Tình thái và các phương tiện biểu hiện tình thái trong án văn tiếng Việt

Bản án (án văn) là văn bản pháp luật ghi nhận quyết định của tòa án, đánh dấu sự kết

thúc của quá trình tố tụng và có thể làm phát sinh một quá trình tố tụng khác. Bản án có

tính quyết định đến số phận, tính mạng, tài sản của cá nhân và pháp nhân. Để đạt hiệu quả

giao tiếp, các phát ngôn trong bản án phải minh bạch, khách quan và có tính thuyết phục

cao. Tình thái đóng vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả giao tiếp của án văn.

Tình thái là một phạm trù vô cùng phức tạp mà cho đến nay những nghiên cứu về nó

vẫn chưa đạt được đến sự hoàn chỉnh và thống nhất. Trong bài viết này, chúng tôi không

có tham vọng đi vào nghiên cứu lí thuyết về tình thái. Chúng tôi căn cứ vào những tài liệu

tham khảo có được, dựa vào một khung lí thuyết nhất định để làm cơ sở cho việc nghiên

cứu tình thái và tác dụng của nó đối với hiệu quả giao tiếp trong án văn.

pdf 11 trang kimcuc 4320
Bạn đang xem tài liệu "Tình thái và các phương tiện biểu hiện tình thái trong án văn tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình thái và các phương tiện biểu hiện tình thái trong án văn tiếng Việt

Tình thái và các phương tiện biểu hiện tình thái trong án văn tiếng Việt
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
Tập 16, Số 5 (2019): 69-79 
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
Vol. 16, No. 5 (2019): 69-79
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
69 
TÌNH THÁI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN TÌNH THÁI 
TRONG ÁN VĂN TIẾNG VIỆT 
Nguyễn Thị Lệ1*, Trần Hoàng2 
1Trường Đại học Nguyễn Huệ 
2 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
* Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Lệ – Email: nguyenthilelq@gmail.com 
Ngày nhận bài: 05-02-2019; ngày nhận bài sửa: 19-3-2018; ngày duyệt đăng: 10-4-2019 
TÓM TẮT 
Trên cơ sở khảo sát ngữ liệu thực tế và nền tảng lí thuyết của ngữ dụng học, bài viết nghiên 
cứu các loại tình thái trong án văn và cách thức sử dụng chúng. Bài viết cũng chỉ ra các phương 
tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa, phân tích và khái quát tác dụng của nó 
đối với hiệu quả giao tiếp của án văn tiếng Việt. 
Từ khóa: tình thái trong án văn, bản án, ngôn ngữ bản án. 
1. Đặt vấn đề 
Bản án (án văn) là văn bản pháp luật ghi nhận quyết định của tòa án, đánh dấu sự kết 
thúc của quá trình tố tụng và có thể làm phát sinh một quá trình tố tụng khác. Bản án có 
tính quyết định đến số phận, tính mạng, tài sản của cá nhân và pháp nhân. Để đạt hiệu quả 
giao tiếp, các phát ngôn trong bản án phải minh bạch, khách quan và có tính thuyết phục 
cao. Tình thái đóng vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả giao tiếp của án văn. 
Tình thái là một phạm trù vô cùng phức tạp mà cho đến nay những nghiên cứu về nó 
vẫn chưa đạt được đến sự hoàn chỉnh và thống nhất. Trong bài viết này, chúng tôi không 
có tham vọng đi vào nghiên cứu lí thuyết về tình thái. Chúng tôi căn cứ vào những tài liệu 
tham khảo có được, dựa vào một khung lí thuyết nhất định để làm cơ sở cho việc nghiên 
cứu tình thái và tác dụng của nó đối với hiệu quả giao tiếp trong án văn. 
Trên cơ sở khảo sát 74 bản án gồm 561 trang, thuộc tòa án sơ thẩm, phúc phẩm của 
các tỉnh thành phía Nam như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng 
Tháp, Lâm Đồng, Hậu Giang, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 
2008 đến năm 2010, chúng tôi tìm hiểu về tình thái và các phương tiện biểu hiện tình thái 
trong án văn. Để có cơ sở xác định các loại tình thái trong án văn, chúng tôi trình bày một 
cách khái quát những vấn đề cơ bản về tình thái như: khái niệm về tình thái, phân biệt tình 
thái với ngôn liệu, các loại tình thái trong ngôn ngữ, từ đó xác định loại tình thái được sử 
dụng trong án văn và cách thức sử dụng chúng. Tiếp theo, chúng tôi chỉ ra những phương 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 69-79 
70 
tiện ngôn ngữ biểu hiện tình thái trong án văn, phân tích và khái quát tác dụng của nó đối 
với hiệu quả giao tiếp. 
2. Tình thái và các phương tiện biểu hiện tình thái trong án văn 
2.1. Tình thái trong án văn 
Trong ngôn ngữ học hiện nay, khái niệm tình thái được các tác giả dùng để chỉ một 
phạm trù ngữ nghĩa rộng lớn xoay quanh mối quan hệ giữa người nói, nội dung miêu tả 
trong phát ngôn và thực tế. Có nhiều khái niệm khác nhau về tình thái, nhưng để hiểu tình 
thái một cách rõ ràng nhất, các tác giả thường đối lập nó với một khái niệm gần gũi khác là 
“ngôn liệu”. 
Cao Xuân Hạo khái quát sự phân biệt giữa ngôn liệu và tình thái như sau: “Trong lô-
gích học, nội dung của một mệnh đề được chia làm hai phần. Phần thứ nhất gọi là ngôn 
liệu (lexis hay dictum), tức cái tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ lô-gích) và các tham tố của 
nó được xét như một mối liên hệ tiềm năng, và phần thứ hai gọi là tình thái (modalité), là 
cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối liên hệ ấy là có thật (hiện thực) hay là không có 
(phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là tất yếu hay không tất yếu, là có thể có được hay 
không thể có được.” (Cao Xuân Hạo, 1991, tr.96). Cũng với cách nhìn nhận như vậy nhưng 
Nguyễn Văn Hiệp diễn đạt đơn giản hơn: “Ngôn liệu thực chất là thông tin miêu tả ở dạng 
tiềm năng, còn tình thái là phần định tính cho thông tin miêu tả ấy.” (Nguyễn Văn Hiệp, 
2008, tr.85). Như vậy, có thể coi ngôn liệu và tình thái là hai mặt khác nhau tồn tại trong 
cấu trúc nghĩa của phát ngôn mà cái này làm cơ sở cho sự tồn tại của cái kia và ngược lại. 
Sự phân biệt giữa ngôn liệu và tình thái như vậy cho phép chúng ta đi đến một cách hiểu 
cụ thể về tình thái. Tình thái bao gồm các tham tố cơ bản như: các tham tố về tính tất yếu, 
tính khả năng và tính hiện thực. Những tham tố này dựa trên cơ sở nhận thức hay đạo 
nghĩa dưới góc độ khách quan hay chủ quan. Từ những tham tố cơ bản như vậy, ý nghĩa 
tình thái trong ngôn ngữ học được phân chia thành nhiều kiểu khác nhau như: 
- Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường của người nói đối với 
nội dung thông báo: người nói đánh giá nội dung thông báo về độ tin cậy, tính hợp pháp 
của hành động, xem đó là điều tích cực hay tiêu cực, là bất ngờ ngoài chờ đợi hay bình 
thường 
- Các ý nghĩa đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự xuất hiện của sự tình. 
- Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung ngữ 
nghĩa ngữ pháp của vị từ cũng như mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị 
từ (ý nghĩa về thời, thể và các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái, cho biết chủ thể 
có ý định, có khả năng, mong muốn thực hiện hành động). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Lệ và tgk 
71 
- Các ý nghĩa khác phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành động phát 
ngôn có liên quan đến ngữ cảnh, xét theo quan điểm đánh giá của người nói. 
- Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, thể hiện sự tác động qua lại 
giữa người nói và người nghe. 
Hiểu về tình thái như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng trong án văn tình thái xuất 
hiện ở ba tham tố: tính tất yếu và tính khả năng, tính hiện thực trên cơ sở nhận thức và 
đạo nghĩa dưới góc độ chủ quan và ở dạng cực cấp. Các kiểu ý nghĩa tình thái biểu hiện 
trong án văn là: 
- Thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường của người nói đối với điều được nói tới. 
- Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, thể hiện sự tác động qua lại 
giữa người nói và người nghe. 
Tình thái trong án văn có thể quy về hai loại: tình thái nhận thức và tình thái đạo 
nghĩa. Tình thái đạo nghĩa và tình thái nhận thức có những kiểu ý nghĩa khác nhau mà 
chúng có thể có trong án văn hoặc không. 
2.2. Các loại tình thái trong án văn 
2.2.1. Tình thái nhận thức 
Tình thái nhận thức được hiểu là tình thái chỉ ra vị thế hiểu biết của người nói, bao 
gồm cả sự xác nhận cũng như đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra. 
Tình thái nhận thức không chỉ liên quan tới tính tất yếu, tính khả năng mà còn liên quan 
đến mức độ cam kết của người nói đối với điều được nói ra trong câu. 
Tình thái trong án văn phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc phát triển nhận thức của án văn. 
Cấu trúc phát triển nhận thức của án văn gồm có ba phần: “Nhận thấy”, “Xét thấy” và 
“Quyết định”. Phần “Nhận thấy” ghi lại một cách khách quan nội dung vụ án, bao gồm 
diễn biến của vụ án trước khi Tòa xét xử và tiến trình xét xử vụ án. Những nội dung khách 
quan trình bày trong phần “Nhận thấy” được xem xét kĩ lưỡng và kết hợp với những quy 
định của pháp luật; tòa án sẽ đưa ra kết luận cho từng phần, từng nội dung cụ thể. Quá 
trình tư duy này được thể hiện rõ trong phần “Xét thấy”. Như vậy từ “Nhận thấy” đến “Xét 
thấy” thể hiện bước một của quá trình nhận thức vấn đề. Những điều nêu trong phần “Nhận 
thấy” là những điều mà tòa án nhận biết được bằng trực quan, và những điều nêu trong 
“Xét thấy” là kết quả của quá trình tư duy. Do đó, tình thái nhận thức trong phần “Nhận 
thấy” thể hiện kiểu ý nghĩa bộc lộ thái độ, lập trường của người nói (người nói ở đây là 
một tập thể đại diện cho quyền lực của nhà nước): người nói không cam kết hay xác nhận 
tính chân thực của điều được nói ra. Trong phần “Xét thấy”, tình thái nhận thức thể hiện 
kiểu ý nghĩa bộc lộ thái độ, lập trường của người nói nhưng với mức độ cam kết, xác nhận 
hoàn toàn tính chân thực của điều được nói ra dựa trên những bằng chứng có hiệu lực 
mạnh hoặc những cơ sở suy luận mà người nói có được. Điều này tạo nên tính thuyết phục 
của án văn đối với người đọc, người nghe. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 69-79 
72 
2.2.2. Tình thái đạo nghĩa 
Kiểu ý nghĩa tình thái thứ hai xuất hiện trong án văn thuộc về tình thái đạo nghĩa. 
Tình thái đạo nghĩa được hiểu là loại tình thái có liên quan đến nhân tố ý chí của người nói. 
Nếu như tình thái nhận thức chỉ ra vị thế hiểu biết của người nói, bao gồm cả sự xác nhận 
cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra thì tình thái đạo 
nghĩa lại liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội khác đối với 
hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện. 
Trong án văn, tình thái đạo nghĩa thể hiện rõ nhất ở phần “Quyết định” với kiểu ý 
nghĩa tình thái thể hiện kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện xét ở bình diện liên 
nhân. Người nói cho rằng điều được nói tới là bắt buộc, là được phép hay được miễn trừ, từ 
đó xác lập quyền và nghĩa vụ cho đối tượng được nhắc đến. Trong án văn, tình thái đạo 
nghĩa được thể hiện với ba kiểu ý nghĩa chính: sự bắt buộc, sự cho phép, sự cấm đoán. 
Những phương tiện ngôn ngữ biểu hiện tình thái đạo nghĩa góp phần tạo lập quyền và 
nghĩa vụ cho người nghe – là những đối tượng tham gia tố tụng. Tình thái đạo nghĩa trong 
án văn được biểu hiện qua nhiều phương tiện ngôn ngữ khác nhau và khá đa dạng. 
2.3. Các phương tiện biểu hiện tình thái trong án văn 
2.2.1. Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức 
Phần “Nhận thấy” của án văn không xuất hiện những yếu tố đánh dấu tình thái nhận 
thức thể hiện các mức độ cam kết của người nói về tính chân thực của điều được nói ra 
như: có thể, có lẽ, hình như, chắc chắn, chắc hẳn, chắc để đảm bảo tính đơn nghĩa cho 
nội dung thông báo. Phương tiện ngôn ngữ chủ yếu để biểu thị tình thái nhận thức trong 
phần này là các quán ngữ tình thái. Các quán ngữ tình thái được đứng ở vị trí đầu câu làm 
tăng tính mạch lạc, cân xứng cho án văn đồng thời biểu thị tình thái nhận thức. Nó thể hiện 
kiểu ý nghĩa bộc lộ thái độ, lập trường của người nói: người nói không cam kết hay xác 
nhận tính chân thực của điều được nói ra. Theo đó, người nói trình bày điều được nói ra 
với tư cách là điều mà người nói được thông báo qua một người thứ ba, như: 
Theo X (thì) [...] 
(X là chủ thể được nhắc tới trong án văn nhưng không phải là người nói) 
Ví dụ1: 
(1) Theo anh H, chị H đã hứa kết hôn với anh, lợi dụng tình cảm mượn tiền [...]. 
(Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, Bản án số 04/2009/DS-ST ngày 17/12/2008) 
(2) Theo nội dung đơn khởi kiện đề ngày 28/5/2008 và nội dung biên bản hòa giải 
ngày 27/8/2008 thì [] 
1 Trong các ví dụ, chúng tôi sẽ viết tắt danh từ riêng (chỉ viết tắt chữ cái đầu, chẳng hạn: Bà Nguyễn Thị Hai viết tắt là Bà 
N.T.H). Để tiện theo dõi, nếu ví dụ là một câu hay chuỗi câu quá dài, chúng tôi sẽ lược bớt phần nội dung không cần 
thiết. Phần lược bớt sẽ đặt trong dấu []. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Lệ và tgk 
73 
(Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 2121/2009/HN-PT ngày 
27/10/2009) 
X nói là/ trình bày/ cho là/khai nhận/khai báo/ 
(3) Đơn khởi kiện ngày 20/12/2006 của ông V.P.X, V.K.L, V.K.A, V.P.T, V.K.C và 
V.K.N trình bày: Phần đất tranh chấp ranh có nguồn gốc của cha mẹ các nguyên đơn []. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 222/2009/DS-PT ngày 25/6/2009) 
(4) Ông Đ, bà T xác định từ năm 1962 cho đến nay vẫn sử dụng đúng với diện tích 
được cấp quyền sử dụng đất chứ không lấn chiếm phần đất của các nguyên đơn. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 549A/2008/DS-PT ngày 23/12/2008) 
(5) Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn cho rằng phần đất 
đang tranh chấp có nguồn gốc của cha mẹ bà R, bà H, ông R để lại []. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Hậu Giang, Bản án số 46/2010/DS-PT ngày 19/4/2010) 
Những dạng thức này cho phép người đọc/người nghe hiểu rằng những nội dung 
thông báo phía sau chỉ là những thông tin mà người nói nhận được trong quá trình nghiên 
cứu hồ sơ, tìm hiểu thực tế vụ việc. Người nói không đảm bảo tính đúng/sai của những 
thông tin đó. 
Trong phần “Xét thấy”, tình thái nhận thức thể hiện kiểu ý nghĩa bộc lộ thái độ, lập 
trường của người nói. Người nói trình bày điều được nói ra với tư cách là: điều mà người 
nói suy luận được dựa trên những bằng chứng đã được kiểm định, những căn cứ pháp luật. 
Trong án văn, cách nói này thường được thể hiện bằng việc nêu lí do, căn cứ, nguyên nhân 
trước rồi đưa kết luận sau hoặc kết luận trước và đưa các bằng chứng sau. Phương tiện 
ngôn ngữ được dùng biểu hiện tình thái đạo nghĩa trong trường hợp này là các khung tình 
thái biểu hiện quan hệ điều kiện – kết quả, nguyên nhân – kết quả như: 
Sau khi, qua, căn cứ vào Hội đồng xét xử nhận định/thấy rằng 
Từ những căn cứ trên cho thấy, Hội đồng xét xử chấp nhận/không chấp 
nhận 
Do(nên) 
Ví dụ: 
(6) Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và qua phần thẩm tra 
xét hỏi các đương sự tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng 
xét xử nhận định: 
[] 
(Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, Bản án số 04/2009/DS-ST ngày 17/12/2008) 
(7) Từ những căn cứ trên cho thấy phía bị đơn không lấn đất của các nguyên đơn 
nên Hội đồng xét xử phúc phẩm chấp nhận [] 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 69-79 
74 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 549A/2008/DS-PT ngày 23/12/2008) 
(8) Do đơn khởi kiện không được chấp nhận nên anh H phải nộp án phí theo quy 
định của pháp luật. 
(Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, Bản án số 04/2009/DS-ST ngày 17/12/2008) 
Các dạng thức này kết hợp với nhau trong lập luận để chứng minh rằng người nói đã 
dựa trên nhiều cơ sở, xem xét vấn đề một cách toàn diện rồi mới đưa ra kết luận. Từ đó, 
người nói cam kết tính chân thực, tính phù hợp với thực tế của điều mình nói ra. 
Ngoài ra, phần “Xét thấy’ trong án văn cũng sử dụng nhiều khung tình thái chứa tác 
tử khẳng định (có, là) và tác tử phủ định (không) để xác nhận về một sự tình đã được 
chứng minh. 
A có/không có căn cứ để chấp nhận 
A là phù hợp với 
A là có cơ sở 
A là đúng 
(A là một nội dung cụ thể đã được nêu trong phần “Nhận thấy”) 
Ví dụ: 
(9) Án sơ thẩm đã xử không chấp nhận yêu cầu của ông T đòi sở hữu ½ căn nhà số 
[] là có cơ sở và đúng quy định của pháp luật. 
(Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 1153/2008/DS-PT ngày 
22/9/2008) 
(10) Công ti N.Q cũng không chứng minh được là mình có quyền nộp đơn đăng kí 
kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 nên không 
có căn cứ để xem xét giải quyết yêu cầu của công ti N.Q. 
(Tòa phúc thẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 05/2009/KDTM-PT ngày 
12/01/2009) 
(11) Lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với các chứng cứ đã thu thập tại hồ sơ vụ 
án, phù hợp với các lời khai nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản 
khám nghiệm tử thi cũng như kết luận giám định. Có cơ sở kết luận các bị cáo C, T, Th, T 
đều phạm tội “Giết người” theo Khoản 2 Điều 93 và phạm tội “Cố ý gây thương tích” 
theo Khoản 2 Điều 104 Bộ Luật Hình sự mà Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã 
truy tố là có căn cứ. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Bản án số 04/2009/HSST ngày 23/02/2009) 
Các phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức trong án văn được thể hiện qua Bảng 
sau đây: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Lệ và tgk 
75 
Bảng 1. Các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái nhận thức trong án văn 
 Phương 
 tiện 
Ý nghĩa 
Quán ngữ tình thái Khung tình thái 
Không cam kết/ 
xác nhận tính chân 
thực của điều được 
nói 
Theo X (thì) [] 
X nói là/ trình bày/ cho 
là/ khai nhận/ khai 
báo/ 
Cam kết/ xác nhận 
tính chân thực của 
điều được nói 
 Sau khi, qua, căn cứ vào Hội đồng xét 
xử nhận định/thấy rằng 
Từ những căn cứ trên cho thấy, Hội đồng xét 
xử chấp nhận/không chấp nhận 
Do (nên) 
A có/không có căn cứ để chấp nhận 
A là phù hợp với 
A là có cơ sở 
A là đúng 
2.2.2. Phương tiện biểu hiện tình thái đạo nghĩa 
Người nói trong án văn là một tập thể nhân danh Nhà nước, đại diện cho pháp luật và 
người nghe, cũng chính là đối tượng được nói đến, là những công nhân và pháp nhân. 
Quan hệ giữa người nói với người nghe là quan hệ pháp luật với vai tác động và vai bị tác 
động. Vì vậy, án văn sử dụng những phương tiện biểu thị tình thái đạo nghĩa với mục đích 
ràng buộc về quyền và nghĩa vụ thực hiện một hành động nào đấy đối với người nghe. Mục 
đích này thể hiện trong phần “Quyết định” của án văn. 
Nói đến phương tiện biểu thị tình thái đạo nghĩa trong án văn, trước hết phải kể tới 
những vị từ tình thái như phải, được – hai vị từ tình thái thường xuyên xuất hiện trong án 
văn nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ thực thi hành động cho đối tượng. 
Vị từ tình thái phải thể hiện ý nghĩa tình thái về sự bắt buộc. Những phát ngôn sử 
dụng vị từ tình thái phải biểu hiện sự bắt buộc đối tượng được nói tới có trách nhiệm, 
nghĩa vụ thi hành một hành động hay một điều gì đó theo tiêu chuẩn pháp luật được quy 
định tại các điều luật. Ví dụ: 
(12) Ông Chủ tịch UBND Thị xã Tân An phải chịu 50.000đ án phí hành chính sơ thẩm. 
(Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 2584/2009/DS-ST ngày 
09/9/2009) 
(13) Ông X còn phải nộp tiếp 916.000 đồng tại thi hành án dân sự thành phố Cao Lãnh. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 176/2009/DSPT ngày 13/5/2009) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 69-79 
76 
Vị từ tình thái phải luôn đứng sau biểu thức chỉ đối tượng thực thi nghĩa vụ và đứng 
trước một vị từ hành động như: nộp, chịu, thi hành Và đôi khi, để nhấn mạnh đến nghĩa 
vụ ràng buộc, phải còn kết hợp với tổ hợp tình thái tính khác như: có nghĩa vụ, có trách 
nhiệm Ví dụ: 
(14) Nếu ông T, bà P không thực hiện nghĩa vụ trả nợ nêu trên, thì bà C và các thừa 
kế của ông Th là N.T.T, N.T.Th, N.T.P.N phải có trách nhiệm liên đới trả số tiền trên cho 
ngân hàng. 
(Tòa án Nhân dân huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 55/2009/DS-ST 
ngày 27/8/2009) 
Vị từ tình thái phải còn đi cùng với động từ “buộc” nhằm nhấn mạnh đến tính cưỡng 
bức của nghĩa vụ phải thực thi, như: 
(15) Buộc anh V.T.H phải trả cho chị H.T.M.A số tiền vốn vay và lãi là 11.716.000 
đồng (Mười một triệu bảy trăm mười sáu ngàn đồng).. 
(Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ, Bản án số 09/2009/HNPT ngày 15/4/2009) 
Vị từ tình thái phải khi kết hợp với tác tử phủ định không thì lại mang một ý nghĩa 
tình thái khác là sự cho phép, ví dụ: 
(16) Án phí sơ thẩm các đương sự không phải chịu. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 89/2009/DS-PT ngày 11/3/2009) 
Vị từ tình thái được thể hiện ý nghĩa tình thái về sự cho phép nhằm tạo lập quyền cho 
đối tượng được nhắc đến, đối tượng có thể thực hiện hành động mà Tòa yêu cầu hoặc 
không. Vị từ hành động kết hợp với vị từ tình thái được thường thấy trong án văn là sở 
hữu, trừ, nhận lại, quyền, sử dụng, miễn. 
Ví dụ: 
(17) Bà T.T.K.C được sở hữu căn nhà số 286/60A, đường Cách Mạng Tháng Tám, 
phường Bùi Hữu Nghĩa – thành phố Cần Thơ sau khi thanh toán xong số tiền nêu bên trên 
cho bà N.T.C. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước, Bản án số 18/2008/DS-PT ngày 29/12/2008) 
(18) Ông T được quyền đến thăm và chăm sóc con chung. 
(Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 1153/2008/DS-PT ngày 
22/9/2008) 
(19) Bà T.T.Y được miễn toàn bộ tiền án phí dân sự sơ thẩm, không phải chịu án phí 
phúc thẩm. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 532/2008/DS-PT ngày 04/12/2008) 
Khi vị từ tình thái được có tác tử phủ định không đứng trước thì nó lại biểu hiện ý 
nghĩa tình thái về sự cấm đoán, ví dụ: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Lệ và tgk 
77 
(20) Dành quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục con chung cho ông S, không ai được 
quyền ngăn cản. 
(Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ, Bản án số 263/2008/DSPT ngày 20/10/2008) 
Bên cạnh đó, trong án văn còn sử dụng phương tiện tình thái khác là tổ hợp tình thái 
tính. Tổ hợp tình thái tính là những kết hợp từ mang ý nghĩa tình thái. Án văn sử dụng bốn 
tổ hợp tình thái tính: có trách nhiệm, có nghĩa vụ, có quyền, dành quyềncho,trong đó 
hai tổ hợp đầu có ý nghĩa tình thái bắt buộc, ví dụ: 
(21) Bà T.T.Y có nghĩa vụ giao trả cho bà L.N.N số tiền ½ giá trị đất tại thửa 242 là 
80.500.000 đồng và tiền giá trị căn nhà là 84.693.566 đồng. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 532/2008/DS-PT ngày 04/12/2008) 
(22) Gia đình các bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong 
việc quản lí giám sát các bị cáo trong thời gian thử thách. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bản án số 03/2009/HSST ngày 15/01/2009) 
Hai tổ hợp tình thái này cũng kết hợp với động từ buộc nhằm nhấn mạnh nghĩa vụ bị 
cưỡng bức thực thi, như: 
(23) Buộc ông N.V.N có trách nhiệm hoàn trả cho vợ chồng ông N.V.T và bà 
V.T.H.Đ số vàng đã nhận là 3,5 chỉ vàng 24k (98%) và tiền chênh lệch giá là 37.368.000 
đồng. 
(Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 123/2010/DS-PT ngày 
20/02/2010) 
Hai tổ hợp sau có ý nghĩa tình thái về sự cho phép, ví dụ: 
(24) Bà L.N.N có quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày án có hiệu lực 
pháp luật. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 532/2008/DS-PT ngày 04/12/2008) 
(25) Dành quyền khởi kiện cho bà N.T.C đối với bà T.T.K.C v/v “Đòi giá trị quyền 
sử dụng đất 104,56 m2” hiện do bà T.T.K.C làm nhà ở theo quy định chung. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước, Bản án số 18/2008/DS-PT ngày 29/12/2008) 
Ngoài hai phương tiện trên, án văn còn thường xuyên sử dụng cấu trúc ẩn tình thái. 
Cấu trúc ẩn tình thái được hiểu là cấu trúc trong đó phương tiện ngôn ngữ biểu thị tình thái 
không xuất hiện (kí hiệu Φ thể hiện vị trí ẩn phương tiện biểu thị tình thái) nhưng vẫn 
mang ý nghĩa tình thái. Ý nghĩa tình thái mà những cấu trúc này thể hiện là ý nghĩa về sự 
bắt buộc. 
Cấu trúc: Buộc+ Φ vị từ hành động 
Những vị từ hành động thường xuất hiện trong cấu trúc này là: giao trả/ hoàn trả/ 
thanh toán/ bồi thường Ví dụ: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 69-79 
78 
(26) Buộc anh M, chị T Φ giao trả cho anh C, chị H 1.000.000 đồng tiền đất đã nhận 
và 60.000 đồng chi phí thẩm định. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 264/2009/DSPT ngày 27/7/2009) 
Cấu trúc chỉ gồm vị từ hành động như: nộp, chịu cũng mang ý nghĩa tình thái về 
sự bắt buộc, ví dụ: 
(27) Chi phí xem xét thẩm định tại chỗ cấp phúc thẩm là 50.000 đồng, bà N Φ chịu. 
(Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 532/2008/DS-PT ngày 04/12/2008) 
(28) Ông N.A.T và bà L.T.Đ.P Φ nộp toàn bộ án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm 
là 17.834.000đ. 
(Tòa án Nhân dân huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 55/2009/DS-ST 
ngày 27/8/2009) 
Tóm lại, các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái đạo nghĩa trong án văn được 
tổng kết ở Bảng 2 sau đây: 
Bảng 2. Các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái đạo nghĩa trong án văn 
 Phương 
 tiện 
Ý nghĩa 
Vị từ 
tình thái 
Tổ hợp 
tình thái tính 
Cấu trúc ẩn tình thái 
Sự bắt buộc 
- Phải 
- Có trách nhiệm 
- Có nghĩa vụ 
- BuộcΦ + vị từ hành động 
- Φ + vị từ hành động 
Sự cho phép 
- Được 
- Không phải 
- Có quyền 
-Dành quyền cho 
Sự cấm đoán - Không được 
3. Kết luận 
Để xác lập quyền và ràng buộc nghĩa vụ thực thi hành động cho đối tượng tiếp nhận, 
trong án văn có hai loại tình thái: tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Tình thái nhận 
thức trong án văn có mặt chủ yếu ở hai phần “Nhận thấy” và “Xét thấy” với các kiểu ý 
nghĩa: Người nói không cam kết hay xác nhận tính chân thực của điều được nói ra, người 
nói xác nhận hoàn toàn tính chân thực của điều được nói ra dựa trên những bằng chứng có 
hiệu lực mạnh hoặc những cơ sở suy luận mà người nói có được. Hai kiểu ý nghĩa này 
được hiện thực hóa bằng những biểu thức ngôn ngữ cụ thể là các quán ngữ tình thái và 
khung tình thái. Loại tình thái thứ hai là tình thái đạo nghĩa. Tình thái đạo nghĩa xuất hiện 
trong phần “Quyết định” với kiểu ý nghĩa: Người nói cho rằng điều được nói tới là bắt 
buộc, là được phép hay được miễn trừ. Những phương tiện ngôn ngữ thể hiện tình thái đạo 
nghĩa trong án văn là những vị từ tình thái như: phải/không phải, được/không được; những 
tổ hợp tình thái tính như: có quyền lợi, có trách nhiệm, có nghĩa vụ, dành quyềncho; 
những cấu trúc ẩn tình thái như: buộc+ Φ vị từ hành động, Φ vị từ hành động. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Lệ và tgk 
79 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Cao Xuân Hạo. (1991). Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1). Hà Nội: NXB Khoa 
học xã hội. 
Nguyễn Văn Hiệp. (2008). Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
THE MODALITY AND THE MEANING OF MODALITY 
OF THE VIETNAMESES VERDICTS 
Nguyen Thi Le1*, Tran Hoang2 
1 Nguyen Hue University 
2 Ho Chi Minh City University of Education 
* Corresponding author: Nguyen Thi Le – Email: nguyenthilelq@gmail.com 
Received: 05/02/2019; Revised: 19/3/2019; Accepted: 10/4/2019 
ABSTRACT 
Based on the survey of the real linguistics data and in the context of pragmatics, this work 
studies the types of modality of Vietnamese verdicts and how to use them. The work also expresses 
the meaning of epistemic modality and deontic modality as well as analyzes and generalizes the 
communication effectiveness in Vietnamese verdicts. 
Keywords: The modality of the verdict, judgment, the linguistic in the verdict. 

File đính kèm:

  • pdftinh_thai_va_cac_phuong_tien_bieu_hien_tinh_thai_trong_an_va.pdf