Xây dựng đề cương và phương pháp giảng dạy học phần ngành công nghệ kỹ thuật ô tô theo phương pháp tiếp cận CDIO

Cùng với việc phát triển Chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn

tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, công tác xây dựng đề cương các học phần chuyên ngành

rất được quan tâm tại Khoa Cơ khí Động lực, Trường Đại học Nam Cần Thơ và học phần kỹ

thuật nền tảng (như nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô, nguyên lý động cơ đốt trong, lý thuyết ô tô,

kỹ thuật chẩn đoán và kiểm định ô tô) đóng vai trò dẫn dắt, định hướng cho các sinh viên chuyên

ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Việc xây dựng đề cương học phần tiếp cận CDIO sẽ góp phần

quan trọng trong việc truyền tải kiến thức kỹ thuật chuyên ngành và kỹ năng học tập cho sinh

viên. Từ đó, sinh viên mạnh dạn nắm bắt tiếp cận kiến thức chuyên ngành tự tin hơn khi làm việc

trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô và cơ khí động lực.

pdf 9 trang kimcuc 9620
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng đề cương và phương pháp giảng dạy học phần ngành công nghệ kỹ thuật ô tô theo phương pháp tiếp cận CDIO", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng đề cương và phương pháp giảng dạy học phần ngành công nghệ kỹ thuật ô tô theo phương pháp tiếp cận CDIO

Xây dựng đề cương và phương pháp giảng dạy học phần ngành công nghệ kỹ thuật ô tô theo phương pháp tiếp cận CDIO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 
63 
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN 
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CDIO 
Nguyễn Văn Tổng Em, Nguyễn Ngọc Phương Trinh, 
Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Qui Điền11 
Tóm tắt: Cùng với việc phát triển Chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn 
tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, công tác xây dựng đề cương các học phần chuyên ngành 
rất được quan tâm tại Khoa Cơ khí Động lực, Trường Đại học Nam Cần Thơ và học phần kỹ 
thuật nền tảng (như nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô, nguyên lý động cơ đốt trong, lý thuyết ô tô, 
kỹ thuật chẩn đoán và kiểm định ô tô) đóng vai trò dẫn dắt, định hướng cho các sinh viên chuyên 
ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Việc xây dựng đề cương học phần tiếp cận CDIO sẽ góp phần 
quan trọng trong việc truyền tải kiến thức kỹ thuật chuyên ngành và kỹ năng học tập cho sinh 
viên. Từ đó, sinh viên mạnh dạn nắm bắt tiếp cận kiến thức chuyên ngành tự tin hơn khi làm việc 
trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô và cơ khí động lực. 
Từ khóa: CDIO, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra chương trình, công nghệ kỹ thuật ô tô, 
đề cương học phần. 
Abstract: To develop curiculum for approaching the advanced education programes in 
ASEAN and developed countries, course syllabuses based on these frameworks are concerned 
reasonably at Faculty of Automotive Engineering, Nam Can Tho University. The program 
includes 135 credits (excluding Defense Education and Physical Education courses) with 
special courses such as: introduction to automotive engineering, internal combustion engine 
fundamental, automotive theory...Rebuilding the educational program with CDIO approach 
can provide important contribution to transfer useful knowledge and essential skills to 
undergraduate students. Thus, they canconfidently apply what they learn to be the future 
engineers in the field of automotive engineering technology. 
Keywords: CDIO, educational program, program outcomes, automotive engineering 
technology, course syllabus. 
1. Tổng quan về CDIO 
Vào những năm 80 của thế kỷ 20, các trường đại học ở các nước phát triển bắt đầu nhận 
ra khoảng cách ngày càng lớn giữa năng lực của những kỹ sư mới tốt nghiệp với những đòi hỏi 
thực tế của các ngành kỹ thuật. Sự tiến bộ mạnh mẽ của kỹ thuật đòi hỏi người kỹ sư phải có 
những năng lực trí tuệ và kỹ năng đặc thù của nghề nghiệp cần thiết để làm chủ được sự tiến bộ 
đó. Để đạt được điều này, các chương trình đào tạo (CTĐT) cần phải được xây dựng lại theo 
hướng tiếp cận phù hợp hơn, nhấn mạnh nền tảng kỹ thuật trong bối cảnh Hình thành Ý tưởng - 
11 Giảng viên Trường Đại học Nam Cần Thơ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 
64 
Thiết kế - Triển khai - Vận hành (Conceiving + Designing + Implementing + Operating = 
CDIO) các hệ thống và sản phẩm thực tế [1,2]. Có thể nói, CDIO là một mô hình cải tiến chương 
trình đào tạo, giúp thu hẹp khoảng cách giữa cơ sở đào tạo và thị trường lao động, đề xướng 
các cải cách giáo dục để người học có được sự phát triển toàn diện các kiến thức, kỹ năng cá 
nhân, nghề nghiệp, và nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc chuyên nghiệp luôn luôn 
thay đổi. 
Đề xuất CDIO là một dự án quốc tế lớn nhằm cải cách chương trình đào tạo kỹ thuật bậc 
đại học. Mục tiêu của dự án chủ yếu là nhằm vào sinh viên ngành kỹ thuật trên toàn thế giới, 
với mong muốn mang tới cho họ một nền giáo dục nhấn mạnh về nền tảng kỹ thuật qua 4 khâu 
quan trọng từ đầu vào cho tới đầu ra. Đề xuất CDIO có 3 mục tiêu tổng quát nhằm đào tạo sinh 
viên có những khả năng: 
1. Nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về quy tắc cơ bản của kỹ thuật. 
2. Dẫn đầu trong kiến tạo và vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống mới. 
3. Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của nghiên cứu và phát triển kỹ thuật 
đối với xã hội. 
Theo cách tiếp cận CDIO, khi xây dựng và nâng cấp các chương trình đào tạo phải tuân thủ 
các quy trình chặt chẽ, từ khâu xây dựng chuẩn đầu ra (CĐR), thiết kế khung chương trình, chuyển 
tải khung chương trình vào thực tiễn và đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng như toàn bộ 
chương trình. Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích sau: 
1. Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp 
thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực; 
2. Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng 
cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi; 
3. Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và 
thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và 
gắn kết chặt chẽ; 
4. Cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển 
tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học lên 
một tầm cao mới. 
Từ khi ra đời tới nay nó đã có sức sống trong hệ thống các trường Đại học trên thế giới. 
Tới Việt Nam, đề xuất CDIO đã được các trường khoa học tự nhiên và kỹ thuật áp dụng, triển 
khai áp dụng trong việc đổi mới xây dựng chương trình và phương pháp giảng dạy. Khi đề án 
này được triển khai tập huấn tại các trường đại học thì không chỉ có các ngành kỹ thuật mà cả 
những ngành khoa học xã hội và nhân văn thấy cần thiết và khả năng ứng dụng tốt đối với việc 
xây dựng các chương trình đào tạo đáp ứng learning outcomes (yêu cầu chuẩn đầu ra) cũng như 
đổi mới phương pháp dạy và học của giảng viên và sinh viên. Hiện nay, đề xuất CDIO đã được 
nhiều trường đại học trên thế giới và Việt Nam ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đại 
học, đáp ứng yêu cầu xã hội của sinh viên sau khi tốt nghiệp. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 
65 
2. Xây dựng đề cương học phần tiếp cận CDIO 
Phương pháp tiếp cận CDIO đặt sinh viên vào trung tâm của chương trình giảng dạy 
[1,2,4], sinh viên vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là người trực tiếp tham gia thực hiện chương 
trình. Tiếp cận CDIO sẽ giúp sinh viên chủ động xác định và điều chỉnh hành vi học tập để 
đạt được các mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ (yêu cầu tiêu chuẩn tốt nghiệp). 
Từ đó, sinh viên có phương pháp học chủ động và chương trình giảng dạy phải được thiết kế 
dựa trên mục tiêu (OBL: Objective Based Learning). Trên nền tảng này, sinh viên có quyền chủ 
động trong việc hoạch định kế hoạch học tập và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cho 
bản thân. Trong lớp học, sinh viên phải đóng vai trò chủ động trong các hoạt động học tập, 
đồng thời đóng vai trò đối tác tích cực đối với giảng viên, chứ không phải đối tượng tiếp thu 
thụ động. 
Để phương thức này hoạt động có hiệu quả, các thông tin về học phần cần được trao đổi 
thông suốt và thống nhất giữa giảng viên và sinh viên. Vai trò và trách nhiệm của sinh viên cũng 
cần được quy định rõ. Giảng viên cần cung cấp đầy đủ các thông tin về khóa học, đặc biệt là đề 
cương học phần (course syllabus) (ĐCHP). ĐCHP phải mô tả chi tiết, đầy đủ, rõ ràng các thông 
tin liên quan đến mục tiêu học phần, chuẩn đầu ra, nội dung chương trình giảng dạy, cách thức 
tiến hành chương trình giảng dạy, phương pháp đánh giá,...giúp giảng viên và sinh viên định 
hướng quá trình dạy và học của mình để đạt mục tiêu học phần. Tám (8) thành phần cơ bản của 
ĐCHP theo hướng tiếp cận CDIO [1,2] được trình bày trong Bảng 1. 
Bảng 1. Thành phần cơ bản của ĐCHP 
TT Thành phần Mô tả 
1 Thông tin chung về học 
phần (HP) 
Tên học phần, Mã số HP 
Thời điểm tiến hành HP 
Tên giảng viên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email, 
cách thức liên lạc giảng viên 
2 Quy định về điều kiện tham 
gia khóa học 
Các học phần tiên quyết, song hành, 
Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, và thái độ trước khi 
tham gia khóa học 
3 Mô tả HP Mô tả ngắn gọn về nội dung HP 
4 Tài liệu phục vụ học tập Giáo trình, tài liệu tham khảo 
Phần mềm máy tính,... 
5 Chuẩn đầu ra Các mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ 
sinh viên đạt được khi hoàn tất thành công khóa học 
6 Kế hoạch giảng dạy chi tiết Phân bố kiến thức (bài giảng, các hoạt động) 
Tiến trình bài giảng, kèm theo yêu cầu chuẩn bị bài, 
bài tập 
7 Phương thức đánh giá, 
chấm điểm 
Nguyên tắc và thang điểm cho bài tập, bài kiểm tra, 
bài thi 
Điểm thưởng, cách tính điểm cuối khóa 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 
66 
TT Thành phần Mô tả 
8 Các quy định chung cho 
khóa học 
Quy định về giờ giấc, chuyên cần, kỷ luật trong 
khóa học 
Quy định liên quan đến các sự cố có thể xảy ra với 
bài thi, bài tập 
Quy định sử dụng phương tiện học tập 
3. Tiếp cận phương pháp giảng dạy mới 
3.1. Phương pháp giảng dạy chủ động 
Đối với các tân SV cần hiểu rõ cách dạy của các thầy cô bậc đại học (ĐH). Mặc dù cách 
dạy ĐH ở Việt Nam vẫn còn mang nhiều yếu điểm đè bẹp sự năng động của sinh viên (SV) như 
cách dạy đọc chép của một số giảng viên, nhưng xu thế dạy của các thầy cô đang dần thay đổi 
theo sự phát triển của giáo dục. Thầy cô ở bậc ĐH đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp 
thắc mắc, người đi trước trong ngành nghề truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm cho người đi 
sau. Khối lượng kiến thức ở mỗi môn học là không hề nhỏ, bạn có thể dễ dàng thấy rõ điều này 
qua độ dày của những quyển sách trong chương trình ĐH. Vì vậy, thời gian lên lớp của thầy cô 
chủ yếu là giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn các tài liệu, các phần nên đọc trong học phần 
của môn học. Cần chú ý, vẫn biết cách học ở ĐH chủ yếu là tự học, tự tìm tài liệu, nhưng với 
số lượng tài liệu vô cùng lớn, khó mà SV có thể tự mò mẫm chính xác tài liệu thích hợp cho 
môn học. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn của thầy cô trong việc học của SV. Một số tác giả đề 
xuất so sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học mới [3,4] như Bảng 2: 
Bảng 2. So sánh giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp giảng dạy chủ động [3,4]. 
 Phương pháp 
giảng dạy truyền thống 
Phương pháp 
giảng dạy chủ động 
Quan niệm Học là quá trình tiếp thu và 
lĩnh hội, qua đó hình thành 
kiến thức, kỹ năng, tư tưởng và 
tình cảm 
Học là quá trình kiến tạo, sinh viên tìm 
tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai 
thác và xử lý thông tin,... tự hình thành 
biểu biết, năng lực và phẩm chất 
Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền thụ 
và minh chứng chân lí của 
người dạy 
Tổ chức hoạt động nhận thức cho sinh 
viên. Dạy sinh viên cách tìm ra chân lí 
Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri thức, 
kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó 
với thi cử. Sau khi học xong 
những điều đã học thường bị 
bỏ quên hoặc ít dùng đến 
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng 
tạo, hợp tác,...) dạy phương pháp và kĩ 
thuật lao động khoa học, dạy cách học. 
Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc 
sống hiện tại và tương lai. Những điều đã 
học cần thiết, bổ ích cho bản thân sinh 
viên và cho sự phát triển của xã hội 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 
67 
 Phương pháp 
giảng dạy truyền thống 
Phương pháp 
giảng dạy chủ động 
Nội dung Từ sách giáo khoa + Giảng viên Từ nhiều nguồn khác nhau: sách giáo 
khoa, người dạy, các tài liệu khoa học 
phù hợp, thí nghiệm, thực tế,... gắn với: 
vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu 
của sinh viên; tình huống thực tế, bối 
cảnh và môi trường địa phương, công 
nghiệp; những vấn đề sinh viên quan tâm 
Phương pháp Các phương pháp diễn giảng, 
truyền thụ kiến thức một chiều 
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải 
quyết vấn đề, dạy học tương tác 
Hình thức tổ 
chức 
Cố định: giới hạn trong 4 bức 
tường của lớp học, người dạy 
đối diện với cả lớp 
Cơ động, linh hoạt, học ở lớp, ở phòng 
thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực 
tế,... học cá nhân, học đôi bạn, học theo 
nhóm, cả lớp đối diện với người dạy 
3.2 Phương pháp giảng dạy tiếp cận CDIO 
Trên nền tảng CDIO, các thầy cô giáo ở bậc đại học chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn sinh 
viên tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu, những lời giảng của các thầy cô chỉ mang tính chất gợi ý và 
hướng dẫn sinh viên thảo luận, tự nghiên cứu viết tiểu luận... còn chủ yếu dựa vào khả năng tự tiếp 
thu, tự nghiên cứu và xử lý kiến thức của sinh viên đối với bài học đó. Chính vì sự khác nhau đó 
mà làm cho rất nhiều bạn sinh viên rất bỡ ngỡ trong việc xác định và tìm kiếm một số phương pháp 
học hiệu quả nhất cho mình. Vì vậy, một trong những cách tiếp cận để nâng cao chất lượng và 
chuẩn hóa chương trình đào tạo ngành kỹ thuật và công nghệ đó là chương trình CDIO. Trong đó, 
việc áp dụng và triển khai phương pháp tiếp cận CDIO trong chương trình kỹ thuật và công nghệ 
tại trường đại học đòi hỏi phải có sự thay đổi và tương tác liên tục, đồng bộ trong 3 yếu tố: các 
chuẩn đầu ra mong muốn (expected learning outcomes), các hoạt động dạy và học (teaching and 
learning activities) và đánh giá (assessment) [1,2] thể hiện ở Hình 1: 
Hình 1. Mối quan hệ nhất quán giữa chuẩn đầu ra, giảng dạy và học tập, và đánh giá theo CDIO [1,2] 
Chuẩn đầu 
ra mong 
muốn 
Các hoạt 
động dạy 
và học 
Hoạt động 
đánh giá 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 
68 
Theo mô tả trên Hình 1, chuẩn đầu ra có tính tương tác với các hoạt động dạy và học, 
cũng như công tác đánh giá. Vì vậy, một khi chuẩn đầu ra (learning outcomes) thay đổi thì các 
hoạt động dạy và học cũng phải thay đổi phù hợp. Nghĩa là chúng ta cần quan tâm đến các 
phương pháp tổ chức việc giảng dạy và học tập (teaching - learning) cho sinh viên trong suốt 
chương trình đào tạo cũng như cho từng môn học cụ thể một cách có hiệu quả cao để có thể 
đáp ứng được các chuẩn đầu ra mong đợi. 
Ngoài ra, một trong các đặc trưng quan trọng của chương trình đào tạo công nghệ kỹ 
thuật, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật ô tô (CNKTOTO), theo cách tiếp cận CDIO đó là chương 
trình đào tạo tích hợp (integrated curriculum) (Hình 2). Nghĩa là chương trình đào tạo phải có 
các khóa học kiến thức chuyên ngành hỗ trợ lẫn nhau, có kế hoạch rõ ràng trong việc tích hợp 
các kỹ năng cá nhân và tương tác giao tiếp, cũng như kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và 
hệ thống tổ chức đào tạo theo chương trình tích hợp thì bản thân giảng viên và sinh viên cần 
được trang bị các phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp (integrated learning) để có thể 
thích nghi và đạt được mục tiêu của chương trình mới này. 
Hình 2. Các mục tiêu trong chương trình đào tạo tích hợp theo CDIO [1,2] 
Đối với các chuẩn đầu ra về mặt kỹ năng, giảng viên cũng cần có những kế hoạch và 
phương pháp giảng dạy một cách cụ thể và có mục đích. Ví dụ như yêu cầu sinh viên làm 
việc nhóm không có nghĩa là họ sẽ học được kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả. Các vấn 
đề như làm sao để thành lập một nhóm, làm sao lập kế hoạch và phân chia công việc trong 
nhóm, và làm sao để giải quyết những mâu thuẫn trong nhóm,... cần phải được giảng dạy một 
cách rõ ràng. 
Mục tiêu kiến thức 
Mục tiêu kỹ năng 
Kiến thức cơ sở 
Kiến thức 
chuyên ngành 
Kỹ năng cá nhân 
Kỹ năng tương tác - 
giao tiếp 
Kiến tạo sản phẩm, 
quy trình và hệ thống 
Chương trình đào tạo tích hợp 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 
69 
Mô hình học tập trải nghiệm CDIO được minh họa như Hình 3: 
Hình 3. Mô hình học tập qua trải nghiệm CDIO [4] 
Một số đặc điểm của phương pháp giảng dạy tiếp cận CDIO [1,2,4] như sau: 
- Người học là trung tâm: Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người 
học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ 
của mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” 
kiến thức, kỹ năng đó, không theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng 
sáng tạo. 
- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Nếu rèn luyện cho người học có được 
phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực 
vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, rèn luyện phương 
pháp học tập cho sinh viên không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là 
một mục tiêu dạy học 
- Phối hợp học tập cá nhân và học tập hợp tác: Điều này phù hợp với môi trường thực 
tế sau này khi sinh viên đã tốt nghiệp và đi làm, buộc mọi người phải học tập suốt đời, phối hợp 
giữa học tập cá nhân và học tập hợp tác. 
- Vai trò của giảng viên trong giảng dạy chủ động: người hướng dẫn, tổ chức hành 
động: giảng viên phải đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong 
các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của sinh viên. 
- Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá của sinh viên: cần chú ý trong việc 
đánh giá đó là phải đánh giá dựa trên quá trình (formative assessment), tránh tập trung đánh giá 
vào cuối học kỳ và đa dạng các hoạt động đánh giá để người học có cơ hội thể hiện sự tiến bộ 
của mình trong quá trình học. 
Khái quát hóa 
trừu tượng 
Phản ánh 
qua quan sát 
Trải nghiệm 
tình huống cụ thể 
Thí nghiệm 
chủ động 
CDIO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 
70 
3.3. Bảng minh họa các phương pháp giảng dạy tương ứng với các chuẩn đầu ra theo 
đề cương CDIO Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô [1,2,4] 
Bảng 3. Minh họa phương pháp giảng dạy chủ động theo tiếp cận CDIO 
ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 
Từ kết quả của học tập chủ động và 
trải nghiệm này, bạn có thể đạt được 
khả năng (mức X.X.X.X) 
Liên quan đến 
đề cương CDIO 
Phương pháp dạy 
và học có thể 
áp dụng 
Giải thích mức độ có thể hiểu được một 
người không học kỹ thuật, cách thức 
hoạt động của ô tô 
1.3 Kiến thức nền tảng 
kỹ thuật nâng cao 
Suy nghĩ - Theo cặp - 
chia sẻ 
So sánh đặc trưng kỹ thuật của các dòng 
ô tô 
2.2.3 Kiến thức chuyên 
ngành 
Học dựa trên vấn đề 
Lập giải pháp cho vấn đề bằng tính sáng 
tạo và kỹ năng ra quyết định hiệu quả 
2.4.3 Tư duy sáng tạo Động não 
(Brainstorm), nghiên 
cứu tình huống 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của 
nhóm 
3.1.1 Thành lập nhóm 
hoạt động hiệu quả 
Học theo nhóm 
(Group Based 
Learning) 
Chấp nhận các trách nhiệm của kỹ sư đối 
với xã hội 
4.1.1 Vai trò và trách 
nhiệm của người kỹ sư 
ô tô 
Học tập phục vụ 
cộng đồng (Service 
learning) 
Xác định các nhu cầu và cơ hội của thị 
trường trong lĩnh vực công nghệ kỹ 
thuật ô tô 
4.3.1 Thiết lập các mục 
tiêu và yêu cầu hệ thống 
Học dựa trên dự án 
(Project Based 
Learning) 
Lựa chọn các yêu cầu cho mỗi thành 
phần hay bộ phận ô tô được rút ra từ các 
mục tiêu và mức độ hệ thống 
4.4.1 Quy trình thiết kế 
ô tô 
Học dựa vào dự án 
(Project Based 
Learning) 
Kết luận 
Mỗi phương pháp học tập và giảng dạy đều có các ưu khuyết điểm khác nhau. Các tiêu 
chuẩn và phương pháp quốc tế cũng vậy. Không thể áp dụng cứng nhắc các tiêu chuẩn này vào 
trong điều kiện thực tế tại Việt Nam mà việc áp dụng cần linh hoạt. Trong mỗi điều kiện thực 
tế (về ngành đào tạo, về chuyên môn,...) tại đơn vị đào tạo, nhà trường cần ưu tiên quyết định 
chọn lọc phương pháp nào là phù hợp để đáp ứng các mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra mong đợi 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 
71 
và nhu cầu thực tế của xã hội. Phương pháp lựa chọn có thể là tích hợp ưu điểm nhiều phương 
pháp, hạn chế tối đa các khuyết điểm. Như thế, mục tiêu đào tạo mới có thể đạt được. Riêng 
đối với ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, phương pháp giảng dạy tiếp cận theo CDIO là phù hợp, 
cho phép triển khai với nhiều hiệu quả tích cực như: học theo dự án (PBL = project based 
learning), học tập phục vụ cộng đồng, học theo nhóm, học dựa trên vấn đề, động não và xử lý 
tình huống. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Edward Crawley, Johan Malmqvist, Soren Ostlund, Doris Brodeur, Cải cách và xây dựng 
Chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, NXB Đại học Quốc Gia 
TPHCM, Biên dịch: Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh, 2007. 
[2]. Đoàn Thị Minh Trinh, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Peter 
J. Gray, Thiết kế và phát triển Chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, NXB Đại học 
Quốc Gia TPHCM. 
[3]. Nguyễn Thành Hải, Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học, Trung tâm nghiên cứu 
cải tiến phương pháp dạy và học ĐH (CEE), trường ĐH Tự Nhiên, ĐHQG-HCM. 
[4]. Nguyễn Thành Hải và đồng nghiệp, Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp 
sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO, Trung tâm 
nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học ĐH (CEE), trường ĐH Tự Nhiên, 
ĐHQG-HCM. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_de_cuong_va_phuong_phap_giang_day_hoc_phan_nganh_co.pdf