Ứng dụng mạng xã hội vào giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên Việt Nam

Đầu những năm 2000, web 2.0 ra đời, đưa người sử dụng trở thành chủ nhân thực sự của

Internet. Đặc điểm nổi bật của thế hệ web này là người dùng có thể tham gia vào quá trình sáng

tạo nội dung trên Internet, đồng thời, tương tác với nhau. Đây chính là khía cạnh xã hội của

web 2.0, tức mạng xã hội (social web).

Tiến bộ về công nghệ này đã góp phần thay đổi nhiều mặt trong đời sống, đem lại

chuyển biến cho phương thức giảng dạy ngôn ngữ. Dạy-học tiếng Pháp cũng không nằm ngoài

xu thế đó. Nhiều dự án đã được tiến hành ở phương Tây, chẳng hạn: năm 2003, Hannah & de

Nooy yêu cầu sinh viên lên diễn đàn của báo Le Monde để bàn luận chính trị; năm 2006,

Ollivier cho sinh viên viết bài trên Wikipedia.

Học theo những dự án thành công đó, năm 2014, “Tự học tiếng Pháp với Internet” đã

được triển khai trên đối tượng là sinh viên năm thứ hai Khoa Tiếng Pháp – Trường Đại học

Ngoại ngữ – Đại học Huế.

Bên cạnh một số hạn chế (tỉ lệ tham gia thấp), với bốn nhiệm vụ (task) ứng dụng mạng

xã hội, dự án này được các sinh viên tham gia đánh giá cao vì tính mới lạ của nó, đồng thời, mở

ra hướng xây dựng hệ thống tự học tiếng Pháp khai thác tiềm năng của mạng xã hội dành cho

sinh viên Việt Nam.

pdf 12 trang kimcuc 8700
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng mạng xã hội vào giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng mạng xã hội vào giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên Việt Nam

Ứng dụng mạng xã hội vào giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên Việt Nam
ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP
CHO SINH VIÊN VIỆT NAM
Using social web in teaching French for Vietnamese students
Hồ Thủy An
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế (Việt Nam)
Tóm tắt:
Đầu những năm 2000, web 2.0 ra đời, đưa người sử dụng trở thành chủ nhân thực sự của
Internet. Đặc điểm nổi bật của thế hệ web này là người dùng có thể tham gia vào quá trình sáng
tạo nội dung trên Internet, đồng thời, tương tác với nhau. Đây chính là khía cạnh xã hội của
web 2.0, tức mạng xã hội (social web).
Tiến bộ về công nghệ này đã góp phần thay đổi nhiều mặt trong đời sống, đem lại
chuyển biến cho phương thức giảng dạy ngôn ngữ. Dạy-học tiếng Pháp cũng không nằm ngoài
xu thế đó. Nhiều dự án đã được tiến hành ở phương Tây, chẳng hạn: năm 2003, Hannah & de
Nooy yêu cầu sinh viên lên diễn đàn của báo Le Monde để bàn luận chính trị; năm 2006,
Ollivier cho sinh viên viết bài trên Wikipedia.
Học theo những dự án thành công đó, năm 2014, “Tự học tiếng Pháp với Internet” đã
được triển khai trên đối tượng là sinh viên năm thứ hai Khoa Tiếng Pháp – Trường Đại học
Ngoại ngữ – Đại học Huế.
Bên cạnh một số hạn chế (tỉ lệ tham gia thấp), với bốn nhiệm vụ (task) ứng dụng mạng
xã hội, dự án này được các sinh viên tham gia đánh giá cao vì tính mới lạ của nó, đồng thời, mở
ra hướng xây dựng hệ thống tự học tiếng Pháp khai thác tiềm năng của mạng xã hội dành cho
sinh viên Việt Nam.
Từ khóa: mạng xã hội (social web), dạy-học tiếng Pháp (teaching-learning of French
language), sinh viên Việt Nam (Vietnamese students), nhiệm vụ (task)
I. Đặt vấn đề – Cơ sở lý thuyết
1. Định nghĩa mạng xã hội
Hệ thống các trang web chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc thế hệ thứ hai: web 2.0.
So với thế hệ thứ nhất (web 1.0), web 2.0 có nhiều ưu thế hơn. Kể từ đầu những năm 2000, với
nhiều dịch vụ mới ra đời (blog, wiki), người dùng đã có thể tham gia vào quá trình sáng tạo
và xuất bản nội dung trên Internet (viết nhật ký ở Blogspot, đăng ảnh tại Flickr, làm clip tải lên
Youtube...). Ngoài ra, họ có thể bình luận, chia sẻ, nhào nặn các nội dung đó theo ý muốn, cũng
như tương tác với nhau (viết lời bình cho một bài viết, một bức ảnh hay một đoạn clip và chờ
phản hồi của người khác). Đây chính là khía cạnh xã hội của web 2.0, tức mạng xã hội (social
web).
Theo Ollivier & Puren (2011), mạng xã hội là mặt quan trọng nhất, phổ thông nhất của
web 2.0. Khái niệm này đề cập đến khả năng người dùng Internet có thể đưa ra xã hội các sản
phẩm của bản thân, cũng như duy trì và tạo dựng các mối quan hệ xã hội thông qua những
trang web như Facebook, LinkedIn. Như vậy, mạng xã hội chính là web 2.0 (nhưng không tính
đến khía cạnh kỹ thuật), nơi người sử dụng giữ vai trò chủ đạo và chủ động; là các trang mạng
tồn tại và phát triển nhờ sức mạnh xã hội của cộng đồng.
Ở đây cần phân biệt mạng xã hội (social web) với mạng lưới xã hội (social networks).
Mạng lưới xã hội là khái niệm xã hội học, chỉ các mối quan hệ xã hội của con người, chằng chịt
và đan xen như lưới nhện. Ngoài ra, trong ngôn ngữ thông dụng, ba tiếng “mạng xã hội”
thường được dùng để nhắc đến Facebook, Google+ Tuy nhiên, đây là cách gọi dễ gây nhầm
lẫn. Do vậy, một số nhà khoa học như Boyd & Ellison (2007) và Zourou (2012) đề xuất thuật
ngữ trang mạng lưới xã hội (social network sites – SNS) để chỉ các trang web này bởi chúng
giúp người sử dụng duy trì và tạo dựng các mối quan hệ, đồng thời công khai mạng lưới xã hội
của người đó.
2. Mạng xã hội và dạy-học tiếng Pháp
Mạng xã hội ra đời đã thổi luồng gió mới vào nhiều mặt của đời sống. Do vậy, trường
học (nhất là các trường đại học) không thể đứng ngoài xu hướng công nghệ này bởi giới trẻ
ngày nay lớn lên cùng với web 2.0. Thế nên, nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường (cũng như giáo
viên) là giúp người học khám phá những công dụng khác (ngoài giải trí, kết nối bạn bè) của
mạng xã hội, nhận thức được tính hai mặt (tốt và xấu) của web 2.0, cũng như giáo dục cho học
sinh, sinh viên năng lực chịu trách nhiệm đối với những nội dung mà họ đăng tải trên Internet
(Atabekian, 2010).
Trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp cho người nước ngoài, một số giáo viên ở phương
Tây đã đưa mạng xã hội vào lớp học. Có thể kể ra đây một vài dự án sau. Năm 2003, tại
Australia, Hannah & de Nooy yêu cầu sinh viên lên diễn đàn của báo Le Monde để thảo luận
các vấn đề chính trị (Hanna & de Nooy, 2003).Năm 2006, Ollivier cho 15 sinh viên người Áo
viết bài về nơi mà họ sinh ra trên Wikipedia (Ollivier, 2007). Tháng 11 năm 2012, trong khuôn
khổ dự án “Le français en (première) ligne”1, sinh viên người Latvia đã giới thiệu một bộ phim
của Latvia trên Prezi (
So với các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ khác, ưu thế của mạng xã hội là giúp
người học có cơ hội trao đổi thực sự với những người nói ngôn ngữ này. Nhờ đó, việc học có
tính thực tiễn hơn, mang nhiều ý nghĩa hơn so với các tình huống giao tiếp giả định ở trong lớp
học – nơi giáo viên dường như là người duy nhất mà các sản phẩm của người học hướng đến
(Dejean-Thircuir & Mangenot, 2013). Ngoài ra, nhờ lợi thế về công nghệ, các sản phẩm do
người học thực hiện trên mạng xã hội thường sống động, độc đáo hơn. Có thể lấy bài giới thiệu
phim của sinh viên Latvia ở trên làm ví dụ: khi chọn Prezi làm công cụ, người học có thể đưa
vào phần trình bày cả văn bản, hình ảnh, lẫn một trích đoạn phim ngắn.
3. Phương pháp khai thác mạng xã hội trong lớp học tiếng Pháp
Để đưa mạng xã hội vào các lớp học tiếng Pháp, hai tác giả Ollivier và Puren – những
người tiên phong trong lĩnh vực này – khuyến nghị phương pháp tương tác (interaction-
based approach) (Ollivier & Puren, 2011; Ollivier, 2012).
Phương pháp này là cái “gạch”, nối dài phương pháp hành động (action-oriented
approach) mà CEFR đề cập. Trong quá trình dạy-học, cả hai phương pháp đều vận dụng
nhiệm vụ (task). Tuy nhiên, do nhiệm vụ theo định nghĩa của Ellis (2003), Nunan (2004) hay
CEFR (Conseil de l’Europe & Division des politiques linguistiques, 2005) bị giới hạn trong
bốn bức tường của lớp học, Ollivier (2012) đề xuất mở rộng khái niệm này thành: “Tất cả
1 Dự án sử dụng Internet để kết nối sinh viên theo học chương trình giảng dạy tiếng Pháp tại các trường đại học của Pháp 
với sinh viên học tiếng Pháp ở các trường đại học thuộc Australia, Tây Ban Nha, Mỹ, Nhật Bản, Latvia, Luxembourg 
(
nhiệm vụ đều phải được thực hiện trong khuôn khổ các tương tác xã hội thực sự và do đó, được
xác định một cách rõ ràng.”2. Trên thực tế, khá khó để tìm ra (và đa dạng hóa) đối tác nhằm
bảo đảm cho tương tác diễn ra trong quá trình dạy-học ngoại ngữ mang tính “xã hội thực sự”,
với ngữ cảnh và đối tượng tiếp nhận “được xác định một cách rõ ràng”. Do đó, tác giả đề nghị
người dạy khai thác tiềm năng của mạng xã hội.
II. Giới thiệu dự án “Tự học tiếng Pháp với Internet” và phương pháp nghiên cứu
1. Dự án “Tự học tiếng Pháp với Internet”
Với mong muốn ứng dụng mạng xã hội vào giảng dạy tiếng Pháp nhằm nâng cao năng
lực tự học cho sinh viên, dự án “Tự học tiếng Pháp với Internet” đã ra đời và được triển khai
trên đối tượng là sinh viên năm thứ hai Khoa Tiếng Pháp – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại
học Huế vào học kỳ 2 năm học 2013-2014.
Trong vòng 3 tháng (từ 13/03 đến 12/06/2014), sinh viên được yêu cầu thực hiện 4
nhiệm vụ (NV) mạng xã hội (social web based task). Đã có 15 trên tổng số 17 sinh viên (chiếm
tỉ lệ 88,23%) đăng ký tham gia trên tinh thần tự nguyện, đổi lấy 3 điểm cộng vào điểm kiểm tra
giữa kỳ.
Trình độ thực tế của các sinh viên tham gia dao động khoảng từ A2 đến B2 theo CEFR.
Trình độ yêu cầu của dự án là B1. Một nhóm Facebook (FB) riêng tư đã được giáo viên tạo, để
đăng tải nội dung các nhiệm vụ, đồng thời làm nơi trao đổi thông tin giữa người học và người
dạy (hình 1).
2 “Toute tâche à réaliser dans le cadre d'interactions sociales réelles et donc clairement définies.” (Ollivier, 2012, đoạn 23)
Hình 1: Ảnh chụp màn hình nhóm FB của dự án “Tự học tiếng Pháp với Internet”
2. Quá trình thực hiện dự án và phương pháp nghiên cứu
Sau 10 ngày đăng ký tham gia và trả lời phiếu điều tra ban đầu, sinh viên lần lượt làm
các NV do giáo viên biên soạn. Thời gian thực hiện dự tính của mỗi NV là 2 tuần; tuy nhiên,
trong quá trình tiến hành dự án, hai NV 2 và 3 đã được kéo dài thêm 1 tuần; đối với NV thứ tư,
sau 24 ngày không có sinh viên tham gia thực hiện, giáo viên đã tiến hành phát phiếu điều tra
tổng kết dự án vào ngày 12/06/2014 (bảng 1).
Thời
gian
Sự
kiện
Yêu cầu của
nhiệm vụ
Trang web
sử dụng
Tham gia trong
nhóm FB
Sản phẩm đăng tải lên
các trang mạng xã hội
SL % SL %
13/03
–
23/04/
Khởi động dự án, tạo nhóm FB, đăng phiếu điều tra ban đầu
2014
24/03
–
06/04/
2014
NV 1
Tạo cây
Pearltrees tập
hợp các trang
web để học
tiếng Pháp
Pearltrees
(
earltrees.com/)
11
(KL1, DH1, QN1
DT1, BT1, TG1,
MH1, AT1, HT1,
TD1, PT1)
73,33
5
(KL1, QN1, TD1,
TG1, DT1)
33,33
07/04–
27/04/
2014
NV 2
Trả lời một câu
hỏi về Việt Nam
trên diễn đàn
Routard
Forum
Routard
(
utard.com/foru
m/vietnam/54.
htm)
7
(KL1, QN1,
MH1, DH1, TG1,
PT1, BT1)
46,67
4
(KL1, QN1,
MH1, TG1)
26,67
28/04–
18/05/
2014
(3
tuần)
NV 3
Giới thiệu một
món ăn Việt
Nam
Live my
food
(
vemyfood.eu/)
3
(KL1, QN1,
MH1)
20
3
(KL1, QN1,
MH1)
20
19/05–
11/06/
2014
(24
ngày)
NV 4
Giới thiệu một
hoạt động văn
hóa của Việt
Nam
Voicethread
(https://voicet
hread.com/)
0 0 0 0
12/06/
2014
Đăng phiếu điều tra tổng kết
Bảng 1: Tóm tắt quá trình thực hiện dự án “Tự học tiếng Pháp với Internet”
Nhìn vào bảng trên, có thể nhận thấy tỉ lệ tham gia giảm dần qua từng nhiệm vụ; số
lượng sinh viên hoàn tất nhiệm vụ và đăng tải sản phẩm lên các trang mạng xã hội thấp hơn so
với số tham gia bình luận trong nhóm FB nội bộ (NV 1 và 2).
Bên cạnh 3 sinh viên đặc biệt tích cực (chiếm 20%), có 4 thành viên hầu như không
phản ứng gì (chiếm 26,67%); 8 sinh viên còn lại được phân thành hai nhóm: tham gia khá đầy
đủ (3 sinh viên, chiếm 20%) và tham gia ở mức trung bình (5 sinh viên, chiếm 33,33%) (biểu
đồ 1).
20
20
33.33
26.67
Tham gia tích cực
Tham gia khá đầy đủ
Tham gia ở mức trung bình
Không phản ứng
Biểu đồ 1: Mức độ tham gia vào dự án của nhóm sinh viên
Từ 17/06 đến 13/09/2014, 6 cuộc phỏng vấn riêng lẻ đã được tiến hành với 2 sinh viên
tích cực (KL1, MH1); 2 tham gia khá đầy đủ (DH1, TG1); 1 ở mức trung bình (HT1) và 1 hầu
như không phản ứng (NT1). Các buổi nói chuyện này là cơ sở để rút ra những điểm cần lưu ý
khi khai thác mạng xã hội vào giảng dạy tiếng Pháp dành cho sinh viên Việt Nam.
III. Một số lưu ý khi khai thác mạng xã hội vào giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên Việt
Nam
1 Xây dựng quan niệm cởi mở về lỗi cho sinh viên
So sánh phát biểu của các sinh viên, có thể thấy: những sinh viên tham gia khá đầy đủ và
tích cực xem lỗi, sai là điều tất yếu trong quá trình học, coi việc đăng tải sản phẩm lên mạng xã
hội như cơ hội để sửa chữa cho những lần sau (DH1, MH1); trong khi đó, HT1 – sinh viên
tham gia rất ít vào dự án cảm thấy khá nặng nề nếu làm sai, mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (bảng
2).
Thời gian Người nói Nội dung
07 : 32 DH1
Dù nói sai họ cũng không biết người nớ là ai hết, bởi rứa nếu họ nói
sai thì mình sửa, rồi họ nói sai thì mình biết là mình sai chỗ nớ, còn
nói chung lại em cũng không quan trọng, vì họ không biết là mình
gửi nên em cũng không sợ họ đánh giá chi mình, mình biết là mình
sai thì lần sau rút kinh nghiệm ở chỗ khác.
10 : 24 DH1
Thì nếu mấy bạn đánh giá mình thì mình trả lời sai thì mấy bạn đánh
giá, mà đúng thì mà năng lực của mình ngang chừng nớ thì mình
cũng chấp nhận thôi cô nờ đều mình cố gắng lần sau không bị như
rứa thôi. Chơ còn dạng giống như khi mô cũng có thấp thì mới tới
cao đồ rứa chơ chơ khi mô cũng cao thì làm răng đi học. (cười)
03 : 06 MH1
Dạ không [ngại khi pốt bài lên cho tất cả mọi người trên mạng đọc] ,
vì cái nớ thì khi mà họ phát hiện lỗi cho mình thì mình sẽ sửa được,
mình sẽ nhớ được lỗi của mình và mình sẽ khắc phục được.
09 : 33 HT1
Dạ, giống như mình giống như mình nói tiếng Việt là dễ cô nờ,
nhưng mà đến lúc nói quá tiếng Pháp là mình chưa giống như
mình viết mình sợ sai cô nờ, nhất là văn hóa ẩm thực đồ rứa.
09 : 45 HTA
Viết sợ sai. Nhưng mà cô có nói mấy bạn cần chi thì có thể còm-men
thì mọi người sẽ góp ý cho mấy bạn, (nghỉ) thì em thấy răng ?
09 : 56 HT1 Dạ, (do dự) rứa đó cũng là một cách tốt. (từng chữ một)
10 : 02 HTA
Nhưng mà vì răng em lại không tận dụng cơ hội nớ để ví dụ mình
không biết nha, thì mình có thể còm-men vô đó để mọi người sẽ
nói chung góp ý cho, giúp đỡ em.
10 : 21 HT1 Dạ, (do dự) em sợ sai nhiều cô nờ.
10 : 25 HTA Sợ sai nhiều nữa à ?
10 : 27 HT1 Dạ.
10 : 28 HTA
Thế thì khi mà, tức nhiên là khi mà hoạt động Routard hoặc hoạt
động mấy cái ẩm thực văn hóa giới thiệu như vậy, em sợ viết sai để
cho người khác đọc hay là răng ?
10 : 41 HT1
Dạ, sợ viết, giống như khi mình bỏ lên nớ là sợ giống như lỗi chính
tả sai nhiều a cô nờ.
10 : 49 HTA Ừ.
10 : 50 HT1 Lỗi ngữ pháp đồ rứa. (nói nhỏ)
Bảng 2: Quan niệm về lỗi, sai của sinh viên (trích phỏng vấn)
Như vây, để sinh viên mạnh dạn tạo ra các sản phẩm bằng tiếng nước ngoài nói chung và
tích cực tham gia vào các dự án mạng xã hội nói riêng, nên chăng giáo viên cần có biện pháp
giúp người học vượt qua nỗi “sợ sai”, “sợ lỗi” bởi một khi đã bị tâm lý này đè nặng, sinh viên
sẽ không dám “mạo hiểm” vượt qua vùng an toàn, thử nghiệm những điều mới mẻ.
2. Tôn trọng thể diện của sinh viên
Có lẽ tâm lý “sợ lỗi”, “sợ sai” của sinh viên xuất phát từ văn hóa trọng thể diện của
người Việt. Do phải giữ bộ mặt, sinh viên thường cảm thấy khó khăn khi để lộ khuyết điểm của
bản thân với người khác: HT1 đã nhấn mạnh điều này trong phỏng vấn. Theo sinh viên này,
người dạy cần tránh yêu cầu người học đăng bài công khai nếu trình độ của sinh viên không
được tốt lắm. Về phần TG1, mặc dù có cởi mở hơn, sinh viên này cũng có chung quan điểm với
HT1 (bảng 3).
Thời gian Người nói Nội dung
11 : 16 HT1
Dạ, vì em nghĩ có mấy bạn trong lớp, mấy bạn khá, mấy bạn tốt toàn
ghi bài tốt mà chừ bài mình dở, với lại lỗi sai mình bỏ lên, với lại
(ngừng đột ngột, nói từng từ một).
11 : 31 HTA
Thế thì có em nghĩ ngoài cái cách còm-men công khai đó, đúng chưa
ạ, để cho tất cả mọi người trong nhóm cùng thấy thì có cách nào để
em cảm thấy không bị, khi mình bỏ lên nớ mình thấy sợ không ?
11 : 45 HT1 Dạ, gửi mail cho cô.
11 : 46 HTA Gửi mail cho cô.
11 : 47 HT1 Hoặc là inbox nơi chỗ face.
11 : 50 HTA Thì em thích rứa hơn hay là ?
11 : 51 HT1 Dạ. Bí mật hơn.
11 : 54 HTA Bí mật hơn.
11 : 55 HT1 Khi mà qua cô sửa rồi mình mới bỏ lên thì đỡ hơn.
12 : 03 HTA
(nghỉ) Chơ còm-men trực tiếp lên trên đó cho mọi người là em
ngại.
12 : 09 HT1 Khi mà mình tự tin về trình độ mình thì mình bỏ lên mới được.
08 : 02 TG1
Dạ  cũng có. Tại vì nhóm mình, mấy bạn, đa số những bạn pốt bài 
lên a, là những bạn siêng, với lại là mấy bạn ấy giỏi. Bài của mấy 
bạn viết rất là chuẩn, bài của em gửi lên thì hắn không được tốt lắm, 
thành ra em cũng hơi ngại (nghỉ ngắn) với những bạn làm bài tốt đó 
vì mình cùng học ở lớp thì nhiều khi còn (mỉm cười)
08 : 22 HTA (mỉm cười)
08 : 23 TG1 Mình học cùng một lớp, gặp nhau nên nhiều khi còn ngại. (nghỉ)
08 : 26 HTA Ừ.
08 : 28 TG1
Nhưng mà em nghĩ, điều đó không quan trọng, quan trọng là mình 
cố gắng
Bảng 3: Quan niệm của sinh viên về việc công khai sản phẩm thô (trích phỏng vấn)
Ngoài ra, cũng do giữ thể diện, khi không hiểu, sinh viên thường cũng không nói ra. Do
đó, HT1 đề xuất giáo viên nên có câu hỏi điều tra vô danh kiểm tra mức độ hiểu đề của người
học (bảng 4).
Thời gian Người nói Nội dung
29 : 44 HT1
Dạ. Nếu mà có, vì có một số bạn không hiểu họ không nói ra mình 
không biết được hết.
29 : 55 HTA
Thế thì theo em làm cách mô để cho mọi người mọi người không 
hiểu mà có thể vẫn nói ra.
30 : 03 HT1
Dạ, em nghĩ cô nên ghi ra một câu hỏi dạng giống như nghiên cứu 
của cô rứa, dễ hiểu hoặc chưa hiểu hoặc khó hiểu sau đó để mấy bạn 
đánh vô rồi tính phần trăm mình biết được có người hiểu, người 
không hiểu. Dễ nói hơn so với việc còm-măng.
30 : 27 HTA
Là tức không biết cô hiểu có đúng không ? Như ri hi, khi cô ra 
một hoạt động chi đó, thì cô sẽ làm một dạng câu hỏi để cho mấy 
bạn tích vô, và câu hỏi đó là vô danh, đúng không ?
30 : 48 HT1 Dạ.
30 : 49 HTA
Là không biết ai nói hết, là hỏi là mấy bạn đã hiểu đề chưa, mấy bạn 
tích vô.
30 : 54 HT1 Dạ, có hiểu cách sử dụng không cô nờ.
30 : 56 HTA Ừ, chơ còn còm-men trực tiếp
31 : 00 HT1 Dạ.
31 : 01 HTA Rứa là mọi người không làm hả ?
31 : 02 HT1 Dạ, không thích.
31 : 03 HTA
Không thích. Ừ, rồi. Mà đi làm làm những hoạt động không phải 
cho giáo viên mà cho người khác đọc mà mấy bạn cũng không thích 
hay răng ?
31 : 20 HT1
Dạ, không phải vì nói ra cái mình không hiểu mình là thấy sợ họ, 
ngại, có nhiều người họ ngại, chơ không phải lợi ích cho ai. Thì theo 
cô thấy lên mạng, a, theo trên lớp có nhiều người họ vẫn không hiểu 
nhưng họ không dám nói vói giáo viên. (nghỉ)
Bảng 4: Cách thức kiểm tra mức độ hiểu đề của người học (trích phỏng vấn)
Tóm lại, để có thể khai thác thành công mạng xã hội trong các lớp học tiếng Pháp của
sinh viên Việt Nam, giáo viên nên tìm cách phá tan tâm lý sợ lỗi nơi người học, đồng thời triển
khai những biện pháp kỹ thuật để đảm bảo thể diện cho sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Atabekian, C. (2010). Au travail, Narcisse ! Cahiers Pédagogiques, (482), 11–13.
[2] Boyd, D. M., & Ellison, N. B. (2007). Social Network Sites: Definition, History, and
Scholarship. Journal of Computer-Mediated Communication, 13(1), 210–230.
[]
[3] Conseil de l’Europe, & Division des politiques linguistiques. (2005). Un cadre européen
commun de référence pour les langues : apprendre, enseigner, évaluer. Strasbourg, Paris:
Conseil de l’Europe, Division des politiques linguistiques.
[]
[4] Dejean-Thircuir, C., & Mangenot, F. (2013). Apports et limites des tâches web 2.0 dans un
projet de télécollaboration asymétrique. In Actes du colloque Epal 2013. Grenoble: Université
Stendhal-Grenoble 3.
[5] Hanna, B. E., & de Nooy, J. (2003). A funny thing happened on the way to the forum:
Electronic discussion and foreign language learning. Language Learning & Technology, 7(1),
71–85.
[6] Ollivier, C. (2007). Ressources Internet, wiki et autonomie de l’apprenant. Presented at the
Actes du colloque Echanger pour apprendre en ligne (EPAL). Grenoble, 7-9 juin 2007,
Grenoble: Lamy Marie-Noëlle, Mangenot François, Nissen Elke. [
grenoble3.fr/actes/pdf/olivier-wiki.pdf]
[7] Ollivier, C. (2012). Approche interactionnelle et didactique invisible – Deux concepts pour
la conception et la mise en œuvre de tâches sur le web social. Alsic. Apprentissage des Langues
et Systèmes d’Information et de Communication, (Vol. 15, n°1).
[]
[8] Ollivier, C., & Puren, L. (2011). Le Web 2.0 en classe de langue: une réflexion théorique et
des activités pratiques pour faire le point. Paris: Éditions La Maison des langues.
[9] Zourou, K. (2012). De l’attrait des médias sociaux pour l’apprentissage des langues –
Regard sur l’état de l’art. Alsic. Apprentissage des Langues et Systèmes d’Information et de
Communication, (Vol. 15, n°1). []
Giới thiệu về tác giả
Họ và tên: Hồ Thủy An
Chức vụ: Giảng viên tiếng Pháp
Học vị: Thạc sĩ
Nơi công tác: Khoa Tiếng Pháp – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
Địa chỉ liên hệ: 57 Nguyễn Khoa Chiêm – Thành phố Huế
Email: ho.thuyan@gmail.com
Chuyên ngành nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy tiếng Pháp (mảng ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học); biên-phiên dịch Việt-Pháp

File đính kèm:

  • pdfung_dung_mang_xa_hoi_vao_giang_day_tieng_phap_cho_sinh_vien.pdf