Ứng dụng Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (Gis) trong đánh giá hiện trạng thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện trạng thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong gồm có 3 loài thuộc 3

chi, 3 họ, 1 ngành. Cỏ Hẹ (Halodule pinifolia) là loài ưu thế nhất ở khu vực được thể hiện qua

các chỉ tiêu như độ bao phủ của cỏ trung bình đạt 35,75%, mật độ thân trung bình 1.906

thân/m2 và sinh khối trung bình đạt 1.361 g tươi/m2. Mật độ cỏ biển có mối tương quan chặt chẽ

với sinh khối. Loài Halodule pinifolia phân bố đặc trưng ở độ mặn từ 15 - 19% và Ruppia

maritima ở độ mặn từ 10 - 15%.

pdf 9 trang thom 08/01/2024 1780
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (Gis) trong đánh giá hiện trạng thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (Gis) trong đánh giá hiện trạng thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Ứng dụng Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (Gis) trong đánh giá hiện trạng thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
231
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 65, 2011 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ 
(GIS) TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THẢM CỎ BIỂN 
Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC XÃ HƯƠNG PHONG, HUYỆN HƯƠNG TRÀ, 
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
Hoàng Công Tín, Tôn Thất Pháp, Nguyễn Quang Tuấn 
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
Tống Phước Hoàng Sơn 
Viện Hải dương học Nha Trang 
TÓM TẮT 
Hiện trạng thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong gồm có 3 loài thuộc 3 
chi, 3 họ, 1 ngành. Cỏ Hẹ (Halodule pinifolia) là loài ưu thế nhất ở khu vực được thể hiện qua 
các chỉ tiêu như độ bao phủ của cỏ trung bình đạt 35,75%, mật độ thân trung bình 1.906 
thân/m2 và sinh khối trung bình đạt 1.361 g tươi/m2. Mật độ cỏ biển có mối tương quan chặt chẽ 
với sinh khối. Loài Halodule pinifolia phân bố đặc trưng ở độ mặn từ 15 - 19% và Ruppia 
maritima ở độ mặn từ 10 - 15%. 
Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS bản đồ phân bố 
thảm cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong lần đầu tiên được xây dựng. Diện tích phân bố cỏ 
biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong được ước tính 76,79 ha và tập trung ở 3 khu vực 
chính: Vân Quốc Đông 27,5 ha, Cồn Sáo có diện tích 17,57 ha và Cồn Tè 31,72 ha. Đây được 
xem là nguồn thông tin có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho quản lý, định hướng sử dụng hợp lý và 
phát triển bền vững tài nguyên vùng đất ngập nước xã Hương Phong nói riêng và vùng đầm phá 
ven biển Thừa Thiên Huế nói chung. 
Từ khóa: Thảm cỏ biển, đất ngập nước, viễn thám và GIS. 
1. Đặt vấn đề 
Đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (TG-CH) ở Thừa Thiên Huế có diện tích hơn 
21.600 ha, là một trong những vùng đất ngập nước (ĐNN) ven bờ tiêu biểu ở Việt Nam 
(T.T. Pháp & nnk., 2009). Trong đó, vùng ĐNN thuộc địa bàn xã Hương Phong, huyện 
Hương Trà có hệ tọa độ địa lý từ 16°32'41,04" - 16°35'6,27" vĩ Bắc và 107°34'30,06" -
107°37'45,52" kinh Đông. Đây là khu vực có sự đa dạng sinh cảnh như rừng ngập mặn, 
thảm cỏ biển, hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, những 
hoạt động canh tác sản xuất nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) của 
cộng đồng địa phương ở vùng ĐNN thuộc xã Hương Phong đang có những dấu hiệu 
232
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và nguồn lợi đầm phá. Ngoài ra, đây còn là vùng dễ 
tổn thương do phải đối mặt trực tiếp với những tác động thiên tai hằng năm có xu hướng 
gia tăng cường độ và sự phức tạp mà do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây nên. 
Xuất phát từ thực tế trên, việc đánh giá hiện trạng các thảm cỏ biển ở vùng ĐNN 
xã Hương Phong nhằm hiểu được đặc điểm phân bố và mật độ thảm cỏ biển sẽ góp 
phần xây dựng luận cứ khoa học cho bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên ĐNN xã 
Hương Phong. 
2. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Tư liệu nghiên cứu 
Máy định vị toàn cầu (GPS) Garmin iQueTM 3600, 76CS, máy chụp ảnh dưới 
nước SeaLife, thước dây địa chính, khung định lượng 0,5 x 0,5 m, máy đo độ muối 
Atago cầm tay. 
- Các lớp cơ sở dữ liệu GIS tỉnh Thừa Thiên Huế (TT-H) được sử dụng để làm 
bản đồ nền trong xây dựng bản đồ phân bố. i). Bản đồ hành chính xã; ii). Bản đồ hiện 
trạng sử dụng đất (thành lập từ tư liệu ảnh). 
Thu thập các ảnh 
vệ tinh từ nhiều nguồn 
khác nhau, thời gian chụp 
vùng ĐNN ven biển thuộc 
hệ đầm phá TG-CH, TT-H 
khác nhau, cụ thể: 
+ 2 ảnh LANDSAT 
TM chụp khu vực TT-H 
ngày 17 tháng II năm 1989 
phủ với độ phân giải 30 m 
(ảnh đa phổ). 
+ Ảnh ALOS được 
cung cấp bởi dự án “Sử 
dụng ảnh ALOS trong 
quan trắc và giám sát tình 
trạng sức khỏe rạn san hô 
vùng biển Việt Nam” gồm 
ảnh AVNIR2 độ phân giải 
10 m (chụp ngày 7 tháng 10 năm 2007 và ảnh AVNIR 2 chụp ngày 28 tháng 5 năm 
2008) (hình 1). 
Các phần mềm ENVI 4.4 và MapInfo 8.0 được sử dụng trong phân tích ảnh viễn 
thám và xây dựng bản đồ số GIS. 
Hình 1. Phạm vi phủ ảnh viễn thám ALOS-AVNIR2 (10m) ở 
vùng ĐNN xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh TT. Huế 
233
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Các phương pháp nghiên cứu thực địa truyền thống và ứng dụng công nghệ viễn 
thám, GIS đã được kết hợp sử dụng trong nghiên cứu hệ sinh thái ĐNN ven biển như 
sau: 
Phương pháp khảo sát thực địa đánh giá hiện trạng thảm cỏ biển theo hệ thống 
tuyến (transect) và đánh giá độ phủ cỏ biển theo phương pháp ô tiêu chuẩn (ÔTC) của 
English S. & nnk. (1994), Margarita T. dela C. (2003) và Short F.T. & nnk. (2006). Phân 
tích mẫu và định loại tên loài theo phương pháp so sánh hình thái dựa trên các tài liệu 
của P.H. Hộ (2001), N.V. Tiến (2001). Xác định các yếu tố sinh thái như độ mặn (bằng 
máy Atago cầm tay); độ trong, độ sâu (bằng đĩa Secchi) và nhiệt độ (bằng nhiệt kế). 
Phương pháp điểm chìa khóa phục vụ giải đoán ảnh viễn thám và xây dựng bản 
đồ phân bố cỏ biển gồm 39 điểm khảo sát vật liệu nền đáy ở các độ sâu khác nhau (sử 
dụng trong phân lập ảnh) như nền cát, rong và cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong 
phục vụ tính chỉ số bất biến theo độ sâu của từng cặp băng (bands) trong giải đoán ảnh. 
Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám và GIS trong xây dựng bản đồ thảm cỏ 
biển dựa trên nguyên lý tính toán chỉ số bất biến theo độ sâu (T.P.H Sơn, 2007) quy 
trình giải đoán được tiến hành theo các kỹ thuật như i). Nắn chỉnh hình học nhằm đưa 
dữ liệu ảnh vệ tinh ALOS-AVNIR2 về tọa độ địa lý thực tế của khu vực ảnh bao phủ; ii). 
Hiệu chỉnh bức xạ nhằm chuyển ảnh từ giá trị số (Digital Number-DN) trên ảnh sang 
bức xạ phổ; iii). Hiệu chỉnh khí quyển và hiệu chỉnh cột nước nhằm chuyển đổi phổ 
phản xạ bề mặt về phản xạ nền đáy; iv). Tính chỉ số bất biến theo độ sâu (Xây dựng 
quan hệ tuyến tính (logarit) giữa phổ phản xạ bề mặt của băng thứ i và băng thứ j theo 
các điểm nền đáy cát là cơ sở của phép tính chỉ số bất biến theo độ sâu (Depth 
Invariance Index-D.I.I)) và v) Phân lập ảnh dựa vào 6 băng D.I.I. 
Chuyển dữ liệu ảnh phân lập về cỏ biển (dạng bitmap) sang dạng vector (GIS), 
kỹ thuật chồng các lớp thông tin với bản đồ nền, xây dựng bản đồ chuyên đề về hiện 
trạng thảm cỏ biển ở địa bàn nghiên cứu. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Cấu trúc thành phần loài cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong 
Qua khảo sát đã xác định được 3 loài cỏ biển thuộc 3 chi và 3 họ hiện có ở vùng 
ĐNN xã Hương Phong. Trong đó, các họ Thuỷ thảo (Hydrocharitaceae), họ Hải kiều 
(Cymodoceaceae) và Xuyên màn (Ruppiaceae) mỗi họ có 1 loài (bảng 1). 
Các loài Halophila beccarii, Halodule pinifolia và Ruppia maritima đã phát hiện 
ở địa bàn nghiên cứu đều có nguồn gốc biển, chỉ gặp 1 loài đi kèm có nguồn gốc nước 
ngọt là Hydrilla verticillata trong các ao nuôi trồng thủy sản. Cỏ Hẹ (Halodule pinifolia) 
là loài ưu thế nhất. 
234
Bảng 1. Danh lục các loài cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong (sắp xếp theo Brummit,1992) 
3.2. Hiện trạng độ phủ, mật độ và sinh khối cỏ biển 
3.2.1. Độ phủ của cỏ biển 
Độ phủ của thảm cỏ biển được 
quyết định bởi loài cỏ Hẹ (Halodule 
pinifolia). Tính chung cho khu vực 
nghiên cứu độ phủ của cỏ Hẹ có giá trị 
trung bình đạt 35,75%. Trong đó, khu 
vực Vân Quốc Đông có độ phủ thấp 
nhất (29,19%), khu vực Cồn Sáo có 
độ phủ 32,89% và có độ phủ cao nhất 
ở khu vực Cồn Tè (49,62%) (hình 2). 
3.2.2. Mật độ của cỏ biển 
Ở địa bàn nghiên cứu mật độ 
thân đứng của quần thể cỏ Hẹ khác 
nhau giữa các khu vực, giá trị trung 
bình mật độ thân đạt 1.906 thân/m2. Ở 
khu vực Cồn Tè có mật độ cỏ biển cao 
nhất trong toàn lãnh thổ nghiên cứu có 
giá trị trung bình đạt 2.521 thân/m2. 
Tiếp đến là Vân Quốc Đông có mật độ 
trung bình đạt 1.616 thân/m2 và thấp nhất là khu vực Cồn Sáo chỉ có 1.435 thân/m2. 
3.2.3. Sinh khối cỏ biển 
Chiều dài trung bình của thân đứng và lá cỏ Hẹ (Halodule pinifolia) đạt 21,02 
STT Tên Việt Nam Tên khoa học 
 Ngành Ngọc lan MAGNOLIOPHYTA 
 Lớp Hành LILIOPSIDA 
 Bộ Hydrocharitales HYDROCHARITALES 
1 Họ Thuỷ thảo HYRDROCHARITACEAE 
 Cỏ Nàn nàn Halophila beccarii Ascherson. 
2 Họ Hải kiều CYMODOCEACEAE 
 Cỏ Hẹ, Hẹ tròn, Rong hẹ Halodule pinifolia (Miki) den Hartog. 
3 Họ Xuyên màn RUPPIACEAE 
 Rong kim biển, cỏ Kim Ruppia maritima L. 
V
ân
 Q
u
ốc
 Đ
ôn
g 
C
ồn
 S
áo
C
ồn
 T
è 
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
CT 1
C T 3
C T 5
C T 7
C T 9
CS1
C S3
C S5
C S7
C S9
CS11
C S13
VQĐ2
VQĐ4
VQĐ6
VQĐ8
VQĐ10
VQĐ12
VQĐ14
(ÔTC)
Độ bao phủ (%)
Độ bao phủ TB 
49,62% 
Độ bao phủ TB 
29,19% 
Độ bao phủ TB 
32,89% 
Hình 2. Tỷ lệ % độ bao phủ của cỏ Hẹ tại các ÔTC 
nghiên cứu và giữa các khu vực trong vùng nghiên 
cứu (tháng IV-VI/2008) 
235
cm. Giữa các khu vực nghiên cứu giá trị trung bình về sinh khối tươi không có sự chênh 
lệch cao, giá trị trung bình cho toàn lãnh thổ nghiên cứu đạt 1.361 g/m2. 
Xét mối tương quan giữa mật độ thân đứng và chiều dài thân đến sinh khối tươi 
của cỏ biển cho thấy, giữa sinh khối tươi của cỏ biển và chiều dài thân cỏ biển có tương 
quan thuận với nhau ở mức độ trung bình (r = 0,533). Trong khi đó, giữa mật độ thân 
đứng và sinh khối tươi của cỏ biển có sự tương quan khá chặt (r = 0,716). Hay nói cách 
khác, mật độ thân đứng của cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong được xem là yếu tố 
quyết định sinh khối tươi của khu vực. 
3.3. Đặc điểm phân bố của cỏ biển theo các điều kiện sinh thái 
3.3.1. Sự phân bố của cỏ biển theo độ mặn 
Sự phân bố của các loài cỏ biển ở vùng ĐNN phụ thuộc khá rõ vào độ mặn và có 
thể phân làm 2 vùng đặc trưng như sau: Vùng ngoài đê ngăn mặn có độ mặn từ 15 – 
19% thành phần loài cỏ biển chủ yếu gồm 2 loài là loài cỏ Hẹ và loài cỏ Nàn nàn. Ở 
vùng NTTS cao triều có độ mặn từ 10 – 15% gặp cỏ Nàn nàn (Halophila beccarii) và cỏ 
Kim (Ruppia maritima), trong đó, cỏ Kim là loài tiêu biểu cho vùng. 
3.3.2. Sự phân bố của cỏ biển theo độ sâu 
Cỏ Hẹ phân bố ở độ sâu từ 0,25 - 0,8 m khi triều cao, ở độ sâu trên 0,85 m, 
không có cỏ Hẹ phân bố. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, cỏ phát triển tốt ở độ 
sâu từ 0,25 - 0,55 m và chiều dài trung bình của thân đứng đạt từ 18 - 36 cm và sinh 
khối tươi đạt từ 1.040 - 1.480 g/m2 (hình 3). 
Ở khu vực Vân Quốc Đông, cỏ Hẹ phát triển tạo thành thảm ở cồn Sậy cách bờ 
khoảng 200 m ứng với độ sâu từ 0,4 - 0,8 m. Khu vực Cồn Tè, với địa hình là một bãi 
triều rộng và thoải từ trong bờ ra đến phá khoảng 500 m, độ sâu trung bình từ 0,2 - 0,5m 
là địa hình khá thuận lợi cho sự phân bố của cỏ biển. 
3.4. Ứng dụng viễn thám và GIS trong giải đoán sự phân bố thảm cỏ biển 
Cỏ Hẹ phân bố ở độ sâu từ 0,25 - 0,8 m khi triều cao, ở độ sâu trên 0,85 m, 
không có cỏ Hẹ phân bố. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy cỏ phát triển tốt ở độ 
sâu từ 0,25 - 0,55 m và chiều dài trung bình của thân đứng đạt từ 18 - 36 cm và sinh 
khối tươi đạt từ 1.040 - 1.480 g/m2 (hình 3). 
Ở khu vực Vân Quốc Đông, cỏ Hẹ phát triển tạo thành thảm ở cồn Sậy cách bờ 
khoảng 200 m ứng với độ sâu từ 0,4 - 0,8 m. Khu vực Cồn Tè, với địa hình là một bãi 
triều rộng và thoải từ trong bờ ra đến phá khoảng 500 m, độ sâu trung bình từ 0,2 - 0,5 
m là địa hình khá thuận lợi cho sự phân bố của cỏ biển. 
236
0
5
10
15
20
25
30
35
40
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
Chiều dài thân đứng TB (cm) Độ sâu (m)
-
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8P (kg)/1m^2 Độ sâu (m)
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
3,500
4,000
4,500
5,000
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8Số thân/1m^2 Độ sâu (m)
CS
1
CS
13
CS
16
VQ
Đ
7
VQ
Đ
9
VQ
Đ
1
6
CS
7
CS
19
CS
11
VQ
Đ
1
7
CS
10
VQ
Đ
4
VQ
Đ
6
VQ
Đ
1
2
VQ
Đ
1
0
CS
17
ĐiểmÔTC
CS
1
CS
13
CS
16
VQ
Đ
7
VQ
Đ
9
VQ
Đ
1
6
CS
7
CS
19
CS
11
VQ
Đ
1
7
CS
10
VQ
Đ
4
VQ
Đ
6
VQ
Đ
1
2
VQ
Đ
1
0
CS
17
ĐiểmÔTC
CS
1
CS
13
CS
16
VQ
Đ
7
VQ
Đ
9
VQ
Đ
1
6
CS
7
CS
19
CS
11
VQ
Đ
1
7
CS
10
VQ
Đ
4
VQ
Đ
6
VQ
Đ
1
2
VQ
Đ
1
0
CS
17
ĐiểmÔTC
C
h
iề
u
dà
it
hâ
n
đ
ứ
ng
TB
 (c
m
)
Si
nh
kh
ối
tư
ơ
i(
g/
m
2 )
S
ố
th
ân
đ
ứ
n
g
/m
2
Đ
ộ
sâu
(m
)
Đ
ộ
sâu
(m
)
Đ
ộ
sâu
(m
)
Sinh khối tươi (g/m2)
Hình 3. Sự phân bố của chiều dài thân đứng (a), mật độ thân đứng (b) và sinh khối tươi (c) của 
cỏ Hẹ theo độ sâu ở địa bàn nghiên cứu. 
Dựa vào nguồn ảnh ALOS 28/V/2008 và thực hiện các tiến trình giải đoán, bản 
đồ hiện trạng phân bố hệ sinh thái cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong năm 2008 đã 
được xây dựng với tỷ lệ 1/5.000 (hình 4). 
237
Hình 4. Bản đồ hiện trạng phân bố thảm cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong, huyện Hương 
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (tháng 5 năm 2008). 
Kết quả cho thấy, diện tích phân bố hệ sinh thái cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương 
Phong được ước tính 76,79 ha. Trong đó, tập trung ở 3 khu vực chính như sau: 
Khu vực Vân Quốc Đông có diện tích cỏ biển 27,5 ha, phân bố chủ yếu ở vùng 
Cồn Sậy và dọc ven bờ ao NTTS. Cỏ phát triển tốt thành thảm với sinh khối tươi trung 
bình của khu vực đạt 633,3 g/m2, nơi cao nhất đạt 2.800 g/m2. 
Khu vực Cồn Sáo có diện tích cỏ biển 17,57 ha, phân bố tập trung quanh cồn 
Sáo, cồn Miễu và trong các ao NTTS thuộc xóm Bàu Ham, thôn Thuận Hòa B. Sinh 
khối tươi trung bình cho toàn khu vực đạt 718,8 g/m2. 
Khu vực Cồn Tè có diện tích cỏ biển 31,72 ha, phân bố tập trung xung quanh 
cồn Tè và bên ngoài đê ngăn mặn của phá. Đây là một bãi triều phẳng rộng thích hợp 
cho sự phân bố cỏ biển. Sinh khối cỏ tươi trung bình ở đây đạt 928 g/m2. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
- Xác định được 3 loài cỏ biển thuộc 3 chi, 3 họ, 1 bộ và 1 ngành ở vùng đất 
ngập nước thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua kết 
quả quan trắc toàn bộ các ÔTC cho thấy, độ bao phủ trung bình của cỏ đạt 35,75%, mật 
độ thân trung bình 1.906 thân/m2 và sinh khối trung bình đạt 1.361g tươi/m2. Mật độ cỏ 
biển có mối tương quan chặt chẽ với sinh khối. Loài cỏ Hẹ (Halodule pinifolia) phân bố 
238
đặc trưng ở độ mặn từ 15 - 19% và loài cỏ Kim (Ruppia maritima) ở độ mặn từ 10 - 
15%. 
- Diện tích phân bố thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong ước 
tính là 76,79 ha. Trong đó, cỏ biển tập trung ở 3 khu vực chính: Vân Quốc Đông 27,5 
ha; Cồn Sáo có diện tích 17,57 ha và Cồn Tè 31,72 ha. 
- Với sự ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS kết hợp với các dữ liệu khảo sát 
thực địa, bản đồ phân bố thảm cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong đã được xây dựng. 
Đây là nguồn thông tin ý nghĩa phục vụ cho thực tiễn quản lý, định hướng sử dụng hợp 
lý và phát triển bền vững tài nguyên vùng ĐNN xã Hương Phong nói riêng và vùng đầm 
phá ven biển Thừa Thiên Huế nói chung. 
4.2. Kiến nghị 
- Tiếp tục nghiên cứu phát triển phương pháp viễn thám ở ảnh ALOS và kết hợp 
đa dạng các nguồn ảnh khác như Landsat, ASTER, SPOT để đánh giá sự phân bố của cỏ 
biển nói riêng và các hệ sinh thái đất ngập nước ở đầm phá TG-CH nói chung. 
- Cần triển khai các nghiên cứu khảo sát, đo đạc sinh khối kết hợp phân tích phổ để 
đánh giá sinh khối, trữ lượng của cỏ biển trên toàn vùng đầm phá TG-CH bằng phương 
pháp viễn thám. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Tập I-III, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2001. 
[2]. Tôn Thất Pháp (chủ biên), Lương Quang Đốc, Mai Văn Phô, Lê Thị Trễ, Phan Thị 
Thuý Hằng, Nguyễn Văn Hoàng, Võ Văn Dũng, Hoàng Công Tín, Trương Thị Hiếu 
Thảo, Đa dạng sinh học ở phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb Đại 
học Huế, 2009. 
[3]. Tống Phước Hoàng Sơn, Ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiên cứu hiện trạng 
phân bố hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở quy hoạch, 
bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, 
Sở Khoa học - Công nghệ Khánh Hoà, 2007. 
[4]. Nguyễn Văn Tiến, Cỏ biển Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2001. 
[5]. English S., Wilkinson C. and Baker V., Survey manual for tropical marine resources. 
Australian Institute of Marine Science, Townsville, Australia, 1994. 
[6]. Margarita T. dela Cruz, Seagrass, seaweed monitoring, In FRMP/UPVFI, Post RSA 
San Pedro Bay, RSA Handbooks, UPV Tacloban College, Tacloban City, Philippines, Vol 
4, (2003), 63 - 75. 
239
[7]. Short F.T., McKenzie L.J., Coles R.G., Vidler K.P., Gaeckle J.L., Seagrass Net manual 
for scientific monitoring of seagrass habitat, Worldwide edition, University of New 
Hampshire Publication, 2006. 
APPLICATION OF REMOTE SENSING AND GEOGRAPHICAL 
INFORMATION SYSTEM (GIS) TECHNIQUES IN ASSESSING 
THE EXISTING SITUATION OF SEAGRASS MEADOW AT COASTAL 
WETLAND IN HUONG PHONG COMMUNE, HUONG TRA DISTRICT, 
THUA THIEN HUE PROVINCE 
Hoang Cong Tin, Ton That Phap, Nguyen Quang Tuan 
College of Sciences, Hue University 
Tong Phuoc Hoang Son 
Nha Trang Institute of Oceanography 
SUMMARY 
At present, the seagrass meadows at coastal wetland in Huong Phong commune include 
3 species belonging to 3 genus, 3 families and 1 phyla. Halodule pinifolia is the most abundant 
with 35,75% of average coverage, 1,906 shoots m-2 of average density of above-ground shoot 
and 1,361 g m-2 of average fresh biomass. There is a strong co-relation between the density of 
above-ground shoot and that of fresh biomass. Halodule pinifolia and Ruppia maritima species 
are typically distributed at salinity in range from 15 to 19 ppm and from 10 to 15 ppm 
respectively. 
Moreover, a seagrass cover map of Huong Phong commune was initially established 
with the support of Remote sensing and GIS techniques. This map shows that seagras 
distributing area at Huong Phong commune wetland is estimated to be 76,79 hectare and is 
mainly distributed over three areas: Van Quoc Dong (27,5 hectare), Sao island (17,57 hectare) 
and Te island (31,72 hectare). The seagrass map provides significant information and useful 
data for coastal management, utilization and planning for the sustainable development of 
Huong Phong wetland area in particular and Thua Thien Hue’s coastal lagoon in general. 
Key words: Seagrass meadows, coastal wetland, remote sensing and GIS. 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_vien_tham_va_he_thong_thong_tin_dia_ly_gi.pdf