Xây dựng tư liệu điện tử phục vụ việc học môn Aerobic dành cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm gần đây, việc học của sinh viên có nhiều thay đổi, sinh

viên tự học, tự nghiên cứu là chính. Không còn hiện tượng thầy đọc trò ngồi chép

rập khuôn, một cách máy móc, bắt chước để làm sao giống với thầy nhất, mà

không có gì mới mẻ, sáng tạo cho riêng mình. Giờ đây với phương pháp học tập

mới – phương pháp tự học thì người sinh viên được học một cách thoải mái hơn,

được tự do sáng tạo, tự do học tập và nghiên cứu sách vở Người thầy chủ yếu

là định hướng, chỉ ra con đường mà sinh viên sẽ đi.

Phương pháp tự học mang đến nhiều hứng thú cho người học. Tuy nhiên,

không phải sinh viên nào cũng bắt nhịp kịp với phương pháp học mới. Trong quá

trình tự học, bước đầu sinh viên thường gặp nhiều lúng túng nhưng chính những

lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy việc học của mỗi sinh viên. Để có thể tự

học, tự nghiên cứu thì buộc sinh viên phải nắm bắt được nội dung chính của vấn

đề, phải biết cách tìm kiếm tài liệu cũng như thu thập thông tin có liên quan đến

vấn đề cần giải quyết.

Có rất nhiều cách để sinh viên có thể thu thập thông tin, như xem giáo trình,

vào thư viện tìm, hỏi mượn tài liệu hoặc lên mạng tra cứu. Nhưng đôi khi những

vấn đề mà sinh viên quan tâm thì ở trong giáo trình không đáp ứng đủ.

Nguồn tài liệu trên mạng rất là phong phú, mà hầu hết các tài liệu hay đều ở

dạng tiếng Anh, chỉ có một số trang được dịch sang tiếng Việt. Các bạn sinh viên

khi tìm kiếm thông tin trên mạng thì gặp rất nhiều khó khăn, bởi không tìm được

đúng nguồn vì đánh từ khóa không đúng và vì vốn tiếng Anh còn nhiều hạn chế

của mình. Đây là một trong những hạn chế lớn của sinh viên hiện nay nói chung

và sinh viên khoa Giáo dục Thể chất của Trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh nói riêng. Thể dục thể thao và Aerobic cũng cần vận dụng công

nghệ thông tin để phục vụ cho việc học và tự học, cũng như công tác biên soạn

và tổ chức tập luyện của sinh viên trong khoa.

pdf 6 trang kimcuc 9460
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng tư liệu điện tử phục vụ việc học môn Aerobic dành cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng tư liệu điện tử phục vụ việc học môn Aerobic dành cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Xây dựng tư liệu điện tử phục vụ việc học môn Aerobic dành cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
 146
XÂY DỰNG TƯ LIỆU ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ VIỆC HỌC MÔN AEROBIC 
DÀNH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Hoàng Thị Luân 
(SV năm 4, Khoa GD Thể chất) 
GVHD: ThS. Phan Thành Lễ 
1. Lý do chon đề tài 
Trong những năm gần đây, việc học của sinh viên có nhiều thay đổi, sinh 
viên tự học, tự nghiên cứu là chính. Không còn hiện tượng thầy đọc trò ngồi chép 
rập khuôn, một cách máy móc, bắt chước để làm sao giống với thầy nhất, mà 
không có gì mới mẻ, sáng tạo cho riêng mình. Giờ đây với phương pháp học tập 
mới – phương pháp tự học thì người sinh viên được học một cách thoải mái hơn, 
được tự do sáng tạo, tự do học tập và nghiên cứu sách vở Người thầy chủ yếu 
là định hướng, chỉ ra con đường mà sinh viên sẽ đi. 
Phương pháp tự học mang đến nhiều hứng thú cho người học. Tuy nhiên, 
không phải sinh viên nào cũng bắt nhịp kịp với phương pháp học mới. Trong quá 
trình tự học, bước đầu sinh viên thường gặp nhiều lúng túng nhưng chính những 
lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy việc học của mỗi sinh viên. Để có thể tự 
học, tự nghiên cứu thì buộc sinh viên phải nắm bắt được nội dung chính của vấn 
đề, phải biết cách tìm kiếm tài liệu cũng như thu thập thông tin có liên quan đến 
vấn đề cần giải quyết. 
Có rất nhiều cách để sinh viên có thể thu thập thông tin, như xem giáo trình, 
vào thư viện tìm, hỏi mượn tài liệu hoặc lên mạng tra cứu. Nhưng đôi khi những 
vấn đề mà sinh viên quan tâm thì ở trong giáo trình không đáp ứng đủ. 
Nguồn tài liệu trên mạng rất là phong phú, mà hầu hết các tài liệu hay đều ở 
dạng tiếng Anh, chỉ có một số trang được dịch sang tiếng Việt. Các bạn sinh viên 
khi tìm kiếm thông tin trên mạng thì gặp rất nhiều khó khăn, bởi không tìm được 
đúng nguồn vì đánh từ khóa không đúng và vì vốn tiếng Anh còn nhiều hạn chế 
của mình. Đây là một trong những hạn chế lớn của sinh viên hiện nay nói chung 
và sinh viên khoa Giáo dục Thể chất của Trường Đại học Sư phạm Thành phố 
Hồ Chí Minh nói riêng. Thể dục thể thao và Aerobic cũng cần vận dụng công 
nghệ thông tin để phục vụ cho việc học và tự học, cũng như công tác biên soạn 
và tổ chức tập luyện của sinh viên trong khoa. 
Phần lớn sinh viên học tập tại trường chủ yếu là từ các tỉnh xa lên học, vì 
vậy điều kiện học tập còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, môn Aerobic là môn đòi 
Năm học 2009– 2010 
 147
hỏi phải tập luyện nhiều, thường xuyên, và tập theo nhóm. Với chương trình học 
phổ tu thì sinh viên thật khó để nắm bắt hết nội dung của bài. 
Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng tư liệu điện 
tử phục vụ việc học môn Aerobic dành cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục 
Thể chất Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. 
Với thư viện các bài tập Aerobic này, sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu 
quả học tập cho sinh viên, không chỉ là ở khoa Giáo dục Thể chất mà là tất cả 
sinh viên trong trường khi muốn tập luyện môn Aerobic. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
Xây dựng tư liệu điện tử hệ thống nội dung bài Aerobic, góp phần nâng cao 
hiệu quả của việc tự học, cũng như tự tập luyện trong môn Aerobic của sinh viên 
Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
3. Mục tiêu nghiên cứu: 
Thiết kế một tư liệu điện tử hệ thống các nội dung bài Aerobic dành cho 
sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 
4. Các vấn đề nghiên cứu 
4.1. Phương pháp học tập của sinh viên Đại học trong giai đoạn mới 
Về mục tiêu giáo dục Đại học, trong Luật Giáo dục đã nêu: “Phát huy tính 
tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự 
học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” và yêu cầu của chiến lược phát triển 
giáo dục Việt Nam năm 2001- 2010 là “Dạy người học phương pháp tự học, tự 
thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, tăng 
cường tính chủ động, tính tự chủ của sinh viên trong học tập”. 
Quá trình học tập của sinh viên ở các trường Đại học về bản chất là quá 
trình nhận thức có tính chất nghiên cứu. 
Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi và chỉ khi tạo ra được 
năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá 
trình tự giáo dục. 
Trong quá trình tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng nhưng chính 
những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy sinh viên tư duy để thoát khỏi “lúng 
túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và đã thành thạo thì hay đặt những dấu hỏi, 
phát hiện vấn đề, từ đó đi đến giải quyết vấn đề. 
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
 148
Thời đại ngày nay mọi thứ đều phát triển như vũ bão và thay đổi một cách 
chóng mặt. Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra về Giáo dục tại Thành phố Hồ Chí 
Minh đã cho thấy một thực trạng học tập của sinh viên: 60% sinh viên sống khép 
mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi hưởng thụ 
và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập. 
Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, trong điều kiện hội nhập 
quốc tế ngày càng sâu rộng, mỗi sinh viên lại càng phải nhanh chóng nắm bắt 
được xu thế phát triển của thời đại. 
Mạng thông tin toàn cầu được khai thác tối đa để phục vụ tìm kiếm và giải 
quyết các vấn đề bởi lẽ với phương pháp học tập mới, người học phải tự đặt ra và 
giải quyết các vấn đề mà không thể trông chờ ở sự cung cấp của giảng viên. Với 
phương pháp mới này – phương pháp tự học cho phép sử dụng tối ưu quỹ thời 
gian của người học. Đây chính là một trong những vấn đề cần vận dụng phát huy 
đối với sinh viên nói chung và trong khuôn khổ đề tài này tôi muốn nói đến việc 
học môn Aerobic dành cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường 
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. 
4.2. Khái niệm môn Aerobic (Thể dục nhịp điệu) 
Định nghĩa: Aerobic là khả năng thực hiện liên tục các cấu trúc chuyển 
động phức tạp và có cường độ cao, phù hợp với âm nhạc – bắt nguồn từ điệu 
nhảy Aerobic truyền thống; bài diễn phải thể hiện những chuyển động liên tục, 
sự mềm dẻo, sức mạnh, sử dụng 7 bước cơ bản và độ khó với sự hoàn hảo ở mức 
độ cao. 
Mục đích cơ bản của môn học đó là rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe 
và làm tăng vẻ đẹp của con người. 
4.2.1. Yêu cầu nội dung của bài thi Aerobic theo quy định của Hội Khỏe 
Phù Đổng 
Mỗi đội phải dự thi 2 bài (1 bài quy định + 1 bài tự chọn); bắt buộc mỗi đội 
phải có 8 vận động viên tham gia thi đấu và 2 vận động viên dự bị. 
Đối với mỗi cấp thì yêu cầu về bài thi sẽ có sự khác nhau. Nhưng cấu trúc 
thì tương đối giống nhau. 
Cấu trúc bài thi bao gồm: 
+ Tháp: Liên kết ít nhất 4 vận động viên, chiều cao không quá 2 người 
chồng thẳng đứng. 
+ Nhóm động tác phát triển chung. 
Năm học 2009– 2010 
 149
Các động tác vươn thở, nghiêng lườn, vặn mình, tay vai, tay ngực, lưng 
bụng 
+ Nhóm động tác theo tư thế: đứng – ngồi – quỳ - nằm. 
+ Nhóm vũ đạo - nghệ thuật. 
+ Đội hình di chuyển: phải di chuyển khắp sân. Không tính mở bài và kết 
thúc. 
+ Nhóm động tác kỹ thuật: 4 nhóm độ khó A –B – C – D, tự chọn. 
+ Âm nhạc: Âm nhạc phải khớp với phong cách và nhịp điệu của động tác, 
tiết tấu của bài nhạc phải sôi động và mạnh mẽ, nhịp nhạc rõ ràng. 
4.2.2. Chương trình đào tạo lớp phổ tu thể dục, Trường ĐHSP TP HCM 
- Phổ tu thể dục HP 1: Thể dục cơ bản (60 tiết). 
- Phổ tu thể dục HP 2: Tập luyện và phương pháp giảng dạy các bài 
Aerobic của học sinh THPT (60 tiết). 
- Phổ tu thể dục HP 3: Thể dục đồng diễn; biên soạn bài Aerobic tự chọn 
(60 tiết). 
4.3. Cơ sở để xây dựng tư liệu điện tử 
- Dựa trên ý kiến phỏng vấn từ sinh viên trong Khoa Giáo dục Thể chất 
Trường ĐHSP TP HCM. 
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. 
- Hình thức xây dựng trang tư liệu điện tử là lưu trữ trong trang blog chia sẻ 
và trong đĩa DVD. 
5. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 
5.1. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp tham khảo tài liệu; 
 Phương pháp phỏng vấn; 
 Phương pháp quan sát; 
 Phương pháp lập blog. 
5.2. Tổ chức nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu: Trang tư liệu điện tử phục vụ việc học môn Aerobic. 
- Số lượng sinh viên nghiên cứu: 80 SV khóa 9, 10 khoa Giáo dục Thể chất 
Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
 150
- Tổ chức thực hiện: từ tháng 10/2009 đến tháng 05/2010. 
6. Kết quả nghiên cứu 
6.1. Thiết kế một tư liệu điện tử hệ thống các nội dung bài Aerobic dành 
cho sinh viên khoa Giáo dục Thể chất trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 
Đặc thù của Khoa GDTC là học thiên về thực hành. Khảo sát sinh viên 
trong Khoa cho thấy thời gian dành cho việc học ở nhà khá nhiều, không ít sinh 
viên giờ đây đã có ý thức trong vấn đề tự học ở Đại học. Thế nhưng, hạn chế của 
sinh viên khi tự học ở nhà đó là không có không gian riêng dành cho việc học, 
đồng thời vấn đề lớn nhất mà sinh viên gặp phải đó là thiếu tài liệu về môn học. 
Khi được phỏng vấn thì đa số sinh viên Khóa 9, 10 đều nhận định môn Aerobic 
là môn ít có tài liệu tham khảo nhất. Bên cạnh đó thời gian học ít 1 tuần/ 1 buổi, 
đồng thời sân tập cũng bị hạn chế một phần, thời gian để cho sinh viên tập luyện 
thêm hầu như không có. Trong khi đó, môn Aerobic là một môn mang tính đồng 
đội cao, đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng đều của cả nhóm. 
6.2. Nhu cầu cần thiết của sinh viên hiện nay là phải có thêm tư liệu về 
môn học để có thể đáp ứng nhu cầu học tập và phát huy tính tích cực chủ 
động trong sinh viên 
Trên trang 1 tư liệu đó có đầy đủ nội dung cần thiết về môn Aerobic, đó là 
về cấu trúc của bài tập như: Đội hình di chuyển – Vũ đạo 7 bước cơ bản – Tháp – 
Độ khó 4 nhóm A, B, C, D – Nhóm động tác phát triển chung – Nhóm động tác 
theo tư thế đứng, ngồi, quỳ, nằm – Âm nhạc, để sinh viên có thể tự học và tập 
luyện ở nhà, đồng thời cũng giúp sinh viên có thể biên soạn 1 bài Aerobic tự 
chọn, góp phần thúc đẩy tính tích cực tư duy cũng như sáng tạo của sinh viên 
trong khoa. 
7. Kết luận và khuyến nghị 
7.1. Kết luận 
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra kết luận sau: 
- Với nhu cầu cần thiết của sinh viên trong Khoa hiện nay là cần có thêm 
thông tin, tài liệu liên quan tới môn Aerobic để góp phần phát huy khả năng sáng 
tạo trong học tập của sinh viên, cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu tự học, tự 
nghiên cứu của sinh viên hiện nay, chúng tôi đã xây dựng được một trang tư liệu 
điện tử để chia sẻ với các bạn sinh viên trong khoa về môn Aerobic. 
Trang blog chia sẻ: “” 
Năm học 2009– 2010 
 151
7.2. Khuyến nghị 
- Qua kết quả nghiên cứu đã thu được, chúng tôi hy vọng trang tư liệu sẽ trở 
thành địa chỉ tham khảo hữu ích cho giáo viên và sinh viên Khoa GDTC. 
- Do điều kiện và thời gian nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, 
năng lực bản thân có giới hạn nên đề tài mới chỉ dừng trong việc xây dựng trang 
“ blog chia sẻ ” đơn giản, và hệ thống những nội dung cần thiết trong một đĩa 
DVD. 
- Kính mong quý Thầy/Cô, các bạn sinh viên cùng đóng góp, xây dựng một 
trang Web về môn Aerobic để nội dung thêm phong phú và việc truy cập được dễ 
dàng hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bùi Ngọc Bích, Đề cương bài giảng thể dục nhịp điệu, Trường ĐH Sư 
phạm TP HCM. 
[2] Luật Thể dục Aerobic năm 2008. 
[3] Luật Giáo dục năm 2005 
[4] Diệp Thị Thanh, Phương pháp tự học – cầu nối giữa học tập và nghiên 
cứu khoa học, Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng. 
[5] Đỗ Vĩnh, Đề cương bài giảng môn lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 
khoa học thể dục thể thao. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_tu_lieu_dien_tu_phuc_vu_viec_hoc_mon_aerobic_danh_c.pdf