắt đầu từ đó. Sự ra đời các ngôi nhà là để tạo nên một môi trường sống - làm việc và thường được xây dựng trên một nguyên tắc chung: không gian sống, sinh hoạt trong nhà, tường, mái che nắng, che mưa, chống nóng, lạnh, lấy ánh sáng, thông gió... Do điều kiện khí hậu không giống nhau nên đặc điểm kiến trúc từng khu vực cũng khác nhau. Để cuộc sống dễ chịu và tiện nghi thì kiến trúc ở khu vực sinh sống bảo đảm chống lại các yếu tố bất lợi cũng như khai thác tối đa các yếu tố có lợi của Khí hậu. Lịch sử phát triển kiến trúc là một quá trình phát triển và hoàn thiện các công trình xây dựng để thích nghi hơn với điều kiện khí hậu ở mỗi vùng. Có thể nói kiến trúc là sản phẩm của khí hậu, phản ánh các đặc điểm của khí hậu. Nói một cách khác, các yếu tố khí hậu ở mỗi khu vực quyết định các giải pháp và hình thức kiến trúc của ngôi nhà ở từng địa phương đó. Ngày nay các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào kiến trúc – xây dựng, cho phép chúng ta sáng tạo nên các không gian ở và làm việc một cách hợp lý, trên cơ sở các tính toán khoa học và có định lượng, chứ không phải là tìm kiếm mò mẫm như ông cha ta đã phải làm hàng nghìn năm trước đây. Di sản và kinh nghiệm dân gian đã không ngừng được kiểm nghiệm trong quá trình xây dựng là tài sản quý báu cho phép chúng ta kế thừa các tinh hoa. Nhưng cũng cần chú ý chắt lọc loại trừ các yếu tố bất hợp lý, phong thủy theo kiểu mê tín để các công trình mới có thiết kế thích hợp hơn. Công trình thường có cấu trúc tường dày, đặc. Diện tích mở cửa nhỏ và cửa thường ở trên cao, có thể bít lại bằng vải ẩm nhằm giữ độ ẩm bên trong công trình, hạn chế gió nóng khô thổi vào bên trong công trình. 2.2.1 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC VÙNG KHÍ HẬU NÓNG KHÔ 2.2. KIẾN TRÚC CÁC VÙNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI LÂU ĐÀI EL KHARANA - JORDANIA TUNISIE Lâu đài Diriyah - Arab Saudi KIẾN TRÚC VÙNG KHÍ HẬU NÓNG KHÔ Giải pháp mái vòm, tường cong làm giảm cường độ bức xạ mặt trời tác động lên trên bề mặt công trình. Nhà mái vòm ở Nepal Các công trình bố trí gần nhau hoặc theo từng nhóm nhỏ gọn (nén = compact) xung quanh các sân trong, hẻm nhỏ để che chắn cho nhau, tạo bóng mát, hạn chế tác động của BXMT, hạn chế gió mang hơi nóng đi vào bên trong công trình. Các mảng tường và mái nhà lớn, dày nhằm cách nhiệt hạn chế sự xâm nhập của nhiệt BXMT. KIẾN TRÚC VÙNG KHÍ HẬU NÓNG KHÔ Nhà dân ở M’Zab- Algeria Nhà dân ở Tunisia Cấu trúc bẫy gió trong kiến trúc truyền thống các nước Ả-rập Gió được lấy ở trên cao để tránh cát bụi, gió được lọc sạch và tăng độ ẩm trước khi thổi vào không gian hoạt động của con người. KIẾN TRÚC VÙNG KHÍ HẬU NÓNG KHÔ Mặt cắt một tháp gió điển hình Cấu trúc bẫy gió trong kiến trúc truyền thống KIẾN TRÚC VÙNG KHÍ HẬU NÓNG KHÔ KIẾN TRÚC VÙNG KHÍ HẬU NÓNG ẨM Nhà ở dân gian Malaysia Giải pháp làm mát trong nhà ở dân gian Malaysia Vật liệu tự nhiên thân thiện môi trường Cấu trúc nhẹ theo kiểu nhà sàn giúp ngôi nhà thông thoáng, chống ẩm. Không gian mở, ít vách ngăn, giúp gió lưu thông dễ dàng. Mái hiên rộng tạo bóng và che chắn bớt BXMT trực tiếp chiếu vào nhà. Sử dụng mái hai lớp ở giữa có tầng không khí lưu thông, cách nhiệt tốt, chống nóng. Khuôn viên nhà thoáng đãng, kết hợp hài hoà với cây xanh, thảm cỏ nhằm hạn chế bức xạ nhiệt từ bên ngoài và góp phần làm đẹp cho công trình. 2.3 CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH ỨNG KHÍ HẬU TRONG KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH NHÓM: 5sv/nhóm chọn một trong các đề tài sau để thuyết trình. 1. KIẾN TRÚC DÂN GIAN - NHÀ Ở: Nhà ở dân gian Bắc Bộ; Nhà ở dân gian Trung Bộ; Nhà ở dân gian Nam Bộ; Nhà ở dân gian miền núi và Trung du phía Bắc; Nhà ở dân gian Tây Nguyên; 2. KIẾN TRÚC TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG: Đình, chùa, nhà thờ 3. KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG: Trường học, bệnh viện, nhà hát, khách sạn Kinh tế Nhà ở truyền thống đa dạng 54 dân tộc Giáo dục Địa hình Khí hậu Bắc Trung Nam Tây Nguyên NHÀ Ở DÂN GIAN NHÀ Ở DÂN GIAN - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 6. Sân 7. Toilet 8. Giếng nước 9. Vườn 10.Hồ nước 11.Cổng 1. Phòng khách 2. Phòng ngủ 3. Kho 4. Bếp 5. Hiên NHÀ Ở DÂN GIAN – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN NHÀ Ở DÂN GIAN – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NHÀ Ở DÂN GIAN – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Một ngôi nhà cổ ở Quan Nhân, Hà Nội NHÀ Ở DÂN GIAN – MIỀN TRUNG - Vùng gió lào Theo Pierre Gourou “Nhà lá Mái là loại nhà rương [] mái nhà có hai lớp gồm: một mái đầu tiên bằng đất nện để khô và một mái thứ hai lợp tranh, đỡ bằng những phên đan bằng tre thô sơ được bó đất cẩn thận, khoảng cách giữa hai lớp mái được mức tối đa ở trên nóc 40cm”. Kiểu kiến trúc này khá phổ biến ở các tỉnh Quảng trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Tùy theo từng vùng có tên gọi khác nhau: nhà mái xông (Quảng Trị), nhà bỏ đất (hay trần bích) Quảng Nam, nhà đắp (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), nhà Lá Mái (Bình Định, Phú Yên). NHÀ LÁ MÁI NHÀ Ở DÂN GIAN – MIỀN TRUNG - Vùng gió lào NHÀ LÁ MÁI NHÀ Ở DÂN GIAN – MIỀN TRUNG - Vùng gió lào NHÀ LÁ MÁI NHÀ Ở DÂN GIAN – MIỀN TRUNG - Vùng gió lào NHÀ DÂN GIAN Ở XÃ HƯNG CHÍNH, HƯNG NGUYÊN, NGHỆ AN NHÀ Ở DÂN GIAN – MIỀN TRUNG - vùng gió lào Nhà cổ thôn Hiền Lương, Vĩnh Linh, Quảng Trị NHÀ Ở DÂN GIAN – MIỀN TRUNG - Vùng gió lào Nhà Rường thôn Liêm Công Tây, Cửa Tùng, Quảng Trị NHÀ Ở DÂN GIAN – MIỀN TRUNG - Vùng gió lào Nhà ở vùng Bình Định có cấu trúc chống nóng với hệ thống mái 2 lớp, hiên mở rộng hạn chế bức xạ trực tiếp NHÀ Ở DÂN GIAN – MIỀN TRUNG – Nhà vườn Huế Mặt bằng tổng thể NHÀ Ở DÂN GIAN – MIỀN TRUNG – Nhà vườn Huế NHÀ Ở DÂN GIAN – Đồng bằng SÔNG CỬU LONG NHÀ Ở DÂN GIAN – Đồng bằng SÔNG CỬU LONG NHÀ Ở DÂN GIAN – Đồng bằng SÔNG CỬU LONG Sân vườnNội thất NHÀ Ở DÂN GIAN – Đồng bằng SÔNG CỬU LONG Một cụm nhà huyện Mộc Hóa – Long An 1. Nhà xây trên nền đất đắp; 2. Nhà trên cọc; 3.Nhà nổi Các loại nhà ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long NHÀ Ở DÂN GIAN – Đồng bằng SÔNG CỬU LONG NHÀ Ở DÂN GIAN – VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 1 4 3 2 5 6 6 7 7 NHÀ Ở DÂN GIAN – VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC NHÀ Ở DÂN GIAN – Vùng TÂY NGUYÊN NHÀ Ở DÂN GIAN – Vùng TÂY NGUYÊN Bố cục một bản làng dân tộc Tây Nguyên Một ngôi nhà ở Kon Tum KIẾN TRÚC TÔN GIÁO Chùa Bút Tháp (Hà Bắc) Công trình có hướng chính Nam, bố cục “nội công ngoại quốc” với hệ thống sân trong nhà tạo điều kiện thông thoáng tốt nhưng vẫn tránh được ảnh hưởng bất lợi của gió Đông Bắc. Chùa Bút Tháp Đình Bảng (Hà Bắc) • Hệ thống cột kê trên đá tảng. • Hệ thống sàn gỗ cấu trúc cao hơn nền đất. • Mái lợp ngói, độ vươn của mái che chắn BXMT đi vào bên trong công trình. • Hệ thống cửa mở rộng, tạo sự chuyển tiếp cho không gian bên trong và bên ngoài. KIẾN TRÚC TÔN GIÁO ĐẶC ĐIỂM THÍCH ỨNG KHÍ HẬU TRONG KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Sự phong phú của khí hậu trên lãnh thổ nước ta góp phần tạo ra các kiểu kiến trúc dân gian đa dạng và sinh động. Nhìn chung kiến trúc dân gian Việt Nam có những đặc điểm thích ứng khí hậu sau: Xây dựng nhà trên cột, sử dụng rộng rãi hệ khung bằng gỗ. Nhà không có tường hoặc sử dụng các kết cấu bao che nhẹ, tấm chắn, tường dạng bình phong bằng gỗ, tre, tranh, giấy có thể tháo gỡ hoặc xếp mở được, giúp thông gió tự nhiên. Mái là yếu tố cơ bản nhất của nhà, mái rất dốc, phần diềm mái vươn ra dài. Nhà ở dân gian được xây dựng phân tán có các phòng và sân trong thông thoáng, hàng hiên kết hợp với các sân vườn rộng và hồ nước xung quanh. Hướng gió dễ chịu chiếm ưu thế, được tính đến khi bố trí sắp xếp các công trình, có tính toán tránh bức xạ mặt trời và mưa. MẪU NHÀ DÂN GIAN ĐIỂN HÌNH 1. Gió thổi vào cửa sổ mái 2. Gió thổi vào nhà 3. Tường nhẹ dạng chớp 4. Cây xanh thảm cỏ 5. Gió thoát ra mái 6. Mái dốc 7. Gió thoát ra khỏi nhà 8. Sàn nhà nâng cao KẾT LUẬN Những kết quả thu được qua việc phân tích quá trình phát triển kiến trúc ở các khu vực khí hậu khác nhau đã đem lại cho người thiết kế những bài học và kinh nghiệm quý giá. Một dấu ấn có tính chất đậm nét nhất trong truyền thống kiến trúc của một dân tộc trước hết là công trình được xây dựng có các giải pháp và hình thức kiến trúc phản ánh được các đặc điểm khí hậu khu vực đó, sau đó mới xét đến điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá phản ánh trong các kiểu hình thức kiến trúc cụ thể.
File đính kèm:
- bai_giang_kien_truc_truyen_thong_cac_vung_nhiet_doi.pdf