Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng phương pháp kế toán ABC: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam

Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng

thành công phương pháp Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC). Dữ liệu được

thu thập từ nhà quản trị các cấp của 162 doanh nghiệp là khác hàng của các

doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,

đánh giá thực trạng phân bổ chi phí tại các doanh nghiệp hiện nay và các yếu tố

ảnh hưởng đến khả năng vận dụng thành công phương pháp kế toán ABC. Kết

quả nghiên cứu đã cho thấy, nhà quản trị chưa thực sự hài lòng với phương pháp

phân bổ chi phí hiện tại ở các doanh nghiệp; khả năng vận dụng thành công

phương pháp kế toán ABC chịu ảnh hưởng bởi sáu yếu tố: (i) Chiến lược kinh

doanh; (ii) Nguồn lực tài chính; (iii) Trình độ nguồn nhân lực; (iv) Đặc điểm sản

xuất kinh doanh; (v) Đặc điểm tổ chức quản lý và (vi) Văn hoá doanh nghiệp. Trên

cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị giúp các doanh

nghiệp vận dụng thành công phương pháp kế toán ABC, nâng cao lợi thế cạnh

tranh trong xu thế hội nhập.

pdf 8 trang kimcuc 3100
Bạn đang xem tài liệu "Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng phương pháp kế toán ABC: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng phương pháp kế toán ABC: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng phương pháp kế toán ABC: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 46.2018 52
KINH TẾ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VẬN DỤNG 
PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN ABC: NGHIÊN CỨU 
TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 
FACTORS AFFECTING THE ABILITY TO APPLY THE ABC ACCOUNTING METHOD: 
A CASE STUDY IN VIETNAMESE ENTERPRISES 
Nguyễn La Soa1* 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng 
thành công phương pháp Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC). Dữ liệu được 
thu thập từ nhà quản trị các cấp của 162 doanh nghiệp là khác hàng của các 
doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, 
đánh giá thực trạng phân bổ chi phí tại các doanh nghiệp hiện nay và các yếu tố 
ảnh hưởng đến khả năng vận dụng thành công phương pháp kế toán ABC. Kết 
quả nghiên cứu đã cho thấy, nhà quản trị chưa thực sự hài lòng với phương pháp 
phân bổ chi phí hiện tại ở các doanh nghiệp; khả năng vận dụng thành công 
phương pháp kế toán ABC chịu ảnh hưởng bởi sáu yếu tố: (i) Chiến lược kinh 
doanh; (ii) Nguồn lực tài chính; (iii) Trình độ nguồn nhân lực; (iv) Đặc điểm sản 
xuất kinh doanh; (v) Đặc điểm tổ chức quản lý và (vi) Văn hoá doanh nghiệp. Trên 
cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị giúp các doanh 
nghiệp vận dụng thành công phương pháp kế toán ABC, nâng cao lợi thế cạnh 
tranh trong xu thế hội nhập. 
Từ khoá: chi phí; phương pháp kế toán ABC; quản trị chi phí; Việt Nam 
ABSTRACT 
The study was conducted for the purpose of evaluating factors affecting the 
ability to successfully apply the ABC accounting methods. Data were collected 
from managers at 162 companies being clients of independent auditors. Basing 
on quantitative research method, the current state of cost allocation and factors 
affecting the ability to successfully apply the ABC accounting method were 
investigated. The results indicate that managers are not really satisfied with the 
current cost allocation methods. In addition, the ability to successfully apply the 
ABC accounting method is influenced by six factors: (i) business strategy of the 
enterprise; (ii) Financial resources of the enterprise; (iii) Qualification of human 
resource; (iv) Business characteristics of the enterprise; (v) Organization and 
management characteristics of the enterprise; (vi) Corporate culture. Through 
findings, some recommendations are given to improve the ability to successfully 
apply the ABC accounting method in the future, helping Vietnamese firms to 
enhance their competitive advantage in the integration trend. 
Keywords: costs; ABC accounting methods; cost management; Vietnam 
1Khoa Kế toán-Kiểm toán, Đại học Công nghiệp Hà Nội 
*E-mail: soanguyen310383@gmail.com 
Ngày nhận bài: 10/01/2018 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 11/05/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 15/06/2018 
CHỮ VIẾT TẮT 
ABC: Activity Based Costing (Kế toán chi phí dựa trên hoạt động) 
KTQTCP: Kế toán quản trị chi phí 
1. GIỚI THIỆU 
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa 
thương mại đã và đang là xu thế của nền kinh tế thế giới 
đương đại. Quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng và hiệu 
quả của Việt Nam với kinh tế thế giới đã đem lại những 
thành tựu to lớn cho đất nước nói chung cũng như các 
doanh nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều 
cơ hội hơn để tham gia vào thị trường toàn cầu, hội nhập 
sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới, tiếp cận với các 
luồng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mức độ cạnh 
tranh ngày càng gay gắt hơn, các doanh nghiệp không chỉ 
cạnh tranh với nhau ở trong nước mà còn cạnh tranh với 
các doanh nghiệp nước ngoài. Trước bối cảnh đó, thông tin 
KTQTCP đóng vai trò quan trọng, là công cụ chủ yếu giúp 
nhà quản trị thực hiện các chức năng điều hành, kiểm soát 
và ra quyết định cho các hoạt động hiện thời của doanh 
nghiệp, đồng thời thiết lập căn cứ khoa học cho các hoạt 
động trong tương lai. 
Như vậy, thông tin KTQTCP là một trong những “vũ khí” 
quan trọng, giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh 
trong thời kỳ hội nhập. Do đó, áp lực đặt ra cho kế toán 
trong việc cung cấp các thông tin chi phí hữu ích, xác định 
đúng và đầy đủ chi phí sản xuất ngày càng trở nên thiết 
yếu. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang 
triển khai vận dụng phương pháp kế toán ABC bởi tính ưu 
việt của phương pháp này. Tuy nhiên, mức độ thành công 
khi vận dụng phương pháp này vào thực tế ở các doanh 
nghiệp có sự khác nhau tương đối. Chính vì vậy, nghiên cứu 
này được thực hiện với mục đích xem xét, đánh giá các yếu 
tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng thành công phương 
pháp kế toán ABC, từ đó, đề xuất định hướng và một số giải 
pháp nhằm hoàn thiện công tác KTQTCP nói chung và việc 
vận dụng phương pháp kế toán ABC nói riêng. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 
Cơ sở lý thuyết 
Các quan điểm nghiên cứu về phương pháp kế toán 
ABC đều cho rằng, phương pháp kế toán ABC nhấn mạnh 
đến các hoạt động như là những đối tượng tập hợp chi phí 
chủ yếu. Chi phí các hoạt động này sau đó sẽ được phân bổ 
cho những đối tượng tính giá thành theo số lượng các hoạt 
động mà đối tượng đã sử dụng (Oseifuah, 2014). Phương 
pháp kế toán ABC khắc phục được nhược điểm của phương 
 ECONOMICS-SOCIETY 
Số 46.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 53
pháp tính giá truyền thống, cung cấp thông tin linh hoạt và 
hữu ích hơn cho các nhà quản trị ra quyết định. Phương 
pháp kế toán ABC không chỉ hướng đến mục tiêu tính 
chính xác giá thành để cung cấp thông tin cho kế toán tài 
chính mà còn đặt ra mục tiêu cung cấp thông tin chi phí 
cho các nhà quản trị ra quyết định (Ruhanita và Daing, 
2006). Mặc dù, có khá nhiều ưu điểm vượt trội so với 
phương pháp truyền thống, tuy nhiên, thực tế cho thấy, 
mức độ thành công của các doanh nghiệp khi áp dụng 
phương pháp này chỉ ở mức tương đối. Để giải thích mức 
độ thành công khi vận dụng phương pháp này, tác giả lập 
luận trên cơ sở vận dụng các lý thuyết sau: 
Lý thuyết bất định (lý thuyết ngẫu nhiên). Theo Spekle 
(2003), các yếu tố bất định tác động đến thiết kế của doanh 
nghiệp đồng thời tác động đến các công cụ kỹ thuật của kế 
toán quản trị. Nói cách khác, một hệ thống kế toán quản trị 
thích hợp với doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm 
doanh nghiêp và môi trường doanh nghiệp đó đang hoạt 
động. Điều này cho thấy, không thể xây dựng một mô hình 
khuôn mẫu về vận dụng các phương pháp kế toán cho tất 
cả các doanh nghiệp. Có nghĩa là việc lựa chọn vận dụng 
phương pháp kế toán ABC đạt hiệu quả phải thích hợp với 
từng doanh nghiệp, với môi trường bên trong và bên ngoài 
mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Lý thuyết này được 
nhiều học giả lựa chọn khi nghiên cứu về các yếu tố bất 
định tác động đến sự vận dụng và triển khai phương pháp 
kế toán ABC vào doanh nghiệp, điển hình như: Anderson 
(1999), Khalid (2005), Majid và Ali (2013). Hầu hết các 
nghiên cứu đều cho rằng mức độ thành công khi vận dụng 
phương pháp kế toán ABC vào các doanh nghiệp khác 
nhau thì có sự khác nhau, đồng thời mức độ thành công khi 
vận dụng vào một doanh nghiệp nhưng ở các giai đoạn 
phát triển khác nhau cũng có sự khác nhau. Các yếu tố tác 
động đến mức độ thành công khi vận dụng phương pháp 
kế toán ABC gồm: môi trường kinh doanh, công nghệ, cơ 
cấu tổ chức, chiến lược và văn hoá của doanh nghiệp. 
Lý thuyết đại diện cho rằng, quan hệ giữa các cổ đông 
và người quản lý doanh nghiệp là quan hệ đại diện - hay 
quan hệ uỷ thác (Spekle, 2003). Cả hai bên đều muốn tối đa 
hóa lợi ích của mình, do đó, có cơ sở để tin rằng người quản 
lý doanh nghiệp sẽ không luôn hành động vì lợi ích tốt 
nhất cho người chủ, tức là các cổ đông. Từ đó, xung đột sẽ 
phát sinh khi thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa 
chủ thể và đại diện trong doanh nghiệp, vì cả hai bên có lợi 
ích khác nhau. Do đó, mức độ vận dụng thành công 
phương pháp kế toán ABC sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ 
giữa chủ doanh nghiệp, nhà quản trị và nhà đầu tư bên 
ngoài, cụ thể như: cơ chế đãi ngộ, cơ chế giám sát, sự phân 
quyền. 
Lý thuyết xã hội học tập trung vào việc làm thế nào để 
tổ chức được thành lập thông qua tương tác giữa con 
người, tổ chức và xã hội. Covaleski và cộng sự (1996), cho 
rằng sự tồn tại của một tổ chức yêu cầu phải phù hợp với 
xã hội về hành vi có thể chấp nhận được để đạt hiệu quả 
sản xuất cao. Theo đó, hiệu quả hoạt động của doanh 
nghiệp không chỉ là vấn đề mang tính nội bộ của doanh 
nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng trong một bối cảnh xã hội 
chung, liên quan đến các chế độ, chính sách hiện hành và 
giải quyết các mối quan hệ với người lao động trong doanh 
nghiệp. Vì vậy, mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra phải nằm 
trong mục tiêu chung mà xã hội chấp nhận được, điều này 
phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và lợi ích của 
doanh nghiệp phải gắn với lợi ích chung của xã hội. Cũng 
theo lý thuyết này, khả năng vận dụng thành công phương 
pháp kế toán ABC chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: quyền lực 
chính trị xã hội, chế độ, chính sách xã hội và phương thức 
giải quyết lợi ích của người lao động. 
Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận: Lý thuyết quan 
hệ chi phí - lợi ích chỉ ra rằng, lợi ích có được từ việc các 
thông tin kế toán được cung cấp phải được xem xét trong 
mối quan hệ với chi phí dùng để tạo ra và cung cấp thông 
tin đó. Như vậy, mức độ vận dụng thành công phương 
pháp kế toán ABC phải được xem xét giữa lợi ích tăng thêm 
khi thực hiện phân bổ chi phí theo phương pháp kế toán 
ABC mang lại cho doanh nghiệp và xã hội và chi phí tăng 
thêm mà doanh nghiệp và xã hội phải bỏ ra khi vận dụng 
phương pháp này (Covaleski và cộng sự, 1996). 
Tổng quan nghiên cứu 
Tại các quốc gia phát triển, phương pháp kế toán ABC 
đã nhận được sự quan tâm của cả nhà khoa học và nhà 
quản trị doanh nghiệp. Lợi ích của phương pháp kế toán 
ABC và những tác động của nó đối với hiệu quả kinh tế của 
doanh nghiệp đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu thực nghiệm 
và được coi là một trong những công cụ kế toán, quản lý 
hiệu quả nhất ở các nước phát triển (Ahadi và Azar, 2016). 
Ngoài những nghiên cứu về lý thuyết, nghiên cứu về cách 
thức ứng dụng thực tế phương pháp kế toán ABC của 
doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau, các nghiên 
cứu về yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng thành 
công phương pháp kế toán ABC cũng được các học giả 
quan tâm (Angelopoulos và Pollalis, 2017), điển hình như: 
Anderson(1999), đã tiến hành đánh giá hệ thống xác định 
chi phí theo hoạt động tại General Motor, dữ liệu phỏng 
vấn được thu thập từ 21 doanh nghiệp. Từ đó, đã chỉ ra hai 
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai, vận dụng 
phương pháp kế toán ABC, đó là: nhóm yếu tố có tính chất 
tổ chức (như: sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao, sự bồi 
dưỡng, đào tạo để áp dụng hệ thống xác định chi phí theo 
hoạt động); nhóm yếu tố có tính chất bối cảnh (như: mức 
độ cạnh tranh, sự phù hợp của các quyết định của nhà 
quản trị, sự thích nghi của hệ thống hiện hành). Khalid 
(2005), cũng đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp sản 
xuất ở Mỹ, từ đó, chỉ ra hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự 
thành công của phương pháp kế toán ABC, đó là: nhóm yếu 
tố thuộc tổ chức (như: sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao, 
chủ sở hữu không phải là kế toán, sự đào tạo nhân viên); 
nhóm yếu tố thuộc bối cảnh (như: tính hữu ích của thông 
tin chi phí, sự hiện diện của công nghệ thông tin và quy mô 
của doanh nghiệp). Majid và Sulaiman (2008), đã nghiên 
cứu vận dụng phương pháp kế toán ABC vào các doanh 
nghiệp đa quốc gia ở Malaysia, từ đó chỉ ra những lợi ích 
của việc vận dụng phương pháp này. Nghiên cứu đã cho 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 46.2018 54
KINH TẾ
thấy, mặc dù phương pháp kế toán ABC không được sử 
dụng rộng rãi nhưng là công cụ hữu ích để cải thiện hiệu 
quả của doanh nghiệp. Các yếu tố cần thiết để đảm bảo 
vận dụng thành công phương pháp kế toán ABC, đó là: cơ 
cấu tổ chức doanh nghiệp cần được thiết kế theo mô hình 
nằm ngang trong đó quy trình sản xuất được phân chia 
thành các hoạt động; những người nắm giữ trọng trách 
trong dự án ABC phải có đủ năng lực và hiểu biết sâu rộng 
về công nghệ thông tin; thông tin chi phí về các hoạt động; 
sự ủng hộ của nhà quản trị và các cổ đông. Fei và Isa (2010), 
đã chỉ ra các yếu tố: hành vi, tổ chức và kỹ thuật là những 
yếu tố chính quyết định sự thành công của phương pháp 
kế toán ABC. Ngoài ra, các yếu tố: vai trò của văn hoá và cấu 
trúc của tổ chức cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng 
vận dụng thành công phương pháp kế toán ABC của doanh 
nghiệp. Upping và Oliver (2011), đã thực hiện khảo sát 78 
trường đại học công lập ở Thái Lan, kết quả cho thấy 
49,21% các trường đều trả lời “việc vận dụng phương pháp 
kế toán ABC là cần thiết và mang lại hiệu quả trong quản trị 
tài chính”; đồng thời cũng chỉ ra việc thiếu phần mềm thích 
hợp, khó thu thập dữ liệu và trình độ của nhân viên kế toán 
là rào cản chính đối với việc vận dụng thành công phương 
pháp kế toán ABC. Majid và Ali (2013), đã chứng minh, ngay 
cả trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ thì khả năng bóp méo 
chi phí sản phẩm là có thật nếu như vận dụng phương 
pháp tính chi phí truyền thống, vì vậy đã đề xuất vận dụng 
phương pháp kế toán ABC vào các doanh nghiệp sản xuất 
thép; nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến 
khả năng áp dụng phương pháp kế toán ABC, đó là: tỷ 
trọng chi phí, quy trình sản xuất, chủng loại sản phẩm, các 
loại nguyên liệu đầu vào, thành phẩm, bán sản phẩm tồn kho. 
Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến phương pháp 
kế toán ABC chủ yếu là nghiên cứu về lý thuyết và thử 
nghiệm áp dụng tại một số doanh nghiệp. Một số nghiên 
cứu điển hình về vấn đề này như: Anh (2012), nghiên cứu 
các yếu tố tác động đến phương pháp xác định chi phí theo 
hoạt động trong các doanh nghiệp, đó là: yếu tố thuộc 
hành vi và tổ chức, yếu tố có tính chất kỹ thuật, yếu tố 
thuộc cấu trúc doanh nghiệp và yếu tố thuộc văn hóa 
doanh nghiệp. Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng trong mô 
hình nghiên cứu chưa được tác giả kiểm định để kiểm tra 
mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến vận dụng thành 
công phương pháp kế toán ABC. Uyen (2016), cũng đã 
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 
phương pháp kế toán ABC trong quản trị chi phí tại các 
doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng 
đến khả năng vận dụng phương pháp kế toán ABC, đó là: 
tổng doanh thu, sự đa dạng của sản phẩm và cấu trúc chi 
phí. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở việc 
đánh giá có hay không có mối tương quan giữa các yếu tố 
đến khả năng vận dụng thành công phương pháp kế toán 
ABC mà chưa đo lường được với mức doanh thu ở mức nào, 
cấu trúc chi phí với tỷ lệ như thế nào thì doanh nghiệp có 
thể vận dụng thành công phương pháp kế toán ABC. 
Như vậy, mặc dù trên thế giới và ở Việt Nam đã có khá 
nhiều nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận 
dụng thành công phương pháp kế toán ABC vào các loại 
hình doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên, các nghiên cứu 
về yếu tố tác động đến sự thành công của việc vận dụng 
phương pháp này chủ yếu được thực hiện ở các nước phát 
triển, chỉ có một số nghiên cứu được thực hiện ở các nước 
đang phát tr ...  về mối quan hệ giữa biến 
phụ thuộc với biến độc lập. 
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Đánh giá thực trạng công tác phân bổ chi phí ở các 
doanh nghiệp 
Bảng 3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 
Tiêu thức SL Tỷ lệ % 
Cơ cấu loại hình của 
mẫu nghiên cứu 
Sản xuất 73 45,06 
Thương mại 35 21,60 
Dịch vụ 41 25,31 
Xây dựng 9 5,56 
Nông-Lâm-Thuỷ sản 4 2,47 
Tổng 162 100,00 
Phân bổ chi phí đang sử 
dụng ở doanh nghiệp 
Sản lượng sản xuất, tiêu thụ 40 24,69 
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41 25,31 
Chi phí nhân công trực tiêp 43 26,54 
Số giờ máy lao động 30 18,52 
Sử dụng nhiều hơn 1 tiêu thức 8 4,94 
Tổng 162 100,00 
Mức độ hài lòng với tiêu 
thức phân bổ chi phí 
đang sử dụng 
Rất hài lòng 4 2,47 
Hài lòng 82 50,62 
Cần cải tiến 72 44,44 
Không hài lòng 4 2,47 
Tổng 162 100,00 
Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (bảng 3) cho 
thấy, loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều 
tra khảo sát, gồm: sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng, 
nông-lâm-thuỷ sản, trong đó, doanh nghiệp sản xuất, dịch 
vụ và thương mại chiếm phần lớn tỷ lệ trong mẫu nghiên 
cứu (tỷ lệ tương ứng lần lượt là 45,06%; 25,31%; 21,60%). Về 
cơ bản, các doanh nghiệp hiện đang sử dụng một tiêu thức 
để phân bổ cho toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh 
trong kỳ, như: phân bổ theo sản lượng sản phẩm sản xuất 
hoặc tiêu thụ trong kỳ (chiếm 24,69%), phân bổ theo tổng 
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ (chiếm 
25,31%), theo tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh 
 ECONOMICS-SOCIETY 
Số 46.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57
trong kỳ (chiếm 26,54%), theo số giờ máy lao động trong kỳ 
(chiếm 18,52%) và đặc biệt có 8/162 doanh nghiệp (chiếm 
4,94%) đã sử dụng nhiều hơn một tiêu thức để phân bổ chi 
phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, và được căn cứ lựa 
chọn là phụ thuộc và nguồn gốc phát sinh chi phí đó. Kết 
quả thống kê về mức độ hài lòng với tiêu thức phân bổ chi 
phí đang sử dụng cho thấy, có 4/162 doanh nghiệp (chiếm 
2,47%) không hài lòng với phương pháp phân bổ chi phí 
hiện tại; có 44,44% doanh nghiệp mong muốn được cải 
tiến phương pháp mới để đảm bảo độ chính xác của thông 
tin chi phí. 
4.2. Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo 
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (bảng 4) 
thông qua kiểm định Cronbach Alpha 06 thang đo biến độc 
lập với 27 biến quan sát trong mô hình nghiên cứu cho 
thấy, có 02 biến quan sát bị loại bỏ, 25 biến còn lại đạt 
chuẩn; thang đo biến phụ thuộc gồm 05 biến quan sát và 
cả 05 biến đều đảm bảo độ tin cậy. Như vậy, mô hình 
nghiên cứu gồm 06 thang đo biến độc lập với 25 biến quan 
sát và 01 thang đo biến phụ thuộc với 05 biến quan sát 
được đưa vào để thực hiện phân tích yếu tố khám phá ở 
bước tiếp theo. Kích thước mẫu nghiên cứu là 162 lớn hơn 
năm lần so với số lượng biến quan sát sử đụng trong 
nghiên cứu, do đó mẫu nghiên cứu phù hợp để thực hiện 
phân tích yếu tố khám phá (Nguyễn, 2013). 
Bảng 5. Kết quả phân tích độ tin cậy, EFA biến phụ thuộc 
KMO and Bartlett's Test 
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,786 
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1341,258 
df 105 
Sig. 0,000 
Biến quan sát Ký hiệu 
Trọng số 
yếu tố3 
Độ tin cậy 
tổng hợp 
Phương 
sai trích 
Khả năng vận dụng thông 
tin chi phí để nâng cao chất 
lượng của các quyết định 
A1 0,795 
0,812 56,3% 
Khả năng có thể nhận diện 
các hoạt động trong DN A2 0,807 
Khả năng thực hiện tập 
hợp chi phí phát sinh theo 
từng hoạt động 
A3 0,786 
Khả năng lựa chọn tiêu 
thức phân bổ chi phí của 
từng hoạt động 
A4 0,818 
Khả năng vận dụng công 
nghệ thông tin để thực 
hiện công tác kế toán 
A5 0,679 
3Đọc ở Bảng Component Matrix 
Bảng 4. Kết quả kiểm định độ tin cậy, EFA của biến độc lập 
Rotated Component Matrix Độ tin cậy tổng hợp1 Phương sai trích2 
Khái niệm Biến quan sát Component 
1 2 3 4 5 6 
Đặc điểm sản xuất kinh doanh 
C1 
C3 
C4 
C5 
0,904 
0,821 
0,749 
0,619 
0,735 30,018% 
Đặc điểm tổ chức quản lý 
O1 
O2 
O4 
O5 
O6 
 0,826 
0,780 
0,712 
0,703 
0,624 
0,782 44,900% 
Trình độ nguồn nhân lực 
N1 
N2 
N3 
N4 
 0,698 
0,676 
0,624 
0,615 
0,736 54,027% 
Nguồn lực tài chính 
P1 
P2 
P3 
P4 
 0,771 
0,743 
0,701 
0,665 
0,697 61,972% 
Chiến lược kinh doanh 
S1 
S2 
S3 
 0,769 
0,703 
0,603 
0,667 68,628% 
Văn hoá doanh nghiệp 
L1 
L2 
L3 
L4 
L5 
 0,778 
0,764 
0,704 
0,685 
0,601 
0,713 73,806% 
1Đọc ở cột Cronback’s Alpha Bảng Rellability Statistics; 2 Đọc ở cột Cumulative % thuộc Extraction Sum of Squared Loadings Bảng Total Variance Explained 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 46.2018 58
KINH TẾ
Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA) cho biến độc 
lập thông qua kiểm định Bartlett và KMO cho thấy, kiểm 
định Bartlett’s có giá trị là 1.313,038 với mức ý nghĩa Sig. 
bằng 0,000 (nhỏ hơn 0,05), bác bỏ giả thuyết các biến quan 
sát của biến độc lập không tu ̛o ̛ng quan với nhau trong 
tổng thể. Nhu ̛ vậy, giả thuyết về mô hình nhân tố là không 
phù hợp sẽ bị bác bỏ. Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để 
nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp. KMO có giá trị là 0,765 
(lớn hơn 0,5), kích thước mẫu nghiên cứu là 162, do đó dữ 
liệu nghiên cứu phù hợp với phân tích EFA. Phân tích yếu 
tố khám phá EFA 05 biến quan sát của biến phụ thuộc 
(bảng 5) cho thấy, dữ liệu nghiên cứu hoàn toàn phù hợp 
để thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến. 
4.3. Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy 
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (bảng 6) 
cho thấy, kiểm định hệ số hồi quy Coefficients cho giá trị t 
của các biến độc lập đầy đủ, kịp thời và tin cậy (giá trị Sig. 
đều nhỏ hơn 0,05) nên 06 biến độc lập tương quan và có ý 
nghĩa với biến phụ thuộc (Khả năng vận dụng thành công 
phương pháp kế toán ABC) với độ tin cậy trên 98%. Kiểm 
định hiện tượng đa cộng tuyến (Multiple Collinearity) cho 
thấy, độ phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 10, vì vậy, 
không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên 
cứu. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Adjustes R 
Square, ANOVA) cho thấy, giá trị F của các biến độc lập đầy 
đủ, kịp thời và tin cậy (giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0,05). Biến 
phụ thuộc được giải thích bởi 06 biến độc lập và sự biến 
động của các biến độc lập (Đặc điểm sản xuất kinh doanh, 
Đặc điểm tổ chức quản lý, Trình độ nguồn nhân lực, Nguồn 
lực tài chính, Chiến lược kinh doanh, Văn hoá doanh 
nghiệp) giải thích được 73,8% thay đổi về khả năng vận 
dụng thành công phương pháp kế toán ABC; đồng thời, sự 
thay đổi của biến độc lập nếu gia tăng sẽ giải thích thêm 
được 76,1% biến phụ thuộc. Kiểm định hiện tượng tự tương 
quan của phần dư (Autocorrelation) cho kết quả, số quan 
sát n = 162, tham số k = 6, mức ý nghĩa 0,01 (99%); thống kê 
Durbin-Watson cho trị số thống kê dưới dL = 1,543 và trị số 
thống kê trên dU = 1,708, dU = 1,708 < d = 1,835 < (4 - dU = 2,292) 
như vậy, không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần 
dư trong mô hình, mô hình có ý nghĩa. 
4.4. Thảo luận 
Qua thực hiện khảo sát, kết quả phân tích với mẫu 
nghiên cứu là 162, cỡ mẫu phù hợp với yêu cầu đặt ra. Phân 
tích dữ liệu mẫu thu được đã điều chỉnh được các biến 
quan sát cho nghiên cứu sau khi thực hiện đánh giá độ tin 
cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha. Kết quả 
phân tích yếu tố khám phá EFA để đánh giá giá trị hội tụ và 
phân biệt của thang đo cho thấy, mô hình hoàn toàn phù 
hợp để thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến. Các biến 
trong mô hình đều có tác động tích cực và mạnh mẽ đến 
khả năng vận dụng thành công phương pháp kế toán ABC 
của các doanh nghiệp Việt Nam. Cả sáu giả thuyết nghiên 
cứu H1, H2, H3, H4, H5, và H6 đều được chấp nhận. Phương 
trình hồi quy (1) được trình bày như sau. 
A = 0.257*C + 0.239*O + 0.298*N + 0.304*P + 0.367*S + 0.226*L + 1.119 (1) 
Như vậy, thông qua kết quả nghiên cứu trên, khẳng 
định được rằng khả năng vận dụng thành công phương 
pháp kế toán ABC của các doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh 
hưởng bởi 06 yếu tố, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xếp 
theo thứ tự giảm dần lần lượt là: (1) Chiến lược kinh doanh 
của doanh nghiệp; (2) Nguồn lực tài chính của doanh 
nghiệp; (3) Trình độ nguồn nhân lực; (4) Đặc điểm sản xuất 
kinh doanh của doanh nghiệp; (5) Đặc điểm tổ chức quản lý 
của doanh nghiệp; (6) Văn hoá doanh nghiệp. 
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 
Coefficientsa 
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics 
B Std. Error Beta Tolerance VIF 
1 
(Constant) 1,119 0,121 5,871 0,000 
C 0,257 0,052 0,291 3,962 0,000 0,314 1,184 
O 0,.239 0,056 0,163 3,644 0,000 0,443 2,419 
N 0,298 0,051 0,228 4,450 0,001 0,645 1,901 
P 0,304 0,076 0,256 4,167 0,000 0,456 3,167 
S 0,376 0,045 0,267 4,909 0,000 0,317 4,234 
L 0,226 0,126 0,298 4,659 0,002 0,389 2,341 
a. Dependent Variable: Khả năng vận dụng thành công phương pháp kế toán ABC (A) 
ANOVAb 
Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 
1 
Regression 69,139 8 13,740 20,549 0,000a 
Residual 102,354 69 0,417 
Total 171,493 77 
a Predictors: (Constant): SXKD (C), TCQL (O), TĐNL (N), NLTC(P), CLKD(S), VHDN(L); b Dependent Variable: Khả năng vận dụng thành công phương pháp kế toán ABC (A) 
Model Summaryc 
Model R R2 Adjusted R2 Std. Error of the 
Estimate 
Change Statistics Watson 
R2 Change F Change df1 df2 Sig.F Change 
1 0,658a 0,761 0,738 0,49031 0,759 23,216 8 162 0,000 1,835 
c Predictors: (Constant): SXKD(C), TCQL(O), TĐN (N), NLTC(P), CLKD(S), VHDN(L) 
 ECONOMICS-SOCIETY 
Số 46.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59
5. KẾT LUẬN 
Từ kết quả nghiên cứu trên, để vận dụng thành công 
phương pháp kế toán ABC, tác giả khuyến nghị các doanh 
nghiệp cần tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng đến quá 
trình thực hiện phương pháp này, cụ thể như sau: 
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 
có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất, do đó cần xem xét các 
yếu tố nội tại (yếu tố nào thúc đẩy sự phát triển và ngược 
lại); có chiến lược hướng về cấu trúc chi phí, chiến lược 
cạnh tranh theo lợi thế (về giá, dịch vụ đi kèm), chiến lược 
sản phẩm mới. 
Thứ hai, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cũng 
có mức độ ảnh hưởng đáng kể, vì vậy, cần đánh giá đúng 
năng lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp, chuẩn bị đầy 
đủ nguồn lực về kinh phí, thời gian. Khi thực hiện phương 
pháp này, cần thực hiện phân tích định lượng, do vậy, phải 
trang bị máy tính và phần mềm phù hợp với đặc thù kinh 
doanh của doanh nghiệp. 
Thứ ba, trình độ nguồn nhân lực, đặc điểm hoạt 
động sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý và 
văn hoá của doanh nghiệp cũng là những yếu tố ảnh 
hưởng đến khả năng vận dụng thành công phương pháp 
kế toán ABC. Vì vậy, khi vận dụng phương pháp này, cần có 
sự phân tích, đánh giá các yếu tố đó để có sự điều chỉnh 
hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. 
Áp dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và 
định lượng, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá, đo lường 
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng vận dụng 
thành công phương pháp kế toán ABC, đó là: Chiến lược 
kinh doanh của doanh nghiệp; Nguồn lực tài chính của 
doanh nghiệp; Trình độ nguồn nhân lực; Đặc điểm sản xuất 
kinh doanh của doanh nghiệp; Đặc điểm tổ chức quản lý 
của doanh nghiệp; Văn hoá doanh nghiệp. Từ kết quả 
nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm 
hoàn thiện và thúc đẩy khả năng vận dụng thành công 
phương pháp kế toán ABC cho các doanh nghiệp Việt Nam 
trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế 
như: mẫu nghiên cứu (chưa phủ đều và số lượng chưa 
nhiều), do đó kết quả nghiên cứu suy ra cho tổng thể có độ 
tin cậy chưa cao, mức độ các yếu tố trong mô hình nghiên 
cứu giải thích sự biến động của khả năng vận dụng thành 
công phương pháp kế toán ABC chưa cao, chứng tỏ còn có 
các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng vận dụng thành 
công phương pháp kế toán ABC nhưng chưa được đưa vào 
mô hình trong nghiên cứu này. Đây chính là những gợi mở 
cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ahadi, A. and Azar, S.F., (2016). The study of the possibility of using 
activity-based costing system (ABC) (Case Study: General Directorate of Roads 
and Urban Development of East Azerbaijan Province). International Academic 
Journal of Accounting and Financial Management, Vol. 3, No. 6, 2016: 1-8. 
2. Anderson, S.W. (1999). The impact of contextual and process factors on 
the evaluation of activity-based costing systems. Accounting, Organizations and 
Society, Volume 24, Issue 7, October 1999: 525-559. 
3. Angelopoulos, M.K. and Pollalis, Y., (2017). Activity Based Costing (ABC) 
as a tool for Lean Transformation: The Case of the Greek Power Public 
Corporation (PPC). Online at https://mpra.ub.uni-muenchen.de/78848/ 
4. Anh, N.H. (2012). Discuss the factors affecting the cost-of-activity 
methodology used in companies. Jounal of economics and Development, 
7/2012: 35-39. 
5. Bajus, R. and Stasova, L., (2014). Implementation of the ABC model in a 
Company Dealing With Extraction of Raw Materials. Business Management and 
Education, 12(2): 228-244. 
6. Covaleski, M.A., Dirsmith, M.W., Samuel and Sajay, (1996). Managerial 
accounting research: The contributions of organizational and sociological 
theories. Journal of Management Accounting Research; Sarasota 8 (1996): 1-35. 
7. Fei, Z.Y. and Isa, C.R., (2010). Factors Influencing Activity-Based Costing 
Success: A Research Framework. International Journal of Trade, Economics and 
Finance, Vol. 1, No. 2, August, 2010: 144 -150. 
8. Khalid, A. (2005). Activity-based costing in Saudi Arabia’s fargest 100 
firms in 2003. Journal of American Academy of Business, Cambridge, 6(2): 285-
292. 
9. Majid, J.A. and Sulaiman, M., (2008). Implementation of activity-based 
costing in Malaysia: A case study of two com- panies. Asian Review of 
Accounting, 16(1): 39-55. 
10. Majid, N.A. and Ali, S., (2013). Feasibility Study for Implementation of 
an Activity - Based Costing System in Alloy Steel Industries. International Journal 
of Reach in Commerce, IT and Management, 10(3): 96-101. 
11. Oseifuah, E.K., (2014). Activity based costing (ABC) in the public 
sector: benefits and challenges. Problems and Perspectives in Management, 
2014 – Citeseer 
12. Ruhanita, M. and Daing, N. I., (2006). Activity based costing (ABC) 
adoption among manufacturing organi- zations - the case of Malaysia. 
International Journal of Business and Society, 7(1): 70-101. 
13. Spekle, R.F. ,(2003). Towards a Transaction Cost Theory of 
Management Control. ERIM Report Series Reference No. ERS-2002-06-FandA. 
14. Tho, N.D., (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh 
doanh: Thiết kế và thực hiện. Nhà xuất bản Lao động xã hội. 
15. Upping, P. and Oliver, J., (2011). Fators influrncing management 
accounting change: A case of Thai public universities. Indonesian Management 
and Accounting Research Vol. 10, No. 02: 1-22. 
16. Uyen, T.T., (2016). A study on the factors affecting the possibility of 
applying accounting method of ABC in Vietnamese Pharmaceutical Companies. 
Jounal of economics and Development, 11/2016: 94 -103. 

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_anh_huong_den_kha_nang_van_dung_phuong_phap_ke_toan_a.pdf