Vi khuẩn khử sunphat ưa ấm sử dụng dầu thô desulfovibrio desulfuricans ĐH3P phân lập từ giếng khoan dầu khí mỏ Đại Hùng, Vũng Tàu

Vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ñược biết ñến từ lâu với khả năng tạo H2S gây

ăn mòn kim loại. Gần ñây các nhà khoa học trên Thế giới ñã công bố là các vi khuẩn này còn

có khả năng phân hủy dầu thô ở ñiều kiện kỵ khí. Trong nghiên cứu này, lần ñầu tiên, chúng

tôi công bố khả năng sử dụng dầu thô ở ñiều kiện kỵ khí của vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ở

Việt Nam. Chủng vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ðH3P ñược phân lập từ giếng khoan dầu khí

mỏ ðại Hùng, Vũng Tàu có khả năng sử dụng dầu thô. Chủng ðH3P là vi khuẩn Gram âm,

hình que cong, có tiên mao. Kết quả phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy chủng này là

loài Desulfovibrio desulfuricans (99.8% ñộ tương ñồng). ðiều kiện tối ưu cho sinh trưởng của

chủng ðH3P trong môi trường Postgate B cải tiến là 1% (v/v) dầu thô, 2 - 3% NaCl (g/l), pH

8 và nuôi cấy ở 30oC. Trong ñiều kiện môi trường tối ưu cho sinh trưởng, chủng này ñã sử

dụng ñược 6.5% hàm lượng dầu tổng số và thành phần dầu bị chủng này phân huỷ là các nparafin có mạch C ≥ 45 sau 1 tháng thử nghiệm ở ñiều kiện kỵ khí. ðây là những dữ liệu rất

quan trọng ñể cảnh báo thêm về mối nguy hại của vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ñến quá trình

khai thác, sử dụng và bảo quản dầu mỏ ở nước ta.

pdf 13 trang kimcuc 2640
Bạn đang xem tài liệu "Vi khuẩn khử sunphat ưa ấm sử dụng dầu thô desulfovibrio desulfuricans ĐH3P phân lập từ giếng khoan dầu khí mỏ Đại Hùng, Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vi khuẩn khử sunphat ưa ấm sử dụng dầu thô desulfovibrio desulfuricans ĐH3P phân lập từ giếng khoan dầu khí mỏ Đại Hùng, Vũng Tàu

Vi khuẩn khử sunphat ưa ấm sử dụng dầu thô desulfovibrio desulfuricans ĐH3P phân lập từ giếng khoan dầu khí mỏ Đại Hùng, Vũng Tàu
 21
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 4. Tr 21 - 33 
VI KHUẨN KHỬ SUNPHAT ƯA ẤM SỬ DỤNG DẦU THÔ DESULFOVIBRIO 
DESULFURICANS ðH3P PHÂN LẬP TỪ GIẾNG KHOAN DẦU KHÍ 
MỎ ðẠI HÙNG, VŨNG TÀU 
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN, TRƯƠNG ðẠI DƯƠNG, LẠI THUÝ HIỀN 
Viện Công nghệ sinh học 
Tóm tắt: Vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ñược biết ñến từ lâu với khả năng tạo H2S gây 
ăn mòn kim loại. Gần ñây các nhà khoa học trên Thế giới ñã công bố là các vi khuẩn này còn 
có khả năng phân hủy dầu thô ở ñiều kiện kỵ khí. Trong nghiên cứu này, lần ñầu tiên, chúng 
tôi công bố khả năng sử dụng dầu thô ở ñiều kiện kỵ khí của vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ở 
Việt Nam. Chủng vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ðH3P ñược phân lập từ giếng khoan dầu khí 
mỏ ðại Hùng, Vũng Tàu có khả năng sử dụng dầu thô. Chủng ðH3P là vi khuẩn Gram âm, 
hình que cong, có tiên mao. Kết quả phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy chủng này là 
loài Desulfovibrio desulfuricans (99.8% ñộ tương ñồng). ðiều kiện tối ưu cho sinh trưởng của 
chủng ðH3P trong môi trường Postgate B cải tiến là 1% (v/v) dầu thô, 2 - 3% NaCl (g/l), pH 
8 và nuôi cấy ở 30oC. Trong ñiều kiện môi trường tối ưu cho sinh trưởng, chủng này ñã sử 
dụng ñược 6.5% hàm lượng dầu tổng số và thành phần dầu bị chủng này phân huỷ là các n-
parafin có mạch C ≥ 45 sau 1 tháng thử nghiệm ở ñiều kiện kỵ khí. ðây là những dữ liệu rất 
quan trọng ñể cảnh báo thêm về mối nguy hại của vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ñến quá trình 
khai thác, sử dụng và bảo quản dầu mỏ ở nước ta. 
Từ khoá: Desulfovibrio, ðH3P, ðại Hùng, sử dụng dầu thô, vi khuẩn khử sunphat ưa ấm. 
I. MỞ ðẦU 
 Vi khuẩn khử sunphat (KSF) là 1 nhóm các vi khuẩn kỵ khí nghiêm ngặt sống trong 
môi trường yếm khí như là bùn ñáy ao, hồ, trầm tích biển, có khả năng khử sunphat thành 
sunphua (Muyzer, Stam, 2008). Trong phòng thí nghiệm, KSF có thể chỉ sản sinh ra 1 
lượng nhỏ khí H2S nhưng trong tự nhiên, chẳng hạn như trong trầm tích, KSF có thể giải 
phóng một lượng ñáng kể khí H2S. Khí này kết hợp với các ion kim loại sẽ tạo ra các muối 
kết tủa. 
 Cho ñến nay, rất nhiều loài KSF ñã ñược tìm thấy ở các mỏ dầu. Tuy nhiên, sự sinh 
trưởng của chúng ñã làm chua hóa quá trình hình thành dầu mỏ do chúng ñã sản sinh ra 
khí H2S làm tăng lượng khí này lên trong các giếng dầu. ðồng thời chúng còn tham gia 
vào quá trình ăn mòn sinh học các thiết bị kim loại (Cord-Ruwisch et al., 1987; Vance, 
 22
Thrasher, 2005). ðiều này ñã làm ảnh hưởng nghiêm trọng ñến các vấn ñề về kinh tế, sức 
khỏe, an toàn và kỹ thuật ñối với khai thác dầu khí. 
 Trong quá trình sinh trưởng, các vi khuẩn này thường sử dụng các nguồn cơ chất ưa 
thích như là lactate và acetate. Việc nghiên cứu quá trình phân hủy các hydrocacbon dầu 
mỏ bởi nhóm vi khuẩn này ñã ñược tiến hành trong thời gian gần ñây và ñã ñạt ñược 
những thành tựu nhất ñịnh. Cho ñến nay, nhiều chủng KSF có khả năng phân hủy 
hydrocacbon ñã ñược phân lập (Kniemeyer et al., 2003; Cravo-Laureau et al., 2004; 2007; 
Ommedal, Torsvik , 2007). Vì thế, ñối với công nghiệp dầu khí, việc nghiên cứu khả năng 
phân hủy dầu thô của KSF ñang là một vấn ñề nghiên cứu cấp thiết. 
 Ở Việt Nam, công nghiệp dầu khí cũng ñang phải ñối mặt với việc chua hóa dầu và ăn 
mòn thiết bị kim loại gây ra bởi nhóm vi khuẩn này, trong ñó có KSF ưa ấm. ðó là bởi vì 
trong quá trình khai thác dầu khí ngoài khơi, một lượng lớn nước biển ñã loại bỏ oxy thường 
ñược bơm vào các giếng dầu nhằm duy trì áp suất trong giếng và tăng cường khai thác dầu 
thứ cấp. Vì thế, các vi khuẩn bản ñịa xung quanh khu vực có dầu cũng ñược theo vào trong 
giếng khoan. Các ñiều kiện kỵ khí kết hợp với hàm lượng sunphat cao trong nước biển ñã 
thúc ñẩy sự sinh trưởng mạnh mẽ của KSF trong các giếng khoan cũng như hệ thống khai 
thác, tồn chứa và vận chuyển dầu (Lại Thúy Hiền và cs, 2000). Như vậy, ñi kèm với lợi ích 
thu ñược từ khai thác thứ cấp nhờ bơm ép nước, tác hại của KSF theo nước biển vào giếng 
khoan (KSF ưa ấm) gây ra cũng không nhỏ. Tính ñến nay, mới chỉ có một số loài vi khuẩn 
khử sunphat ưa ấm ñã ñược phân lập từ các mỏ dầu Bạch Hổ, Vũng Tàu (Lại Thúy Hiền, Lê 
Phi Nga, 1992; Lại Thúy Hiền, ðặng Phương Nga, 1998). Gần ñây, Nguyễn Thị Thu Huyền 
và ñồng tác giả (2010) ñã phát hiện khả năng sử dụng dầu thô làm nguồn cơ chất là hiện 
tượng khá phổ biến của KSF ưa ấm lấy từ giếng khoan dầu khí Vũng Tàu. Vì vậy, trong bài 
báo này, lần ñầu tiên, chúng tôi công bố chủng khử sunphat ưa ấm ðH3P phân lập từ mỏ 
ðại Hùng, Vũng Tàu có khả năng sử dụng dầu thô. Những kết quả thu ñược là cơ sở dữ liệu 
hữu ích góp phần vào việc xây dựng các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát quá trình sản 
sinh khí H2S sinh học trong giếng khoan dầu khí. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Vật liệu 
 Chủng nghiên cứu. Chủng ðH3P ñược phân lập từ giếng số 3 (giếng khai thác dầu 
thứ cấp bằng cách bơm nước biển từ ngoài vào) mỏ ðại Hùng, Vũng Tàu. 
 Môi trường và ñiều kiện nuôi cấy. Môi trường dùng ñể hoạt hóa KSF là môi trường 
Postgate B cải tiến 1% NaCl [Lại Thúy Hiền và cs, 2003]. Môi trường dùng ñể phân lập 
 23
và nghiên cứu khả năng sử dụng dầu thô của KSF ðH3P là môi trường dầu thô trong ñó 
cơ chất lactate và axetat trong môi trường Postgate B cải tiến 1% NaCl ñược thay bằng cơ 
chất dầu thô và chất thêm cao men bị loại bỏ khỏi thành phần môi trường. Môi trường ñể 
thu sinh khối cho việc tách DNA tổng số là môi trường Postgate C với thành phần như 
sau: KH2PO4 0.5 g/l, KCl 0.5 g/l, NH4Cl 1 g/l, NaCl 15 g/l, CaCl2 0.06 g/l, Na2SO4 1g/l, 
MgSO4 0.06 g/l, natri lactat 6 g/l, natri xitrat 0.3 g/l, nước biển (200 ml/l). Các thành phần 
chất thêm, vitamin và vi lượng tương tự như môi trường Postgate B cải tiến ngoại trừ hàm 
lượng FeSO4 ñược bổ sung là 0.004 g/l. ðối với môi trường thạch thì 12 g agar ñược bổ 
sung vào 1lit môi trường. Tất cả các thí nghiệm ñều ñược tiến hành nuôi cấy trong ñiều 
kiện kỵ khí ở 30oC (ngoại trừ thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ) với 1% 
giống ban ñầu ñang ở giai ñoạn pha log ñược hoạt hóa trong môi trường Postgate B cải 
tiến 1% NaCl. 
2. Phương pháp 
 Phân lập. Mẫu KSF lấy từ giếng số 3 mỏ ðại Hùng ñược hoạt hóa lại trong môi 
trường Postgate B cải tiến 1% NaCl. Sau ñó, mẫu này ñược nuôi cấy trong môi trường 
chứa 1% dầu thô (lặp lại liên tiếp) cho ñến khi KSF ðH3P có khả năng sinh trưởng trong 
môi trường chứa dầu thô làm nguồn cơ chất duy nhất. Việc phân lập ñơn chủng KSF 
ðH3P sử dụng dầu thô ñược tiến hành bằng phương pháp pha loãng tới hạn trong môi 
trường thạch chứa 1% dầu thô. 
 Nhuộm Gram. Sau khi cấy hoạt hóa, chủng ðH3P ñược nuôi cấy trên môi trường 
Postgate B cải tiến 1% NaCl. Sau 24 giờ nuôi cấy, tiến hành nhuộm Gram và quan sát trên 
kính hiển vi quang học. 
 Quan sát hình thái tế bào bằng kính hiển vi ñiện tử quét. Chủng ðH3P ñược cấy 
hoạt hóa trên môi trường Postage B cải tiến 1% NaCl. Sau ñó, các chủng này ñược nuôi 
cấy trên môi trường chứa 1% dầu thô. Khi các chủng này sinh trưởng tốt, lọc bỏ cặn FeS 
rồi ly tâm 8000 vòng/phút ở 4 oC trong 10 phút ñể thu tế bào, rửa lại bằng PBS (pH 7.2). 
Qui trình chuẩn bị mẫu và soi trên kính hiển vi ñiện tử quét HITACHI S4800 theo Phạm 
Thị Hằng và Lại Thúy Hiền (2010). 
 Phân tích trình tự gen 16S rRNA. Chủng ðH3P ñược cấy hoạt hóa trên môi trường 
Postage B cải tiến 1% NaCl. Sau ñó, các chủng này ñược nuôi cấy trên môi trường 
Postgate C trong 4 ngày ở 30oC. Sau ñó, lọc bỏ cặn FeS rồi ly tâm 8000 vòng/phút ở 4oC 
trong 10 phút ñể thu tế bào. DNA tổng sổ của các chủng này ñược tách theo kit tách DNA 
vi khuẩn (Qiagen, Mĩ). Chất lượng DNA tổng số ñược kiểm tra trên gel agarose. Các bước 
tiếp theo ñược tiến hành theo Sakiyama et al. (2009). 
 24
 ðánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ñến sinh trưởng của chủng 
ðH3P trong môi trường chứa dầu thô. Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của hàm 
lượng dầu thô, nhiệt ñộ, nồng ñộ muối NaCl và pH ñến sinh trưởng của chủng ðH3P ñã 
tuần tự ñược thực hiện. Chủng ðH3P ñược cấy hoạt hóa trên môi trường Postage B cải 
tiến 1% NaCl. Sau ñó, các chủng này ñược nuôi cấy trên các môi trường có hàm lượng 
dầu thô, nhiệt ñộ, nồng ñộ muối NaCl và pH khác nhau. Sự sinh trưởng của các chủng 
KSF này trong các ñiều kiện khác nhau ñược ñánh giá thông qua hàm lượng H2S tạo thành 
(xác ñịnh bằng phương pháp chuẩn ñộ iot). 
 Phân tích hàm lượng dầu tổng số và thành phần dầu thô. Chủng ðH3P ñược cấy 
hoạt hóa trên môi trường Postage B cải tiến 1% NaCl. Sau ñó, chủng này ñược nuôi cấy 
trên môi trường chứa dầu thô. Sau 4 tuần nuôi cấy, hàm lượng dầu tổng số và thành phần 
dầu thô bị sử dụng bởi ðH3P sẽ ñược xác ñịnh bằng phương pháp tách dầu trong nước và 
phương pháp sắc kí khí. 
 Xác ñịnh hàm lượng dầu tổng số bằng phương pháp tách dầu trong nước 
 Lọc mẫu nuôi cấy ðH3P trong môi trường chứa 1% dầu thô bằng giấy lọc. Dầu và 
các sản phẩm lơ lửng không tan trong nước ñược giữ trên giấy lọc. Giấy lọc sau ñó ñược 
ñược rửa vài lần bằng cách nhúng trong cốc ñựng chloroform và ñược thu hồi vào một cốc 
cân. Sau khi thực hiện xong bước này, phần lớn mẫu dầu sau thí nghiệm còn bám trên 
thành chai ñựng mẫu. Vì vậy, tiến hành tráng rửa chai vài lần bằng chroroform và thu hồi 
vào cùng cốc cân nói trên. ðể dung môi trong cốc cân bay hơi qua ñêm ở ñiều kiện nhiệt 
ñộ 20oC. Sau khi bay hơi hết dung môi. Cân cốc cân ñể xác ñịnh khối lượng dầu. 
 Xác ñịnh thành phần dầu bằng phương pháp sắc kí khí 
 Phân tích ñịnh lượng thành phần nhóm (speudo) và thành phần các n-parafin của 
mẫu dầu ñến C45+ bằng cách thiết lập hệ số ñáp ứng cho mẫu chuẩn ñịnh lượng n-paraffin 
với việc sử dụng chất lỏng chuẩn 244TM1P với ñộ tinh khiết ≥99,5% như chất nội chuẩn 
và sử dụng hỗn hợp chuẩn ñịnh lượng Agilent P/N gồm các n-parafin từ nC5-nC45 như 
một mẫu chuẩn ñịnh lượng ña cấu tử n-paraffin. Chế ñộ phân tích sắc ký khí mẫu dầu thí 
nghiệm và mẫu chuẩn ñịnh lượng như sau: Column (HP-5, 30 m x0.25 mm x0.25 µm), 
Oven (35oC (3 min), 4oC/min to 310 (40 min)), Carrier (Helium, 44.4 ml/min, pressure : 
10.5 psig), Injection (Split 45:1, 330oC), Detector (FID, 330oC). 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
1. ðặc ñiểm hình thái khuẩn lạc và tế bào chủng ðH3P 
 Theo công bố của Nguyễn Thị Thu Huyền và ñồng tác giả (2010), tập ñoàn KSF 
 25
ðH3P có khả năng sử dụng dầu thô làm nguồn cơ chất duy nhất cho sinh trưởng. ðể có 
thể hiểu rõ hơn về các ñặc ñiểm sinh học của ñơn chủng KSF có khả năng sử dụng dầu 
thô, chúng tôi tiến hành phân lập ñơn chủng ðH3P, và từ ñó tiến hành nghiên cứu các ñặc 
ñiểm sinh học của nó. 
 Khi nuôi cấy trên môi trường thạch chứa 1% dầu thô làm nguồn cơ chất, khuẩn lạc 
chủng ðH3P có hình tròn, ñen, mép khuẩn lạc không gọn, ñường kính khuẩn lạc khoảng 2 
mm (hình 1). Kết quả nhuộm Gram cho thấy chủng ðH3P là vi khuẩn Gram âm. Kết quả 
này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước rằng hầu hết KSF ưa ấm là các vi 
khuẩn Gram âm (Lại Thúy Hiền, Lê Phi Nga, 1992 ; Lại Thúy Hiền, ðặng Phương Nga, 
1998; Muyzer, Stams, 2008). Quan sát hình thái tế bào trên kính hiển vi ñiện tử quét SEM 
cho thấy tế bào chủng ðH3P có hình que cong, có tiên mao có thể giúp cho chủng này di 
chuyển tốt hơn trong môi trường (hình 1). ðây cũng là một trong những hình dạng phổ 
biến của KSF (Madigan et al., 2009). 
 (A) ðC ðH3P (B) 
Hình 1: Hình thái khuẩn lạc (A) và tế bào dưới kính hiển vi 
ñiện tử quét (B) của chủng ðH3P 
2. Xác ñịnh tên loài theo phân tích trình tự gen 16S rRNA 
 ðể có thể tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về khả năng sử dụng dầu thô của 
chủng ðH3P, chủng này ñược ñịnh tên dựa trên phân tích trình tự 16S rRNA. Kết quả 
phân tích ñược trình bày ở hình 2. Kết quả cho thấy chủng này có ñộ tương ñồng 99.8% 
 26
với loài Desulfovibrio desulfuricans. ðiều này hoàn toàn phù hợp bởi chi Desulfovibrio rất 
phổ biển trong nước biển Việt Nam. 
Hình 2: Vị trí phân loại của chủng KSF ðH3P với các loài có quan hệ họ hàng dựa vào 
trình tự gen 16S rRNA 
3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ñến sinh trưởng của ðH3P trong môi 
trường chứa dầu thô 
 ðể xác ñịnh ñược ñâu là ñiều kiện tối ưu cho khả năng sinh trưởng của chủng ðH3P 
khi nó sử dụng dầu thô làm nguồn cơ chất, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như hàm 
lượng dầu thô, nhiệt ñộ, nồng ñộ NaCl và pH ñã ñược khảo sát. Kết quả ñược thể hiện ở 
hình 3. 
 Có thể thấy rằng chủng ðH3P có khả năng sử dụng dầu khá cao. Nó có khả năng 
sinh trưởng trên nguồn cơ chất dầu thô từ 0.5% ñến 20% (hình 3A). Chúng tôi cũng thử 
khả năng sử dụng dầu thô của vi khuẩn này trong môi trường chứa 30% dầu thô nhưng 
không thấy sự sinh trưởng của chủng này. Trong môi trường chứa 1% dầu thô thì chủng 
ðH3P sinh trưởng tốt nhất (hình 3A). Các nghiên cứu khác nhau trên Thế giới ñã cho 
thấy hàm lượng dầu ưa thích của KSF là từ 0.5% ñến 5% (Rabus et al., 1996; Kniemeyer 
 27
et al., 2003; Ommedal, Torsvik, 2007; Nakagawa et al., 2008). Do ñó, kết quả nghiên 
cứu này là minh chứng khẳng ñịnh một lần nữa khoảng hàm lượng dầu thô ưa thích cho 
sinh trưởng của KSF. 
A B 
C D 
Hình 3: Hàm lượng H2S tạo thành của chủng ðH3P trong môi trường có hàm lượng dầu 
thô (% v/v) (A), nhiệt ñộ (B), nồng ñộ NaCl (C) và pH (D) khác nhau 
 28
 Như vậy khả năng sinh trưởng trong môi trường chứa dầu thô của ðH3P là khá tốt 
(chỉ với hàm lượng nhỏ dầu thô, các chủng này vẫn có khả năng sinh trưởng ñược). 
Các chủng này sinh trưởng mạnh trên cơ chất dầu thô với hàm lượng H2S sinh ra khá 
lớn (≥ 40 mg/l) sẽ là dấu hiệu cảnh báo sự tích tụ cao khí H2S trong các giếng dầu của 
Vũng Tàu, nâng cao mối nguy hại cho sức khỏe công nhân và sự ăn mòn kim loại 
trong các ñường ống dẫn. ðiều ñó ñặt ra một thách thức lớn cho ngành công nghiệp dầu 
khí, làm thế nào ñể hạn chế ñược sự sinh trưởng của chúng trong các giếng dầu. Các yếu 
tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng của chủng này như nguồn cơ chất (dầu thô), nguồn chất 
nhận ñiện tử SO4 (nước biển) và các yếu tố môi trường (nhiệt ñộ, nồng ñộ muối NaCl, 
pH). Nguồn cơ chất thì không thể loại bỏ vì ñây là giếng khai thác dầu. Nguồn chất nhận 
ñiện tử SO42- cũng khó hạn chế vì cho ñến nay phương pháp bơm ép bằng nước biển vẫn 
là phương pháp hiệu quả ñể khai thác thứ cấp. Vì vậy, chỉ có yếu tố thứ 3, yếu tố môi 
trường là có thể tác ñộng ñược. Do ñó, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (nhiệt ñộ, 
nồng ñộ muối NaCl, pH) ñến sinh trưởng của nó lần lượt ñược nghiên cứu. Việc hiểu biết 
về các yếu tố này ảnh hưởng ra sao ñến sinh trưởng của chúng sẽ cho ta phương pháp tác 
ñộng hiệu quả nhất, làm thay ñổi ñiều kiện sống tối ưu của ðH3P, từ ñó có thể hạn chế sự 
sinh trưởng của chủng này trong các giếng khoan ở Vũng Tàu. 
 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sinh trưởng của chủng ðH3P (hình 
3B) cho thấy chủng này không sinh trưởng ñược ở 4oC và 55oC, có khả năng sinh trưởng 
trong dải nhiệt ñộ từ 20oC ñến 45oC và sinh trưởng tối ưu ở nhiệt ñộ 30oC. Kết quả này 
phù hợp với khoảng nhiệt ñộ sinh trưởng của KSF ưa ấm [Davidova et al., 2006; Cravo-
Laureau et al., 2007; Ommedal, Torsvik, 2007; Madigan et al., 2009]. 
 Chủng ðH3P phân lập từ giếng khoan dầu khí Vũng Tàu trên biển. Vì vậy, nồng ñộ 
NaCl là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh trưởng của nó. Do ñó, chúng 
tôi tiến hành thử nghiệm chủng này trong môi trường có hàm lượng dầu thô tối ưu tại nhiệt 
ñộ tối ưu với các nồng ñộ muối NaCl khác nhau. Kết quả phân tích (hình 3C) cho thấy 
chủng ðH3P có khả năng sinh trưởng trong khoảng từ 0% NaCl ñến 10% NaCl và sinh 
trưởng tối ưu trong môi trường chứa 2 - 3% NaCl (ñây cũng là nồng ñộ muối của nước 
biển khu vực giàn khoan Vũng Tàu). Chủng này tách từ giếng khoan khai thác thứ cấp 
bằng cách bơm ép nước biển. Vì vậy, kết quả này cho thấy chủng này có thể có nguồn gốc 
từ nước biển bên ngoài giếng khoan. 
 Môi trường pH trung tính là môi trường thích hợp nhất ñối với ña số vi khuẩn. ðối 
với KSF, khoảng pH thích hợp nằm trong khoảng từ 6-9. Tuy nhiên, ñối với từng loại KSF 
lại có pH thích hợp riêng. KSF ưa ấm có pH thích hợp nằm khoảng 6.8 - 7.5 . Tuy vậy 
chúng vẫn có thể sống ñược nếu pH giảm xuống ñến 5 hay tăng lên ñến 10 (Dang et al., 
1996; Lien, Beeder, 1997; Feio et al., 2004). Vậy chủng ðH3P có khoảng pH tối ưu cho 
 29
sinh trưởng giống như các KSF ưa ấm khác không? ðể trả lời câu hỏi ñó, chúng tôi tiến 
hành nuôi cấy các chủng này ở ñiều kiện hàm lượng dầu, nhiệt ñộ và nồng ñộ NaCl tối ưu 
với các pH môi trường khác nhau. Kết quả (hình 3D) cho thấy chủng ðH3P có khả năng 
sinh trưởng trong dải pH từ 5 ñến 8 và pH trung tính hơi kiềm (pH 7-8) là pH tối ưu cho 
sinh trưởng của chủng này. Kết quả này một lần nữa khẳng ñịnh lại dải pH phù hợp cho 
sinh trưởng của KSF ưa ấm nói chung (Lien, Beeder, 1997; Feio et al., 2004; Cravo-
Laureau et al., 2004; 2007) cũng như KSF ưa ấm phân lập từ giếng khoan dầu khí Vũng 
Tàu (Dang và cs, 1996; Lại Thúy Hiền, ðặng Phương Nga, 1998). 
 Tóm lại, các kết quả này sẽ là cơ sở giúp chúng ta có thể tạo ra một môi trường không 
thích hợp cho KSF, từ ñó hạn chế ñược sự sinh trưởng của vi khuẩn này trong giếng khoan. 
ðồng thời cũng biết ñược các ñiều kiện môi trường tối ưu cho sinh trưởng của chủng này, ñể 
từ ñó ñánh giá khả năng sử dụng dầu thô của chủng này trong ñiều kiện tối ưu. 
4. ðánh giá khả năng sử dụng dầu thô qua biến ñổi hàm lượng dầu tổng số và thành 
phần dầu mỏ 
 Chủng KSF ðH3P có khả năng sử dụng dầu thô cao. Tuy nhiên, chúng có khả năng 
sử dụng bao nhiêu phần trăm dầu và thành phần dầu ñược sử dụng như thế nào thì vẫn 
ñang là câu hỏi còn ñể ngỏ. ðể trả lời cho câu hỏi ñó, chủng này ñược nuôi cấy trong môi 
trường tối ưu cho khả năng sử dụng dầu thô của chúng. Sau 30 ngày thí nghiệm, hàm 
lượng và thành phần dầu bị biến ñổi trong mẫu thí nghiệm ñược phân tích. 
ðỒ THỊ PHÂN BỐ N-PARAFFINS
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
nC
6
nC
8
nC
10
nC
12
nC
14
nC
16
nC
18
nC
20
nC
22
nC
24
nC
26
nC
28
nC
30
nC
32
nC
34
nC
36
nC
38
nC
40
nC
42
nC
44
ðH3P
ðC
%
K
H
Ố
I L
Ư
Ợ
N
G
TU
YỆ
T 
ð
Ố
I
%
K
H
Ố
I L
Ư
Ợ
N
G
TU
YỆ
T 
ð
Ố
I
Hình 4: Thành phần n-parafin bị biến ñổi sau 1 tháng thử nghiệm của chủng KSF ưa ấm 
ðH3P so với ñối chứng 
 30
 Kết quả phân tích hàm lượng dầu tổng số cho chủng ðH3P sử dụng ñược 6.5 % hàm 
lượng dầu tổng số. Kết quả phân tích thành phần dầu của mẫu ñối chứng và mẫu thí 
nghiệm ðH3P cho thấy các mẫu ðH3P có hàm lượng n-parafin cao hơn so với mẫu ñối 
chứng (hình 4). ðiều ñó chứng tỏ chủng này có khả năng sử dụng các thành phần dầu có 
hydrocarbon mạch dài C≥45, ví dụ như asphaltene. Nhờ ñó, dầu thô trở nên lỏng hơn. Do 
ñó, có thể sử dụng những chủng này trong việc xử lý các phân ñoạn hydrocacbon nặng 
(C≥45) sau khai thác. 
IV. KẾT LUẬN 
 Chủng vi khuẩn khử sunphat ưa ấm ðH3P ñược phân lập từ giếng khoan dầu khí mỏ 
ðại Hùng, Vũng Tàu là vi khuẩn Gram âm, hình que cong, có tiên mao. Kết quả phân tích 
trình tự gen 16S rRNA cho thấy chủng này thuộc loài Desulfovibrio desulfuricans (99.8% 
ñộ tương ñồng). Chủng ðH3P sinh trưởng tối ưu trong môi trường chứa 1% (v/v) dầu thô, 
2 - 3% NaCl (g/l), pH 8 và ở 30oC. Chủng này ñã sử dụng ñược 6.5% hàm lượng dầu thô 
tổng số và thành phần dầu bị chủng này phân huỷ là các n-parafin có ñộ dài C≥45 sau 1 
tháng thử nghiệm ở ñiều kiện kỵ khí trong môi trường tối ưu cho vi khuẩn này sinh 
trưởng. 
 Lời cảm ơn: Công trình ñược thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí trích từ ñề tài cơ sở 
cấp Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã số CSK09-
10_7 do TS. Nguyễn Thị Thu Huyền làm chủ nhiệm và với sự cộng tác của Viện Nghiên 
cứu Khoa học và Triển khai, Xí nghiệp khai thác dầu khí Vũng tàu Vietsopetro; Viện Vệ 
sinh dịch tễ Trung ương; Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Trường ðại học Quốc 
gia Hà Nội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cord-Ruwsich, R., Kleinitz, W., Widdel, F., 1987. Sulfate-reducing bacteria and 
their activites in oil production. Journal of Petroleum Technology, January: 97-106. 
2. Cravo-Laureau, C., Labat, C., Joulian, C., Matheron, R., Hirschler-Réa, A., 
2007. Desulfatiferula olefinivorans gen. nov., sp. nov., a long-chain n-alkene-
degrading, sulfate-reducing bacterium. International Journal of Systematic and 
Evolutionary Microbiology 57(Pt 11): 2699-2702. 
3. Cravo-Laureau, C., Matheron, R., Cayol, J.L., Joulian, C., Hirschler-Réa, A., 
2004. Desulfatibacillum aliphaticivorans gen. nov., sp. nov., an n-alkane- and n-
 31
alkene-degrading, sulfate-reducing bacterium. International Journal of 
Systematic and Evolutionary Microbiology 54: 77-83. 
4. Dang, P.N., Dang, T.C.H., Lai, T.H., Sta-Lotter, H., 1996. Desulfovibrio 
vietnamensis sp. nov., a halophilic sulfate-reducing bacterium from Vietnamese oil 
field. Anaerobe 2: 385-392. 
5. Davidova, I.A., Duncan, K.E., Choi, O.K., Suflita, J.M., 2006. Desulfoglaeba 
alkanexedens gen. nov., sp. nov., an n-alkane-degrading, sulfate-reducing bacterium. 
International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology 56: 2737-2742. 
6. Feio, M.J., Zinkevich, V., Beech, I.B., Llobet-Brossa, E., Eaton, P., Schmitt, J., 
Guezennec, J., 2004. Desulfovibrio alaskensis sp. nov., a sulphate-reducing 
bacterium from a soured oil reservoir. International Journal of Systematic and 
Evolutionary Microbiology 54: 1747-1752. 
7. Kniemeyer, O., Fischer, T., Wilkes, H., Glöckner, O.F., Widdel, F., 2003. 
Anaerobic Degradation of Ethylbenzene by a New Type of Marine Sulfate-Reducing 
Bacterium. Applied and Environmental Microbiology 69 (2): 760-768. 
8. Lại Thúy Hiền, ðặng Phương Nga, 1998. Một số ñặc ñiểm sinh lý, sinh hóa của 
một số chủng vi khuẩn KSF phân lập từ mỏ dầu Bạch Hổ. Tạp chí Sinh học 20(2): 
33-38. 
9. Lại Thuý Hiền, Lê Phi Nga, 1992. Nghiên cứu khả năng gây ăn mòn kim loại của 
vi khuẩn Desulfovibrio vulgaris. Tạp chí sinh học 14(4): 26-29. 
10. Lại Thuý Hiền, ðỗ Thu Phương, Lê Phi Nga, ðặng Phương Nga, Phạm Thu 
Thuỷ, Hoàng Hải, Phạm Thị Hằng, 2000. Khu hệ vi sinh vật trong khu vực dầu 
khí Vũng Tàu và hướng ứng dụng các vi sinh vật hữu ích. Hội nghị Sinh học Quốc 
gia: 77-83. 
11. Lại Thúy Hiền, ðỗ Thu Phương, Vũ Phương Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, 
Kiều Hữu Ảnh, 2003. ðặc ñiểm sinh lý, sinh hóa của một số chủng vi khuẩn khử 
sunphat ưa nhiệt phân lập từ giếng khoan dầu khí Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học công 
nghệ 41(4): 1-7. 
12. Lien, T., Beeder, J., 1997. Desulfobacter vibrioformis sp. nov., a sulfate reducer 
from a water-oil separation system. International Journal of Systematic Bacteriology 
47(4): 1124-1128. 
13. Madigan, M.T., Martinko, J.M., Dunlap, P.V., Clark, D.P., 2009. Brock biology 
of microorganism. Pearson Education, Inc.: 141-174; 398-444. 
 32
14. Muyzer, G., Stams, A.J.M., 2008. The ecology and biotechnology of sulphate-
reducing becteria. Nature Reviews Microbiology 6(6): 441-454. 
15. Nakagawa, T., Sato, S., Fuku, M., 2008. Anaerobic degradation of p-xylene in 
sediment-free sulfate-reducing enrichment culture. Biodegradation 19: 909-913. 
16. Nguyễn Thị Thu Huyền, Trương ðại Dương, Lại Thúy Hiền, 2010. Khảo sát khả 
năng sử dụng dầu thô của vi khuẩn khử sunphat phân lập từ giếng khoan dầu khí 
Vũng Tàu. Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt 
Nam 1975-2010, Tiểu ban Khoa học sự sống: 208-218. 
17. Ommedal, H., Torsvik, T., 2007. Desulfotignum toluenicum sp. nov., a novel 
toluene-degrading, sulphate-reducing bacterium isolated from an oil-reservoir model 
column. International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology 57(Pt 
12): 2865-2869. 
18. Phạm Thị Hằng, Lại Thúy Hiền, 2010. Nghiên cứu vi khuẩn Dietzia sp. A343.4 
mới phát hiện trong JetA1 và ảnh hưởng của nó ñến chất lượng nhiên liệu máy bay. 
Tạp chí Công nghệ sinh học 8(3A): 853-863. 
19. Rabus, R., Fukui, M., Wilkes, H., Widdel, F., 1996. Degradative Capacities and 
16S rRNA-Targeted Whole-Cell Hybridization of Sulfate-Reducing Bacteria in an 
Anaerobic Enrichment Culture Utilizing Alkylbenzenes from Crude Oil. Applied 
and Environmental Microbiology 62(10): 3605-3613. 
20. Sakiyama, Y., Nguyen, K.N.T., Nguyen, M.G., Miyadoh, S., Duong, V.H., Ando, 
K., 2009. Kineosporia babensis sp. nov., isolated from plant litter in Vietnam. 
International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology 59: 550-554. 
21. Vance, I., Thrasher, D.R., 2005. Reservoir souring: mechanisms and preventation. 
In Ollivier B and Magot M, eds. Petroleum microbiology. ASM press, Washongton, 
DC: 123-142. 
CRUDE OIL-ULTILIZING STRAIN DESULFOVIBRIO DESULFURICANS DH3P, 
A MESOPHILIC SULFATE-REDUCING BACTERIUM ISOLATED FROM 
DAIHUNG OIL FIELD, VUNGTAU 
NGUYEN THI THU HUYEN, TRUONG DAI DUONG, LAI THUY HIEN 
Summary: Mesophilic sulfate-reducing bacteria were well known as a factor to cause 
microbial metal corrosion for long time ago. Recently, they have been discovered as 
 33
organisms that can degrade crude oil in anaerobic condition. In the present work, it firstly 
reported that mesophilic sulfate-reducing bacteria isolated from Vietnam can also utilize 
crude oil in anoxic condition. A crude oil-utilizing, mesophilic sulfate-reducing bacterium, 
strain DH3P, was isolated from Daihung field, Vungtau. The cells were found to be Gram-
negative, curved rod shape, and to have a flagellum. On the basis of 16S rRNA gene sequence 
analyses, strain DH3P is Desulfovibrio desulfuricans (99.8% identity). Optimum growth of 
strain DH3P in crude oil medium occurred at 1% (v/v) crude oil, 2-3% NaCl (w/v), pH 8 and 
30oC. In optimal conditions, strain DH3P can consume 6.5% of crude oil total and oxidize 
heavy crude oil (≥ C45) for one month at anoxic condition. These results are first, important 
data for warning more harmful effects of sulfate-reducing bacteria on oil exploitation, 
utilization and preservation in Vietnam. 
Key words: crude oil utilization, Daihung, Desulfovibrio, DH3P, mesophilic sulfate-
reducing bacteria 
 Ngày nhận bài: 07 - 7 - 2011 
 Người nhận xét: PGS. TS. Lê Gia Hy 

File đính kèm:

  • pdfvi_khuan_khu_sunphat_ua_am_su_dung_dau_tho_desulfovibrio_des.pdf