Ứng dụng công nghệ viễn thám trong kiểm toán hoạt động khai thác khoáng sản của kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước được thành lập từ năm 1994. Đến nay, các cuộc kiểm toán được tiến hành ngày càng quy củ, chất lượng, phát hiện nhiều sai phạm trong sử dụng tài sản quốc gia, ngân sách nhà nước, qua đó đã thu hồi hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm vào ngân sách nhà nước, góp phần làm minh bạch nền tài chính quốc gia. Hiện nay, trong hoạt động khoáng sản, kiểm toán

được thực hiện lồng ghép và kiểm toán chuyên đề, trong đó kiểm toán chuyên đề có chất lượng cao hơn và

mang lại kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, sai phạm lớn nhất trong khai thác khoáng sản có thể xảy ra,

được coi là trọng yếu kiểm toán chính là khai thác trái phép và thất thoát tài nguyên nhưng các cuộc kiểm

toán từ trước đến nay trong hoạt động này chưa làm rõ được những sai phạm đó, mà nguyên nhân là do chưa

áp dụng phương pháp xác định chính xác ranh giới mỏ và sản lượng khoáng sản đã khai thác. Bài viết này

đề xuất ứng dụng công nghệ viễn thám,có thể chụp ảnh lên mô hình và xác định ranh giới khai thác và sản

lượng khoáng sản đã khai thác với độ chính xác cao, từ đó các kiểm toán viên có thể xác định chênh lệch giữa

số liệu tính toán với số liệu mà đơn vị kê khai, cung cấp, từ đó chỉ rõ những sai phạm về khai thác trái phép

và gây thất thoát tài nguyên của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản hiện nay

pdf 7 trang kimcuc 6300
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ viễn thám trong kiểm toán hoạt động khai thác khoáng sản của kiểm toán nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ viễn thám trong kiểm toán hoạt động khai thác khoáng sản của kiểm toán nhà nước

Ứng dụng công nghệ viễn thám trong kiểm toán hoạt động khai thác khoáng sản của kiểm toán nhà nước
26
KIEÅM TOAÙN LÓNH VÖÏC TAØI NGUYEÂN KHOAÙNG SAÛN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 130 - tháng 8/2018
ÖÙNG DUÏNG COÂNG NGHEÄ VIEÃN THAÙM TRONG 
KIEÅM TOAÙN HOAÏT ÑOÄNG KHAI THAÙC 
KHOAÙNG SAÛN CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
ThS. DƯƠNG QUANG CHÍNH1
ĐINH LAN ANH2
PHẠM THU HƯƠNG3
1Phó Kiểm toán trưởng, KTNN Khu vực VI; 2,3Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội
Kiểm toán nhà nước được thành lập từ năm 1994. Đến nay, các cuộc kiểm toán được tiến hành ngày càng quy củ, chất lượng, phát hiện nhiều sai phạm trong sử dụng tài sản quốc gia, ngân sách nhà nước, qua đó đã thu hồi hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm vào ngân sách nhà nước, góp phần làm minh bạch nền tài chính quốc gia. Hiện nay, trong hoạt động khoáng sản, kiểm toán 
được thực hiện lồng ghép và kiểm toán chuyên đề, trong đó kiểm toán chuyên đề có chất lượng cao hơn và 
mang lại kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, sai phạm lớn nhất trong khai thác khoáng sản có thể xảy ra, 
được coi là trọng yếu kiểm toán chính là khai thác trái phép và thất thoát tài nguyên nhưng các cuộc kiểm 
toán từ trước đến nay trong hoạt động này chưa làm rõ được những sai phạm đó, mà nguyên nhân là do chưa 
áp dụng phương pháp xác định chính xác ranh giới mỏ và sản lượng khoáng sản đã khai thác. Bài viết này 
đề xuất ứng dụng công nghệ viễn thám,có thể chụp ảnh lên mô hình và xác định ranh giới khai thác và sản 
lượng khoáng sản đã khai thác với độ chính xác cao, từ đó các kiểm toán viên có thể xác định chênh lệch giữa 
số liệu tính toán với số liệu mà đơn vị kê khai, cung cấp, từ đó chỉ rõ những sai phạm về khai thác trái phép 
và gây thất thoát tài nguyên của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản hiện nay.
Từ khóa: kiểm toán nhà nước, công nghệ viễn thám, kiểm toán hoạt động khai thác khoáng sản, 
khai thác trái phép, thất thoát tài nguyên.
Application of remote sensing technology in auditing mining activities of SAV
SAV was established in 1994. Up to now, audits have been conducted more and more regularly and with 
high quality and found many violations in the use of national assets, the state budget, which has recovered 
thousands of billions of VND each year into the state budget, contributed to the transparency of Vietnam’s 
financial system. At present, in the field of mineral mining, auditing is carried out in an integrated manner 
and thematic audits are conducted, where higher quality thematic audits have achieved encouraging results. 
However, the biggest culprit in the mining industry is likely to occur, which is considered to be a major 
audit activity, namely, illegal logging and loss of resources. Clearly, these errors are due to the fact that the 
methods of accurately determining the mine boundaries and exploited minerals have not been applied. This 
article proposes the application of remote sensing technology, which can take pictures of the model and 
determine the mining boundaries and mining yields with high precision, so that auditors can identify the 
difference between the calculated data and the data declared and provided by the audited entities and point 
out the violations of illegal exploitation and the loss of natural resources of the mining enterprises.
keywords: SAV, remote sensing technology, mineral resource audit, illegal exploitation, natural 
resources loss.
Giới thiệu
Trong cơn lốc của cách mạng 4.0 toàn cầu, xu 
hướng “số hoá” trong quản lý hoạt động khoáng 
sản là tất yếu. Gốc rễ của quá trình chuyển đổi này 
là công nghệ thu thập số liệu đầu vào, trong đó đo 
đạc địa hình - địa vật chiếm vai trò trung tâm.
Gốc rễ của công tác đo đạc nhằm quản lý hoạt 
động khai thác khoáng sản có thể được tóm tắt một 
27NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 130 - tháng 8/2018
cách đơn giản là “thu nhận hình dạng, kích thước 
các yếu tố địa hình, địa vật trên khu vực khai thác 
càng chính xác, càng gần với thực tế càng tốt” trên 
cơ sở đó, tạo lập mô hình số mỏ và tính toán một 
cách chính xác thể tích của tài nguyên. Thách thức 
lớn nhất đặt ra là lựa chọn công nghệ phù hợp, 
tối ưu với các điều kiện khắc nghiệt của khu vực 
khai thác để có thể chủ động hoàn thành công việc 
nhanh chóng, chính xác, đồng thời đảm bảo an 
toàn và không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. 
Công nghệ viễn thám chính là chìa khóa giúp vượt 
qua những thách thức này. 
Trong khi các nguyên tắc cơ bản của đo đạc 
không mấy thay đổi theo thời gian thì trang thiết 
bị đo lại có sự thay đổi lớn. Ở những quốc gia khai 
khoáng hàng đầu, các kỹ thuật đo đạc thế hệ mới 
xuất hiện nhiều trên các khu mỏ như máy quét 
laser/radar 3 chiều mặt đất, máy quét laser 3 chiều 
hàng không (hay còn có cách gọi khác là Lidar), 
chụp và đo vẽ lập thể trên ảnh hàng không, máy 
bay không người lái (UAV), ảnh/video vệ tinh độ 
phân giải cao. Bên cạnh đó, phần mềm ứng dụng 
cũng là hợp phần quan trọng trong khai khoáng 
chuyên nghiệp ngày nay, rõ ràng sau tất cả các bước 
thu thập số liệu thực địa thì xử lý số liệu vẫn là 
phần quan trọng để biến những số liệu thô thành 
số liệu nền tảng phục vụ cho các ứng dụng tính 
toán phân tích. Với bước chuyển mình sang thu 
thập dữ liệu số hoàn toàn, việc tích hợp và tạo ra 
các sản phẩm sau đo đạc khảo sát trở nên gần như 
không có giới hạn.
1. Tổng quan về công nghệ
Viễn thám là công nghệ cho phép nghiên cứu, 
đo đạc, thu thập thông tin về một đối tượng, sự 
vật từ xa bằng cách sử dụng các thiết bị đo (cảm 
biến) phù hợp. Có hai loại viễn thám chính là viễn 
thám thụ động và viễn thám chủ động, trong đó 
viễn thám thụ động thu nhận các bức xạ từ nguồn 
tự nhiên (ví dụ ánh sáng mặt trời...) được phát ra/
phản xạ từ các đối tượng còn viễn thám chủ động 
là công nghệ có thiết bị tự phát đi các nguồn năng 
lượng và thu nhận các phản hồi của các nguồn 
năng lượng đó (ví dụ laser, radar...). 
Đối với lĩnh vực quản lý công nghiệp khai 
khoáng nói chung cũng như trong kiểm toán hoạt 
động khai thác khoáng sản nói riêng, tùy theo yêu 
cầu, có thể áp dụng loại chủ động hoặc thụ động, 
nguyên lý áp dụng hai loại công nghệ viễn thám 
này là như nhau, được mô tả tại hình vẽ số 1.
Hình 1: Chu trình ứng dụng công nghệ viễn thám trong kiểm toán khai thác khoáng sản
Tùy theo bản chất và điều kiện môi trường của 
hoạt động khai thác khoáng sản, công nghệ viễn 
thám được ứng dụng rộng rãi theo 2 nhóm như sau:
■ Các ứng dụng trong khai thác lộ thiên: Khảo 
sát hiện trạng địa hình, hình dạng đáy moong, 
phát hiện biến động, an toàn mỏ, quy hoạch mỏ, 
môi trường, thăm dò, khoan nổ mìn, quản lý kho 
bãi, tính toán khối lượng Với môi trường khai 
thác lộ thiên, công nghệ viễn thám bằng không 
ảnh, quét laser (mặt đất và hàng không) và quét 
radar (mặt đất). 
■ Trong khai thác hầm lò: lập bản đồ hiện 
trạng, giám sát đường lò, thông gió, an toàn mỏ, 
nước thải...
Khả năng của công nghệ viễn thám cho phép 
khảo sát bằng một loại cảm biến đơn (VD: chỉ 
dùng máy quét laser hoặc máy ảnh) hoặc cùng 1 
lúc dùng nhiều cảm biến (VD: Vừa quét laser + 
28
KIEÅM TOAÙN LÓNH VÖÏC TAØI NGUYEÂN KHOAÙNG SAÛN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 130 - tháng 8/2018
chụp ảnh quang; hoặc vừa chụp ảnh nhiệt + quét 
laser...) và cũng tùy yêu cầu và khả năng tài chính, 
nhân lực, thời gian... có thể tùy chọn cho phù hợp 
và hiệu quả.
Sản phẩm của công nghệ viễn thám của từng 
loại cảm biến bao gồm: 
■ Cảm biến laser: Thường cung cấp các sản 
phẩm cơ bản gồm đám mây điểm 3D trực tiếp 
(x,y,H) với mật độ cực lớn và độ chính xác cao, các 
thông tin về cường độ phản xạ laser (intensity), ảnh 
xám trực giao không bóng được tạo ra từ cường 
độ phản xạ laser. Các sản phẩm cơ bản này thường 
được sử dụng làm đầu vào cho các quá trình tính 
toán sau đó, đặc trưng nhất là mô hình số địa hình 
(DTM) và mô hình số bề mặt (DSM).
■ Cảm biến Radar: Tạo sản phẩm cơ bản là ảnh 
giao thoa radar 3 chiều bề mặt khu vực được khảo 
sát. Từ sản phẩm cơ bản này, các dẫn phẩm như 
DTM, DSM sẽ được tạo ra và sử dụng làm đầu vào 
cho các bài toán tính toán, mô hình khác.
■ Cảm biến quang học (máy ảnh số): Cung cấp 
các loại ảnh quang độ phân giải cao. Sản phẩm ảnh 
có thể được xử lý thành ảnh trực giao hoặc trực 
giao thực hoặc đám mây điểm ảnh để đưa vào các 
quy trình tính toán tiếp theo.
■ Cảm biến nhiệt: Cung cấp các sản phẩm ảnh 
nhiệt, độ phân giải thấp hơn ảnh quang. Cảm biến 
này thường chỉ được sử dụng trong một số ứng dụng 
chuyên ngành đặc biệt, ví dụ: Kiểm soát các đối 
tượng phát nhiệt như động vật, đảo nhiệt, dây điện... 
Trong ngành công nghiệp khai khoáng, các mỏ 
lộ thiên thường có thể sử dụng được tất cả các loại 
cảm biến trên, nhưng phổ biến nhất là dùng máy 
ảnh số và máy quét laser (cả hàng không và mặt 
đất). Với các mỏ hầm lò, do điều kiện đặc thù, cảm 
biến thông dụng nhất là máy quét laser mặt đất (cố 
định hoặc di động) và đôi khi cảm biến nhiệt có thể 
được sử dụng. 
Như vậy, công nghệ viễn thám là công nghệ 
mới, hoàn toàn có thể được nghiên cứu triển khai 
vào thực tế của hoạt động quản lý tài nguyên cũng 
như kiểm toán hoạt động khai thác khoáng sản của 
Kiểm toán nhà nước.
2. Triển khai thực tế
Trong những năm qua, tại cơ quan Kiểm toán 
nhà nước Việt Nam, Kiểm toán hoạt động khoáng 
sản được thực hiện lồng ghép và kiểm toán chuyên 
đề, trong đó kiểm toán chuyên đề có chất lượng 
cao hơn và mang lại kết quả rất đáng khích lệ. Tuy 
nhiên, sai phạm lớn nhất trong hoạt động khoáng 
29NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 130 - tháng 8/2018
sản có thể xảy ra, được coi là trọng yếu kiểm toán 
chính là khai thác trái phép gây thất thoát tài nguyên 
nhưng các cuộc kiểm toán từ trước đến nay trong 
hoạt động khoáng sản chưa làm rõ được những sai 
phạm này, mà nguyên nhân là do chưa áp dụng 
phương pháp xác định chính xác sản lượng khoáng 
sản đã khai thác. 
Với nguyên lý hoạt động của công nghệ viễn 
thám như đã nói ở trên, Kiểm toán nhà nước trong 
quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động 
khai thác khoáng sản cần nghiên cứu và áp dụng 
vào thực tế công nghệ viễn thám, qua đó có căn 
cứ xác định chính xác ranh giới khai trường, sản 
lượng khoáng sản đã khai thác, lượng đất đã bóc, 
khối lượng mét lò đào, khối lượng công tác đã thực 
hiện... qua đó xác nhận được tính hợp pháp, hợp lệ 
của các số liệu trong báo cáo tài chính của các đơn 
vị khai thác khoáng sản được kiểm toán, đồng thời 
phát hiện các sai phạm trong khai thác trái phép, 
gây thất thoát lãng phí tài nguyên và xác định chính 
xác nghĩa vụ mà các đơn vị khai thác phải thực hiện 
với Nhà nước.
Tuy nhiên, trong thực tế, trong hàng trăm cuộc 
kiểm toán về khai thác khoáng sản, thì KTNN 
mới chỉ thử nghiệm áp dụng duy nhất 1 lần công 
nghệ viễn thám, sử dụng máy bay không người lái 
(UAV) để thực hiện kiểm toán khai thác mỏ đá vôi 
tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Để đảm bảo 
chất lượng và khách quan, đoàn kiểm toán phải 
thuê nhóm chuyên gia độc lập về công nghệ viễn 
thám. Mặc dù là lần thử nghiệm đầu tiên, nhưng 
kết quả rất thành công, góp phần nâng cao tính 
hiệu lực, hiệu quả của cuộc kiểm toán do KTNN 
thực hiện. 
Tóm tắt quá trình thực hiện và các kết quả đạt 
được như sau:
a. Khái quát về Khu vực khai thác
Các mỏ đá tại Thủy Nguyên, Hải Phòng chủ 
yếu là mỏ đá vôi, địa hình hiểm trở, phức tạp. Hiện 
trạng giao đất, giao mỏ và tình trạng khai thác 
khoáng sản tại địa phương cũng khá phức tạp, cộng 
thêm yếu tố lịch sử là khu vực này đã có hoạt động 
khai thác diễn ra trong thời gian dài.
b. Nhiệm vụ đặt ra cho nhóm chuyên gia 
thực hiện
Nhiệm vụ được giao là kiểm tra tình trạng khai 
thác so với giấy phép được cấp của các đơn vị. 
Thời hạn hoàn thành nhiệm vụ ngắn và yêu cầu độ 
chính xác cao. 
c. Quy trình và phương pháp thực hiện
Nhóm chuyên gia khi triển khai đã chọn cách 
kết hợp phương pháp đo vẽ truyền thống với bay 
chụp ảnh quang bằng UAV để thành lập mô hình 
số để tính toán khối lượng, đối soát kiểm chứng với 
phương pháp đo vẽ truyền thống bằng máy toàn 
đạc theo quy trình được mô tả tại hình vẽ số 2.
Hình 2: Quy trình xác định khối lượng khai 
thác mỏ bằng công nghệ viễn thám tại Thủy 
Nguyên-Hải Phòng
d. Kết quả thực hiện của nhóm chuyên gia
Các kết quả cần thiết phục vụ công tác kiểm 
toán như bản đồ địa hình 1/500, ảnh trực giao khu 
mỏ, mô hình DTM... đã được hoàn thành trong 
vòng 2 tuần và được sử dụng để tính toán khối 
lượng khoáng sản đã được khai thác. Độ chính xác 
của kết quả đáp ứng hoàn toàn các quy định quy 
phạm hiện hành của Việt Nam.
30
KIEÅM TOAÙN LÓNH VÖÏC TAØI NGUYEÂN KHOAÙNG SAÛN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 130 - tháng 8/2018
Hình 3: Sản phẩm không ảnh (10cm) khu vực mỏ đá Trại Sơn, Thuỷ Nguyên
Hình 4: Mô hình số DTM mỏ Trại Sơn D (năm 2010) và hiện trạng còn lại (2017)
e. Kết quả kiểm toán 
Bằng việc sử dụng kết quả của nhóm chuyên gia 
để tính toán, với nguyên tắc là đối chiếu khối lượng 
mỏ đã mất kể từ thời điểm bàn giao đến thời điểm 
kiểm toán (23/11/2017); so sánh với sản lượng 
mỏ được kê khai từ khi bắt đầu khai thác đến hết 
10/2017; sử dụng các hệ số quy đổi của địa phương 
đang áp dụng... Kiểm toán nhà nước đã phát hiện:
- Các đơn vị đã khai thác vượt giới hạn cho 
phép 14m. Có những điểm trước đây là đỉnh của 
ngọn núi có cốt +50m thì sau khi khai thác đã trở 
thành hồ nước có độ sâu -9m; 
- Nhiều điểm có tọa độ nằm trên đường giới 
hạn của mỏ, thực tế nằm sâu trong khai trường.
- Các DN khai thác trái phép hàng triệu m3 
khoáng sản so với cấp phép.
Các kết quả trên được đánh giá là rất cao, chưa 
bao giờ đạt được kể từ khi Kiểm toán nhà nước tiến 
hành các cuộc kiểm toán về khai thác khoáng sản.
3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ áp dụng 
thử nghiệm công nghệ viễn thám trong kiểm 
toán hoạt động khai thác khoáng sản tại Thủy 
Nguyên-Hải Phòng
Thứ nhất, cần đổi mới việc áp dụng công nghệ 
trong kiểm toán khai thác khoáng sản, thực tế là do 
31NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 130 - tháng 8/2018
đổi mới công nghệ trong 
tính toán xác định khối 
lượng khoáng sản đã khai 
thác tại mỏ đá vôi Thủy 
Nguyên, thì công nghệ 
viễn thám có những ưu 
điểm nổi bật như sau so 
với các công nghệ truyền 
thống khác:
- Thời gian thực hiện 
ngắn hơn, đặc biệt là công 
nghệ UAV và quét laser 
mặt đất.
- Mật độ dữ liệu thu 
được trong sản phẩm cao 
hơn rất nhiều (từ vài trăm tới vài triệu lần).
- Khả năng đo đạc toàn diện hơn rất nhiều, đặc 
biệt đối với các khu vực địa hình phức tạp, hiểm 
trở, vùng sâu vùng xa...
- Cần huy động ít nhân lực hơn và số ngày công 
để hoàn thành nhiệm vụ cũng ít hơn.
- Kết quả tính toán dựa trên mô hình đồng nhất 
hơn (kết quả giữa các lần tính toán khác nhau bới 
các nhân sự khác nhau gần như không sai khác).
- Xem xét, phân tích, đánh giá được kết quả trực 
quan hơn trên mô hình.
- Có thể phân tích đánh giá theo nhiều phương 
án, nhiều khía cạnh, nhiều thông số trên mô hình 
số kết quả (phương pháp truyền thống rất khó thực 
hiện được tương tự).
- Có thể kết hợp nhiều loại cảm biến đồng thời 
để tạo ra một lúc nhiều dạng sản phẩm đồng nhất 
với nhau.
- Hiệu quả chi phí tổng thể cao hơn và chủ 
động hơn.
Tuy nhiên, phải kể đến một số nhược điểm của 
công nghệ mày như sau:
- Hạn chế lớn nhất là các phương pháp mới 
thường không đủ cơ sở pháp lý do độ trễ của quy 
trình cập nhật luật so với tốc độ phát triển rất 
nhanh của công nghệ.
- Công nghệ mới thường đòi hỏi nhân lực chất 
lượng cao hơn.
- Trang thiết bị phức tạp hơn và quy trình triển 
khai cần nhiều thủ tục hơn.
- Chi phí thường cao hơn.
Thứ hai, việc lựa chọn vấn đề, cách thức tiếp cận 
kiểm toán là hết sức quan trọng. 
- Quá trình thu thập các tài liệu liên quan đến 
nội dung kiểm toán cần nhiều kênh thông tin hơn. 
Thực tế, Đoàn kiểm toán không chỉ thu thập thông 
tin từ phía đơn vị được kiểm toán mà còn phải thu 
thập các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán 
từ nhiều kênh, như: thu thập thông tin từ tất cả 
báo cáo của huyện Thủy Nguyên, thông tin của cơ 
quan thuế, của cán bộ trực tiếp quản lý khoáng sản, 
thông tin từ hiện trường khai thác, báo cáo của Ban 
Nội chính và của Cơ quan Công an Thành phố...
- Việc kiểm toán lĩnh vực tài nguyên, khoáng 
sản là tương đối khó, nếu chỉ tiếp cận trên hồ sơ, sổ 
sách thì kiểm toán viên sẽ không dễ phát hiện sai 
sót. Chính vì vậy, Đoàn kiểm toán phải có phương 
pháp tiếp cận kiểm toán mới. Trong cuộc kiểm toán 
nói trên, KTNN khu vực VI đã lựa chọn cách tiếp 
cận từ hiện trường khai thác. Cách thức này đòi hỏi 
Tổ kiểm toán phải xuống các điểm mỏ nhiều hơn 
để chắc chắn không bị nhầm lẫn, từ đó xác định 
chính xác các điểm mỏ có khả năng sai phạm.
- Có một nội dung hết sức quan trọng, mang 
tính quyết định, đó là: cơ quan kiểm toán phải thuê 
32
KIEÅM TOAÙN LÓNH VÖÏC TAØI NGUYEÂN KHOAÙNG SAÛN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 130 - tháng 8/2018
chuyên gia đo đạc sản lượng khai thác để có căn cứ 
tính toán nghĩa vụ tài chính đối với đơn vị được 
kiểm toán. Vấn đề đặt ra là, cơ quan kiểm toán lựa 
chọn đơn vị nào để không bị chi phối từ phía các 
DN khai thác, phải đảm bảo tính khách quan, độc 
lập và áp dụng phương pháp đo đạc như thế nào 
cho phù hợp. Khi thực hiện cuộc kiểm toán này, 
KTNN khu vực VI đã đề xuất lựa chọn Công ty 
TNHH Công nghệ Niềm tin. Đây là đơn vị có kinh 
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ 
và khoáng sản. Phương pháp đo đạc đã được áp 
dụng trong cuộc kiểm toán là: căn cứ vào tài liệu 
đã được cấp phép, dựng lại mô hình hiện trạng ban 
đầu chưa khai thác rồi trừ đi mô hình hiện trạng 
tại thời điểm đo đạc để xác định phần khoáng sản 
đã mất đi. Các phương pháp tính toán này đều 
tuân thủ theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi 
trường và đã được kiểm chứng bằng công nghệ 
UAV đo bay.
Thứ ba, Đoàn kiểm toán phải vượt qua được 
những áp lực và khó khăn trong quá trình thực 
hiện kiểm toán. 
- Do trước đây chưa có cuộc kiểm toán nào sử 
dụng phương pháp thuê chuyên gia đo đạc, tính 
toán sản lượng tài nguyên khai thác, bởi thế vấn đề 
này còn gặp nhiều vướng mắc về trình tự, thủ tục, 
hồ sơ pháp lý, cần phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn 
của các lãnh đạo cũng như của các đơn vị tham 
mưu trong ngành. Thực tế trong quá trình kiểm 
toán, đơn vị đã phải sử dụng một khoản kinh phí 
lớn khi thuê chuyên gia. Đây cũng là áp lực đối với 
Đoàn kiểm toán khi phải đảm bảo cân đối giữa chi 
phí và tính hiệu quả của cuộc kiểm toán.
- Huyện Thủy Nguyên là địa bàn có nhiều đơn 
vị khai thác, hoạt động đan xen khá phức tạp, rất 
khó khăn cho việc tiếp cận đo đạc tại hiện trường. 
Điều này đòi hỏi Đoàn kiểm toán phải tính toán 
cẩn trọng các phương án tiếp cận hiện trường để 
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kiểm toán viên và 
cán bộ tham gia đo đạc. 
- Cùng với đó, cơ quan kiểm toán phải thực 
hiện phương án giám sát đơn vị đo đạc để đảm bảo 
tính độc lập, khách quan.
áp dụng công nghệ viễn thám vào kiểm toán 
khai thác khoáng sản của Kiểm toán nhà nước tại 
Việt Nam là một vấn đề mới, mặc dù mới được 
thực hiện thử nghiệm lần đầu năm 2017 tại huyện 
Thủy Nguyên, Hải Phòng nhưng đã mang lại thành 
công lớn. Thành công bước đầu này đã khẳng định 
khả năng ứng dụng rộng rãi công nghệ viễn thám 
trong kiểm toán hoạt động khai thác khoáng sản 
là hoàn toàn khả thi. Để áp dụng thành công, cần 
phải có những nghiên cứu chi tiết, cụ thể từ việc 
lựa chọn công nghệ phù hợp, đến việc xây dựng 
quy trình, thủ tục và hoàn thiện cơ sở pháp lý... cho 
từng đối tượng, tùy thuộc vào mục tiêu, điều kiện 
của các cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, với những ưu 
điểm vượt trội của công nghệ viễn thám, có thể 
nhận thấy, bằng việc sử dụng kết quả tính toán của 
công nghệ này, Kiểm toán nhà nước có thể chỉ ra 
những căn cứ để xác định ranh giới khai thác, sản 
lượng thực tế của khoáng sản đã khai thác, ngăn 
chặn nguy cơ khai thác trái phép, gây thất thoát tài 
nguyên, hủy hoại môi trường. Qua đó góp phần 
nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà 
nước về khai thác khoáng sản, giúp cho Kiểm toán 
nhà nước nâng cao vai trò và tiếng nói của mình 
trong việc bảo vệ tài sản công của nước nhà.
Ngày nhận bài: 19/7/2018
Ngày duyệt đăng: 31/7/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Kiểm toán Ngân sách địa phương 
2016 Thành phố Hài Phòng;
2. Dương Quang Chính: Hải Phòng thất thoát 
hàng nghìn tỷ đồng vì buông lỏng quản lý 
tài nguyên, khoáng sản, Tạp chí Kiểm toán 
nhà nước, Hà Nội, 2017;
3. Unmanned aerial systems for surveying and 
mapping: cost comparison of UAS versus 
traditional methods of data acquisition by 
Bryan Phillip Fitzpatrick, https://spatial.
usc.edu/wp-content/uploads/2016/08/
Fitzpatrick-Bryan.pdf.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_vien_tham_trong_kiem_toan_hoat_dong_khai.pdf