Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện

1.1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin

1.1.2. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện

Ứng dụng CNTT trong thư viện bao gồm những nội dung cơ bản:

- Ứng dụng CNTT vào dây truyền thông tin - tư liệu: bổ sung, biên

mục, tổ chức kho, lưu thông.

- Xây dựng và sử dụng các TT dạng điện tử trong thư viện.

- Thiết lập cổng thông tin điện tử

- Ứng dụng CNTT các dịch vụ người dùng tin: phòng đọc máy tính,

phòng đọc Multimedia, kho mở.

- Lập báo cáo, thống kê

- Ứng dụng CNTT cải cách thủ tục hành chính.

Tóm tại: Ứng dụng CNTT trong thư viện là xây dựng cơ sở hạ tầng

thông tin rút ngắn khoảng cách giữa thông tin và người dùng tin. Cơ sở

hạ tầng TT hiểu theo nghĩa rộng bao gồm phần cứng, phần mềm, cơ sở

dữ liệu, liên kết, chia sẻ nguồn tài nguyên TT giữa các thư viện với nhau.

pdf 27 trang kimcuc 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh

Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện 
Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí 
Minh 
Nguyễn Thanh Chương 
Trường Đại học KHXH&NV 
Luận văn ThS ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 20 
Người hướng dẫn: TS.Nguyễn Thu Thảo 
Năm bảo vệ: 2013 
Abstract: Trình bày khái niệm Công nghệ thông tin (CNTT) và các khái niệm liên quan 
khác. Xác định vị trí, vai trò ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành 
phố Hồ Chí Minh. Khảo sát thực trạng nhu cầu về ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện 
Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh và các điều kiện ứng dụng CNTT tại đây. Đề xuất 
giải pháp ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. 
Keywords: Công nghệ thông tin; Thư viện; Thư viện Học viện hành chính; Thành phố Hồ 
Chí Minh 
Content: 
ii 
MỤC LỤC 
Trang 
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 2 
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 4 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4 
5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 5 
6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 5 
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5 
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................. 5 
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu .................................................................. 6 
CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CƠ SỞ THÀNH 
PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 
THÔNG TIN .................................................................................................. 7 
1.1. Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện ....... 7 
1.1.1. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện ...... 7 
1.1.2. Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong thư 
viện ................................................................................................... 9 
1.1.3. Yêu cầu đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thư 
viện ................................................................................................. 10 
1.2. Hoạt động thông tin - thư viện với nhiệm vụ chính trị của Học viện 
Hành chính ..................................................................................................... 12 
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện ..................................... 12 
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện ....................................... 15 
iii 
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và cấu trúc không gian Thư viện ................ 17 
1.2.4. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Học viện ........ 18 
1.3. Vai trò ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện ........ 23 
1.3.1. Xây dựng thư viện điện tử ................................................... 23 
1.3.2. Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ....... 23 
1.3.3. Thiết lập cổng thông tin điện tử .......................................... 24 
1.3.4. Liên kết, chia sẻ thông tin ................................................... 25 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG 
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN HÀNH 
CHÍNH CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................... 26 
2.1. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện ...................... 26 
2.1.1. Nhu cầu của người dùng tin ............................................... 26 
2.1.2. Nhu cầu của cán bộ thư viện .............................................. 30 
2.2. Các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện ............ 32 
2.2.1. Nhân lực .............................................................................. 32 
2.2.2. Nguồn lực thông tin ............................................................ 36 
2.2.3. Xử lý tài liệu ....................................................................... 37 
2.2.4. Sản phẩm và dịch vụ thông tin ........................................... 40 
2.2.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ........................................... 45 
2.3. Cơ sở pháp lý .................................................................................. 49 
2.3.1. Văn bản luật ........................................................................ 49 
2.3.2. Văn bản dưới luật ............................................................... 49 
2.4. Nhận xét về nhu cầu và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại 
thư viện .......................................................................................................... 50 
2.4.1. Nhận xét nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin ................ 50 
2.4.2. Nhận xét điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin ............. 54 
iv 
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
VÀO HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI HỌC VIỆN HÀNH 
CHÍNH CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................... 58 
3.1. Yếu tố con người ............................................................................ 58 
3.1.1. Nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện ............................... 58 
3.1.2. Hướng dẫn người dùng tin thư viện ................................... 59 
3.2. Tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ, phần mềm và trang thiết 
 bị ............................................................................................................ 61 
3.2.1. Đầu tư phần ứng ................................................................ 61 
3.2.2. Đầu tư phần mềm ............................................................... 62 
3.2.3. Xây dựng hệ thống mạng ................................................... 66 
3.2.4. Xây dựng cổng thông tin điện tử ........................................ 67 
3.2.5. Đầu tư trang thiết bị ............................................................ 69 
3.3. Áp dụng công nghệ, quy tắc và tiêu chuẩn ..................................... 74 
3.3.1. Công nghệ mã vạch ............................................................ 74 
3.3.2. Quy tắc, tiêu chuẩn trong hoạt động thông tin thư viện ..... 77 
KẾT LUẬN ................................................................................................... 80 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81 
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Việc ứng dụng CNTT rộng rãi, mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời 
sống đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mặc 
khác cũng làm thay đổi cơ bản cách thức quản lý, học tập, làm việc. 
Những tác động mạnh mẽ tích cực của CNTT đã khắc phục những rào 
cản về thời gian, không gian trong quá trình trao đổi TT, tạo môi trường 
thuận lợi cho hội nhập toàn cầu, chìa khóa bước vào nền kinh tế tri thức. 
Sự tác động của CNTT dẫn đến biến đổi về chất hoạt động TTTV 
tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc 
tế, quản lý điều hành, tác động một cách gián tiếp lên sự tăng trưởng 
kinh tế. 
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sẽ 
không có một cái nhìn đầy đủ về sự nghiệp thư viện Việt Nam mà không 
đề cập đến cuộc cách mạng CNTT. Cuộc cách mạng CNTT đã thúc đẩy 
quá trình đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, điều hành quản lý. 
Trong thời gian qua, thư viện các nước trên thế giới, trong khu vực 
và Việt Nam đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào tổ chức và hoạt động của 
mình. Tuy, trình độ ứng dụng CNTT vào tổ chức và hoạt động giữa các 
thư viện có những mức độ khác nhau nhưng đều có mong muốn là sử 
dụng CNTT để xây dựng mô hình thư viện điện tử, thư viện số, thư viện 
ảo phục vụ nhu cầu tin ngày càng tốt hơn. 
Học viện Hành chính là trung tâm “nghiên cứu khoa học hành chính 
và quản lý nhà nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ cho 
2 
công tác giảng dạy của Học viện, của các trường, các trung tâm đào tạo, 
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hành chính nhà nước trong 
phạm vi cả nước;  nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, 
viên chức nhà nước, cải cách bộ máy và nền hành chính nhà nước” 
Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng 
Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ 
chức của Học viện Hành chính Quốc gia. 
Thực trạng hoạt động TTTV tại Học viện Hành chính cơ sở Thành 
phố Hồ Chí Minh đang tồn tại nhiều điểm bất cập chưa đáp ứng được 
yêu cầu thoả mãn TT, chưa hoà nhập được với xu thế phát triển của Học 
viện Hành chính. 
Ứng dụng CNTT một cách đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng và hiệu 
quả hoạt động TTTV tại Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Chí 
Minh, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng 
giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học. 
Vì lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ 
thông tin tại Thƣ viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí 
Minh” làm luận văn thạc sỹ khoa học thư viện. 
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 
Thư viện trường học nói chung và thư viện trường đại học nói riêng 
là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại 
học “Quyết định số 65/2007/BGDĐT, ngày 01 tháng 11 năm 2007, Ban 
hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại 
học”. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm TTTV sẽ ảnh 
hưởng, tác động đến công tác giáo dục, đào tạo của Nhà trường. 
3 
Từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ứng dụng 
CNTT, thư viện điện tử tại các trung tâm TTTV trường Đại học và Cao 
đẳng trong cả nước với nhiều góc độ khác nhau. Đó là những đề tài, công 
trình tiêu biểu như sau: 
Về ứng dụng công nghệ thông tin 
Dương Hồ Điệp (2007), Ứng dụng Công nghệ Thông tin tại Thư 
viện Viện Kinh tế Việt Nam : thực trạng và giải pháp, Trường Đại học 
Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. 
Đỗ Tiến Vượng (2006), Ứng dụng Công nghệ Thông tin tại Trung 
tâm TTTV Đại học Giao thông Vận tải : thực trạng và giải pháp, Trường 
Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. 
Lê Thị Hạnh (2005), Hoạt động tổ chức, quản lý Thư viện trường 
Đại học Luật Hà Nội trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, 
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. 
 Lê Trọng Vinh (2009), Sự thay đổi hoạt động thư viện đai học trên 
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại công nghệ thông tin, 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp Hồ 
Chí Minh), TP.Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Văn Hùng (1995), Ứng dụng tin học trong các cơ quan 
thông tin, thư viện khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn 
hóa Hà Nội, Hà Nội. 
Vũ Thị Xuân Hương (2000), Ứng dụng tin học trong hoạt động thư 
viện tỉnh Bắc Giang thực trạng và tương lai phát, Trường Đại học Văn 
hóa Hà Nội, Hà Nội. 
4 
Về thư viện điện tử 
Nguyễn Hoàng Sơn (2003), Xây dựng mô hình thư viện điện tử ở Việt 
Nam trong giai đoạn hiện nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 
Phạm Thị Mai (2009), Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong 
các trường đại học trên bản địa Hà Nội hiện nay, Trường 
ĐHKHXH&NV Hà Nội, Hà Nội. 
Về đề tài nghiên cứu tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở 
Thành phố Hồ Chí Minh như sau: 
Phạm Thị Mai Hoa (1995), Đổi mới phương thức hoạt động của Thư 
viện Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 
Trần Thị Lan (1999), Vốn tài liệu tại Thư viện Học viện Hành chính 
Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp phát 
triển, Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh. 
Phạm Thị Hồng Vân (2009), Trang thiết bị Học viện Hành chính cơ 
sở Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp, Trường Đại học 
Văn hóa TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh. 
Nhìn chung, các đề tác nghiên cứu được trích dẫn ở trên thì mục 
đích nghiên cứu là nhằm khảo sát và nâng cao hiệu quả ứng dụng 
CNTT trong hoạt động TV. Nhưng việc nghiên cứu ứng dụng CNTT 
vào hoạt động TTTV tại Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ 
Chí Minh, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn 
mới là đòi hỏi khách quan nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên 
cứu nào đề cập đến. Vì vậy, nghiên cứu về “Ứng dụng công nghệ 
thông tin tại Thƣ viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí 
Minh” là đề tài mới. 
5 
3. Mục đích nghiên cứu 
Mục đích mà luận văn này hướng tới là đề xuất giải pháp ứng dụng 
CNTT tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Chí Minh. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Xác định khái niêm CNTT và các khái niệm liên quan khác. 
- Xác định vị trí, vai trò ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành 
chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. 
- Khảo sát thực trạng nhu cầu về ứng dụng CNTT tại thư viện Học 
viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh và các điều kiện ứng 
dụng CNTT tại đây. 
- Đề xuất giải pháp ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành 
chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Giả thuyết nghiên cứu 
Ứng dụng CNTT tại Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành 
phố Hồ Chí Minh thì hiệu quả hoạt động TTTV tại đây sẽ được nâng 
cao. 
6. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 
* Đối tượng 
Ứng dụng CNTT tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố 
Hồ Chí Minh 
* Phạm vi nghiên cứu 
- Thời gian: Giai đoạn 2006 - 2011 
- Không gian: Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ 
Chí Minh 
6 
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 
7.1. Phƣơng pháp luận 
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa 
duy vật lịch sử, cũng như quan điểm của Hồ Chủ tịch về công tác sách, 
báo, thông tin, thư viện ; Căn cứ vào chủ trương chính sách phát triển 
giáo dục - đào tạo, CNTT, Pháp lệnh thư viện, cơ sở lý luận của thư viện 
học và thông tin học. 
7.2. Phƣơng pháp cụ thể 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu. 
- Phương pháp quan sát. 
- Phương pháp phân tích. 
- Phương pháp thống kê số liệu.. 
- Phương pháp điều tra thực tế. 
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 
- Ý nghĩa lý luận 
Hoàn thiện lý luận về ứng dụng CNTT trong công tác TTTV. 
- Ý nghĩa thực tiễn 
Luận văn cung cấp những giải pháp nhằm ứng dụng CNTT tại thư 
viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. 
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm vào nguồn tài liệu xám 
tại Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 
Trường Đại học Sài Gòn, Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí 
Minh, là tài liệu tham khảo cho chuyên ngành TTTV. 
7 
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu 
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung 
của luận văn gồm 03 chương: 
Chương 1: Thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí 
Minh với vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin 
Chương 2: Thực trạng nhu cầu và điều kiện ứng dụng công nghệ 
thông tin tại thư viện Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí 
Minh 
Chương 3: Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện Học 
viện Hành chính cơ sở Thành  ... phần mềm 
- Thân thiện với môi trường 
Thứ tư: Tính tiết kiệm 
Hoạt động TTTV là hoạt động mang tính phi lợi nhuận, vì vụ vì lợi 
ích của công đồng, do đó kinh phí đầu tư cho thư viện rất hạn chế, kinh 
phí đầu tư đủ cho các lĩnh vực được ưu tiên còn lại bao nhiêu thì đầu tư 
cho thư viện. Vì vậy, tính tiết kiệm cũng được coi là tiêu chí đánh giá 
ứng dụng CNTT trong thư viện. 
Tính tiết kiệm bao gồm tiết kiệm kinh phí đầu tư, đầu tư một lần 
nhưng có thể sử dụng lâu dài, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian 
cho cán bộ thư viện và người dùng tin. 
Thứ năm: Tính hiệu quả 
Đảm bảo tính hiệu quả như năng suất lao động tăng nhưng cường độ 
lao động của cán bộ thư viện giảm, tần xuất phục vụ người dùng tin gia 
tăng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ TTTV ngày càng hoàn thiện. 
Năng suất lao động là đinh lượng đo được, nếu không xác định được 
sự gia tăng của năng suất lao động thì đồng nghĩa với việc ứng dụng 
CNTT không thể coi là có hiệu quả. 
Thứ sáu: Tính an toàn và bảo mật thông tin 
Bên cạnh yêu cầu về tính ổn định song song cùng tồn tại là tính an 
toàn và bảo mật của việc ứng dụng CNTT. An toàn và bảo mật về các 
nội dung TT: tài liệu, người dùng tin,... không bị tấn công, sao chép, theo 
dõi, thay đổi bởi những chủ thể không được có ủy quyền. Tuy nhiên, tính 
11 
an toàn và bảo mật không thể nào đạt được tỷ lệ 100% tuyệt đối mà chỉ 
mang tính tương đối. Do vậy, cần hạn chế tối đa lỗ hổng về an toàn và 
bảo mật trong quá trình ứng dụng. 
Thứ bảy: Tính mở 
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện tính mở cũng cần 
phải xem xét để lựa chọn các phần mềm ứng dụng, phần mềm quản lý, 
phần cứng, thiết bị ngoại vi,tạo thành một thống hoàn chỉnh đồng thời 
cho phép cài đặt các phần mềm bổ trợ khác, khi xuất hiện nhu cầu dịch 
vụ mới thì hệ thống cho phép mở rộng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu đặt 
ra. Mặt khác phải cả mở rộng nhiều điểm tìm kiếm, phạm vi và thời gian 
tìm tài liệu. 
1.2. Hoạt động thông tin - thư viện với nhiệm vụ chính trị của Học viện 
Hành chính 
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện 
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện 
1.2.3. Cơ cấu tổ chức 
1.2.4. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Học viện 
1.3. Vai trò ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện 
1.3.1. Xây dựng thư viện điện tử 
1.3.2. Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 
1.3.3. Thiết lập cổng thông tin điện tử 
1.3.4. Liên kết, chia sẻ thông tin 
12 
CHƢƠNG 2: 
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
TẠI THƢ VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CƠ SỞ 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
2.1. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện 
2.1.1. Nhu cầu của người dùng tin 
Với số lượng người dùng tin trả lời 18,8% (35/186) phiếu khảo sát 
cho rằng thời gian làm thủ tục mượn tài liệu là dưới 3 phút, thời gian làm 
thủ tục mượn tài liệu trên 3 phút chiến 81,2%. Vì vậy, để cải tiến thủ tục, 
quá trình mượn, trả tài liệu 80,1% phiếu khảo sát cho rằng cần phải đầu 
tư thiết bị công nghệ thông tin: máy tính, máy in,.. quản lý mượn, trả 
tài liệu bằng phần mềm thư viện. 
Tỷ lệ 100% phiếu khảo sát đánh giá sự cần thiết của CNTT và họ 
cũng sử dụng CNTT trong việc tìm kiếm tài liệu trong công việc, học 
tập, nghiên cứu khoa học, giải trí. 
Đối với thời gian tìm tài liệu trên 10 chiếm tỷ lệ 95,1% kết quả khảo 
sát. Điều này làm tiêu hao quá nhiều thời gian của người tin và cũng ảnh 
hưởng đến chất lượng hoạt động thư viện. 
Một số lượng lớn bạn đọc thư viện cho biết họ đã quen với việc sử 
dụng trang thiết bị CNTT phục vụ cho nhu cầu tìm tài liệu, thông tin trên 
internet chiếm tỷ lệ 100%. 
Số lượng người dùng tin đều có nhu cầu tìm sách thư viện trên mạng 
máy tính đạt kết quả 79,6%. 
13 
Hình thức phục vụ hiện nay của thư viện đa số người dùng tin cho 
rằng hình thức phục vụ phụ thuộc vào thời gian mở của hoạt động của 
thư viện với kết quả khảo sát là 86,3%. 
Số lượng người dùng xác định được tình trạng của tài liệu khi đến 
thư viện tìm tài liệu chiếm tỷ lệ thấp với 33,9%. 
2.1.2. Nhu cầu của cán bộ thư viện 
Nhu cầu về sử dụng CNTT trong công việc của cán bộ thư viện tỷ lệ 
100%, không có phiếu khảo sát nào đánh giá là không có nhu cầu. Nhu 
cầu ứng dụng CNTT vào hoạt động của TV là nhiệm vụ quan trọng 
nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu 
quả phục vụ người dùng tin. 
Quan điểm của cán bộ thư viện đối với việc đề ứng dụng CNTT 
trong hoạt động nhận được nhiều ý kiến khả quan với 4/5 tiêu chí đạt 
tỷ lệ 100%, hầu hết họ đều nhận thấy những lợi ích, khả năng to lớn 
mà CNTT có thể mang lại cho sự phát triển của thư viện. Cán bộ thư 
viện đồng ý với những lợi ích mà CNTT mang lại như: thực hiện 
công việc đạt hiệu quả cao, giúp phát triển sản phẩm, dịch vụ TTTV, 
nâng cao kĩ năng của cán bộ thư viện về sử dụng CNTT, khắc phục 
được rào cản không gian và thời gian tra cứu tài liệu,. Đây là những 
dấu hiệu rất đáng mừng, dù họ đều đã quen thuộc với các hoạt động 
của một thư viện truyền thống, khả năng thích nghi với công nghệ có 
phần hạn chế, tuy nhiên có thể thấy họ có thái độ khá tích cực, tinh 
thần cầu tiến, tư duy đổi mới đối với việc ứng dụng CNTT trong hoạt 
động thư viện. 
14 
2.2. Các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện 
2.2.1. Nhân lực 
2.2.2. Nguồn lực thông tin 
2.2.3. Xử lý tài liệu 
2.2.4. Sản phẩm và dịch vụ thông tin 
2.2.5. Hạ tầng công nghệ thông tin 
2.2.6. Cơ sở pháp lý 
2.3. Nhận xét về nhu cầu và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại 
thư viện 
2.3.1. Nhận xét nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin 
+ Một là: nhu cầu của cán bộ thư viện và người dùng tin đối với việc 
ứng dụng CNTT. 
+ Hai là: Hình thức tìm tài liệu. 
+ Ba là: Đối với thời gian làm thủ tục mượn. 
+ Bốn là: Đối với thời gian tìm tài liệu. 
+ Năm là: Tỷ lệ người dùng tin khi đến thư viện để tìm hoặc mượn tài 
liệu với tâm trạng mơ hồ, phân vân. 
+ Sáu là: Nhu cầu sử dụng CNTT trong công việc của cán bộ TV. 
+ Bảy là: Từ sự đồng thuận, nhất trí cao ở nội dung thứ sáu thì toàn thể 
cán bộ thư viện đều có suy nghĩ gần như là đồng nhất 6/7 tiêu chí là 
giống nhau về lợi ích khi ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện 
mang lại. 
+ Tám là: Với số lượng gần như tuyệt đối của cán bộ thư viện về tầm 
quan trọng và lợi ích khi ứng dụng CNTT. 
+ Chín là: Việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị, CNTT chưa có kế 
hoạch, lộ trình rõ ràng mà mang tính cảm tính tuỳ hứng. 
15 
2.3.2. Nhận xét điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin 
2.3.2.1. Cán bộ thư viện 
2.3.2.2. Nguồn lực thông tin 
2.3.2.3. Xử lý tài liệu 
2.3.2.4. Sản phẩm và dịch vụ thông tin 
2.3.2.5. Hạ tầng công nghệ thông tin 
16 
CHƢƠNG 3: 
GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
VÀO HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI HỌC VIỆN 
HÀNH CHÍNH CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
3.1. Yếu tố con người 
3.1.1. Nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện 
- Đối với cán bộ quản lý 
- Đối với cán bộ tác nghiệp 
3.1.2. Hướng dẫn người dùng tin thư viện 
Việc nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện và hướng dẫn người 
dùng tin kỹ năng sử dụng CNTT góp phần duy trì tính ổn định, tính tiết 
kiệm và tính hiệu quả. Giả sử với những thiết bị CNTT được đầu tư nếu 
chúng ta không bồi dưỡng, hướng dẫn người sử thì sẽ xảy ra hai trường. 
Trường hợp 1 là những thiết bị này nằm “chết” không ai biết sử dụng, 
trường hợp 2 là thiết bị được sử dụng nhưng không đúng quy trình, bảo 
đảm an toàn, hoạt động không ổn định. Cả hai trường hợp trên dẫn đến 
sự lãng phí đi ngược lại yêu cầu được đặt ra ở mục 1.1.3: tính ổn định, 
tính tiết kiệm và tính hiệu quả. 
3.2. Tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ, phần mềm và trang thiết bị 
3.2.1. Đầu tư phần ứng 
Đầu tư phần cứng đảm bảo tính ổn định, tính mở. 
3.2.2. Đầu tư phần mềm 
 Lựa chọn đầu tư sản phẩm phải thỏa mãn yêu cầu tính mở, tính ổn 
định và tính thân thiện. Nếu thiếu một trong ba yêu cầu xem như việc 
đầu tư phần mềm không đem lại hiệu quả. 
17 
3.2.3. Xây dựng hệ thống mạng 
Đối với việc xây dựng hệ thống mạng xem như bảo đảm một phần 
tính hệ thống. Nếu việc ứng dụng CNTT vào thư viện là một hệ thống 
(đại hệ thống) bao gồm nhiều công đoạn khác nhau thì việc xây dựng hệ 
thống mạng (tiểu hệ thống) kết nối các công đoạn này cũng không kém 
phần quan trọng. 
3.2.4. Xây dựng cổng thông tin điện tử 
Cổng thông tin điện tử là công cụ vừa giúp người dùng tin tìm kiếm 
TT, tài liệu vừa quảng bá hình ảnh thư viện. Do đó, bảo đảm yêu cầu 
tính thân thiện được ưu tiên hàng đầu. 
3.2.5. Đầu tư trang thiết bị 
Việc đầu tư trang thiết bị được trình bày ở trên đảm bảo cho yêu 
cầu tính an toàn và bảo mật thông tin ở mục 1.1.3, với các thiết bị này hỗ 
trợ bảo mật hệ thống, tăng tốc và quản lý hệ thống mạng thông tin chống 
lại những truy nhập trái phép, giám sát và cảnh báo cho cán bộ thư viện 
về hành vi xâm trái phép, cho phép sử dụng nhiều lựa chọn nâng cao 
mức bảo mật và an toàn thông tin trong môi trường mạng. Với các chức 
năng bảo mật hệ thống: bảo mật mạng nội bộ, bảo mật qua hệ điều hành 
mạng, bảo mật qua mức cơ sở dữ liệu và sao lưu dữ liệu. 
3.3. Áp dụng công nghệ, quy tắc và tiêu chuẩn 
3.3.1. Công nghệ mã vạch 
3.3.2. Quy tắc, tiêu chuẩn trong hoạt động thông tin thư viện 
Áp dụng công nghệ, quy tắc và tiêu chuẩn tạo thành hệ thống hoàn 
chỉnh, là điều kiện quan trọng để chia sẻ, phối hợp, trao đổi giữa các thư 
viện với nhau 
18 
KẾT LUẬN 
Ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV để thay đổi quy trình, mô 
hình thư viện truyền thống sang mô hình thư viện điện tử hòa nhập xu 
hướng phát triển chung của Việt Nam nói riêng và xu hướng toàn cầu 
hóa là mục đích của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động TV tại Học 
viện Hành chính cơ sở thành phố Hồ Chí Minh. 
Thư viện được đầu tư một cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại, một số quy 
trình hoạt động TTTV được tự động tối đa và được tích hợp trong một hệ 
thống thống nhất tạo môi trường tương tác, trao đổi TT, phục vụ nhu cầu 
tin của người dùng tin ngày càng đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn với sự 
đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ TT. Đồng thời nó còn góp phần nâng 
cao năng suất xử lý công việc của cán bộ thư viện với một phong cách 
làm việc khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại, nhanh chính, mức độ chính 
xác cao. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động cũng 
như quảng bá hình ảnh của Thư viện. 
Ứng dụng công nghệ vào hoạt động TTTV, gắn với quá trình cải 
cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giúp cho 
người dùng tin tiếp cận nguồn TT một cách nhanh chóng, chính xác, tiết 
kiệm, đầy đủ, khắc phục được rào cản về không gian cũng như thời gian. 
Vấn đề đặt ra trong quá trình ứng dụng CNTT là việc lựa chọn các 
giải pháp công nghệ phù hợp nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính, sắp 
xếp, bố trí cán bộ thư viện có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao 
hiệu quả đầu tư. 
19 
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động TTTV tại Thư viện Học viện 
Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí là yêu cầu đúng đắn và cấp thiết 
trong giai đoạn Học viện Hành chính đang đẩy mạnh quá trình “Đổi mới 
toàn diện, xây dựng Học viện tiên tiến, coi trọng giáo dục truyền thống, 
lý tưởng, đạo đức và chuyên môn góp phần đào tạo bồi dưỡng người cán 
bộ công chức đáp ứng yêu cầu của hệ thống chính trị” PGS.TS.Nguyễn 
Đăng Thành - Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia 
Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện Hành chính phát động thi đua trong 
năm học 2012 - 2013. 
82 
References: 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. Dương Hồ Điệp (2007), Ứng dụng Công nghệ Thông tin tại Thư viện Viện 
Kinh tế Việt Nam : thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Văn hoá Hà 
Nội, Hà Nội. 
2. Đỗ Quý Doãn (2005), “Phát triển nhanh, vững chắc, hiệu quả việc ứng 
dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Thư viện công cộng“, Thư 
viện Việt Nam (3), tr. 17-20. 
3. Đỗ Tiến Vượng (2006), Ứng dụng Công nghệ Thông tin tại Trung tâm 
Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông Vận tải : thực trạng và giải 
pháp, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. 
4. Đỗ Văn Hùng (2011), Thư viện điện tử: bài giảng, Trường Đại học Khoa 
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội. 
5. Lại Văn Toàn (1997), Khoa học và công nghệ thông tin thế giới đương đại, 
Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội. 
6. Lê Thị Hạnh (2005), Hoạt động tổ chức, quản lý Thư viện trường Đại học 
Luật Hà Nội trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, Trường Đại 
học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. 
7. Lê Trọng Vinh (2009), Sự thay đổi hoạt động thư viện đai học trên địa bàn 
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại công nghệ thông tin, Trường Đại 
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh. 
8. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
9. Luật công nghệ thông tin, Website Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam, Truy cập 20/02/2012, địa chỉ: 
83 
tal&_schema=PORTAL 
10. Nguyễn Khanh (2004), Ứng dụng công nghệ thông tin để hình thành hệ 
thống thông tin hiện đại phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, 
Nông nghiệp, Hà Nội. 
11. Nguyễn Khắc khoa (2000), Quản lý thông tin và công nghệ thông tin, Văn 
hoá Thông tin, Hà Nội. 
12. Phạm Thế Quế (2010), Công nghệ mạng máy tính, Thông tin và Truyền 
thông, Hà Nội. 
13. Phạm Thị Thanh Hồng (2010), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, 
Bách khoa, Hà Nội 
14. Phan Đình Diệu (1997), Công nghệ thông tin: Tổng quan và một số vấn 
đề cơ bản, Giao Thông Vận Tải, Hà Nội. 
15. Pháp lệnh thư viện, Website Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam, Truy cập 20/02/2012, địa chỉ: 
lass_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=8585 
16. Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học, Website 
Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Truy cập 
20/02/2012, địa chỉ: 
lass_id=1&_page=2&mode=detail&document_id=78383 
17. Quyết định phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông 
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, Truy cập 
20/02/2012, địa chỉ: 
84 
opt=brpage 
18. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, Website 
Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Truy cập 
20/02/2012, địa chỉ: 
_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=22395 
Tiếng Anh 
19.Abdulwahab Olanerwaju Issa (2011), “Application of information 
technology to library services at the federal university of technology, 
Akure library, Ondo state, Nigeria" Library philosophy and practice, 
20.A.Vijayakumar (2011), “Application of iformation technology in 
libraries:An overview", International Journal of Digital library services 
(1), p. 144. 
21.Shariful Islam, M. And Nazmul Islam, M. (2006), “Information and 
communication teachnology on libraries: A New dimension in 
librarianship", Asian journal of information teachnology 5(8), p.809-810 
22. Wilson, B. (1992), Information technology: the basics, Macmillan, 
London. 
Website 
23. Daisy, Truy cập 10/11/2012, địa chỉ: 
24. Daisy, Truy cập 10/11/2012, địa chỉ: 
(thiết bị kiểm kho) 
25. Daisy, Truy cập 10/11/2012, địa chỉ: 
85 
(máy quét mã vạch) 
26. Toan An Mart, Truy cập 10/11/2012, địa chỉ: 
  (cổng từ) 
27. Công ty TNHH Đầu tư TM&DV Hưng Việt, Truy cập 10/11/2012, địa chỉ 
p984 (tem an ninh) 
28. GSC Furniture, Truy cập 10/11/2012, địa chỉ: 
29. Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát, Truy cập 10/11/2012, địa chỉ: 
_105.html 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_tai_thu_vien_hoc_vien_hanh_chin.pdf