Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại học viện khoa học quân sự

Xây dựng môi trường tiếng trong dạy học ngoại ngữ hiện nay là một đòi hỏi tất yếu của xã hội hiện

đại, phù hợp với yêu cầu giảng dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp và hành động. Trên cơ sở

đánh giá khái quát thực trạng môi trường dạy học tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự, chỉ ra

những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu, bài báo tập trung đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng

môi trường tiếng phù hợp với đối tượng học ngoại ngữ 2, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng

Pháp, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ngày càng phát triển của Học viện.

pdf 10 trang kimcuc 7620
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại học viện khoa học quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại học viện khoa học quân sự

Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại học viện khoa học quân sự
43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường tiếng đóng vai trò quan trọng 
trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Môi trường 
lý tưởng nhất đối với người học ngoại ngữ là nước 
bản ngữ: Người học hàng ngày được tiếp xúc với 
ngôn ngữ và văn hóa bản địa, được cọ xát với 
những tình huống thực tế, buộc phải xoay sở thực 
hành ngoại ngữ nhằm giao tiếp với người bản ngữ 
để đáp ứng các nhu cầu của bản thân, hòa nhập 
với cuộc sống ở nước ngoài. Môi trường đó hình 
thành, phát triển nhu cầu, động cơ, giúp người học 
nhanh chóng nắm bắt và vận dụng linh hoạt các 
kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, phần lớn 
người học bắt đầu tiếp xúc với ngoại ngữ tại nước 
mình nên ít nhiều đều thiếu hụt về môi trường 
giao tiếp với người bản ngữ. Hiện nay, các cơ sở 
đào tạo trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói 
riêng đang nỗ lực tạo dựng môi trường ngôn ngữ 
NGUYỄN THỊ THU HÒA*; CHU THỊ HỒNG NHUNG**
*Học viện Khoa học Quân sự. ✉ nguyenthuhoa_78@yahoo.com
**Học viện Khoa học Quân sự. ✉ chuchuhongnhung@gmail.com
Ngày nhận: 01/3/2017; Ngày hoàn thiện: 23/3/2017; Ngày duyệt đăng: 10/5/2017
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TIẾNG 
DẠY HỌC NGOẠI NGỮ 2 TIẾNG PHÁP
 TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
 TÓM TẮT
Xây dựng môi trường tiếng trong dạy học ngoại ngữ hiện nay là một đòi hỏi tất yếu của xã hội hiện 
đại, phù hợp với yêu cầu giảng dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp và hành động. Trên cơ sở 
đánh giá khái quát thực trạng môi trường dạy học tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự, chỉ ra 
những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu, bài báo tập trung đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng 
môi trường tiếng phù hợp với đối tượng học ngoại ngữ 2, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng 
Pháp, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ngày càng phát triển của Học viện.
Từ khóa: dạy học ngoại ngữ, môi trường tiếng, ngoại ngữ 2.
cho người học ngay tại nước mình bằng việc tăng 
cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
tích cực và nhiều hình thức đào tạo liên kết với 
các cơ sở nước ngoài, người nước ngoài. 
Theo Bộ Giáo dục Quốc gia, Đào tạo đại học 
và Nghiên cứu của Pháp, “Môi trường vừa là 
cách bố trí không gian lớp học theo các mục tiêu 
đặc thù của môn học, vừa là sự hiện diện của các 
ngôn ngữ trong trường học và trên hết là hướng 
người học về các nền văn hóa, các quốc gia khác. 
Không khí học tập, kết quả của một tiến trình 
phức tạp và biến đổi, được hình thành dựa trên 
nhiều yếu tố, trong đó vị thế của giáo viên và học 
sinh chính là mối quan hệ cho phép biến giờ học 
ngoại ngữ thành không gian trao đổi, hiểu biết 
và giao tiếp” (Ministère de l’Éducation nationale, 
de l’Enseignement supérieur et de la Recherche, 
2016, tr. 2).
44 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Như vậy, môi trường tiếng chính là môi 
trường ngôn ngữ, môi trường dạy học ngoại ngữ, 
bao gồm những yếu tố về con người, cơ sở vật 
chất kĩ thuật và phương tiện, tạo điều kiện thuận 
lợi cho sự thành công của hoạt động học tập, rèn 
luyện ngoại ngữ của người học, không chỉ trong 
phạm vi lớp học, nhà trường mà cả không gian 
bên ngoài trường, lớp. Môi trường tiếng giúp 
người học cọ xát với ngôn ngữ và văn hóa bản địa, 
hình thành ở người học thói quen sử dụng ngoại 
ngữ, tiến tới lĩnh hội và làm chủ ngôn ngữ đích, 
tạo được hứng thú học tập, sự tự tin cho người 
học trong quá trình giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Việc xây dựng môi trường tiếng phụ thuộc 
vào nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố người dạy, 
người học, chương trình môn học, điều kiện dạy 
học (giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết 
bị, thư viện), công tác quản lý của nhà trường có 
mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng rất 
lớn đến quá trình hình thành và phát triển môi 
trường tiếng dạy-học ngoại ngữ. Trong khuôn 
khổ bài báo khoa học, chúng tôi tập trung nghiên 
cứu môi trường tiếng trong phạm vi nhà trường 
và các hoạt động có sự quản lý của nhà trường, 
sự hướng dẫn của giảng viên.
2. MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC TIẾNG 
PHÁP TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
2.1. Mô tả thực trạng 
2.1.1. Chương trình môn học; giáo trình, 
tài liệu dạy học
Hiện nay, tiếng Pháp được giảng dạy tại Học 
viện Khoa học Quân sự là môn ngoại ngữ 2 cho 
đối tượng học viên năm thứ ba, năm thứ tư. Thời 
lượng giảng dạy là 100 tiết/học kỳ, tương ứng 
với 4 đơn vị học trình/học phần (đối với học 
viên quân sự) và 125 tiết/học kỳ, tương ứng với 
5 đơn vị học trình/học phần (học viên dân sự). 
Nội dung và chương trình đào tạo ngoại ngữ 2 
tiếng Pháp được thiết kế cho ba học phần nhằm 
trang bị cho người học kiến thức tiếng Pháp cơ 
bản, phát triển cả bốn kỹ năng (diễn đạt nói, 
nghe hiểu, đọc hiểu và diễn đạt viết), làm cơ sở 
học tập và công tác sau này; giúp người học hình 
thành cơ sở ngôn ngữ và các kỹ năng, bước đầu 
xây dựng kỹ năng giao tiếp cơ bản, đạt chuẩn A2 
theo Khung tham chiếu Châu Âu.
Giáo trình chính được sử dụng trong giảng 
dạy ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện hiện nay 
là giáo trình Initial (quyển I, quyển II) do các tác 
giả Sylvie Poisson-Quinton và Marina Sala biên 
soạn, được xuất bản năm 2002 tại Nhà xuất bản 
Clé International. Mỗi cuốn giáo trình gồm sáu 
chương, mỗi chương có bốn bài, cuối chương là 
phần tổng kết các kiến thức đã học. Mỗi bài học 
gồm hai tình huống giao tiếp thông dụng trong 
đời sống hàng ngày; phần kiến thức từ vựng, ngữ 
pháp và ngữ âm kết hợp với các hoạt động/bài 
tập thực hành. Kèm theo mỗi cuốn giáo trình là 
một cuốn sách bài tập luyện ngữ pháp và từ vựng 
theo chủ điểm bài học. Bên cạnh đó, để bổ trợ 
cho giáo trình chính, nhằm phát triển toàn diện 
các kỹ năng cho người học theo chuẩn đầu ra, Tổ 
bộ môn đã trực tiếp biên soạn, đưa vào sử dụng 
tài liệu Từ vựng - Ngữ pháp, tài liệu Đọc hiểu, 
tài liệu Viết tiếng Pháp và đang trong quá trình 
hoàn thiện tài liệu Nghe hiểu tiếng Pháp.
2.1.2. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên trong Tổ bộ môn có trình 
độ chuyên môn vững vàng, năng lực sư phạm 
tốt, được đào tạo cơ bản; được tham gia các khóa 
đào tạo tiếng Pháp và nghiệp vụ sư phạm tại 
Cộng hòa Pháp và Vương quốc Bỉ. Các giảng 
viên đều có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Pháplâu 
năm cho các đối tượng chuyên và không chuyên. 
Nhìn chung, đội ngũ giảng viên tiếng Pháp có 
tinh thần trách nhiệm cao, yêu ngành, yêu nghề, 
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu 
cầu, nhiệm vụ đào tạo của Học viện. 
2.1.3. Đối tượng người học
Đối tượng học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp là học 
viên sĩ quan cấp phân đội, học viên dân sự năm 
thứ ba, năm thứ tư đang theo học chuyên ngành 
đào tạo ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Trung 
Quốc tại Học viện Khoa học Quân sự. Phần lớn 
các em trong độ tuổi từ 18 đến 22, trẻ trung, 
năng động, tiếp thu nhanh, thích tham gia các 
45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
hoạt động tập thể, thích khám phá những điều 
mới lạ. Đa số học viên trước đó chưa tiếp xúc 
với tiếng Pháp nên môn học này là hoàn toàn 
mới mẻ. Nhìn chung, các em có ý thức tổ chức 
kỷ luật, xác định tốt động cơ học tập, song bên 
cạnh đó cũng còn không ít học viên có tâm lý 
học đối phó, cầm chừng, chạy theo thành tích.
Học viên quân sự có tính kỷ luật cao, sống 
tập trung trong trường, thực hiện các chế độ học 
tập, nghỉ ngơi, giải trí, lên thư viện theo chế độ 
của quân nhân. Tuy nhiên, cơ hội sử dụng máy 
tính, điện thoại, Internet hạn chế nên việc truy 
cập, tìm hiểu thông tin, tư liệu phục vụ học tập 
ngoại ngữ còn gặp nhiều khó khăn. Học viên dân 
sự nổi trội hơn bởi sự năng động, sáng tạo và cởi 
mở hơn trong giao tiếp. Các em có nhiều thuận 
lợi hơn các bạn quân sự trong việc tìm kiếm môi 
trường thực hành tiếng vì sau giờ học trên lớp, 
các em có thể tự do làm thêm trong môi trường 
có người nước ngoài hay kết bạn với người nước 
ngoài nói tiếng Pháp hoặc lên mạng tìm kiếm 
thông tin, tư liệu phục vụ học tập. 
2.1.4. Cơ sở vật chất, hệ thống thư viện 
Học viện Khoa học Quân sự là một trong 
những học viện, nhà trường trong Quân đội có 
điều kiện cơ sở vật chất khang trang, trang thiết 
bị phục vụ giảng dạy hiện đại. Mỗi lớp học, 
phòng học được trang bị màn hình tivi 50 inch 
kết nối hệ thống cáp, máy tính bàn kết nối với 
tivi, đài cassette. Ngoài ra còn có hệ thống phòng 
học chuyên dùng được trang bị máy chiếu, máy 
tính, tai nghe cho giảng dạy ngoại ngữ. Đối với 
các khoa giáo viên, mỗi đơn vị được trang bị 
một máy kết nối mạng nội bộ, máy vi tính, đài 
cassette, máy in phục vụ nghiên cứu và giảng 
dạy của giảng viên. Mỗi tổ bộ môn được biên 
chế phòng làm việc tập trung, tiện cho việc sinh 
hoạt chuyên môn. Điều kiện sinh hoạt, học tập, 
công tác của cả thầy và trò được cải thiện đáng 
kể. Hội trường rộng và hiện đại phục vụ các hoạt 
động văn hóa, văn nghệ, dạ hội ngoại ngữ, giao 
lưu kết nghĩa, sinh hoạt câu lạc bộ ngoại ngữ. 
Những năm gần đây, Học viện tiếp tục tăng 
cường đầu tư cả về cơ sở vật chất, giáo trình, tài 
liệu cho thư viện. Thư viện được xây mới với hệ 
thống phòng đọc, phòng mượn sách báo, phòng 
Internet; phòng đọc và mượn giáo trình, tài liệu; 
phòng máy kết nối Internet và mạng Misten. Số 
lượng đầu sách, báo, tạp chí, truyện, giáo trình, 
tài liệu, đề tài nghiên cứu khoa học ngày càng 
tăng, từng bước được số hóa. 
Đối với bộ môn tiếng Pháp, hệ thống giáo 
trình, tài liệu cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, 
nghiên cứu của giảng viên, học viên; bao gồm: 
giáo trình, sách bài tập tiếng Pháp do người 
bản ngữ biên soạn, trong đó, giáo trình Initial, 
Le Nouveau Taxi, Festival, Alter Ego phù hợp 
với đối tượng ngoại ngữ 2; tài liệu bổ trợ giảng 
dạy các kỹ năng; đề tài nghiên cứu khoa học của 
giảng viên, học viên từ năm 2001 đến nay; bao 
gồm cả các đề tài khoa học bằng tiếng Việt của 
học viên học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp. Tuy nhiên, 
số lượng tạp chí, truyện, tài liệu tham khảo chưa 
phong phú; giáo trình điện tử và các phần mềm 
dạy học và tự học ngoại ngữ vẫn còn hạn chế, 
chưa được ứng dụng rộng rãi.
2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù được quan tâm, đầu tư và đã có 
những kết quả khả quan, song chất lượng môi 
trường dạy học tiếng Pháp tại Học viện vẫn còn 
bộc lộ những hạn chế nhất định. Khảo sát bảng 
điểm kiểm tra học phần môn tiếng Pháp (Học kỳ 
II năm học 2015-2016) đối với 07 lớp với tổng 
quân số 161 học viên, chúng tôi có bảng tổng kết 
sau. (Xem bảng 1).
Như vậy, ở tất cả bốn kỹ năng đều có học viên 
thi không đạt yêu cầu; trong đó điểm thi kỹ năng 
Nghe là thấp nhất, tỷ lệ “Không đạt” và “Đạt” 
cao nhất, tỷ lệ “Giỏi”, “Xuất sắc” thấp nhất trong 
bốn kỹ năng. Sau kỹ năng Nghe là kỹ năng Viết 
với 4,4% “Không đạt” và 22,9% “Đạt yêu cầu”. 
Thực tế, nhiều học viên chưa thực sự tự tin, có 
tâm lý ngại giao tiếp bằng tiếng Pháp, nghe hiểu 
không tốt, vận dụng kiến thức từ vựng, ngữ pháp 
chưa linh hoạt, phát âm còn gặp nhiều khó khăn, 
chưa có thói quen sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, ngữ 
điệu trong biểu đạt cảm xúc, hiểu biết về văn hóa 
Pháp còn hạn chế.
46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Những tồn tại trên bắt nguồn từ nhiều nguyên 
nhân chủ quan và khách quan. Từ quan sát, kinh 
nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp và học viên, 
chúng tôi rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân khách quan: 
Địa bàn đóng quân của Học viện xa trung 
tâm; chế độ quản lý học viên tại đơn vị và quy 
định của ngành đối với cán bộ, giảng viên, học 
viên khi tiếp xúc với người nước ngoài;
Tiếng Pháp là môn ngoại ngữ 2, thời lượng 
giảng dạy hạn chế;
Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu 
còn một số điểm chưa phù hợp, cần đổi mới.
Nguyên nhân chủ quan:
Một bộ phận học viên ý thức học tập chưa 
cao, chưa xác định được động cơ học tập đúng 
đắn, phương pháp học tập chưa phù hợp, chất 
lượng tự học chưa cao;
Một số giảng viên chưa thực sự quan tâm đến 
việc xây dựng môi trường tiếng cho người học; 
giảng dạy có lúc còn nặng về giảng giải, ngữ 
pháp, chưa đa dạng hóa các hoạt động trong giờ 
giảng; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng 
dạy còn hạn chế; kiểm tra, đánh giá có lúc chưa 
thường xuyên, chưa kịp thời, hình thức còn đơn 
điệu; chưa quan tâm đến việc bố trí không gian 
phù hợp với lớp học ngoại ngữ;
Khoa, Tổ bộ môn chưa thường xuyên tổ chức 
các hoạt động ngoại khóa, giao lưu, sân chơi 
ngôn ngữ-văn hóa cho học viên.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI 
TRƯỜNG TIẾNG DẠY HỌC TIẾNG PHÁP 
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của 
người dạy và người học
Để xây dựng môi trường dạy học tiếng Pháp 
tích cực, trước tiên, giảng viên phải nhận thức 
đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong 
việc tạo môi trường tiếng; thống nhất về quan 
điểm dạy học ngoại ngữ, về sự cần thiết và tính 
khả thi của việc xây dựng môi trường tiếng cho 
đối tượng học ngoại ngữ 2. Cùng với đó, cần 
phối hợp chặt chẽ với hệ quản lý học viên tiến 
hành giáo dục, xây dựng cho học viên động cơ 
học tập đúng đắn. 
Nhiệm vụ của giảng viên là phải khơi dậy ở 
người học động lực hay lý do chính đáng xuất 
phát từ mong muốn, nhu cầu bên trong của bản 
thân trong quá trình học tiếng Pháp: Yêu thích 
và có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa Pháp (kiến 
trúc, ẩm thực, thời trang, âm nhạc); có ý định 
đi du lịch, du học ở một quốc gia có sử dụng 
tiếng Pháp; sử dụng tiếng Pháp như một công 
cụ hỗ trợ cho việc học tập ngoại ngữ chuyên 
ngành ở đại học hoặc làm ngoại ngữ 2 để tiếp tục 
theo học đào tạo sau đại học ngoại ngữ chuyên 
ngành. Muốn vậy, giảng viên phải gần gũi 
trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học 
Bảng 1. Tổng kết điểm kiểm tra học phần môn tiếng Pháp (học kỳ II năm học 2015-2016)
Nghe Nói Đọc Viết TBC
Không đạt 7/161 (4,4%) 6/161 (3,7%) 3/161 (1,9%) 7/161 (4,4%) 3/161 (1,9%)
Đạt 97/161 (60,2%) 20/161 (12,4%) 43/161 (26,8%) 37/161 (22,9%) 49/161 (30,4%)
Khá 40/161 (24,9%) 65/161 (40,4%) 70/161 (43,4%) 72/161 (44,7%) 84/161 (52,2%)
Giỏi, XS 17/161 (10,5%) 70/161 (43,4%) 45/161 (27,9%) 45/161 (28%) 25/161 (15,5%)
47KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
viên để có định hướng về động cơ học tập đúng 
đắn cho các em. Quá trình giảng dạy, cần quan 
tâm đến nhu cầu, sở thích của người học, dạy 
những cái họ cần, họ quan tâm, dạy kiến thức 
và kỹ năng giúp ích cho họ trong quá trình học 
tập và công tác sau này. Quan niệm này cũng 
ảnh hưởng đến phương pháp và nội dung giảng 
dạy của giảng viên: không nên nặng về kiến thức 
ngôn ngữ mà có thể lồng ghép dạy kiến thức văn 
hóa hay các kỹ năng mềm khác hữu ích hơn với 
người học. Giảng viên cần hướng dẫn cho học 
viên tự phát hiện ra cái mới, cách giải quyết sáng 
tạo nhiệm vụ học tập, dần dần làm phát sinh nhu 
cầu của người học về tri thức khoa học, nhu cầu 
giải quyết các vấn đề trong học tập, ứng dụng 
trong cuộc sống. Qua đó, học tập biến thành 
động cơ thúc đẩy các em tìm thấy niềm vui và 
vượt qua các khó khăn trong học tập.
3.2. Đổi mới phương pháp dạy học và 
kiểm tra đánh giá
Người dạy và người học là hai mắt xích quan 
trọng nhất trong quá trình dạy học. Phương pháp 
dạy học và kiểm tra đánh giá giữ vai trò quyết 
định trong việc nâng cao chất lượng dạy học 
ngoại ngữ nói chung và cải thiện môi trường 
tiếng dạy học ngoại ngữ nói riên ... gợi ý, đội nào giơ tay hoặc bấm chuông 
nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời; trả lời 
đúng ghi được 1 điểm; trả lời sai hai đội còn lại 
có quyền giơ tay hoặc bấm chuông giành quyền 
trả lời, trả lời đúng được 1 điểm. Kết thúc 12 câu 
hỏi, đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội chiến 
thắng. Những câu chưa trả lời được giành cho 
các bạn còn lại trong lớp.
Giảng viên có thể chuẩn bị những món quà 
nho nhỏ hoặc tính điểm quá trình cho các đội 
chiến thắng, tạo thêm hứng thú và động lực học 
tập cho các em. 
Ba là: Tăng cường ứng dụng công nghệ 
thông tin vào dạy học.
Công nghệ thông tin đã và đang góp phần 
giúp người dạy đổi mới phương pháp và hình 
thức giảng dạy, tạo môi trường học mang tính 
tương tác cao. Sử dụng công nghệ thông tin và 
đa phương tiện cho phép người dạy và người học 
49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
tiếp cận nguồn thông tin phong phú, bài giảng 
trở nên trực quan, sinh động hơn, thu hút sự tập 
trung, tạo được sự say mê hứng thú của học viên, 
giúp các em nắm bắt vấn đề nhanh và dễ dàng 
hơn, nhớ lâu hơn. 
Giảng viên có thể khai thác công nghệ thông 
tin phục vụ giảng dạy bằng nhiều hình thức: 
Thu thập tài liệu, tra cứu thông tin trên các trang 
mạng; biên soạn giáo án điện tử; sử dụng các 
chương trình, phần mềm và các trang mạng hỗ 
trợ giảng dạy. Giảng viên có thể khai thác các 
phần mềm dạy ngữ âm, ghi âm, luyện nghe-nói 
giúp người học được tiếp cận với môi trường 
giao tiếp thực tế nhất. Để hướng dẫn học viên 
học tập, quản lý kết quả học tập của học viên, 
đặc biệt là hình thành “cộng đồng Pháp ngữ” thu 
nhỏ của thầy cô và học trò, giảng viên có thể tạo 
lập nhóm gồm các học viên và là quản trị viên 
của nhóm.
Để phát huy tối đa vai trò của công nghệ thông 
tin trong giảng dạy, tạo môi trường tiếng, giảng 
viên cần thường xuyên học tập, nâng cao hiểu 
biết và vận dụng thành thạo công nghệ thông tin 
vào giảng dạy; đồng thời hướng dẫn người học 
khai thác công nghệ thông tin để học tập, nghiên 
cứu. Tuy nhiên, giảng viên phải hiểu rõ tính hai 
mặt của công nghệ thông tin, sàng lọc, kiểm định 
thông tin, tài liệu trước khi sử dụng; không được 
lạm dụng công nghệ thông tin; việc khai thác 
phim, tranh ảnh phải đảm bảo thời lượng phù 
hợp, đúng lúc, đúng chỗ.
Ngoài giờ học chính khóa
Một là: Quản lý, nâng cao chất lượng giờ tự 
học của học viên.
Hoạt động tự học tập, nghiên cứu của học 
viên bao hàm cả hai công việc: chuẩn bị cho các 
giờ lên lớp (lý thuyết, seminar, làm việc nhóm, 
thực hành) và tự học có hướng dẫn (nghiên 
cứu, đọc tài liệu, hoàn thành các nhiệm vụ học 
tập, làm bài tập tuần, nhóm, bài tập tháng, bài 
tập giữa kỳ hoặc cuối kỳ). Mục đích chính của 
việc tổ chức hình thức dạy học này là rèn luyện 
cho người học khả năng tự nghiên cứu, học hỏi, 
phát hiện và giải quyết vấn đề với các nguồn 
tài liệu được hướng dẫn, tích lũy kinh nghiệm 
tự học và khẳng định những kiến thức, kỹ năng 
được triển khai trên lớp. 
Để nâng cao chất lượng tự học của học viên, 
giảng viên cần chú ý giao nhiệm vụ hoặc bài tập 
nhận thức rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với khả 
năng nhận thức của đa số người học; phải hình 
thành ý thức, thói quen tự học, rèn luyện kỹ năng 
tự học, khả năng lập kế hoạch tự học. Hướng dẫn 
cho học viên phương pháp học hiệu quả đối với 
từng kỹ năng. Giao bài tập và hướng dẫn học 
viên thực hiện bài tập ở nhà. Đa dạng hóa các 
dạng bài tập giúp học viên rèn luyện cá nhân và 
thực hành theo nhóm. Thường xuyên kiểm tra, 
đánh giá kết quả tự học của học viên, hình thành 
cho các em ý thức, thói quen tự giác học tập. 
Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi với hệ 
quản lý học viên và giảng viên chủ nhiệm lớp về 
tình hình học tập, rèn luyện của học viên, của tập 
thể lớp, kịp thời đề ra biện pháp phù hợp. 
Giảng viên nên tăng cường sử dụng hình 
thức này khi học viên đã có vốn kiến thức nhất 
định, có thể tự lực hoàn thành nhiệm vụ tự học 
mà không cần sự có mặt trực tiếp của giảng viên. 
Ngoài ra, việc khuyến khích người học tham gia 
làm đề tài khoa học (bằng tiếng Việt) về các lĩnh 
vực ngôn ngữ-văn hóa của Pháp cũng góp phần 
nâng cao chất lượng tự học tập, nghiên cứu của 
học viên.
Hai là: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, 
giao lưu, sân chơi ngôn ngữ, văn hóa với quy 
mô phù hợp.
Trên thực tế, các hoạt động ngoại khóa, sân 
chơi ngôn ngữ-văn hóa luôn là những hoạt động 
được người học trông đợi và đem lại kết quả khả 
quan trong việc hình thành môi trường học tập 
tích cực, hiệu quả. Thông qua các hoạt động, 
học viên, đặc biệt là học viên quân sự, được hòa 
nhập vào “cộng đồng Pháp ngữ”, có cơ hội để 
giao lưu, học hỏi và thực hành tiếng Pháp, tạo 
được sự hứng thú và động lực thúc đẩy học viên 
tiến bộ trong học tập.
50 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Khoa, Tổ bộ môn cần chủ động nghiên cứu 
xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại 
khóa phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích 
của người học. Hàng năm, vào dịp 20 tháng 3 
- Ngày Quốc tế Pháp ngữ, cần duy trì và phát 
huy các hoạt động giao lưu văn nghệ với những 
trường, khoa có học viên, sinh viên học tiếng 
Pháp như Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia 
Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại thương, 
Đại học Thương mại. Định kỳ hai hoặc ba năm, 
vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của 
Quân đội và Học viện, Tháng Thanh niên, Khoa 
có thể tổ chức dạ hội ngoại ngữ (văn nghệ, thời 
trang, trò chơi); tổ chức thi tìm hiểu kiến thức 
ngôn ngữ-văn hóa dưới dạng trắc nghiệm, trả 
lời câu hỏi theo hình ảnh, clip hay thi báo tường 
bằng tiếng Pháp (bài viết luận của học viên; sưu 
tầm thơ, truyện ngắn, danh ngôn; truyện tranh 
vui; giới thiệu địa danh, nhân vật nổi tiếng), 
thậm chí thi học viên giỏi tiếng Pháp.
Quá trình tổ chức thực hiện, cần phân công 
giáo viên phụ trách, giao việc cho từng lớp, từng 
cá nhân; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, giúp đỡ 
học viên tham gia đạt kết quả tốt; phối hợp với 
các đơn vị triển khai kế hoạch đảm bảo chất 
lượng, hiệu quả. Sau mỗi hoạt động, kịp thời tổ 
chức tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen 
thưởng, thực hiện tốt quy định của Học viện về 
chế độ ưu tiên đối với các cá nhân tham gia hoạt 
động phong trào nhằm khích lệ, tạo hứng thú, 
động cơ học tập cho học viên.
3.2.2. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
Để nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá, 
góp phần xây dựng môi trường dạy học tích cực, 
giáo viên cần thường xuyên kiểm tra bài cũ, 
chữa bài tập, bài kiểm tra; đánh giá, cho điểm 
thực hành, điểm bài tập cho học viên; đồng thời 
hướng dẫn học viên tự kiểm tra, đánh giá và 
kiểm tra, đánh giá chéo, làm quen với các dạng 
bài kiểm tra theo từng kỹ năng. Kiểm tra, đánh 
giá được thực hiện thường xuyên, liên tục và 
toàn diện trong suốt quá trình dạy học sẽ đảm 
bảo tính khách quan, chính xác, giúp học viên 
tích cực, chủ động học tập hơn, cả trong giờ học 
chính khóa cũng như giờ tự học.
Từng giáo viên, Tổ bộ môn và Khoa cần 
thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, có sự 
điều chỉnh phù hợp sau kiểm tra, đánh giá.
3.3. Xây dựng chương trình môn học; biên 
soạn giáo trình, tài liệu
Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu 
giảng dạy là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ 
tới chất lượng dạy học ngoại ngữ nói chung, chất 
lượng môi trường tiếng nói riêng. 
Xây dựng chương trình môn học phải bám 
sát mục tiêu đào tạo và hệ thống chuẩn kiến 
thức, kỹ năng đối với môn học. Chương trình 
cần được thiết kế chi tiết đến từng bài học, từng 
nội dung giảng dạy, đảm bảo tính khoa học, hệ 
thống, có thời lượng cụ thể cho các hoạt động bổ 
trợ. Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm và 
điều chỉnh, phân bố nội dung, thời lượng giảng 
dạy phù hợp.
Biên soạn tài liệu giảng dạy phải bám sát nội 
dung, chương trình, khắc phục những điểm còn 
tồn tại của giáo trình đang sử dụng; biên soạn các 
tài liệu giảng dạy bổ trợ theo từng kỹ năng (nghe, 
nói, đọc, viết) một cách hệ thống, khoa học; ưu 
tiên mục tiêu giao tiếp, phù hợp với trình độ của 
người học; tăng cường các dạng bài tập thực hành, 
trò chơi ngôn ngữ-văn hóa trong tài liệu nhằm tạo 
sự hứng thú cho người học, đưa ngôn ngữ đến 
gần hơn với cuộc sống. Thêm nữa, quá trình biên 
soạn tài liệu giảng dạy theo kỹ năng, giáo viên 
nên thiết kế một số bài test với thang điểm cụ thể 
để người học tự luyện tập, làm quen với các dạng 
bài kiểm tra, tự đánh giá năng lực tiếng Pháp của 
mình. Đó cũng là công cụ để Tổ bộ môn và từng 
giáo viên đánh giá chất lượng dạy học, rút kinh 
nghiệm, kịp thời điều chỉnh, bổ sung hợp lý. Bên 
cạnh việc biên soạn tài liệu giảng dạy, cần nghiên 
cứu, thẩm định và đưa vào sử dụng những giáo 
trình mới phù hợp, hiệu quả hơn.
3.4. Bố trí không gian lớp học
Một là: Bố trí bàn ghế theo mô hình phù hợp 
với từng kỹ năng giảng dạy, với từng hoạt động 
trên lớp.
51KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Môi trường giao tiếp được cấu thành từ nhiều 
yếu tố, trong đó, việc sắp xếp chỗ ngồi sao cho 
thuận tiện, đảm bảo rằng rất cả học viên đều tập 
trung làm việc và sử dụng tiếng Pháp trong giờ 
học chứ không phải làm việc riêng hay trao đổi 
ngoài lề bằng tiếng Việt. Để tăng sự tương tác 
của học viên trong các hoạt động theo cặp, theo 
nhóm, phỏng vấn, đóng vai, thay vì cách bố trí 
lớp học truyền thống hiện nay (tất cả hướng lên 
bảng), giảng viên có thể chọn lựa các cách bố 
trí bàn học theo vòng tròn hoặc theo hình chữ 
V, chữ U. 
Hai là: Xây dựng “album” sản phẩm bằng 
tiếng Pháp cho từng lớp học.
Do đặc thù là ngoại ngữ 2 nên việc thiết kế 
một không gian “Pháp ngữ” thực sự với bản đồ 
nước Pháp, tranh ảnh, bài viết phong phú với 
quy mô rộng bao trùm không gian lớp học là 
điều không khả thi. Tuy nhiên, tạo một góc học 
tập, vui chơi nho nhỏ là điều cần thiết và hoàn 
toàn có thể thực hiện được. 
Bước đầu, giảng viên có thể sưu tầm những 
bài viết hay của học viên, dán trên khổ giấy A3, 
kết hợp trang trí bằng một số hình vẽ, tranh ảnh 
ngộ nghĩnh theo chủ đề. Giảng viên giới thiệu 
sản phẩm trước lớp, khích lệ, hướng dẫn các em 
cách làm. Mỗi lớp sẽ chuẩn bị một quyển tập 
vẽ khổ A3, trang trí bên ngoài như cuốn album. 
Tiếp đó, giảng viên sẽ giao việc, gợi ý cho cá 
nhân hoặc một nhóm học viên hoàn thành một 
sản phẩm, trình bày trước lớp, cắt dán, trang trí 
vào album như một sự ghi nhận thành tích. Căn 
cứ vào nội dung bài học, giáo viên có thể phân 
thành các chủ đề: tự giới thiệu bản thân; giới 
thiệu gia đình; giới thiệu bạn thân; nước Pháp; 
trường học; sở thích. Khuyến khích người học 
đặt tên chủ đề bằng tiếng Pháp một cách sáng 
tạo. Ví dụ: Đối với chủ đề giới thiệu nước Pháp, 
người học có thể sử dụng một số tiêu đề sau: 
La France; L’Hexagone; La France aux cents 
visages; J’aime la France; La France, c’est 
mon amour!; Voulez-vous aller en France?; 
Aimez-vous la France?; Allez en France avec 
moi!; La France, c’est pas loin?; La France à 
mes yeux Giảng viên hướng dẫn học viên sưu 
tầm các tranh ảnh, bài viết, thông tin về nước 
Pháp theo các mảng như: địa lý, công trình-danh 
thắng, nhân vật nổi tiếng, sản phẩm nổi tiếng. 
Tùy vào trình độ, khả năng sáng tạo hoặc theo 
yêu cầu của giảng viên, học viên có thể sưu tầm, 
chép lại những bài viết hay, ngắn gọn, dễ hiểu 
bằng tiếng Pháp về các chủ đề nêu trên hoặc 
sử dụng danh từ, cụm danh từ, động từ nguyên 
thể để tóm gọn thành các phiếu thông tin (fiche 
d’information).
Ba là: Thiết kế không gian “Pháp ngữ” trong 
khuôn khổ báo tường.
Giảng viên có thể sử dụng một tờ giấy khổ 
A0 làm “khuôn viên”, giao cho từng lớp bố trí 
từng không gian như kiểu làm báo tường tương 
ứng với từng đề mục. Ví dụ: bài viết, địa danh, 
sưu tầm truyện ngắn, truyện vui, danh ngôn bằng 
tiếng Pháp, bài tập, trò chơi, câu đố. Giảng 
viên hướng dẫn triển khai tương tự như đối với 
làm album sản phẩm. Tùy theo sở thích, khả 
năng, người học (cá nhân hoặc nhóm) có thể 
đăng ký hoặc theo sự phân công của giảng viên, 
của lớp và phải hoàn thiện một phần việc, trình 
bày kết quả trên một khổ giấy nhỏ hơn, dán lên 
tờ báo tường hoặc cài vào các hộp thư mục kể 
trên. Việc này vừa khuyến khích khả năng sáng 
tạo của người học, vừa hình thành thói quen tiếp 
xúc với ngôn ngữ và văn hóa Pháp, tạo sự hứng 
thú, động cơ học tập tích cực.
“Báo tường” và “album” giao cho lớp tự 
quản lý, bổ sung, hoàn thiện. Đặc biệt khi người 
học đạt được trình độ nhất định và có thói quen, 
sự say mê đối với công việc này, giảng viên có 
thể khuyến khích học viên tự tìm tòi, nghiên cứu 
và sáng tạo theo sở thích, khả năng. Để khuyến 
khích học viên, giảng viên nên kiểm tra thường 
xuyên, đánh giá, cho điểm cá nhân hoặc nhóm, 
coi như điểm bài tập.
52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CREATING LANGUAGE ENVIRONMENT TO TEACH FRENCH AS A SECOND 
FOREIGN LANGUAGE AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGUYEN THI THU HOA
CHU THI HONG NHUNG
Abstract: Creating the language environment to teach a foreign language is an inevitable need of 
modern society which comes in line with the demand of communicative and action approach in language 
teaching. Basing on the general assessment of the current French teaching environment at MSA, 
pointing out its shortcomings and main causes, the article focuses on suggesting some solutions to 
create a proper language environment for second language learners, making contribution to enhancing 
the quality of French teaching, fulfilling the mission of education and training at the Academy.
Keywords: teaching foreign language, language environment, the second foreign language.
4. KẾT LUẬN
Xây dựng môi trường tiếng dạy học ngoại 
ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự 
là cần thiết, phù hợp với yêu cầu giảng dạy ngoại 
ngữ theo hướng hiện đại, tích cực, đáp ứng nhiệm 
vụ giáo dục, đào tạo ngày càng phát triển của 
Học viện. Công việc này đòi hỏi phải tác động 
vào tất cả các yếu tố, các lực lượng; trọng tâm là 
nâng cao nhận thức của người dạy và người học, 
đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp 
kiểm tra đánh giá của cả thầy và trò, tạo không 
gian, không khí học tập thoải mái, tự tin, hứng 
thú, khuyến khích tư duy sáng tạo, tính tích cực, 
chủ động của người học với tư cách vừa là đối 
tượng, vừa là chủ thể của hoạt động dạy học. 
Những đề xuất của chúng tôi trong bài báo này 
sẽ tiếp tục được ứng dụng, kiểm chứng, mở ra 
hướng nghiên cứu sâu hơn cho đề tài khoa học./. 
Chú thích: 
Khái niệm về môi trường dạy học ngoại ngữ là 
lời chuyển dịch của tác giả bài báo từ nguyên tác 
tiếng Pháp.
Tài liệu tham khảo:
1. Caré J.-M et Debyser F. (1985), Jeu, 
langage et créativité, Les jeux dans la classe de 
français, Librairies Hachette et Larousse, France.
2. Ministère de l’Éducation nationale, de 
l’Enseignement supérieur et de la Recherche 
(2016), Créer un environnement et un climat 
propices à l’apprentissage des langues étrangères 
et régionales et ouvrir aux autres cultures à la 
dimension internationale, Éduscol. 
3. Trần Thị Hiền, Chu Thị Hồng Nhung (2016), 
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng 
nói tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự, Đề tài 
nghiên cứu khoa học, Học viện Khoa học Quân sự.

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_moi_truong_tieng_day_hoc_ngoai_ngu_2_tieng_phap_tai.pdf