Tổng quan về phần mềm kế toán

Khái niệm phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán: Là hệ thống các chương trình máy tính dùng để tự động

xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu lập chứng từ

gốc, phân loại chứng từ, ghi chép sổ sách, xử lý thông tin trên các chứng từ,

sổ sách theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo

cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và các báo cáo thống kê phân tích tài

chính khác. Tóm lại:

• Phần mềm kế toán đơn thuần là một công cụ ghi chép, lưu trữ, tính toán,

tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu đầu vào là các chứng từ gốc.

• Quá trình xử lý phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ ban hành.

• Độ chính xác của đầu ra báo cáo phụ thuộc vào yếu tố con người như kế

toán thủ công.

pdf 197 trang kimcuc 8880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng quan về phần mềm kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan về phần mềm kế toán

Tổng quan về phần mềm kế toán
Tổng quan về phần mềm kế toán 
Bản quyền của MISA JSC 9 
C H Ư Ơ N G 1 
TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM KẾ TOÁN 
Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: 
 Khái niệm phần mềm kế toán 
 Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán 
 Tính ưu việt của phần mềm kế toán so với kế toán thủ công 
 Lợi ích của việc ứng dụng phần mềm kế toán 
 Phân loại phần mềm kế toán 
 Các tiêu chuẩn và điều kiện của một phần mềm kế toán 
 Quy định của Bộ Tài chính về hình thức kế toán máy 
 Làm thế nào để đưa phần mềm kế toán vào ứng dụng 
 Các tiêu chuẩn giúp lựa chọn phần mềm kế toán tốt nhất 
 Ưu, nhược điểm của phần mềm trong nước và phần mềm nước 
ngoài 
Tổng quan về phần mềm kế toán 
10 Bản quyền của MISA JSC 
1. Khái niệm phần mềm kế toán 
Phần mềm kế toán: Là hệ thống các chương trình máy tính dùng để tự động 
xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu lập chứng từ 
gốc, phân loại chứng từ, ghi chép sổ sách, xử lý thông tin trên các chứng từ, 
sổ sách theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo 
cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và các báo cáo thống kê phân tích tài 
chính khác. Tóm lại: 
• Phần mềm kế toán đơn thuần là một công cụ ghi chép, lưu trữ, tính toán, 
tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu đầu vào là các chứng từ gốc. 
• Quá trình xử lý phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ ban hành. 
• Độ chính xác của đầu ra báo cáo phụ thuộc vào yếu tố con người như kế 
toán thủ công. 
2. Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán 
Tổng quan về phần mềm kế toán 
Bản quyền của MISA JSC 11 
Thông thường hoạt động của một phần mềm kế toán được chia làm 3 công 
đoạn: 
a. Công đoạn 1: Nhận dữ liệu đầu vào 
• Trong công đoạn này người sử dụng phải tự phân loại các chứng từ phát 
sinh trong quá trình hoạt động kinh tế sau đó nhập bằng tay vào hệ thống 
tùy theo đặc điểm của từng phần mềm cụ thể. 
• Các chứng từ sau khi được nhập vào phần mềm sẽ được lưu trữ vào trong 
máy tính dưới dạng một hoặc nhiều tệp dữ liệu. 
b. Công đoạn 2: Xử lý 
• Công đoạn này thực hiện việc lưu trữ, tổ chức thông tin, tính toán các 
thông tin tài chính kế toán dựa trên thông tin của các chứng từ đã nhập 
trong công đoạn 1 để làm căn cứ kết xuất báo cáo, sổ sách, thống kê 
trong công đoạn sau. 
• Trong công đoạn này sau khi người sử dụng quyết định ghi thông tin 
chứng từ đã nhập vào nhật ký (đưa chứng từ vào hạch toán), phần mềm 
sẽ tiến hành trích lọc các thông tin cốt lõi trên chứng từ để ghi vào các 
nhật ký, sổ chi tiết liên quan, đồng thời ghi các bút toán hạch toán lên sổ 
cái và tính toán, lưu giữ kết quả cân đối của từng tài khoản. 
c. Công đoạn 3: Kết xuất dữ liệu đầu ra 
• Căn cứ trên kết quả xử lý dữ liệu kế toán trong công đoạn 2, phần mềm 
tự động kết xuất báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sổ chi tiết, báo cáo 
thống kê, phân tích,... Từ đó, người sử dụng có thể xem, lưu trữ, in ấn 
hoặc xuất khẩu dữ liệu, để phục vụ cho các mục đích phân tích, thống 
kê, quản trị hoặc kết nối với các hệ thống phần mềm khác. 
• Tùy theo nhu cầu của người sử dụng thực tế cũng như khả năng của từng 
phần mềm kế toán, người sử dụng có thể thêm, bớt hoặc chỉnh sửa các 
báo cáo nhằm đáp ứng được yêu cầu quản trị của đơn vị. 
Tóm lại, mô hình hoạt động trên cho thấy các chứng từ mặc dù có thể được 
nhập vào hệ thống nhưng có được đưa vào hạch toán hay không hoàn toàn 
là do con người quyết định. Điều này dường như đã mô phỏng lại được khá 
sát với quy trình ghi chép của kế toán thủ công. 
Tổng quan về phần mềm kế toán 
12 Bản quyền của MISA JSC 
3. Tính ưu việt của phần mềm kế toán so với kế toán thủ công 
3.1. Tính chính xác 
Nếu như trước đây khi kế toán viên cộng sổ kế toán sai thì toàn bộ các báo 
cáo tài chính, quản trị có liên quan đều phải được lập lại từ đầu và thời gian 
tiêu tốn cho việc này có thể mất vài ngày, thậm chí tới một tuần để hoàn 
thành; thì nay với sự hỗ trợ của phần mềm, người sử dụng có thể giảm tối đa 
thời gian lãng phí vào việc chỉnh sửa dữ liệu, sổ sách, báo cáo từ vài ngày 
xuống còn vài phút. 
Do dữ liệu tính toán kết xuất ra báo cáo đều căn cứ vào một nguồn duy nhất 
là các chứng từ gốc được nhập vào nên dữ liệu được cung cấp bằng phần 
mềm kế toán mang tính nhất quán cao. Trong khi đó, với công tác kế toán 
thủ công, thông tin trên một chứng từ có thể do nhiều kế toán viên ghi chép 
trên nhiều sổ sách theo bản chất nghiệp vụ mà mình phụ trách, nên dễ dẫn 
tới tình trạng sai lệch dữ liệu trên các sổ khi tổng hợp, kéo theo công tác kế 
toán tổng hợp bị sai lệch. 
3.2. Tính hiệu quả 
Trong xã hội cạnh tranh hiện nay thông tin chính là sức mạnh, ai có thông 
tin nhanh hơn thì người đó có khả năng chiến thắng nhanh hơn. Với khả 
năng cung cấp thông tin tài chính và quản trị một cách đa chiều và nhanh 
chóng, phần mềm kế toán giúp cho chủ doanh nghiệp ra quyết định nhanh 
hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn. 
Mặt khác, công tác kế toán thủ công đòi hỏi cần nhiều nhân sự làm kế toán. 
Trong khi phần mềm kế toán do tự động hóa hoàn toàn các công đoạn tính 
toán, lưu trữ, tìm kiếm và kết xuất báo cáo nên tiết kiệm được nhân sự và 
thời gian, chính điều này đã góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. 
3.3. Tính chuyên nghiệp 
Bằng việc sử dụng phần mềm kế toán, toàn bộ hệ thống sổ sách của doanh 
nghiệp được in ấn sạch sẽ (không bị tẩy xóa), đẹp và nhất quán theo các 
chuẩn mực quy định. Điều này giúp doanh nghiệp thể hiện được tính chuyên 
nghiệp của mình với các khách hàng, đối tác và đặc biệt là các nhà tài chính, 
Tổng quan về phần mềm kế toán 
Bản quyền của MISA JSC 13 
kiểm toán và đầu tư. Đây là một yếu tố có giá trị khi xây dựng một thương 
hiệu cho riêng mình. 
3.4. Tính cộng tác 
Các phần mềm kế toán ngày nay đều cung cấp đầy đủ các phần hành kế toán 
từ mua hàng, bán hàng,... cho tới lương, tài sản cố định và cho phép nhiều 
người làm kế toán cùng làm việc với nhau trên cùng một dữ liệu kế toán. 
Như vậy, trong môi trường làm việc này số liệu đầu ra của người này có thể 
là số liệu đầu vào của người khác và toàn bộ hệ thống tích hợp chặt chẽ với 
nhau tạo ra một môi trường làm việc cộng tác và cũng biến đổi cả văn hóa 
làm việc của doanh nghiệp theo chiều hướng chuyên nghiệp và tích cực hơn. 
4. Lợi ích của việc ứng dụng phần mềm kế toán 
a. Đối với doanh nghiệp 
 Đối với kế toán viên 
• Không phải thực hiện việc tính toán bằng tay. 
• Không yêu cầu phải nắm vững từng nghiệp vụ chi tiết mà chỉ cần nắm 
vững được quy trình hạch toán, vẫn có thể cho ra được báo cáo chính 
xác. Điều này rất hữu ích đối với các kế toán viên mới ra trường chưa có 
kinh nghiệm về nghiệp vụ. 
 Đối với kế toán trưởng 
• Tiết kiệm thời gian trong việc tổng hợp, đối chiếu các sổ sách, báo cáo kế 
toán. 
• Cung cấp tức thì được bất kỳ số liệu kế toán nào, tại bất kỳ thời điểm nào 
cho người quản lý khi được yêu cầu. 
 Đối với giám đốc tài chính 
• Cung cấp các phân tích về hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo 
nhiều chiều khác nhau một cách nhanh chóng. 
• Hoạch định và điều chỉnh các kế hoạch hoạt động tài chính của doanh 
nghiệp một cách chính xác và nhanh chóng. 
Tổng quan về phần mềm kế toán 
14 Bản quyền của MISA JSC 
 Đối với giám đốc điều hành 
• Có được đầy đủ thông tin tài chính kế toán của doanh nghiệp khi cần 
thiết để phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư, điều chỉnh hoạt động sản 
xuất kinh doanh một cách kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. 
• Tiết kiệm được nhân lực, chi phí và tăng cường được tính chuyên nghiệp 
của đội ngũ, làm gia tăng giá trị thương hiệu trong con mắt của đối tác, 
khách hàng và nhà đầu tư. 
b. Đối với cơ quan thuế và kiểm toán 
• Dễ dàng trong công tác kiểm tra chứng từ kế toán tại các doanh nghiệp. 
5. Phân loại phần mềm kế toán 
5.1. Phân loại theo bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
5.1.1. Phần mềm kế toán bán lẻ 
Phần mềm kế toán bán lẻ (còn gọi là hệ thống POS - Point Of Sales hoặc hệ 
thống kế toán giao dịch trực tiếp với khách hàng - Front Office Accounting) 
là các phần mềm hỗ trợ cho công tác lập hóa đơn, biên lai kiêm phiếu xuất 
bán và giao hàng cho khách hàng. Tùy từng lĩnh vực và phần mềm cụ thể 
mà phần mềm này có thể hỗ trợ thêm phần kiểm tra hàng tồn kho. Nhìn 
chung phần mềm này có tính năng đơn giản và các báo cáo do phần mềm 
cung cấp chỉ là các báo cáo tổng hợp tình hình bán hàng và báo cáo tồn kho. 
Loại phần mềm này chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp có siêu thị, nhà 
hàng hoặc kinh doanh trực tuyến trên Internet. Kết quả đầu ra của phần 
mềm này sẽ là đầu vào cho phần mềm kế toán tài chính quản trị. 
Trong môn học này không đề cập sâu tới các phần mềm kế toán loại này. 
5.1.2. Phần mềm kế toán tài chính quản trị 
Phần mềm kế toán tài chính quản trị (hay phần mềm kế toán phía sau văn 
phòng - Back Office Accounting) dùng để nhập các chứng từ kế toán, lưu 
trữ, tìm kiếm, xử lý và kết xuất báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và báo 
cáo phân tích thống kê tài chính. 
Môn học kế toán máy chủ yếu đề cập tới loại phần mềm này. 
Tổng quan về phần mềm kế toán 
Bản quyền của MISA JSC 15 
5.2. Phân loại theo hình thức sản phẩm 
5.2.1. Phần mềm đóng gói 
Phần mềm đóng gói là các phần mềm được nhà cung cấp thiết kế sẵn, đóng 
gói thành các hộp sản phẩm với đầy đủ tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng 
và bộ đĩa cài phần mềm. Loại phần mềm kế toán này thường được bán rộng 
rãi và phổ biến trên thị trường. 
 Ưu điểm 
- Giá thành rẻ: Do được bán và sử dụng rộng rãi cho nhiều doanh nghiệp 
nên chi phí phát triển được chia đều cho số lượng người dùng. Vì vậy giá 
thành của loại phần mềm này thường rất rẻ, chi phí nâng cấp, cập nhật, 
bảo hành, bảo trì của sản phẩm cũng cực kỳ hợp lý so với đầu tư ban đầu. 
- Tính ổn định của phần mềm cao: Do được nhiều doanh nghiệp hoạt 
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau sử dụng nên phần mềm có tính ổn 
định cao, do các lỗi (nếu có) của phần mềm sẽ được người dùng nhanh 
chóng phát hiện và nhà cung cấp cũng nhanh chóng có biện pháp khắc 
phục và sửa chữa kịp thời. 
- Nâng cấp, cập nhật nhanh chóng: Do nhà cung cấp phần mềm đóng 
gói chỉ quản lý một bộ mã nguồn duy nhất nên việc cập nhật sửa lỗi hoặc 
cập nhật, nâng cấp khi có sự thay đổi của chế độ kế toán sẽ rất nhanh 
chóng và đồng loạt cho các công ty đang sử dụng tại một thời điểm. 
- Chi phí triển khai rẻ: Phần mềm đóng gói bao giờ cũng có đầy đủ tài 
liệu hướng dẫn, tài liệu giảng dạy và rất nhiều các tài liệu khác kèm theo 
giúp người dùng có thể tự cài đặt và đưa vào sử dụng mà không cần phải 
qua đào tạo từ phía nhà cung cấp, nên sẽ giảm thiểu được chi phí triển 
khai cho người sử dụng. 
- Thời gian triển khai ngắn và dễ dàng: Khi có nhu cầu sử dụng phần 
mềm đóng gói, người sử dụng chỉ việc mua và đưa vào triển khai ngay 
lập tức mà không cần phải chờ đợi nhà cung cấp khảo sát hay lập trình 
thêm các tính năng mới theo yêu cầu. 
Tổng quan về phần mềm kế toán 
16 Bản quyền của MISA JSC 
 Nhược điểm 
Do được phát triển với mục đích sử dụng cho nhiều doanh nghiệp hoạt động 
trong nhiều loại hình khác nhau mà vẫn bảo đảm được tính đơn giản, nhỏ 
gọn và dễ sử dụng nên một số các yêu cầu nhỏ đặc thù của doanh nghiệp sẽ 
không có trong phần mềm. 
5.2.2. Phần mềm đặt hàng 
Phần mềm kế toán đặt hàng là phần mềm được nhà cung cấp phần mềm 
thiết kế riêng biệt cho một doanh nghiệp hoặc một số nhỏ các doanh nghiệp 
trong cùng một tập đoàn theo đơn đặt hàng. Trong trường hợp này nhà cung 
cấp phần mềm không cung cấp một sản phẩm sẵn có mà cung cấp dịch vụ 
phát triển sản phẩm dựa trên những yêu cầu cụ thể. Đặc điểm chung của loại 
phần mềm này là không phổ biến và có giá thành rất cao. 
 Ưu điểm 
Đáp ứng được yêu cầu đặc thù, cụ thể của doanh nghiệp. 
 Nhược điểm 
- Chi phí cao: Do toàn bộ chi phí đầu tư và phát triển phần mềm đều đổ 
dồn vào một doanh nghiệp nên giá thành của phần mềm sẽ rất cao. Ngoài 
chi phí lớn đầu tư ban đầu, loại phần mềm này còn phải chịu thêm các 
chi phí khác như chi phí bảo hành, bảo trì, nâng cấp phát triển sau này. 
Những chi phí này có thể lớn, thậm chí còn đắt hơn cả giá thành đầu tư 
ban đầu. 
- Khó cập nhật và nâng cấp: Khi chế độ kế toán thay đổi, do nhà cung 
cấp phần mềm theo đơn đặt hàng phải tiến hành cập nhật nâng cấp cho 
hàng trăm và thậm chí cả ngàn khách hàng một cách tuần tự, lần lượt, 
nên doanh nghiệp đầu tư sử dụng phần mềm đặt hàng phải chờ đợi rất lâu 
mới tới lượt mình, thậm chí đôi khi còn bị bỏ rơi. 
- Tính ổn định của phần mềm kém: Do phần mềm đặt hàng chỉ được 
đưa vào sử dụng ở một hoặc vài doanh nghiệp, cộng với áp lực về thời 
gian phát triển và giao hàng mà các phần mềm này thường phát sinh rất 
nhiều lỗi kể cả trước, trong và sau khi đã ứng dụng một thời gian dài. 
Tổng quan về phần mềm kế toán 
Bản quyền của MISA JSC 17 
- Tính rủi ro cao: Không thể kiểm chứng được lịch sử về uy tín chất 
lượng đối với các sản phẩm phần mềm kế toán theo đơn đặt hàng một 
cách dễ dàng nên doanh nghiệp sử dụng rất dễ gặp rủi ro là có được phần 
mềm kết quả sau khi nhận bàn giao từ nhà cung cấp phần mềm không 
như ý, không thể đưa vào sử dụng hoặc đưa vào sử dụng nhưng không 
hiệu quả, trong khi đó vẫn phải thanh toán các chi phí phát triển. Mặt 
khác sau này do chi phí nâng cấp cập nhật cao nên nếu không thỏa thuận 
được về giá với nhà cung cấp, các doanh nghiệp đặt mua rất dễ bị bỏ rơi. 
6. Các tiêu chuẩn và điều kiện của một phần mềm kế toán 
Phần này trích yếu một số nội dung thông tin cốt lõi của Thông tư 
103/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính ký ngày 24 tháng 11 năm 2005 về việc 
"Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán". 
6.1. Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán 
• Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định 
của Nhà nước về kế toán. Khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay 
đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các 
văn bản pháp luật hiện hành về kế toán. 
• Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung 
phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách 
tài chính mà không ảnh hưởng đến dữ liệu đã có. 
• Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu 
kế toán. 
• Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu. 
6.2. Điều kiện của phần mềm kế toán 
• Phần mềm kế toán trước khi đưa vào sử dụng phải được đặt tên, thuyết 
minh rõ xuất xứ, tính năng kỹ thuật, mức độ đạt các tiêu chuẩn hướng dẫn 
tại Thông tư 103/2005/TT-BTC và các quy định hiện hành về kế toán. 
• Phần mềm kế toán khi đưa vào sử dụng phải có tài liệu hướng dẫn cụ thể 
kèm theo để giúp người sử dụng vận hành an toàn, có khả năng xử lý các 
sự cố đơn giản. 
Tổng quan về phần mềm kế toán 
18 Bản quyền của MISA JSC 
• Phần mềm kế toán do tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị kế toán cung cấp 
phải được bảo hành trong thời hạn do hai bên thỏa thuận, ít nhất phải 
hoàn thành công việc kế toán của một năm tài chính. 
6.3. Điều kiện cho việc áp dụng phần mềm kế toán 
a. Đảm bảo điều kiện kỹ thuật 
• Lựa chọn phần mềm phù hợp với hoạt động kinh doanh sản xuất của 
doanh nghiệp. 
• Trang bị hệ thống thiết bị về tin học phù hợp với yêu cầu, trình độ quản 
lý, trình độ tin học của cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên kế toán. 
• Sử dụng thử nghiệm phần mềm mới. Sau quá tr ... gày 31/03/2009 tính lương, các khoản trích theo lương và trả lương tháng 03 
cho công nhân viên trong công ty bằng chuyển khoản ngân hàng BIDV. 
6.4.8. Chứng từ nghiệp vụ khác 
1. Ngày 01/01/2009, hạch toán thuế môn bài vào chi phí quản lý doanh nghiệp, số 
tiền: 1.000.000 (đ). 
2. Ngày 28/03/2009, xác định thuế TNDN tạm nộp quý I/2009, số tiền: 3.000.000 
(đ). 
3. Ngày 31/03/2009, phân bổ chi phí trả trước tính vào chi phí quản lý doanh 
nghiệp, số tiền: 1.575.832 (đ). 
6.5. Yêu cầu 
1. Tạo cơ sở dữ liệu cho Công ty ABC theo những thông tin đã có. 
2. Khai báo danh mục khách hàng, nhà cung cấp, vật tư hàng hóa, danh sách cán bộ 
công nhân viên. 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
Bản quyền của MISA JSC 195 
3. Nhập số dư ban đầu. 
4. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên các phân hệ. 
5. Các bút toán cuối kỳ (kế toán tổng hợp). 
• Cập nhật giá xuất kho. 
• Khấu trừ thuế GTGT từng tháng. 
• Tính khấu hao TSCĐ từng tháng 
• Kết chuyển lãi lỗ quý I/2009. 
6. In các báo cáo liên quan đến các phần hành trong quý I. 
7. In các báo cáo tài chính. 
• Bảng cân đối tài khoản. 
• Bảng cân đối kế toán. 
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp). 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
196 Bản quyền của MISA.JSC 
Công ty TNHH ABC 
100 Hùng Vương, Q.Tây Hồ, Hà Nội 
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN 
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/03/2009 
Đầu kỳ Phát sinh Cuối kỳ Số tài 
khoản Tên tài khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có 
Tài khoản trong bảng 
111 Tiền mặt 1.003.425.687 260.268.000 186.712.000 260.268.000 186.712.000 1.076.981.687 
1111 Tiền Việt Nam 1.003.425.687 260.268.000 186.712.000 260.268.000 186.712.000 1.076.981.687 
112 Tiền gửi ngân hàng 250.657.052 280.148.000 212.348.091 280.148.000 212.348.091 318.456.961 
1121 Tiền Việt Nam 250.657.052 280.148.000 212.348.091 280.148.000 212.348.091 394.328.961 
1121.01 Tiền Việt Nam tại NH Nông nghiệp 100.220.000 75.834.091 75.834.091 24.385.909 
1121.02 Tiền Việt Nam tại NH BIDV 150.437.052 280.148.000 136.514.000 280.148.000 136.514.000 294.071.052 
131 Phải thu của khách hàng 80.996.250 273.632.000 273.632.000 273.632.000 273.632.000 80.996.250 
133 Thuế GTGT được khấu trừ 64.295.700 49.432.000 64.295.700 49.432.000 14.863.700 
1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ 58.295.700 49.432.000 58.295.700 49.432.000 8.773.700 
1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ 6.000.000 6.000.000 6.000.000 
141 Tạm ứng 1.500.000 1.500.000 1.500.000 
142 Chi phí trả trước ngắn hạn 6.303.331 1.575.832 1.575.832 4.727.499 
156 Hàng hóa 102.600.000 731.357.000 432.820.262 731.357.000 432.820.262 401.136.738 
1561 Giá mua hàng hóa 102.600.000 731.357.000 432.820.262 731.357.000 432.820.262 401.136.738 
157 Hàng gửi bán đại lý 43.211.888 43.211.888 43.211.888 
211 Tài sản cố định hữu hình 1.022.000.000 80.000.000 10.000.000 80.000.000 10.000.000 1.092.000.000 
2111 Nhà cửa, vật kiến trúc 150.000.000 150.000.000 
2112 Máy móc, thiết bị 50.000.000 50.000.000 50.000.000 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
Bản quyền của MISA.JSC 197 
2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 850.000.000 20.000.000 20.000.000 870.000.000 
2114 Thiết bị, dụng cụ quản lỳ 22.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 22.000.000 
214 Hao mòn tài sản cố định 699.700.000 6.977.778 14.090.276 6.977.778 14.090.276 706.812.498
2141 Hao mòn tài sản cố định hữu hình 699.700.000 6.977.778 14.090.276 6.977.778 14.090.276 706.812.498
311 Vay ngắn hạn 200.000.000 60.000.000 60.000.000 140.000.000
331 Phải trả cho người bán 181.100.000 129.802.000 735.002.700 129.802.000 735.002.700 796.300.700
333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 12.834.091 66.404.091 62.570.000 66.404.091 62.570.000 9.000.000
3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 12.834.091 65.404.091 52.570.000 65.404.091 52.570.000 
33311 Thuế GTGT đầu ra 12.834.091 62.804.091 49.970.000 62.804.091 49.970.000 
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 2.600.000 2.600.000 2.600.000 2.600.000 
3333 Thuế xuất, nhập khẩu 6.000.000 6.000.000 6.000.000 
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.000.000 3.000.000 3.000.000
3338 Các loại thuế khác 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 
334 Phải trả người lao động 68.100.000 68.100.000 68.100.000 68.100.000
338 Phải trả, phải nộp khác 16.911.000 16.911.000 16.911.000
3382 Kinh phí công đoàn 1.248.000 1.248.000 1.248.000
3383 Bảo hiểm xã hội 13.620.000 13.620.000 13.620.000
3384 Bảo hiểm y tế 2.043.000 2.043.000 2.043.000
411 Nguồn vốn của chủ sở hữu 1.372.348.229 1.372.348.229
4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.372.348.229 1.372.348.229 
421 Lợi nhuận chưa phân phối 2.502.296 2.502.296 2.502.296
4212 Lợi nhuận năm nay 2.502.296 2.502.296 2.502.296
511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 498.380.000 498.380.000 498.380.000 498.380.000 
5111 Doanh thu bán hàng hóa 498.380.000 498.380.000 498.380.000 498.380.000 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
198 Bản quyền của MISA.JSC 
521 Chiết khấu thương mại 2.680.000 2.680.000 2.680.000 2.680.000 
531 Hàng bán trả lại 11.000.000 11.000.000 11.000.000 11.000.000 
632 Giá vốn bán hàng 380.031.888 380.031.888 380.031.888 380.031.888 
635 Chi phí tài chính 396.000 396.000 396.000 396.000
641 Chi phí bán hàng 3.876.486 3.876.486 3.876.486 3.876.486 
6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 3.876.486 3.876.486 3.876.486 3.876.486
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 103.491.108 103.491.108 103.491.108 103.491.108 
6421 Chi phí nhân viên quản lý 80.925.000 80.925.000 80.925.000 80.925.000 
6423 Chi phí đồ dùng văn phòng 2.300.000 2.300.000 2.300.000 2.300.000
6424 Chi phí khấu hao TSCĐ 14.090.276 14.090.276 14.090.276 14.090.276 
6425 Thuế, phí và lệ phí 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.500.000 1.500.000 1.500.000 1.500.000
6428 Chi phí bằng tiền khác 3.675.832 3.675.832 3.675.832 3.675.832 
711 Thu nhập khác 4.000.000 4.000.000 4.000.000 4.000.000
811 Chi phí khác 3.022.222 3.022.222 3.022.222 3.022.222
821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000
8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000
911 Xác định kết quả kinh doanh 488.920.000 488.920.000 488.920.000 488.920.000 
Cộng 2.465.982.320 2.465.982.320 3.564.494.161 3.564.494.161 3.564.494.161 3.564.494.161 3.033.874.723 3.033.874.723
 Ngày ....... tháng ....... năm 200... 
 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc 
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
Bản quyền của MISA JSC 199 
Công ty TNHH ABC Mẫu số: B01-DN 
100 Hùng Vương, Q.Tây Hồ, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
Tại ngày 31/03/2009 
TÀI SẢN Mã số 
Thuyết 
minh Số cuối năm Số đầu năm 
1 2 3 4 5 
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 1.941.874.723 1.443.982.320 
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.395.438.648 1.254.082.739 
1. Tiền 111 V.01 1.395.438.648 1.254.082.739 
2. Các khoản tương đương tiền 112 
II. Các koản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 
1. Đầu tư ngắn hạn 121 
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 80.996.250 80.996.250 
1. Phải thu của khách hàng 131 80.996.250 80.996.250 
2. Trả trước cho người bán 132 
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 
5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 
IV. Hàng tồn kho 140 444.348.626 102.600.000 
1. Hàng tồn kho 141 V.04 444.348.626 102.600.000 
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 21.091.199 6.303.331 
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 4.727.499 6.303.331 
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 14.863.700 
3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 V.05 
5. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.500.000 
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 385.187.502 322.300.000 
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
200 Bản quyền của MISA JSC 
3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 
4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đồi (*) 219 
II. Tài sản cố định 220 385.187.502 322.300.000 
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 385.187.502 322.300.000 
- Nguyên giá 222 1.092.000.000 1.022.000.000 
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (706.812.498) (699.700.000) 
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 
- Nguyên giá 225 
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 
3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 
- Nguyên giá 228 
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 
III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 
- Nguyên giá 241 
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 
1. Đầu tư vào công ty con 251 
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 
3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 
V. Tài sản dài hạn khác 260 
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 
3. Tài sản dài hạn khác 268 
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 2.327.062.225 1.766.282.320 
NGUỒN VỐN 
A – NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300 952.211.700 393.934.091 
I. Nợ ngắn hạn 310 952.211.700 393.934.091 
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 140.000.000 200.000.000 
2. Phải trả cho người bán 312 786.300.700 181.100.000 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
Bản quyền của MISA JSC 201 
3. Người mua trả tiền trước 313 
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 9.000.000 12.834.091 
5. Phải trả người lao động 315 
6. Chi phí phải trả 316 V.17 
7. Phải trả nội bộ 317 
8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng 318 
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 16.911.000 
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 
II. Nợ dài hạn 330 
1. Phải trả dài hạn người bán 331 
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 
3. Phải trả dài hạn khác 333 
4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 
7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 
B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 1.374.850.525 1.372.348.229 
I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 1.374.850.525 1.372.348.229 
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.372.348.229 1.372.348.229 
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 
4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 
7. Quỹ đầu tư phát triển 417 
8. Quỹ dự phòng tài chính 418 
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 2.502.296 
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
202 Bản quyền của MISA JSC 
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 
2. Nguồn kinh phí 432 V.23 
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 2.327.062.225 1.766.282.320 
1. Tài sản thuê ngoài 24 
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 
3. Hành hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 
4. Nợ khó đòi đã xử lý 
5. Ngoại tệ các loại 
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án 
 Ngày ....... tháng ....... năm 200... 
Người lập biểu Kê toán trưởng Giám đốc 
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
Bản quyền của MISA JSC 203 
Công ty TNHH ABC Mẫu số: B02-DN 
100 Hùng Vương, Q.Tây Hồ, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) 
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày31/03/2009 
 Đơn vị tính: VNĐ 
Chỉ tiêu Mã số 
Thuyết 
minh Kỳ này Kỳ trước 
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 498.380.000 
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 13.460.000 
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 
(10 = 01 - 01) 10 484.920.000 
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 372.631.888 
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 
(20 = 10 - 11) 20 112.288.112 
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 
7. Chi phí tài chính 22 VI.28 396.000 
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 396.000 
8. Chi phí bán hàng 24 3.876.486 
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 103.491.108 
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 
20 + (21 -22) - (24+25)) 30 4.524.518 
11. Thu nhập khác 31 4.000.000 
12. Chi phí khác 32 3.022.222 
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 977.778 
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 5.502.296 
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 3.000.000 
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 
50 -51 - 52) 60 2.502.296 
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 
Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần 
 Ngày ....... tháng ....... năm 200... 
Người lập biểu Kế toán trường Giám đốc 
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
204 Bản quyền của MISA JSC 
Công ty TNHH ABC Mẫu số: B03-DN 
100 Hùng Vương, Q.Tây Hồ, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) 
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 
(Theo phương pháp trực tiếp) 
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/03/2009 
 Đơn vị tính: VNĐ 
Chỉ tiêu Mã số 
Thuyết 
minh Năm nay Năm trước 
I - Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh 
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh 
thu khác 01 508.058.000 
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ 02 (123.862.000) 
3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (64.014.000) 
4. Tiền chi trả lãi vay 04 
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 29.358.000 
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 (78.184.091) 
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 271.355.909 
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản 
dài hạn khác 21 (70.000.000) 
2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản 
dài hạn khác 22 
3. Tiền chi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị 
khác 23 
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị 
khác 24 
5. Tiền chi đầu tư vốn vào đơn vị khác 25 
6. Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác 26 
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (70.000.000) 
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của 
chủ sở hữu 31 
2. Tiền chi trả vốn góp cho cá chủ sở hữu, mua lại cổ 
phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 
4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (60.000.000) 
Kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính 
Bản quyền của MISA JSC 205 
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 
6. Cổ tức lợi nhuận đã trả cho vốn chủ sở hữu 36 
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 (60.000.000) 
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50=20+30+40) 50 141.355.909 
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 1.254.082.739 
ảnh hưởng thay đổi tý giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50+60+61) 70 VII.34 1.395.438.648 
 Ngày ....... tháng ....... năm 200... 
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • pdftong_quan_ve_phan_mem_ke_toan.pdf