Xây dựng và sử dụng hồ sơ điện tử phục vụ dạy học Địa lí 11 - Trung học phổ thông

Trong bài viết này, chúng tôi muốn khẳng định vai trò quan trọng của Hồ sơ điện tử

(HSĐT) đối với dạy học Địa lí ở bậc trung học phổ thông (THPT). Chúng tôi đã xây dựng

Hồ sơ điện tử dạy học Địa lí 11 theo quy trình các bước và sử dụng hồ sơ này để tiến hành

các hoạt động dạy học ở trường THPT. Kết quả cho thấy cả giáo viên (GV) lẫn học sinh

(HS) đều tỏ ra hứng thú hơn với các tiết học Địa lí, từ đó giúp nâng cao hiệu quả giảng

dạy môn học Địa lí.

pdf 10 trang thom 08/01/2024 1380
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng và sử dụng hồ sơ điện tử phục vụ dạy học Địa lí 11 - Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng và sử dụng hồ sơ điện tử phục vụ dạy học Địa lí 11 - Trung học phổ thông

Xây dựng và sử dụng hồ sơ điện tử phục vụ dạy học Địa lí 11 - Trung học phổ thông
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM       Lê Văn Nhương 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ ĐIỆN TỬ 
PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
LÊ VĂN NHƯƠNG* 
TÓM TẮT 
Trong bài viết này, chúng tôi muốn khẳng định vai trò quan trọng của Hồ sơ điện tử 
(HSĐT) đối với dạy học Địa lí ở bậc trung học phổ thông (THPT). Chúng tôi đã xây dựng 
Hồ sơ điện tử dạy học Địa lí 11 theo quy trình các bước và sử dụng hồ sơ này để tiến hành 
các hoạt động dạy học ở trường THPT. Kết quả cho thấy cả giáo viên (GV) lẫn học sinh 
(HS) đều tỏ ra hứng thú hơn với các tiết học Địa lí, từ đó giúp nâng cao hiệu quả giảng 
dạy môn học Địa lí. 
Từ khóa: dữ liệu số hóa, tài liệu điện tử, hồ sơ điện tử, dạy học tích cực, chủ đề dạy 
học. 
ABSTRACT 
Establishing and using electronic portfolio for teaching Geography Grade 11 in 
secondary high schools 
In this article, we affirm the important role of electronic portfolio for teaching 
Geography. Based on editing process, I established the electronic portfolio for teaching 
Geography Grade 11 according with the process and used it to teach in secondary high 
schools. The results show that both teachers and students are more interested in 
Geography lessons; thereby, it helps to improve the quality of Geography teaching. 
Keywords: digitization data, electronic material, electronic portfolio, active teaching, 
teaching topic. 
1. Đặt vấn đề 
Ngày nay, “Hồ sơ điện tử” là một 
thuật ngữ rất phổ biến trong dạy học 
(DH) ở các quốc gia có nền giáo dục phát 
triển như Hoa Kì, Canada, Úc, Từ thập 
niên 90 của thế kỉ XX, TS. Helen Barrett 
của Đại học Alaska Anchorage – Hoa Kì 
đã có những nghiên cứu bước đầu về 
HSĐT và đã khẳng định vai trò quan 
trọng của nó đối với hoạt động giáo dục 
nói chung và DH nói riêng. Đến đầu thế 
kỉ XXI, một số tác giả khác như TS. 
Natalie Bordelon Milman (Đại học The 
George Washington), TS. Clare Kilbane 
 * ThS, Trường Đại học Cần Thơ 
(Đại học Virginia), TS. George Lorenzo 
và TS. John Ittelson George (Đại học 
California State), đã tiếp tục sử dụng 
công trình nghiên cứu của TS. Helen 
Barrett (có sửa chữa bổ sung cho phù hợp 
với thực tiễn địa phương) để tiến hành 
các hoạt động thực nghiệm. Trên cơ sở 
kết quả thực nghiệm, các tác giả trên đã 
khẳng định một lần nữa tầm ảnh hưởng 
lớn lao của HSĐT trong DH và xem việc 
xây dựng HSĐT phục vụ DH là một xu 
thế tất yếu của giáo dục hiện đại. 
Ở Việt Nam, dữ liệu số hóa cũng đã 
được đưa vào sử dụng trong DH ở tất các 
các cấp học, bậc học từ năm 2005, tuy 
chỉ sử dụng ở dạng thử nghiệm nhưng 
 121
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM            Số 36 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
hiệu quả DH mang lại là rất to lớn. Trong 
DH Địa lí, đặc biệt là ở bậc THPT, dữ 
liệu số đã trở thành “công cụ” đắc lực, 
không thể thiếu đối với GV. Do đặc thù 
chuyên ngành, DH địa lí ở bậc THPT đòi 
hỏi phải sử dụng rất nhiều bản đồ, hình 
ảnh, âm thanh, phim, nên giải pháp 
“dữ liệu số” là giải pháp khả thi nhất và 
mang lại hiệu quả cao nhất. Mặc dù vai 
trò quan trọng của dữ liệu số đối với DH 
đã được khẳng định nhưng đến nay việc 
chọn lọc và tổ chức dữ liệu số một cách 
khoa học vẫn chưa được nhiều người 
quan tâm nghiên cứu. Từ kết quả khảo sát 
nhu cầu xây dựng hồ sơ DH điện tử ở 
một số trường THPT, tác giả đề xuất cách 
chọn lọc và tổ chức các dữ liệu số theo 
hướng tốt nhất để tạo ra một HSĐT phục 
vụ DH Địa lí 11. Bên cạnh đó, để sử 
dụng có hiệu quả hồ sơ này, tác giả cũng 
đưa ra các gợi ý về phương pháp DH và 
cách đánh giá cụ thể cho từng bài học. 
Trên cơ sở bài viết này, GV có thể tự xây 
dựng những HSĐT khác bằng nguồn “tài 
nguyên số” của mình. 
2. Một số vấn đề chung về hồ sơ 
điện tử 
2.1. Khái niệm Tài liệu điện tử 
Tài liệu điện tử là các tập tin số 
được tạo ra trên máy tính và các thiết bị 
tương đương, các tài liệu này được lưu 
trữ trực tiếp trên máy tính hoặc các thiết 
bị lưu trữ khác như: đĩa CD, đĩa DVD, 
USB, thẻ nhớ, mạng Internet, e-mail 
Tài liệu điện tử rất đa dạng và 
phong phú về kích cỡ, ngôn ngữ và định 
dạng. Các định dạng thường gặp là: 
- Văn bản với các định dạng *doc, 
*docx, *xls, *xlsx, *pdf,.. 
- Ảnh với các định dạng *jpg, *jpeg, 
*gif, *bitmap, *png, 
- Phim, âm thanh với các định dạng 
*mp3, *mp4, *avi, *flv,.. 
- Web với các định dạng *html, 
*php 
Ngoài các định dạng trên, các tập 
tin số còn có các định dạng khác, phụ 
thuộc vào phần mềm được sử dụng để tạo 
ra tập tin đó. 
2.2. Khái niệm Hồ sơ điện tử và Hồ sơ 
dạy học điện tử 
Hồ sơ điện tử là một tập hợp tài liệu 
điện tử phản ánh toàn diện về một vấn đề, 
một sự vật, hiện tượng hoặc một nhân 
vật, một sự kiện, được hình thành qua 
quá trình chọn lọc và tổ chức dữ liệu theo 
một phương pháp nhất định. [7] 
Hồ sơ DH điện tử là một tập hợp tài 
liệu điện tử phục vụ trực tiếp hoặc gián 
tiếp cho công tác giảng dạy và học tập 
một hoặc nhiều môn học ở một trình độ 
nhất định. 
Trong dạy học, HSĐT có thể chia 
làm 3 loại: 
- Hồ sơ quản lí: quản lí nhân sự, quản 
lí tiền lương, quản lí các hoạt động của 
nhà trường, 
- Hồ sơ GV: giáo án, bảng điểm, 
phim ảnh DH, 
- Hồ sơ HS: các bài học, bài tập, hình 
ảnh, thông tin tham khảo, 
2.3. Vai trò của hồ sơ điện tử trong dạy 
học 
Các nghiên cứu lí thuyết của TS. 
Helen Barrett [6],[8] và những phân tích 
từ thực tiễn của tác giả cho thấy HSĐT 
có những lợi ích như sau: 
 122
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM       Lê Văn Nhương 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
- Cho phép lưu trữ dữ liệu không 
gian tối thiểu: Do tài liệu trong HSĐT 
dạy học được chọn lọc, sắp xếp rất cẩn 
thận và khoa học nên dung lượng thừa 
được hạn chế đến mức thấp nhất. Chính 
điều này làm cho dung lượng lưu trữ trên 
máy tính của hồ sơ điện tử phục vụ dạy 
học được tiết kiệm đến mức tối thiểu. 
- Dễ dàng tạo ra các tập tin và truy 
cập dữ liệu từ tập tin đó. 
- Tính di động rất cao: Một HSĐT 
dạy học được hoàn thiện và lưu trữ dưới 
dạng web hoặc trên các thiết bị máy tính 
có thể được sử dụng rộng rãi khắp thế 
giới thông qua hình thức tổ chức dạy học 
trực tuyến. 
- Hạn sử dụng lâu dài: Mặc dù phải 
tốn rất nhiều thời gian để xây dựng một 
HSĐT có chất lượng nhưng một khi đã 
hoàn thành, người dùng có thể sử dụng 
trong thời gian rất dài, thậm chí là suốt 
cuộc đời của họ. Cần lưu ý rằng, các 
thông tin trong HSĐT cần phải được cập 
nhật thường xuyên. 
- Lấy người học làm trung tâm: Khi 
người học sử dụng HSĐT, việc lựa chọn 
phương pháp học, cách thức học và nội 
dung học phụ thuộc hoàn toàn vào họ. Vì 
vậy, người học phải tích cực hơn, chủ động 
hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức. 
- Tăng kĩ năng sử dụng công nghệ 
cho GV và HS. 
- Thông qua các liên kết siêu văn 
bản, tính logic của vấn đề cao hơn (Một 
vấn đề có thể trình bày dưới nhiều dạng 
khác nhau nhưng sự mạch lạc, tính logic 
phải được đặt lên hàng đầu. Các liên kết 
sẽ cho phép người sử dụng nhìn nhận vấn 
đề từ cấp độ bao quát nhất đến cấp độ chi 
tiết nhất, từ đó giải quyết thỏa mãn các 
vấn đề được đặt ra). 
- Khả năng tiếp cận vấn đề dễ dàng 
hơn (đặc biệt là HSĐT dưới dạng web). 
Bên cạnh nhưng lợi ích trên, HSĐT 
còn có khả năng hỗ trợ tổ chức các hoạt 
động dạy học, kiểm tra đánh giá rất hiệu 
quả. 
2.4. Lập kế hoạch xây dựng Hồ sơ điện 
tử dạy học 
Quá trình tạo ra hồ sơ điện tử dạy 
học bao gồm các giai đoạn sau đây: 
[6],[9] 
- Xác định mục tiêu của việc xây 
dựng hồ sơ; 
- Xác định các công cụ và kĩ năng 
cần thiết cho việc tạo ra một hồ sơ điện 
tử; 
- Xác định đối tượng sử dụng hồ sơ; 
- Xác định cấu trúc của hồ sơ điện tử. 
Sau khi xác định được cấu trúc của 
hồ sơ điện tử, người thực hiện có thể bắt 
đầu công việc xây dựng: 
- Chọn các thao tác cần thực hiện; 
- Tạo ra nội dung hồ sơ theo ý đồ tác 
giả; 
- Kết hợp các nội dung thành bộ hồ 
sơ gắn kết và có ý nghĩa. 
3. Xây dựng Hồ sơ điện tử dạy học 
Địa lí 11 
3.1. Những thuận lợi và khó khăn 
trong quá trình xây dựng Hồ sơ điện tử 
phục vụ dạy học 
Kết quả khảo sát bằng phiếu, phỏng 
vấn trực tiếp GV, HS và lãnh đạo các 
trường THPT về những vấn đề có liên 
quan đến tình hình ứng dụng CNTT trong 
DH cho thấy một số một số thuận lợi và 
khó khăn sau: 
 123
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM            Số 36 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
* Thuận lợi 
- Đối với GV: Đa số GV có thể sử 
dụng tốt máy tính và các phần mềm cơ 
bản phục vụ DH; họ thường xuyên sử 
dụng Internet và email để tra cứu và lưu 
trữ các tài liệu số; hầu hết đều nhận thức 
việc xây dựng HSĐT phục vụ cho công 
tác chuyên môn là rất cần thiết cho nên 
họ rất nhiệt tình tham gia góp ý kiến và 
tiến hành các hoạt động thực nghiệm. 
Bên cạnh đó, GV còn cho biết việc sử 
dụng HSĐT trong dạy học không chỉ 
giúp họ tiết kiệm được thời gian chuẩn bị 
bài mà còn phát huy được tính tích cực 
của HS. 
- Đối với HS: Các em tỏ ra hứng thú 
và hoạt động tích cực hơn khi GV giảng 
dạy trên cơ sở những tư liệu của hồ sơ 
điện tử. Đa số HS tiếp thu nhanh và rất 
nhạy bén với CNTT nên có thể dễ dàng 
tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến. 
- Đối với lãnh đạo: Lãnh đạo rất 
quan tâm đến những nghiên cứu có tính 
ứng dụng ngay tại trường của họ, tăng 
cường ứng dụng CNTT trong DH, đổi 
mới phương pháp DH theo hướng tích 
cực đây là chỉ đạo xuyên suốt của lãnh 
đạo các trường THPT. Việc đầu tư xây 
dụng, cải tạo cơ sở vật chất kĩ thuật phục 
vụ dạy học cũng rất được quan tâm và 
tiến hành thường xuyên. 
* Khó khăn 
- Đối với GV: Một số GV không mặn 
mà với việc ứng dụng CNTT trong dạy 
học hoặc có nhiều GV vững chuyên môn 
nhưng lại hạn chế về kĩ thuật tin học cho 
nên việc ứng dụng CNTT vào bài giảng 
chưa cao. 
- Đối với HS: HS ở một số trường 
vùng sâu còn rất thụ động, ít nhạy bén 
với CNTT. 
- Đối với nhà trường: Cơ sở vật chất 
rất phục vụ dạy học với CNTT ở một số 
nơi còn hạn chế; Lãnh đạo nhà trường 
chưa có nhiều hoạt động hỗ trợ cho GV, 
đặc biệt là việc tập huấn về mặt kĩ thuật 
tin học. 
Từ những phân tích trên có thể 
khẳng định việc xây dựng HSĐT trong 
DH nói chung và DH địa lí nói riêng là 
rất cần thiết. 
3.2. Xây dựng hồ sơ 
3.2.1. Mục tiêu xây dựng hồ sơ điện tử 
dạy học Địa lí 11 
- Hỗ trợ GV tạo ra bộ giáo án theo 
chuẩn kiến thức, kĩ năng. Trong đó, các 
hoạt động dạy học sẽ được gợi ý rất chi tiết. 
- Xây dựng các giáo án điện tử bằng 
MS. PowerPoint (có thể chỉnh sửa), giúp 
GV tiết kiệm thời gian thiết kế và chọn 
lọc hình ảnh. 
- Hỗ trợ xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra, 
đánh giá bằng phần mềm Violet theo chuẩn 
SCORM. 
- Xây dựng các tài liệu tham khảo phù 
hợp và đáng tin cậy cho từng bài học hoặc 
từng mảng kiến thức nhằm hạn chế việc 
tham khảo tài liệu thiếu tính khoa học. 
- Hỗ trợ SV và HS chủ động học tập 
thông qua những nội dung bài học. 
Từ những mục trên, tác giả muốn 
hướng đến mục tiêu lớn hơn là đổi mới 
phương pháp DH trong DH Địa lí 11 theo 
hướng tích cực. 
3.2.2. Xây dựng kịch bản 
Mỗi HSĐT phục vụ DH phải được 
tổ chức một cách khoa học để người sử 
 124
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM       Lê Văn Nhương 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
dụng dễ dàng tra cứu, tìm tài liệu. Muốn 
thế, “Kịch bản” xây dựng hồ sơ phải 
được vạch ra chi tiết từ khi bắt đầu và 
được điều chỉnh qua từng giai đoạn. Ở 
giai đoạn hoàn thiện, người xây dựng sẽ 
so sánh kết quả với kịch bản ban đầu để 
rút kinh nghiệm, giúp giảm bớt thời gian 
xây dựng cho những hồ sơ kế tiếp. 
“Kịch bản” xây dựng HSĐT DH 
Địa lí 11, được chúng tôi phác thảo theo 
trình tự 5 bước như sau: 
- Bước 1: Lựa chọn cách phân loại 
tài liệu cho hồ sơ. 
- Bước 2: Tiến hành số hóa các dữ 
liệu từ sách, báo, tạp chí, 
- Bước 3: Lựa chọn công cụ xây 
dựng hồ sơ 
- Bươc 4: Xây dựng các chủ đề DH 
theo những cách phân loại trên và gợi ý 
phương pháp DH, phương pháp đánh giá 
cho từng chủ đề. 
- Bước 5: Hoàn tất việc xây hồ sơ dựa 
trên những công cụ và dữ liệu số đã được 
chọn. 
Những bước trên được thể hiện cụ 
thể qua mục 3.2.3 bên dưới. 
3.2.3. Tiến trình xây dựng hồ sơ 
a. Phân loại tài liệu 
Chương trình Địa lí 11 (ban cơ bản) 
[3] gồm 2 phần với 12 bài học, mỗi bài 
phân phối từ 3 đến 4 tiết. Nội dung các bài 
học tập trung giới thiệu những đặc điểm 
nổi bật của nền kinh tế - xã hội thế giới; 
các vấn đề về tự nhiên, dân cư, xã hội và 
kinh tế ở mốt số quốc gia. Do đó, để thuận 
lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm và sử dụng 
dữ liệu của HSĐT dạy học Địa lí 11, chúng 
tôi tổ chức dữ liệu dựa trên 3 cách phân 
loại như sơ đồ dưới đây: 
HỒ SƠ ĐIỆN TỬ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 
Theo bài Theo mảng kiến thức Theo chữ cái 
Khái 
quát 
nền 
KT-XH 
thế giới 
Bài 1 
Bài 2 
Bài 3 
Bài 4 
Bài 5 
Bài 6 
Địa lí 
khu 
vực và 
quốc 
gia 
Bài 7 
Bài 8 
Bài 9 
Bài 10 
Bài 11 
Bài 12 
Sự phân chia các nhóm nước trên TG 
Các xu thế phát triển của TG 
Một số vấn đề mang tính 
 toàn cầu 
Một số vấn đề mang tầm châu lục 
và khu vực 
Đặc trưng về tự nhiên và KT-XH 
của các nước đang phát triển
Đặc trưng về tự nhiên và KT-XH 
của các quốc gia phát triển 
Các liên minh kinh tế lớn của TG 
Các nước khu vực Đông Nam Á 
Nhóm số
Nhóm chữ
Nhóm kí tự đặc biệt
0 - 9
10 - 19
A-B-C-D
E-F-G-H
Sơ đồ phân loại dữ liệu cho HSĐT DH Địa lí 11 
 125
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM            Số 36 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Sơ đồ trên thể hiện: 
- Với cách phân loại theo bài học, tất 
cả dữ liệu có liên quan đến 1 bài học như 
giáo án, bài thuyết minh điện tử, hình 
ảnh, phim DH, các tài liệu tham khảo, 
sẽ được sắp xếp vào một nhóm. Phương 
pháp DH và kiểm tra – đánh giá cũng 
được bố trí kèm theo mỗi bài. 
- Với cách phân loại theo mảng kiến 
thức, GV sẽ sắp xếp các kiến thức cùng 
một mảng vào cùng nhóm. Cách sắp xếp 
này tốn nhiều thời gian nhưng nó sẽ giúp 
GV nắm bắt được mối liên hệ có trật tự 
về mặt kiến thức giữa các bài học trong 
sách giáo khoa. 
- Với cách phân loại theo kí tự, GV 
sẽ tạo ra cơ sở dữ liệu và viết các thuật 
toán tìm kiếm cho nó – công đoạn này 
tương đối khó và mất nhiều thời gian. 
Tuy nhiên, các phân loại này lại giúp GV 
dễ dàng tra cứu một từ khóa hoặc một 
hình ảnh, một đoạn phim mà họ cần 
tìm. 
Ngoài các phân loại trên, GV có thể 
chọn cách phân loại theo “loại kiến 
thức”, chẳng hạn: kiến thức cơ bản (theo 
chuẩn kiến thức), kiến thức tham khảo, 
kiến thức về phương pháp và phương tiện 
DH, 
b. Số hóa dữ liệu 
Bên cạnh những dữ liệu đã số hóa 
được thu thập từ Internet thì việc chuyển 
các tài liệu trên giấy thành những file lưu 
trên máy tính là một khâu rất quan trọng 
trong việc xây dựng HSĐT. Phương pháp 
tốt nhất để biến các tài liệu giấy thành tài 
liệu số là scan chúng ở định dạng pdf 
hoặc định dạng ảnh. Đối với những tập 
tin bằng tiếng Anh cần lưu với định dạng 
text, người dùng có thể sử dụng phần 
mềm FreeOCR để quét các tài liệu giấy và 
chuyển tập tin ở định dạng ảnh sang định 
dạng text. 
c. Lựa chọn công cụ xây dựng hồ sơ 
Tài liệu trong một HSĐT thường 
được tổ chức, liên kết với nhau bằng các 
siêu liên kết (Hyperlink) và trình duyệt 
với giao diện web. Vì vậy, công cụ sử 
dụng để xây dựng hồ sơ phải tạo ra được 
các file liên kết, chạy được trên trình 
duyệt web và đảm bảo 4 tiêu chí: dễ sử 
dụng, có giao diện thân thiện, hỗ trợ hầu 
hết các định dạng multimedia và cập nhật 
đơn giản. Xác định rõ ràng các tiêu chí 
trên, chúng tôi lựa chọn 2 nhóm công cụ: 
- Nhóm công cụ xây dụng Hồ sơ ở 
dạng Offline: phần mềm thiết kết web 
Antenna 3.5 và MS. Fronpage 2003. 
Hình 3.1. Giao diện của công cụ Antenna 3.5 (Nguồn: Tác giả) 
 126
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM       Lê Văn Nhương 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
- Công cụ xây dựng hồ sơ ở dạng Online: trang web miễn phí Jimdo.com. (người 
đọc có thể tham khảo nội dung Hồ sơ ở trang dayhocdiali.jimdo.com) 
Hình 3.2. Giao diện của trang web dayhocdiali.jimdo.com (Nguồn: Tác giả) 
d. Xây dựng các chủ đề DH 
Các chủ đề xây dựng trong HSĐT 
phục vụ DH phải gắn liền với nội dung 
sách giáo khoa và đảm bảo chính xác về 
mặt khoa học. 
Các chủ đề DHđược chúng tôi xây 
dựng thành 2 nhóm: 
- DH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng 
môn Địa lí (phần này GV có thể tham 
khảo thêm quyển “DH theo chuẩn kiến 
thức kiến thức, kĩ năng của nhóm tác giả 
sách giáo khoa). [2] 
- Những kiến thức mở rộng có liên 
quan đến từng nội dung trong sách giáo 
khoa Địa lí 11[1], cụ thể như sau: 
+ Một số tổ chức và sự phân chia 
các nhóm quốc gia trên thế giới. 
+ Toàn cầu hóa, khu vực hóa – Cơ 
hội và thách thức 
+ Các vấn đề về châu Phi, Mĩ La-
tinh, Tây Á và Trung Á: tự nhiên, kinh tế, 
văn hóa và xã hội 
+ Những thành tựu và tồn tại của 
nền kinh tế Hoa Kì. 
+ Những câu chuyện về nước Đức, 
Pháp. 
+ Bức tranh toàn cảnh về nước Nga. 
+ Tìm hiểu về tên gọi và văn hóa 
Nhật Bản. 
+ Con đường chinh phục thế giới 
của người Trung Quốc – Nền văn minh 
Trung Quốc. 
+ Ấn Độ - Tiểu lục địa huyền bí 
+ Đông Nam Á – Khu vực phát 
triển kinh tế năng động 
+ Phong cách Úc 
+ Số liệu thống kê 
Một số vấn đề cần lưu ý khi xây 
dựng các chủ đề DH: 
 127
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM            Số 36 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
- Bám sát vào nội dung các bài học 
trong sách giáo khoa, xác định rõ ràng 
mảng kiến thức nào cần khắc sâu và 
mảng kiến thức nào cần mở rộng; 
- Sau khi đã xác định rõ ràng các 
mảng kiến thức mở rộng, cần xây dựng 
nội dung hết sức ngắn gọn và súc tích; 
- Nên sử dụng hình ảnh, âm thanh 
hoặc video kèm theo trong từng mảng 
kiến thức nhằm tăng hiệu quả DH; 
- Hướng dẫn sử dụng và gợi ý 
phương pháp giảng dạy phù hợp cho các 
mảng kiến thức đó. 
e. Phương pháp DH 
Một số phương pháp DH tích cực 
được chúng tôi gợi ý và khuyến khích 
GV sử dụng trong DH địa lí 11 như: 
Thảo luận cặp hoặc nhóm, đàm thoại gợi 
mở, giải quyết vấn đề, DH tình huống và 
sử dụng phương tiện trực quan. Một số 
lưu ý khi sử dụng các phương pháp trên: 
- Sử dụng phối hợp các phương pháp 
để tăng hiệu quả DH, tạo sự hứng thú cho 
HS. Chẳng hạn, sử dụng phương pháp 
làm việc nhóm kết hợp với các phương 
tiện DH và phương pháp nêu vấn đề; 
hoặc kết hợp giữa DH tình huống với các 
phương tiện trực quan và làm việc 
nhóm, 
- Xem xét cẩn thận nội dung để lựa 
chọn phương pháp phù hợp. 
- Đối với các bài thực hành rèn luyện 
kĩ năng biểu đồ, GV nên hạn chế sử dụng 
phương pháp làm việc nhóm. 
Ví dụ: Ở bài 7 – Liên minh châu 
Âu (EU) – tiết 1, chúng tôi sử dụng kết 
hợp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, 
sử dụng phương tiện và giảng giải thông 
qua 3 hoạt động sau [2]: 
- Hoạt động 1 (cả lớp): Tìm hiểu quá 
trình hình thành và phát triển của Liên 
minh châu Âu (EU). 
- Hoạt động 2 (cá nhân): Tìm hiểu 
mục đích và thế chế của Liên minh châu 
Âu 
- Hoạt động 3 (Nhóm): Tìm hiểu vị 
thế của EU trong nền kinh tế thế giới. 
f. Kiểm tra đánh giá 
Ở nhà trường phổ thông, công tác 
kiểm tra đánh giá đòi hỏi thực hiện liên 
tục và được sắp xếp như sau: 
Bảng 3.1. Tần suất kiểm tra – đánh giá HS trong 1 học kì ở trường PTTH 
Loại hình kiểm tra Miệng 15 phút 1 tiết Giữa kì Cuối kì 
Số lần thực hiện trong 1 học kì ≥1 ≥2 1 ≤1 1 
(Nguồn: Tác giả)
- Đối với phần kiểm tra miệng, chúng 
tôi xây hệ thống câu hỏi có mức độ khó 
từ thấp đến cao, kiến thức kiểm tra nâng 
dần từ sách giáo khoa đến kiến thức mở 
rộng cho từng bài học. GV có thể lựa 
chọn và sử dụng câu hỏi hoặc hệ thống 
câu hỏi để kiểm tra – đánh giá HS ở các 
mức độ học lực khác nhau. 
- Đối với phần kiểm tra viết (các 
phần kiểm tra còn lại), chúng tôi thiết kế 
nó dựa trên ma trận kiến thức và áp dụng 
các mức đánh giá theo thang đánh giá của 
Bloom[4], cụ thể như sau: 
 128
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM       Lê Văn Nhương 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Bảng 3.2.a. Ma trận đề kiểm tra – đánh giá theo thang đánh giá của Bloom 
 Mức độ 
Câu hỏi Biết Hiểu 
Vận 
dụng 
Phân 
tích 
Tổng 
hợp 
Đánh 
giá Tổng 
Mảng 1 Số điểm 
Mảng 2 Số điểm 
.. Số điểm 
Tổng 2,5 1,5 1,0 2,0 1,5 1,5 10 
15% Khoảng 50% Khoảng 35% 
(Nguồn: Tác giả) 
Thang đánh giá trên có thể thay đổi cho phù hợp với đối tượng HS, chẳng hạn đối 
với những lớp chủ yếu là HS trung bình và có một số HS khá, người sử dụng có thể 
chọn ma trận đề dưới đây: 
Bảng 3.2.b. Ma trận đề kiểm tra phù hợp cho lớp học có nhiều HS trung bình 
Điểm Mức độ nhận thức 
Chủ đề (nội dung) Nhận 
biết 
Thông 
hiểu 
Vận 
dụng Tổng 
1. Một số vấn đề mang tính toàn cầu. 
 - Trình bày hiện trạng và hậu quả của biến đổi khí 
hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôzôn 
 - Giải thích nguyên nhân làm biến đổi khí hậu toàn 
cầu và suy giảm tầng ôzôn 
2.0 
1.0 
3.0 
2. Một số vấn đề của châu Phi 
Vẽ biểu đồ và nhận xét tỉ lệ dân số Châu Phi so với 
các châu lục khác 
3.0 3.0 
3. Một số vấn đề của Mĩ Latin 
 - Trình bày thực trạng và giải pháp phát triển kinh 
tế của các nước Mĩ Latin. 
 - Giải thích nguyên nhân làm cho nền kinh tế các 
nước Mĩ Latin chậm phát triển 
2.0 
2.0 
4.0 
Tổng điểm 4.0 3.0 3.0 10.0 
 (Nguồn: Tác giả) 
Tóm lại, để hoàn thiện một hồ sơ 
DH điện tử phải trải qua rất nhiều công 
đoạn, trong đó công đoạn quan trọng nhất 
là xây dựng các chủ đề DH và đề xuất 
phương pháp phù hợp cho từng bài học. 
Nếu xử lí tốt 2 công đoạn này GV sẽ có 
được một hồ sơ DH có chất lượng, vừa 
đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo tính 
giáo dục. 
g. Hướng dẫn sử dụng hồ sơ 
 Mỗi HSĐT được xây dựng theo 
một ý đồ riêng của tác giả, vì vậy cần có 
những hướng dẫn cụ thể để người dùng 
biết cách sử dụng, làm tăng hiệu quả sử 
 129
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM            Số 36 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
dụng của HSĐT. Khi xây dựng mục 
“Hướng dẫn sử dụng” chúng tôi chú ý 
đến 3 yêu cầu (3 đúng) trong quá trình sử 
dụng: đúng cách, đúng đối tượng và đúng 
mục đích. Để đảm bảo các yêu cầu này, 
nội dung hướng dẫn phải được xây dựng 
rất chi tiết, những điểm quan trọng cần 
được nhấn mạnh, những chỗ quá phức tạp 
sẽ có các đoạn video hướng dẫn. 
4. Kết luận 
Qua quá trình thực nghiệm giảng 
dạy với các tư liệu trong Hồ sơ điện tử 
dạy học Địa lí 11 và khảo sát ý kiến của 
GV, HS và lãnh đạo các trường THPT, 
có thể khẳng việc ứng dụng HSĐT trong 
DH đã mang lại những hiệu quả bước 
đầu. Nó không chỉ giúp GV giảm bớt thời 
gian chuẩn bị các bài giảng mà còn giúp 
họ nâng cao hiệu quả DH. Tuy nhiên, 
việc xây dựng một HSĐT lại tốn rất 
nhiều thời gian, công sức của GV; Bên 
cạnh đó nó còn đòi hỏi GV phải am hiểu 
một lượng kiến thức tin học nhất định, 
điều này tạo tâm lí e ngại và là rào cản rất 
lớn cho việc phổ biến rộng rãi nội dung 
nghiên cứu ở trường phổ thông. Trong 
thời gian sắp tới, các trường phổ thông 
cần tăng cường các lớp tập huấn, hỗ trợ 
kĩ thuật tin học cho GV. Từ những kĩ 
năng được trang bị, GV có thể dễ dàng 
xây dựng cho mình các hồ sơ DH điện tử 
- có thể không được như ý ở giai đoạn 
đầu nhưng sẽ dần hoàn thiện hơn ở các 
giai đoạn sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Kim Hồng, Phạm Thị Bình (2007), 
Tư liệu dạy và học Địa lí 11, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 
2. Lê Thông (chủ biên) (2010), DH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí, Nxb Đại 
học Sư phạm, Hà Nội. 
3. Lê Thông (chủ biên) (2010), SGK Địa lí 11 (cơ bản và nâng cao), Nxb Giáo dục, Hà 
Nội. 
4. Bloom B.S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The 
Cognitive Domain. New York: David McKay Co Inc. 
5. George Lorenzo and John Ittelson (2005), An overview of E-Portfolio, EDUCAUSE 
Learning Initiative, USA. 
6. Helen Barett (2000), The Electronic Portfolio Development Process, Published by 
The American Association for Higher Education (AAHE), USA. 
7. Helen Barett (1999), Using technology to support alterative assessment and 
electronic portfolio, University of Alaska Anchorage, USA. 
8. Helen Barett (2004), Differentiating Electronic Portfolios and Online Assessment 
Management Systems, University of Alaska Anchorage, USA. 
9. Natalie B. Milman and Clare R. Kilbane (2005), Digital teaching portfolios: 
Catalysts for fostering authentic professional development, Canadian Journal of 
Learning and Technology, Canada. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 11-11-2011; ngày chấp nhận đăng: 24-4-2012) 
 130

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_va_su_dung_ho_so_dien_tu_phuc_vu_day_hoc_dia_li_11.pdf