Vận dụng nguyên tắc phân loại tài liệu trong khung phân loại thập phân Dewey
Đối với bất kỳ hoạt động nghiệp vụ
nào cũng đều tuân thủ những nguyên tắc
nhất định, công tác phân loại tài liệu cũng
không là ngoại lệ. Mỗi khung phân loại đều
có những nguyên tắc chung và nguyên tắc
riêng hay là các quy tắc. Hiện nay, hầu hết
thư viện đại học đều sử dụng khung phân
loại thập phân Dewey (gọi tắt là DDC) để
phân loại tài liệu cho thư viện. Tuỳ thuộc
vào điều kiện, yếu tố khác nhau của thư
viện, như: nguồn nhân lực, kinh phí, công
cụ phân loại, công cụ hỗ trợ phân loại, diện
phục vụ, v.v. mà ảnh hưởng đến công tác
phân loại tài liệu nói chung, việc lựa chọn
ký hiệu phân loại (KHPL) nói riêng, dẫn
đến việc các mức độ chi tiết, bao quát của
KHPL khác nhau. Chẳng hạn, người cán
bộ phân loại (CBPL) có thể dựa vào đối
tượng, diện phục vụ của thư viện để lựa
chọn KHPL ở mức độ tổng quát hay cụ thể.
Dù ở cách thức thực hiện công tác phân loại
tài liệu như thế nào, thì việc tuân thủ các
nguyên tắc chung cũng như quy tắc cụ thể
của DDC thực sự cần thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng nguyên tắc phân loại tài liệu trong khung phân loại thập phân Dewey
38 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 CHIA SẺ KINH NGHIỆM Tóm tắt: Bài viết trình bày một số nguyên tắc và quy tắc của khung phân loại thập phân Dewey. Bằng phương pháp phân tích kết quả khảo sát trên mục lục truy cập công cộng trực tuyến của Th ư viện trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, bài viết nhận diện một số hạn chế trong công tác phân loại tài liệu cũng như quá trình vận dụng các nguyên tắc, quy tắc phân loại cụ thể trong thư viện. Từ khoá: Nguyên tắc; quy tắc; DDC; phân loại; thư viện Th e application of Dewey Decimal Classifi cation Rules at the Library of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ho Chi Minh City Abstract: Th e article introduces Dewey Decimal Classifi cation Standards and Rules. Based on the survey results on the online access index of the library of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, it identifi es some limitations in classifying documents as well as in applying specifi c classifi cation standards and rules at the library. Keywords: Standards; rules; DDC; classifi cation; library VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI TÀI LIỆU TRONG KHUNG PHÂN LOẠI THẬP PHÂN DEWEY (Từ thực tiễn phân loại tài liệu của Th ư viện trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh) Th S Bùi Hà Phương Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Mở đầu Đối với bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào cũng đều tuân thủ những nguyên tắc nhất định, công tác phân loại tài liệu cũng không là ngoại lệ. Mỗi khung phân loại đều có những nguyên tắc chung và nguyên tắc riêng hay là các quy tắc. Hiện nay, hầu hết thư viện đại học đều sử dụng khung phân loại thập phân Dewey (gọi tắt là DDC) để phân loại tài liệu cho thư viện. Tuỳ thuộc vào điều kiện, yếu tố khác nhau của thư viện, như: nguồn nhân lực, kinh phí, công cụ phân loại, công cụ hỗ trợ phân loại, diện phục vụ, v.v... mà ảnh hưởng đến công tác phân loại tài liệu nói chung, việc lựa chọn ký hiệu phân loại (KHPL) nói riêng, dẫn đến việc các mức độ chi tiết, bao quát của KHPL khác nhau. Chẳng hạn, người cán bộ phân loại (CBPL) có thể dựa vào đối tượng, diện phục vụ của thư viện để lựa chọn KHPL ở mức độ tổng quát hay cụ thể. Dù ở cách thức thực hiện công tác phân loại tài liệu như thế nào, thì việc tuân thủ các nguyên tắc chung cũng như quy tắc cụ thể của DDC thực sự cần thiết. Trong khung phân loại DDC, nguyên tắc chung và quy tắc cụ thể đã được tích hợp ngay trong chính bộ công cụ phân loại CHIA SẺ KINH NGHIỆM THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 39 mà thư viện áp dụng, và có một số công bố khoa học, bài viết đề cập đến những nguyên tắc, quy tắc này. Tuy nhiên, việc vận dụng nguyên tắc đã thực sự phù hợp, hay tính đảm bảo sự thống nhất trong thư viện ở mức độ nào là một trong những vấn đề ít được đề cập đến một cách đầy đủ. Do vậy, trên cơ sở phân tích một số kết quả khảo sát KHPL của thư viện trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, bài viết cung cấp góc nhìn chi tiết hơn về việc vận dụng nguyên tắc phân loại chung và quy tắc cụ thể của khung DDC, từ đó góp phần cung cấp cách đánh giá thực tế vận dụng nguyên tắc vào công tác phân loại của thư viện Việt Nam hiện nay. Vận dụng và tuân thủ những nguyên tắc, quy tắc có những ý nghĩa nhất định như đảm bảo tính thống nhất trong quá trình phân loại, cũng như liên quan đến chất lượng sản phẩm của quá trình phân loại. Ngoài ra, một lợi ích khác giúp các thư viện có thể góp phần trao đổi, chia sẻ dữ liệu trong và ngoài hệ thống thư viện. Và đặc biệt, sản phẩm của quá trình phân loại cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp và thể hiện được trình độ chuyên môn của đội ngũ CBPL trong thư viện, từ đó giúp khẳng định vị thế của thư viện cũng như tạo dựng hình ảnh của thư viện đối với cộng đồng thư viện và người dùng tin. Dù ở ý nghĩa nào đi chăng nữa thì việc tuân thủ các nguyên tắc phân loại còn giúp thư viện cũng góp phần chuẩn hoá hoạt động nghiệp vụ TT-TV và chuẩn hoá công tác phân loại tài liệu. 1. Một số nguyên tắc phân loại tài liệu trong khung phân loại thập phân Dewey Trong công tác phân loại tài liệu, CBPL không chỉ quan tâm đến những nguyên tắc cụ thể của từng khung phân loại áp dụng trong thư viện mà còn hiểu và vận dụng những nguyên tắc chung, cơ bản nhất của quá trình phân loại. Nguyên tắc chung trong phân loại tài liệu được hiểu là tập hợp các quy tắc được sử dụng chung cho hầu hết các khung phân loại, không phân biệt bảng phân loại áp dụng cụ thể nào. Nguyên tắc này giúp CBPL có thể hiểu rõ và thực hiện một cách cơ bản và khái quát nhất khi bắt đầu vào công tác phân loại tài liệu. Việc đảm bảo thực hiện các nguyên tắc chung trong phân loại giúp CBPL hiểu được các bước để có thể xác định được KHPL phù hợp với từng bảng phân loại mà thư viện đang sử dụng. Trong nguyên tắc phân loại chung gồm có nguyên tắc chủ yếu, nguyên tắc trực diện, nguyên tắc ưu tiên [5] với mỗi nguyên tắc có những ý nghĩa và yêu cầu nhất định đối với CBPL. Nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc chung đầu tiên trong công tác phân loại tài liệu mà mỗi CBPL phải tuân thủ. Mỗi tài liệu thường gồm nội dung và các khía cạnh nghiên cứu như loại hình, công dụng, ngôn ngữ, hình thức,... của tài liệu. Nguyên tắc chủ yếu đòi hỏi CBPL phải căn cứ vào nội dung tài liệu, sau đó căn cứ vào các khía cạnh nghiên cứu khác trong quá trình phân loại. Hay nói cách khác, nguyên tắc chủ yếu đòi hỏi khi phân loại tài liệu, CBTV phải phân loại nội dung trước khi lựa chọn các khía cạnh khác để hoàn thiện KHPL. Ví dụ, trong tài liệu “Cẩm nang dinh dưỡng cho bé”, thì “dinh dưỡng cho bé” sẽ được xác định KHPL trong bảng chính trước, sau đó mới phân loại “cẩm nang” bằng cách lựa chọn bảng phụ Tiểu phân mục chung. Nguyên tắc thứ hai chính là nguyên tắc trực diện yêu cầu CBPL phải tiếp cận trực tiếp tài liệu. Nguyên tắc này đòi hỏi tính xác thực của thông tin và mức độ đầy đủ của nội dung tài liệu mà CBTV đang phân loại. 40 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 CHIA SẺ KINH NGHIỆM Bởi lẽ, nội dung tài liệu không chỉ phản ánh đơn thuần qua các dạng tài liệu thứ cấp, hoặc chỉ là tiêu đề chủ đề hay từ khoá, v.v... mà cần phải có nội dung chính văn của tài liệu. Điều này giúp cho việc xác định nội dung, định vị KHPL và xác định KHPL thuận tiện và hiệu quả hơn. Như vậy, hiểu một cách đơn giản, CBPL chỉ có thể tự tạo được KHPL bằng chính quá trình làm việc và xử lý trực tiếp tài liệu đang có trong thư viện và trong tay, mà không thông qua bất kỳ nguồn tài liệu thứ cấp nào khác. Lưu ý về nguyên tắc thứ ba chính là nguyên tắc ưu tiên trong phân loại tài liệu. Nguyên tắc này đòi hỏi CBTV phải phân loại những vấn đề cụ thể trước những vấn đề có tính chất khái quát. Ngoài ra, trong thực tiễn phân loại cho thấy, nhiều tài liệu không chỉ phản ánh một nội dung trong một tài liệu mà có hai hay nhiều nội dung khác nhau trong cùng một tài liệu. Các nội dung này thể hiện dưới dạng các vấn đề, chủ đề cụ thể và có hoặc không có mối tương quan với nhau. Tuy vậy, một trong những mối tương quan trong các chủ đề, vấn đề này chính là mối quan hệ áp dụng, tác động giữa một chủ đề/lĩnh vực đối với một chủ đề/lĩnh vực khác được phản ánh trong nội dung tài liệu. Khi đó, giải quyết vấn đề này bằng cách CBPL cần vận dụng nguyên tắc áp dụng để phân loại các vấn đề ứng dụng. Phân tích ví dụ “Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học” cho thấy, lĩnh vực được tác động, được ảnh hưởng bởi lĩnh vực khác là “sinh học”, khi đó, “công nghệ thông tin” được xem là chủ đề/lĩnh vực áp dụng/tác động lên chủ đề “sinh học”. Nói tóm lại, các nguyên tắc phân loại chung này được xem là nguyên tắc cơ bản nhất đối với bất kỳ khung phân loại áp dụng nào cũng như đối với khung DDC. Tuy nhiên, trong thực tế, tuỳ thuộc vào từng bảng phân loại mà thư viện sử dụng, CBTV cần xem xét các quy tắc cụ thể hơn để có thể lựa chọn được KHPL phù hợp nhất có thể. Mary Mortimer (1998) đã hệ thống hoá 24 nguyên tắc phân loại của khung phân loại thập phân Dewey, gồm ba nhóm nguyên tắc phân loại chung, nhóm nguyên tắc đặt ra đối với cán bộ phân loại và nhóm nguyên tắc phân loại đối với những tài liệu có nhiều hơn một chủ đề [3]. Đối với từng trường hợp cụ thể, CBPL có thể linh hoạt vận dụng những nguyên tắc này trong quá trình phân loại tài liệu. Nhóm nguyên tắc phân loại chung bao gồm: (1) phân loại tài liệu vào vị trí hữu dụng nhất; (2) Phân loại tài liệu theo mục đích, ý định của tác giả đề cập trong tài liệu; (3) Trước tiên phân loại theo môn loại, sau đó là hình thức của tài liệu. Nguyên tắc này không áp dụng cho các tài liệu là tác phẩm văn học (Th ơ, kịch, diễn văn, ); (4) Đối với tài liệu là tác phẩm văn học, đầu tiên phân theo ngôn ngữ gốc, sau đó đến thể loại, rồi mới đến chủ đề tài liệu; (5) Phân loại tài liệu vào ký hiệu cụ thể nhất phản ánh đúng nội dung tài liệu. Ngoài ra, đối với các loại hình tài liệu khác nhau hay có sự ưu tiên khi lựa chọn KHPL từ bảng chính và bảng phụ thì CBPL có thể vận dụng những nguyên tắc như: (11) Tài liệu là tiểu sử, nhật ký và hồi ký hoặc có thể phân loại cụ thể theo môn loại tài liệu hoặc phân loại vào mục tiểu sử tổng quát; (12) Nhìn chung phân loại chính theo môn loại sau đó theo vị trí địa lý; (13) Khi tài liệu có sự chia nhỏ môn loại và phải lựa chọn giữa môn loại và vị trí địa lý thì phân loại theo môn loại. Như vậy, ở nhóm nguyên tắc này, CBPL cần phải đảm bảo công tác phân loại tài liệu phải dựa trên tính hữu dụng, có ích CHIA SẺ KINH NGHIỆM THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 41 đối với người dùng tin và quan điểm của tác giả tài liệu. Đặc biệt, CBPL phải phân loại dựa trên việc xử lý nội dung tài liệu (ngoại trừ tác phẩm văn học), trước khi đề cập đến việc xử lý hình thức, loại hình, ... của tài liệu. Nhóm nguyên tắc đặt ra đối với người cán bộ phân loại gồm những nguyên tắc liên quan đến yếu tố chủ quan và tính chủ động của CBPL. Việc tuân thủ những nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính thống nhất trong sản phẩm - ký hiệu phân loại và trong cả quá trình phân loại. Bởi lẽ CBPL tránh được việc áp đặt ý kiến cá nhân vào việc xác định nội dung tài liệu, tư tưởng của tác giả được thể hiện trong tài liệu cũng như CBPL luôn có sự chủ động trong tìm hiểu khung phân loại, chủ động ghi ghép, lưu ý trong suốt quá trình phân loại tài liệu. Cụ thể: (20) khi phân loại tránh áp đặt quan điểm cá nhân, không đánh giá đúng bản chất vấn đề tài liệu đề cập và chủ đề chính của tài liệu; (21) Cán bộ phân loại phải luôn có những lập luận, những lý do để phân loại tài liệu vào một mục cụ thể; (22) Phải luôn ghi nhớ những quyết định và sự lựa chọn ký hiệu; (23) Nhất thiết phải tìm hiểu bảng phân loại kỹ càng; (24) Sau khi phân loại phải ghi lại những ký hiệu cho mỗi tài liệu trong mục lục hoặc trong ký hiệu xếp giá. Nhóm nguyên tắc phân loại đối với những tài liệu có nhiều hơn một chủ đề. Nhóm nguyên tắc này còn đề cập đến lưu ý đối với việc phân loại có hai hay nhiều chủ đề được đề cập ngang nhau hoặc nhấn mạnh, tài liệu có chủ đề liên ngành, cụ thể: (6) tài liệu có hai hoặc nhiều hơn hai môn loại thì môn loại nào được đề cập đến nhiều nhất sẽ phân loại tài liệu theo chủ đề đó; (7) Nếu tài liệu có hai môn loại được đề cập như nhau, không có sự chú trọng, giải thích hay giới thiệu thì sẽ được phân loại cho môn loại nào có vị trí sắp xếp trước trong bảng phân loại; (8) Nếu tài liệu gồm hai lĩnh vực của cùng một môn loại thì phân vào mục cấp trên của hai lĩnh vực này trong môn loại đó (căn cứ vào trật tự của bảng); (9) Nếu tài liệu có ba hoặc nhiều hơn ba môn loại đều là sự chia nhỏ của một môn loại mà không có sự nhấn mạnh vào một môn loại nhỏ nào thì phân loại cho môn loại lớn; (10) Phân loại tài liệu có ba hoặc nhiều hơn ba môn loại khác nhau vào mục tổng quát; (14) Nếu có một môn loại bao trùm nhiều phần chi tiết (chia theo môn loại) thì định ký hiệu cho môn loại bao trùm đó; (15) Nếu tài liệu đề cập đến chủ đề nhỏ là chính (chủ đề nhỏ có thể nằm trong chủ đề chính) thì định ký hiệu cho chủ đề này; (16) Khi tài liệu có một chủ đề được nhấn mạnh đặc biệt, có khả năng đại diện cho các chủ đề khác thì xác định ký hiệu môn loại cho chủ đề này; (17) Khi chủ đề chính của tài liệu không được phản ánh trong khung phân loại (có thể đây là một chủ đề mới chưa được cập nhật) thì phân loại tài liệu đó theo ký hiệu môn loại gần nhất với chủ đề chính của tài liệu; (18) Khi tài liệu có hai chủ đề mà có sự đối lập thì phân loại theo chủ đề phổ biến, thịnh hành và phù hợp nhất với hiện tại; (19) Tài liệu đề cập hai mặt tốt và xấu của một vấn đề được xếp vào mục của vấn đề đó. Với nhóm nguyên tắc này, có thể nhận thấy một số vấn đề chung về việc phân loại tài liệu có từ hai chủ đề trở lên đó là: Th ứ nhất, đối với tài liệu có hai chủ đề trong cùng một môn loại thì CBPL có hai lựa chọn, hoặc là KHPL có vị trí thập tiến đứng trước trong khung phân loại (trường hợp hai chủ đề được đề cập ngang bằng nhau, không dùng để giải thích hay làm rõ cho nhau); hoặc là KHPL phản ánh chủ đề được đề cập 42 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 CHIA SẺ KINH NGHIỆM nhiều hơn trong nội dung tài liệu (trường hợp một trong hai chủ đề được chú trọng nhấn mạnh. Th ứ hai, đối với tài liệu có từ ba chủ đề trở lên, hoặc là CBPL lựa chọn KHPL cho chủ đề được đề cập, nhấn mạnh nhiều nhất (trường hợp ba chủ đề không cùng một môn loại hay một lớp); hoặc là lựa chọn KHPL cho chủ đề hay môn loại bao trùm cả ba chủ đề đó (trường hợp ba chủ đề trong cùng một môn loại, một lớp). Ngoài ra, có thể tiếp cận các nguyên tắc này với sự phân biệt mang tính bao quát hơn, được xem là những quy tắc phân loại cụ thể đối với khung DDC. Các quy tắc này bao gồm quy tắc áp dụng, quy tắc lấy chủ đề thứ nhất trong hai chủ đề, quy tắc ba chủ đề và quy tắc liên ngành [5]. Th êm vào đó, M.P. Satija (2007) cũng đã phân tích một số quy tắc cụ thể liên quan đến quá trình phân loại tài liệu bằng khung DDC [4]. Th ứ nhất, quy tắc thứ nhất là quy tắc chủ đề thứ nhất trong hai chủ đề. Với quy tắc này, khi tài liệu có hai chủ đề cụ thể, CBPL chọn KHPL cho chủ đề có vị trí đứng trước trong khung phân loại. Ví dụ, cuốn sách giới thiệu về vật lý và hoá học sẽ được xếp vào 530 Vật lý, chứ không phải là 540 Hoá học. Quy tắc thứ hai là quy tắc ba chủ đề. Với quy tắc này dành cho tài liệu có từ ba chủ đề trở lên trong cùng một lớp, KHPL được chọn sẽ có ý nghĩa bao trùm cả ba chủ đề được đề cập trong nội dung tài liệu. Ví dụ, tài liệu liên quan đến số học, đại số và hình học sẽ có KHPL là 510 Toán học. Kế tiếp là quy tắc áp dụng đối với tài liệu có hai chủ đề liên quan nhau. Cụ thể là, khi tài liệu có một chủ đề tác động đến chủ đề còn lại thì KHPL sẽ được chọn vào chủ đề được tác động. Ví dụ, tài liệu đề cập đến việc ứng dụng toán học trong xây dựng cầu thì KHPL được chọn là xây dựng cầu chứ không phải là toán học. Nhưng trong trường hợp khác, tài liệu đề cập đến toán học dành cho kỹ sư, thì KHPL sẽ phải là toán học, không phải là kỹ sư. Ngoài ra, quy tắc khác là quy tắc đối với tác phẩm tổng hợp và tác phẩm liên ngành. Đối với tác phẩm tổng hợp (phản ánh nhiều khía cạnh của một chủ đề trong phạm vi một ngành) và tác phẩm liên ngành (nhiều khía cạnh khác nhau của một chủ đề được bàn đến trong nhiều ngành khác nhau), khi đó, quy tắc này sẽ cung cấp hướng dẫn để phân loại những tài liệu này. Th ông thường, những KHPL phản ánh tác phẩm liên ngành sẽ dễ dàng xác định được trong bảng tra liên quan của khung DDC. Chẳng hạn, tác phẩm đề cập đến trẻ em sẽ có KHPL cho tác phẩm liên ngành là 305.23, bàn về khía cạnh xã hội học, tâm lý học, nuôi dưỡng, giáo dục, phúc lợi, sức khoẻ, ...). Đặc biệt là quy tắc số không. Quy tắc số không được áp dụng trong trường hợp không có hướng dẫn cụ thể để xác định KHPL. Th eo quy tắc này, ưu tiên lựa chọn KHPL không có số 0 được thể hiện sau dấu chấm thập phân. Ví dụ, tài liệu bàn về “Đồ dùng ngoài trời bằng kim loại”, khi đó KHPL sẽ có hai sự lựa chọn: 618.18 Đồ dùng ngoài trời 684.105 Đồ dùng kim loại. Tuy nhiên, với quy tắc này, KHPL sẽ ưu tiên chọn là 618.18 Đồ dùng ngoài trời. Tương tự, tài liệu về “Tội phạm chính trị Mafi a” sẽ có KHPL là 364.131 dù có hai KHPL gồm: 364.131 Tội phạm chính trị 364.106 Tội phạm Mafi a Như vậy, dù các nguyên tắc chung hay nguyên tắc riêng được đề cập trong những CHIA SẺ KINH NGHIỆM THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 43 tài liệu khác nhau, nhưng khi CBPL thực hiện công tác đánh giá, phân tích nội dung và tạo lập KHPL cũng phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc này. 2. Th ực tiễn công tác phân loại và vận dụng nguyên tắc phân loại trong khung phân loại thập phân Dewey Với những nguyên tắc, quy tắc đã có, nhiều thư viện đại học hiện nay cũng đã thực hiện và tuân thủ trong công tác phân loại tài liệu của thư viện. Tuy nhiên, việc tuân thủ nguyên tắc có thể không hoàn toàn tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm của quá trình phân loại tài liệu. Bởi lẽ trong thực tế cho thấy, nhiều sản phẩm - ký hiệu phân loại - còn có những hạn chế nhất định và những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những hạn chế này dựa trên phương pháp phân tích kết quả chọn mẫu có chọn lọc qua mục lục truy cập công cộng trực tuyến OPAC tại Trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh. Một là, thiếu sự nhất quán khi ghép ký hiệu bảng chính và bảng phụ. Cụ thể, có những trường hợp CBPL ghép ký hiệu bảng chính với ký hiệu bảng phụ 1, 2; tuy nhiên, có những tài liệu tương tự, CBPL không ghép ký hiệu bảng phụ. Phân tích một số ví dụ cụ thể có thể nhận thấy rõ ràng sự thiếu nhất quán này. Tài liệu 1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh: dùng trong các trường đại học, cao đẳng Tài liệu 2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh Khi phân tích kết quả tra cứu trên OPAC cho thấy, cùng là một tài liệu có tiêu đề chủ đề bàn về Tư tưởng Hồ Chí Minh, phụ đề hình thức là “giáo trình”, 44 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 CHIA SẺ KINH NGHIỆM Tài liệu 3. Giáo trình cơ sở môi trưởng nước nhưng có hai KHPL gồm 335.4346 và 335.4346071. Sự khác biệt ở đây chính là sự thiếu thống nhất trong quá trình tạo lập KHPL. KHPL ở biểu ghi thứ 2 được phân loại chi tiết hơn KHPL ở biểu ghi thứ nhất bằng cách ghép thêm ký hiệu của bảng phụ 1 là “giáo trình” – 071. Tài liệu 3 là một trong những trường hợp không thống nhất trong việc ghép hay không ghép ký hiệu bảng 1. Tài liệu 4. Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành: lưu hành nội bộ Một ví dụ khác tương tự, tài liệu 4 có nhan đề “Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành” có đến 2 KHPL trong cùng 1 biểu ghi là 495.92207 và 495.922971. Tuy vậy, đây có thể được xem là lỗi do nhập liệu của CBPL khi hiệu chỉnh KHPL bởi lẽ đối với khung DDC, CBPL chỉ được chọn duy nhất một KHPL cho mỗi tài liệu. Tương tự, sự thiếu nhất quán còn thể hiện trong ghép ký hiệu bảng phụ 2. Trong biểu ghi bên dưới cho thấy, tài liệu có đề cập đến khu vực địa lý là các tỉnh Bắc Trung Bộ. Như vậy, với tài liệu này KHPL phải được ghép với ký hiệu của bảng phụ 2. Tuy nhiên, KHPL do thư viện tạo lập chỉ là 577.5, không phản ánh khu vực địa lý trong ký hiệu. Tương tự, CBPL cũng không ghép ký hiệu bảng 2 để phản ánh khu vực địa lý được đề cập đến trong nội dung tài liệu trong khi tiêu đề chủ đề có phụ đề địa lý (tài liệu 5 và 6). Trong khi, một số tài liệu khác lại phản ánh đầy đủ khu vực địa lý trong KHPL. 306 Văn hoá và thể chế -09 Lịch sử, địa lý, con người (ký hiệu trung gian từ bảng 1 khi không có hướng dẫn ghép bảng 2) -597 Việt Nam (bảng 2) CHIA SẺ KINH NGHIỆM THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 45 Tài liệu 5. Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ Tài liệu 6. Một số làng nghề Hà Nội Tài liệu 7. Ấn tượng văn hoá đồng bằng Nam bộ Hai là, sự thiếu thống nhất và khác biệt về mức độ chi tiết của KHPL. Trong nhiều trường hợp, ký hiệu của bảng chính ghép với ký hiệu của bảng phụ thể hiện mức độ chi tiết khác nhau. Trong cùng diện phục vụ của thư viện, nhưng có một số tài liệu, CBPL chỉ phân loại tài liệu ở mức độ bao quát nhất, trong khi đó, những tài liệu khác lại có mức độ phân loại chi tiết, cụ thể hơn. Ví dụ, tài liệu 8 đề cập đến Nghệ An, nhưng KHPL chỉ phản ánh là ở Việt Nam nói chung. Trong khi một biểu ghi khác lại thấy sự khác biệt về mức độ phân loại chi tiết của KHPL, như Hoà Bình được đề cập đến trong nội dung tài liệu 9. 392.30959719 Ẩm thực dân gian Mường vùng huyện Lạc Sơn, Hoà Bình. 46 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 CHIA SẺ KINH NGHIỆM Tài liệu 8. Âm nhạc dân gian xứ Nghệ Tài liệu 9. Ẩm thực dân gian Mường vùng huyện Lạc Sơn, Hoà Bình Trong đó: 391.3 Phong tục liên quan tới nơi ở và gia chánh Bao gồm cả nấu ăn, đồ đạc -09 Ký hiệu trung gian từ bảng 1 (trường hợp không có hướng dẫn ghép bảng 2) -59719 Hoà Bình (tỉnh) Tài liệu 10. Ẩm thực Trung Quốc Ba là, phản ánh không đầy đủ nội dung, các phương diện nghiên cứu của tài liệu. Tài liệu đề cập đến du lịch ở Việt Nam, tuy nhiên, KHPL đã không thể hiện đầy đủ phương diện nghiên cứu mà tài liệu phản ánh. Phân tích biểu ghi cho thấy: CHIA SẺ KINH NGHIỆM THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 47 Tài liệu 11. Modern conversational Korean = Giao tiếp tiếng Hàn hiện đại Tài liệu 12. Hoạt động kinh tế của người Chăm làng Bàu Trúc ở Ninh Th uận: luận văn 394 Phong tục chung .1 Ăn, uống; dùng chất kích thích KHPL do thư viện phân loại là: 394.1. Như vậy, rõ ràng với tài liệu này, CBPL đã không phản ánh đầy đủ nội dung của tài liệu có đề cập đến “Trung Quốc” (tài liệu 10). Bốn là, sự sai biệt giữa nội dung tài liệu và KHPL. Hay nói cách khác, KHPL không phản ánh nội dung của tài liệu như chủ đích của tác giả. Tài liệu 11 đề cập đến tiếng Hàn (KHPL trong khung DDC là 495.7), trong khi đó, CBPL lựa chọn KHPL là 495.4 Các ngôn ngữ Tạng – Miến. Phân tích KHPL của thư viện cho thấy, tài liệu có nhan đề là “Hoạt động kinh tế của người Chăm làng Bàu Trúc ở Ninh Th uận” có KHPL là về “Các dân tộc Nam Đảo ở Việt Nam, bao gồm cả người Chăm, Chu ru, Ra glai; Ê đê, Gia rai”. Tuy vậy, xét ở nguyên tắc ưu tiên khi phân loại tài liệu, CBPL nên lựa chọn KHPL là 330.959758 (do ấn bản 14 không có bảng phụ 6 để phản ánh nhóm người Chăm). Trong đó: 330.9 Tình hình và hoàn cảnh kinh tế .93-99 Nghiên cứu theo châu lục, quốc gia, địa phương cụ thể -59758 Ninh Th uận (tỉnh) --> KHPL đề nghị: 330.959758 Năm là, thiếu sự tuân thủ các ghi chú khi phân loại. Tài liệu “Cẩm nang du lịch Hà Nội” được CBPL phân loại vào 910.2 khi phản ánh các chủ đề liên quan đến địa lý du hành, du lịch, v.v... (xem tài liệu 13). 910 Địa lý và du hành (du lịch) 48 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 CHIA SẺ KINH NGHIỆM Tài liệu 13. Cẩm nang du lịch Hà Nội Tài liệu 14. Giao tiếp tiếng Hoa trong đời sống hằng ngày .2 Tài liệu hỗn hợp Bao gồm cả sách hướng dẫn du lịch thế giới Xếp sách hướng dẫn du lịch tới khu vực, vùng, địa điểm nói chung vào 910.91; xếp hướng dẫn du lịch tới các châu lục, quốc gia, địa phương cụ thể tới 913-919, cộng thêm ký hiệu 04 từ bảng dưới 913-919. Trong trường hợp này, Hà Nội là một địa điểm, khu vực địa lý nói riêng, nên KHPL không thể là 910.2, mà đề nghị là 915.973104; trong đó, 915.9731 là KHPL phản ánh nội dung là “du lịch Hà Nội” và “cẩm nang” có ký hiệu là -04 theo hướng dẫn bên dưới đề mục 913-919. Tương tự, trong tài liệu 14, KHPL của CBPL lựa chọn đã phản ánh chi tiết chủ đề chính là tiếng Hoa và khía cạnh nghiên cứu của tiếng Hoa là “giao tiếp”. Gồm có: 495.1 Tiếng Trung Quốc -86 Sách tập đọc Tuy nhiên, CBPL đã không lưu ý quy tắc ghi phân loại đề tài là “tiếng Hoa” thuộc ghi chú bao gồm cả cũng như hướng dẫn ghép ký hiệu ở bảng phụ 4, dẫn đến KHPL không chính xác. Trường hợp này không có hướng dẫn ghép bảng 4 và không có xuất hiện dấu * trước đề tài là “tiếng Hoa” hay “tiếng Trung Quốc”, do vậy, CBPL chỉ cần dừng lại ở KHPL là ngôn ngữ được đề cập đến trong nội dung tài liệu mà không cần ghép thêm ký hiệu của bảng 4 để phản ánh khía cạnh nghiên cứu của ngôn ngữ. 495 Ngôn ngữ Đông Á và Đông Nam Á Ngôn ngữ Hán – Tạng .1 Tiếng Trung Quốc .17 Các biến thể tiếng Trung Quốc được nói ở Việt Nam Bao gồm cả tiếng Hán, Hoa, Ngái, Sán Dìu CHIA SẺ KINH NGHIỆM THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2016 | 49 Nhìn chung, những sai biệt và thiếu sót, hay việc thiếu tuân thủ nguyên tắc, quy tắc khi phân loại tài liệu không chỉ diễn ra ở thư viện Trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh mà còn ở rất nhiều thư viện khác. Những kết quả này chỉ mang tính chất gợi mở để giúp các thư viện cùng nhìn nhận lại hiện trạng công tác phân loại của chính thư viện mình nhằm cải thiện tốt hơn công tác phân loại. Mặc dù, thực tế trong quá trình tìm tin, người dùng tin không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi ngôn ngữ tìm tin theo phân loại như tìm theo nhan đề, chủ đề hay từ khoá, nhưng rõ ràng, có một tác động rất lớn khi người dùng tin có thể gặp tình trạng mất tin khi vị trí của tài liệu bị sai lệch do quá trình phân loại của CBPL. Hơn nữa, những sai sót cũng như thiếu tính nhất quán của CBPL trong công tác phân loại tài liệu dẫn đến những tác động lâu dài tới chất lượng hoạt động nghiệp vụ của thư viện trong bối cảnh các thư viện hướng đến chuẩn hoá các công cụ nghiệp vụ. Việc phân tích và nhận diện những hạn chế này không phải là cơ sở duy nhất để đánh giá chất lượng của công tác phân loại của một thư viện bất kỳ, tuy vậy, quá trình chuẩn hoá hoạt động thư viện nói chung, công tác phân loại tài liệu nói riêng không chỉ mang tính chất về mặt công cụ, mà nó còn thể hiện rất rõ ở chất lượng mỗi sản phẩm mà người CBPL tạo nên. Điều này có thể thực hiện được hiệu quả ở mức độ như thế nào phụ thuộc vào chính đội ngũ CBPL của mỗi thư viện. Đặc biệt, CBPL cần hiểu rõ khung phân loại như cấu trúc, thành phần, nguyên tắc xây dựng khung phân loại, ký hiệu, đặc điểm, hướng dẫn, quy tắc, ghi chú, v.v... của khung phân loại mà thư viện đang sử dụng về mặt lý luận. Mặt khác, việc thành thạo cách ghép, sử dụng và đặc biệt vận dụng được những nguyên tắc chung, quy tắc cụ thể trong quá trình phân loại được xem là những yêu cầu cơ bản để CBPL thực hiện vai trò của mình và góp phần tạo nên chất lượng sản phẩm của quá trình phân loại tài liệu nói chung, và sử dụng khung phân loại thập phân Dewey nói riêng. ----------------------------------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Melvil Dewey (2006). Khung phân loạ i thập phân Dewey và bả ng chỉ mụ c quan hệ: ấ n bả n 14. Th ư viện Quố c gia Việt Nam, Hà Nội. 2. Melvil Dewey (2013). Khung phân loạ i thập phân Dewey và bả ng chỉ mụ c quan hệ: ấ n bả n 23: 4 tập, Th ư viện Quố c gia Việt Nam, Hà Nội. 3. Mortimer, Mary (1998). Learn Dewey Decimal Classifi cation Edition 21, Canberra, DocMatrix Pty Ltd, 130 p. 4. M. P. Satija (2007). Th e Th eory and Practice of the Dewey Decimal Classifi cation System, Oxford, UK: Chandos Publishing, xix, 206p. 5. Ngô Ngọc Chi (2009). Phân loại tài liệu: giáo trình ngành Th ư viện - Th ông tin, Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, 172 tr. 6. Vũ Dương Th uý Ngà (2009). Phân loại tài liệu: giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Th ư viện - Th ông tin học, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 243 tr. 7. Vũ Dương Th uý Ngà (2003). “Tìm hiểu các nguyên tắc phân loại của bảng DDC”. Tạp chí Th ông tin và Tư liệu, số 3, tr. 14-17. 8. Arlene G. Taylor. (2000), Wynar’s Introduction to Cataloging and Classifi cation, 9th ed., with the assistance of David P, Miller Colorado, Libraries Unlimited, 552 pp. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-5-2016; Ngày phản biện đánh giá: 4-6-2016; Ngày chấp nhận đăng: 02-7-2016).
File đính kèm:
- van_dung_nguyen_tac_phan_loai_tai_lieu_trong_khung_phan_loai.pdf