Trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Tưởng tượng sáng tạo (TTST) đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền

móng cho sự phát triển tâm lý cũng như các năng lực hoạt động của trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ tiếp tục phát triển ở những cấp học tiếp theo. Năng lực

này có thể được hình thành, bồi dưỡng và phát triển thông qua trò chơi tạo hình

(TCTH) trong giáo dục mầm non. Bài viết thông qua khảo sát 150 trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi ở ba trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm:

Mầm non 2, Mầm non Hương Lưu và Mầm non Kim Long đã chỉ ra thực trạng

TTST của trẻ chỉ ở mức “trung bình”. Một hệ thống TCTH đã được thiết kế và giới

thiệu nhằm nâng cao khả năng này cho trẻ.

pdf 9 trang thom 09/01/2024 2340
Bạn đang xem tài liệu "Trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế 
ISSN 1859-1612, Số 04(44)/2017: tr. 127-135 
Ngày nhận bài: 21/12/2017; Hoàn thành phản biện: 25/12/2017; Ngày nhận đăng: 26/12/2017 
TRÒ CHƠI TẠO HÌNH KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG 
TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 
LÊ VĂN HUY 
Khoa Giáo dục Mầm Non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Email: lehuyart@gmail.com 
Tóm tắt: Tưởng tượng sáng tạo (TTST) đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền 
móng cho sự phát triển tâm lý cũng như các năng lực hoạt động của trẻ mẫu giáo 
5-6 tuổi, chuẩn bị cho trẻ tiếp tục phát triển ở những cấp học tiếp theo. Năng lực 
này có thể được hình thành, bồi dưỡng và phát triển thông qua trò chơi tạo hình 
(TCTH) trong giáo dục mầm non. Bài viết thông qua khảo sát 150 trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi ở ba trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: 
Mầm non 2, Mầm non Hương Lưu và Mầm non Kim Long đã chỉ ra thực trạng 
TTST của trẻ chỉ ở mức “trung bình”. Một hệ thống TCTH đã được thiết kế và giới 
thiệu nhằm nâng cao khả năng này cho trẻ. 
Từ khóa: sáng tạo, tưởng tượng, trò chơi, tạo hình. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhà tâm lý học người Mỹ M.Wilson đã phát biểu: “Sáng tạo là quá trình mà kết quả là 
tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng các đơn vị thông 
tin, các khách thể hay tập hợp các yếu tố khác nhau” [6]. Không thể phủ nhận, xuyên 
suốt trong chiều dài văn minh lịch sử nhân loại, “sáng tạo” là một trong những yếu tố 
then chốt thúc đẩy loài người không ngừng tiến lên. Sáng tạo đóng vai trò quan trọng 
trong nhiều mặt của đời sống hằng ngày và giáo dục không phải là ngoại lệ. Theo L.S. 
Vygoski “Hoạt động sáng tạo dựa trên năng lực phối hợp của bộ não chúng ta được 
khoa học Tâm lý gọi là tưởng tượng” [7]. TTST là quá trình xây dựng hình ảnh mới 
chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, hoặc kinh nghiệm xã hội. Tưởng tượng là một hiện 
tượng tâm lý độc lập, đồng thời có thể xem nó là một “giai đoạn”, một “thao tác” trong 
quá trình sáng tạo. Trong năng lực sáng tạo, TTST giữ vị trí trung tâm. TTST đã giúp 
cho cá nhân khi đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề luôn tìm ra được nhiều giải pháp 
khác nhau để giải quyết. TTST giúp cá nhân thoát ra khỏi thế giới thực tại để vươn tới 
sự mới mẻ độc đáo, kỳ diệu tạo nên những chất liệu mới của sự vật hiện tượng, đóng 
góp cho nền văn minh nhân loại. Điều này cho thấy việc kích thích và phát triển khả 
năng tưởng tượng sáng tạo (KNTTST) cho người học phải được chú trọng ngay từ bậc 
học mầm non – bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân với mục tiêu “Giúp 
trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân 
cách, và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1” [1]. 
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển tính sáng tạo, đặc 
biệt là KNTTST, trong đó 5-6 tuổi là giai đoạn mà KNTTST có nhiều điều kiện bộc lộ 
128 LÊ VĂN HUY 
rõ nét qua trò chơi. Đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp lên bậc tiểu học, giai đoạn mà trẻ 
cần phát triển những năng lực thiết yếu, chuẩn bị cho các nhiệm vụ học tập và thể chất 
trong nhà trường, và KNTTST là một năng lực không thể thiếu. Sự hình thành và phát 
triển KNTTST nói riêng ở trẻ mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển tâm lý 
cũng như các năng lực hoạt động sau này của trẻ. Trong việc hình thành, bồi dưỡng và 
phát triển khả năng tưởng tượng thì trò chơi như một “quân cờ” then chốt. Sự xuất hiện 
của các hình ảnh tưởng tượng phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố: (1) hoạt động của trẻ 
với thế giới đồ vật xung quanh, (2) xúc cảm, tình cảm cá nhân của trẻ, (3) chưa có tính 
mục đích rõ ràng và còn nghèo nàn do sự thiếu hụt của vốn kinh nghiệm tri giác. Khả 
năng này không tự xuất hiện, tự phát triển mà được hình thành thông qua việc nhà giáo 
dục tổ chức và hướng dẫn. Do đó việc tổ chức các hoạt động mang tính sáng tạo ở lứa 
tuổi này là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của giáo viên mầm non. 
Trò chơi sớm đã được khẳng định có khả năng kích thích động cơ học tập và tính sáng 
tạo của trẻ mầm non. LS. Vygosky đã viết “Chúng ta có thể xác định quá trình sáng tạo 
ở trẻ từ rất sớm, đặc biệt là trong trò chơi của chúng” [7]. Vui chơi là một hoạt động 
phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong mọi thời kỳ lịch sử khác nhau. Vui chơi là hoạt 
động chủ đạo, là cuộc sống của trẻ mẫu giáo như N. K. Krupxkaia khẳng định: “Trò 
chơi đối với các em là học tập, trò chơi đối với các em là lao động, trò chơi đối với các 
em là phương tiện giáo dục quan trọng” [4, tr. 72]. Trò chơi và hoạt động tạo hình của 
trẻ mẫu giáo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những kĩ năng tạo hình giúp cho trẻ dễ 
dàng thực hiện được ý định của trò chơi. TCTH là dạng trò chơi có cấu trúc và cách 
thức hành động đặc thù mang tính vui chơi, trong đó trẻ phản ánh tích cực, sáng tạo về 
thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật nhưng chỉ dừng lại ở mức 
độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích phù hợp với khả năng của trẻ. Loại trò chơi này góp 
phần kích thích KNTTST cho trẻ thông qua sử dụng các vật liệu chơi để tạo ra những 
sản phẩm mới với ý tưởng mới, xuất phát từ những biểu tượng có sẵn trước đó của trẻ. 
Tham gia TCTH sẽ giúp trẻ thỏa sức thể hiện tình cảm của mình bằng các đường nét, 
hình khối, màu sắc và phát triển KNTTST của bản thân. 
Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về KNTTST của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để 
từ đó thiết kế các TCTH nhằm nâng cao khả năng này cho trẻ là thiết thực trên cả 
phương diễn lý luận cũng như thực tiễn. 
2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO 
5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ 
2.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp đánh giá 
Tác giả khảo sát 150 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở ba trường mầm non trên địa bàn thành phố 
Huế, tỉnh Thừa Hiên Huế gồm: Mầm non 2, Mầm non Hương Lưu và Mầm non Kim 
Long bằng phương pháp quan sát và đánh giá sản phẩm vẽ theo đề tài “Ngôi nhà mơ 
ước” dựa trên hệ thống tiêu chí đã được xây dựng (xem bảng 1). Các phương pháp quan 
sát sư phạm thông qua dự giờ một số hoạt động của trẻ ở các góc chơi, trong hoạt động 
TRÒ CHƠI TẠO HÌNH KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO 129 
tạo hình có chủ định đã được sử dụng để phân tích biểu hiện của trẻ trong quá trình 
tham gia hoạt động. 
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về TTST của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chúng tôi xây dựng 
các tiêu chí đánh giá KNTTST của trẻ qua sản phẩm tạo hình như bảng 3 dưới đây: 
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá mức độ TTST của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua sản phẩm tạo hình 
Mức độ Thấp 
(0 điểm) 
Trung bình 
(1 điểm) 
Cao 
(2 điểm) 
Nội 
dung 
Tên sản phẩm 
Lặp lại theo mẫu Thay đổi nhưng 
không hoàn toàn 
Mới hoàn toàn 
Nội dung 
phản ánh 
Lặp lại gần như 
nguyên vẹn 
Có sự thay đổi dưới 
50%. 
Mới mẻ 
Hình 
thức 
Bố cục 
Không sử dụng luật 
phối cảnh, không có 
điểm nhấn. 
Có điểm nhấn, thể 
hiện ý tưởng. 
Có sử dụng luật 
phối cảnh, điểm 
nhấn độc đáo. 
Màu sắc 
Chưa biết sử dụng 
màu, màu sắc nhợt 
nhạt, chua phù hợp. 
Màu sắc còn đơn 
điệu, phần lớn tô 
màu quen thuộc 
Màu sắc phong phú, 
phù hợp, có chủ ý, 
theo ý đồ miêu tả, 
gợi cảm, mới lạ. 
Đường nét, 
hình ảnh 
Thể hiện được đối 
tượng tuy nhiên còn 
sơ sài. 
Thể hiện được đặc 
điểm riêng của đối 
tượng. 
Phù hợp với nội 
dung, giàu tính hình 
tượng; Sản phẩm 
sinh động, mới lạ. 
Như vậy, có 3 mức độ TTST của trẻ 5-6 tuổi: (1) Mức cao: từ 8-10 điểm; (2) Mức trung 
bình: từ 5-7 điểm; (3) Mức thấp: từ 0-4 điểm. 
2.2. Kết quả đánh giá mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
Kết quả khảo sát mức độ TTST của trẻ thể hiện qua bảng 2 dưới đây: 
Bảng 2. Tổng hợp mức độ TTST của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Trung bình Xếp loại 
Thấp 2 1,3 6,08 Trung bình 
Trung bình 119 80 
Cao 29 18,7 
Dữ liệu từ bảng 2 cho thấy, tỉ lệ trẻ đạt “mức trung bình” về KNTTST chiếm 80%, ở 
“mức cao” chiếm 18,7 %. Điều này có nghĩa là 98,7% trẻ có mức độ TTST trong hoạt 
động vẽ từ “trung bình” trở lên. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn 1,3% 
trẻ xếp loại thấp về KNTTST. Dù tỉ lệ này không cao nhưng vẫn đáng để giáo viên mầm 
non và các nhà nghiên cứu lưu tâm. Quan trọng hơn cả, kết quả khảo sát khiến chúng ta 
không thể lạc quan với KNTTST của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vì trẻ đạt mức “trung bình” 
chiếm đến 4/5. 
130 LÊ VĂN HUY 
Mức độ phân bố KNTTST của trẻ theo điểm số thể hiện bằng biểu đồ 1 dưới đây: 
Biểu đồ 1. Mức độ phân bố điểm KNTTST của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
Mức độ phân bố điểm về KNTTST của trẻ cũng tập trung về phía trung bình, tổng điểm 
các tiêu chí sáng tạo là những điểm số trải dài từ 4-9 trong đó số trẻ có tổng điểm 5,0 là 
65 em chiếm tỷ lệ cao nhất (43,3%) và 34 trẻ đạt được 6 điểm chiếm 22,7%, 21 trẻ đạt 
điểm 7 chiếm 14%, 27 trẻ đạt điểm 8 chiếm 18% và 1 trẻ đạt điểm 9 chiếm 0,7% và có 
2 trẻ dưới “trung bình” chiếm 1,3%. Điểm trung bình chung của toàn mẫu nghiên cứu là 
6,08, tương ứng với loại “trung bình” về mức độ TTST. 
Bên cạnh đó, trong quá trình vẽ, số trẻ thể hiện sự độc lập trong việc tìm kiếm đối tượng 
và cách thể hiện chiếm tỷ lệ thấp. Ngược lại, phần lớn trẻ có sự thay đổi một chút so với 
tranh mẫu của giáo viên (chủ yếu thay đổi nhân vật trong tranh và thêm vào một số hình 
ảnh quen thuộc mà giáo viên thường gợi ý như ông mặt trời, cây cối, đám mây..., ít chú 
ý đến bố cục). Sự thể hiện màu sắc của trẻ trong tranh vẽ chủ yếu là các màu quen thuộc 
của sự vật, ít linh hoạt thay đổi màu sắc của sự vật theo thời gian, không gian, thời tiết, 
độ chiếu sáng. Các hình ảnh trong mỗi tranh vẽ chủ yếu ở trạng thái tĩnh, chưa thể hiện 
nhiều các cử động, các hành động, tranh vẽ không giàu tính hình tượng... 
Xét theo tiêu chí, mức độ TTST của trẻ thể hiện qua bảng số 3 như sau: 
Bảng 3. Kết quả mức độ TTST của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi các tiêu chí 
Các tiêu chí Mức độ N Tỷ lệ % 
Điểm 
trung bình 
Tên tranh vẽ 
Thấp 3 2,0 
1,35 Trung bình 92 62,0 
Cao 55 36,0 
Đặc điểm nội dung 
Thấp 0 0 
1,27 Trung bình 109 72 
Cao 41 28 
Bố cục Thấp 0 0 1,05 
TRÒ CHƠI TẠO HÌNH KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO 131 
Trung bình 143 95,3 
Cao 7 4,7 
Màu sắc 
Thấp 0 0 
1,16 
Trung bình 122 81,3 
Cao 28 18,7 
Hình ảnh 
Thấp 0 0 
1,22 Trung bình 119 79,3 
Cao 31 20,7 
Dữ liệu trong bảng 3 cho thấy: 
(1) Điểm trung bình của tiêu chí “tên tranh vẽ” nghiêng về phía trên “trung bình”. Ngoài 
một số trẻ lúng túng thì phần lớn trẻ đều nêu được ý định tên gọi bức tranh mình sẽ vẽ 
khi giáo viên đưa ra đề tài. Khi bắt đầu vẽ, 10% trẻ còn ngập ngừng, thiếu tự tin khi thể 
hiện ý tưởng, nhìn sang bạn và hay bắt chước lẫn nhau, số còn lại bắt đầu thể hiện ý 
tưởng của mình khi thực hiện tranh vẽ. 
(2) Điểm trung bình của tiêu chí “đặc điểm nội dung” tranh vẽ nghiêng về phía trên 
“trung bình”. Trong quá trình vẽ, một số trẻ thay đổi ý định vẽ của mình, đang vẽ vật 
này lại đổi sang vật khác, điều này cho thấy tưởng tượng không chủ định vẫn còn tồn tại 
ở một số trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 
(3) Điểm trung bình của tiêu chí “bố cục” đạt ở mức độ “trung bình”. Trong các tiêu chí, 
tiêu chí “Bố cục” có điểm trung bình thấp nhất. Khảo sát hình vẽ của trẻ trong tranh cho 
thấy phần lớn trẻ chưa thể hiện luật phối cảnh, khoảng 2/3 trẻ chưa chú ý đến sự thể 
hiện được luật cao thấp, trẻ chưa thể hiện được luật xa gần vì vậy hầu như tranh vẽ đều 
thể hiện một tầng cảnh, ít có chiều sâu. Tuy nhiên, hầu hết trẻ đều thể hiện được quan 
hệ không gian trên dưới như trẻ biết vẽ đám mây, ông mặt trời, chim... phía trên; cây cối, 
con người... phía dưới. Hình ảnh trong tranh vẽ của trẻ còn mang tính liệt kê, dàn ngang 
ra cả trang giấy, cũng có một số trẻ biết thể hiện điểm khuất của sự vật, nhưng số lượng 
này rất ít. Trẻ thường bắt đầu vẽ những nhân vật chính sau đó vẽ thêm những chi tiết 
khác như phong cảnh và ít chú ý đến việc phân chia bố cục nên tranh vẽ của trẻ thường 
bị lệch trong bố cục. 
(4) Điểm của tiêu chí “màu sắc” đạt ở mức độ “trung bình”. Qua trao đổi với giáo viên 
và quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy giáo viên chỉ sử dụng các vật liệu được nhà 
trường cấp đầu năm; vật liệu dùng để vẽ, để tô màu thì chưa phong phú. Trẻ được hoàn 
toàn tự do lựa chọn màu sắc để vẽ theo ý mình, tuy nhiên, phần lớn khi tô màu trẻ 
thường dùng màu sắc quen thuộc như cây cối tô màu xanh, mặt đất tô màu nâu, ông mặt 
trời tô màu vàng... Một số ít trẻ thể hiện được sự biến đổi màu sắc của sự vật hiện tượng 
theo thời gian. Màu sắc trẻ sử dụng thì tươi sáng nhưng chưa có sự phối hợp màu, số trẻ 
thể hiện phối hợp màu sắc để bài vẽ đẹp là rất hiếm. 
(5) Điểm của tiêu chí “hình ảnh” cũng ở mức độ “trung bình”. Phân tích các tranh vẽ 
cho thấy chất lượng hình ảnh TTST của trẻ thông qua hoạt động vẽ còn nhiều hạn chế. 
132 LÊ VĂN HUY 
Trẻ chủ yếu đóng khung sự vật hiện tượng vào những biểu tượng mà trẻ đã nhận thức, ít 
có sự cải biến theo ý tưởng mới, chẳng hạn, ông mặt trời thì vẽ một hình tròn ở ngoài có 
các tia thể hiện sự chiếu sáng, cây cối thì rập khuôn một kiểu mẫu... Ngược lại, cũng có 
một số trẻ có những ý tưởng độc đáo, ngộ nghĩnh, mới lạ trong việc thể hiện đối tượng 
ví dụ như khi vẽ về các thành viên trong gia đình trẻ vẽ thành các con rối, tuy nhiên số 
lượng trẻ thể hiện những điều này rất ít. 
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy mức độ KNTTST của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở 
một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế chủ yếu vẫn ở mức độ “trung bình”. 
Để cải thiện thực trạng trên, đòi hỏi các nhà giáo dục càn áp dụng các biện pháp nhằm 
kích thích và nâng cao KNTTST cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục ở trường 
mầm non, trong đó cần chú trọng các biện pháp mang tính vui chơi mà TCTH là một 
trong những phương tiện hữu hiệu. 
3. THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TẠO HÌNH KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TƯỞNG 
TƯỢNG SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 
3.1. Nguyên tắc và quy trình thiết kế trò chơi 
Nguyên tắc thiết kế 
Các TCTH được thiết kế phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 
(1) Tính mục đích: Mục đích của trò chơi là kích thích KNTTST cho trẻ MG 5-6 tuổi. 
Vì vậy nhiệm vụ chơi, luật chơi, hành động chơi phải hướng đến việc tạo điều kiện cho 
trẻ thể hiện KNTTST của mình ở các mức độ khác nhau. 
(2) Tính chất vui chơi trong trò chơi: Các TCTH phải là một trò chơi thật sự hấp dẫn, 
thu hút trẻ tham gia chơi. 
(3) Tính phù hợp: TCTH được thiết kế phải phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm 
khả năng tạo hình của trẻ 5- 6 tuổi, nhất là đặc điểm tư duy và đặc điểm TTST của trẻ 
MG 5-6 tuổi. 
(4) Tính hệ thống và tính phát triển: Các TCTH được thiết kế phải đi từ dễ đến khó, từ 
đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh đó, các TCTH cũng phải đảm bảo sự kích thích 
KNTTST của trẻ MG 5-6 tuổi. 
(5) Tính đa dạng: TCTH được thiết kế đa dạng, phong phú với nhiều hướng mở rộng 
cho mỗi trò chơi như chơi ở nhiều chủ đề, nhiều hình thức chơi trong trò chơi, chơi ở 
các thời điểm, địa điểm khác nhau với các mức độ chơi cũng khác nhau đáp ứng trình 
độ khác nhau của trẻ. 
(6) Tính linh hoạt: TCTH được sử dụng trong các hoạt động khác nhau như trong giờ 
hoạt động có chủ đích, chơi ở góc chơi, chơi ở ngoài trời, chơi tự do và chơi ở giờ hoạt 
động chiều. 
(7) Tính phổ biến: Các trò chơi thiết kế dễ sử dụng, đồ chơi dễ làm, dễ tìm kiếm. Có thể 
sử dụng trong các điều kiện giáo dục tại những địa phương khác nhau. 
TRÒ CHƠI TẠO HÌNH KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO 133 
Quy trình thiết kế 
Quá trình thiết kế hệ thống TCTH nhằm kích thích KNTTST của trẻ MG 5-6 tuổi được 
tiến hành theo các bước như sau: 
Bước 1: Thiết kế và lựa chọn các TCTH có đầy đủ cấu trúc, gồm: (1) Tên trò chơi, (2) 
mục đích, (3) chuẩn bị, (4) cách tổ chức 
Bước 2: Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của các trò chơi và phân thành 4 nhóm: (1) 
Nhóm các trò chơi củng cố biểu tượng; (2) Nhóm trò chơi tìm hiểu thế giới xung quanh; 
(3) Nhóm trò chơi miêu tả có chủ đề; (4) Nhóm trò chơi với sản phẩm tạo hình. 
Bước 3: Thiết kế các hình ảnh mẫu minh họa cho mỗi trò chơi và hoàn chỉnh hệ thống 
các trò chơi. 
3.2. Hệ thống trò chơi tạo hình kích thích khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ 
mẫu giáo 5-6 tuổi 
Dựa vào nguyên tắc và quy trình thiết kế TCTH nhằm kích thích KNTTST của trẻ MG 
5-6 tuổi, chúng tôi đã đưa ra hệ thống gồm 15 TCTH nhằm góp phần kích thích và nâng 
cao kỹ năng TTST cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, phân chia thành 4 nhóm: 
(1) Trò chơi củng cố biểu tượng: giúp cho quá trình củng cố biểu tượng không bị tẻ 
nhạt, nhàm chán, đồng thời tạo điều kiện phát triển trí tưởng tượng. 
(2) Trò chơi tìm hiểu thế giới xung quanh: bao gồm các tình huống, các loại trò chơi 
nhằm tổ chức cho trẻ tìm hiểu, tiếp thu, củng cố hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung 
quanh; củng cố hệ thống hóa các chuẩn cảm giác, tiếp thu các phương thức hoạt động. 
(3) Trò chơi miêu tả có chủ đề: gồm nhiều tình huống chơi tạo hình mang tính “sắm vai” 
nhằm kích thích trẻ tưởng tượng tốt hơn. 
(4) Trò chơi với các sản phẩm tạo hình: được sử dụng khi đã có các sản phẩm tạo hình 
hoàn thiện, chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng tưởng tượng và 
sáng tạo của trẻ. 
Hệ thống trò chơi được khái quát cụ thể như sơ đồ dưới đây: 
Để phát huy hiệu quả sử dụng các TCTH nhằm kích thích KNTTST cho trẻ mẫu giáo 5-
6 tuổi, giáo viên mầm non cần: (1) Linh hoạt thay đổi, đa dạng hóa các yếu tố của trò 
chơi, vật liệu chơi, nội dung chơi cho phù hợp với đặc điểm của trẻ ở từng lớp học và 
điều kiện cơ sở vật chất, không gian lớp học. Tránh sử dụng lặp đi lặp lại một trò chơi 
trong một khoảng thời gian dài, gây nhàm chán cho trẻ. (2) Trò chơi cần được sử dụng 
phối hợp với các phương pháp, biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả kích thích cũng 
như nâng cao KNTTST cho trẻ. Tránh việc tuyệt đối hóa, vạn năng hóa vai trò của tạo 
hình trong thực hiện nhiệm vụ này. (3) Giáo viên phải luôn tuân thủ nguyên tắc tôn 
trọng trẻ, luôn khơi gợi, khuyến khích trẻ thể hiện ý tưởng và tạo điều kiện cho trẻ trình 
bày ý tưởng của mình; không can thiệp quá sâu vào quá trình trẻ tham gia chơi mà cần 
để trẻ tự do, thỏa sức thể hiện. (4) Các trò chơi nói trên có thể được sử dụng ở các hình 
134 LÊ VĂN HUY 
thức hoạt động đa dạng khác nhau ở trường mầm non như hoạt động tạo hình có chủ 
đích, hoạt động chơi ở các góc, hoạt động ngoài trời ở trường mầm non. 
Sơ đồ 1. Hệ thống TCTH kích thích KNTTST cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng không mấy khả quan về năng lực TTST của trẻ 
mẫu giáo 5-6 tuổi. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân cấu thành: (1) Năng lực cá 
nhân của mỗi trẻ, (2) Đánh giá chưa đúng mức về tầm quan trọng của việc hình thành, 
bồi dưỡng, phát triển năng lực TTST của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của các nhà giáo dục, (3) 
Vai trò định hướng của giáo viên, (4) Cơ sở vật chất của nhà trường, (5) Môi trường, 
không gian sáng tạo cho trẻ, (6) Phương pháp dạy và học... Với tư cách là một phương 
tiện hữu ích trong việc phát triển khả năng tượng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi – TCTH có thể thể hiện được sử dụng nhằm kích thích và phát triển khả năng này ở 
trẻ. Một hệ thống gồm 15 TCTH đã được thiết kế và một số lưu ý trong quá trình sử 
dụng trò chơi đã được đưa ra với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc kích thích và nâng 
cao mức độ TTST cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. 
HỆ THỐNG 
TCTH 
KÍCH THÍCH 
KNTTST 
Trò chơi 
củng cố biểu tượng 
Trò chơi tìm hiểu 
thế giới xung quanh 
Trò chơi 
 miêu tả có chủ đề 
Trò chơi 
 với sản phẩm tạo hình 
Nghe nhạc hiệu - đoán 
chương trình (1) 
Đây là cái gì? (2) 
Ai nhanh trí hơn? (3) 
Chiếc túi kỳ diệu (4) 
Ai thông minh hơn? (5) 
Ô cửa bí mật (6) 
Rung chuông vàng (7) (8) (9) 
1 
2 
3 
4 
Đuổi hình bắt bóng 1 (10) 
Đuổi hình bắt bóng 2 (11) 
Đuổi hình bắt bóng 3 (12) 
Ai nhanh tay hơn (13) 
Ai khéo tay hơn (14) 
Tìm về đúng địa chỉ (15) 
TRÒ CHƠI TẠO HÌNH KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO 135 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2017). Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục. 
[2] Trần Hiệp – Đức Long (1991). Sổ tay tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[3] Lê Thanh Thủy (2014). Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, 
NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 
[4] N.N. Podiacôp (Lê Thị Ninh dịch) (1987). Nội dung và phương pháp giáo dục trí tuệ 
cho trẻ mẫu giáo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[5] T. Ribot, Essay on Creative imagination, Produced by Clare Boothby and the Online. 
[6] Đức Uy (1999). Tâm lý học sáng tạo, NXB Giáo dục. 
[7] L.X. Vygotsky (1985). Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi, NXB Phụ 
Nữ, Hà Nội. 
Title: SHAPE-MADE GAMES TO STIMULATE THE CREATIVE IMAGINATIONS 
ABILITY OF 5-6 YEARS OLD PRE-SCHOOLERS 
Abstract: Creative imaginations play the important role in laying the foundation for the 5-6 
age children’s psychological development as well as preparing them to enter subsequent years 
in the school. The ability could be built, educated and developed through some shape-made 
games in the kindergarten. This research focuses on surveying 150 from five-six age children 
in three kindergartens of Hue City (Thua Thien Hue Province) including No.2 Kindergarten, 
Huong Luu Kindergarten and Kim Long Kindergarten to describe the reality of children’s 
creative imaginations is only on “medium” level. A system of of shape-made games were 
designed and introduced in order to developing the ability for 5-6 years old pre-schoolers. 
Keywords: creative, imaginations, games, shape-made 

File đính kèm:

  • pdftro_choi_tao_hinh_kich_thich_kha_nang_tuong_tuong_sang_tao_c.pdf