Ứng dụng Gis trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị
Vùng đồi núi của tỉnh Quảng Trị đang có nhiều tiềm năng để phát triển cây cao su tiểu điền nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên việc xác định và phân vùng khả năng thích hợp là cơ sở khoa học để thực hiện qui hoạch đất đai phát triển cây cao su vẫn chưa được thực hiện. Kết quả nghiên cứu này đã ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO và công nghệ GIS để đánh giá phân hạng khả năng thích nghi đất cho cây cao su tại các xã vùng đồi huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu đã chỉ ra việc phối hợp ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất theo FAO có điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mang lại tính khả thi cao và đã đạt được những thành công nhất định cho vùng nghiên cứu. Kết quả đã xây dựng được các loại bản đồ đơn tính, bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích nghi đất cho cây cao su. Kết quả chỉ ra rằng, vùng đồi huyện Hải Lăng chỉ xuất hiện mức thích hợp trung bình và thấp chiếm chủ yếu. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được diện tích phát triển và phân bố cụ thể theo từng đơn vị hành chính cấp xã trên từng đơn vị đất đai. Nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn cho việc tham khảo lập qui hoạch sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020 của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị và chiến lược phát triển cao su tiểu điền.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng Gis trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 7-17 7 ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN HẢI LĂNG TỈNH QUẢNG TRỊ Huỳnh Văn Chương1, Vũ Trung Kiên2, Lê Thị Thanh Nga3 1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, Đại học Huế 3UBND huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Tóm tắt. Vùng đồi núi của tỉnh Quảng Trị đang có nhiều tiềm năng để phát triển cây cao su tiểu điền nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên việc xác định và phân vùng khả năng thích hợp là cơ sở khoa học để thực hiện qui hoạch đất đai phát triển cây cao su vẫn chưa được thực hiện. Kết quả nghiên cứu này đã ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO và công nghệ GIS để đánh giá phân hạng khả năng thích nghi đất cho cây cao su tại các xã vùng đồi huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu đã chỉ ra việc phối hợp ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất theo FAO có điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mang lại tính khả thi cao và đã đạt được những thành công nhất định cho vùng nghiên cứu. Kết quả đã xây dựng được các loại bản đồ đơn tính, bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích nghi đất cho cây cao su. Kết quả chỉ ra rằng, vùng đồi huyện Hải Lăng chỉ xuất hiện mức thích hợp trung bình và thấp chiếm chủ yếu. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được diện tích phát triển và phân bố cụ thể theo từng đơn vị hành chính cấp xã trên từng đơn vị đất đai. Nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn cho việc tham khảo lập qui hoạch sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020 của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị và chiến lược phát triển cao su tiểu điền. 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho công tác điều tra phân loại, lập bản đồ đất, đánh giá thích hợp đất đai ở phạm vi cấp tỉnh. Điều đó đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và là cơ sở để tổng hợp, xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất [1], [2]. Thực tế sản xuất ở các địa phương hiện nay cho thấy, việc thực hiện các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nếu được dựa trên cơ sở đánh giá thích nghi đất đai ở phạm vi cấp huyện hoặc một khu vực sản xuất, thì thường có tính khả thi cao [7], [8]. Vùng gò đồi huyện Hải Lăng được xem là vùng có tiềm năng đất đai đa dạng, 8 Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch đất chưa sử dụng chiếm diện tích lớn, đa số dân cư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng đất đai. Chính vì vậy, công việc của các nhà quản lý đất đai là phải tiến hành đánh giá thích nghi đất đai để tìm ra các loại hình sử dụng đất phù hợp, có khả năng phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương [6]. Nhận thấy cây cao su là một loại cây có khả năng phát triển tốt ở vùng đồi núi, đồng thời mô hình trồng cao su đã được tiến hành tại nhiều địa phương ở miền Trung và theo định hưóng phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị tại các vùng đồi [9]. Việc ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ và tăng độ chính xác, tăng hiệu quả trong việc phát triển cơ sở dữ liệu đánh giá đã và đang được ứng dụng khá phổ biến hiện nay [1], tuy nhiên, vùng đánh giá chưa có những nghiên cứu việc ứng dụng GIS để hỗ trợ trong việc xây dựng bản đồ thích nghi đất đai. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích là đánh giá khả năng thích nghi đất đai, nhằm đề xuất các diện tích đất thích hợp nhất cho việc phát triển loại hình sử dụng đất trồng cây cao su tại vùng gò đồi huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị theo hướng kết hợp công nghệ GIS và phương pháp đánh giá đất theo tổ chức lương nông thế giới (FAO, 1976) được điều chỉnh cho điều kiện Việt Nam. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mô tả vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu được chọn là toàn bộ các xã thuộc vùng gò đồi của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Đây là khu vực phía Tây của huyện Hải Lăng bao gồm 7 xã: Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Thượng, Hải Thọ và Hải Phú. Tổng diện tích vùng nghiên cứu là 27.618,90 ha. 2.2. Vật liệu nghiên cứu - Nguồn dữ liệu không gian: Gồm bản đồ đất; bản đồ hiện trạng sử dụng đất; các bản đồ đơn tính của vùng nghiên cứu tỷ lệ 1:25.000 gồm bản đồ loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, đá lẫn, đá lộ đầu [5]. - Nguồn dữ liệu thuộc tính: Bao gồm các bảng số liệu đi kèm với số liệu không gian ở trên và các số liệu thuộc tính như số liệu về tình hình thời tiết khí hậu, vị trí địa lý; Số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Tình hình phát triển nông lâm nghiệp của huyện; Yêu cầu về sinh thái của loại hình sử dụng đất trồng cao su [4]. - Các phần mềm được dùng: Gồm phần mềm Excel để xử lý số liệu, MapInfo để biên tập, cập nhật dữ liệu, chồng ghép và trang trí bản đồ. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp điều tra, thu nhập số liệu 2.3.1.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp: Điều tra, thu thập các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và hiện trạng sử HUỲNH VĂN CHƯƠNG, VŨ TRUNG KIÊN, LÊ THỊ THANH NGA 9 dụng đất của vùng nghiên cứu qua các báo cáo hàng năm và các kết quả nghiên cứu có liên quan. 2.3.1.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp: Để điều tra, thu thập được nguồn số liệu sơ cấp, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa, phỏng vấn các cán bộ chuyên môn. 2.3.2. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu Số liệu thứ cấp sau khi thu thập được tổng hợp, phản ánh thông qua bảng, biểu đồ, đồ thị,... bằng các phần mềm chuyên dụng, phần mềm Microsoft Exel. 2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chồng ghép các bản đồ đơn tính dựa trên phần mềm MapInfo. Việc biên tập, chỉnh sửa và trang trí bản đồ được chúng tôi thực hiện trên phần mềm MapInfo. 2.3.4. Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp đất đai theo FAO Đề tài sử dụng phương pháp kết hợp các yếu tố hạn chế. Phương pháp này lấy các yếu tố được đánh giá ít thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế. Như vậy, mức thích hợp tổng quát của một đơn vị bản đồ đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất là mức thích hợp thấp nhất đã được xếp hạng của các đặc tính đất đai dựa vào các yếu tố trội và các yếu tố bình thường trong đánh giá. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Xây dựng các bản đồ đơn tính Theo kết quả điều tra thì vùng gò đồi huyện Hải Lăng có 7.157 ha đất không đủ điều kiện để chuyển đổi thành đất trồng cây lâu năm (đất phi nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng phòng hộ vùng xung yếu), chiếm 25,01% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Trên cơ sở chồng ghép bản đồ đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, nghiên cứu đã tách phần diện tích các loại đất trên nên diện tích đất nghiên cứu là 20.461,90 ha. Các bản đồ đơn tính được lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên các yêu cầu sử dụng đất của cây cao su bao gồm: Bản đồ loại đất; độ dốc; độ dày tầng đất; thành phần cơ giới; hàm lượng mùn và đá lẫn, đá lộ đầu. 3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng nghiên cứu Vùng gò đồi huyện Hải Lăng gồm: 11 loại đất trong đó chiếm diện tích chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét; 4 cấp độ dốc (từ 25o); 02 cấp địa hình tương đối; 4 cấp tầng dày (100cm); 04 loại thành phần cơ giới là cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình, trong đó chiếm diện tích chủ yếu là thịt nhẹ; 03 cấp đá lẫn, đá lộ đầu (30%) trong đó đất có thành phần đá lẫn, đá lộ đầu >30% chiếm diện tích khá 10 Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch lớn; Đất có hàm lượng mùn từ trung bình đến khá chiếm diện tích lớn. Để thành lập bản đồ đơn vị đất đai cho vùng gò đồi huyện Hải Lăng, nghiên cứu đã tiến hành chồng ghép các bản đồ đơn tính đã được xây dựng và kết quả đã thu được 67 đơn vị bản đồ đất đai trong tổng số 20.461,90 ha diện tích đất nghiên cứu. Số liệu thuộc tính thu được nêu trên được lưu ở phần mềm MapInfo. Như vậy có thể thấy rằng, số lượng đơn vị đất đai của vùng là khá lớn, điều này chứng tỏ các đặc tính đất đai của vùng đồi núi này là khá phức tạp và ít đồng nhất. Diện tích của mỗi đơn vị đất cũng có sự chênh lệch rất lớn, đơn vị đất có diện tích nhỏ nhất là đơn vị đất số 3; 4 với 0,8 ha và đơn vị đất có diện tích lớn nhất là đơn vị đất số 54 với 3.699,5 ha. Đại đa số các đơn vị đất đai ở đây có thành phần cơ giới thịt nhẹ, hàm lượng mùn từ trung bình đến khá, địa hình thay đổi lớn, thành phần đá lẫn, đá lộ đầu chiếm tỷ lệ cao. Hình 1. Bản đồ đơn vị đất đai và cơ sở dữ liệu lưu trữ tại phần mềm MapInfo. 3.2. Kết quả đánh giá thích nghi hiện tại Sau khi áp dụng phương pháp đánh giá thích nghi đất của FAO, nghiên cứu thu được kết quả đánh giá phân hạng đất thích hợp hiện tại cho loại hình sử dụng đất trồng cao su như sau: trong 67 đơn vị bản đồ đất đai với tổng diện tích 20.461,90 ha đưa vào đánh giá có 10.417,80 ha có khả năng thích hợp cho loại hình sử dụng đất này (chiếm 50,91% tổng diện tích nghiên cứu). - Hạng thích nghi cao (S1) không có đơn vị bản đồ đất đai nào. HUỲNH VĂN CHƯƠNG, VŨ TRUNG KIÊN, LÊ THỊ THANH NGA 11 - Hạng thích nghi trung bình (S2) có 3 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 242,2 ha. - Hạng ít thích nghi (S3) có 16 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 10.175,6 ha. - Hạng không thích nghi (N) có 48 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 10.044,1ha. Bảng 1. Tổng hợp mức độ thích nghi hiện tại đối với loại hìng sử dụng đất trồng cao su. Mức độ thích nghi Số đơn vị Đơn vị bản đồ đất đai Diện tích (ha) Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Hạng Hạng phụ Thích nghi trung bình (S2) S2k,v 1 37 46,4 242,2 1,18 S2t,k,v 2 35; 36 195,8 Ít thích nghi (S3) S3k 5 42; 43; 44; 47; 48 1.932,1 10.175,6 49,73 S3d,k 6 38; 39; 40; 41; 45; 46 2.579,5 S3sl,k 2 54; 55 4.494,5 S3sl,d,k 3 51; 52;53 1.169,5 Không thích nghi (N) Nd 4 49; 50; 56; 57 839,0 10.044,1 49,09 Ng 13 1; 2; 3; 4; 5; 7; 8; 14; 17; 21; 24; 25; 30 1.087,5 Ng,e 12 9; 10; 11; 15; 19; 22; 27; 28; 33; 34 2.588,6 Ng,e,t 3 13; 18; 26; 31; 32 233,3 Ng,t 6 6; 12; 16; 20; 23; 29 1.541,4 Nsl 2 58; 59 3.431,2 Nsl,d 2 60; 61 149,3 Nt 6 62; 63; 64; 65; 66; 67 173,8 Tổng cộng 20.461,90 100,00 Ghi chú: g, sl, e, d, t,v,k là yếu tố hạn chế về loại đất, độ dốc, cấp địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới; tốc độ gió và đá lẫn, đá lộ đầu. 12 Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch 3.3. Kết quả đánh giá thích nghi tương lai Hình 2. Bản đồ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su tại vùng gò đồi huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Từ kết quả đánh giá phân hạng thích nghi hiện tại cho loại hình sử dụng đất trồng cao su có thể thấy: Các yếu tố hạn chế khả năng thích nghi đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su là các yếu tố trội, không khắc phục được hoặc khó khắc phục trong tương lai như loại đất, độ dốc, cấp địa hình, tầng dày, thành phần cơ giới, đá lẫn, đá lộ đầu và tốc độ gió. Các yếu tố bình thường như hàm lượng mùn, định hướng thị trường, trình độ kỹ thuật mặc dù có ảnh hưởng đến mức độ HUỲNH VĂN CHƯƠNG, VŨ TRUNG KIÊN, LÊ THỊ THANH NGA 13 thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất này nhưng dễ dàng thay đổi do nhu cầu của người sử dụng (thị trường) hoặc có thể khắc phục bằng cách tác động các biện pháp kỹ thuật (đối với yếu tố hàm lượng mùn) hoặc hoạt động tập huấn, đào tạo (đối với yếu tố trình độ kỹ thuật của người sản xuất). Do vậy trong tương lai dù các yếu tố này có được cải thiện đến mức tốt nhất thì hạng thích nghi của các đơn vị bản đồ đất đai cho loại hình sử dụng đất cao su cũng không thay đổi so với hiện tại. Từ kết quả phân hạng thích nghi hiện tại và tương lai, nghiên cứu thu được là bản đồ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su tại vùng gò đồi huyện Hải Lăng tỷ lệ 1:25.000 (Hình 2). 3.4. Đề xuất phát triển loại hình sử dụng đất trồng cây cao su tại vùng nghiên cứu Việc xây dựng bản đồ thích nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển một số cây trồng có triển vọng tại huyện Hải Lăng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà quản lý đất đai, đặc biệt là đối với việc quy hoạch sử dụng đất. Để có thể sử dụng một cách hiệu quả tiềm năng đất đai của vùng, chúng tôi đề xuất như sau: * Mức thích nghi trung bình (S2) Mức thích nghi trung bình (S2) gồm các đơn vị bản đồ đất đai 35; 36; 37 chiếm diện tích 242,2 ha: Ưu tiên phát triển diện tích trồng cao su trên các đơn vị bản đồ đất đai thích hợp ở mức này. Tuy nhiên, để đạt được năng suất và lợi nhuận cao/đơn vị diện tích đất, các biện pháp sau đây cần được áp dụng: + Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật (lựa chọn giống, quy trình phân bón và chăm sóc, khai thác) phù hợp với tình hình cụ thể về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện. + Nghiên cứu quy hoạch vùng sản xuất đồng thời với định hướng thị trường. + Chú trọng xây dựng các hoạt động chế biến sản phẩm sau thu hoạch, giảm thiểu tối đa việc bán sản phẩm thô ra thị trường. * Mức ít thích nghi (S3) - Mức ít thích hợp S3k (yếu tố hạn chế là đá lẫn, đá lộ đầu) gồm các đơn vị bản đồ đất đai 42; 43; 47; 48 chiếm diện tích 1.932,1 ha: Có thể phát triển diện tích trồng cao su trên các đơn vị bản đồ đất đai ở mức ít thích hợp này kết hợp với việc đầu tư các biện pháp khắc phục, cải tạo yếu tố hạn chế trong tương lai như: + Tăng cường đầu tư phân hữu cơ, đặc biệt nguồn hữu cơ tại chỗ như thân lá các loại cây trồng xen (đậu đỗ) trong những năm đầu khi cao su chưa kép tán. + Quy hoạch các mô hình sản xuất cao su đồng thời với việc triển khai mô hình VACR (vườn, ao, chuồng và rừng/ruộng) để cung cấp nguồn phân hữu cơ tại chỗ, góp 14 Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch phần cải tạo đất. - Mức ít thích hợp S3d,k ,S3sl,k S3d,sl,k chiếm diện tích 8.244,5 ha, bao gồm các đơn vị bản đồ đất đai có hai hoặc hơn hai yếu tố trội hạn chế mức độ thích hợp. Theo chúng tôi không nên phát triển cây cao su trên diện tích này vì các đơn vị bản đồ đất đai này có nhiều yếu tố hạn chế khó/không khắc phục và cải tạo được. Phát triển sản xuất cây cao su trên diện tích này có tính rủi ro cao, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều khó đạt được hoặc đạt thấp. Hình 3. Bản đồ định hướng phát triển cây cao su tại vùng gò đồi huyện Hải Lăng HUỲNH VĂN CHƯƠNG, VŨ TRUNG KIÊN, LÊ THỊ THANH NGA 15 Bảng 2. Tổng hợp đề xuất diện tích phát triển cây cao su tại huyện Hải Lăng Mức độ thích nghi Số đơn vị Đơn vị bản đồ đất đai Diện tích (ha) Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Hạng Hạng phụ Thích nghi trung bình (S2) S2k,v 1 37 46,4 242,20 1,18 S2t,k,v 2 35;36 195,8 Ít thích nghi (S3) S3k 5 42;43;44;47; 48 1.932,10 1.932,10 9,44 Tổng diện tích đề xuất 2.174,30 10,62 Bảng 3. Phân bố diện tích đề xuất phát triển cao su theo đơn vị hành chính cấp xã Đơn vị tính: ha Mức độ thích nghi Toàn vùng Phân theo các xã Hải Chánh Hải Lâm Hải Phú Hải Sơn Hải Thọ Hải Thượng Hải Trường S2k,v 46,4 - - 46,4 - - - - S2t,k,v 195,8 31,1 - - - 19,1 - 145,6 S3k 1.932,1 271,4 422,3 153,2 452,2 198,7 - 434,3 Tổng 2.174,3 302,5 422,3 199,6 452,2 217,8 - 579,9 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận - Phương pháp đánh giá đất đa tiêu chí dựa vào công nghệ hệ thống thông tin địa lý GIS có tính khả thi cao và đã đạt được những thành công nhất định trong nghiên cứu này. - Nghiên cứu đã xây dựng được các bản đồ đơn tính, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình sử dụng đất trồng cây cao su tại vùng gò đồi huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Từ đó đề xuất được diện tích phát triển loại hình sử dụng đất này và sự phân bố cụ thể theo từng đơn vị hành chính cấp xã. 4.2. Kiến nghị Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: - Huyện nên ưu tiên phát triển loại hình sử dụng đất trồng cây cao trên các đơn vị bản đồ đất đai đã đề xuất. Đồng thời, cần cân nhắc việc khắc phục, cải tạo yếu tố hạn chế để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 16 Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch - Kết quả nghiên cứu trên đây là tài liệu cần tham khảo để tăng hiệu quả thực tiễn khi quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp. - Nên tổ chức tập huấn chuyên môn cho các cán bộ quản lý đất đai trước khi sử dụng kết quả nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Huỳnh Văn Chương, Ứng dụng GIS để đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng trường hợp nghiên cứu ở xã Hương Bình, Tạp chí khoa học Đại học Huế, tập 16, số 50 (2009), 5-16. [2]. Huỳnh Văn Chương, Giáo trình Đánh giá đất, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2011. [3]. FAO (tổ chức lương nông thế giới), Khung đánh giá đất, Rome, Italy, 1976. [4]. Nguyễn Thị Huệ, Cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nxb. Trẻ, 1997. [5]. Sở KHCN tỉnh Quảng Trị, Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Quảng Trị, 2004. [6]. Sở TNMT tỉnh Quảng Trị, Báo báo hiện trạng sử dụng đất năm 2010, Quảng Trị, 2011. [7]. Lê Quang Trí, Giáo trình đánh giá đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, 2004. [8]. Lê Quang Trí, Bài giảng thực hành đánh giá đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, 2005. [9]. UBND huyện Hải Lăng, Báo cáo định hướng phát triển nông nghiệp của huyện giai đoạn 2011 – 2020, Quảng Trị, 2010. LAND SUITABILITY EVALUATION AND CLASSIFICATION FOR DEVELOPMENT OF HOUSEHOLD RUBBER PLANTATIONS AT UPLANDS OF HAI LANG DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE Huynh Van Chuong1, Vu Trung Kien2, Le Thi Thanh Nga3 1College of Agriculture and Forestry, Hue University 2Hue university branch of Quang Tri provice, Hue University 3People's Committee of Hai Lang district, Quang Tri province Abstract. The upland region of Quang Tri province has potential to develop rubber plantations to increase the efficiency of land use in economic, social and environmental terms. Currently, the determination of land suitability for rubber trees has not been done. In HUỲNH VĂN CHƯƠNG, VŨ TRUNG KIÊN, LÊ THỊ THANH NGA 17 this research, the land evaluation framework of FAO and GIS technology were applied to evaluate and classify the suitability levels for rubber plantation in upland region of Hai Lang districh, Quang Tri province. Research has shown that application of GIS technology together with land evaluation methods with natural, economic and social conditions is feasible and has achieved certain success for the study area. The research has also developed theme maps, land units map and land suitability classification maps for rubber trees. Result showed that this upland region only appears at low and medium suitability level. Research has also proposed the distributed area to develop rubber plantation in each administrative unit level and land unit. Research results have important implications for planning agricultural production for 2011-2020 of Hai Lang district, Quang Tri province. Keywords: Land evaluation, Rubber tree, GIS, Land suitability.
File đính kèm:
- ung_dung_gis_trong_danh_gia_dat_dai_phuc_vu_qui_hoach_phat_t.pdf