Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chuyên môn trên phần mềm Powerpoint cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành giáo dục thể chất trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh

Việc nâng cao chất lượng đào tạo môn Cờ

vua chính là nâng cao chất lượng dạy và học của

thầy và trò, trong đó đòi hỏi phải biết tìm hiểu,

vận dụng sáng tạo những phương pháp phương

tiện dạy học hiện đại và ứng dụng chúng vào

thực tiễn giảng dạy.

Trong những năm gần đây, Đảng ủy và Ban

giám hiệu Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã

trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và

học. Phòng học chuyên ngành Cờ vua được lắp

đặt các máy chiếu phục vụ cho hoạt động giảng

dạy và học tập của giáo viên và sinh viên. Do

đó xây dựng các bài giảng điện tử cũng như

những hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm là một

trong những xu hướng phổ biến hiện nay, đồng

thời sẽ trở thành một phương tiện giảng dạy

mới, có thể hình thành nhanh chóng, củng cố

bền vững tri thức và nâng cao hiệu quả học tập

của sinh viên chuyên ngành Cờ vua.

Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi

tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi trắc

nghiệm kiến thức chuyên môn trên phần mềm

powerpoint cho sinh viên chuyên ngành Cờ vua

Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

pdf 6 trang kimcuc 3640
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chuyên môn trên phần mềm Powerpoint cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành giáo dục thể chất trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chuyên môn trên phần mềm Powerpoint cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành giáo dục thể chất trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chuyên môn trên phần mềm Powerpoint cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành giáo dục thể chất trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
179
Sè §ÆC BIÖT / 2018
XAÂY DÖÏNG HEÄ THOÁNG CAÂU HOÛI TRAÉC NGHIEÄM 
KIEÁN THÖÙC CHUYEÂN MOÂN TREÂN PHAÀN MEÀM POWERPOINT CHO
SINH VIEÂN CHUYEÂN NGAØNH CÔØ VUA NGAØNH GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH
Tóm tắt:
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích tài liệu chúng tôi xác định cơ sở, nguyên tắc, loại hình câu
hỏi, xây dựng và kiểm chứng lại hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng
được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Powerpoint (ppt) gồm 480 câu và chia theo 07
bộ câu hỏi tương ứng với từng học phần. 
Từ khóa: Cờ vua, câu hỏi trắc nghiệm, Cờ vua, giáo dục thể chất,...
Building the system of multi-choice questionnaire on professional knowledge through
Powerpoint for students majoring in chess from Bac Ninh Sport University
Summary:
Based on the synthesis and analysis of various materials, we defined the basis, principle, type of
question, and also constructed and revised the multiple choice questionnaire. The research results
have been developed on Powerpoint software (ppt) with 480 questions and are divided into 07
questionnaires corresponding to each module.
Keywords: Chess, multiple choice questions, chess, physical education, ...
*ThS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Đàm Công Tùng*
Bùi Ngọc**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Việc nâng cao chất lượng đào tạo môn Cờ
vua chính là nâng cao chất lượng dạy và học của
thầy và trò, trong đó đòi hỏi phải biết tìm hiểu,
vận dụng sáng tạo những phương pháp phương
tiện dạy học hiện đại và ứng dụng chúng vào
thực tiễn giảng dạy. 
Trong những năm gần đây, Đảng ủy và Ban
giám hiệu Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã
trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và
học. Phòng học chuyên ngành Cờ vua được lắp
đặt các máy chiếu phục vụ cho hoạt động giảng
dạy và học tập của giáo viên và sinh viên. Do
đó xây dựng các bài giảng điện tử cũng như
những hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm là một
trong những xu hướng phổ biến hiện nay, đồng
thời sẽ trở thành một phương tiện giảng dạy
mới, có thể hình thành nhanh chóng, củng cố
bền vững tri thức và nâng cao hiệu quả học tập
của sinh viên chuyên ngành Cờ vua.
Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi
tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm kiến thức chuyên môn trên phần mềm
powerpoint cho sinh viên chuyên ngành Cờ vua
Ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương
pháp phỏng vấn, tọa đàm, phương pháp kiểm tra
sư phạm, phương pháp toán học thống kê. 
Trong đó phương pháp toán học thống kê
được chúng tôi sử dụng để kiểm tra độ khó, độ
phân biệt và độ tin cậy của bộ câu hỏi trắc
BµI B¸O KHOA HäC
180
nghiệm. Cụ thể:
Độ khó của câu trắc nghiệm
Độ khó P của câu hỏi thứ i được định nghĩa
là tỉ lệ của số thí sinh làm đúng câu hỏi i trong
tổng số thí sinh tham gia làm kiểm tra câu i. Ta
có công thức tính độ khó câu i như sau:
Trong đó: Pi: độ khó câu hỏi i 
Ai: số người trả lời đúng câu i 
n: số người tham gia làm câu i 
Chúng ta thấy rằng độ khó của một câu hỏi
nằm trong đoạn [0;1], tiêu chuẩn đánh giá độ
khó của một câu hỏi được chia thành 5 cấp và
được giải thích như sau: 
ĐK ≤ 0,19: Câu trắc nghiệm quá khó
0,20 ≤ ĐK ≤ 0,50: Câu trắc nghiệm khó
0,51 ≤ ĐK ≤ 0,70: Câu trắc nghiệm trung bình
0,71 ≤ ĐK ≤ 0,90: Câu trắc nghiệm dễ
0,91 ≤ ĐK: Câu trắc nghiệm quá dễ
Độ khó của câu hỏi i sẽ thay đổi theo năng
lực của sinh viên. 
Độ phân biệt của câu trắc nghiệm
Độ phân biệt là một tham số giúp tăng tính
tin cậy và giá trị của câu trắc nghiệm. Độ phân
biệt của câu trắc nghiệm phụ thuộc vào độ khó. 
Các bước xác định độ phân cách của câu
trắc nghiệm:
Bước 1: Sắp xếp các bài kiểm tra theo thứ tự
từ điểm cao đến điểm thấp hoặc ngược lại. 
Bước 2: Lấy 27% tổng số bài làm tính từ
điểm cao nhất xếp xuống và xếp vào nhóm cao,
đồng thời lấy 27% số bài làm tính từ điểm thấp
nhất xếp lên và xếp vào nhóm thấp. 
Bước 3: Tính tổng số bài làm đúng câu hỏi i
trong nhóm cao và gọi là Ci, đồng thời tính tổng
số bài làm đúng câu hỏi i trong nhóm thấp và
gọi là Ti. 
Bước 4: Xác định độ phân biệt D của câu hỏi
i theo biểu thức sau:
Trong đó:
D: Là độ phân biệt của câu trắc nghiệm;
Nh: Là số người trong nhóm cao làm đúng;
Nl: Là số người trong nhóm thấp làm đúng;
Nn: Là số sinh viên của mỗi nhóm.
Theo công thức xác định độ phân biệt như
trên thì Di thuộc đoạn [-1; 1]. Tuy nhiên, khi độ
phân cách có giá trị âm, nghĩa là số người ở
nhóm thấp làm đúng câu nhiều hơn số người ở
nhóm cao; khi đó độ phân biệt không có ý nghĩa.
Và các nhà nghiên cứu về đo lường và kiểm
định giáo dục đã đưa ra tiêu chí đánh giá độ
phân biệt như sau: Những câu có ĐPB > 0,20 là
những câu đạt yêu cầu
Độ tin cậy của bài trắc nghiệm 
Độ tin cậy là một khái niệm cho biết bài trắc
nghiệm đo năng lực thí sinh với một sự ổn định
có thể. Độ tin cậy của bài trắc nghiệm thể hiện
ở sự ổn định của kết quả đo qua các lần đo khác
nhau. Trong khoa học về giáo dục, người ta áp
dụng kết quả của thống kê học làm cơ sở xác
định độ tin cậy. Song, trong thực tế có hai
phương pháp thường được nhiều người thực
hiện là: Phương pháp chia đôi bài kiểm tra theo
câu chẵn-lẻ và phương pháp Kuder Rulon-
Richardson (KRR). Phương pháp KRR được
mô hình hóa bằng biểu thức toán như sau: 
Trong đó: 
n: Là số câu hỏi trong bài trắc nghiệm; 
p: Là tỉ lệ số người làm đúng;
q: Là tỉ lệ số người làm sai;
d: Là phương sai
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm kiến thức chuyên môn Cờ vua trên
phần mềm PowerPoint
1.1. Cơ sở lý luận việc xây dựng câu hỏi trắc
nghiệm
1.1.1 Mục tiêu và yêu cầu xây dựng hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm
a. Mục tiêu của hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm: Thăm dò khả năng, năng lực riêng biệt
của sinh viên; Xác định những mặt mạnh, yếu
đối của sinh viên; Là tài liệu nhằm giúp sinh
viên chuyên ngành Cờ vua tự kiểm tra, đánh giá
kiến thức chuyên môn của mình; Là tài liệu
tham khảo trong học tập của sinh viên, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo môn Cờ vua
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
b. Yêu cầu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm
Cần tuân theo một số yêu cầu sau: Diễn đạt
181
Sè §ÆC BIÖT / 2018
ngắn gọn kiến thức cần đo lường dưới dạng câu
hỏi mở; Đưa các câu hỏi mở này vào quá trình
giảng dạy trên lớp với mục đích là thu thập các
cách trả lời khác nhau, các cách hiểu đúng hoặc
sai của sinh viên; Tiến hành viết các câu trắc
nghiệm dựa vào kiến thức của nội dung giảng
dạy sinh viên chuyên ngành Cờ vua ngành
GDTC. 
1.1.2. Cần dựa trên cấu trúc, nội dung
chương trình môn học của sinh viên chuyên
ngành Cờ Vua ngành GDTC
Để xây dựng hệ thống các câu hỏi trắc
nghiệm bắt buộc phải bám sát cấu trúc, nội
dung, mục tiêu và yêu cầu chương trình môn
học. Song cần dựa trên các ý kiến đóng góp của
các chuyên gia, giảng viên về việc chọn nội
dung đưa vào trắc nghiệm hoặc số lượng các câu
hỏi cho mỗi bài trắc nghiệm.
1.1.3. Cần dựa trên quy trình và phương
pháp xây dựng bài trắc nghiệm trên phần mềm
powerpoint
Để tạo ra bài trắc nghiệm cần tham khảo các
nguồn tài liệu khác nhau về bài trắc nghiệm
powerpoint, trong các bài trắc nghiệm
powerpoint cần làm rõ quy trình và các bước
tiến hành để tạo ra bài trắc nghiệm.
1.2. Cơ sở thực tiễn việc xây dựng câu hỏi
trắc nghiệm
1.2.1. Xác định nội dung của bộ câu hỏi trắc
nghiệm theo các học phần
Dựa trên nội dung của các học phần, chúng
tôi tiến hành phỏng vấn 14 giảng
viên đã và đang giảng dạy môn
học chuyên ngành Cờ Vua tại
Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh, thu được nội dung bộ câu
hỏi theo các học phần. 
Nội dung bộ câu hỏi trắc
nghiệm học phần 1: Luật chơi
Cờ; Giới thiệu môn học Cờ Vua;
Lịch sử, xu hướng phát triển môn
Cờ Vua; Các thuật ngữ, khái
niệm cơ bản; Cách ghi biên bản
và sử dụng đồng hồ Cờ Vua;
Cách thức nghiên cứu tài liệu Cờ
Vua; Đặc điểm tâm, sinh lý của
hoạt động tập luyện và thi đấu Cờ
Vua; Cờ Tướng; Cờ Vây; Các
phần mềm chuyên biệt trong Cờ Vua.
Nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm học phần 2:
Khái niệm, nguyên tắc tính toán, các dạng thức
tính toán; Phương pháp rèn luyện kỹ năng tính
toán; Khái niệm, phân loại Cờ thế; Khái niệm,
đặc tính, nguyên tắc và phân loại tàn cuộc; Tàn
cuộc kỹ thuật; Tàn cuộc chiến thuật – chiến
lược; Khái niệm, nguyên tắc, phân loại khai
cuộc; Các dạng khai cuộc cơ bản
Nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm học phần 3:
Các khái niệm liên quan; Sự đe doạ trong Cờ
Vua; Thời gian trong Cờ Vua; Tình thế bó buộc
trong Cờ Vua ; Các dạng đòn chiến thuật
Nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm học phần 4:
Các nguyên tắc chung về tấn công trong ván đấu
Cờ Vua; Tấn công Vua: khi chưa nhập thành,
khi nhập thành cùng chiều, khi nhập thành trái
chiều; Tấn công trung tâm; Tấn công cánh Hậu;
Tấn công đồng thời cả 2 cánh; Thời điểm ghi
nhận cảm giác nguy hiểm; Cách thức xây dựng
cảm giác nguy hiểm; Vai trò của trung tâm;
Phân loại trung tâm; Chiến lược chơi trong dạng
thức trung tâm 
Nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm học phần 5:
Nguyên tắc chung khi tổ chức một giải Cờ Vua;
Công tác chuẩn bị trước giải đấu; Tổ chức và
điều hành thi đấu; Công tác tổng kết sau giải
đấu; Luật Cờ Vua; Phương pháp trọng tài Cờ
Vua; Mối tương quan giữa nội dung và phương
pháp trong giảng dạy Cờ Vua; Các nguyên tắc,
hình thức tổ chức giảng dạy Cờ Vua; Khái niệm,
Trong quá trình học tập, sinh viên chuyên ngành Cờ vua,
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được trang bị đầy đủ các
các kiến thức lý thuyết và thực hành chuyên môn
BµI B¸O KHOA HäC
182
nguyên tắc, kế hoạch giảng dạy Cờ Vua; Các
bước xây dựng, cấu trúc, nội dung lịch trình
giảng dạy Cờ Vua; Xây dựng đề cương, giáo án
giảng dạy Cờ Vua.
Nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm học phần 6:
Luật cờ tướng; Lý thuyết khai cuộc Cờ tướng;
Lý thuyết trung cuộc Cờ tướng; Lý thuyết tàn
cuộc Cờ tướng; Luật Cờ Vây; Lý thuyết khai
cuộc Cờ Vây; Lý thuyết trung cuộc Cờ Vây; Lý
thuyết tàn cuộc Cờ Vây.
Nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm học phần 7:
Chương trình Swiss 4.6; Chương trình Swiss
Manager; Củng cố lý thuyết trung cuộc, chiến
thuật và đòn phối hợp; Đổi quân trong ván đấu
Cờ Vua; Ưu thế trong Cờ Vua; Các vấn đề về
cấu trúc Tốt; Tượng khác màu trong trung cuộc;
Ưu thế 2 Tượng; Mã mạnh hơn Tượng; Tượng
mạnh hơn Mã
Chúng tôi tiến hành xây dựng câu hỏi bài trắc
nghiệm cho các học phần. Cụ thể đó là: Học
phần 1: 70 câu; Học phần 2: 80 câu; Học phần
3: 60 câu; Học phần 4: 80 câu; Học phần 5:80
câu; Học phần 6: 70 câu; Học phần 7: 70 câu.
1.2.2. Xác định phương pháp xây dựng hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm
powerpoint
Để tìm hiểu các phương pháp khi xây dựng
câu hỏi trắc nghiệm, chúng tôi tiến hành phỏng
vấn 30 giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực Cờ
vua. Kết quả được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 
trên phần mềm powerpoint (n = 30)
TT Phương pháp xây dựng
Số người lựa chọn
mi %
1 Sử dụng các hiệu ứng (effect), hoạt cảnh (animation) 3 10.00
2 Sử dụng siêu liên kết (Hyperlink) 2 6.67
3 Sử dụng ngôn ngữ VBA (Visual Basic) được tích hợp sẵn trongpowerpoint 25 83.33
Kết quả bảng 1 cho thấy, trong 3 phương
pháp đưa ra phỏng vấn thì chỉ có phương pháp:
Sử dụng ngôn ngữ VBA (Visual Basic) được
tích hợp sẵn trong powerpoint là được các
chuyên gia lựa chọn để xây dựng hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm với tỷ lệ đạt 83.33%. 2 phương
pháp còn lại có tỷ lệ lựa chọn thấp. Như vậy,
phương pháp được nhiều chuyên gia lựa chọn
cũng là phương pháp được chúng tôi sử dụng để
xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trên
phần mềm powerpoint.
1.2.3. Quy trình các bước xây dựng hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm
Quy trình tiến hành xây dựng hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm gồm 4 bước:
Bước 1: Xây dựng từng hệ thống câu hỏi trên
phần mềm Microsoft Powerpoint 2007. Điều
này sẽ giúp cho người xây dựng dễ dàng hơn
trong công tác biên soạn, kiểm định các câu hỏi
để bộ câu hỏi đảm bảo tính hệ thống.
Bước 2: Thiết lập chế độ bảo mật. Mặc định
Powerpoint không cho phép chạy các Macro vì
các lý do về bảo mật. Thực hiện các bước sau
để thiết lập lại chế độ bảo mật: Click nút
Microsoft Office (nút tròn ở góc trái trên màn
hình), chọn Powerpoint Options, chọn ngăn
Trust Center, click nút Trust Center Settings,
chọn tab Macro Settings, và chọn Enable all
Macros. 
Bước 3: Bật thanh công cụ VBA. Click nút
Microsoft Office, chọn Powerpoint Options,
chọn ngăn Popular, nhấp chọn mục Show
Developer Tab in Ribbon. Khi đó sẽ có thêm 1
ngăn Developer trên thanh Toolbar của
Powerpoint.
Bước 4: Cách sử dụng cho từng đối tượng
(object). Mỗi thành phần trên thanh Toolbox
được gọi là đối tượng, mỗi đối tượng sẽ có thuộc
tính và phương thức tương ứng. Có thể hiểu
Bảng 2. Chuỗi đại diện cho từng loại 
đối tượng
Loại đối tượng Chuỗi đại diện
Command Button btn
Text Box txt
OptionButton opt
183
Sè §ÆC BIÖT / 2018
Bảng 3. Các thuộc tính cơ bản của Command Button
Thuộc tính Mô tả
Caption Nội dung hiển thị trên button 
Enable Kích hoạt hay không kích hoạt. Nếu mang giá trị False người dùng không thểtác động lên label/button
Visible Ân nếu mang giá trị False, hiện nếu mang giá trị True 
WordWrap Cho phép text nằm trên nhiều dòng nếu mang giá trị True, ngược lại textnằm trên 1 dòng
Bảng 4. Các thuộc tính cơ bản của Text Box
Thuộc tính Mô tả
Text/Value
Nội dung có trong Text Box. Text và Value thường có giá trị giống nhau. Tuy
nhiên khi thực hiện phép tính trên số ta thường dùng value, khi thực hiện các
phép trên chuỗi ta dùng thuộc tính Text
MultiLine Nếu True sẽ cho phép người dùng nhập trên nhiều dòng. Để xuống dòng trongText Box ta nhấn SHIFT + ENTER
ScrollBars Hiển thị thanh cuộn trong trường hợp nội dung trong Text Box quá dài 
Bảng 5. Các thuộc tính cơ bản của OptionButton
Thuộc tính Mô tả
Value Giá trị của đối tượng, True nếu được check ngược lại mang giá trị False
GroupName
Phân nhóm. Những đối tượng cùng GroupName sẽ thuộc cùng 1 nhóm. Ví dụ
có 2 câu hỏi nhiều lựa chọn nằm trên cùng 1 trang thì bốn lựa chọn a-b-c-d
của câu một sẽ thuộc 1 nhóm, a-b-c-d của câu 2 sẽ thuộc 1 nhóm. Tên nhóm
do người dùng tự đặt.
thuộc tính là những đặc điểm của đối tượng như
chiều cao (Height), chiều rộng (Width), màu nền
(BackColor), font chữ (Font), ẩn hiện (Visible),
nội dung (Caption/Text), kiểu đường viền
(Border Style).
Các thuộc tính cơ bản của các đối tượng: 
1. Command Button: Command Button
thông thường được dùng để hiển thị thông tin
text đơn giản. (bảng 3)
2. Text Box: Được sử dụng để người dùng
nhập dữ liệu vào. Thuộc tính quan trọng nhất
của Text Box là Text. Dưới đây là các thuộc tính
hay dùng. (bảng 4)
3. OptionButton (bảng 5)
Bước 5: Viết câu hỏi trắc nghiệm trên
powerpoint
- Tạo nội dung cố định gồm câu hỏi, các
phương án trả lời và tiêu đề slide bằng
Powerpoint thông thường. 
- Tạo 04 OptionButton tương ứng cho 4 lựa
chọn trong câu hỏi trắc nghiệm. 
- Kích đúp vào từng OptionButton, vào thuộc
tính name, lần lượt đặt tên là opt1A, opt1B,
opt1C, opt1D. Sau đó vào thuộc tính caption đặt
tên lần lượt theo từng phương án là A, B, C, D
- Tạo 01 Text Box, Kích đúp vào Text Box
và đặt tên là "txt1"
- Tạo 01 Command Button, Kích đúp vào
Command Button, đặt tên là "btn1". Vào thuộc
tính caption đặt tên là "đáp an"
Viết code cho câu trắc nghiệm: Giả sử với đáp
án A là đúng còn những đáp án còn lại là sai.
If OptA = True Then
TextBox1 = "dung"
Else: TextBox1 = "sai"
End If
1.2.5. Lấy ý kiến chuyên gia
Sau khi đã xây dựng xong hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm trên powerpoint, chúng tôi đã lấy ý
kiến của chuyên gia Cờ vua góp ý sửa chữa và
đi đến hoàn thiện. Chúng tôi đã tiến hành xem
xét, chỉnh sửa những câu chưa phù hợp, chưa
BµI B¸O KHOA HäC
184
Bảng 6. Kết quả kiểm nghiệm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Các 
chỉ số
Bộ 
câu hỏi
x d
Độ khó
(P ≤ 0.19
0.19 ≤ P)
Độ phân biệt
(D≤ 0,20) rtt rtc
1 49.88 4.69 Câu 05,11 Câu 09,15 0.72 0.85
2 51.13 4.80 Câu 11,25 Câu 21 0.76 0.84
3 50.50 5.10 Câu 02 Câu 13,32 0.77 0.87
4 51.17 4.90 Câu 14,31 Câu 12 0.73 0.81
5 50.80 5.29 Câu 24 Câu 23 0.75 0.87
6 51.13 5.20 Câu 07 Câu 17 0.73 0.89
7 52.53 5.10 Câu 03 Câu 29 0.87 0.92
thật chính xác. Kết quả là chúng tôi đã có một
hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm
Powerpoint gồm 470 câu và chia theo 07 bộ câu
hỏi tương ứng với từng học phần. cụ thể: Bộ câu
hỏi học phần 1: 70 câu; Bộ câu hỏi học phần 2:
80 câu; Bộ câu hỏi học phần 3: 60 câu; Bộ câu
hỏi học phần 4: 80 câu; Bộ câu hỏi học phần
5:80 câu; Bộ câu hỏi học phần 6: 70 câu; Bộ câu
hỏi học phần 7: 70 câu. Mỗi câu trả lời đúng
được 1 điểm, sai được 0 điểm).
2. Tổ chức ứng dụng và kiểm nghiệm hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm
Chúng tôi tiến hành kiểm tra thử nghiệm trên
90 sinh viên chuyên ngành Cờ vua ngành
GDTC (Đại học 47 (n=19), Đại học 48 (n=15),
Đại học 49 (n=12, Đại học 50 (n=8)). Mục đích
là để kiểm tra các chỉ số của bài trắc nghiệm (độ
khó, độ phân biệt, độ tin cậy, tính thông báo), từ
đó có sự điều chỉnh hợp lý, hoàn thiện bài trắc
nghiệm. Quá trình kiểm tra thử nghiệm được
trình bày tại bảng 6.
Bảng 6 cho thấy cả 07 bộ câu hỏi đều đảm
bảo tính thông báo (rtt≥0.7) và độ tin cậy
(rtc≥0.8). Ở mỗi bộ câu hỏi chỉ có 1 – 2 câu
chưa đảm bảo về độ khó và độ tin cậy nên chúng
tôi loại bỏ những câu hỏi này trong bộ câu hỏi
trắc nghiệm.
KEÁT LUAÄN
1. Kết quả nghiên cứu đã xác định được mục
đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp xây
dựng của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức
chuyên môn cho sinh viên chuyên ngành Cờ
Vua ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh, với 07 bộ câu hỏi trắc nghiệm có nội dung
trình tự tương ứng với 07 học phần theo chương
trình lý luận và phương pháp môn chuyên ngành
cờ vua dành cho hệ đại học chính quy tập trung
ngành GDTC và sử dụng ngôn ngữ VBA
(Visual Basic) được tích hợp sẵn trong
powerpoint để xây dựng.
2. Qua quá trình thử nghiệm hệ thống bộ câu
hỏi trắc nghiệm, đã hoàn thiện được 07 bộ câu
hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Powerpoint cho
sinh viên chuyên ngành Cờ vua ngành GDTC
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Bộ môn Cờ (2014), Chương trình môn học
lý luận và phương pháp môn chuyên ngành cờ
vua dành cho hệ đại học chính quy tập trung
ngành GDTC.
2. Nguyễn Hồng Dương (2015), Giáo trình
Cờ vua, Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Bùi Ngọc (2015), “Giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành Cờ
Vua hệ Đại học Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở,
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
4. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm
và đo lường thành quả học tập, Nxb Khoa học
Xã hội.
(Bài nộp ngày 1/11/2018, Phản biện ngày
10/11/2018, duyệt in ngày 28/11/2018
Chịu trách nhiệm chính: Đàm Công Tùng
Email: damcongtung@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_he_thong_cau_hoi_trac_nghiem_kien_thuc_chuyen_mon_t.pdf