Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng và hệ thống nhà trường Việt Nam hiện nay

Riêng đối với nhóm tuổi học đường cũng xuất hiện nhiều vấn đề như tình trạng bạo lực học

đường, vấn đề xâm hại trẻ trên mạng, tội phạm lứa tuổi vị thành niên, rào cản kì thị, phân biệt đối

xử với trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nguy cơ rối nhiễu tâm trí lứa

tuổi học sinh tiểu học và trung học, tình trạng trẻ tự kỉ, tình trạng trẻ bị xâm hại, sao nhãng, sức ép

học hành và thi cử, sự rắc rối trong tình yêu, tình bạn, trong mối quan hệ thầy trò,. . . Tất cả những

vấn đề xã hội nêu trên đều để lại gánh nặng tâm lí nặng nề đối với học sinh, sinh viên. Nếu không

có những biện pháp can thiệp kịp thời, giúp đỡ các em giải toả gánh nặng tâm lí thì rất có thể sẽ

để lại các sang chấn tâm lí hay khủng hoảng về tinh thần, về lòng tin, gây ảnh hưởng nghiêm trọng

đến kết quả học tập và sự phát triển bình thường của học sinh [11].

Giáo dục không chỉ là trách nhiệm của thầy cô giáo, những người làm trong ngành Giáo

dục mà còn là trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Hiện nay, mối liên kết giữa

các lực lượng trên đôi khi còn khá lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Vì

vậy, cần có dịch vụ kết nối giữa nhà trường, gia đình, xã hội, giúp khai thác tối đa những nguồn

lực có sẵn trong cộng đồng nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình giáo dục [5].

Với vai trò là hoạt động nghề nghiệp chuyên môn đa dạng và hướng đến đáp ứng nhu cầu,

quyền lợi đa dạng và chính đáng của học sinh, gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội, CTXH

trường học tham gia cung cấp các dịch vụ trực tiếp vi mô như tham vấn, tổ chức hoạt động nhóm

cho học sinh, gia đình, đến các hoạt động trung mô tại trường học, cộng đồng, và các hoạt động vĩ

mô như phát triển chính sách liên quan đến xây dựng môi trường gia đình, hệ thống nhà trường và

cộng đồng tạo sự phát triển lành mạnh cho học sinh [7].

pdf 10 trang kimcuc 5080
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng và hệ thống nhà trường Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng và hệ thống nhà trường Việt Nam hiện nay

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng và hệ thống nhà trường Việt Nam hiện nay
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0070
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 174-183
This paper is available online at 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG
VÀ HỆ THỐNG NHÀ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Thị Mai Hồng, Vũ Hồng Nhung
Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo trình bày thực trạng những vấn đề xã hội của học sinh, phân tích nguyên
nhân, hậu quả của nó; đồng thời, phân tích vai trò và các hoạt động của nhân viên công
tác xã hội (NVCTXH) trường học trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng xã hội và hệ
thống nhà trường. Từ đó, bài báo khẳng định vai trò quan trọng và những thế mạnh đặc thù
của NVCTXH trường học trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề xã hội của học
sinh, góp phần thúc đẩy giáo dục – đào tạo những thế hệ tương lai của đất nước theo mục
tiêu phát triển bền vững.
Từ khóa: Vấn đề xã hội của học sinh; nhân viên công tác xã hội, trường học.
1. Mở đầu
Table 2. Descriptive statistics on people’s perceptions of changes
in quality of life in Dinh Bang and Dong Nguyen wards
Ward Surveyedhouseholds Minimum Maximum Average
Standard
deviation
income 30 1 3 1.4 0.56
Jobs 30 1 3 1.66 0.66
Đong
Nguyen
Urban
civilization 30 1 2 1.7 0.46
Urban
environment 30 3 3 3 0
Social evils 30 1 1 1 0
Valid N (listwise) 30
Source: processed from survey data
Từ đổi mới tới nay, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở nhịp độ cao, thu nhập, đời
sống của đại đa số người dân được cải thiện. Tuy vậy, nhiều vấn đề xã hội gây bức xúc cũng xuất
hiện như nghèo đói, phân hoá giàu nghèo, vấn đề bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em, vấn đề mua bán phụ nữ và trẻ em, vấn đề lao động trẻ em, vấn đề mại dâm và ma
túy, vấn đề tội phạm,. . .
Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày nhận đăng: 24/4/2017.
Liên hệ: Nguyễn Thị Mai Hồng, e-mail: maihongsw@yahoo.com.vn
174
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng...
Riêng đối với nhóm tuổi học đường cũng xuất hiện nhiều vấn đề như tình trạng bạo lực học
đường, vấn đề xâm hại trẻ trên mạng, tội phạm lứa tuổi vị thành niên, rào cản kì thị, phân biệt đối
xử với trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nguy cơ rối nhiễu tâm trí lứa
tuổi học sinh tiểu học và trung học, tình trạng trẻ tự kỉ, tình trạng trẻ bị xâm hại, sao nhãng, sức ép
học hành và thi cử, sự rắc rối trong tình yêu, tình bạn, trong mối quan hệ thầy trò,. . . Tất cả những
vấn đề xã hội nêu trên đều để lại gánh nặng tâm lí nặng nề đối với học sinh, sinh viên. Nếu không
có những biện pháp can thiệp kịp thời, giúp đỡ các em giải toả gánh nặng tâm lí thì rất có thể sẽ
để lại các sang chấn tâm lí hay khủng hoảng về tinh thần, về lòng tin, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến kết quả học tập và sự phát triển bình thường của học sinh [11].
Giáo dục không chỉ là trách nhiệm của thầy cô giáo, những người làm trong ngành Giáo
dục mà còn là trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Hiện nay, mối liên kết giữa
các lực lượng trên đôi khi còn khá lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Vì
vậy, cần có dịch vụ kết nối giữa nhà trường, gia đình, xã hội, giúp khai thác tối đa những nguồn
lực có sẵn trong cộng đồng nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình giáo dục [5].
Với vai trò là hoạt động nghề nghiệp chuyên môn đa dạng và hướng đến đáp ứng nhu cầu,
quyền lợi đa dạng và chính đáng của học sinh, gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội, CTXH
trường học tham gia cung cấp các dịch vụ trực tiếp vi mô như tham vấn, tổ chức hoạt động nhóm
cho học sinh, gia đình, đến các hoạt động trung mô tại trường học, cộng đồng, và các hoạt động vĩ
mô như phát triển chính sách liên quan đến xây dựng môi trường gia đình, hệ thống nhà trường và
cộng đồng tạo sự phát triển lành mạnh cho học sinh [7].
Góp phần hiệu quả giải quyết những vấn đề xã hội của học sinh phổ thông, gia đình, cộng
đồng và hệ thống nhà trường chính là nhờ công tác của NVTCXH trường học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề xã hội của học sinh phổ thông hiện nay – thực trạng, nguyên
nhân và hậu quả
2.1.1. Một số vấn đề xã hội của học sinh hiện nay
Trong điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
các vấn đề xã hội đối với học sinh ngày càng phức tạp, nhà trường hiện nay đang phải đối diện và
giải quyết nhiều vấn đề trong trường học như:
- Bạo lực học đường: Bạo lực học đường hiện nay đang gia tăng nhanh chóng cả về số
lượng và mức độ nguy hiểm ở cả hai loại hình: Bạo lực theo chiều dọc: thầy cô giáo với học sinh
và ngược lại; Bạo lực theo chiều ngang: giữa học sinh với nhau. Năm học 2012 – 2013 có 1600
vụ đánh nhau giữa học sinh (5 ngày/vụ); 5200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau; 11.000 học sinh thì
có 1 học sinh bị đuổi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có 1 trường có học sinh đánh nhau (MOET
2013). Khảo sát của Viện Y – Xã hội (2014) cho thấy trong số 3000 học sinh khảo sát, có 80%
phải bị bạo lực giới, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng trước khảo sát. . . [9].
- Tỉ lệ trẻ em ngoài nhà trường cả nước trung bình là 12,2%, tiểu học là 4%, Trung học cơ sở
là 11,2%, trong đó nông thôn cao hơn thành thị, dân tộc thiểu số cao hơn dân tộc Kinh (UNICEF,
2016). 52% trẻ em dân tộc thiểu số học hết cấp trung học cơ sở (World Bank, 2014). Tỉ lệ người
khuyết tật và khuyết tật nặng chưa bao giờ đi học lần lượt là 19,2% và 45,6% (Tổng điều tra dân
số, 2009). Theo thống kê trong nghiên cứu Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh
giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
UNICEF và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Hà Nội), 2009, có một tỉ lệ khá lớn trẻ khuyết
tật không được đi học, chỉ có 52% trẻ khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, trong đó 33% trẻ
175
Nguyễn Thị Mai Hồng, Vũ Hồng Nhung
khuyết tật bị mù chữ. Trong số những trẻ khuyết tật được đi học, hệ thống giáo dục chia tách các
loại khuyết tật và xếp các em vào những trường học hoặc lớp học riêng [3].
- Tăng nguy cơ tự tử: 17% học sinh có ý định tự tử (MOH và MOET, 2015). Chỉ có 16%
học sinh nữ và 19% học sinh nam cảm thấy luôn luôn an toàn trong khuôn viên trường (Viện Y –
Xã hội và Plan Việt Nam, 2014) [9].
- Ngoài các vấn đề nêu trên, còn có nhiều các vấn đề khác đang tồn tại trong học sinh cũng
đang rất cần được hỗ trợ để giải quyết như: Các vấn đề rối nhiễu hành vi (tự làm đau bản thân, tự
tử...); Vấn đề sức khoẻ tâm thần (lo âu, trầm cảm); Các vấn đề trong gia đình (li thân, li hôn, bạo
lực gia đình, gia đình nghiện rượu, nghiện ma túy...); Các vấn đề quan hệ xã hội; Trốn học; Khó
khăn trong học tập; Các vấn đề về sức khoẻ; Mang thai; Tham gia băng đảng; Phạm tội, ăn hiếp
bạn tại trường học (đánh, chửi nhau, nhạo báng qua các mạng xã hội như instagram, facebook,
zalo, viber...); Bị lạm dụng, ngược đãi; Mâu thuẫn với giáo viên; Các vấn đề liên quan đến pháp
luật [5].
2.1.2. Nguyên nhân của các vấn đề xã hội của học sinh
- Các vấn đề xã hội nảy sinh từ mối quan hệ dạy – học giữa giáo viên và học sinh: Trong
môi trường học đường, thi thoảng vẫn có những biểu hiện tiêu cực của một số giáo viên như trù
dập, mắng chửi, đánh đập học sinh,... làm mất đi sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa giáo viên
với giáo viên, học sinh với học sinh. Một môi trường không đảm bảo sự thân thiện, tin cậy, an toàn
sẽ khiến học sinh lo lắng, bất an và không yên tâm học tập;
- Các vấn đề xã hội nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè: Quan hệ bạn bè là một trong những
hoạt động chủ đạo của học sinh. Giữa các em có thể xuất hiện những hiểu lầm, hiềm khích, sự
ganh ghét, đố kị,... Trong khi đó, không phải học sinh nào cũng có kĩ năng kiểm soát sự giận dữ,
hay cách giải toả những ức chế hoặc cách thương lượng để giải quyết mâu thuẫn không cần bạo
lực. Tình trạng bắt nạt học đường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bỏ
học, trốn học vì các em sợ hãi khi đến trường;
- Các vấn đề xã hội của học sinh có nguyên nhân từ gia đình: Dưới sự tác động của nền kinh
tế thị trường, gia đình cũng đang gặp phải rất nhiều vấn đề và điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến
nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập của các em. Ví dụ như bố mẹ đi làm ăn xa, mải mê kiếm tiền,
không có thời gian trò chuyện tâm sự, chia sẻ với các con; gia đình bố mẹ li hôn, li thân, bạo lực
gia đình; gia đình mà bố mẹ mắc các tệ nạn xã hội như nghiện rượu, cờ bạc, lô đề, ma túy,... Tất
cả những điều này đều tác động rất mạnh mẽ đến tâm lí, tình cảm và kết quả học tập của học sinh.
Các em có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng, bị trầm cảm, có thể có ý muốn tự tử, bỏ học, bỏ
nhà.
- Các vấn đề xã hội nảy sinh trong mối quan hệ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Hiện
nay, mối liên kết giữa các lực lượng giáo dục là gia đình, nhà trường, cộng đồng còn khá lỏng lẻo,
dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Ví dụ, nếu một học sinh hư, học kém thì gia đình
đổ lỗi cho nhà trường, còn nhà trường thì lại đổ lỗi cho gia đình, cho cộng đồng xã hội.
2.1.3. Hậu quả của các vấn đề xã hội ở học sinh, sinh viên
– Ảnh hưởng đến tâm lí: Dẫn đến nhiều vấn đề về tâm lí nghiêm trọng hơn như trầm cảm;
tăng nguy cơ tự tử. Chỉ có 16% học sinh nữ và 19% học sinh nam cảm thấy luôn luôn an toàn trong
khuôn viên trường (Viện Y – Xã hội và Plan Việt Nam, 2014).
– Ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng; Ảnh hưởng đến học tập và phát triển toàn diện. Trẻ
em mất đi một trong những quyền quan trọng nhất để đảm bảo an sinh trong tương lai.
– Là nguyên nhân của nhiều vấn nạn xã hội khác.
176
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng...
2.2. Ưu thế và sự phù hợp của công tác xã hội. Vai trò của nhân viên công tác
xã hội trường học trong việc giải quyết vấn đề xã hội của học sinh
- Ưu thế và sự phù hợp của CTXH trường học được thể hiện rất rõ ở các điểm như sau: Vai
trò của CTXH; cơ sở pháp lí của CTXH; mạng lưới dịch vụ CTXH; hiệu quả của một số mô hình
trong thực tiễn; Cách tiếp cận chính (Hệ thống sinh thái, tập trung điểm mạnh); Phương thức hoạt
động chính (Phòng ngừa; Lượng giá; Nhóm; Vãng gia; Cá nhân; Tham vấn; Tư vấn).
- CTXH trường học là một chuyên ngành của CTXH và là một chuyên ngành có vị trí quan
trọng. Với vị trí là một chuyên ngành thì CTXH trường học có đối tượng tác động riêng, đối tượng
chính đó là: học sinh – nhà trường (giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục...) – gia đình học sinh – cộng
đồng xã hội; có phương pháp tác nghiệp riêng nhưng cũng không tách rời những phương pháp
chung của CTXH.
177
Nguyễn Thị Mai Hồng, Vũ Hồng Nhung
- Đây là một dịch vụ đặc biệt trong trường học nhằm hỗ trợ những ai tham gia vào môi
trường học đường (học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhà trường và những nhà
quản lí giáo dục ở tất cả các bậc học). NVCTXH trường học là người thực hiện vai trò nhiệm vụ
của mình tại trường học là trợ giúp giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong nhà trường; là
cầu nối giữa học sinh – gia đình – nhà trường – cộng đồng để giúp các em có điều kiện phát huy
hết khả năng cho việc học tập đạt kết quả tốt nhất. Như vậy, NVCTXH trường học là những người
được huấn luyện đặc biệt để làm việc với học sinh, trong trường học.
2.2.1. Phối hợp hoạt động giữa nhân viên công tác xã hội trường học với gia đình, cộng
đồng xã hội và hệ thống nhà trường trong việc giải quyết vấn đề xã hội của học sinh
Hoạt động của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với gia đình
Một số vấn đề xã hội gây nên những căng thẳng, khủng hoảng tâm lí của học sinh hiện nay
– từ phía gia đình:
Thứ nhất, trong nhiều gia đình, cha mẹ mải lo làm ăn kinh tế, không quan tâm đến việc học
hành của con cái; họ phó mặc việc giáo dục cho nhà trường, đoàn thể.
Thứ hai, các bậc cha mẹ chưa có quan niệm thống nhất về mục đích, nhiệm vụ giáo dục thế
hệ trẻ theo yêu cầu đối với người công dân của xã hội mới. Một số vẫn coi trọng lợi ích trước mắt
mà coi nhẹ tương lai lâu dài của con cái theo quan niệm “Học tốt không bằng thằng dốt lắm tiền”.
Thứ ba, tình trạng gia đình li hôn khá phổ biến hoặc bố mẹ phạm pháp phải đi cải tạo hoặc
thiếu gương mẫu, không làm tròn nghĩa vụ của người công dân,. . . cũng gây hậu quả xấu trong
giáo dục gia đình, làm cho con cái không yên tâm học tập, buồn nản, đau khổ, làm phát sinh những
thói xấu.
Thứ tư, năng lực giáo dục, những hiểu biết về sự phát triển về các mặt sinh lí, tâm lí đối
với con cái của các bậc cha mẹ còn rất nhiều hạn chế nên chưa sử dụng được các biện pháp giáo
dục cho phù hợp với các tình huống đối với trẻ. Chẳng hạn, cha mẹ quá chiều chuộng vì chỉ có
một “cậu ấm”nên làm cho trẻ vòi vĩnh, không vâng lời, việc gì cũng ỷ lại cho cha mẹ; quá khắt
khe bảo thủ gây cho trẻ phản ứng gay gắt, gây mâu thuẫn trong gia đình; buông lỏng cho trẻ hoàn
toàn tự do hành động, hoặc cũng có những gia đình kinh doanh, làm các dịch vụ bất chính để kiếm
được nhiều tiền như chứa chấp mại dâm, buôn bán văn hoá phẩm đồi trụy cũng làm con cái sớm
bị nhiễm độc.
Hoạt động của NV CTXH trường học trong mối quan hệ với gia đình, thể hiện:
Trước tiên, các nhà tâm lí học đã chứng minh rằng gia đình là thiết chế xã hội đầu tiên quyết
định sự hình thành nhân cách con người. Trong các lớp của cấu trúc nhân cách thì lớp căn bản, có
ý nghĩa tạo dựng được gọi là nhân cách gốc được hình thành chủ yếu trong môi trường gia đình.
Xã hội hoá thông qua tình cảm, bằng tình cảm là đặc trưng riêng của gia đình. Một ưu thế nữa của
giáo dục gia đình là gia đình có được sự hiểu biết sâu sắc, cụ thể đối tượng giáo dục về các mặt
trí lực, sức khoẻ, cá tính, hoàn cảnh, điều kiện sống... Do đó, gia đình có thể áp dụng những biện
pháp giáo dục riêng, đặc thù phù hợp với từng cá nhân cụ thể đạt được hiệu quả mong muốn.
Tính đặc thù của các chức năng xã hội hoá của gia đình làm cho gia đình trở thành một thiết
chế xã hội hoá trong mối quan hệ phân công và hợp tác với các thiết chế xã hội hoá khác trong
việc đào tạo con người. Trong xã hội hiện đại, mỗi cơ quan xã hội hoá chỉ có thể chịu trách nhiệm
và đáp ứng được một phần yêu cầu xã hội hoá của xã hội. Nhưng ngay cả phần xã hội hoá mà một
cơ quan xã hội hoá có chức năng thực hiện cũng sẽ khó thành công nếu không được sự bổ sung,
hỗ trợ của các cơ quan xã hội hoá khác. Sự phối hợp giữa các cơ quan xã hội hoá khác cũng chính
là điều kiện không thể thiếu để mỗi cơ quan làm tốt chức năng xã hội hoá của mình. Những mặt
mạnh đó bổ sung cho những thiếu hụt của giáo dục nhà trường.
178
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng...
Như vậy, NV CTXH trường học hỗ trợ các bậc phụ huynh tham gia một cách có hiệu quả
vào giáo dục con cái; hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của con; tiếp cận các nguồn
lực của trường học và cộng đồng; tiếp cận các dịch vụ giáo dục đặc biệt; tăng cường kĩ năng làm
cha mẹ. Ở lứa tuổi học đường, học sinh ít có sự trao đổi thông tin với bố mẹ, một phần vì các em
tự nhận thấy mình có thể tự giải quyết được hoặc không muốn trao đổi. Vì vậy, NVCTXH có vai
trò rất lớn trong việc hỗ trợ phụ huynh nắm bắt kịp thời những thay đổi trong tâm lí của con em,
cùng phụ huynh đánh giá những ưu, nhược điểm, từ đó có phương hướng hỗ trợ hoặc cung cấp các
dịch vụ cho gia đình, tập trung điểm mạnh của giáo dục gia đình trong việc phát huy những mặt
ưu điểm và từng bước hạn chế những tiêu cực của các em.
2.2.2. Hoạt động của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với cộng
đồng
Một số vấn đề xã hội gây nên những căng thẳng, khủng hoảng tâm lí của học sinh hiện nay
– từ phía cộng đồng:
+ Cộng đồng là một khái niệm rộng, được hiểu theo nhiều tầng lớp nghĩa khác nhau. Trong
phạm vi của mối quan hệ giữa gia đình, cộng đồng và hệ thống nhà trường, có thể quy ước cộng
đồng ở đây là tập hợp người xung quanh các em học sinh; đó là cộng đồng dân cư nơi học sinh
sinh sống, học tập,. . .
Có thể chỉ ra một số vấn đề xã hội gây nên những căng thẳng, khủng hoảng tâm lí của học
sinh hiện nay từ phía cộng đồng như sau: – Nhóm vấn đề cộng đồng liên quan đến quan hệ giữa
người với người. – Nhóm vấn đề của cộng đồng liên quan đến điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém,
thiếu các dịch vụ xã hội cơ bản. – Nhóm vấn đề của cộng đồng liên quan đến bất bình đẳng xã hội
và quyền lợi.
+ Những hoạt động của NVCTXH trường học trong mối quan hệ với cộng đồng:
Giáo dục xã hội theo nghĩa rộng là tác động trực tiếp hay gián tiếp của các tổ chức, cơ quan,
đoàn thể trong nhà trường hoặc ngoài nhà trường đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ. Đây là một lực lượng vô cùng đông đảo tạo ra một môi trường rộng lớn có ảnh hưởng tự
phát hoặc tự giác rất mạnh mẽ đối với cuộc sống hằng ngày của học sinh.
Đối với học sinh Đội thiếu niên Tiền phong và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trong nhà trường và địa phương là các tổ chức thu hút các em thường xuyên sinh hoạt phù hợp với
nhu cầu, hứng thú, đặc điểm về việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân sinh quan cho thế
hệ công dân tương lai theo yêu cầu phát triển của xã hội. Cùng với các tổ chức, đoàn, đội, các tổ
chức khác như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức
văn hoá, khoa học kĩ thuật, các cơ sở sản xuất kinh doanh của nhà nước, tư nhân. . . nếu quan tâm
đến hoạt động giáo dục thế hệ trẻ, góp phần đào tạo họ trở thành những công dân hữu ích thì chắc
chắn sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục tốt đẹp, tiến bộ của quốc gia, dân tộc. Lực
lượng và tiềm năng giáo dục rất to lớn được thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá,
khoa học, nghệ thuật, đạo đức chính trị, thể dục thể thao,... trong đội ngũ của những công nhân,
nông dân, kĩ sư, nghệ sĩ, các nhà khoa học, những nhà giáo lão thành, những người đã nghỉ hưu
hoặc đương chức. . .
Những lực lượng xã hội này được NVCTXH trường học tập hợp, tổ chức động viên, phối
hợp hoạt động cùng với sự giúp đỡ của đoàn thể, chính quyền địa phương sẽ có những đóng góp
to lớn, tích cực vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập vào việc tổ chức và hướng dẫn
các hoạt động giáo dục học sinh trong và ngoài giờ lên lớp, đồng thời cũng giúp cho gia đình giáo
dục phát triển các năng khiếu, nhu cầu, hứng thú có ích như nhạc, họa, kĩ thuật,. . . trong quá trình
phát triển nhân cách của học sinh.
179
Nguyễn Thị Mai Hồng, Vũ Hồng Nhung
Như vậy, các hoạt động nêu trên thể hiện vai trò của NVCTXH là góp phần xây dựng môi
trường cộng đồng lành mạnh để học sinh và gia đình học sinh sống trong môi trường ấy có điều
kiện phát triển tốt nhất. Nhà trường mà học sinh theo học cũng có trách nhiệm xây dựng môi
trường văn hoá cộng đồng trong trường học để học sinh được học tập và rèn luyện trong môi
trường tốt nhất.
2.2.3. Hoạt động của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với hệ thống
nhà trường
Một số vấn đề xã hội gây nên những căng thẳng, khủng hoảng tâm lí của học sinh hiện nay
– từ phía nhà trường và hệ thống nhà trường
Với thầy cô giáo: Về khía cạnh đội ngũ giảng viên trong các trường học, bề nổi cho thấy rất
êm ả, thanh cao nhưng đi sâu về khía cạnh tâm lí xã hội cũng có nhiều vấn đề cần đến tư vấn tham
vấn và những dịch vụ chuyên môn, chuyên sâu của CTXH như: – Tình trạng căng thẳng, áp lực
giảng dạy và trong cuộc sống của giáo viên. – Thiếu kiến thức, kĩ năng làm việc với học sinh. –
Thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. – Việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho
học sinh. – Tương tác với phụ huynh học sinh. . .
Với các cán bộ quản lí giáo dục khác: Mặc dù khung pháp lí đảm bảo việc tiếp cận giáo dục
hoà nhập, đặc biệt ở các trường chính quy đã được quy định rõ ràng tại Luật Người khuyết tật và
Công ước về Quyền của Người khuyết tật, nhưng việc tiếp cận bình đẳng giáo dục hoà nhập vẫn
còn nhiều thách thức và khoảng cách chưa thể xoá bỏ. Trẻ khuyết tật chiếm phần lớn trong tổng số
trẻ em ngoài nhà trường với tỉ lệ 83,1% so với trẻ em bình thường (11,8%) – báo cáo nghiên cứu
Trẻ em ngoài nhà trường ở Việt Nam của UNICEF [3].
Những hoạt động của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với hệ thống
nhà trường:
Trong ba môi trường giáo dục, giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc thực
hiện mục tiêu giáo dục. Bản chất của việc kết hợp đó là đạt được sự thống nhất về các mục tiêu,
yêu cầu giáo dục cũng như về tất cả tác động giáo dục tự giác của người lớn khiến cho nhân cách
của thế hệ trẻ phát triển đúng hướng, đầy đủ, vững chắc. Để đạt được sự thống nhất đó, trước hết
cần làm cho mọi thành viên trong các thể chế nhận thức được một cách thật đầy đủ những nhiệm
vụ, nội dung và phương pháp giáo dục. Nhờ đó mà tạo ra được một bầu không khí hăng say và
sáng tạo tham gia vào công tác giáo dục có hiệu quả ở trong nhà trường, trong gia đình và trong
xã hội. Nhờ có môi trường vi mô và vĩ mô đó, trẻ buộc phải hành động theo đúng yêu cầu và các
chuẩn mực ứng xử. Môi trường giáo dục tự giác bao gồm: Những yêu cầu thống nhất của các nhà
giáo dục đối với hành vi của học sinh; Những tình huống được tạo ra trong cuộc sống để các em
có điều kiện thể hiện, rèn luyện phát triển những hành vi tích cực; Những biện pháp, phương pháp
giáo dục được sử dụng một cách khéo léo nhất quán không gây nên mâu thuẫn trong quá trình lĩnh
hội làm mất niềm tin của các em đối với việc ứng xử.
Như vậy với thầy cô giáo: NVCTXH trường học giúp cho quá trình giáo viên làm việc với
phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả; tìm hiểu những nguồn lực mới; tham gia vào tiến trình
giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt; hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá
và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ. Thông qua các thầy cô giáo trong nhà trường, NVCTXH trong
nhà trường tìm hiểu và nắm bắt kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của từng học sinh, đặc biệt
những học sinh có hoàn cảnh khó khăn cùng với các thầy cô giáo trong nhà trường kết hợp với phụ
huynh học sinh tạo thành mạng lưới để trợ giúp và giáo dục cho học sinh.
Với các cán bộ quản lí giáo dục khác: NVCTXH hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các
chính sách và chương trình phòng ngừa; đảm bảo thực hiện đúng một số luật, đặc biệt với trẻ em.
NVCTXH phối hợp cùng các nhà quản lí giáo dục xây dựng chương trình giáo dục hoặc hoạt động
180
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng...
xã hội để giúp học sinh có thể được rèn luyện và giáo dục trong môi trường tốt nhất. Các NVCTXH
cũng tham gia vào việc thực thi chính sách, điều chỉnh và bổ sung các chương trình hoạt động để
phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
2.2.4. Những hoạt động của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với
học sinh
Hình 1. Môi trường sống tự nhiên của trẻ em
Nguồn: Allen Meares, Lane, và Oppenheimer, 1981, cập nhật 2002
Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, môi trường học đường trở thành một trong những
môi trường quan trọng nhất mà học sinh hình thành suy nghĩ, thái độ và hành vi. Trường học cũng
là môi trường chính mà học sinh bộc lộ các suy nghĩ, thái độ và hành vi của mình – thường là với
đối với bạn bè và thầy cô giáo. Trường học, do đó, cũng là môi trường tối quan trọng để thực hiện
các hoạt động CTXH với học sinh nhằm mục đích ngăn ngừa học sinh phát triển các suy nghĩ, thái
độ và hành vi tiêu cực; can thiệp khi các hành vi đã bộc lộ và phục hồi chức năng cho học sinh
cũng như các đối tượng liên quan khi xảy ra vấn đề.
Trong mối quan hệ với học sinh, NVCTXH trường học giúp học sinh trong nhà trường nhận
thức và hiểu được những vấn đề mà học sinh gặp phải, nguyên nhân cũng như cách thức giải quyết
vấn đề hợp lí nhất. Thông qua các buổi trao đổi, gặp gỡ trực tiếp, thảo luận cá nhân hoặc thảo luận
nhóm với các chủ đề khác nhau liên quan đến lứa tuổi học đường.
NVCTXH trường học là một liên kết không thể tách rời giữa nhà trường, gia đình và cộng
đồng trong việc giúp học sinh đạt được thành công trong học tập. Họ làm việc trực tiếp với lãnh
đạo nhà trường cũng như các học sinh và gia đình, cung cấp lãnh đạo trong việc hình thành chính
sách nhà trường kỉ luật, can thiệp sức khoẻ tâm thần, quản lí khủng hoảng và các dịch vụ hỗ trợ.
Là một phần của một nhóm liên ngành để giúp học sinh thành công, NVCTXH cũng tạo điều kiện
cho sự tham gia của cộng đồng trong các trường học khi vận động học sinh thành công [2].
NVCTXH trường học giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng tâm lí; tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công
trong học tập; có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như:
không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình; không có
quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; không đi học thường xuyên, bị trầm
cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử; căng thẳng thần kinh.
181
Nguyễn Thị Mai Hồng, Vũ Hồng Nhung
3. Kết luận
Bài báo phân tích nguyên nhân, hậu quả, làm rõ thực trạng những vấn đề xã hội của học
sinh hiện nay; phân tích và khẳng định vai trò quan trọng và thế mạnh đặc thù các hoạt động của
NVCTXH trường học trong việc phối hợp với gia đình, hệ thống nhà trường và cộng đồng xã hội
(về mục đích, phương pháp, mô hình, cách tiếp cận, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội, cơ chế
phối hợp liên ngành. . . ) nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề xã hội của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Mai Hồng, 2001. Ổn định chính trị – xã hội trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo ở
nước ta hiện nay – thực trạng và giải pháp, đề tài cấp Bộ B. 2001. 75. 20 (chủ nhiệm đề tài).
[2] Nguyễn Thị Mai Hồng, 2015. Đào tạo và thực hành công tác xã hội trường học – tính cấp
thiết và tính đặc thù. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội trường học: Kinh
nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam”, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 204 – 208.
[3] Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và UNICEF Việt Nam, 2009. Xây dựng môi trường
bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam.
[4] Nguyễn Ngọc Hường, Nguyễn Thu Trang, 2015, Chuẩn thực hành công tác xã hội với thanh
thiếu niên và công tác xã hội với thanh thiếu niên trong môi trường học đường: Giới thiệu
mô hình của Mỹ và gợi ý cho Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội
trường học: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam”, Nxb Đại học Sư
phạm, tr. 27 – 36.
[5] Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, Các vấn đề thường gặp trong
trường học và nhu cầu phát triển công tác xã hội ở Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc
tế: “Công tác xã hội trường học: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam”,
Nxb Đại học Sư phạm, tr. 67 – 69.
[6] Nguyễn Thị Mai Hồng, 2013, Một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn Chính sách xã
hội ở khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc
tế “Nâng cao tính chuyên nghiệp công tác xã hội vì phát triển và hội nhập”, Nxb Đại học Sư
phạm, tr. 227 – 232.
[7] Nguyễn Thị Thái Lan, 2016, Công tác xã hội trong trường học : Nhu cầu và triển vọng phát
triển ở Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội trường học: Kinh
nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam”, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 124 – 129.
[8] Đăng Doanh, 2011, Bạo lực học đường ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Lao động
và Xã hội, Số 412, tr. 35 – 37.
[9] Trần Văn Kham, 2016, Phát triển công tác xã hội trường học ở Việt Nam: Nhu cầu, kinh
nghiệm quốc tế và đề xuất mô hình. Bài báo cáo tại hội thảo khoa học: “Định hướng xây
dựng mô hình công tác xã hội trường học ở Việt Nam” do 3 đơn vị: Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Cục bảo trợ xã hội và UNICEF đồng tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
ngày 29/12/2016.
[10] Nguyễn Tùng Lâm, 2016, Phát triển tham vấn học đường ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng
và đề xuất mô hình công tác xã hội trường học ở Việt Nam hiện nay. Bài báo cáo tại hội thảo
khoa học: “Định hướng xây dựng mô hình công tác xã hội trường học ở Việt Nam” do 3 đơn
182
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng...
vị: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Cục bảo trợ xã hội và UNICEF đồng tổ chức tại Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 29/12/2016.
[11] Nguyễn Hải Hữu, 2015, Sự cần thiết phải xây dựng chương trình,nội dung đào tạo công tác
xã hội trường học và chiến lược tiếp cận xây dựng chương trình,nội dung đào tạo. Kỉ yếu
Hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội trường học: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng
phát triển ở Việt Nam”, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 58 – 66.
ABSTRACT
Role of school social worker in relationship with families,
communities and schools system in Vietnam nowadays
Nguyen Thi Mai Hong, Vu Hong Nhung
Social Work Faculty, Hanoi National University of Education
The article illustrates the reality about social problems of students, analyzes their reasons,
consequences as well as role and work of school social worker in relationship with families,
communities and school system. As a result, the article claims the vital role and particular strengths
of school social worker in developing the effectiveness of solving social problems in school,
contributing to promoting education and training future generations of Vietnam at the aim of
sustainable development.
Keywords: Social problems among students; school social worker.
183

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_nhan_vien_cong_tac_xa_hoi_truong_hoc_trong_moi_q.pdf