Bài giảng Cụm danh từ

2.2. Vị trí (-2): Là vị trí của phụ tố chỉ số lượng. Chia làm hai loại:

Nhóm chỉ số lượng chính xác: Gồm nhóm từ chỉ số lượng chính xác (một, hai, ba , chục, trăm, nghìn, triệu ); có tác dụng biểu thị số lượng sự vật nêu ở phần trung tâm.

VD: một cục gôm, bốn phương, hai quá trình

 Tuy nhiên, nhóm từ này thường không đứng trực tiếp trước danh từ tổng hợp.

VD: không thể nói: bốn xe cộ, mười quần áo

 

ppt 33 trang thom 06/01/2024 4280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cụm danh từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cụm danh từ

Bài giảng Cụm danh từ
Nhóm 1 
NGỮ PHÁP VÀ 
NGỮ PHÁP VĂN BẢN 
I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM DANH TỪ 
1. Phần trung tâm. 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
CỤM DANH TỪ 
2. Phần phụ trước. 
3. Phần phụ sau. 
III. CHỨC NĂNG CÚ PHÁP 
IV. BÀI TẬP THỰC HÀNH 
I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM DANH TỪ 
Cụm danh từ là tổ hợp từ tự do; trong đó các thành tố cấu thành liên kết với nhau theo quan hệ chính phụ, và thành tố chính là danh từ , hoặc tổ hợp tương đương với danh từ. 
Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, 2007; Ngữ pháp Việt Nam, NXB GD, 2009): 
CDT là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ, và thành tố chính là danh từ. 
Nguyễn Tài Cẩn (Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, NXB ĐH & THCN, 1997): 
Loại đoản ngữ có danh từ làm trung tâm gọi là cụm danh từ, gọi tắt là danh ngữ. 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
Gồm 3 phần 
Phần 
phụ trước 
Phần 
trung tâm 
Phần 
phụ sau 
Danh từ 
Ngữ danh từ 
(Từ chỉ loại + DT chỉ sự vật/ Động từ/ Tính từ) 
(VD: cái nhà, cây tre, con mèo, người thợ, niềm vui, cuộc họp, vẻ đẹp,) 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
Phần 
phụ trước 
Phần 
trung tâm 
Phần 
phụ sau 
 Xét ví dụ: 
Tất cả những cái con mèo đen ấy. 
Tất cả những cái 
con mèo 
đen ấy 
-3 
-2 
-1 
0 
1 
2 
1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 
- Phần trung tâm của CDT thường là danh từ chỉ sự vật, gồm có: 
Nhóm chỉ chất liệu: nước, đất, đá, vàng, muối, 
Nhóm chỉ chủng loại sự vật: gà, mèo (Động vật); bàn, ghế (Đồ vật); núi, công (Hiện tượng tự nhiên); 
Nhóm chỉ sự vật cá thể: nơi, chỗ, phòng, lớp, tỉnh, 
- Khi xem xét phần trung tâm của CDT, có thể chú ý đến hai trường hợp sau: 
Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm. 
Dùng danh từ sau số từ không cần từ chỉ đơn vị. 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 
 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: 
 Danh từ chỉ đơn vị: Gồm có: 
 Danh từ chỉ đơn vị quy ước: 
- Danh từ chỉ đơn vị chính xác: lít, thước, tấc, cân 
- Danh từ chỉ đơn vị không chính xác: thìa, ly, gói, mâm, bó 
D anh từ chỉ đơn vị tự nhiên: 
- Nhóm chỉ đơn vị cá thể: cái, con, vị, đức, bậc, thằng, ông 
- Nhóm chỉ đơn vị tập hợp: bầy, đàn, nhóm, lũ, đoàn 
 VD: Anh ấy uống liền một lần năm ly . 
 Một bầy tập trung đông đủ trước sân nhà hắn. 
1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 
 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: 
 Danh từ đơn vị hành chính, tổ chức xã hội, đơn vị nghề nghiệp: 
Nước, khu, thành phố, tỉnh, huyện, xã, làng,, đoàn, đội, ban, hệ, lớp,, môn, ngành, nghề, 
 VD: Anh ta đi đến một làng nọ để kiếm ăn. 
 Tôi phân vân không biết nên chọn nghề nào trong hai nghề ấy . 
1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 
 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: 
 Danh từ chỉ điểm trong không gian và phương hướng: 
Chỗ, nơi, chốn, xứ, miền, khu, khoảnh, miếng, mảnh,, phương, hướng, phía, bên, đằng. 
 VD: Bốn phương , tám hướng đều là nhà. 
 Hai nơi ấy gần nhà tôi. 
1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 
 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: 
 Danh từ chỉ đơn vị thời gian: 
- Xác định: thiên niên kỉ, thế kỉ, thập kỉ, năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây 
- Không xác định: dạo, khi, hồi, lúc, chốc, hôm, vụ, mùa 
 VD: Cách đây ba hôm , chúng tôi đã kỉ niệm một năm yêu nhau. 
1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 
 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: 
 Danh từ chỉ lần tồn tại của hoạt động, trạng thái: 
Lần, lượt, phen, chuyến, trận, đợt, mùa, vụ, 
 VD: Anh ấy đã sử dụng hết ba lần về phép của mình. 
 Trường chúng ta đã đạt kết quả tốt trong hai đợt thi đua vừa qua. 
- Dùng theo khuôn “động từ - một – danh từ” 
VD: Loan ốm một trận đã sụt mất đi hai cân. 
1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 
 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: 
 Danh từ chỉ màu sắc, mùi vị, âm thanh: 
Màu, sắc, mùi, hương, vị, tiếng, giọng, 
 VD: Cô ta trộn hai vị này với nhau để tạo ra hương vị mới. 
 Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng: 
- Thói, tật, nết, ý nghĩa, tư tưởng, tài năng, trí tuệ, khả năng, tập quán, tâm lí, 
- Thần, thánh, ma, quỷ, 
 VD: Nga đã đem đến một tư tưởng mới cho công ty. 
1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 
 1.2. Dùng danh từ sau số từ không cần từ chỉ đơn vị. 
 Dùng danh từ trong chuỗi liệt kê gồm nhiều thứ đồ vật. 
VD: Lớp chúng ta còn thiếu hai bàn và tám ghế . 
 Dùng tổ hợp số từ và danh từ để nêu đặc trưng của vật, nhất là trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận. 
VD: Cái bàn ba chân này còn tốt. 
2. Phần phụ trước: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
2.1. Vị trí (-1): Là vị trí của phụ tố chỉ xuất. 
 Theo Nguyễn Tài Cẩn (Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng-Từ ghép-Đoản ngữ): 
 Từ chỉ xuất luôn là từ “cái”. Ở vị trí phụ tố chỉ xuất, không phải là “cái” loại từ, mà là từ “cái” hư từ. 
VD: Cái thằng!; Cái con bé này; Cái vải này, 
 Có khi người ta dùng danh từ chỉ loại khác để 
làm từ đặc chỉ. 
VD: Hôm ấy có mặt hai ông nhà báo. 
 Thì con người ấy ai cầu làm chi. (Nguyễn Du) 
0 
-1 
0 
-1 
CHÚNG TÔI ĐỒNG Ý VỚI Ý KIẾN CỦA GS.NGUYỄN TÀI CẨN 
Từ “ cái” loại từ 
Từ “ cái” chỉ xuất 
Về mặt ý nghĩa 
Diễn đạt nghĩa cá thể 
Vd: cái bàn, cái nhà 
Nhấn mạnh sự vật, làm nổi rõ sự vật 
Vd: Cái con mèo đen ấy cứ len len trèo vào nhà tôi. 
Về mặt cách dùng 
Không đặt trước DT chỉ đơn vị vì bản thân nó đã là 1 DT chỉ đơn vị 
Thường được đặt trước các DT chỉ đơn vị 
Về khả năng kết hợp 
Thường đứng trước các DT chỉ chủng loại bất động vật 
Vd: cái bàn,cái xe 
Có thể xuất hiện với bất cứ DT chỉ sự vật nào 
Vd: cái cô bé này,cái cây xoài đó 
2. Phần phụ trước: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
2.2. Vị trí (-2): Là vị trí của phụ tố chỉ số lượng. Chia làm hai loại: 
Nhóm chỉ số lượng chính xác: Gồm nhóm từ chỉ số lượng chính xác (một, hai, ba, chục, trăm, nghìn, triệu); có tác dụng biểu thị số lượng sự vật nêu ở phần trung tâm. 
VD: một cục gôm, bốn phương, hai quá trình 
 Tuy nhiên, nhóm từ này thường không đứng trực tiếp trước danh từ tổng hợp. 
VD: không thể nói: bốn xe cộ, mười quần áo 
2. Phần phụ trước: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
Nhóm chỉ số lượng khái quát: Gồm số từ không xác định (vài, dăm, mươi, mấy, những, các), từ hàm ý phân phối (mọi, mỗi, từng). 
VD: mấy ngôi nhà kia, những con mèo, 
Lưu ý: 
Khi không có từ “cái” chỉ xuất mà cũng không có DT chỉ đơn vị thì ít dùng phụ tố chỉ số lượng. 
Khi có từ “cái” chỉ xuất thì không dùng những từ hàm ý phân phối như “mọi, mỗi, từng, các” 
VD: Không nói là: Mỗi cái con mèo; Các cái áo này 
2. Phần phụ trước: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
2.3. Vị trí (-3): Là vị trí của phụ tố chỉ như: cả, tất cả, cả thảy, hết thảy, toàn bộ, toàn thể 
Lưu ý: 	 
Không đi với các số từ phỏng định (vài, dăm, mươi, mấy – nghĩa phỏng định). 
Có thể đứng trước các lớp con từ sau đây: 
- Số từ xác định: một, hai, ba, bốn 
- Danh từ tập hợp: đàn, lũ, bộ, bó, năm, 
- Danh từ tổng hợp: quần áo, binh lính, xe cộ, 
- Cách diễn đạt theo lối tổng hợp nhiều sự vật, một tập hợp sự vật với số lượng xác định, trong những hoàn cảnh nhất định. 
3. Phần phụ sau: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
3.1. Vị trí (+1): Là vị trí của phụ tố miêu tả/ hạn định. 
 a- Về từ loại: Phụ tố miêu tả là 1 từ thuộc nhiều từ loại khác nhau: danh từ , động từ , tính từ , số từ , đại từ 
VD: phòng tạp chí (DT). 
 phòng đọc (ĐT). 
 phòng hẹp (TT). 
 phòng mười bốn (số từ thứ tự). 
 phòng (của) chúng tôi (đại từ). 
3. Phần phụ sau: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
3.1. Vị trí (+1): Là vị trí của phụ tố miêu tả/ hạn định. 
 b- Về cấu tạo: 
- Cụm từ chính phụ. 
VD: cửa hàng sách ngoại văn . 
- Cụm từ đẳng lập. 
VD: sách báo trong nước và nước ngoài . 
- Mệnh đề. 
VD: sách báo thư viện đặt mua . 
- Thành ngữ. 
VD: cuộc đời ba chìm bảy nổi . 
+1 
0 
+1 
0 
+1 
0 
+1 
0 
3. Phần phụ sau: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
3.1. Vị trí (+1): Là vị trí của phụ tố miêu tả/ hạn định. 
 c- Về kiểu kết nối: 
 - Liên kết trực tiếp: không có mặt kết từ và cũng không thể thêm kết từ. 
VD: gà mẹ, chim non, cổng sau, nước chanh 
 - Liên kết gián tiếp: có mặt kết từ hoặc có thể thêm kết từ. 
VD: cuốn sách mà tôi cho anh mượn; 
 hàng của chúng tôi sản xuất 
3. Phần phụ sau: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
3.1. Vị trí (+1): Là vị trí của phụ tố miêu tả/ hạn định. 
 d - Về trật tự các thành tố: 
 - Những TTP nêu các đặc trưng có tính chất thường xuyên hơn của sự vật nói ở đầu tố thì thường đứng gần đầu tố hơn so với những TTP nêu đặc trưng có tính chất lâm thời, gắn liền với những tình huống cụ thể. 
VD: chiếc áo lụa / mới mua . 
 - Trật tự giữa các TTP miêu tả/hạn định với nhau: 
+ TTP 1 từ: DT,ĐT,TT rồi đến số từ, từ chỉ vị trí. 
VD: đường tránh / số 4 / ở giữa. 
+ TTP có kết từ mở đầu hoặc những TTP là những cụm từ chính phụ thường đứng cuối. 
VD: Vấn đề cấp bách số một / của việc phân phối sản phẩm 
3. Phần phụ sau: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 
3.2. Vị trí (+2): Là vị trí của phụ tố chỉ định. 
 Các từ chỉ định thường xuất hiện với tư cách là yếu tố đánh dấu đường biên giới sau cùng của CDT tiếng Việt. 
 Các từ chỉ định có nhiệm vụ chỉ trỏ sự vật, nêu rõ cho ta biết sự vật ở hướng nào trong tầm nhìn ( xa - gần , không gian - thời gian ). 
 Các từ chỉ định thường gặp: này, kia, ấy, đấy, nọ, đó. 
VD: con mèo ấy ; ngôi nhà nọ , 
Phần phụ trước 
Phần phụ sau 
Phần lớn do hư từ đảm nhiệm. 
Phần lớn do thực từ đảm nhiệm. 
Có số lượng hạn chế. 
Có số lượng rất lớn. 
Hầu hết xuất hiện dưới hình thức 1 từ. 
Có thể đi kèm với nhiều thành phần khác để bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính. 
Không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa của phần trung tâm. 
Có ảnh hưởng nhất định đến ý nghĩa của phần trung tâm. 
Về từ loại 
Về số lượng 
Về tổ chức 
Về ý nghĩa 
 Phân biệt phần phụ trước và phần phụ sau: 
VD : Mười chai ; hai ly. 
VD : Áo này; ly nước màu xanh kia. 
Thành tố phụ trước 
Thành tố trung tâm 
Thành tố trung tâm 
Thành tố phụ sau 
Các mô hình cụm danh từ dạng khuyết: 
III. CHỨC NĂNG CÚ PHÁP 
 Cụm danh từ có nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn một mình DT, nhưng hoạt động trong câu như một DT. 
VD: 
- túp lều / một túp lều R õ nghĩa hơn về số lượng. 
- một túp lều / một túp lều nát R õ nghĩa hơn về số lượng và đặc điểm, tính chất sự vật. 
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển Rõ nghĩa hơn về số lượng, tính chất, địa điểm (xác định vị trí của sự vật trong không gian). 
Chức năng cú pháp chính của cụm ĐT: 
Làm chủ ngữ : 
VD: học rất giỏi. 
Làm vị ngữ: 
VD: Lan là 
Làm phụ ngữ: 
VD : , em học lớp 5. 
III. CHỨC NĂNG CÚ PHÁP 
CN 
VN 
Bạn ấy 
CN 
VN 
một học sinh giỏi. 
là + Cụm danh từ 
Năm nay 
CN 
VN 
bạn ấy. 
Chúng ta cần học 
Phụ ngữ cho ĐT. 
IV. BÀI TẬP THỰC HÀNH 
PHẦN PHỤ TRƯỚC 
PHẦN TRUNG TÂM 
PHẦN PHỤ SAU 
Phụ từ chỉ tổng thể 
Phụ từ chỉ số lượng 
Phụ từ chỉ xuất. 
Danh từ chỉ đơn vị. 
Danh từ chỉ chất liệu, chủng loại, sự vật. 
Phụ tố miêu tả, hạn định. 
Phụ tố chỉ định 
-3 
-2 
-1 
0 
+1 
+2 
MÔ HÌNH CỤM DANH TỪ 
(này, kia, ấy, nọ,...) 
Chỉ chủng loại khái quát 
Chỉ đối tượng cụ thể 
(một, hai, ba,, những, các, mọi, mỗi, từng,) 
(cả, tất cả, 
hết thảy, toàn bộ, toàn thể,) 
(cái) 
1. Điền các cụm danh từ sau vào mô hình cụm danh từ? 
 a-  một lưỡi búa của cha để lại. 
 b- Tất cả những cái quan điểm hẹp hòi này 
 c- Toàn bộ hai trăm cái bức tranh bị mất cắp đó 
PHẦN PHỤ TRƯỚC 
PHẦN TRUNG TÂM 
PHẦN PHỤ SAU 
Phụ từ chỉ tổng thể 
Phụ từ chỉ số lượng 
Phụ từ chỉ xuất. 
Danh từ chỉ đơn vị. 
Danh từ chỉ chất liệu, chủng loại, sự vật. 
Phụ tố miêu tả, hạn định. 
Phụ tố chỉ định 
-3 
-2 
-1 
0 
+1 
+2 
của cha để lại 
búa 
lưỡi 
một 
Sắp xếp các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình: 
Một lưỡi búa của cha để lại 
Tất cả những cái quan điểm hẹp hòi này 
quan điểm 
cái 
những 
Tất cả 
hẹp hòi 
này 
Toàn bộ hai trăm cái bức tranh bị mất cắp đó 
bức 
cái 
hai trăm 
Toàn bộ 
tranh 
bị mất cắp 
đó 
PHẦN PHỤ TRƯỚC 
PHẦN TRUNG TÂM 
PHẦN PHỤ SAU 
Phụ từ chỉ tổng thể 
Phụ từ chỉ số lượng 
Phụ từ chỉ xuất. 
Danh từ chỉ đơn vị. 
Danh từ chỉ chất liệu, chủng loại, sự vật. 
Phụ tố miêu tả, hạn định. 
Phụ tố chỉ định 
-3 
-2 
-1 
0 
+1 
+2 
MÔ HÌNH CỤM DANH TỪ 
(này, kia, ấy, nọ,...) 
Chỉ chủng loại khái quát 
Chỉ đối tượng cụ thể 
(một, hai, ba,, những, các, mọi, mỗi, từng,) 
(cả, tất cả, 
hết thảy, toàn bộ, toàn thể,) 
(cái) 
2. Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn sau rồi điền vào mô hình cụm danh từ? 
 Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội. 
PHẦN PHỤ TRƯỚC 
PHẦN TRUNG TÂM 
PHẦN PHỤ SAU 
Phụ từ chỉ tổng thể 
Phụ từ chỉ số lượng 
Phụ từ chỉ xuất. 
Danh từ chỉ đơn vị. 
Danh từ chỉ chất liệu, chủng loại, sự vật. 
Phụ tố miêu tả, hạn định. 
Phụ tố chỉ định 
-3 
-2 
-1 
0 
+1 
+2 
làng 
cả 
sau 
năm 
con 
chín 
ấy 
trâu 
con 
ba 
đực 
trâu 
con 
ba 
ấy 
làng 
nếp 
gạo 
thúng 
ba 
NHẤT THIẾT PHẢI CÓ 
Có thể có hoặc không 
Có thể hoặc không 
Sắp xếp các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình: 
làng 
cả 
sau 
năm 
con 
chín 
ấy 
con trâu 
ba 
đực 
con trâu 
ba 
nếp 
thúng gạo 
ba 
ấy 
làng 
CẢM ƠN CÔ VÀ CẢ LỚP ĐÃ LẮNG NGHE !!! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_cum_danh_tu.ppt