Về việc xây dựng bộ sưu tập và kho tài liệu số quốc gia

Giới thiệu khái quát về bộ sưu tập số và kho tài liệu số quốc gia. Khẳng định sự cần thiết và đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng bộ sưu tập tài liệu số quốc gia. Đề xuất mô hình bộ sưu tập này của Việt Nam.

pdf 7 trang thom 08/01/2024 2220
Bạn đang xem tài liệu "Về việc xây dựng bộ sưu tập và kho tài liệu số quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về việc xây dựng bộ sưu tập và kho tài liệu số quốc gia

Về việc xây dựng bộ sưu tập và kho tài liệu số quốc gia
30 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tóm tắt: Giới thiệu khái quát về bộ sưu tập số và kho tài liệu số quốc gia. Khẳng định 
sự cần thiết và đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng bộ sưu tập tài liệu số quốc gia. 
Đề xuất mô hình bộ sưu tập này của Việt Nam.
Từ khóa: Bộ sưu tập số quốc gia; kho tài liệu số quốc gia; thư viện số; Việt Nam.
Building national digital collection 
Abstract: Th e paper introduces overview of national digital collection and storage, 
analyzes the demand and practical factors for building national digital collection. It also 
introduces a digital collection model for Vietnam.
Keywords: National digital collection; national digital storage; digital library; 
Vietnam.
VỀ VIỆC XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP VÀ 
KHO TÀI LIỆU SỐ QUỐC GIA (1)
TS Lê Văn Viết
(1) Bài báo được hoàn thiện trên cơ sở tham luận của tác giả “Luận bàn về việc phối hợp xây dựng bộ sưu tập tài 
liệu số quốc gia” tại hội thảo khoa học “Th ư viện hướng đến tương lai: hợp tác, tiến bộ và phát triển của Khoa 
TTTV, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Tp. HCM/Kỷ yếu Hội thảo. - Tp. HCM, 2014. - Tr. 86- 96.
(2) Hiện nay, theo các quy định của Pháp lệnh Th ư viện (2000), TVQGVN được giao chức năng xây dựng và bảo 
quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, thu thập và tàng trữ tài liệu về Việt Nam của các tác giả trong nước và 
nước ngoài.
Mở đầu
Ngay sau Cách mạng tư sản Pháp năm 
1789, Quốc hội nước này đã ra quyết định 
biến Th ư viện Hoàng gia thành Th ư viện 
Quốc gia Pháp với hai chức năng cơ bản: 
thu nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm trong 
nước để tạo thành kho sách (tài liệu) quốc 
gia và biên soạn, xuất bản thư mục quốc gia 
Pháp. Từ đó, các chức năng này cũng được 
thư viện quốc gia của nhiều nước trên thế 
giới thực hiện. Th ư viện Trung ương Đông 
Dương được toàn quyền Pháp thành lập ở 
Hà Nội năm 1917 cũng thực hiện các chức 
năng này từ năm 1922 theo Sắc lệnh của 
Toàn quyền Pháp. Sau Cách mạng tháng 
Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ 
Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời 
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký ban hành 
Sắc lệnh 18 - SL ngày 31 tháng 01 năm 
1946 và Nghị định ngày 12 tháng 02 năm 
1946 quy định chế độ lưu chiểu ở nước ta, 
theo đó nhà xuất bản phải nộp lưu chiểu 
cho Quốc gia Th ư viện (tiền thân là Th ư 
viện Trung ương Đông Dương, ngày nay là 
Th ư viện Quốc gia Việt Nam - TVQGVN) 
8 bản, còn nhà in nộp 2 bản (sau này, các 
quy định về số bản nộp lưu chiểu có khác 
nhau trong các Luật Xuất bản năm 1993, 
2004, 2008, 2012). Từ đó, TVQGVN đã tổ 
chức thực hiện khá tốt chức năng nhận lưu 
chiểu các xuất bản phẩm trong nước để tạo 
nên kho sách quốc gia2. Tuy nhiên, từ khi 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 31
xuất hiện dạng tài liệu mới - Tài liệu điện 
tử/tài liệu số thì vấn đề tạo ra một kho tài 
liệu số quốc gia cũng cần phải được đặt ra 
để giải quyết sớm vì nếu chậm tiến hành 
thì khi thành lập sẽ kéo theo nhiều hệ 
lụy xấu: không thu thập được đầy đủ, tốn 
nhiều công sức, tiền của,... Bài báo này đưa 
ra đề xuất thành lập Kho tài liệu số quốc 
gia của Việt Nam.
1. Khái niệm Bộ sưu tập số quốc gia và 
Kho tài liệu số quốc gia
Sưu tập, tiếng Anh là collection, trong 
ALA từ điển giải nghĩa thư viện học và 
tin học Anh - Việt, có bốn nghĩa với phổ 
quát rộng: từ tập hợp vài ba cuốn sách, 
nhóm tài liệu đến toàn bộ vốn tài liệu của 
thư viện [1, tr. 43]. Th eo tác giả bài viết, 
sưu tập chỉ nên là một nhóm tài liệu với 
những đặc trưng chung nhất định, như: 
sưu tập tài liệu địa chí, sưu tập sách toán 
cao cấp, v.v.
Sưu tập số có thể là tập hợp của các tài liệu 
số đã được xử lý theo những chuẩn nghiệp 
vụ nhất định, dưới nhiều dạng khác nhau 
(văn bản, hình ảnh, Audio, Video hoặc 
tổng hợp các dạng trên,) theo một dấu 
hiệu nào đó (loại hình tài liệu (sách, bài 
báo,...), về một chủ đề nào đó, v.v.
Bộ sưu tập tài liệu số được hiểu là tập 
hợp các sưu tập tài liệu số. Trên thực tế, có 
thể có sưu tập tài liệu số của cá nhân, tập 
thể, đơn vị, địa phương, quốc gia, khu vực, 
toàn cầu.
Bộ sưu tập tài liệu số quốc gia là bộ sưu 
tập tổng hợp nhưng chỉ giới hạn trong 
những tài liệu do một nước, một dân tộc 
nào đó sáng tạo nên; là tập hợp tất cả sưu 
tập/bộ sưu tập tài liệu số của từng cá nhân, 
tập thể, địa phương; cả sưu tập/bộ sưu tập 
của nhà nước lẫn của tư nhân. 
Các bộ sưu tập tài liệu số thường được 
lưu giữ trên các vật mang hiện đại, trong 
bộ nhớ máy tính, trên mạng. Tuy nhiên, 
việc lưu giữ này đối diện với nhiều nguy 
cơ hư hỏng, mất mát. Vì thế, các thư viện, 
các quốc gia đều tiến hành việc sao lưu 
sang các vật mang ngoài, như: CD-ROM, 
DVD và tổ chức thành kho riêng để bảo 
quản chúng,
Kho, nếu hiểu một cách thông thường, 
là nơi cất giữ một vật, tài sản nào đó. Kho 
tài liệu là nơi hay diện tích nhà với những 
trang bị chuyên dùng dành cho việc lưu giữ 
tài liệu. Như vậy, Kho tài liệu số quốc gia là 
nơi lưu giữ các bộ sưu tập tài liệu số số bản 
sao gốc của chúng do các tổ chức, cá nhân 
của nước đó sáng tạo và công bố. 
Vì kho tài liệu số là sản phẩm bậc hai của 
Bộ sưu tập tài liệu số quốc gia nên chúng 
tôi bàn trước hết đến việc xây dựng Bộ sưu 
tập tài liệu số quốc gia.
2. Về việc xây dựng Bộ sưu tập tài liệu 
số quốc gia
2.1. Sự cần thiết và cơ sở thực tiễn xây 
dựng Bộ sưu tập tài liệu số quốc gia
Ngày nay, thông tin số ngày càng phát 
triển và dần dần lấn át thông tin ở dạng 
tương tự (Analog). Đồng thời, việc xây 
dựng thư viện số đang trở thành xu hướng 
chủ đạo không chỉ ở các nước công nghiệp 
phát triển mà ngay cả ở các nước với thu 
nhập trung bình như ở nước ta. Đảng và 
Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến phát 
triển công nghiệp nội dung số. Chẳng hạn, 
theo Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg của 
Th ủ tướng Chính phủ về Chương trình phát 
triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến 
năm 2010, đã đưa ra giải pháp: 
“- Xây dựng và đẩy mạnh triển khai các 
chương trình, dự án phát triển nội dung và 
32 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
cung cấp thông tin trên mạng; tạo điều kiện 
truy cập thông tin từ xa, thu hẹp khoảng 
cách số giữa nông thôn và thành thị. Mở 
rộng và tăng cường hoạt động của các điểm 
bưu điện văn hoá xã, các đại lý Internet trên 
toàn quốc; 
- Xây dựng văn hoá sử dụng Internet cho 
các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền nâng 
cao nhận thức của người dân về lợi ích của 
Internet và các sản phẩm, dịch vụ nội dung 
thông tin số. Đẩy mạnh các chương trình 
đào tạo, hỗ trợ người dân và học sinh, sinh 
viên khai thác, sử dụng nội dung thông tin 
số và các dịch vụ công”.
 Cũng trong Quyết định này, tại khoản a 
Phát triển các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng 
nhu cầu chung của xã hội của mục 3 “Phát 
triển sản phẩm và dịch vụ”, Chính phủ có 
đề ra chủ trương:
“- Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà 
nước trung ương, ngân sách nhà nước địa 
phương và huy động tối đa các nguồn lực từ 
các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để đầu 
tư nghiên cứu sản xuất và phát triển các sản 
phẩm, dịch vụ nội dung trên mạng Internet, 
trên mạng di động, đặc biệt là các sản phẩm/
dịch vụ đa phương tiện, nhằm tăng cường 
cung cấp thông tin cho xã hội và các dịch vụ 
giải trí số;
- Đầu tư cho Th ư viện Quốc gia và một 
số thư viện lớn ở các thành phố trực thuộc 
Trung ương và các trường đại học xây dựng 
giải pháp thư viện số trực tuyến, số hoá sách, 
báo, tài liệu để hình thành hệ thống thư viện 
số Việt Nam” [7].
Với chủ trương đúng đắn của Chính phủ, 
việc xây dựng bộ sưu tập tài liệu số quốc 
gia có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Về mặt thực tiễn, Th ư viện Quốc gia 
Việt Nam ngay từ khi mới thành lập 
(29/11/1917) với tên gọi là Th ư viện 
trung ương Đông Dương đã được giao 
thực hiện chức năng là kho sách của 
Đông Dương. Sau khi Việt Nam giành 
được độc lập, bằng Sắc lệnh 18 ngày 31 
tháng 1 năm 1945, Hồ Chủ tịch lại giao 
cho Th ư viện Quốc gia Việt Nam thực 
hiện vai trò thu nhận và bảo quản lâu dài 
các xuất bản phẩm được ra đời trên lãnh 
thổ nước ta. Và thực tế, Th ư viện Quốc 
gia Việt Nam đã thực hiện rất tốt vai trò 
này trong những năm vừa qua.
Mặt khác, trong những năm qua, các thư 
viện lớn và vừa của nước ta, đã xây dựng 
được một lượng đáng kể tài liệu số [8]. 
Việc tập hợp các tài liệu đó vào Bộ sưu tập 
số quốc gia là có tính khả thi.
Tuy nhiên, việc tạo lập Bộ sưu tập tài liệu 
số quốc gia sẽ gặp nhiều trở ngại. Có thể 
nêu một số trở ngại chính sau:
- Vốn tài liệu của dân tộc bị phân tán ở 
nhiều thư viện, cơ quan khác nhau như: 
sách trước năm 1917 lại tập trung ở Th ư 
viện Viện Th ông tin KHXH, sách Hán - 
Nôm tại Viện Hán - Nôm; tài liệu từ năm 
1954 - 1975 xuất bản ở miền Nam tập trung 
ở Th ư viện KHTH Tp. Hồ Chí Minh,...
- Kinh phí cho việc chuyển đổi các tài 
liệu đó sang dạng điện tử/số sẽ rất lớn mà 
một cơ quan khó có thể thu xếp được.
- Chưa có một chiến lược, một chương 
trình cho việc tạo lập bộ sưu tập số quốc 
gia nên các thư viện tự thực hiện một cách 
nhỏ lẻ, có thể gây nên sự trùng lặp, lãng 
phí không đáng có.
- Luật pháp về quyền tác giả hạn chế 
việc sao chép tài liệu để đưa ra cho công 
chúng sử dụng tự do vì thế nếu số hóa 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 33
mà không đưa ra sử dụng thì hiệu quả bị 
giảm rất nhiều.
Bộ sưu tập tài liệu số quốc gia mang lại 
nhiều lợi ích cho đất nước, cho người dân, 
thể hiện ở những điểm sau:
- Là một hình thức nữa của việc lưu giữ 
di sản thành văn của dân tộc, đất nước. Bất 
cứ nước nào cũng có kho sách quốc gia, 
nơi lưu giữ lâu dài các tài liệu, xuất bản 
phẩm của dân tộc. Bộ sưu tập số được tạo 
lập trên cơ sở của các tài liệu bằng giấy và 
các vật mang tin truyền thống khác nhưng 
hoàn toàn không thay thế được các tài liệu 
đó. Chúng sẽ vẫn tồn tại song song. Tuy 
nhiên, có thể vì lý do nào đó như thiên tai, 
địch họa, tài liệu trên các vật mang truyền 
thống bị mất đi thì tài liệu số sẽ thay thế 
cho các tài liệu gốc đã mất;
- Bộ sưu tập tài liệu số khi đưa lên mạng 
và cho phép sử dụng tự do sẽ tạo ra một môi 
trường và cơ hội bình đẳng trong tiếp cận 
và khai thác thông tin của mọi thành viên 
trong xã hội, không bị giới hạn về không 
gian và thời gian, giúp loại bỏ khoảng cách 
về tri thức, thông tin giữa người giàu và 
người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, 
giữa các quốc gia;
- Bộ sưu tập tài liệu số góp phần giải 
phóng tri thức, chia sẻ thông tin, tạo cho 
người dùng khả năng thu thập, khai thác 
các tài liệu của nhiều nước khác nhau, 
nhiều ngôn ngữ khác nhau. Điều đó giúp 
cho việc tạo ra các thông tin mới, kiến thức 
mới nhanh hơn, có sức thuyết phục hơn;
- Là cơ sở quan trọng để tạo lập thư viện 
số quốc gia của mỗi nước. Hiện nay, thành 
lập thư viện số quốc gia là mong muốn và 
việc làm thực tế của tất cả các nước.
2.2. Đề xuất mô hình Bộ sưu tập tài liệu 
số của Việt Nam
Trên thế giới đã xuất hiện một số dự án 
tạo lập bộ sưu tập số có tính chất quốc gia 
như Dự án Ký ức nước Mỹ [11; 12], có 
tính chất khu vực (Dự án khu vực châu 
Âu - EUROPEANA) [13; 14], có tính 
chất toàn cầu (Dự án Th ư viện Số Th ế 
giới) [15; 16]. 
Học tập kinh nghiệm của các hình mẫu 
này và căn cứ vào thực tiễn nước ta, theo 
chúng tôi, Bộ sưu tập tài liệu số quốc gia 
của Việt Nam sẽ có hình hài như sau:
- Phạm vi của bộ sưu tập: là toàn bộ các 
tài liệu được các thế hệ người Việt Nam 
sáng tạo ra từ trước tới nay. Có thể có người 
phản đối vì khó thực hiện nhưng thiết nghĩ 
đã là bộ sưu tập quốc gia thì phải bao quát 
hết các tài liệu đã được công bố. Về lâu 
dài, Bộ sưu tập sẽ được đưa lên Internet để 
người dân sử dụng nhằm thúc đẩy những 
hiểu biết về di sản tri thức, văn hóa của dân 
tộc Việt Nam cho người Việt Nam đang 
sống trong nước và ở nước ngoài. Trước 
mắt chỉ chọn những tài liệu có nội dung 
quan trọng, có ý nghĩa với nền văn hóa của 
quốc gia, địa phương và hết thời hạn bảo 
hộ hoặc được mua quyền sở hữu quyền tác 
giả để đưa lên Internet. Việc nhà nước mua 
quyền tác giả của các tác phẩm vừa xuất 
bản, giao cho Th ư viện đưa lên mạng phục 
vụ công cộng là cần thiết và tuân thủ theo 
những quy định của pháp luật hiện hành. 
Tại Điều 5, Nghị định 100/2006/NĐ-CP 
ngày 21/9/2006  của Chính phủ về Quy 
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một 
số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí 
tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, đã 
nêu rõ: “Chính sách của Nhà nước về quyền 
tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 
34 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
2, 3 và 4 Điều 8 của Luật Sở hữu trí tuệ bao 
gồm: Hỗ trợ tài chính để mua bản quyền cho 
các cơ quan, tổ chức Nhà nước có nhiệm vụ 
phổ biến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi 
âm, ghi hình, chương trình phát sóng có giá 
trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật phục vụ 
lợi ích công cộng, nhằm góp phần phát triển 
kinh tế - xã hội” [5]. 
- Mô hình: có nhiều quan điểm về mô 
hình Bộ sưu tập này [10; 11], nhưng chúng 
tôi cho rằng đây là bộ sưu tập tập trung và 
phân tán, có sự đóng góp, tham gia của các 
thư viện, các cơ quan thông tin, lưu trữ, 
bảo tàng lớn,... Tập trung là: bản sao các 
sưu tập/bộ sưu tập tài liệu số của các thư 
viện, cơ quan thông tin,... đều tập hợp về 
Th ư viện Quốc gia Việt Nam (Kho tài liệu 
số). Phân tán là các bản chính vẫn để tại 
các thư viện sở hữu và tổ chức cho người 
dân sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Chủ thể: Th ư viện Quốc gia Việt Nam 
với tư cách là cơ quan duy nhất được 
nhà nước giao “Xây dựng và bảo quản 
kho tàng xuất bản phẩm dân tộc” sẽ đảm 
nhiệm vai trò chủ đạo trong việc này. Tuy 
nhiên, để bộ sưu tập được tạo lập nhanh, 
tiết kiệm (sử dụng các tài liệu số đã được 
các thư viện cơ quan thông tin, lưu trữ tạo 
lập [2; 3]) và đầy đủ đòi hỏi phải có sự 
tham gia của các thư viện, cơ quan thông 
tin, lưu trữ đầu ngành lớn, các thư viện 
tỉnh, thành, cụ thể:
+ Th ư viện Quốc gia Việt Nam số hóa 
cùng với các thư viện Viện Th ông tin 
KHXH, Viện Hán Nôm; Th ư viện KHTH 
Tp. Hồ Chí Minh số hóa các tài liệu từ 
tháng 10/1954 trở về trước. TVQGVN tìm 
và xin số hóa các tài liệu của Việt Nam hiện 
đang lưu giữ ở nước ngoài mà các thư viện 
Việt Nam hiện không có.
+ Th ư viện Quốc gia Việt Nam số hóa 
toàn bộ các tài liệu được xuất bản ở miền 
Bắc từ 10/1954 đến tháng 4/1975 và các 
năm tiếp theo đến ngày nay. Đồng thời, 
Th ư viện Quốc gia Việt Nam xin phép Nhà 
nước được tiếp nhận theo chế độ lưu chiểu 
bản điện tử của các tài liệu vừa mới xuất 
bản (cùng với bản in). 
+ Th ư viện KHTH Tp. Hồ Chí Minh số 
hóa các tài liệu xuất bản ở miền Nam từ 
tháng 10/1954 - 4/1975.
+ Th ư viện KH&CN Quốc gia (thuộc 
Cục Th ông tin KH&CN quốc gia) số hóa 
các báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu từ 
cấp Bộ trở lên.
+ Th ư viện các tỉnh, thành số hóa toàn bộ 
các tài liệu địa chí của mình.
+ Th ư viện các trường đại học, cao đẳng số 
hóa toàn bộ các tài liệu nội sinh của trường 
mình, cụ thể là: Các bài giảng được biên 
soạn bởi các giảng viên thuộc trường hoặc 
giảng viên mới được hội đồng khoa học các 
đơn vị đào tạo xét duyệt; Các tài liệu tham 
khảo là các tài liệu dịch theo dạng chuyên 
đề đã được trường đại học phê duyệt; Giáo 
trình, tài liệu tham khảo bắt buộc thuộc 
các môn học của chương trình đào tạo tín 
chỉ, nhiệm vụ chiến lược (mà nhà trường 
nắm bản quyền); Luận văn, Luận án bảo vệ 
tại các cơ sở đào tạo thuộc trường; Báo cáo 
kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên, 
giảng viên, cán bộ thuộc trường (những 
công trình nghiên cứu khoa học sử dụng 
nguồn kinh phí do nhà trường cấp); Báo 
cáo hội thảo, hội nghị khoa học do trường 
tổ chức; Các tài liệu quý, hiếm được lưu giữ 
và quản lý tại các Phòng tư liệu của khoa, 
các đơn vị thành viên của trường. 
+ Th ư viện Quốc gia tạo lập CSDL liên 
hợp các tài liệu của Việt Nam, trên cơ sở 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 35
đóng góp biểu ghi của các thư viện liên 
quan. Trong CSDL này ngoài các thông tin 
thư mục về tài liệu có trong Bộ sưu tập còn 
có địa chỉ thư viện nắm giữ và tình trạng 
bản quyền của tài liệu đó.
Để tạo lập thành công Bộ sưu tập tài liệu 
số quốc gia cần thực hiện một số giải pháp 
chính sau:
- Phải có một Chương trình quốc gia dài 
hạn xây dựng “Bộ sưu tập số Việt Nam” của 
Chính phủ do Bộ Văn hóa, Th ể thao và Du 
lịch quản lý, Th ư viện Quốc gia Việt Nam 
chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện với kinh 
phí thỏa đáng;
- Th ành lập Ban (hoặc Hội đồng) tạo lập 
Bộ sưu tập số quốc gia, gồm lãnh đạo của 
Bộ Văn hóa, Th ể thao và Du lịch, Th ư viện 
Quốc gia Việt Nam (Ủy viên thường trực) 
và lãnh đạo một số thư viện, cơ quan thông 
tin, lưu trữ đầu ngành. Ban này sẽ có quy 
chế hoạt động, định hướng và giám sát của 
mình;
- Xây dựng tiêu chí lựa chọn những tài 
liệu đưa lên mạng Internet để người dân có 
thể sử dụng miễn phí;
- Giải quyết vấn đề pháp lý trong xây 
dựng Bộ sưu tập số quốc gia, đặc biệt vấn 
đề bản quyền của những tài liệu đưa lên 
mạng và việc nhận lưu chiểu bản in và bản 
điện tử các tài liệu vừa xuất bản,... Đồng 
thời, hành lang pháp lý này sẽ bắt buộc các 
cơ quan thông tin, thư viện của nhà nước 
cung cấp tài nguyên của mình cho Bộ sưu 
tập, mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi 
cho các tổ chức tư nhân, cá nhân trong 
nước và nước ngoài tham gia, đóng góp 
kinh phí, bộ sưu tập của mình và quyền 
được tìm kiếm, khai thác sử dụng tài liệu, 
thông tin từ Bộ sưu tập đó theo quy định 
của pháp luật hiện hành. 
- Nghiên cứu các chuẩn thống nhất trong 
số hóa tài liệu và xử lý tài liệu đã số hóa.
2.3. Tạo lập Kho tài liệu số quốc gia
Các chủ sở hữu tài liệu số, sau khi tạo lập 
xong một bộ sưu tập số sẽ nộp theo chế độ 
lưu chiểu cho Th ư viện Quốc gia Việt Nam 
dưới hai dạng:
- Dạng số lưu giữ trên bộ nhớ máy tính 
(dạng online);
- Dạng lưu trữ ngoài: trên đĩa CD - ROM, 
DVD, 
Sau khi nhận được bản lưu chiểu, 
TVQGVN sẽ tổ chức lưu trữ:
- Tài liệu số ở dạng online trong bộ nhớ 
của các server. 
- Tổ chức kho tài liệu số riêng để lưu 
giữ các đĩa CD-ROM, DVD, Đồng thời 
luôn phải theo dõi việc cập nhật, sao lưu, 
làm mới dữ liệu khi có những tài liệu bị 
thay đổi/lạc hậu về định dạng, hư hỏng về 
phần cứng (vật mang tin), chống vi rút, 
hacker 
Tóm lại, việc xây dựng Bộ sưu tập tài liệu 
số quốc gia là nhu cầu và việc làm tất yếu 
của Nhà nước nói chung và của các thư 
viện, cơ quan thông tin nước ta nói riêng. 
Đã đến lúc nước ta cần có một chiến lược, 
chương trình cùng với những hoạt động 
thực tiễn để thực hiện một cách bài bản, 
tiết kiệm và hiệu quả công việc này.
----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ALA. 1990. ALA từ điển giải nghĩa thư 
viện học và tin học Anh - Việt = Glossary 
of library and information Science. Án 
bản lần thứ nhất/Dịch giả: Phạm Th ị Lệ 
Hương, Lâm Vĩnh Th ế, Nguyễn Th ị Nga. 
- Tucson, Arizona, Galen Press Ltd, 1996. 
- Tr. 43.
36 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
2. Cao Minh Kiểm (2012). Xây dựng bộ 
sưu tập số về báo cáo kết quả đề tài nghiên 
cứu khoa học và công nghệ có sử dụng 
ngân sách nhà nước. Kỷ yếu hội thảo “Vai 
trò của Th ư viện Quốc gia Việt Nam và các 
cơ quan TT-TV trong việc tạo lập Bộ sưu 
tập tài nguyên số quốc gia của Việt Nam”.
3. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước 
và việc xây dựng bộ sưu tập tài nguyên số 
quốc gia Việt Nam/Cục Văn thư và Lưu trữ 
Nhà nước (2012). Báo cáo tham luận tại 
Hội thảo “Vai trò của Th ư viện Quốc gia 
Việt Nam và các cơ quan TT-TV trong việc 
tạo lập Bộ sưu tập tài nguyên số quốc gia 
của Việt Nam”.
4. Lê Văn Viết (2012). Báo cáo đề dẫn 
của Th ư viện Quốc gia Việt Nam. Kỷ yếu 
hội thảo “Vai trò của Th ư viện Quốc gia 
Việt Nam và các cơ quan TT-TV trong việc 
tạo lập Bộ sưu tập tài nguyên số quốc gia 
của Việt Nam”.
5. Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 
21/9/2006 của Chính phủ về Quy định chi 
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều 
của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về 
quyền tác giả và quyền liên quan.
6. Nguyễn Mạnh Kiêm (2012). Nhu cầu 
tin và mức độ đáp ứng các các bộ sưu tập 
số phục vụ công tác giảng dạy, học tập và 
nghiên cứu khoa học tại các trường đại 
học. Kỷ yếu Hội thảo “Vai trò của Th ư viện 
Quốc gia Việt Nam và các cơ quan TT-TV 
trong việc tạo lập Bộ sưu tập tài nguyên số 
quốc gia của Việt Nam”.
7. Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg 
ngày 03 tháng 05 năm 2007 của Th ủ tướng 
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình 
phát triển công nghệ nội dung số tại Việt 
Nam đến năm 2010.
8. Trần Th ị Hoàn Anh (2012). Vấn đề 
xây dựng và khai thác bộ sưu tập số Quốc 
gia - những bất cập và giải pháp. Kỷ yếu 
Hội thảo “Vai trò của Th ư viện Quốc gia 
Việt Nam và các cơ quan TT-TV trong việc 
tạo lập Bộ sưu tập tài nguyên số quốc gia 
của Việt Nam”.
9. Vũ Dương Th úy Ngà (2012). Suy 
nghĩ về mô hình bộ sưu tập tài nguyên số 
quốc gia Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “Vai 
trò của Th ư viện Quốc gia Việt Nam và các 
cơ quan TT-TV trong việc tạo lập Bộ sưu 
tập tài nguyên số quốc gia của Việt Nam”.
10. Vũ Văn Sơn (2012). Xây dựng bộ sưu 
tập số quốc gia: Những vấn đề cần quan 
tâm. Kỷ yếu Hội thảo “Vai trò của Th ư viện 
Quốc gia Việt Nam và các cơ quan TT-TV 
trong việc tạo lập Bộ sưu tập tài nguyên số 
quốc gia của Việt Nam”.
11. American Memory from the Library 
of Congress//cweb2.loc.gov/ammem/
amabout.html
12. American Memory//en.wikipedia.
org/wiki/American_Memory
13. Europeana//en.wikipedia.org/wiki/
Europeana
14. Purday, Jon. Th ink culture: 
Europeana.eu from concept to 
construction//www.emeraldinsight.com/
doi/abs/10.1108/02640470911004039
15. World Digital Library (Library of 
Congress)//www.loc.gov/wdl/
16. Van Oudenaren, John. Th e World 
Digital Library// www.unesco.org/.../VC_
Van_Oudenaren_26_A_1620.pd..
 (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 18-01-
2016; Ngày phản biện đánh giá: 16-02-2016; 
Ngày chấp nhận đăng: 09-3-2016).

File đính kèm:

  • pdfve_viec_xay_dung_bo_suu_tap_va_kho_tai_lieu_so_quoc_gia.pdf