Vai trò và vị thế của người phụ nữ M’nông trong tương quan so sánh với người đàn ông (Qua khảo sát sử thi)
Trong mọi xã hội, vị thế, vai trò của ngƣời phụ nữ, một lực lƣợng luôn chiếm 1/2
dân số, luôn đƣợc xác định. Trƣớc hết, họ là những ngƣời vợ, ngƣời mẹ thực hiện chức
năng sinh nở, duy trì giống nòi, nuôi dạy con cái. Trong xã hội, họ là một lực lƣợng lao
động quan trọng, tham gia đảm bảo đời sống của cộng đồng và gia đình. Tuy vậy sự
đánh giá của xã hội, cụ thể hơn là của từng tộc ngƣời đối với vị thế, vai trò của ngƣời
phụ nữ không giống nhau. Có những đánh giá chỉ đƣợc thể hiện qua ý thức mang tính
tự phát, nhƣng cũng có những đánh giá đƣợc phản ánh thông qua sử thi, truyện cổ,
truyền thuyết, thông qua những lệ tục, thậm chí đƣợc văn bản hóa thành những luật tục
riêng của từng cộng đồng, từng tộc ngƣời. Qua khảo sát một số sử thi M’nông, bài viết
tập trung tìm hiểu vai trò, vị thế của ngƣời phụ nữ M’nông trong mối quan hệ với
ngƣời đàn ông.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò và vị thế của người phụ nữ M’nông trong tương quan so sánh với người đàn ông (Qua khảo sát sử thi)
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 52 VAI TRÕ VÀ VỊ THẾ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ M’NÔNG TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI NGƢỜI ĐÀN ÔNG (QUA KHẢO SÁT SỬ THI) Lê Thị Quỳnh Hảo1 TÓM TẮT Qua khảo sát một số sử thi M’nông, bài viết tập trung tìm hiểu vai trò, vị thế của người phụ nữ M’nông trong mối quan hệ với người đàn ông. Có thể thấy đến thời đại sử thi, mặc dù sống trong chế độ mẫu hệ nhưng người phụ nữ đã không còn mang trong mình nhiều quyền lực với hôn nhân và người đàn ông nữa. Họ có vai trò và vị thế khá khiêm tốn khi so sánh với người đàn ông. Từ khóa: M’nông, sử thi, người phụ nữ , người đàn ông, vai trò, vị thế, so sánh 1. MỞ ĐẦU Trong mọi xã hội, vị thế, vai trò của ngƣời phụ nữ, một lực lƣợng luôn chiếm 1/2 dân số, luôn đƣợc xác định. Trƣớc hết, họ là những ngƣời vợ, ngƣời mẹ thực hiện chức năng sinh nở, duy trì giống nòi, nuôi dạy con cái. Trong xã hội, họ là một lực lƣợng lao động quan trọng, tham gia đảm bảo đời sống của cộng đồng và gia đình. Tuy vậy sự đánh giá của xã hội, cụ thể hơn là của từng tộc ngƣời đối với vị thế, vai trò của ngƣời phụ nữ không giống nhau. Có những đánh giá chỉ đƣợc thể hiện qua ý thức mang tính tự phát, nhƣng cũng có những đánh giá đƣợc phản ánh thông qua sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, thông qua những lệ tục, thậm chí đƣợc văn bản hóa thành những luật tục riêng của từng cộng đồng, từng tộc ngƣời. Qua khảo sát một số sử thi M’nông, bài viết tập trung tìm hiểu vai trò, vị thế của ngƣời phụ nữ M’nông trong mối quan hệ với ngƣời đàn ông. 2. NỘI DUNG 2.1. Phụ nữ là ngƣời đẹp, phụ thuộc vào đàn ông Nếu trong thần thoại, truyền thuyết ngƣời phụ nữ đƣợc đánh giá cao và có vị trí trong xã hội bởi khả năng sinh sản, kiến tạo loài ngƣời, đƣợc tôn vinh là bà mẹ xứ sở, là biểu tƣợng của vùng đất thì đến thời đại sử thi, ngƣời phụ nữ vẫn tiếp tục đƣợc miêu tả nhƣng vị trí của họ khá mờ nhạt bên ngƣời anh hùng chứ không còn giữ vị trí quan trọng nhƣ trong các thể loại trƣớc đó (thần thoại, truyền thuyết). Điều này là hệ quả tất yếu của sự thay đổi toàn diện đời sống xã hội lịch sử của nhân loại. Sử thi quan niệm 1 ThS. Giảng viên khoa Quốc tế học, Trường Đại học Đà Lạt TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 53 ngƣời phụ nữ là những ngƣời đẹp, luôn phụ thuộc vào đàn ông. Ngƣời phụ nữ xuất hiện trong sử thi với tƣ cách là ngƣời đàn bà của gia đình, ngƣời của công việc nội trợ chứ không phải với tƣ cách là chủ nhƣ luật tục của xã hội mẫu quyền quy định. Đó là vẻ đẹp trong sự ràng buộc của bổn phận gia đình, là thứ trang sức, là phần thƣởng cho chiến công của ngƣời anh hùng. Điều này thể hiện rõ nét trong hệ thống sử thi M’nông: Lêng nghịch đá thần của Yang; Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông; Tiăng cướp Djăn, Dje; Yang bán Bing con Lông; Tiăng lấy gươm tự chém; Cướp Bung con Klết Vẻ đẹp của các cô gái trong sử thi đƣợc miêu tả bằng những hình thức tu từ hết sức tinh tế, có giá trị thẩm mỹ cao. Những nét vẽ của bút pháp thần thoại vẫn hiển hiện ở sự phô bày nét đẹp cơ thể mang đầy nét nữ tính. Nhƣng dù ngƣời phụ nữ có đẹp đến đâu thì trong mắt của ngƣời anh hùng họ cũng không phải là ngƣời duy nhất, không mang giá trị nhất thành bất biến, cho nên, dù đã có vợ, và vợ cũng rất đẹp, nhƣng hai chàng Kră, Năng đã quyết tâm đi giành Bing, Kông, bỏ ngoài tai sự khuyên răn của hai ngƣời vợ. Không thể ngăn cản đƣợc sự quyết tâm của hai chàng, hai nàng Bing, Jông cũng phải thuận theo ý muốn của chồng, điều này phản ánh vị thế quan trọng của ngƣời đàn ông trong tƣơng quan so sánh với vị thế của ngƣời phụ nữ trong gia đình: “Anh Kră bảo Bing phải nghe theo/Anh Năng bảo Jông phải nghe theo/Em Bing, Jông sửa soạn lương thực/Sửa soạn cho các thứ cần dùng/Sửa soạn cho khay thuốc, trầu cau” [5; tr 469]. Hay trong sử thi Yang bán Bing con Lông: Yang con Rung đến bon Drôn, Yang mê đắm con gái Bring là Jrah xinh đẹp, đến nỗi đƣa cả vợ mình bán đổi lấy khăn áo : “Yang thỏa thuận bán nàng Bing cho bạn Drôn/Yang bán Bing đổi lấy khăn và áo Drôn/Yang bán Bing đổi lấy khăn dệt lụa/Bạn Drôn cho Yang nhiều khăn áo đẹp” [7; tr 375]. Trong trƣờng hợp này, tuy là một ngƣời vợ, nhƣng trong mắt ngƣời chồng, Bing con Lông không khác gì một món hàng, chỉ tƣơng xứng với khăn, áo, lụa của ngƣời Drôn. Về sau Ting con Prăk chuộc Bing, cƣới làm vợ rồi dẫn về bon Tiăng, Yang chơi. Yang thấy Bing nay là vợ của Ting thì tức giận đánh nhau cƣớp lại vợ. Ngƣời phụ nữ trong trƣờng hợp này không còn là chính họ, cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào ngƣời đàn ông. Trong sử thi, chúng ta có thể thấy số phận ngƣời phụ nữ đôi lúc bị đƣa đẩy theo những chiều hƣớng khác nhau. Sự tồn tại hay giá trị của ngƣời phụ nữ luôn bị đặt dƣới danh dự, quyền lợi và số phận của cộng đồng. Đó là lý do ngƣời đàn ông trong sử thi nhiều khi yêu một ngƣời phụ nữ, nhƣng lại kết hôn với một ngƣời phụ nữ khác chỉ vì cô gái ấy đã giúp anh trả thù, đem lại chiến thắng cho cộng đồng, hoặc khi lấy cố gái ấy anh ta đạt đƣợc một vị thế cao trong cộng đồng. Đó là trƣờng hợp cô gái đƣợc lựa chọn vì họ là chủ nhân của một vùng đất khác và việc kết hôn đồng nghĩa với việc ngƣời anh hùng sẽ mở mang đƣợc buôn làng, thu nhận thêm tôi tớ và đất đai - là những yếu tố hết sức quan trọng với sự phát triển cộng đồng Tây Nguyên xƣa. Chủ nhân của TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 54 vùng đất ở đây không có nghĩa là ngƣời kiến tạo mà chỉ là ngƣời đƣợc kế thừa từ những quy định của luật tục, nhƣ tài sản hồi môn mà ngƣời phụ nữ đƣợc quyền mang theo về nhà chồng. Trong những trƣờng hợp này, ngƣời phụ nữ trở thành đối tƣợng bị tranh đoạt, họ trở nên thụ động trƣớc việc quan trọng của cuộc đời mình. Có thể thấy rằng, trong những trƣờng hợp ngƣời anh hùng chọn lựa cô gái này hay cô gái khác đôi khi không phụ thuộc vào nhan sắc, không phụ thuộc vào tình yêu của họ mà phụ thuộc vào những lợi ích, những quyền lợi mà cuộc hôn nhân ấy đem lại. Không thể trở thành những ngƣời anh hùng với chiến công hiển hách, thậm chí thụ động trong quyết định số phận của mình, những cô gái trẻ đẹp trở thành đối tƣợng của những cuộc tranh đoạt phụ nữ, là nguyên nhân của chiến tranh, mâu thuẫn, xung đột giữa các cộng đồng, buôn làng. Đó là lý do dẫn đến đề tài phổ biến của sử thi là cuộc chiến tranh giành ngƣời đẹp. Những ngƣời phụ nữ đẹp là nguyên cớ tạo nên cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc nhƣng mục đích cuối cùng của các cuộc chiến tranh là vì danh dự, uy thế của cộng đồng, uy tín của ngƣời đàn ông chứ không phải vì bản thân những ngƣời đẹp ấy. Điều đó cho thấy vị thế mờ nhạt của ngƣời phụ nữ đối với cộng đồng, số phận của họ phụ thuộc hoàn toàn vào những ngƣời đàn ông. Kết thúc cuộc chiến tranh, ngƣời phụ nữ đƣợc xem nhƣ một phần thƣởng của bên chiến thắng. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là trong xã hội M’nông ngƣời phụ nữ không có vai trò, vị thế gì đối với ngƣời đàn ông. Ngƣời phụ nữ xuất hiện trong sử thi với tƣ cách là ngƣời đàn bà của gia đình, của công việc tề gia nội trợ. Sau đây là trải lòng của Tiăng về cảnh cô đơn của mình và sự mong muốn có một bàn tay phụ nữ đỡ đần, chia sẻ mọi điều với anh trong cuộc sống: “Anh không có người để giã lúa/Anh không có người để nhóm lửa/Nhà không ai nấu cơm đãi khách/Khách đến nhờ vả cơm chị/Khách đến nhờ vả cơm mẹ” [8; tr 1506]. Những ngƣời vợ xuất hiện trong sử thi M’nông luôn chu đáo, quan tâm chuẩn bị từ miếng ăn cho đến giấc ngủ cho ngƣời chồng của mình: “Em Bing trải sẵn chiếu Lêng ngủ/ Em Jông trải sẵn chiếu Mbong ngủ” [5; tr723]. Họ còn là ngƣời sửa soạn cho ngƣời đàn ông của họ chỉnh trang hơn: “Bing, Jông ơi, giúp hai anh nhé/Nhờ hai em cắt giúp chân tóc/Nhờ hai em cắt tỉa chân tóc/Cắt tóc xong, anh Kră đẹp trai/Cắt tóc xong, anh Năng đẹp trai” [5; tr 469]. Không những thế, những ngƣời phụ nữ còn rất lo lắng cho sự an nguy của ngƣời chồng, họ luôn chu đáo, ân cần dặn dò khi ngƣời đàn ông sắp sửa đi xa, họ nhƣ tiên liệu đƣợc hết mọi chuyện: “Anh Kră, Năng đi cẩn thận nhé/Tay cầm dao đừng có lơ là/Cầm ná bắn đừng để tay run/Nằm bên gái không được run tim/Phải đề phòng bị họ bắn lén” [5; tr 476], “Chị Bung nhắc nhở chồng Sưng/Anh Sưng ơi, hãy cẩn thận nhé/Ta cẩn thận giữ gìn bản thân/Họ bắn lén bằng mũi tên xoay” [5; tr 56]. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 55 Ngoài ra, trong phong tục của ngƣời M’nông ngƣời phụ nữ còn phải có trách nhiệm kiêng cữ khi ngƣời đàn ông của họ đi xa, điều này phần nào nói lên vai trò quan trọng của ngƣời phụ nữ trong gia đình: “Em Bing, Jông nhớ lời anh dặn/Em phải giữ tục cữ đi xa/Các em giữ đầy đủ tục cữ/Các em cữ thức ăn đồ cúng/Đốt muối tro anh bị đau bụng/Ăn quả cây anh bị mụn nhọt/Giỡn với tình anh bị ong chích/Người góa vợ mượn dao cũng cữ/Người góa chồng mượn cào cũng cữ/Người độc thân ngủ nhờ cũng cữ” [5; tr 476]. Có thể thấy, vai trò rất quan trọng của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Mộ t gia đình ngƣời M’nông không thể thiếu bàn tay của ngƣời phụ nữ, trong sử thi Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông, khi Bing, Kông bị cƣớp đi, Tiăng đã rất đau khổ và lo lắng, điều này khẳng định vị thế nhất định của ngƣời phụ nữ đối với ngƣời đàn ông:“Tiăng mất người để giã gùi lúa/Tiăng mất người để bổ củi dra/Tiăng mất người để nấu cơm nia/Tiăng mất người nấu cơm đãi khách/Em Bing mất cột nhà lung lay/Em Kông mất cột nhà lung lay” [5; tr 543]. Và, những ngƣời đàn ông trong bon làng đã quyết tâm, bất chấp hiểm nguy, giành lại những ngƣời phụ nữ của họ: “Anh quyết tâm phải chết vì Bing/Anh quyết tâm phải chết vì Kông” [5; tr 548] 2.2. Ngƣời phụ nữ bị hạ thấp vai trò chủ động trong hôn nhân Luật tục vẫn cho phép ngƣời phụ nữ đi hỏi chồng nhƣng trong sử thi những hình tƣợng phụ nữ đầy quyền lực, chủ động trong hôn nhân không còn nữa. Ngƣời phụ nữ trong sử thi thừa nhận thân phận đàn bà của mình trƣớc những ngƣời anh hùng một cách đầy khiêm nhƣờng. Chính bản thân các nhân vật phụ nữ trong sử thi cũng thừa nhận thân phận nhỏ bé của mình khi so sánh với những ngƣời anh hùng, thể hiện qua lời nói của hai nàng Bing, Jông: “Chúng em là con gái mặc váy/Sửa quần váy một ngày trăm lần” [6; tr 1102]. Chẳng những không còn giữ vai trò chủ động trong hôn nhân, ngƣời phụ nữ còn hết sức lệ thuộc vào ngƣời đàn ông. Họ không còn thử thách ngƣời anh hùng mà chỉ dám mơ tƣởng, thậm chí luôn lo lắng về cuộc hôn nhân của mình. Djăn, Dje nói với Tiăng: “Anh đừng mượn em như rìu chặt củi/Anh đừng mượn như cồng đánh chơi/Đừng mượn tô canh ăn một bữa/Đừng mượn cào để chặt măng le/Đừng mượn em ba nắng trả lại/Nếu anh bỏ như chụp bị rách/Nếu anh bỏ như cơm bị thiu/Nếu anh bỏ như cơm không chín/Chúng em sẽ tự tử bằng dùi/Chúng em sẽ tự sát bằng rìu/Chúng em sẽ ăn nge cho chết/Chúng em lấy sợi dây thắt cổ” [8; tr 1735-1736]. Tuy vậy, trong một số trƣờng hợp, sắc đẹp của họ là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh giữa các bon làng. Trong sử thi Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông, chỉ TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 56 vì một giấc mơ về một ngƣời con gái đẹp mà ngƣời đàn ông đã quyết tâm đánh cƣớp ngƣời đẹp cho bằng đƣợc dù biết rằng ngƣời con gái ấy đã có chồng và việc này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng: “Anh xin cưới em Bing làm vợ/Anh xin cưới em Kông làm vợ” [5; tr 525] hay “Anh Kră nhìn em Bing rất đẹp/Anh Năng nhìn em Kông đẹp lắm/Em Bing, Kông có đôi mắt đẹp/Nàng quấn đùi chiếc váy hoa mới/Nàng quấn đùi chiếc váy đỏ mới” [5; tr 448]. Và khi đã yêu, thì những ngƣời đàn ông rất trân trọng ngƣời phụ nữ của mình: “Kră với Bing hút chung điếu thuốc/Năng với Kông hút chung điếu thuốc” [5; tr 448]. Sắc đẹp của hai nàng đƣợc Kră, Năng chiêm ngƣỡng qua giấc mơ nhƣng đã xâm chiếm tâm trí hai chàng, họ quyết tâm đi cƣớp hai nàng cho bằng đƣợc: “Ta ngủ say mơ thấy nữ thần/Ta ngủ say mơ thấy thần rừng/Mơ ôm yêu, bèn ôm bầu nước/Mơ ôm yêu, bèn ôm bầu cháo/Mơ bắt chấy, nhổ lấy tóc mình/Mơ bú vú, bú ngón tay mình” [5; tr 450]. Khi thức giấc, biết chỉ là mơ, hai chàng:“Kră con Sre buồn rơi nước mắt/Năng con Sre buồn rơi nước mắt/Tiếc người yêu Kră, Năng khóc thầm/Nhớ Bing, Kông, Kră, Năng khóc thầm” [5; tr 450]. Từ đó, hình ảnh Bing, Kông luôn ám ảnh tâm trí Kră, Năng: “Kră luôn nhớ nàng Bing con Lông/Năng luôn nhớ nàng Kông con Ting/Cứ thế này khó sống đến tối/Cứ thế này khó sống đến sáng” [5; tr 452]. Và cuối cùng, không chịu nổi nỗi nhớ thƣơng, hai chàng đã quyết định:“Ta đi cướp nàng Bing con Lông/Ta đi cướp nàng Kông con Ting/Ta cướp nàng để giã gùi lúa/Ta cướp nàng để bổ củi dra/Ta cướp nàng đề nấu cơm khách” [5;tr 452]. Qua sử thi Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông, có thể thấy rõ vị trí quan trọng của ngƣời phụ nữ đối với ngƣời đàn ông, khi đã yêu ngƣời phụ nữ nào thì ngƣời đàn ông luôn khao khát giành lấy, bất chấp điều đó có thể làm nguy hại đến tính mạng của họ. Vì ngƣời phụ nữ mà họ yêu, họ sẵn sàng đối mặt với cái chết:“Ta thử so đo dao với Lêng/Ta thử so đo dao với Mbong/Dù có chết bỏ xác không sợ” [5; tr 467]. Và trong một số trƣờng hợp, sắc đẹp của các cô gái còn là nguyên nhân khiến cho các chàng trai “vƣợt giới hạn” và làm nảy sinh cuộc chiến tranh để bảo vệ danh dự. Trong sử thi Lêng nghịch đá thần của Yang, Lêng đến thăm các anh em họ là Ting con Jri và Mbong con Jri, thấy hai nàng Bing, Jông xinh đẹp, chàng ngỏ lời cầu hôn nhƣng bị từ chối vì hai nàng đã có hôn ƣớc với Ting con Lu. Nhƣng ngay trong đêm đầu tiên ngủ lại, Lêng đã dùng ngải thần đột nhập vào phòng của Bing, Jông và ngủ với hai nàng: “Bing một bên, Jông nằm một bên/Cho anh Lêng nằm ở chính giữa/Họ nằm ngủ đôi chân choàng nhau/Họ nằm ngủ cặp đùi kề nhau/Họ nằm ngủ vuốt lưng của nhau/Toát mồ hôi họ lau cho nhau/Lêng rờ đến đôi vú mới nhú/Lêng rờ đến vạt áo mới TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 57 may/Lêng bò trèo lên đùi em Bing/Đùi Bing trắng như cây chuối non/Người Bing trắng như cây lúa non” [6; tr 1605]. Hành động này không đƣợc sự cho phép của cộng đồng và dẫn tới những cuộc chiến tranh để bảo vệ danh dự, nhƣng kết quả, những ngƣời anh hùng nhƣ Lêng luôn chiến thắng. Điều đó cho thấy, ngƣời đàn ông đƣợc bảo vệ không phải bởi luật tục hay trong truyền thống mà bằng sức mạnh của chính bản thân họ. Khi lựa chọn ngƣời đàn ông là nhân vật trung tâm, sử thi đã xây dựng nhân vật anh hùng bằng phƣơng pháp lý tƣởng hóa, cho phép họ làm theo ý mình, vƣợt qua mọi khuôn phép và giới hạn. Thêm vào đó, khi đi vào tác phẩm sử thi, tác giả dân gian bảo vệ hành động cƣỡng bức của ngƣời anh hùng bằng cách đan xen vào yếu tố bùa ngải. Yếu tố thần linh mang tính kỳ ảo xuất hiện chính là lời bào chữa, bênh vực cho tội lỗi của những ngƣời anh hùng (việc cƣỡng bức của họ là do bị bùa ngải làm mê hoặc). Đồng thời hành động này cũng là biểu hiện của sự mất dần địa vị duy nhất, chủ động trong đời sống tình dục, tình yêu của ngƣời phụ nữ . Và chúng ta có thể thấy rằng, trong tƣơng quan so sánh với ngƣời đàn ông, ngƣời phụ nữ trong sử thi giữ địa vị hết sức khiêm tốn và mờ nhạt. Có thể thấy rằng, trong sử thi, dấu ấn của ngƣời mẹ và chế độ mẫu hệ thể hiện ở cách thức đặt tên của tất cả các nhân vật: Kông con Lông, Tiăng con Rong, Lêng con Rong, Bing con Lông Nhƣng đó chỉ là biểu hiện về hình thức, dấu ấn mờ nhạt của chế độ mẫu hệ, còn thực quyền không còn gắn nhiều với ngƣời phụ nữ. Trong sử thi Cướp Bung con Klết, Lêng con Rung theo luật tục phải lấy Bing con Phuh và Bing con Jrai nhƣng chàng chê các cô “sàng gạo còn để lộn hạt thóc, lặt rau còn bị dính con sâu”, Lêng quyết tâm đi tìm vợ. Lêng đi cƣớp Bing con Klết và điều này dẫn đến những cuộc chiến tranh xung đột. Điều này cho thấy ở xã hội cổ sơ của ngƣời M’nông thì đã có những ngƣời anh hùng từ chối những cuộc hôn nhân do thị tộc sắp xếp. Có thể thấy, ngƣời phụ nữ đã không còn mang trong mình quyền lực với hôn nhân và ngƣời đàn ông nữa. Họ không chỉ mất dần ảnh hƣởng với cộng đồng mà cũng chỉ giữ vai trò khiêm tốn trong gia đình. Trong những tác phẩm sử thi chúng tôi khảo sát, mọi việc quan trọng của đời sống gia đình: cƣới hỏi, ma chay, ăn uống, tiếp khách đều đƣợc định đoạt bởi ngƣời đàn ông - ngƣời chủ gia đình trong sử thi. Trong khi đó những việc nội trợ trong gia đình chủ yếu là do bàn tay phụ nữ đảm nhiệm. 2.3. Ngƣời phụ nữ không phải là nhân vật trung tâm của sử thi Sự thất thế của ngƣời phụ nữ là điều có thể thấy đƣợc và hiểu đƣợc nguyên nhân trong sử thi dân gian. Nếu nhƣ ở vào thời đại thần thoại, yếu tố quyết định đến TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 58 vai trò và vị thế của ngƣời phụ nữ là khả năng sinh sản, tạo ra loài ngƣời , thì đến thời đại sử thi, vấn đề đó vẫn quan trọng nhƣng không còn là vấn đề chủ thể nhƣ trong các thể loại thần thoại, truyền thuyết. Trong sử thi, chức năng sinh sản của ngƣời đàn bà vẫn đƣợc trân trọng (sử thi bao giờ cũng kể công lao của Mẹ Rong sinh hai sáu con gái/Mẹ Rong sinh sáu bảy con trai) nhƣng để tạo ra cộng đồng hùng mạnh, có sức chiến đấu và chiến thắng thì ngƣời đàn bà không thể so sánh với ngƣời đàn ông. Trong hành động, nhân vật anh hùng luôn vƣợt qua mọi ranh giới, giới hạn thể hiện vị trí cao trong cộng đồng, và với những hành động ấy của ngƣời anh hùng thì ngƣời phụ nữ bị đẩy xuống hàng thứ yếu, trở thành những thân phận hết sức nhỏ bé khi đem đối sánh với ngƣời anh hùng. Chiến thắng một cuộc chiến tranh với một bộ lạc khác không chỉ đem lại của cải, đất đai mà còn thu nhận cả cộng đồng đó làm nô lệ cho bộ lạc của mình. Sự lớn mạnh, bành trƣớng, mở rộng buôn làng một cách nhanh chóng, đó mới là ƣớc mơ và hoài bão lớn nhất của tác giả sử thi. Nhƣ vậy, ngƣời phụ nữ không phải là nhân vật trung tâm của sử thi. Vị trí thủ lĩnh cộng đồng đƣợc chuyển sang những ngƣời đàn ông đầy sức mạnh, với lý tƣởng và nhiệm vụ đƣa cộng đồng phát triển. Do đó, hình tƣợng thu hút trí tƣởng tƣợng của tác giả dân gian và cũng tạo nên sức hấp dẫn với ngƣời đọc, ngƣời nghe là ngƣời anh hùng của cộng đồng. Trong tất cả những sử thi M’nông chúng tôi khảo sát, rất ít có tác phẩm nào lấy ngƣời nữ làm nhân vật chính. Sự có mặt của họ chỉ làm nền cho các nhân vật anh hùng, những hành động của họ chƣa bao giờ chi phối và ảnh hƣởng đến bƣớc tiến của cộng đồng. Riêng sử thi Tiăng lấy gươm tự chém kể chuyện Jông, Jang con Briăng thấy bon Tiăng toàn ngƣời anh hùng định bắt ăn thịt. Hai chị em xui các anh mình đi bắt ngƣời nhƣng bị các anh từ chối. Họ dùng bùa ngải xui khiến các anh đến cƣớp bon Tiăng, dẫn đến kết cục thất bại và diệt vong của bon làng. Ở đây, tuy hai ngƣời phụ nữ này có tƣ tƣởng làm việc lớn, muốn thay vị trí của ngƣời đàn ông, muốn khẳng định sức mạnh, vị thế của bon làng mình và thậm chí bất chấp mọi thủ đoạn (kể cả dùng bùa ngải) để đạt đƣợc mục đích. Nhƣng dƣờng nhƣ tƣ duy sử thi không cho phép điều đó, tác giả dân gian muốn lý giải mọi hành động của các nhân vật đều do sự điều khiển của bùa ngải, nghĩa là có sự tham gia của yếu tố thần kỳ. 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu vị thế, vai trò của ngƣời phụ nữ qua kho tàng sử thi (bộ “bách khoa thƣ”) của dân tộc M’nông không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Xác định đƣợc vị thế, vai trò của ngƣời phụ nữ thiểu số trong các tộc ngƣời ở Tây TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 59 Nguyên giúp điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, duy trì và ổn định trật tự cộng đồng. Với mong muốn kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa chứa đựng trong sử thi Tây Nguyên, bài viết tập trung tìm hiểu vai trò, vị thế của ngƣời phụ nữ M’nông trong mối quan hệ với ngƣời đàn ông (khảo sát qua sử thi), khẳng định thêm những giá trị đặc trƣng của thể loại này, đồng thời thấy đƣợc vị thế, vai trò của ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số M’nông trong một giai đoạn lịch sử, để có thể có một cái nhìn và cách ứng xử đúng đắn đối với ngƣời phụ nữ M’nông, qua đó giải quyết phần nào vấn đề bất bình đẳng giới trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững Tuy đã rất cố gắng nhƣng chắc chắn bài viết của chúng tôi chƣa thể tiếp cận hết các khía cạnh của vấn đề cần quan tâm. Mặc dù vậy, với những kết quả đạt đƣợc, ngƣời viết hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói để khẳng định giá trị riêng của sử thi M’nông, góp phần đem đến một cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn về vai trò, vị thế của ngƣời phụ nữ trong cộng đồng ngƣời M’nông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. [2] Đỗ Hồng Kỳ (2002), “Sử thi người M’nông”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4. [3] Đỗ Hồng Kỳ (1996), Sử thi thần thoại M’nông, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. [4] Nhiều soạn giả (2006), Kho tàng sử thi Tây Nguyên - Tiăng lấy gươm tự chém, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. [5] Nhiều soạn giả (2006), Kho tàng sử thi Tây Nguyên - Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. [6] Nhiều tác giả (2006), Kho tàng sử thi Tây Nguyên - Lêng nghịch đá thần của Yang, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. [7] Nhiều soạn giả (2006), Kho tàng sử thi Tây Nguyên - Yang bán Bing con Lông, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [8] Nhiều soạn giả (2006), Kho tàng sử thi Tây Nguyên - Tiăng cướp Djăn, Dje, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. [9] Nhiều soạn giả (2006), Kho tàng sử thi Tây Nguyên - Cướp Bung con Klết, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. [10] Nhiều soạn giả (2009), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 11 - Sử thi M’nông, Viện Nghiên cứu Văn hóa - Viện KHXHNV. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 60 THE ROLE AND POSITION OF M’NONG WOMEN IN CORRELATION COMPARISION WITH MEN (SURVEY EPIC) Le Thi Quynh Hao ABSTRACT Through survey some M’nong epic, the articles focused on understanding the role and position of M’nong women in relation with M'nong men. It can be seen to the epic age, although living in matriarchy, but women did not have much power to marriage and men. They have role and modest position when compared with men. Key words: M’Nong, epic, women, men, the role, the position, compare
File đính kèm:
- vai_tro_va_vi_the_cua_nguoi_phu_nu_mnong_trong_tuong_quan_so.pdf