Văn hóa thời gian rỗi trong thơ Nguyễn Trãi

Trước hết cần nói qua khái niệm “thời gian rỗi” “Rỗi” tức rãnh rỗi, nhàn

rỗi, tức không làm công việc chính thức mà thường ngày buộc phải thực hiện, chứ

không phải là không làm việc gì cả “Thời gian rỗi”, theo tôi hiểu, là thời gian

không phải làm những công việc chính thức mà thường ngày mình phải làm ói

cách khác, đó là thời gian nằm ngoài thời gian mà luật lao động bắt buộc, tức thời

gian ngoài giờ làm việc chính thức. Theo quy định của luật lao động hiện nay, mỗi

ngày người lao động phải có nghĩa vụ thực hiện đúng 8 giờ làm việc chính thức,

ngoài thời gian làm việc chính thức đó, thời gian còn lại là thời gian rỗi Thời gian

tự do đó, người ta có thể nghỉ ngơi, giải trí để khôi phục sức lực, để tái sản xuất

sức lao động, hoặc học tập nâng cao trình độ, hoặc có thể lao động ngoài giờ để

kiếm thêm thu nhập hay có thể làm bất kỳ việc gì mà mình ưa thích.

pdf 5 trang kimcuc 9060
Bạn đang xem tài liệu "Văn hóa thời gian rỗi trong thơ Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Văn hóa thời gian rỗi trong thơ Nguyễn Trãi

Văn hóa thời gian rỗi trong thơ Nguyễn Trãi
 1 
VĂN HÓA THỜI GIAN RỖI 
TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI 
 S TS U 
Trường ĐHKHXH& V-ĐHQ T HCM 
1. Trước hết cần nói qua khái niệm “thời gian rỗi” “Rỗi” tức rãnh rỗi, nhàn 
rỗi, tức không làm công việc chính thức mà thường ngày buộc phải thực hiện, chứ 
không phải là không làm việc gì cả “Thời gian rỗi”, theo tôi hiểu, là thời gian 
không phải làm những công việc chính thức mà thường ngày mình phải làm ói 
cách khác, đó là thời gian nằm ngoài thời gian mà luật lao động bắt buộc, tức thời 
gian ngoài giờ làm việc chính thức. Theo quy định của luật lao động hiện nay, mỗi 
ngày người lao động phải có nghĩa vụ thực hiện đúng 8 giờ làm việc chính thức, 
ngoài thời gian làm việc chính thức đó, thời gian còn lại là thời gian rỗi Thời gian 
tự do đó, người ta có thể nghỉ ngơi, giải trí để khôi phục sức lực, để tái sản xuất 
sức lao động, hoặc học tập nâng cao trình độ, hoặc có thể lao động ngoài giờ để 
kiếm thêm thu nhập hay có thể làm bất kỳ việc gì mà mình ưa thích. 
2. Thời trung đại, thời gian rỗi đối với các bậc tiên ho là thời gian nhàn 
nhã, các cụ có thể tận dụng để tận hưởng các thú vui thanh cao: cầm, kỳ, thi, tửu, 
hoạ, mà các bậc hiền nhân, trượng phu, quân tử thường nhắc đến ũng có thể các 
cụ dạo chơi để thưởng ngoạn non thanh thuỷ tú, hoà vui với thiên nhiên, tìm cảm 
hứng đề thơ 
Với guyễn Trãi thì sao? Mười năm tham gia kháng chiến (1418-1427), tiếp 
theo là mười năm dựng xây đất nước (1428-1437) với chức “thanh quan” lòng của 
 ụ trong veo, trong suốt như băng trong hồ ngọc (Thập niên thanh chức ngọc hồ 
băng), tấm lòng lo cho dân, cho nước dù “cuồn cuộn nước triều đông” đi nữa, 
nhưng do nhiều thế lực chốn quan trường, cuối cùng năm 1437, ụ đành ngậm 
ngùi từ tạ Thăng ong trở về ôn Sơn để “dưỡng thân nhàn” hững năm tháng 
về lại ôn Sơn là khoảng thời gian dài mà guyễn Ức Trai không vướng bận việc 
triều chính, đó là thời gian ụ hoàn toàn thảnh thơi tự do, nói cách khác đó là thời 
gian nhàn rỗi 
Thời gian nhàn rỗi đó, Ức Trai tiên sinh đã làm gì? Điều này, ụ đã nói rất 
rõ trong hai tập thơ: Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập ếu Ức Trai thi tập là tập 
thơ chữ Hán viết từ lúc trẻ đến già, mà 107 bài hiện còn là thơ viết trong mười 
năm tìm đường cứu nước (1407-1417) và thơ viết trong thời gian làm quan cho 
nhà ê sơ đến cuối đời (1428-1442), trong đó có thơ viết trong những ngày cáo 
 2 
quan về lại ôn Sơn (1437-1440 đến cuối đời), thì Quốc âm thi tập, một tập thơ 
Nôm với 254 bài, trong đó có nhiều bài nói về những ngày dưỡng nhàn ở ôn 
Sơn 
Trong thơ chữ Hán, thời gian nhàn rỗi ấy, có lúc cụ đóng cửa phòng văn, 
lắng nghe tiếng chim cuốc kêu, ngắm nhìn hoa xoan nở dưới cơn mưa phùn: 
閑中盡日閉書齋 
門外全無俗客來 
杜宇聲中春向老 
一庭疏雨楝花開 
 [暮春即事] 
Nhàn trung tận nhật bế thư trai, 
Môn ngoại toàn vô tục khách lai. 
 Đỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão, 
Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai. 
 (Mộ xuân tức sự) 
 [Tức cảnh cuối xuân: Trong lúc nhàn nhã suốt ngày khép cửa phòng văn, 
 goài cửa không có một khách tục nào tới. Trong tiếng cuốc kêu, mùa xuân sắp 
tàn, Đầy sân mưa phùn nhẹ rơi khi hoa xoan đang nở.] 
Về lại ôn Sơn, ụ đã làm nhà lá bên hoa, đọc sách của phụ thân để lại: 
如今只愛山中住 
結屋花邊讀父書 
 [偶成] 
Như kim chỉ ái sơn trung trú, 
Kết ốc hoa biên độc phụ thư. 
 (Ngẫu thành) 
(Ngẫu nhiên thành thơ: ay ta chỉ thích ở trong núi,/ làm nhà lá bên hoa, đọc 
sách của cha để lại ) 
Việc này, rõ ràng là ụ đã thực hiện cái ước nguyện mà trước đó ụ đã viết 
trong bài 亂後到崑山感作 Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác: 
何時結屋雲峰下 
汲澗烹茶枕石眠 
Hà thì kết ốc vân phong hạ, 
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên. 
(Sau loạn về Côn Sơn cảm tác: bao giờ làm được nhà dưới núi mây, Múc 
nước khe suối đun pha trà, gối tảng đá mà ngủ ) 
 3 
 ó khi ụ bơi thuyền con trên dòng suối để thăm chùa trên núi, cảm nhận cái 
thanh vắng, lặng lẽ của cảnh thiền môn nơi núi rừng trong buổi chiều tà, để rồi hốt 
nhiên chợt ngộ Bài thơ khép lại bằng cái không lời - “vô ngôn”: 
短棹繫斜陽 
匆匆謁上方 
雲歸禪榻冷 
花落澗流香 
日暮猿聲急 
山空竹影長 
箇中真有意 
欲語忽還忘 
 [遊山寺] 
Đoản trạo hệ tà dương, 
Thông thông yết thượng phương. 
Vân quy thiền tháp lãnh, 
Hoa lạc giản lưu hương. 
Nhật mộ viên thanh cấp, 
Sơn không trúc ảnh trường. 
Cá trung chân hữu ý, 
Dục ngữ hốt hoàn vương (vong). 
 (Du sơn tự) 
(Đi chơi chùa trên núi: Mái chèo ngắn buộc trong ánh chiều tà, xăm xăm lên 
thăm cảnh chùa Mây kéo về khiến giường thiền lạnh, Hoa rụng xuống làm cho 
dòng suối nhỏ thơm. hiều tối tiếng vượn kêu gấp, Núi vắng bóng trúc ngã dài. 
Trong đây quả có bao nhiêu tình ý, Muốn nói bỗng lại quên ) 
Trong thơ ôm, khoảng thời gian nhàn rỗi ấy, có khi ụ ngồi hóng mát suốt 
ngày dưới bóng cây hoè cổ thụ: 
Rỗi hóng mát thuở ngày trường, 
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương. 
Và nhìn ngắm cảnh vật thiên nhiên xung quanh: 
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, 
Hồng liên trì đã tịn mùi hương. 
Để lắng nghe âm thanh của cuộc sống: 
Lao xao chợ cá làng ngư phủ, 
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. 
Với niềm khát vọng, ước mong sao cho nhân dân no đủ giàu mạnh: 
 4 
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng, 
Dân giàu đủ khắp đòi phương. 
 (Bảo kính cảnh giới, 43). 
 ó lúc ụ ngổi uống trà, đánh cờ, nghe chim kêu, xem hoa nở: 
Xa lánh thân nhàn gác việc rồi (rỗi). 
Cới tục trà thường pha nước tuyết, 
Tìm thanh trong vắt tạn chè mai. 
Chim kêu hoa nở ngày xuân tạnh, 
Hương lụn cờ tàn tiệc khách thôi. 
 (Ngôn chí, 1) 
 ũng có khi một mình uống trà dưới ánh trăng hoặc đọc sách: 
Chè mai đêm nguyệt dậy xem bóng, 
Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. 
 (Ngôn chí, 2) 
hay: Ngày vắng xem chơi sách một an. 
 (Ngôn chí, 16) 
Đêm thì ụ uống rượu dưới trăng; ngày thì ụ ngắm hoa tỉa cành chăm sóc 
cây cảnh: 
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén, 
Ngày vắng xem hoa bả cây. 
 (Ngôn chí, 10) 
 hững ngày tháng dài ở ôn Sơn, ụ chỉ làm bạn với thiên nhiên: 
Núi láng giềng, chim bầu bạn, 
Mây khách khứa, nguyệt anh tam. 
Khi thiếu bạn bè tâm sự, cụ đành đọc sách cho khuây khoả, hoặc băng rừng 
lội suối kiếm trúc, tìm mai để thưởng ngoạn: 
Bạn cũ thiếu: ôm đèn lẫn sách, 
Tình quen chăng: kiếm trúc cùng mai. 
 (Ngôn chí, 12) 
nên có khi ụ dạo núi tìm vị sư trong núi (sơn tăng) để đàm đạo, ngâm thơ: 
Năng mỗ sơn tăng làm bạn ngâm. 
 (Ngôn chí, 4) 
Có lúc đi tìm trúc, thưởng mai dưới trăng: 
Quét trúc bước qua lòng suối, 
Thưởng mai về đạp bóng trăng. 
 (Ngôn chí, 15) 
 5 
hoặc: Ngày nhàn mở quyển xem Chu Dịch, 
 Đêm vắng tìm mai bạn Lão Bô. 
 (Ngôn chí, 19) 
 ão Bô tức âm Bô (967-1028), nhà thơ đời Tống, sống một mình trên núi 
 ô Sơn, làm bạn với thiên nhiên, coi mai là vợ, hạc là con (mai thê hạc tử), viết 
hàng trăm bài thơ vịnh mai nổi tiếng 
Cái thanh nhàn ấy của ụ nếu có ai đổi ngàn vàng ụ vẫn không đổi: 
Một phút thanh nhàn trong thuở ấy, 
Thiên kim ước đổi được hay chăng. 
 (Ngôn chí, 15) 
 Và còn nhiều nữa 
 3 Tóm lại, những ngày về lại ôn Sơn, lòng của Ức Trai tiên sinh trong veo 
như băng trong hồ ngọc, xem danh lợi như gió thoảng qua, tuy vậy, lúc nào ụ 
cũng nghĩ đến dân đến nước, mong ước sao cho dân giàu nước mạnh Thời gian 
nhàn rỗi ấy ụ thường đọc sách ngâm thơ, hái cúc, ương lan, tìm mai, quét trúc, 
v v xem thiên nhiên là bầu bạn tri kỷ tri âm, mà việc này, không chỉ ở riêng 
 guyễn Trãi, người đọc có thể tìm gặp nhiều trong thơ của nhiểu nhà nho ẩn dật 
khác nữa trong văn học Việt am thời trung đại 
Tp. HCM, đêm 17-12-2012. 
Tài liệu tham khảo: 
Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập 1, tập 3, Mai Quốc iên chủ biên, Nxb VH và 
Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2001. 

File đính kèm:

  • pdfvan_hoa_thoi_gian_roi_trong_tho_nguyen_trai.pdf