Xây dựng mô hình toán mô phỏng giám sát hoạt động của me 6s46mc-C7 trên tàu biển chở hàng tổng hợp, tải trọng 34000 tấn
Bài báo trình bày phương pháp xây dựng các mô hình toán hồi quy trên cơ sở hồ sơ kỹ
thuật thử nghiệm đường dài của nhà máy đóng tàu và hồ sơ kỹ thuật của nhà máy chế tạo
động cơ đưa ra. Phương pháp bình phương nhỏ nhất sai số được sử dụng để xác định hệ
số của các mô hình hồi quy, còn tiêu chuẩn thống kê F- dùng để đánh giá độ tin cậy của
mô hình hồi quy thu được. Áp dụng cho xây dựng các mô hình toán để mô phỏng giám sát
kỹ thuật ME MAN 6S46MC-C7 đặt trên tàu chở hàng tổng hợp, tải trọng 34000DWT đóng
tại nhà máy đóng tàu Phà Rừng.
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mô hình toán mô phỏng giám sát hoạt động của me 6s46mc-C7 trên tàu biển chở hàng tổng hợp, tải trọng 34000 tấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình toán mô phỏng giám sát hoạt động của me 6s46mc-C7 trên tàu biển chở hàng tổng hợp, tải trọng 34000 tấn
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2016 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 48 - 11/2016 13 XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN MÔ PHỎNG GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ME 6S46MC-C7 TRÊN TÀU BIỂN CHỞ HÀNG TỔNG HỢP, TẢI TRỌNG 34000 TẤN CREATING MATHEMATICAL MODELS FOR OPERATION MONITORING OF MAIN ENGINE 6S 46MC-C7 ON THE GENERAL CARGO SHIP 34000 DWT ĐỖ ĐỨC LƯU (1), NGUYỄN BIÊN THÙY(2), LÊ VĂN VANG(3) (1)Viện Nghiên cứu & Phát triển,Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (2)Phòng KHCN, Nhà máy đóng tàu Hồng Hà, Bộ Quốc Phòng (3)Khoa Máy tàu thủy, Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM Tóm tắt Bài báo trình bày phương pháp xây dựng các mô hình toán hồi quy trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật thử nghiệm đường dài của nhà máy đóng tàu và hồ sơ kỹ thuật của nhà máy chế tạo động cơ đưa ra. Phương pháp bình phương nhỏ nhất sai số được sử dụng để xác định hệ số của các mô hình hồi quy, còn tiêu chuẩn thống kê F- dùng để đánh giá độ tin cậy của mô hình hồi quy thu được. Áp dụng cho xây dựng các mô hình toán để mô phỏng giám sát kỹ thuật ME MAN 6S46MC-C7 đặt trên tàu chở hàng tổng hợp, tải trọng 34000DWT đóng tại nhà máy đóng tàu Phà Rừng. Từ khóa: Mô hình hồi quy, MAN 6S 46 MC-C7, giám sát diesel ME trên M/V 34000 T. Abstract This paper presents method to create mathematical regressive models according to the referred data from shipyard (sea-trail tests) and the technical file from diesel manufactory. The method for building the regression models bases on the Least Square of Errors Method (LSEM), and for estimating the reliability of the recieved models according to the appropriate standard statistic - the F-creterion. The methods are applied to create mathematical regressive models for condition monitoring of the main diesel engine the 34000 DWT on the general cargo ship built in Pha Rung shipyard. Keywords: Regressive models, MAN 6S 46 MC-C7, monitoring DME on the M/V 34000 T. 1. Đặt vấn đề Mô phỏng giám sát trạng thái kỹ thuật (TTKT) diesel máy chính (Diesel Main Engine, DME) là quá trình mô phỏng trên thiết bị mô phỏng (thiết bị ảo - Virtual Instrument, hoặc mô hình vật lý): hiển thị TTKT thông qua các thông số kỹ thuật - kinh tế quan trọng của đối tượng DME; báo động khi có một hoặc một số giá trị của nhóm thông số giám sát vượt quá giới hạn cho phép; ngừng hoạt động máy khi có giá trị của một trong số các thông số quan trọng vượt quá ngưỡng nguy hiểm. Quá trình giám sát trạng thái hiện tại được thực hiện qua việc đo, thu thập dữ liệu thực tế về các thông số theo dõi nhờ hệ thống đo, xử lý thông tin giám sát, ra quyết định. Hệ thống giám sát hiện đại ngày nay thường bao gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng là hệ thống các sensors cần thiết cho thu thập các tín hiệu đo theo nhiệm vụ đặt ra, bộ góp dữ liệu DAQ (Data Acquisition) và trung tâm xử lý (Central Procesing Unit, CPU). Tại CPU có cài đặt phần mềm xử lý tín hiệu vật lý đo được để đưa ra các giá trị, các đặc tính hiện thời dùng đánh giá TTKT tức thời của máy. Khi ra quyết định giám sát: đánh giá TTKT bình thường, hoặc báo động, hoặc ngừng máy khẩn cấp đều phải thông qua thuật toán ra quyết định với sự có mặt của cơ sở dữ liệu chuẩn (CSDL tham chiếu). Thông thường, CSDL chuẩn được xây dựng qua việc mô hình hóa đối tượng giám sát chẩn đoán (DME) đặt trong điều kiện giả định, phỏng theo điều kiện khai thác thực tế. Mô phỏng quá trình giám sát trên thiết bị ảo - giám sát trên máy tính, đầu vào của quá trình kỹ thuật được mô phỏng bằng các mô hình toán học, triển khai xây dựng phần mềm theo sơ đồ thuật toán và cơ sở toán học (mô hình) thu được. Các quá trình vật lý diễn ra trong máy thực khi chúng hoạt động, thực hiện chức năng được thay bằng các mô hình toán học tương ứng. Triển khai giải, nghiên cứu quá trình vật lý thay bằng việc giải các mô hình toán trên máy tính (mô phỏng số). Trọng tâm của mô phỏng trên thiết bị ảo là xây dựng mô hình toán để diễn tả được các quá trình vật lý diễn ra trong máy, các thông số được hiển thị (mô phỏng) chính là kết quả của quá trình tính mô hình số biểu thị quá trình vật lý diễn ra trên máy thực. Đây chính là nội dung cơ bản trong mô phỏng giám sát (hiển thị) các thông số kỹ thuật của DME. CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2016 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 48 - 11/2016 14 Giám sát chẩn đoán DME trong quá trình hoạt động, thực hiện chức năng công tác, đối tượng được đặt trong hệ động lực chính (HĐLC) gồm: ME, hệ trục liên kết với chân vịt và vỏ tàu cùng với các hệ thống phục vụ DME. Do vậy, mô phỏng giám sát hoạt động của DME cần thực hiện trong phạm vi thông số cơ bản của HĐLC diesel tàu biển và các hệ thống phục vụ ME. Như vậy, đối tượng của bài báo là xây dựng các mô hình toán học đặc trưng cho các quá trình diễn ra trong HĐLC dùng DME loại MAN 6S 46 MC-C7 lắp trên tàu chở hàng tổng hợp 34000 DWT để mô phỏng giám sát các thông số cơ bản của đối tượng. 2. Cơ sở xây dựng các mô hình toán học 2.1. Các thông số cơ bản cần giám sát Thực tế trên các tàu biển chở hàng tổng hợp hiện đại, trong buồng điều khiển máy (ECR, Engine Cotrol Room) đều giám sát từ xa các thông số cơ bản của DME và các hệ thống phục vụ (HTPV) cho ME. Các thông số cơ bản đó được hiển thị, báo động hoặc bảo vệ tại các bàn điều khiển máy (Engine Control Console, ECC). Để giám sát một cách tổng thể, tương đối đầy đủ các thông số kỹ thuật, kinh tế chính liên quan đến các HTPV và HĐLC dùng DME trên tàu 34000 DWT, các thông số giám sát được thể hiện dưới đây: Đối với HĐLC. (1) Công suất có ích của DME: PE, [kW], hay công suất tiêu thụ của chân vịt (tải): (2) PP, [kW]; (3,4) vòng quay trục động cơ và vòng quay trục chân vịt: nE, nP [rpm, v/p]; (5) vận tốc tàu hành trình: V [m/s, hl/h, knots]; Đối với DME và các HTPV (làm mát, bôi trơn, dầu đốt, cấp khí tăng áp, khởi động - đảo chiều, điều chỉnh vòng quay): Các thông số kỹ thuật - kinh tế chung cho động cơ - ngoài 5 thông số nêu trên còn có công suất chỉ thị của ME:(6) Pi[kW]; (7) áp suất có ích bình quân: pme [bar]; (8) áp suất chỉ thị bình quân: pmi [bar]; (9, 10) nhiệt độ nước làm mát vào (ra) động cơ: tfw.in, tfw.out [oC]; (11,12) nhiệt độ LO hệ thống vào (ra) động cơ: tLO.in, tLO.out [oC]; (13, 14) nhiệt độ khí xả trước (sau) tua bin tăng áp: tgas(TB).in, tgas(TB).out [oC]; (15, 16) nhiệt độ và áp suất khí nạp trong bầu góp: ts [oC], ps[bar]; (17) áp suất nước ngọt làm mát sơ mi xy lanh vào DME: pfw.in [bar]; (18) áp suất LO hệ thống vào DME: pLO.in [bar]; (19, 20) nhiệt độ và áp suất dầu đốt (dầu FO) trước khi vào bơm cao áp: tFO [oC], pFO [bar]; (21) suất tiêu hao nhiên liệu (SFOC): ge [gam/kWh]; (22) chỉ số bộ điều tốc (Govenor Index, GI); (22) Nhiệt độ khí nén tăng áp sau máy nén, trước sinh hàn gió: tkn.in [oC]. Các thông số kỹ thuật - kinh tế đặc trưng riêng cho từng xy lanh - nhiệt độ khí xả: (1) tkx(i) [oC]; (2) nhiệt độ nước làm mát sau ra khỏi nắp xy lanh: tfw.out(i) [oC]; (3) áp suất nén cực đại của từng xy lanh: pC (i) [bar]; (4) áp suất cháy cực đại của từng xy lanh: pZ (i) [bar]; (5,6) áp suất chỉ thị trung bình và có ích của từng xy lanh: pmi (i), pmei (i), [bar]; (7,8) công suất (chỉ thị, có ích) của từng xy lanh: PE(i), Pi(i), ở đó chỉ số e, i - thể hiện „có ích - Effective; chỉ thị - Indication“, còn „i „ - số thứ tự cho xi lanh, i = 1,2,..., z. Động cơ MAN 6S 46 MC-C7 có 6 xy lanh, i = 1-6. Tổng số các thông số giám sát: Nmonitoring = 22 + 6x8 = 70. 2.2. Cơ sở lý thuyết cho xây dựng các mô hình toán học Đối với HĐLC diesel lai chân vịt liên quan tới thân tàu, ba thông số cơ bản đặc trưng cho hoạt động an toàn và hiệu quả hệ thống được thể hiện qua các đồ thị tổng hợp công suất (kW) - vòng quay (rpm) - vận tốc tàu (knots) [1]. Phương pháp mô hình giải tích có thể được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ vật lý thủy động giữa vỏ tàu - chân vịt và môi trường nước, mối quan hệ năng lượng giữa chân vịt và DME. Phương pháp giải tích thuận tiện cho tính toán, thiết kế cũng như xác định các đặc tính của chế độ bình thường và đặc biệt trong khai thác kỹ thuật đối tượng. Điều kiện bình thường: sóng yên, biển lặng; tàu chạy toàn tải hàng; độ sâu không hạn chế; không bị hạn chế chiều rộng luồng kênh rạch. Các trường hợp đặc biệt khác - là một trong các trường hợp không bình thường. Đối với DME. Các quá trình vật lý: nhiệt động học, hóa học, cơ học, trao đổi nhiệt diễn ra rất phức tạp trong quá trình cháy và công tác của từng xy lanh, từng hệ thống phục vụ. Kết quả của các quá trình đó cho phép chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa đầu ra (thông số cần giám sát) với các thông số đầu vào của từng quá trình. Các quá trình đó diễn ra với mức độ nhanh (động) và phức tạp khác nhau. Mô hình hóa các quá trình thường thiết lập các phương trình toán tương ứng với các định luật, các giả thiết tương ứng. Nhìn chung, các quá trình đều rất phức tạp. Phương pháp được nhóm tác giả tập trung nghiên cứu dưới cơ sở phân tích quy luật của các quá trình, phân tích và xử lý thống kê số liệu thu được từ thử nghiệm đường dài của nhà máy đóng tàu cũng như số liệu đưa ra từ nhà máy chế tạo động cơ. Một kinh nghiệm có tính định hướng trong xây dựng mô hình toán từ số liệu thực nghiệm là lựa chọn dạng đường (mô hình) phù hợp và sử CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2016 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 48 - 11/2016 15 dụng lý thuyết thống kê để kiểm tra độ tin cậy của mô hình. Một quá trình vật lý diễn ra trong một phạm vi điều kiện nhất định (giả thiết giới hạn) của quá trình giám sát sẽ tuân thủ theo một vài quy luật (mô hình) nào đó, sao cho tiêu chuẩn sai số sử dụng được đáp ứng. Ví dụ, xây dựng mô hình đặc tính chân vịt của HĐLC dùng DME lai chân vịt thông thường được biểu diễn dưới dạng hàm số mũ, PP = Cnx, tuy nhiên nhiều nhà khoa học dùng mô hình đa thức bậc 2 để biểu diễn: PP = a0 + a1n + a2n2. Trong bái báo này, nhóm tác giả sẽ lựa chọn, xây dựng mô hình dạng đa thức bậc 2 cho hầu hết các thông số giám sát. Cơ sở toán học. Giả thiết số liệu đưa ra dưới dạng bảng cho hai đại lượng đo được x và y tại các thời điểm quan sát j, j=1, 2,..., N. Bảng 1. Trích mẫu dữ liệu tại các thời điểm quan sát x(j) =xj x1 x2 ... XN y(xj) =yj y1 y2 ... YN Ta xây dựng hàm hồi quy dạng đa thức bậc 2: 𝑦 = 𝑎0 + 𝑎1𝑥 + 𝑎2𝑥 2= a.X, (1) A = [𝑎0, 𝑎1, 𝑎2]; X=[1, 𝑥, 𝑥 2]T; Xác định tổng các bình phương sai số giữa số liệu quan sát được và số liệu tính được theo mô hình. Tại một thời điểm quan sát bất kỳ j, sai số bình phương được xác định: [ y(j)]2 = [y(j) –ym(j)]2; j =1, 2, ...,N. (2) m - chỉ số chỉ mô hình. Cần tìm hệ số (véc tơ a) sao cho tổng các bình phương sai sai số là nhỏ nhất, có nghĩa là: J = ∑ [ y(j)] 2𝑁𝑗=1 = ∑ [y(j) – y𝑚(j)] 2 → 𝑚𝑖𝑛𝑁𝑗=1 (3) Hàm số hồi quy y𝑚 = 𝑓(𝑎), với véc tơ các hệ số a cần tìm, thỏa mãn: 𝜕𝐽 𝜕𝑎𝑘 = 0; 𝑘 = 0,1,2 (4) Ta thu được hệ gồm m phương trình bậc nhất viết cho 3 ẩn: H. a = V (5) Trong đó, ma trận vuông H3x3 và véc tơ cột V3x1 được xác định từ các điều kiện (4). Trong đó: 𝐻3𝑥3 = [ ℎ(1,1) ℎ(1,2) ℎ(1,3) ℎ(2,1) ℎ(2,2) ℎ(2,3) ℎ(3,1) ℎ(3,1) ℎ(3,1) ]; 𝑉3𝑥1 = [ 𝑉(1,1) 𝑉(2,1) 𝑉(3,1) ] ℎ11 = 𝑁; ℎ12 = ℎ12 = ∑[𝑋(𝑘)] 1 𝑁 𝑘=1 ; ℎ13 = ℎ31 = ∑[𝑋(𝑘)] 2; 𝑁 𝑘=1 ℎ22 = ∑[𝑋(𝑘)] 2; 𝑁 𝑘=1 ℎ23 = ℎ32 = ∑[𝑋(𝑘)] 3 𝑁 𝑘=1 ; ℎ33 = ∑[𝑋(𝑘)] 4; 𝑁 𝑘=1 𝑉1 = ∑ 𝑌(𝑘); 𝑁 𝑘=1 𝑉2 = ∑ 𝑋(𝑘)𝑌(𝑘); 𝑉3 = ∑ 𝑌(𝑘)[𝑋(𝑘)] 2. 𝑁 𝑘=1 𝑁 𝑘=1 Ta tìm được nghiệm: a = H-1. V (6) Đánh giá độ tin cậy (độ chính xác của mô hình). Tổng số N lần quan sát, tương đương với số bậc tự do s = N; Phương trình có 3 ẩn cần tìm, như vậy số bậc tự do 1 = 3; Số bậc tự do còn lại đặc trưng cho bậc tự do khuyếch tán, 2 = N-3-1 = N - 4. Sai số tổng, ứng với số bậc tự do s = N: ES = ∑ (�̅� − 𝑌(𝑘))2𝑁𝑘=1 ;�̅� =∑ 𝑌(𝑘) 𝑁 𝑘=1 (7) Sai số mô hình với số bậc tự do 1 = 3: EM =∑ (𝑌𝑚 − 𝑌(𝑘)) 2𝑁 𝑘=1 (8) Sai số nhiễu (phân tán dư) với số bậc tự do 2 = N - 4: CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2016 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 48 - 11/2016 16 ER = ES - EM (9) Thiết lập tiêu chuẩn Fisher theo biểu thức (10) và kiểm tra điều kiện (11): 𝐹𝑡 = 𝐸𝑅 2⁄ 𝐸𝑀 1⁄ , (10) 𝐹𝑡 > 𝐹1−𝛼(1 , 2 ) (11) Giá trị phân bố 𝐹1−𝛼(2 , 1 ) được đưa ra từ các tài liệu chuyên ngành thống kê. Nếu điều kiện (11) đúng, mô hình thu được là tin cậy với độ chính xác đạt (1-α) %. 2.3. Cơ sở dữ liệu cho xây dựng mô hình và kết quả thu được Số liệu đưa ra từ nhà máy chế tạo động cơ [2], từ nhà máy đóng tàu Phà Rừng - qua thử nghiệm đường dài [3] được xác định theo các chế độ tải (công suất) 25 - 50 - 75 -100%. Nếu chỉ sử dụng 4 mẫu quan sát, N = 4 không đủ độ tin cậy để chúng ta xây dựng mô hình hồi quy dạng đa thức bậc 2, vì số bậc tự do 2 = N - 4 = 0. Do vậy, ta cần tăng lượng trích mẫu N. Từ 4 giá trị chúng ta nội suy tuyến tính để có N = 7 giá trị, tương ứng với 7 mẫu tải LI%: LI% = X = [100 87.5 75 62.5 50 37.5 25]%, và tương ứng với ta có các giá trị của các thông số cần xây dựng mô hình đều được trích 7 mẫu. Nhóm tác giả thu được 69 mô hình hồi quy viết cho các đại lượng cần giám sát trên. Trong phạm vi bài báo này, các tác giả xin được đưa ra một số mô hình hồi quy mang tính chất minh họa cho ứng dụng lý thuyết nêu trên, thể hiện trong bảng số 2 dưới đây. Trong bảng 2, mô hình tương đối Y = f(X) là các hàm số viết dưới dạng đa thức bậc 2: Y = a.X với véc tơ hệ số hồi quy a = [a0 a1 a2] được xác định theo (6); X = [1, x, x2] ; x - đại lượng tương đối của thông số được xây dựng mô hình, ở đây x là LI%. Đại lượng Y tương đối biểu thị cho PE, nE, nT hoặc PS tương đối. 2.4. Phân tích và đánh giá kết quả Bảng 2. Kết quả thử nghiệm đường dài ME 6S 46 MCC, tàu 34000 DWT [3] và mô hình hóa TS ĐV % Tải công suất định mức Véc tơ a-hệ số mô hình tương đối a=[a0 a1 a2 ] Y=f(X) F-tính 100 75 50 25 PE kW 7863 5897 3933 1965 - - - nE rpm 128.9 117 101.9 81.2 [0.0841 0.0114 0.9060] nE%=f(LI%) 2344 nT rpm 17410 15070 11720 6850 [0.4432 0.8142 -0.2595] nT%=f(LI%) 1707 PS Bar 3.68 2.90 1.97 1.34 [0.0549 1.4939 -0.5526] PS%=f(LI%) 405.8 Trong các mô hình tương đối trên nE%= nE / nE.100% = nE /128.9; nT%= nT /17410; PS%= PS/3.68. Với tiêu chuẩn Fisher, độ tin cậy 99%, bậc tự do tương ứng là 1 =3; 2 = 7-3-1=3 có giá trị ngưỡng lý thuyết Ft (0.99; 3, 3) = 29.6, ta thấy Ft >> F(0.99; 3, 3) = 29.6. Kết quả chứng minh các mô hình thu được có độ tin cậy cao 99%. Hình 1. Kết quả mô hình hồi quy 𝐟𝐧𝐄(𝐋𝐈) với dữ liệu vào Hình 2. Kết quả mô hình hồi quy 𝐟𝐏𝐒(𝐋𝐈) với dữ liệu vào CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2016 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 48 - 11/2016 17 Kết quả mô hình hóa số 70 cho suất tiêu hao nhiên liệu (SFOC) không đáp ứng độ tin cậy 99%, cũng như 95% khi lựa chọn mô hình bậc 2 đã nêu trên. Nguyên nhân được giải thích từ bản chất của quy luật cấp nhiên liệu của nhà sản xuất đáp ứng TIER II (xem hình 4) [4]. CSDL đưa ra từ hồ sơ mà máy chế tạo động cơ đưa ra [2, TESTBED DATA] LI% = [25 50 75 100]; n= [81.2 109.9 117.0 129]; % rpm ge = [182.63 178.28 171.18 177.22]; % g/kWh. Mô hình hồi quy được tìm dưới dạng đa thức bậc 2. Độ lệch giữa dữ liệu đầu vào và giá trị tính từ mô hình thu được thể hiện trên hình 3. Kết hợp với phương thức tối ưu hóa điều khiển cấp nhiên liệu của MAN MC/MCC, chúng ta thấy rằng dạng đa thức bậc 2 không đáp ứng dùng để mô hình hóa đặc tính SFOC, mà cần lựa chọn dạng mô hình khác phù hợp hơn. Vấn đề này sẽ được đề cấp đến trong bài báo tiếp sau. Hình 3. Kết quả mô hình hồi quy 𝐟𝐠𝐞(𝒏𝑬% ) với dữ liệu vào Độ tin cậy của mô hình nhỏ hơn 95% Hình 4. Đồ thị SFOC cho MAN MC/MC-C [4] 1 -Tối ưu theo phương thức tải cao; 2 - Tối ưu theo phương thức tải bộ phận; 3 - Tối ưu theo phương thức tải thấp. 3. Kết luận Bài báo đưa ra phương pháp xử lý thống kê hồi quy dữ liệu thử tàu đường dài để xây dựng các mô hình toán cho giám sát các thông số kỹ thuật quan trọng của HĐLC diesel tàu biển. Áp dụng triển khai trên tàu 34000 DWT chở hàng tổng hợp, sử dụng DME loại MAN 6S 46 MC-C7, các tác giả thu 69 mô hình hồi quy dạng đa thức bậc 2 đều có độ tin cậy rất cao 99%, trừ đặc tính đặc thù cấp nhiên liệu của hãng chế tạo động cơ. Đối với đặc tính SFOC (gam/kWh) cần nghiên cứu thêm để lựa chọn mô hình phù hợp, đảm bảo độ tin cậy cho phép. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Đức Lưu, Lương Công Nhớ, Trần Ngọc Tú (2016).Modelling reasonable operation regimes of the main propulsion plant main diesel engine - propeller - hull on the general cargo ship. Kỷ yếu Hội nghị thường niên lần thứ 17 của Hiệp hội các trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU 17th AGA 2016.) tổ chức tại Đại học Hàng hải Việt Nam, 26 - 28 tháng 10 năm 2016. [2]. HHM - Sanghai. Hujiang Diessel Engine Emission Test Dcie-Tech Co. Ltd. Technical File. [3]. Nhà máy đóng tàu Phà Rừng. Hồ sơ tàu 34000 DWT. [4]. MAN Diesel Turbo. Marine Engine IMO Tier II & III Programme (2015).l 00d9d156f0bf5969569b45ff0200499204.pdf. Truy cập 27-9-2016. Ngày nhận bài: 9/10/2016 Ngày phản biện: 4/11/2016 Ngày duyệt đăng: 9/11/2016
File đính kèm:
- xay_dung_mo_hinh_toan_mo_phong_giam_sat_hoat_dong_cua_me_6s4.pdf