Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin

Vậy thông tin là gì?

Có rất nhiều cách hiểu về thông tin. Thậm chí ngay các từ điển cũng

không thể có một định nghĩa thống nhất. Ví dụ: Từ điển Oxford English

Dictionary thì cho rằng thông tin là " điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến;

là tri thức, tin tức" Từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến

thức:"Thông tin là điều mà người ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyển giao tri

thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người" v,v.

Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính

là do thông tin không thể sờ mó được. Người ta bắt gặp thông tin chỉ trong quá

trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó.

Từ Latin “Informatio” , gốc của từ hiện đại “ìnformation” (thông tin) có

hai nghĩa. Một, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng

(forme). Hai, tuỳ theo tình huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng,

một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã

hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo.

Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý

tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình

thành trong quá trình giao tiếp: một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ

người khác thông qua các phương tiên thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ

liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.

pdf 5 trang kimcuc 3500
Bạn đang xem tài liệu "Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin

Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin
 1
VỀ KHÁI NIỆM THÔNG TIN VÀ CÁC THUỘC TÍNH 
LÀM NÊN GIÁ TRỊ CỦA THÔNG TIN 
(Bài đăng trên Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, số 3 – 2001) 
PGS.PTS.NGƯT. ĐOÀN PHAN TÂN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI 
Ngày nay, trong đời sống hàng ngày, ở đâu ta cũng thấy người ta nói tới 
thông tin: thông tin là nguồn lực của sự phát triển; chúng ta đang sống trong 
thời đại thông tin; một nền công nghiệp thông tin, một xã hội thông tin đang 
hình thành v.v... 
Quả thật thông tin (Information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng 
là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi 
hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó. 
Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thông tin về nhừng điều đã diễn ra, về 
những cái người ta đã biết, đã nói, đã làm. Và điều đó luôn xác định bản chất 
và chất luợng của những mối quan hệ của con người. 
Vậy thông tin là gì? 
Có rất nhiều cách hiểu về thông tin. Thậm chí ngay các từ điển cũng 
không thể có một định nghĩa thống nhất. Ví dụ: Từ điển Oxford English 
Dictionary thì cho rằng thông tin là " điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; 
là tri thức, tin tức" Từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến 
thức:"Thông tin là điều mà người ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyển giao tri 
thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người" v,v... 
Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính 
là do thông tin không thể sờ mó được. Người ta bắt gặp thông tin chỉ trong quá 
trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó. 
Từ Latin “Informatio” , gốc của từ hiện đại “ìnformation” (thông tin) có 
hai nghĩa. Một, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng 
(forme). Hai, tuỳ theo tình huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng, 
một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã 
hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. 
Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý 
tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình 
thành trong quá trình giao tiếp: một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ 
người khác thông qua các phương tiên thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ 
liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh. 
Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã 
hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v...hay nói rộng hơn 
bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người. 
 2
Trong đời sống con người, nhu cầu thông tin là một nhu cầu rất cơ bản. 
Nhu cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong 
xã hội. Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin đó 
lại được truyền cho người khác trong quá trình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh, 
trong thư từ và tài liệu, hoặc qua các phương tiện truyền thông khác. Thông tin 
được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận 
của tri thức, đòi hỏi phải được khai thác và nghiên cứu một cách hệ thống. 
Trong hoạt động của con người thông tin được thể hiện qua nhiều hình 
thức đa dạng và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh 
v.v...Thuật ngữ thông tin dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền 
bằng ngôn ngữ tự nhiên. Thông tin cũng có thể được ghi và truyền thông qua 
nghệ thuật, bằng nét mặt và động tác, cử chỉ. Hơn nữa con người còn được 
cung cấp thông tin dưới dạng mã di truyền. Những hiện tượng này của thông 
tin thấm vào thế giới vật chất và tinh thần của con người, cùng với sự đa dạng 
phong phú của nó đã khiến khó có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất về 
thông tin. 
Thông tin có nhiều mức độ chất lượng khác nhau. Các số liệu, dữ kiện 
ban đầu thu thập được qua điều tra, khảo sát là các thông tin nguyên liệu, còn 
gọi là dữ liệu (data). Từ các dữ liệu đó qua xử lý, phân tích, tổng hợp sẽ thu 
được những thông tin có giá trị cao hơn, gọi là thông tin có giá trị gia tăng 
(value added information). Ở mức độ cao hơn nữa là các thông tin quyết định 
trong quản lý và lãnh đạo - kết quả xử lý của những nhà quản lý có năng lực và 
kinh nghiệm, các thông tin chứa đựng trong các quy luật khoa học - kết quả của 
những công trình nghiên cứu, thử nghiệm của các nhà khoa học và chuyên 
môn. 
Sự quan tâm đến hiện tượng thông tin gia tăng đột biến vào thế kỷ XX 
và ngày nay chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành chuyên 
môn, trong đó có triết học, vật lý, sinh học, ngôn ngữ học, thông tin học và tin 
học, kỹ thuật điện tử và truyền thông, khoa học quản lý và nhiều ngành khoa 
học xã hội. Về phương diện thương mại, công nghiệp dịch vụ thông tin đã trở 
thành một nền công nghiệp mới mẻ mang tính toàn cầu. Ngày nay hầu như 
không một ngành công nghiệp, sản xuất và dịch vụ nào lại không quan tâm 
đến thông tin. Những quan điểm và hiện tượng khác nhau của lĩnh vực này đã 
dẫn đến những khái niệm và định nghiã khác nhau về thông tin. 
Các yếu tố cơ bản trong xử lý thông tin 
Con người nhận thông tin thông qua các giác quan: âm thanh qua thính 
giác; hình ảnh và văn bản qua thị giác; trạng thái, nhiệt độ, cảm xúc qua xúc 
giác; mùi vị qua khứu giác. Để giải thích và hiểu được các tín hiệu nhận được 
từ các giác quan, con người phải phát triển và học các hệ thống ngôn ngữ phức 
hợp, nó bao gồm một " bộ chữ cái" các tín hiệu và các tác nhân kích thích cùng 
với các quy tắc sử dụng chúng. Điều đó cho phép người ta nhận ra các đối 
tượng mà họ nhìn thấy, hiểu được các thông báo mà họ đọc hoặc nghe, cảm 
nhận được các tín hiệu nhận được qua xúc giác và khứu giác. 
 3
Các vật mang thông tin chuyển tải tín hiệu tới người nhận có thể là sóng 
điện từ, sóng ánh sáng, sóng âm và các tác nhân kích thích hoá và điện hoá. 
Cho đến trước khi máy tính điện tử ra đời, các tín hiệu truyền đi thông qua các 
vật mang tin trên là những tín hiệu được lưu trữ và xử lý dưới dạng tương 
đồng, dựa trên công nghệ in, chụp ảnh và điên thoại. Với công nghệ thông tin 
hiện đại, thông tin được biểu diễn dưới dạng các tín hiệu số nhị phân, dựa trên 
kỹ thuật số. Đó có thể coi là bước chuyển biến mang ý nghĩa lịch sử vào cuối 
thế kỷ 20 trong cách thức mà con người sáng tạo, tiếp cận và sử dụng thông tin 
 Các thuộc tính của thông tin 
Thông tin tiềm tàng khắp nơi trong xã hội. Đó là các nguồn thông tin về 
lao động, đất đai, tài nguyên, môi trường; thông tin về các tổ chức và các hoạt 
động kinh tế, xã hội; thông tin về khoa học và công nghệ; thông tin về sản xuất, 
kinh doanh v.v...Nhưng thông tin chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được truyền 
đi, phổ biến và được sử dụng. Có thể nói bản chất của thông tin nằm trong sự 
giao lưu của nó. Nói cách khác thuộc tính cơ bản của thông tin là giao lưu. 
Để phân biệt nội dung thông tin cần truyền đi và cách thức chuyển giao 
thông tin người ta tách nội dung thông tin ra khỏi hình thức biểu diễn nó. Các 
hình thức biểu diễn thông tin (các ký hiệu, dấu hiệu, hình ảnh ...) là hữu hạn. 
Nhưng nội dung của thông tin ( khái niệm, ý tưởng, sự kiện, tên v.v...) thì vô 
hạn. Trong trường hợp thông tin có một hình thức biểu diễn, quá trình chuyển 
giao thông tin chính là quá trình truyền các ký hiệu biểu diễn nó. Những ý 
tưởng mới sẽ được truyền đi bằng một tổ hợp mới của một số hữu hạn các ký 
hiệu (chữ cái, chữ số..). Trong đời sống hàng ngày thông tin được biểu diễn 
bằng ngôn ngữ. Khi đó thông tin được diễn tả bằng cú pháp và ngữ nghĩa của 
ngôn ngữ mà người ta sử dụng. 
Lý thuyết thông tin xác nhận rằng càng nhiều tín hiệu sinh ra từ nguồn 
tin thì càng có nhiều thông tin được truyền đi. Khi đó thông tin được mô tả 
bằng sự thống kê và tổ hợp các dấu hiệu phát ra từ nguồn. 
Thông báo được chuyển đi bằng ghi tín hiệu lên một dạng vật chất trung 
gian, tức là một cái giá, gọi là vật mang tin. Vật mang tin có thể là giấy, sóng 
điện từ, băng từ, v.v... Về mặt lý thuyết mỗi vật mang tin đều có khả năng xác 
định giới hạn số luợng các tín hiệu mà nó có thể chứa đựng trên đơn vị không 
gian hay đơn vị thời gian. Các kỹ sư truyền thông có trách nhiệm truyền đi 
chính xác các tín hiệu. Nhưng họ không cần quan tâm đến nội dung cũng như 
chất lượng của thông tin. Rõ ràng là việc truyền đi chính xác một thông tin 
không chính xác không làm cho thông tin này trở nên "tốt hơn". 
Trong một nghiên cứu mới đây, người ta thấy có bốn yếu tố tác động 
đến chất lượng thông tin và đem lại giá trị cho nó. Đó là: tính chính xác, phạm 
vi bao quát của nội dung, tính cập nhật và tần số sử dụng. Trong đó quan trọng 
nhất là nội dung, thứ dến là tính chính xác. 
Trên bình diện tổng quát, ta thấy rằng thông tin có giá trị là những thông 
tin có tính chất riêng biệt và thông tin có tính chất dự báo. Tính chất riêng biệt 
làm cho thông tin phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Còn tính chất dự 
 4
báo cho phép người ta có thể lựa chọn một quyết định trong nhiều khả năng 
cho phép. Có thể nói thêm rằng giá trị nhận thức của thông tin dự báo liên quan 
mật thiết đến tímh đúng đắn của việc lựa chọn quyết định. 
Trên một ý nghĩa rộng hơn, giá trị của thông tin nàm trong quyền lực tổ 
chức của nó. Thông tin phản ánh cái xác định, trật tự trong các mối quan hệ của 
tổ chức. Thông tin có giá trị cao cho phép người ta có thể làm môi trường tốt 
lên và có thể ra những quyết định đối phó được với sự thay đổi của hoàn cảnh. 
Tính chất quyền lực này của thông tin còn nằm trong cách nó có thể tượng 
trưng cho những kiến trúc vật chất và tinh thần và được phản ánh trong các 
định nghĩa của từ điển về động từ "thông tin": "Thông tin là sắp xếp, hình 
thành, tạo thành (trí tuệ và tính cách ...) bằng cách truyền đạt kiến thức" 
(Oxford English Dictionary) 
Sự vật luôn vận động, ở trạng thái bất định và chứa đựng tính ngẫu 
nhiên. Tăng lượng tin tức về một hiện tượng nào đó cũng là giảm độ chưa biết 
hoặc độ bất định của nó. Vì vậy trên quan điểm của lý thuyết thông tin thì thông 
tin là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên. 
Tính trật tự đối lập với cái bất định và ngẫu nhiên là thuộc tính cơ bản 
của thông tin mà Lý thuyết thông tin của Claude E. Shanon phát hiện. Với ý 
nghĩa đó thông tin là lượng đo trật tự nhân tạo chống lại sự hỗn độn của tự 
nhiên. Chính điều đó giải thích ý nghĩa to lớn của thông tin trong mọi lĩnh vực 
hoạt động của con người. 
Hiện nay người ta thừa nhận rằng vật chất, năng lượng và thông tin và bản 
sắc văn hoá dân tộc là các nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi 
quốc gia. Đặc biệt trong điều kiện cách mạng và công nghệ đang diễn ra với 
quy mô lớn như hiện nay, khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản 
xuất trực tiếp của xã hội, thì thông tin khoa học và công nghệ thật sự trở thành 
nguồn lực quan trọng tạo nên những ưu thế kinh tế và chính trị của mỗi nước. 
Nếu như trước đây các nền kinh tế đều dựa chủ yếu vào các nguồn tài 
nguyên thiên nhiên, lấy việc khai thác và chế biến các tài nguyên thiên nhiên là 
nguồn chủ yếu tạo ra các của cải và sự giàu có cho xã hội, thì từ những năm 
cuối của thế kỷ XX, thông tin đã được xem là một nguồn tài nguyên kinh tế, 
giống như các tài nguyên khác như vật chất, lao động, tiền vốn.... Bởi vì việc sở 
hữu, sử dụng và khai thác thông tin có thể đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều 
quá trình vật lý và nhận thức. Ngày nay các hoạt động liên quan đến xử lý 
thông tin trong công nghiệp chế tạo cũng như trong việc giải quyết các vấn đề 
xã hội và con người tăng lên đáng kể. Khác với các nguồn tài nguyên khác, tài 
nguyên thông tin có thể mở rộng phát triển không ngừng và hầu như chỉ bị hạn 
chế bởi thời gian và khả năng nhận thức của con người. Khả năng mở rộng này 
thể hiện ở các thuộc tính sau đây: (1) thông tin lan truyền một cách tự nhiên; 
(2) khi sử dụng thông tin không bao giờ bị cạn đi, mà trái lại càng trở nên 
phong phú do được tái tạo và bổ sung thêm các nguồn thông tin mới; (3) thông 
tin có thể chia sẻ, nhưng không mất đi trong giao dịch. 
Với khả năng thay thế các nguồn tài nguyên khác, khả năng truyền với tốc 
độ rất cao và khả năng đem lại ưu thế cho người nắm giữ nó, thông tin đã thực 
 5
sự trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội như nghiên cứu, giáo dục, xuất 
bản, tiếp thị và cả hoạt động chính trị nữa. Mối quan tâm của xã hội đối với 
việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin đã mở rộng từ các lĩnh 
vực truyền thống như thư viện, lưu trữ sang các tổ chức, các cơ quan, các 
ngành. Bây giờ ở đâu người ta cũng quan tâm đến việc quản lý và khai tác các 
nguồn tài nguyên thông tin. 
Một khía cạnh nhận thức thứ hai về vai trò của thông tin trong những năm 
gần đây là ngày nay ở nhiều nước thông tin đã trở thành hàng hoá. Điều đó đã 
thúc đẩy hình thành một bộ phận mới trong nền kinh tế quốc dân, đó là khu 
vực dịch vụ thông tin. Khu vực này ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ 
thông tin đa dạng và đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. 
Người ta thấy rằng khối lượng và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ 
thông tin đã trở thành tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi 
nước. 
* * * 

File đính kèm:

  • pdfve_khai_niem_thong_tin_va_cac_thuoc_tinh_lam_nen_gia_tri_cua.pdf