Tiểu thuyết Giấc mộng con của Tản Đà nhìn từ góc độ thể loại

Sáng tác văn học của Tản Đà thể hiện

rõ ràng cá tính, phẩm chất và tƣ duy

nghệ thuật có sự hòa trộn giữa văn

học trung đại và văn học hiện đại. Ông

cố gắng thử sức mình trong các thể

loại mới mà tiểu thuyết (theo lối viết

phƣơng Tây) là một trong số đó.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ

nghiên cứu, tìm hiểu tiểu thuyết Giấc

mộng con dƣới góc độ thể loại để thấy

sự cố gắng cách tân thể loại của ông

và đánh giá cả những hạn chế trong

quá trình đó.

Giấc mộng con của Tản Đà gồm có

hai phần I và II nhƣng trong bài viết

này, chúng tôi tập trung tìm hiểu tiểu

thuyết Giấc mộng con I. Tác phẩm

này đƣợc in lần đầu năm 1916. Sau

này, Tản Đà đã tự tái bản vào năm

1926. Tiểu thuyết là hành trình chu du

khắp nơi của nhân vật tự xƣng

Nguyễn Khắc Hiếu. Trong cuộc dịch

chuyển đó, nhân vật đã gặp đƣợc một

số nhân vật có sự đồng điệu về quan

điểm sống và viết. Tác phẩm có vai trò

quan trọng trong việc thể hiện quan

điểm sáng tác cũng nhƣ quan niệm về

xã hội, nhân sinh của Tản Đà và quan

trọng hơn là sự cách tân nghệ thuật

của nhà văn trong văn xuôi.

pdf 11 trang kimcuc 8560
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu thuyết Giấc mộng con của Tản Đà nhìn từ góc độ thể loại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu thuyết Giấc mộng con của Tản Đà nhìn từ góc độ thể loại

Tiểu thuyết Giấc mộng con của Tản Đà nhìn từ góc độ thể loại
48 
CHUYÊN MỤC 
VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC - NGHIÊN CỨU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT 
TIỂU THUYẾT GIẤC MỘNG CON 
CỦA TẢN ĐÀ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI 
 NGUYỄN HƯƠNG NGỌC* 
Tản Đà là một trong những đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam đầu thế kỷ 
XX lúc giao điểm nối giữa văn học Việt Nam trung đại và văn học Việt Nam hiện 
đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm độc đáo, 
thể hiện được cá tính của bản thân. Ông cố gắng thử sức mình trong các thể 
loại mới mà tiểu thuyết (theo lối viết phương Tây) là một trong số đó. Giấc mộng 
con là tiểu thuyết đã cho thấy sự cố gắng cách tân thể loại của Tản Đà. Bài 
nghiên cứu này sẽ tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của Tản Đà trong việc 
cách tân thông qua phân tích các phương diện thời gian nghệ thuật, không gian 
nghệ thuật và nhân vật. 
Từ khóa: Tản Đà, Giấc mộng con, văn học Việt Nam thế kỷ XX 
Nhận bài ngày: 10/4/2019; đưa vào biên tập: 13/4/2019; phản biện: 19/4/2019; 
duyệt đăng: 24/5/2019 
1. DẪN NHẬP 
Những năm đầu thế kỷ XX, văn học 
Việt Nam trải qua một sự vận động rất 
quan trọng. Đây là mốc có một ý 
nghĩa đặc biệt bởi nó là giao thời của 
cả nền văn học. Thời đoạn này chính 
là lúc văn học Việt Nam đang dần 
chuyển mình, dần thay đổi để có thể 
chuyển từ lối viết cũ sang lối viết mới. 
Định nghĩa về nhà văn bắt đầu đƣợc 
hình thành và văn chƣơng trở thành 
một thứ hàng hóa nhờ sự xuất hiện 
của báo chí, xuất bản theo bƣớc chân 
xâm lƣợc của ngƣời Pháp. Sự hình 
thành của các đô thị làm xuất hiện 
những tầng lớp mới trong xã hội dẫn 
đến sự thay đổi trong tầm đón đợi của 
văn học. Văn học đã thay đổi một 
cách tổng thể từ nội dung, hình thức 
nghệ thuật đến quan điểm, tƣ duy 
nghệ thuật. Trong những năm đầu ấy, 
văn học Việt Nam đã chứng kiến rất 
nhiều những cây bút xuất sắc, có tài 
năng đã có công trong việc đổi mới, 
* 
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
NGUYỄN HƢƠNG NGỌC – TIỂU THUYẾT GIẤC MỘNG CON CỦA 
49 
cách tân văn học. Một trong số đó, Tản 
Đà không thể không đƣợc nhắc đến. 
Ở Tản Đà, một trong những đại diện 
tiêu biểu của thời điểm lịch sử đặc biệt 
đó, ngƣời ta vừa tìm đƣợc một gƣơng 
mặt của những giá trị truyền thống 
nho gia vừa thấy đƣợc những nét 
cách tân mang hơi hƣớng phƣơng 
Tây hiện đại. Tản Đà chính là ngƣời 
đứng ở giao điểm văn học Việt Nam 
trung đại và văn học Việt Nam hiện 
đại. Thời điểm chuyển giao giữa hai 
thời đại nên ông mang trong mình cả 
những đặc điểm, thậm chí những hệ 
lụy của nền cựu học đồng thời dung 
nạp cả những giá trị tri thức, hệ tƣ 
tƣởng của nền tân học. Sáng tác của 
ông mang đậm dấu ấn của một nhà 
nho ý thức đƣợc sự hạn chế của thế 
hệ mình, của những ý thức hệ đã tồn 
tại bám rễ quá lâu trở nên lạc hậu và 
muốn thay đổi, muốn hòa mình vào 
dòng chảy hiện đại. Tản Đã đã 
nghiêm túc thực hiện mộng ƣớc cách 
tân văn học đó của mình. Tất nhiên sự 
thành bại của quá trình này sẽ đƣợc 
bàn cụ thể hơn ở phần sau của bài 
viết nhƣng những cố gắng là có thật 
và sự ghi nhận công sức của ông là 
xứng đáng. Chính Hoài Thanh, từ rất 
sớm đã ý thức đƣợc vai trò đó của 
Tản Đà trong văn học nên ngay từ mở 
đầu Thi nhân Việt Nam, bài viết về 
Tản Đà đã đƣợc trịnh trọng đặt ngay 
đầu tiên bởi: “với chúng tôi Tiên sinh 
vẫn là một bậc đàn anh; chúng tôi 
không dám xem Tiên sinh nhƣ một 
ngƣời bạn. Tiên sinh còn giữ đƣợc 
của thời trƣớc cái cốt cách vững vàng, 
cái phong thái ung dung. Đời Tiên 
sinh tuy bơ vơ, hồn Tiên sinh còn có 
nơi nƣơng tựa. Tiên sinh đã đi qua 
giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam 
đầu thế kỷ XX với tấm lòng bình thản 
của một ngƣời thời trƣớc” (Hoài 
Thanh, 1999: 256). 
Sáng tác văn học của Tản Đà thể hiện 
rõ ràng cá tính, phẩm chất và tƣ duy 
nghệ thuật có sự hòa trộn giữa văn 
học trung đại và văn học hiện đại. Ông 
cố gắng thử sức mình trong các thể 
loại mới mà tiểu thuyết (theo lối viết 
phƣơng Tây) là một trong số đó. 
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ 
nghiên cứu, tìm hiểu tiểu thuyết Giấc 
mộng con dƣới góc độ thể loại để thấy 
sự cố gắng cách tân thể loại của ông 
và đánh giá cả những hạn chế trong 
quá trình đó. 
Giấc mộng con của Tản Đà gồm có 
hai phần I và II nhƣng trong bài viết 
này, chúng tôi tập trung tìm hiểu tiểu 
thuyết Giấc mộng con I. Tác phẩm 
này đƣợc in lần đầu năm 1916. Sau 
này, Tản Đà đã tự tái bản vào năm 
1926. Tiểu thuyết là hành trình chu du 
khắp nơi của nhân vật tự xƣng 
Nguyễn Khắc Hiếu. Trong cuộc dịch 
chuyển đó, nhân vật đã gặp đƣợc một 
số nhân vật có sự đồng điệu về quan 
điểm sống và viết. Tác phẩm có vai trò 
quan trọng trong việc thể hiện quan 
điểm sáng tác cũng nhƣ quan niệm về 
xã hội, nhân sinh của Tản Đà và quan 
trọng hơn là sự cách tân nghệ thuật 
của nhà văn trong văn xuôi. 
2. GIẤC MỘNG CON MANG DẤU ẤN 
CỦA MỘT TIỂU THUYẾT TRINH THÁM 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (248) 2019 
50 
VÀ DU KÝ 
Văn học trinh thám mặc dù đã tồn tại 
trong không gian văn học thế giới từ 
rất lâu với nhiều tên tuổi lớn nhƣ 
Conan Doyle hay Agatha Christie 
nhƣng chƣa đƣợc định danh rõ ràng 
nhƣ một thể loại lớn bên cạnh nhƣng 
nhóm thể loại nhƣ tiểu thuyết lịch sử, 
tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết truyền 
kỳ, Trong lý luận văn học hiện đại, 
ngƣời ta vẫn coi Edgar Ellen Poe là 
ngƣời mở đầu cho dòng văn học này. 
Quan niệm văn học trinh thám luôn 
thay đổi theo thời gian nhƣng thống 
nhất ở điểm tác phẩm phải luôn đặt ra 
“câu đố” và toàn bộ tác phẩm là quá 
trình đi giải đáp câu đố về một vụ án 
đã đƣợc đặt ra. S.S. Van Dine trong 
Twenty rules for writing detective 
stories đã chỉ ra hai mƣơi quy tắc 
vàng khi viết truyện trinh thám trong 
đó phải luôn đảm bảo sự xuất hiện 
của các yếu tố nhƣ vụ án, kẻ gây án, 
kẻ tinh nghi và thám tử điều tra; quá 
trình phá án phải dựa trên các suy 
luận logic và vấn đề tình cảm lãng 
mạn không nên đƣợc đề xuất trong 
các tác phẩm trinh thám. 
Du ký là một khái niệm đã tồn tại từ 
trong văn học trung đại để chỉ “một 
thể loại thuộc loại hình ký mà cơ sở 
là sự ghi chép của bản thân ngƣời đi 
du lịch, ngoạn cảnh về những điều 
mắt thấy tai nghe của chính mình tại 
những xứ sở xa lạ hay những nơi ít 
ngƣời có dịp đi đến. Hình thức của 
du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, 
ký sự, nhật ký, thƣ tín, hồi tƣởng, 
miễn là mang lại những thông tin, tri 
thức và cảm xúc mới lạ về phong 
cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở 
ít ngƣời biết đến”. Thể loại du ký có 
vai trò quan trọng đối với văn học thế 
kỷ XVIII- XIX trong việc mở rộng tầm 
nhìn và tƣởng tƣợng của nhà văn”. 
Biên độ trải rộng của không gian di 
chuyển cũng nhƣ thời gian dịch 
chuyển và sự xuất hiện của cái tôi trải 
nghiệm là những đặc điểm vô cùng 
quan trọng để cấu thành nên một tác 
phẩm du ký. 
Bài viết tập trung phân tích làm rõ các 
yếu tố không gian, thời gian và nhân 
vật của tiểu thuyết Giấc mộng con I từ 
đó đƣa ra nhận định về thể loại của 
tác phẩm này. 
2.1. Thời gian và không gian nghệ 
thuật trong tiểu thuyết Giấc mộng 
con 
Giấc mộng con của Tản Đà thực chất 
là một hành trình phiêu lƣu khắp thế 
giới của nhân vật tự xƣng Nguyễn 
Khắc Hiếu. Nói cách khác, tiểu thuyết 
này, ngay trong cấu trúc đã tiềm ẩn 
tính chất của một tiểu thuyết phiêu lƣu 
phƣơng Tây mang màu sắc trinh thám. 
Nhân vật chính, anh chàng Nguyễn 
Khắc Hiếu đã đặt chân lên rất nhiều 
vùng đất trong suốt hành trình này. 
Anh đã đi đến những miền đất có thật 
ở Châu Á qua Châu Âu đến Châu Phi, 
Châu Mỹ. Anh đến cả địa điểm không 
có thật, địa điểm đƣợc tác giả hƣ cấu 
nhƣ Cõi đời mới. 
Về vấn đề thời gian, ngoại trừ mốc 
xuất phát đƣợc ghi rõ là “Đêm hôm 28 
tháng Giêng năm Bính Thìn là năm 
Duy Tân thứ 10, lấy lịch Tây 1916” (Tản 
NGUYỄN HƢƠNG NGỌC – TIỂU THUYẾT GIẤC MỘNG CON CỦA 
51 
Đà, 2002: 69) và mốc từ Mỹ đi Canada 
là “Ngày tháng Janvier năm 1922” (Tản 
Đà, 2002: 98) thì các mốc thời gian 
trong tiểu thuyết này không đƣợc chỉ 
rõ cụ thể. Nhiều mốc thời gian quan 
trọng khác, tác giả đã thống kê tổng 
thời gian lƣu trú của nhân vật ở từng 
địa điểm (Bảng 1, 2, 3) qua Giấc mộng 
con I in trong Tản Đà toàn tập (tập 2) 
của Nhà xuất bản Văn học do Nguyễn 
Khắc Xƣơng biên soạn in năm 2002. 
Thông qua khảo sát tác phẩm, chúng 
tôi tổng hợp các mốc thời gian diễn ra 
những sự kiện quan trọng hoặc thời 
gian lƣu trú ở từng đất nƣớc, từng địa 
điểm của nhân vật (Bảng 1). Đây là 
các mốc thời gian có đủ luận cứ trong 
tác phẩm để chứng minh. 
Khoảng thời gian chu du cùng quan 
bác sĩ cũng là một mốc quan trọng 
nhƣng không đƣợc tác giả đề cập cụ 
thể. Tuy vậy qua nghiên cứu chƣơng 
IX. Cố hƣơng và chƣơng X. Cố nhân 
thƣ, chúng tôi đoán định rằng thời 
điểm Nguyễn Khắc Hiếu nhận đƣợc 
bức thƣ của Chu Kiều Oanh là 
khoảng hơn một năm sau khi nhân 
vật về nhà. Nhƣ vậy, nhân vật đã chu 
du cùng quan bác sĩ trong khoảng 
hơn kém 2 năm. Dựa trên các luận 
cứ đó, chúng ta có thể nhận thấy 
rằng nhân vật đã dành nhiều thời 
gian nhất ở Saint Etienne, ở 
Washington và trong cuộc hành trình 
chu du khắp các châu lục với quan 
bác sĩ (hơn kém 2 năm). 
Để làm rõ hơn nữa tần suất di chuyển 
cũng nhƣ mức độ quan trọng của 
từng địa điểm trong cuộc hành trình 
của Nguyễn Khắc Hiếu, chúng tôi đã 
liệt kê không gian di chuyển của nhân 
vật (Bảng 2). 
Bảng 1. Bảng tổng hợp thời gian dịch chuyển của nhân vật Nguyễn Khắc Hiếu trong 
tiểu thuyết Giấc mộng con 
STT Địa điểm/ sự kiện xê dịch Thời gian Trang luận cứ 
1 Đi núi Sài Sơn, lên chợ Giời 
28 tháng Giêng năm Bính Thìn 
(tức năm 1916) 
69 
2 Đi Sài Gòn rồi từ đó sang Pháp 
Ít ngày sau sự kiện 1 (tức cũng 
trong năm 1916) 
72 
3 Sống và làm việc ở Saint Etienne Trong vòng hơn 2 năm 77 
4 Trốn ở New York vì bị nghi oan Khoảng 4 tháng 88-89 
5 Về Pháp sau khi bị minh oan Không rõ thời gian 
6 Sang Washington sống và làm việc Gần 2 năm 97 
7 
Chu du nhiều châu lục, vùng đất 
cùng quan bác sĩ 
Đi tháng Janvier năm 1922 (tức 
1/1922) 
98 
8 
Về cố hƣơng và nhận đƣợc thƣ của 
Chu Kiều Oanh 
Thƣ viết ngày 11/9/1925 126 
Tổng thời gian chu du 8 năm 124 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Giấc mộng con I”, in trong Nguyễn Khắc Xƣơng (biên 
soạn). 2002. Tản Đà toàn tập (tập 2). Nxb. Văn học. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (248) 2019 
52 
Kết hợp Bảng 1 với Bảng 2, chúng ta 
có thể thấy ba địa điểm là nƣớc Pháp, 
Mỹ và Cõi đời mới không chỉ đƣợc tác 
giả nhắc đến rằng nhân vật đã lƣu lại 
trong khoảng thời gian lâu nhất mà 
còn đƣợc tác giả sử dụng để tƣờng 
thuật cũng nhiều nhất. Hành trình 
nhân vật đến các địa điểm khác đƣợc 
viết ngắn hơn. Có những không gian 
chỉ đƣợc tác giả liệt kê chứ không 
đƣợc miêu tả cụ thể. Nói cách khác 
địa điểm nƣớc Pháp (cụ thể là Saint 
Etienne), nƣớc Mỹ (New York và 
Washington) và Cõi đời mới có ý 
nghĩa vô cùng quan trọng với nhân vật 
Nguyễn Khắc Hiếu. Nƣớc Pháp là nơi 
 Bảng 2. Bảng tổng hợp không gian dịch chuyển trong tiểu thuyết Giấc mộng con I 
STT Không gian xê dịch Trang luận cứ 
1 Núi Sài Sơn Từ trang 69 đến giữa trang 72 
2 
Từ ga Hàng Cỏ đi Hải phòng rồi đi Sài Gòn và sang 
Pháp 
Cuối trang 72 
3 Từ Marseile đi tàu hoả đến Saint Etienne Trang 73 
4 Làm việc tại tiệm Drayon của ông Dravine Từ trang 73 đến trang 83 
5 Từ Paris đi Havre đến New York Trang 83 
6 Trốn tại một nhà hàng ở Mỹ Trang 84 
7 Đến Sầu Thành ở Mỹ Từ trang 84 đến trang 87 
8 Từ New York đi khai mỏ ở San Francisco Trang 88 
9 
Đi với ông chủ mục súc ngƣời Bồ Đào Nha đến Nam 
Mỹ làm thuê 
Từ trang 89 đến trang 91 
10 Quay về Pháp Trang 92 
11 Từ Pháp đi Washington Từ trang 93 đến trang 97 
12 Đi Canada với quan bác sĩ Trang 98 
13 Đi qua Alaska, thám hiểm Bắc Băng Dƣơng Trang 99 
14 Đến Cõi đời mới Từ trang 99 đến trang 114 
15 Từ Cõi đời mới đi Thƣợng Hải Trang 115 
16 Đi Sơn Đông Trang 116 
17 Đi Bắc Kinh rồi đến Tứ Xuyên Trang 117 
18 Đi Ấn Độ Trang 118 
19 Đi Châu Úc Trang 120 
20 Đi Châu Phi Trang 120 
21 Đi chơi thành Alger Trang 122 
22 Quay lại Saint Etienne Trang 122 
23 Về Sài Gòn rồi ra Hàng Cỏ Trang 123 
24 Quay về Sơn Tây Từ trang 123 đến 125 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Giấc mộng con I”, in trong Nguyễn Khắc Xƣơng (biên 
soạn). 2002. Tản Đà toàn tập (tập 2). Nxb. Văn học. 
NGUYỄN HƢƠNG NGỌC – TIỂU THUYẾT GIẤC MỘNG CON CỦA 
53 
nhân vật chính gặp đƣợc ngƣời con 
gái mang tên Chu Kiều Oanh - hồng 
nhan tri kỷ của cuộc đời mình. Anh và 
Kiều Oanh có thể đàm đạo những 
quan điểm sống và quan niệm về văn 
chƣơng suốt hàng giờ đồng hồ mà 
không biết chán. Ở Chu Kiều Oanh, 
Nguyễn Khắc Hiếu tìm thấy sự thấu 
hiểu mà chính ngƣời vợ của anh ở 
quê nhà không có đƣợc (nhân vật này 
sẽ đƣợc chúng tôi phân tích kỹ hơn ở 
phần sau 2.2. Nhân vật xuất hiện 
trong quá trình dịch chuyển). Còn 
nƣớc Mỹ với Nguyễn Khắc Hiếu là nơi 
đã cƣu mang anh khi anh bị tình nghi 
là kẻ trộm. Đến với nƣớc Mỹ, nhân vật 
Nguyễn Khắc Hiếu không những tìm 
đƣợc sự an toàn mà còn có nơi để 
giải sầu (thông qua địa điểm Sầu 
Thành). Đồng thời đây cũng là nơi tin 
tƣởng và trọng dụng anh bởi sau khi 
anh đƣợc giải oan quay lại Pháp thì 
ông chủ đã đề nghị anh sang Mỹ làm 
việc do ngƣời chủ bên đó đã thác bởi 
bệnh. Nếu Pháp và Mỹ là những 
không gian thực về mặt địa lý thì Cõi 
đời mới lại là địa điểm đƣợc tạo nên 
nhờ năng lực hƣ cấu của nhà văn. 
Nguyễn Khắc Hiếu đến đƣợc Cõi đời 
mới trong chuyến hành trình chu du 
khắp nơi cùng quan bác sĩ. Vùng đất 
này đƣợc miêu tả là “một cù lao mới 
chƣa ai biết đến”, “đằng xa, tựa nhƣ 
có rừng cây. Đến nơi, quả là một rừng 
thông, cành lá lơ thơ, nhƣ cảnh sắc 
các thứ cây về mùa đông dƣới giải 
ấm” (Tản Đà, 2002: 99). Khi băng qua 
băng tuyết, đi hết rừng thông, “lộ ra 
một chàn hoa, trăm sắc hoa tranh tƣơi, 
cái khí tƣợng mênh mông nhƣ một 
cánh đồng mùa của các nhà hầu 
vƣơng nƣớc chuyên chế Trong chàn 
hoa, thấy có nhiều cột sắt nhƣ cột dây 
thép dƣới ta mà cao đến gấp hai 
Dƣới mỗi lƣới hoa chia làm mỗi khu, 
có đƣờng đi Đi khỏi một chàn hoa 
thời ruộng nƣơng lúa mạ đủ cả, thôn 
lạc cũng không xa” (Tản Đà, 2002: 
100). Khí hậu nơi đây đƣợc miêu tả là 
“toàn nhƣ ở Bắc Kỳ ta trong mấy 
tháng về mùa xuân” (Tản Đà, 2002: 
100). Nếu nƣớc Pháp là nơi gắn với 
hình ảnh hồng nhan tri kỷ của nhân 
vật thì Cõi đời mới là biểu tƣợng cho 
quan niệm về một xã hội lý tƣởng của 
Tản Đà, nơi mà con ngƣời sống hòa 
bình, vạn vật đều tốt tƣơi, cơ sở vật 
chất hiện đại, đủ đầy, con ngƣời đƣợc 
sống tự do, hạnh phúc. Thông qua 
hình ảnh Cõi đời mới, Tản Đà đã thể 
hiện hết sức rõ ràng sự kỳ vọng của 
mình vào một xã hội phát triển hơn, 
tiến hóa hơn xã hội mà ông đang sống 
mà cụ thể là Việt Nam những năm 
đầu thế kỷ XX. 
Bên cạnh đó, tiểu thuyết còn có yếu tố 
của văn học trinh thám khi nhân vật 
Nguyễn Khắc Hiếu bị vƣớng vào một 
vụ trộm tại tiệm vàng của ông chủ 
Dravine. Mọi bằng chứng tại hiện 
trƣờng đều dẫn sự nghi hoặc đến 
Nguyễn Khắc Hiếu. Nhờ sự giúp đỡ 
của Chu Kiều Oanh và ngƣời bạn 
thân lâu năm, Woallak, Khắc Hiếu đã 
trốn sang Mỹ để tránh cảnh tù tội. Sự 
kiện chạy trốn cũng đƣợc miêu tả kín 
kẽ, nhanh gọn. Vụ án đƣợc xây dựng 
có thắt nút, cao trào và cũng có gỡ nút 
tại thời điểm Khắc Hiếu gặp lại 
Woallak tại Praha và biết mình đã 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (248) 2019 
54 
đƣợc giải oan bởi có sự nhầm lẫn. 
Mặc dù vụ án không đƣợc xây dựng 
trọn vẹn thành một tiến trình từ nghi 
vấn đến giải đáp nghi vấn nhƣng nhà 
văn đã hơi vội vã trong quá trình giải 
quyết vấn đề. Tác giả đã gỡ nút thắt 
quá nhanh và đơn giản dẫn đến việc 
vụ trộm chỉ lƣớt qua nhƣ một cái cớ 
để Khắc Hiếu có thể sang Mỹ, đến 
đƣợc Sầu Thành và đi đến đƣợc Nam 
Mỹ (cụ thể là Brazil). 
Nhƣ vậy, Giấc mộng con I của Tản Đà 
có ẩn chứa yếu tố du ký bởi hành 
trình của Nguyễn Khắc Hiếu đƣợc trải 
dài khắp các châu lục trên thế giới, 
đƣợc kể lại dƣới sự chứng kiến của 
cái tôi trải nghiệm. Tuy nhiên sự phân 
bố thời gian nhân vật mà nhân vật lƣu 
lại không đồng đều, thời gian lƣu trú 
của nhân vật tại các địa điểm phục vụ 
cho mục đích khác ngoài chu du. Câu 
chuyện án oan đã đƣợc xây dựng với 
sự vắng mặt của hung thủ đã đƣợc 
xây dựng nhƣng chƣa đƣợc khai thác 
triệt để để tạo nên sự hấp dẫn và sinh 
động của thể loại trinh thám. Đây là 
những hạn chế rất lớn của Tản Đà 
khiến tác phẩm chƣa thể hoàn toàn là 
tiểu thuyết trinh thám hay du ký. 
2.2. Hệ thống nhân vật trong tiểu 
thuyết Giấc mộng con I 
Trong cuộc hành trình dài khoảng tám 
năm của mình, Nguyễn Khắc Hiếu đã 
tiếp xúc, gặp gỡ và đã xác lập những 
mối quan hệ khăng khít với một số 
Bảng 3. Bảng tổng hợp nhân vật trong tiểu thuyết Giấc mộng con I 
STT Tên nhân vật 
Mối quan hệ với nhân vật chính/ 
vai trò với cốt truyện 
1 Nguyễn Khắc Hiếu Nhân vật trung tâm 
2 Lệ Trùng 
Bạn thân 
3 Thu Thủy 
4 Phạm Duy Tâm Ngƣời giúp Nguyễn Khắc Hiếu quen với quan tây Vinailles 
5 Vinailles Ngƣời đƣa Nguyễn Khắc Hiếu sang Pháp 
6 Dravine 
Chủ tiệm vàng bạc Drayon (nơi Nguyễn Khắc Hiếu làm 
thuê ở Pháp) 
7 Chu Văn Lập Chủ tiệm vàng bạc ở Pháp, thân phụ của Chu Kiếu Oanh 
8 Chu Kiều Oanh Tri kỷ của Nguyễn Khắc Hiệu tại Pháp 
9 Woallak 
Bạn thƣở nhỏ của Kiều Oanh, ngƣời giúp Nguyễn Khắc 
Hiếu trốn sang Mỹ khi anh bị nghi oan 
10 
Ông chủ mục súc ngƣời 
Bồ Đào Nha 
Nhận Nguyễn Khắc Hiếu làm thuê trong lúc bị anh đang 
trốn 
11 Quan bác sĩ Ngƣời đƣa Nguyễn Khắc Hiếu chu du nhiều nơi 
12 Thống trƣởng Cõi đời mới 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Giấc mộng con I”, in trong Nguyễn Khắc Xƣơng (biên 
soạn). 2002. Tản Đà toàn tập (tập 2). Nxb. Văn học. 
NGUYỄN HƢƠNG NGỌC – TIỂU THUYẾT GIẤC MỘNG CON CỦA 
55 
nhân vật. Để giúp cho việc hình dung 
đƣợc dễ dàng, tác giả đƣa ra bảng 
thống kê các nhân vật đã xuất hiện 
trong chuyến chu du khắp thế giới này, 
cả những nhân vật có mặt trƣớc khi 
cuộc hành trình diễn ra bởi những 
nhân vật đó có vai trò thúc đẩy sự ra 
đi của nhân vật trung tâm. Sự sắp xếp 
này theo thứ tự xuất hiện của nhân 
vật trong tiểu thuyết (Bảng 3). 
Theo đó, trong số các nhân vật thì Lệ 
Trùng, Thu Thủy, Phạm Duy Tâm và 
ông quan Tây Vinailles đóng vai trò 
thúc đẩy quá trình xê dịch của Nguyễn 
Khắc Hiếu. Sau cuộc trò chuyện về 
giang sơn, đất trời về việc con ngƣời 
nên “nuôi cái tài sức, theo cái ý thú” 
(Tản Đà, 2002: 71) thì nhân vật Khắc 
Hiếu mới tìm đến Phạm Duy Tâm và 
nhờ đó quen biết ông Vinailles, ngƣời 
sẽ đƣa anh ta sang Pháp. Nhân vật 
Phạm Duy Tâm tuy không phải nhân 
vật chính, không tham gia nhiều vào 
diễn trình truyện nhƣng lại là một yếu 
nhân bởi nếu không có nhân vật này 
thì cuộc hành trình của Nguyễn Khắc 
Hiếu sẽ không thể thực hiện đƣợc. 
Nhân vật Phạm Duy Tâm là cầu nối 
để Khắc Hiếu đến đƣợc những chân 
trời mới tuy nhiên tác giả không miêu 
tả cụ thể nhân vật này. Ngoài tên 
nhân vật, ngƣời đọc không biết thêm 
thông tin gì khác. Đây cũng là một 
trong những đặc điểm xuyên suốt tiểu 
thuyết này của Tản Đà. Nhà văn chƣa 
có sự chú trọng với những nhân vật 
xuất hiện, đóng vai trò quan trọng 
trong những bƣớc ngoặt của cuộc đời 
nhân vật chính. Điều này cũng xảy ra 
với nhân vật Vinailles, ngƣời đƣa 
Khắc Hiếu sang Pháp và Woallak, 
nhân vật giúp Khắc Hiếu trốn thoát 
duy chỉ có nhân vật ông quan bác sĩ, 
nhân vật đƣa Khắc Hiếu đi chu du 
khắp nơi đã đƣợc chú tâm miêu tả 
hơn. Đó là một ngƣời đàn ông “đã 
ngoại 50, cáo hƣu về nhà để làm 
sách” (Tản Đà, 2002: 94), có mối quan 
hệ quen biết với ông Dravine. Độc giả 
cũng hiểu đƣợc sự quan tâm của ông 
quan bác sĩ với ngƣời An Nam qua 
các dòng đối thoại với nhân vật chính. 
Trong hành trình phiêu lƣu của 
Nguyễn Khắc Hiếu đã xảy ra một sự 
biến đó là vụ trộm tại tiệm vàng của 
ông Dravine mà anh là kẻ bị tình nghi 
số một. Tên trộm vắng mặt từ đầu vụ 
án và cho đến cuối cùng vẫn không 
xuất hiện, không đƣợc chỉ rõ. Nhân 
vật duy nhất có vai trò quan trọng 
trong một tác phẩm trinh thám là thủ 
phạm, cuối cùng không đƣợc làm rõ. 
Đồng thời, để làm nên một tiểu thuyết 
trinh thám, câu chuyện này còn thiếu 
hệ thống các nhân vật điều tra nhƣ 
cảnh sát, thám tử. Truyện chỉ đảm 
bảo có sự kiện vụ án xảy ra, kẻ bị tình 
nghi và cuối cùng vụ án đƣợc phá. 
Nói cách khác, nó chỉ đảm bảo đƣợc 
về mặt tổng thể khái quát chứ chƣa đi 
vào chi tiết, cụ thể. 
Nhân vật đƣợc Tản Đà chú trọng hơn 
cả là cô gái 17 tuổi Chu Kiều Oanh, 
con gái ông Chu Văn Lập, “ngƣời Sài 
Gòn, sang làm ăn buôn bán ở Đại 
Pháp đã hơn 20 năm” (Tản Đà, 2002: 
74). Cô đƣợc miêu tả là “dòng giống 
Lạc Hồng mà sinh trƣởng đất Đại 
Pháp; chữ Tây đã biết nhiều, còn 
đƣơng học chữ nho cũng thông hiểu 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (248) 2019 
56 
điển tích” (Tản Đà, 2002: 74), đƣợc 
cha mẹ yêu chiều hết mực. Thông qua 
các đối thoại, thƣ từ qua lại giữa Kiều 
Oanh và Khắc Hiếu cho thấy có sự 
đồng cảm, thấu hiểu không chỉ trong 
quan điểm sống, thế giới quan mà còn 
cả trong công việc văn chƣơng. Có 
phải chăng nhân vật Chu Kiều Oanh 
không chỉ là hồng nhan tri kỷ của 
Nguyễn Khắc Hiếu mà kỳ thực cũng 
chính là bóng hình ngƣời con gái lý 
tƣởng trong tâm khảm của nhà văn đa 
tình Tản Đà? Trên còn đƣờng tình 
duyên, Tản Đà từng gặp một cú sốc 
lớn khi chứng kiến cảnh ngƣời con gái 
mình yêu đi lấy chồng. Sau sự biến ấy, 
Tản Đà từng mất một thời gian để tìm 
lại sự cân bằng. Ngƣời vợ sau này của 
ông là do gia đình mai mối để giúp ông 
ổn định cuộc sống chứ không phải là 
bóng hồng ông thƣơng nhớ. Có lẽ bởi 
vậy mà trong lòng Tản Đà luôn chịu 
một ẩn ức. Hình ảnh Chu Kiều Oanh, 
một ngƣời con gái hoàn hảo từ nhân 
thân đến trí tuệ và tinh thần cũng 
chính là một niềm khao khát thầm kín 
mà Tản Đà đã ký thác vào đó. “Tản 
Đà vẫn sống tâm trạng của “khách 
phong lƣu”, “bậc tài danh” của thời đại 
trƣớc” (Phan Cự Đệ, 2013: 183). Với 
ông “ngƣời đàn bà lý tƣởng không 
phải chỉ là mỹ nhân mà còn là giai 
nhân” và ông “phân biệt yêu và lấy vợ” 
hết sức rõ ràng (Phan Cự Đệ, 2013: 
183). Có lẽ chính vì lẽ đó mà bóng 
hình ấy đã đổ dài trên các trang văn 
của Giấc mộng con. Sau này trong 
Giấc mộng con II (1932), nhân vật ấy 
lại một lần nữa xuất hiện cũng với vai 
trò là tri kỷ của Nguyễn Khắc Hiếu. 
Các nhân vật khác trong tiểu thuyết 
hầu hết chỉ đƣợc kể tên hoặc miêu tả 
về nghề nghiệp mà không có sự hình 
dung cụ thể nào. Tính cách, phẩm 
chất của các nhân vật trong Giấc 
mộng con đƣợc xác định thông qua 
các hành động, cách ứng xử của họ 
với nhân vật trung tâm và qua các đối 
thoại, trao đổi tƣ tƣởng, quan điểm 
với nhân vật chính. Điều đặc biệt là 
trong tiểu thuyết này không có nhân 
vật phản diện. Nhân vật tên ăn trộm 
thực sự của tiệm vàng Drayon lại 
không đƣợc chỉ đích danh, không 
đƣợc miêu tả. Các nhân vật lần lƣợt 
xuất hiện trong tiểu thuyết để phục vụ 
cho việc thúc đẩy hành trình phiêu lƣu 
của Nguyễn Khắc Hiếu cũng nhƣ để 
anh ta bộc lộ chí nguyện, tâm tình và 
lý tƣởng của chính mình. Chính trong 
lúc này, tiểu thuyết Giấc mộng con I 
với sự manh nha của một tiểu thuyết 
phiêu lƣu, thậm chí là trinh thám đã 
biến mất nhƣờng chỗ cho một tiểu 
thuyết luận đề, triết luận. 
3. GIẤC MỘNG CON NHƯ LÀ MỘT 
TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ 
Về mặt kết cấu tổng thể, nhƣ chúng ta 
đã phân tích ngay từ đầu, Giấc mộng 
con có tố chất của một tiểu thuyết 
phiêu lƣu với biên độ không gian dịch 
chuyển hết sức rộng lớn, thời gian 
chu du của nhân vật khá dài (khoảng 
8 năm). Đồng thời tiểu thuyết cũng 
manh nha màu sắc trinh thám khi xuất 
hiện một vụ án không dễ đoán kết quả. 
Tuy nhiên các tổ chức nhân vật của 
Tản Đà đã dần đƣa tiểu thuyết rời xa 
khung kết cấu của chính nó và dẫn nó 
NGUYỄN HƢƠNG NGỌC – TIỂU THUYẾT GIẤC MỘNG CON CỦA 
57 
sang một tổ chức kết cấu khác đó là 
trở thành tiểu thuyết luận đề. 
Mặc dù tiểu thuyết đƣợc tổ chức nhƣ 
thể là một tác phẩm phiêu lƣu nhƣng 
sự xuất hiện, hành động của các nhân 
vật xoay quanh nhân vật trung tâm đã 
không thể hiện điều đó. Sự hình dung 
của tác giả về các nhân vật, về hành 
động, lời nói của các nhân vật đều 
phục vụ cho một quan điểm về con 
ngƣời, về tài năng, về xã hội. Việc bộc 
lộ những quan điểm, lý tƣởng thông 
qua cuộc hành trình, đối với tác giả, 
nhiều khi còn quan trọng hơn cả bản 
thân hành trình phiêu lƣu của nhân 
vật. Nhân vật trung tâm Nguyễn Khắc 
Hiếu lúc này giống nhƣ bức chân 
dung tự họa chính con ngƣời Tản Đà. 
Vậy là mặc dù cuộc chu du khắp năm 
châu của nhân vật là tƣởng tƣợng, là 
một ảo mộng nhƣng lại là ảo mộng 
dựa trên thế giới tinh thần khao khát 
tự do, khao khát đƣợc thoát ly của 
Tản Đà. Đây là một tâm lý hoàn toàn 
dễ hiểu trong hoàn cảnh thời đại và 
hoàn cảnh của bản thân Tản Đà lúc 
đó. Cuộc đời của Nguyễn Khắc Hiếu - 
Tản Đà có hai biến cố lớn làm ảnh 
hƣởng đến tinh thần của ông mà sau 
này trực tiếp ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng 
trong thơ văn ông. Đó là việc ông yêu 
cô gái họ Đỗ ở phố Hàng Bồ, con của 
nhà tƣ sản Đỗ Thận song nhà gái đòi 
ông phải có công danh sự nghiệp thì 
mới cho cƣới. Tản Đà thi cả hai kỳ thi 
hƣơng năm 1909 và 1912 đều trƣợt. 
Hỏng thi, Tản Đà quay về Hà Nội thì 
ngƣời con gái ông yêu đã lên xe hoa 
về nhà chồng. Hai thất bại lớn này của 
cuộc đời đã đi vào trong các sáng tác 
của ông. Nó giải thích cho sự xuất 
hiện của những mối tình dang dở, việc 
trốn vào cõi tiên, cõi mộng cũng nhƣ 
thái độ ngông nghênh trong tác phẩm 
của Tản Đà. Đồng thời, lúc này đất 
nƣớc rơi vào ách đô hộ. Tản Đà là 
một trí thức yêu nƣớc đồng thời cũng 
là một nhà nho đa tài, thị tình. Ông 
khao khát đƣợc đi đến những chân 
trời mới không chỉ để khám phá mà 
còn để thi triển tài năng. Tâm lý thoát 
ly khỏi một xã hội đang bị kìm kẹp, đô 
hộ để đi tìm tự do, tìm nguồn cảm 
hứng và tìm nơi để tài năng đƣợc thể 
hiện này đã theo suốt cuộc đời và sự 
nghiệp sáng tác của ông. 
Giấc mộng con trở thành một tiểu 
thuyết luận đề cũng là minh chứng 
cho những gì còn sót lại của tƣ tƣởng 
nho gia trong thế giới quan Tản Đà. 
Văn học nho gia đề cao “chí”, “đạo” 
(thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo). Nhà 
nho sáng tác thơ văn không phải để 
sáng tạo nghệ thuật mà mục đích đầu 
tiên là để nêu lên quan điểm, để thể 
hiện ý chí, cốt cách, nhân phẩm của 
mình. Nhà nho làm thơ, làm văn 
không phải là thú chơi đơn thuần mà 
phải có chức năng cảm hóa, giáo dục 
hoặc cảnh tỉnh nhất định. Sáng tác 
của họ không phải những tiểu tự sự 
nhƣ văn học hiện đại mà thiên về 
những luận điểm mang tính đại tự sự. 
Giấc mộng con đã bị “kẹt” ở thế đứng 
giữa hai hệ tƣ duy, văn học trung đại 
và văn học hiện đại nên mới có sự 
đứng giữa ngã ba đƣờng thể loại nhƣ 
vậy. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (248) 2019 
58 
4. THAY LỜI KẾT 
Tản Đà là ngƣời chủ trƣơng “bán văn” 
(trong Hầu trời) nghĩa là ông đã nhận 
ra sự cần thiết của việc thay đổi trong 
sáng tác văn học. Văn chƣơng cần 
phải hiện đại, cấp tiến và phù hợp hơn 
với độc giả của một xã hội đã xuất 
hiện hình thái sản xuất đô thị kiểu 
phƣơng Tây. Tuy nhiên quá trình thực 
hiện mộng ƣớc thay đổi đó lại bất 
thành. Tản Đà sáng tác văn học theo 
một “tiềm thức” sáng tạo rất nho gia 
đó là tự họa con ngƣời tinh thần, lý trí 
của chính mình. Tác phẩm của ông 
phần lớn để nói lên chí nguyện, mong 
ƣớc của chính tác giả. Trong tiểu 
thuyết này, giấc mộng lập đại nghiệp, 
sở thích đƣợc “xê dịch”, ƣớc nguyện 
về một hồng nhan tri kỷ và giấc mơ về 
một xã hội lý tƣởng đã đƣợc thể hiện 
rất rõ. Tản Đà loay hoay ở vạch ranh 
giới giữa văn học trung đại và văn học 
hiện đại để cuối cùng ông mắc vào bi 
kịch “lại giống” (Phan Cự Đệ và nhiều 
tác giả, 2013: 197). Ông “vừa bƣớc 
vào thực tế, các ảo tƣởng cứ vỡ dần” 
(Phan Cự Đệ và nhiều tác giả, 2013: 
197), các giấc mộng của ông cứ thế 
tan vỡ. Tản Đà muốn thay đổi văn 
chƣơng, muốn lập nên một sự nghiệp 
mới hiển hách nhƣng con ngƣời văn 
học gốc nhà nho đã kìm giữ ngòi bút 
của chính ông để cuối cùng tác phẩm 
của ông quay trở lại với đặc điểm của 
văn học nho gia quen thuộc. Cả cuộc 
đời cầm bút của mình “Tản đà vẫn là 
một nhà nho, một nhà nho ít thanh 
thản” (Phan Cự Đệ, 2013: 202-203). 
Giấc mộng con I chính là một trong số 
những tác phẩm nằm trong vòng tròn 
đó. 
Mặc dù sự cách tân không thành công 
song không thể phủ nhận công sức 
của Tản Đà. Những cố gắng của ông 
đƣợc thừa nhận và đã khơi mạch cảm 
hứng cho các nhà văn hậu thế. Tản 
Đà thực sự xứng đáng là ngƣời của 
hai thời đại văn học, là ngƣời mở 
cánh cửa giao thời nhƣ Hoài Thanh 
(1999: 255) trong Thi nhân Việt Nam 
đã khẳng định: “ Tiên sinh đã dạo 
những bản đàn mở đầu cho một cuộc 
hòa nhạc tân kỳ đƣơng sắp sửa”.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, 
Hà Văn Đức. 2013. Văn học Việt Nam 1900 - 1945. Hà Nội: Nxb. Giáo dục Việt Nam. 
2. Hoài Thanh. 1999. Hoài Thanh toàn tập, tập 2. Hà Nội: Nxb. Văn học. 
3. Nguyễn Khắc Xƣơng (biên soạn). 2002. Tản Đà toàn tập, tập 2. Hà Nội: Nxb. Văn 
học. 

File đính kèm:

  • pdftieu_thuyet_giac_mong_con_cua_tan_da_nhin_tu_goc_do_the_loai.pdf