Xây dựng nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, trung học sơ sở tại trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học,

trung học cơ sở tại các nhà trường, rất cần có sự đổi mới về hình thức giáo dục, trong đó tổ chức

hoạt động ngoại khóa là hình thức được nhiều nhà trường quan tâm. Vấn đề đặt ra là, việc xây

dựng nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa

tuổi của học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của công tác

giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng

nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa, nhằm lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh cho

học sinh, tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, với bốn phần đó

là: Học làm chiến sỹ; Kỹ năng sống; Trò chơi dân gian và Trò chơi quân sự. Thông qua kết quả

thử nghiệm, bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo

dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

pdf 8 trang kimcuc 3900
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, trung học sơ sở tại trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, trung học sơ sở tại trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Xây dựng nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, trung học sơ sở tại trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 206(13): 85 - 91 
 Email: jst@tnu.edu.vn 85 
XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO HỌC SINH 
TIỂU HỌC, TRUNG HỌC SƠ SỞ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC 
QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
Trần Hoàng Tinh*, Vũ Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Nghĩa 
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, 
trung học cơ sở tại các nhà trường, rất cần có sự đổi mới về hình thức giáo dục, trong đó tổ chức 
hoạt động ngoại khóa là hình thức được nhiều nhà trường quan tâm. Vấn đề đặt ra là, việc xây 
dựng nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa 
tuổi của học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của công tác 
giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng 
nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa, nhằm lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh cho 
học sinh, tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, với bốn phần đó 
là: Học làm chiến sỹ; Kỹ năng sống; Trò chơi dân gian và Trò chơi quân sự. Thông qua kết quả 
thử nghiệm, bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo 
dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay. 
Từ khóa: Giáo dục; hoạt động ngoại khóa; giáo dục quốc phòng; an ninh; học sinh. 
Ngày nhận bài: 19/9/2019; Ngày hoàn thiện: 30/9/2019; Ngày đăng: 30/9/2019 
DEVELOP COMTENT OF EXTRACURRICULAR 
ACTIVITIES PROGRAM INTEGRATED WITH NATIONAL DEFENSE 
AND SECURITY EDUCATION FOR ELEMENTARY AN JUNIOR HIGH 
SCHOOL STUDENTS AT THE CENTER FOR NATIONAL DEFENSE 
AND SECURITY EDUCATION OF THAI NGUYEN UNIVERSITY 
Tran Hoang Tinh
*
, Vu Thi Thanh Mai, Nguyen Thi Nghia 
TNU - Center for National Defense and Security Education 
ABSTRACT 
In order to contribute to improving the effectiveness of national defense and security education for 
elementary and junior high school students at schools, there is a need to renovate the form of 
education, in which: organizing extracurricular activities are a form of school interest. The 
problem is, the content of the extracurricular activity program is suitable to the physiological 
characteristics of students' age, suitable to practical conditions and to meet the goals and 
requirements of defense and security education for students. From the theoretical and practical 
basis, we have developed the content of extracurricular activities program, in order to integrate 
defense and security education for students, at the Center for National Defense and Security 
Education of Thai Nguyen University, with these four parts: Learning to be a soldier; Life skills; 
Folk games and Military games. Through the experiment results, initial steps have brought about 
certain effectiveness, contributing to improving the effectiveness of national defense and security 
education for elementary and junior high school students in the current period. 
Keywords: Education; extracurricular activities; defense education; security; the student. 
Received: 19/9/2019; Revised: 30/9/2019; Published: 30/9/2019 
* Corresponding author. Email: tinhth@tnu.edu.vn
Trần Hoàng Tinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 85 - 91 
 Email: jst@tnu.edu.vn 86 
1. Mở đầu 
Tổ chức chương trình hoạt động ngoại khóa 
(HĐNK) cho HS, đã được nhiều nhà khoa học 
đi sâu nghiên cứu ở các bình diện khác nhau, 
nhưng đều thống nhất ở vị trí, vai trò và tầm 
quan trọng trong hoạt động giáo dục ở các 
nhà trường. Quá trình phát triển của khoa học 
giáo dục, hoạt động dạy - học thông qua 
HĐNK được các nhà khoa học nghiên cứu 
một cách có hệ thống. Rabơle (1494-1553) là 
một trong những đại biểu xuất sắc của chủ 
nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng giáo dục 
thời kỳ văn hóa Phục hưng. Ông đòi hỏi việc 
giáo dục phải bao hàm các nội dung: “Trí dục, 
đạo đức, thể chất và thẩm mỹ và đã có sáng 
kiến tổ chức các hình thức giáo dục như 
ngoài việc học ở lớp và ở nhà, còn có các 
buổi tham quan các xưởng thợ, các cữa hàng, 
tiếp xúc với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt 
là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở 
nông thôn một ngày” [1, tr. 39]. 
Ở Việt Nam, sau ngày giành độc lập trong 
“Thư gửi học sinh” nhân ngày khai trường 
tháng 9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
Người viết: “... Nhưng các em cũng nên, 
ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội 
cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời 
sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ 
nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước”. 
Trong "Thư gửi Hội nghị các cán bộ phụ 
trách nhi đồng toàn quốc” Hồ Chủ tịch nhắc 
tới một khía cạnh khác của nội hàm khái niệm 
khi Người viết: “Trong lúc học, cũng cần làm 
cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho 
chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong 
xã hội chúng đều vui học” [2, tr. 101]. 
Hai tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ 
trong cuốn “Giáo dục học” cũng nhấn mạnh 
vai trò và tác dụng của hình thức HĐNK, coi 
đây là một trong các hình thức dạy học có khả 
năng tạo hứng thú cho học sinh (HS), giúp 
các em mở rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức 
được tốt hơn [3]. 
Điều 10, Luật giáo dục quốc phòng và an ninh 
(GDQPAN) năm 2013, đã xác định: 
“GDQPAN trong trường tiểu học (TH), trung 
học cơ sở (THCS) được thực hiện lồng ghép 
thông qua nội dung các môn học trong chương 
trình, kết hợp với HĐNK phù hợp với lứa tuổi. 
Bảo đảm cho HS hình thành những cơ sở hiểu 
biết ban đầu về truyền thống dựng nước và giữ 
nước của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân 
dân; ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ 
quốc, yêu đồng bào” [4]. 
Chương trình giáo dục phổ thông chương trình 
tổng thể đã xác định: “GDQPAN bồi dưỡng cho 
HS những kiến thức, kĩ năng cơ bản về quốc 
phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu 
nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, 
nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện 
nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ 
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [5]. 
Trung tâm GDQPAN Đại học Thái Nguyên 
đã nhiều năm tổ chức chương trình “Học kỳ 
quân đội” cho HS từ 10 đến 17 tuổi, trong 
thời gian từ 7 đến 10 ngày, vào dịp hè hàng 
năm, với nội dung và công tác tổ chức được 
HS, các bậc phụ huynh đánh giá rất cao. Tuy 
nhiên, cho đến nay chưa có nội dung chương 
trình HĐNK lồng ghép GDQPAN cho HS 
TH, THCS tại Trung tâm, do đó cần có 
nghiên cứu để xây dựng nội dung cho chương 
trình hoạt động này. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Để xây dựng nội dung chương trình HĐNK 
lồng ghép GDQPAN cho HS TH, THCS chúng 
tôi đã vận dụng các phương pháp tiếp cận bao 
gồm: Hệ thống – cấu trúc; Hoạt động – thực 
tiễn và Quản lý chất lượng tổng thể, cùng với 
các nhóm phương pháp nghiên cứu như: Nhóm 
phương pháp nghiên cứu lý luận; Nhóm phương 
pháp nghiên cứu thực tiễn (Phương pháp điều 
tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, 
phương pháp quan sát, phương pháp thử 
nghiệm và phương pháp hỗ trợ). 
Để khẳng định mức độ phù hợp và hiệu quả 
của nội dung chương trình HĐNK lồng ghép 
GDQPAN tại Trung tâm GDQPAN cho HS 
TH, THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 
được đề xuất. Chúng tôi đã tổ chức thử 
nghiệm và khảo sát bằng phiếu hỏi ở 03 Nhà 
trường, với đối tượng và số lượng ở Bảng 1. 
Nội dung cần làm rõ, chúng tôi tiến hành 
phỏng vấn trực tiếp HS, giáo viên của nhà 
trường và giảng viên của Trung tâm, thời gian 
tiến hành khảo sát năm học 2018-2019. 
Trần Hoàng Tinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 85 - 91 
 Email: jst@tnu.edu.vn 87 
Bảng 1. Đối tượng và số lượng khảo sát đánh giá kết quả thử nghiệm 
STT Trường 
Ban Giám hiệu 
và Giáo viên 
Học sinh 
1 Trường THCS Bách Quang - TP. Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. 13 132 
2 Trường Tiểu học Phủ Lý - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. 14 224 
3 Trường Tiểu học Ôn Lương - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. 10 160 
Cộng 34 516 
- Thử nghiệm được tiến hành 2 lần: 
+ Lần 1: Ngày 05/12/2018, trên đối tượng 
Trường THCS Bách Quang - TP Sông Công, 
quân số 132 HS (Khối 6 = 42, Khối 7 = 27, 
Khối 8 = 44, và Khối 9 = 19). 
+ Lần 2: Ngày 29/12/2018, trên đối tượng 
Trường TH Ôn Lương và Phủ Lý - huyện Phú 
Lương, quân số 384 HS (Khối 1 = 66, Khối 2 = 
85, Khối 3 = 73, Khối 4 = 88 và Khối 5 =72). 
Khi có kết quả, chúng tôi tiến hành phân tích 
xử lý số liệu trên bảng thống kê, sự phù hợp 
và mức độ hiệu quả của nội dung chương 
trình HĐNK lồng ghép GDQPAN cho HS 
TH, THCS được đánh giá trên cơ sở tính 
điểm trung bình chung của các nội dung đã 
khảo sát ở thời điểm kết thúc chương trình; 
xếp hạng theo mức độ, từ đó nhận xét đánh 
giá và rút ra kết luận. 
3. Kết quả và bàn luận 
3.1. Nội dung chương trình HĐNK lồng 
ghép GDQPAN cho HS TH, THCS 
Xây dựng nội dung chương trình HĐNK lồng 
ghép GDQPAN cho HS, có sự kế thừa các 
quan điểm của các học giả và xuất phát từ 
mục tiêu GDQPAN cho HS TH, THCS mà 
Luật GDQPAN đã xác định. Đồng thời phải 
căn cứ vào nhu cầu của các nhà trường, điều 
kiện sẵn có của Trung tâm, để xây dựng nội 
dung chương trình HĐNK cho HS TH, THCS 
bảo đảm giữa các cấp học, các khối học có sự 
liền mạnh, kết nối liên thông không trùng lắp. 
Do đó, việc xây dựng nội dung chương trình 
HĐNK cho HS phải căn cứ vào những nội 
dung của khối học trước, để lựa chọn những 
nội dung học tiếp theo sao cho phù hợp. Kế 
thừa và rút kinh nghiệm từ những lần tổ chức 
trước để lựa chọn và phát huy hơn nữa những 
nội dung được HS và các lực lượng giáo dục 
đánh giá cao, đồng thời điều chỉnh, thay đổi 
những nội dung còn chưa được đánh giá cao 
trong quá trình tổ chức, đảm bảo cho nội dung 
HĐNK luôn có tính kế thừa, đổi mới, hấp dẫn 
đối với HS. 
* Mục tiêu chung: Tổ chức HĐNK tại Trung 
tâm GDQPAN Đại học Thái Nguyên, sẽ trở 
thành hoạt động thường xuyên của các trường 
TH, THCS cho HS, nhằm lồng ghép trang bị 
cho HS TH, THCS một số kiến thức ban đầu 
về quốc phòng – an ninh. Ở đây các em HS sẽ 
được rèn luyện khả năng giao tiếp, bổ sung 
thêm kỹ năng sống, rèn tính kỷ luật, sự tự tin, 
lòng dũng cảm, tinh thần tập thể. Không 
những thế, các em còn được tham gia vào các 
hoạt động nhằm khám phá điều mới lạ, cuộc 
sống xung quan, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử 
các địa danh, và đặc biệt các em sẽ được tham 
gia các trò chơi dân gian và trò chơi quân sự. 
* Mục tiêu cụ thể: Chương trình HĐNK lồng 
ghép chương trình GDQPAN cho HS TH, 
THCS hướng tới: 
- Về phẩm chất: HĐNK lồng ghép chương trình 
GDQPAN cho HS TH, THCS giúp HS hình 
thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp đó 
là: ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tình yêu 
quê hương, yêu hòa bình và yêu Tổ quốc Việt 
Nam xã hội chủ nghĩa; lòng dũng cảm, sự phối 
hợp, hiệp đồng và ý chí quyết tâm vượt qua mọi 
khó khăn, thử thách; tác phong nhanh nhẹn, 
khẩn trương, sự ngăn nắp, gọn gàng; 
- Về kiến thức: Đối với lứa tuổi HS TH, 
THCS, chương trình HĐNK lồng ghép 
GDQPAN, sẽ giúp các em hình thành những 
cơ sở hiểu biết ban đầu về truyền thống dựng 
nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống 
lịch sử của quân đội và công an. 
Trần Hoàng Tinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 85 - 91 
 Email: jst@tnu.edu.vn 88 
- Về kỹ năng: Trang bị một số kỹ năng sống 
phù hợp với sự phát triển của xã hội gồm: Kỹ 
năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự 
thay đổi; Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng thực 
hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động; Kỹ 
năng đánh giá hoạt động và một số kỹ năng 
khác như: Về phòng chống cháy nổ, an toàn 
cá nhân, kỹ năng sắp đặt nội vụ, kỹ năng phối 
hợp, hiệp đồng và kỹ năng làm việc nhóm, kỹ 
năng băng bó ban đầu các vết thương. 
- Về thể lực: Rèn luyện kỹ năng vận động, rèn 
luyện tính dẻo dai, khéo néo và phát triển tố 
chất thể lực cho HS bằng những hoạt động đa 
dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, đội hình 
đội ngũ, các trò chơi quân sự và phương pháp 
phòng tránh chấn thương trong hoạt động. 
* Nội dung chương trình: Để khắc phục sự 
rời rạc, chắp ghép trong GDQPAN cho HS do 
việc lồng ghép vào trong từng bài học cụ thể 
như mô hình hiện nay, chúng tôi đề xuất nội 
dung chương trình HĐNK lồng ghép 
GDQPAN cho HS được chia thành 4 phần ở 
Bảng 2. 
Bảng 2. Phân phối chương trình HĐNK lồng ghép 
GDQPAN cho HS TH, THCS 
Tên học phần 
Số tiết 
Lý thuyết Thực hành Cộng 
Học làm chiến sỹ 1 1 2 
Kỹ năng sống 1 1 2 
Trò chơi dân gian 0,5 1,5 2 
Trò chơi quân sự 0,5 1,5 2 
Tổng 3 5 8 
* Mô tả tóm tắt các nội dung: 
- Học làm chiến sỹ: Giúp HS có những hiểu 
biết ban đầu về QP-AN, với các nội dung sau: 
Giới thiệu về tổ chức, biên chế, các quân binh 
chủng trong Quân đội nhân dân; Giới thiệu về 
tổ chức, biên chế Công an nhân dân Việt 
Nam; Điều lệnh đội ngũ; Cấp bậc quân hàm 
trong Quân đội nhân dân và công an Nhân 
dân; Tìm hiểu về bản đồ địa hình quân sự và 
cách sử dụng ngoài thực địa; Một số hiểu biết 
về vũ khí công nghệ cao; Giới thiệu những 
tấm gương anh dũng trong chiến tranh bảo vệ 
Tổ quốc; Sắp đặt nội vụ, vệ sinh 
- Kỹ năng sống: HS được trang bị các kỹ 
năng thông qua các hoạt động như: sắp đặt 
nội vụ, vệ sinh; nấu cơm niêu đất, gói bánh 
chưng, làm bánh trôi nước, tự phục vụ các 
nhu cầu thiết yếu của bản thân; băng bó, sơ 
cứu ban đầu các vết thương và các hoạt động 
xử lý trong các tình huống khẩn cấp. 
- Các trò chơi dân gian: Trò chơi dân gian 
không đơn thuần chỉ là một trò chơi của trẻ 
con mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hóa 
dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. 
Trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát 
triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo 
mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu 
gia đình, quê hương, đất nước. Ở nội dung 
này tùy thuộc từng lứa tuổi các em sẽ được 
trải nghiệm với các trò chơi dân gian như: 
Mèo đuổi chuột; Bịt mắt bắt dê; Nhảy bao bố; 
Bịt mắt đánh trống; Kéo co; Bắt cua, lươn, 
ếch trong chum; Chạy đôi; Đi cầu khỉ gánh 
nước; Thi nấu cơm niêu đất; Ô ăn quan; Gia 
đình; Pháo đất; Bóng bàn ném chậu, 
- Các trò chơi quân sự: Các trò chơi quân sự 
sẽ giúp HS được rèn luyện những phẩm chất 
cần thiết như lòng dũng cảm, tinh thần đoàn 
kết, sự mưu trí, khéo léo và góp phần làm 
phong phú thêm đời sống tinh thần, ý thức 
bảo vệ Tổ quốc, với các trò chơi như: Bánh 
xe Trường Sơn; Băng qua lửa dạn; Chiến sỹ 
ngụy trang; Vượt qua thử thách; Tiến công 
thầm lặng; Phục kích; Tiến công; Chiến sỹ 
quân y tải thương; Chiến sỹ đặc công; Hiệp 
đồng tác chiến; Dấu chân chiến sỹ. 
3.2. Phân tích, đánh giá kết quả sau thử nghiệm 
3.2.1. Lần thử nghiệm 1: 
Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ phù hợp 
và hiệu quả của nội dung chương trình 
HĐNK lồng ghép GDQPAN cho HS Trường 
THCS Bách Quang, Thành phố Sông Công, 
tỉnh thái Nguyên tại Trung tâm GDQPAN Đại 
học Thái Nguyên. 
* Đánh giá của HS: 
Trần Hoàng Tinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 85 - 91 
 Email: jst@tnu.edu.vn 89 
Bảng 3. Tổng hợp kết quả đánh giá của HS về nội dung chương trình HĐNK 
Nội dung 
Mức độ (%) 
Điểm TB 
Rất thích Thích Không thích Phản đối 
Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 
Học làm chiến sỹ 91,67 94,53 6,82 5,47 1,52 0,00 0,00 0,00 3,90 3,95 
Kỹ năng sống 85,60 90,89 9,85 6,77 4,55 2,34 0,00 0,00 3,81 3,89 
Trò chơi dân gian 87,88 90,63 8,33 8,33 3,79 1,04 0,00 0,00 3,84 3,90 
Trò chơi quân sự 93,94 96,09 5,30 3,91 0,76 0,00 0,00 0,00 3,93 3,96 
Điểm trung bình chung 3,870 3,925 
- Về nội dung chương trình. Kết quả ở Bảng 3 
cho thấy, trong 4 phần của nội dung chương 
trình HĐNK, thì phần “Học làm người chiến 
sỹ” và ”Trò chơi quân sự” được HS đánh giá 
ở mức ”Rất thích” là trên 90%, mặc dù vẫn 
còn 1 đến 2 HS không thích, nhưng hai nội 
dung này vẫn có điểm trung bình là trên 3,90 
điểm. Hai phần còn lại trong chương trình 
“Kỹ năng sống” và “Trò chơi dân gian” cũng 
được HS đánh giá ở mức “Rất thích” là trên 
85%, tuy nhiên tỷ lệ HS “Không thích” là 
3,79 đến 4,55%, nhưng điểm trung bình vẫn ở 
mức độ “Tốt” trên thang đo (3,81 điểm). Do 
đó, điểm đánh giá trung bình chung về nội 
dung chương trình HĐNK cho HS THCS 
được chính các em HS đánh giá ở mức độ tốt 
trên thang đo (3,870 điểm). 
- Về mong muốn tiếp tục tham gia chương 
trình HĐNK tại Trung tâm những năm tiếp 
theo. Kết quả tại Bảng 5 cho thấy, mặc dù đây 
là lần đầu Trung tâm tổ chức mô hình hoạt 
động này, trong quá trình tổ chức, điều hành 
còn nảy sinh một số vấn đề bất cập, công tác 
đảm bảo và phối hợp hiệp đồng còn có mặt, 
có nội dung cần điều chỉnh, nhưng đại đa số 
HS khi được hỏi ý kiến đều “Hoàn toàn đồng 
ý” muốn tiếp tục tham gia chương trình 
HĐNK tại Trung tâm những năm tiếp theo 
(91,67%), chỉ có 2/132 HS trả lời là “Miễn 
cưỡng tham gia”, không có HS nào trả lời là 
“Không đồng ý” và có điểm trung bình đạt 
3,902 điểm. Như vậy, theo ý kiến của HS (đối 
tượng của chương trình) thì nội dung chương 
trình HĐNK cho HS tại Trung tâm là phù hợp, 
bước đầu đạt được mục đích yêu cầu, phát huy 
được những lợi thế, thế mạnh của Trung tâm. 
* Đánh giá của các lực lượng giáo dục: 
Về mức độ phù hợp của các phần trong nội 
dung chương trình HĐNK, kết quả khảo sát 
(Bảng 4) thể hiện sự đồng thuận tuyệt đối của 
các lực lượng giáo dục (LLGD) đối với phần 
“Học làm chiến sỹ” và “Trò chơi quân sự” khi 
có 100% số người được hỏi đánh giá ở mức 
“Rất phù hợp”, hai phần còn lại có tỷ lệ đánh 
giá ở mức “Phù hợp” nhưng điểm trung bình 
vẫn khá cao (3,77 điểm và 3,85 điểm). Có 
được sự đồng thuận cao là do, đây là nội dung 
mới, mang tính chất đặc thù riêng và chỉ có 
thể được tổ chức trong môi trường quân sự, 
nên nhận được sự ủng hộ rất lớn của cả HS và 
các LLGD. Hai nội dung “Kỹ năng sống” và 
“Trò chơi dân gian” có điểm đánh giá thấp 
hơn là do, các LLGD đã tổ chức ở nhà trường, 
HS đã được tham gia. Tuy nhiên, các phần và 
nội dung chi tiết của chương trình HĐNK cho 
HS tại Trung tâm, bước đầu nhận được sự 
đồng thuận cao của các LLGD, cụ thể có 
điểm trung bình đánh giá là 3,905 điểm. 
Bảng 4. Tổng hợp kết quả đánh giá của LLGD về nội dung chương trình HĐNK 
Nội dung 
Mức độ (%) 
Điểm TB 
Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp 
Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 
Học làm chiến sỹ 100,00 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4,00 4,00 
Kỹ năng sống 84,62 83,33 15,38 16,67 0,00 0,00 0,00 0,00 3,85 3,83 
Trò chơi dân gian 76,92 87,50 23,08 12,50 0,00 0,00 0,00 0,00 3,77 3,88 
Trò chơi quân sự 100,00 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4,00 4,00 
Điểm trung bình chung 3,905 3,928 
Trần Hoàng Tinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 85 - 91 
 Email: jst@tnu.edu.vn 90 
- Về hiệu quả đạt được của chương trình 
HĐNK tại Trung tâm (Bảng 6), được các 
LLGD đánh giá ở mức độ tốt, khi điểm trung 
bình là 3,864 điểm. Đây là sự đánh giá hết 
sức khách quan của đội ngũ cán bộ, giáo viên 
của nhà trường, là sự ghi nhận xứng đáng đối 
với những cố gắng của các LLGD của Trung 
tâm trong suốt quá trình tổ chức HĐNK cho 
HS. Điều này bước đầu chứng minh cho việc 
tổ chức HĐNK cho HS tại Trung tâm là phù 
hợp và hiệu quả, đặc biệt sẽ đáp ứng được 
mục tiêu GDQPAN cho HS bậc TH, THCS 
đã được xác định trong Luật GDQPAN. 
Bảng 5. Mức độ đồng ý của HS tiếp tục tham gia 
chương trình HĐNK tại Trung tâm 
Mức độ 
Kết quả (%) 
Lần 1 Lần 2 
Hoàn toàn đồng ý 91,67 92,45 
Đồng ý 6,82 5,99 
Miễn cưỡng đồng ý 1,52 1,56 
Không đồng ý 0 0,00 
Điểm TB 3,902 3,909 
Bảng 6. Đánh giá của LLGD về hiệu quả 
của nội dung chương trình HĐNK tại Trung tâm 
Mức độ 
Kết quả (%) 
Lần 1 Lần 2 
Rất tốt 84,62 85,50 
Tốt 15,38 12,50 
Trung bình 0,00 0,00 
Không tốt 0,00 0,00 
Điểm TB 3,864 3,875 
3.2.2. Lần thử nghiệm 2: 
Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ phù hợp 
và hiệu quả của nội dung chương trình 
HĐNK lồng ghép GDQPAN cho HS Trường 
TH Phủ lý và Trường TH Ôn Lương, huyện 
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên tại Trung tâm. 
* Đánh giá của HS: 
Từ kết quả tại Bảng 4 và 5 cho thấy đại đa số 
HS cho rằng nội dung chương trình rất phù 
hợp với các em và có sức lôi cuốn, hấp dẫn, 
nên được các em đánh giá ở mức “Rất thích” 
chiếm trên 90%, chỉ có 9/384 em đánh giá ở 
mức “Không thích” với các nội dung thuộc 
phần kỹ năng sống, thành công của việc thiết 
kế chương trình dựa trên các hoạt động trực 
tiếp của HS, do đó không có HS nào “Phản 
đối”. Nên ở nội dung này có điểm trung bình là 
3,925 điểm đạt mức độ Tốt trong thang đo. Để 
làm rõ vấn đề này chúng tôi đã phỏng vấn 1 số 
HS và giảng viên của Trung tâm trực tiếp theo 
lớp thì được biết: Nội dung chương trình khá 
phong phú, có tính chất kế thừa, phát triển từ 
thấp tới cao, chương trình HĐNK tại Trung 
tâm được xây dựng theo hướng “lấy người học 
làm trung tâm”, tất cả các nội dung giáo dục, 
rèn luyện đều được thiết kế bằng các hoạt động 
trải nghiệm thực tế, cụ thể của chính HS, thay 
cho việc HS chỉ được quan sát, rồi cảm nhận 
như các lần đi HĐNK trước đây, 
Về mong muốn tiếp tục tham gia chương 
trình HĐNK tại Trung tâm những năm tiếp 
theo, được đại đa số HS “Hoàn toàn đồng ý” 
và “Đồng ý” tham gia khi chiếm đến 98,44%, 
chỉ có một số ít 6/384 ‘Miễn cưỡng đồng ý” 
tham gia và không có HS nào phản đối. Như 
vậy, cho thấy sự đồng thuận của HS đối với 
chương trình này là rất cao, cụ thể điểm trung 
bình có được ở nội dung này là 3,909 điểm, 
đạt mức độ tốt trên thang đo. 
* Đánh giá của các LLGD: 
Từ kết quả khảo sát tại Bảng 4, cho thấy cả 4 
phần của nội dung trong chương trình HĐNK 
cho HS TH tại Trung tâm, đều được các 
LLGD của nhà trường đánh giá rất cao, có nội 
dung đạt điểm tuyệt đối và có điểm trung bình 
chung ở mức độ Tốt trong thang đo (3,928 
điểm). Như vậy, bước đầu có thể khẳng định 
được sự phù hợp của các nội dung chương 
trình đã được thiết kế xây dựng cho đối tượng 
HS TH của các nhà trường. Tuy nhiên, các 
LLGD của nhà trường cũng đã chỉ ra những 
điểm chưa hợp lý trong chương trình, phương 
pháp truyền đạt nội dung mà nhóm thử 
nghiệm đã áp dụng những vấn đề này cần 
được nghiêm túc nghiên cứu, khắc phục kịp 
thời để chương trình ngày một tốt hơn, đáp 
ứng nhu cầu của HS, nhà trường, gia đình và 
xã hội. 
Trần Hoàng Tinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 85 - 91 
 Email: jst@tnu.edu.vn 91 
Từ kết quả có được ở Bảng 6, nhận thấy đánh 
giá chung kết quả đạt được của chương trình 
HĐNK cho HS TH tại Trung tâm GDQPAN 
Đại học Thái Nguyên là khá cao, khi điểm 
trung bình được các LLGD nhà trường đánh 
giá là 3,85 điểm, đạt mức độ Tốt trong thang 
đo. Mặc dù vẫn có những hạn chế và thiếu sót 
trong quá trình tổ chức, nhưng nhìn chung 
cho thấy sự phù hợp và hiệu quả khi tổ chức 
HĐNK lồng ghép GDQPAN cho HS tại 
Trung tâm. Đây sẽ là căn cứ rất quan trọng để 
nhóm nghiên cứu đề xuất với Ban Giám đốc 
Trung tâm thực hiện tổ chức HĐNK cho HS 
tại Trung tâm trong thời gian tới. 
Như vậy, sau hai lần tổ chức thử nghiệm nội 
dung chương trình HĐNK cho HS TH, THCS 
tại Trung tâm, kết quả cho thấy mức độ đồng 
thuận và hiệu quả đạt được là như mong đợi. 
Tỷ lệ cán bộ, giáo viên và HS hài lòng và có 
đánh giá tốt về chương trình khá cao, có nội 
dung đạt mức độ tuyệt đối. Đánh giá của các 
LLGD là khách quan về hiệu quả của nội 
dung chương trình HĐNK lồng ghép 
GDQPAN cho HS THCS tại Trung tâm 
GDQPAN Đại học Thái Nguyên. 
4. Kết luận 
Tổ chức chương trình HĐNK lồng ghép 
GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN Đại học 
Thái Nguyên sẽ giúp cho HS có cơ hội được 
học tập, trải nghiệm những kiến thức quốc 
phòng – an ninh một cách hiệu quả. Quá trình 
nghiên cứu chúng tôi đã xây dựng nội dung 
chương trình HĐNK lồng ghép GDQPAN 
cho HS TH, THCS tại Trung tâm gồm các 
phần: Học làm chiến sỹ; Kỹ năng sống; Trò 
chơi dân gian và Trò chơi quân sự. Kết quả 
sau hai lần thử nghiệm bước đầu cho thấy, nội 
dung chương trình là phù hợp, đạt được mục 
tiêu, yêu cầu của công tác GDQPAN cho HS 
TH, THCS và góp phần tích cực vào sự 
nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Võ Quang Phúc, Nói chuyện giáo dục thế giới 
đời xưa, Sở GD - ĐT TP HCM, Câu lạc bộ 
Quản lý Giáo dục, 1992. 
[2]. Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo 
dục, Hà Nội, 1990. 
[3]. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Giáo dục học, 
tập 1, 2, Nxb Giáo dục, 1998. 
[4]. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh - 
Năm 2013. 
[5]. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo. 
Một số hình ảnh của chương trình hoạt động ngoại khóa lồng ghép giáo dục quốc phòng cho học sinh 
tiểu học, trung học sơ sở tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. 
  Email: jst@tnu.edu.vn 92 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_noi_dung_chuong_trinh_hoat_dong_ngoai_khoa_long_ghe.pdf