Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của các cấp chính quyền địa phương

Các cấp chính quyền địa phương (CQĐP) có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính công và tài sản công rất lớn của quốc gia. Mặt khác, trong hệ thống các cơ quan nhà nước, hoạt động của các cấp CQĐP gắn liền với việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội nên việc quản lý và sử dụng đúng

đắn, tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực các nguồn lực tài chính, tài sản công là một yêu cầu bắt buộc, đòi hỏi các

cấp CQĐP cần tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm tra, kiểm soát, trong đó, kiểm toán nội bộ (KTNB)

là công cụ kiểm tra, kiểm soát độc lập và hiệu quả cần được xây dựng về tổ chức bộ máy để tổ chức hoạt

động phục vụ cho quản lý của các cấp CQĐP.

pdf 6 trang kimcuc 10420
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của các cấp chính quyền địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của các cấp chính quyền địa phương

Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của các cấp chính quyền địa phương
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 119 - tháng 9/2017
TOÅ CHÖÙC BOÄ MAÙY KIEÅM TOAÙN NOÄI BOÄ
CUÛA CAÙC CAÁp CHíNH QUYEàN ÑÒA pHÖÔNG
ThS. PHAN THị THÙY LINH
Các cấp chính quyền địa phương (CQĐP) có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính công và tài sản công rất lớn của quốc gia. Mặt khác, trong hệ thống các cơ quan nhà nước, hoạt động của các cấp CQĐP gắn liền với việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội nên việc quản lý và sử dụng đúng 
đắn, tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực các nguồn lực tài chính, tài sản công là một yêu cầu bắt buộc, đòi hỏi các 
cấp CQĐP cần tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm tra, kiểm soát, trong đó, kiểm toán nội bộ (KTNB) 
là công cụ kiểm tra, kiểm soát độc lập và hiệu quả cần được xây dựng về tổ chức bộ máy để tổ chức hoạt 
động phục vụ cho quản lý của các cấp CQĐP.
Từ khóa: kiểm toán nội bộ, chính quyền địa phương
Organization of internal auditing apparatus of local governmental levels
Local authorities (Las) are responsible for managing and utilizing the nation’s vast public finances and 
public assets. On the other hand, in the system of state agencies, the activities of different levels of the 
State administration level are closely linked with the implementation of policies and laws of the State and 
directly affect the socio-economic life. Proper use, saving, efficiency, effectiveness of financial resources, 
public assets is a mandatory requirement, requiring the local authorities to enhance the effectiveness of 
inspection and control activities, in which internal auditing is an independent and effective instrument of 
control and control that needs to be developed in terms of the organization of the organization to serve 
the management of the local level.
keywords: Internal auditing, local government
1. Tổng quan về kiểm toán nội bộ của các cấp 
chính quyền địa phương
1.1. Khái niệm 
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đã có nhiều 
định nghĩa về KTNB; về cơ bản các định nghĩa 
được đưa ra không có sự khác nhau nhiều. Sau đây 
là một định nghĩa về KTNB khá rõ và đơn giản: 
“KTNB là một chức năng đánh giá độc lập trong 
một tổ chức nhằm kiểm tra và đánh giá các hoạt 
động của tổ chức như là một hoạt động phục vụ tổ 
chức” ([3], tr.5). 
KTNB có thể được tổ chức tại mọi thực thể kinh 
tế, từ tổ chức tư nhân đến tổ chức nhà nước. KTNB 
trong các cơ quan nhà nước thực chất là tổ chức 
(bộ phận). KTNB được thành lập và hoạt động 
trong các cơ quan nhà nước, gồm hệ thống các cơ 
quan của các cấp chính quyền nhà nước từ Trung 
ương đến các địa phương (cấp Tỉnh, Huyện và Xã).
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 119 - tháng 9/2017
Như vậy, KTNB của các cấp CQĐP là những tổ 
chức được thành lập để thực hiện chức năng KTNB 
trong các cơ quan nhà nước của các cấp CQĐP.
KTNB nói chung và KTNB của các cấp chính 
quyền địa phương ra đời và phát triển là do nhu 
cầu khách quan của quản lý kinh tế trong tổ chức. 
Bản chất của KTNB là một công cụ quản lý, một 
hoạt động dịch vụ được tiến hành nhằm nâng cao 
hiệu quả quản lý của tổ chức. Vì vậy, KTNB là loại 
hình kiểm toán được thiết lập trong tổ chức theo 
nhu cầu của chính tổ chức đó, trong đó có KTNB 
của các cấp CQĐP. 
1.2. Mục đích, chức năng, nguyên tắc và vai 
trò của kiểm toán nội bộ của các cấp chính quyền 
địa phương 
Mục đích cơ bản và chủ yếu của KTNB của các 
cấp CQĐP là hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước của 
các cấp của CQĐP trong việc thực hiện các mục 
tiêu trong hoạt động của cơ quan, mà trực tiếp là 
các yêu cầu của quản lý, được thể hiện ở việc đáp 
ứng hai yêu cầu cơ bản của mỗi cơ quan nhà nước 
là: bảo vệ tổ chức và các nguồn lực của tổ chức; 
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản 
lý của tổ chức, giúp cho tổ chức thực hiện được các 
mục tiêu hoạt động và ngày càng phát triển. 
Để thực mục đích của mình, KTNB nói chung 
có ba chức năng cơ bản: i) Kiểm tra là chức năng cơ 
bản của KTNB, nó quyết định sự ra đời của KTNB; 
ii) Đánh giá là chức năng phái sinh của KTNB, nó 
được phát triển trên cơ sở chức năng kiểm tra của 
KTNB, đánh giá bao hàm cả việc xác nhận độ tin 
cậy, trung thực của các thông tin, tài liệu đã được 
Kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) kiểm tra; iii) Tư 
vấn là việc KTVNB đưa ra những ý kiến nhằm giúp 
đơn vị, bộ phận được kiểm toán trong việc xử lý, cải 
tiến, đổi mới, hoàn thiện trong quản lý. KTNB hiện 
đại ngày càng chú trọng đến chức năng tư vấn, hỗ 
trợ đơn vị được kiểm toán trong quá trình quản lý 
rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động. 
Các tổ chức KTNB trên thế giới đều thừa nhận 
các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động 
KTNB: i) Tổ chức và hoạt động độc lập. Theo đó, 
bộ phận KTNB chỉ chịu sự chỉ đạo và chịu trách 
nhiệm trước người đứng đầu tổ chức và trong hoạt 
đông kiểm toán, bộ phận KTNB và KTVNB được 
độc lập về hoạt động nghiệp vụ; ii) Tuân thủ pháp 
luật và các quy định. Hoạt động của KTNB phải tuân 
thủ tuyệt đối hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; 
mặt khác, KTNB phải tuân thủ các quy định (hợp 
pháp) trong tổ chức và hoạt động theo quy định của 
tổ chức đã sinh ra nó; iii) Trung thực, khách quan. 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 119 - tháng 9/2017
Nguyên tắc này quyết định mục đích và sự phát triển 
của KTNB. Trên cơ sở nguyên tắc này, các quy định 
trong hoạt động của KTNB phải tạo lập được đầy đủ 
các điều kiện về địa vị, tính độc lập về chuyên môn... 
của KTNB và KTVNB để đáp ứng được yêu cầu của 
nguyên tắc trung thực, khách quan.
Vai trò của KTNB của các cấp CQĐP hướng 
đến phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu hoạt 
động trong mỗi cơ quan và mỗi cấp CQĐP, được 
thể hiện: i) KTNB cung cấp thông tin trung thực, 
khách quan về việc đánh giá và tư vấn trong quản lý 
tài chính công, tài sản công để phục vụ cho quản trị 
nội bộ của cơ quan; ii) KTNB giúp giảm thiểu rủi 
ro trong hoạt động, góp phần hoàn thiện hệ thống 
kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng, hiệu lực của 
quản trị; iii) KTNB góp phần nâng cao tính tuân 
thủ, tính kinh tế, hiệu quả trong quản lý và sử dụng 
các nguồn lực kinh tế tại cơ quan; iv) KTNB tạo 
cơ sở cho các cơ quan thực hiện tốt các chức năng, 
nhiệm vụ theo quy định. 
Hiện nay, tại CQĐP cấp tỉnh và cấp huyện đã 
có hệ thống các cơ quan Thanh tra Nhà nước. Tuy 
nhiên, với chức năng, nhiệm vụ được quy định, 
hoạt động thanh tra tập trung hướng tới việc phát 
hiện các vi phạm pháp luật trong hoạt động của 
các cơ quan, đơn vị. Việc thực hiện kiểm tra, kiểm 
soát độc lập (KTNB), toàn diện, thường xuyên việc 
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, cũng 
như nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu trong hoạt 
động quản lý từng lĩnh vực, từng bộ phận thì 
chưa có tổ chức nào đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, 
đòi hỏi cần tổ chức bộ máy để tổ chức hoạt động 
KTNB để đáp ứng yêu cầu khách quan đó.
2. Xây dựng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 
của các cấp chính quyền địa phương 
2.1. Khái niệm, yêu cầu và vai trò của tổ chức 
bộ máy kiểm toán nội bộ của các cấp chính quyền 
địa phương
Khái niệm chung về “Tổ chức bộ máy”: là sự sắp 
xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện 
một nhiệm vụ hoặc một chức năng chung của tổ 
chức. Từ cách hiểu đó, có thể đưa ra khái niệm: Tổ 
chức bộ máy KTNB trong các cấp CQĐP là việc sắp 
xếp, bố trí các đơn vị, các bộ phận KTNB trong mỗi 
đơn vị, mỗi cấp CQĐP phù hợp với trách nhiệm, 
quyền hạn của mỗi đơn vị, mỗi cấp CQĐP để thực 
hiện được mục đích KTNB. 
Từ khái niệm đó, có thể xác định những yêu 
cầu cơ bản trong tổ chức bộ máy KTNB của các 
cấp CQĐP, gồm: i) Tổ chức bộ máy KTNB phải xác 
định trong phạm vi toàn bộ hệ thống các cơ quan 
của mỗi cấp CQĐP với cơ cấu thích hợp; ii) Mục 
tiêu tổ chức bộ máy KTNB của các cấp CQĐP phải 
hướng tới đảm bảo thực hiện được chức năng kiểm 
toán với các nhiệm vụ cụ thể phù hợp; iii) Các bộ 
phận KTNB trong mỗi cơ quan, mỗi cấp CQĐP 
phải được xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn; 
đồng thời, giữa chúng tạo nên mối liên hệ thống 
nhất để cùng thực hiện mục tiêu của KTNB của 
mỗi cấp CQĐP; iv) Mỗi cấp CQĐP phải thực hiện 
đầy đủ các chức năng quản lý về tổ chức, hoạt động 
theo phân cấp quản lý đối với KTNB để đảm bảo 
phát huy hiệu lực của KTNB của mỗi cấp CQĐP.
Ngoài ra, tổ chức bộ máy KTNB của các cấp 
CQĐP còn cần đáp ứng các yêu cầu chung:i) KTNB 
phải hướng đến đạt được mục đích, mục tiêu hoạt 
động quản lý của mỗi cấp CQĐP; ii) Tổ chức – 
nhân sự phải theo hướng chuyên môn hóa, chuyên 
nghiệp hóa; iii) Tổ chức bộ máy phải ổn định và 
linh hoạt, thích nghi với yêu cầu thay đổi; iv) Đảm 
bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực.
KTNB có vai trò quan trọng trong việc thực 
hiện các chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, 
mỗi cấp CQĐP; vai trò đó được thể hiện: i) KTNB 
là cơ sở cho các cấp CQĐP thực hiện được các mục 
tiêu quản lý và phát triển trong từng thời kỳ; ii) 
KTNB tạo tiền đề trực tiếp cho các cấp CQĐP có 
công cụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ rất hiệu lực đối 
với mọi nguồn lực và mọi hoạt động theo quy định; 
iii) KTNB giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản 
lý hoạt động của các cấp CQĐP.
Như vậy, tổ chức bộ máy KTNB là điều kiện 
không thể thiếu để giúp các cấp CQĐP phát huy 
cao hơn vai trò của kiểm tra, kiểm soát phục vụ 
cho quản lý.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 119 - tháng 9/2017
2.2. Mô hình và phương án tổ chức bộ máy 
kiểm toán nội bộ của các cấp CQĐP
Tổ chức bộ máy KTNB của các cấp CQĐP có 
thể được thực hiện theo 3 mô hình: i) Mô hình tổ 
chức bộ máy KTNB tập trung; ii) Mô hình tổ chức 
bộ máy KTNB phân tán; iii) Mô hình tổ chức bộ 
máy KTNB kết hợp giữa tập trung và phân tán.
Tại các cấp CQĐP, mặc dù có thể lựa chọn một 
trong số các mô hình tổ chức bộ máy trên, song, do 
đặc điểm về quy mô tổ chức và nhiệm vụ của 2 cấp 
CQĐP cấp huyện và cấp xã chỉ nên lựa chọn theo 
mô hình tổ chức bộ máy KTNB tập trung; nội dung 
cụ thể như sau:
- KTNB của CQĐP cấp huyện. Thành lập cơ 
quan KTNB (cấp phòng), trực thuộc Chủ tịch 
UBND cấp huyện, thực hiện chức năng kiểm toán 
tại tất cả các bộ phận thuộc chính quyền cấp huyện; 
đồng thời, có nhiệm vụ chỉ đạo về chuyên môn, 
nghiệp vụ đối với hoạt động KTNB của CQĐP cấp 
xã và chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của 
cơ quan KTNB của CQĐP cấp tỉnh.
- KTNB của CQĐP cấp xã. Do quy mô trực tiếp 
quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công và 
quy mô bộ máy nhỏ nên theo kinh nghiệm các 
nước, không thành lập bộ phận chuyên trách về 
KTNB mà Chủ tịch UBND cấp xã sẽ chịu trách 
nhiệm về hoạch định kế hoạch và tổ chức thực hiện 
KTNB thông quan tổ chức các đoàn KTNB lâm 
thời (sử dụng các công chức chuyên môn thuộc bộ 
máy CQĐP của cấp mình hoặc thuê ngoài) hoặc 
thuê công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán theo 
kế hoạch.
Như vậy, việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy 
KTNB của các cấp CQĐP chỉ còn lại là sự lựa chọn 
đối với CQĐP cấp tỉnh từ 3 mô hình trên.
Mô hình thứ nhất: Tổ chức bộ máy KTNB tập 
trung. Theo mô hình này, tại CQĐP cấp tỉnh chỉ 
thành lập một cơ quan KTNB (cấp sở), trực thuộc 
Chủ tịch UBND tỉnh, thực hiện chức năng kiểm 
toán tại tất cả các cơ quan thuộc CQĐP cấp tỉnh. 
Tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình tập trung 
có ưu điểm là bộ máy tổ chức thống nhất, tương 
đối gọn, xác định rõ chức năng KTNB của mỗi cấp 
chính quyền. Tuy nhiên, CQĐP cấp tỉnh có vai trò 
lớn trong quản lý nhà nước tại địa phương, các 
cơ quan trực thuộc chính quyền cấp tỉnh được tổ 
chức chuyên môn hóa quản lý nhà nước, có đặc 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 119 - tháng 9/2017
thù riêng và cần thực hiện tự chủ cao trong quản lý 
thì việc tổ chức theo mô hình tập trung sẽ hạn chế 
sự chủ động trong công tác KTNB để phục vụ cho 
chức năng quản lý của cơ quan.
Mô hình thứ hai: Tổ chức bộ máy KTNB phân 
tán. Theo mô hình này, tại mỗi cơ quan thuộc 
CQĐP cấp tỉnh, thành lập một bộ phận KTNB 
(không có cơ quan KTNB chung của chính quyền 
cấp tỉnh), thực hiện chức năng KTNB tại cơ quan 
đó; trong đó, tại các cơ quan có quy mô quản lý 
tài chính công, tài sản công lớn (các cơ quan có 
nhiều đơn vị trực thuộc: Sở Giáo dục, Y tế, Nông 
lâm) thì thành lập bộ phận KTNB là đơn vị cấp 
phòng; các cơ quan còn lại, tùy quy mô quản lý, 
có thể hình thành một tổ KTVNB trực thuộc Thủ 
trưởng cơ quan.
Tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình phân tán 
có ưu điểm là: Tại các cơ quan thuộc CQĐP cấp 
tỉnh có bộ phận KTNB để chủ động, phục vụ tốt 
cho công tác quản lý của cơ quan. Tuy nhiên, theo 
mô hình này, thiếu cơ quan KTNB của CQĐP cấp 
tỉnh để thực hiện kiểm toán những hoạt động, 
chương trình liên ngành của tỉnh, liên cấp chính 
quyền và thực hiện chỉ đạo chung, tổng hợp về 
KTNB cho chính quyền cấp tỉnh.
Mô hình thứ ba: Tổ chức bộ máy KTNB kết hợp 
giữa tập trung và phân tán. Theo mô hình này, tại 
CQĐP cấp tỉnh, thành lập một cơ quan KTNB; tại 
các cơ quan trực thuộc thành lập bộ phận KTNB 
(cấp phòng hoặc Tổ KTVNB) trực thuộc Thủ 
trưởng cơ quan.
Mô hình thứ ba vừa đáp ứng được yêu cầu đảm 
bảo tính hệ thống trong quản lý và trong tổ chức, 
hoạt động KTNB, vừa đáp ứng được yêu cầu chuyên 
môn hóa phục vụ cho quản lý của các cơ quan và 
của CQĐP cấp tỉnh. Đây là mô hình tổ chức bộ 
máy KTNB phù hợp với điều kiện thực tiễn của các 
cấp CQĐP của Việt Nam hiện nay.
Điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay: Tại 
các cấp CQĐP cấp tỉnh và cấp huyện đã và đang 
tồn tại các cơ quan Thanh tra nhà nước (hầu hết 
các nước có nền kiểm toán phát triển không còn 
cơ quan này mà chức năng thanh tra được chuyển 
thành chức năng kiểm toán điều tra trong cơ quan 
KTNB của mỗi cấp chính quyền) thì cần xây dựng 
và lựa chọn các phương án tổ chức bộ máy KTNB 
phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn 
phát triển, có thể đưa ra 2 phương án cơ bản sau:
Phương án thứ nhất: Thành lập mới cơ quan 
KTNB trên cơ sở có sự điều chỉnh chức năng thanh 
tra của CQĐP cấp tỉnh và cấp huyện; cụ thể: 
- CQĐP cấp tỉnh: i) Thành lập cơ quan KTNB 
độc lập, là đơn vị cấp sở trực thuộc Chủ tịch UBND 
cấp tỉnh, thực hiện chức năng KTNB đối với những 
hoạt động, chương trình liên ngành, liên cấp của 
CQĐP cấp tỉnh và thực hiện chức năng giúp UBND 
cấp tỉnh quản lý về KTNB của cấp mình; ii) Tại các 
cơ quan trực thuộc chính quyền cấp tỉnh, thành lập 
bộ phận KTNB độc lập là đơn vị cấp phòng hoặc tổ 
KTNB (tùy theo quy mô của cơ quan) trực thuộc 
Thủ trưởng cơ quan và chịu sự chỉ đạo chuyên môn 
nghiệp vụ của cơ quan KTNB cấp tỉnh, thực hiện 
chức năng KTNB trong hệ thống tổ chức của cơ 
quan mình.
- CQĐP cấp huyện và xã: i) Thành lập bộ phận 
KTNB độc lập, trực thuộc Chủ tịch UBND cấp 
huyện và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp 
vụ của cơ quan KTNB cấp tỉnh, thực hiện chức 
năng KTNB thống nhất đối với các bộ phận thuộc 
hệ thống CQĐP cấp huyện; ii) CQĐP cấp xã không 
thành lập bộ phận KTNB mà giao thêm chức năng, 
nhiệm vụ quản lý về KTNB cho Chủ tịch UBND 
cấp xã.
Xây dựng tổ chức bộ máy KTNB theo phương 
án trên có ưu điểm: Tổ chức bộ máy KTNB đảm 
bảo được sự độc lập, tạo khả năng phát huy được 
vai trò của KTNB phục vụ cho hoạt động quản lý 
của các cơ quan, các cấp CQĐP; song, có những 
hạn chế trong thực tiễn là: tăng thêm bộ máy hành 
chính nhà nước của CQĐP cấp tỉnh và huyện; mặt 
khác, khi không xử lý hợp lý phạm vi, nhiệm vụ 
giữa Thanh tra nhà nước và KTNB thì sẽ tăng thêm 
sự chồng chéo, kém hiệu quả của hoạt đông kiểm 
tra, kiểm soát của các cấp CQĐP. 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 119 - tháng 9/2017
Phương án thứ hai: Hình thành KTNB trên cơ 
sở tổ chức lại hệ thống các cơ quan thanh tra của 
các cấp CQĐP; cụ thể: 
- CQĐP cấp tỉnh: Thành lập cơ quan, bộ phận 
KTNB trên cơ sở tổ chức lại hệ thống thanh tra nhà 
nước và thanh tra chuyên ngành, cụ thể: i) Tổ chức 
lại Thanh tra nhà nước cấp tỉnh. Cơ quan này sẽ 
thực hiện cả chức năng thanh tra và KTNB (đổi tên 
thành cơ quan Thanh tra và KTNB); trong đó, tổ 
chức bộ máy thành 2 phân hệ: Phân hệ KTNB, thực 
hiện chức năng KTNB đối với những hoạt động, 
chương trình liên cơ quan, liên cấp chính quyền 
thực hiện; Phân hệ thanh tra, thực hiện hoạt động 
thanh tra đối với các hoạt động, chương trình có 
tính chất liên cơ quan, liên cấp chính quyền thực 
hiện; ngoài ra, thực hiện chức năng giúp UBND 
cấp tỉnh quản lý về KTNB của cấp mình. ii) Tổ 
chức lại Thanh tra ngành. Tại các bộ phận Thanh 
tra tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh (đã có phòng 
Thanh tra) sẽ thực hiện cả chức năng thanh tra 
ngành và KTNB (đổi tên thành phòng Thanh tra 
và KTNB); trong đó, tổ chức thành 2 bộ phận: Bộ 
phận KTNB, thực hiện chức năng KTNB và kiểm 
toán điều tra (thanh tra hành chính) nội bộ; ii) Bộ 
phận thanh tra ngành thực hiện chức năng thanh 
tra ngành theo quy định.
- CQĐP cấp huyện và xã: i) Tổ chức lại cơ quan 
Thanh tra nhà nước cấp huyện (đổi tên thành cơ 
quan Thanh tra và KTNB); trong đó, chia làm 2 
bộ phận: i) Bộ phận KTNB thực hiện chức năng 
KTNB và bộ phận Thanh tra thực hiện chức năng 
thanh tra theo quy định. ii) CQĐP cấp xã không 
thành lập bộ phận KTNB mà giao thêm chức năng, 
nhiệm vụ quản lý về KTNB cho Chủ tịch UBND 
cấp xã.
Xây dựng tổ chức bộ máy KTNB theo phương 
án thứ hai có ưu điểm: Bộ máy Thanh tra và KTNB 
được tổ chức đảm bảo được sự thống về cả tổ chức 
và hoạt động; không những tránh được sự chồng 
chéo trong hoạt động giữa KTNB và thanh tra mà 
còn tránh được sự chồng chéo hoạt động giữa cơ 
quan Thanh tra và KTNB cấp tỉnh với bộ phận 
Thanh tra và KTNB của các cơ quan cấp tỉnh và 
Thanh tra, KTNB cấp huyện; mặt khác, tổ chức bộ 
máy như trên, tạo nên sự đổi mới, hoàn thiện về 
hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các cấp CQĐP 
mà không tăng thêm tổ chức, biên chế. Đây là 
phương án tốt nhất trong xây dựng tổ chức bộ máy 
KTNB trong các cấp CQĐP hiện nay.
Tuy nhiên, để hoàn thiện tổ chức bộ máy 
KTNB của các cấp CQĐP theo phương án thứ 
hai ở trên thì cần thực hiện tiếp 2 nhiệm vụ: i) 
Xây dựng lại quy chế tổ chức hoạt động của các cơ 
quan, bộ phận Thanh tra và KTNB mà nội dung 
quan trọng nhất là phân công rõ phạm vi và đảm 
bảo sự phối hợp giữa hoạt động thanh tra và hoạt 
động KTNB; ii) Tổ chức xây dựng đội ngũ và đào 
tạo Thanh tra viên và KTVNB để đáp ứng yêu cầu 
của tổ chức mới.
kết luận
Việc hình thành KTNB của các cấp CQĐP là 
một bước tiến về công tác tổ chức kiểm tra, kiểm 
soát của các cấp CQĐP trong quản lý và sử dụng 
tài chính, tài sản công. Đây là việc hình thành một 
phương thức kiểm tra, kiểm soát mới, đảm bảo tính 
độc lập cao, đảm bảo hiệu quả và hiệu lực trong 
kiểm tra, kiểm soát đã được thực tiễn của các nước 
trên thế giới khẳng định. Tổ chức bộ máy hợp lý là 
cơ sở quyết định sự ra đời và hoạt động của KTNB, 
từ đó, tác động tích cực, hiệu quả, hiệu lực hơn đến 
hoạt động quản lý nhà nước của các cấp CQĐP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Định hướng chiến lược và giải pháp phát 
triển hệ thống kiểm toán ở Việt Nam trong 
thời kỳ CNH, HĐH đất nước” – Đề tài khoa 
học cấp nhà nước của KTNN, năm 2007;
2. “Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển Kiểm 
toán nội bộ trong các cơ quan, tổ chức của 
Nhà nước ở Việt Nam” – Đề tài khoa học 
cấp bộ của KTNN, năm 2009;
3. “Kiểm toán nội bộ, khái niệm và quy trình” 
– NXB Thống kê, năm 1999.

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_bo_may_kiem_toan_noi_bo_cua_cac_cap_chinh_quyen_dia.pdf