Tiểu luận Học sinh phổ thông với môn học Lịch sử

Để đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này và và để tìm hiểu do đâu mà môn học lịch sử là ít được giới trẻ quan tâm. Đứng trước thực trạng đó, là một sinh viên khoa sử, là giáo viên dạy sử tương lai, chúng tôi luôn có những băn khoăn, trăn trơ mong muốn tìm hiểu sâu vấn đề này để làm sao để học sinh phổ thông , có thể nhìn nhận và hiểu rõ hơn nôn học lịch sử , bên cạnh đó chúng tôi mong muốn đưa ra những ý kiến đánh giá của những nhà chuyên môn, những giáo viên giảng dạy môn lịch sử do đâu mà có tình trạng như vậy, bên cạnh đó chúng tôi muốn đi thăm dò thực tế qua những học sinh đang học tập ở một số trường phổ thông , để lấy ý kiến về việc học lịch sử của học sinh như thế nào và lịch sử có vai trò gì và ý nghĩa của môn học đem lại điều gí cho học sinh,.Qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu rỏ hơn nửa về thực trạng dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông như thế nào ? Tốt hay không tốt, chất lượng giảng dạy của giáo viên có đem lại hiệu quả cao cho học sinh học hay không. Học sinh có hứng thú học tập hay không, chúng tôi mong muốn đưa ra những giải pháp hay biện pháp, của những giáo viên đang trưc tiếp giảng dạy ở trường phổ thông hay của những giảng viên day môn lịch sử ở trường Đại học . Để có thể giúp cho học sinh học tập tốt hơn môn lịch sử và những biện pháp gây hứng thú cho học sinh, học môn lịch sử được tốt hơn và có hiệu quả hơn.

doc 35 trang thom 04/01/2024 7060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Học sinh phổ thông với môn học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Học sinh phổ thông với môn học Lịch sử

Tiểu luận Học sinh phổ thông với môn học Lịch sử
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
˜& KHOA LỊCH SỬ &™
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÍ
ĐỀ TÀI
Sinhviên thực hiện:	Lê Bá Tân
Lê Quang Kháng
Giáo viên hứơng dẫn: Ths	Huỳnh Lâm Anh Chương
Lớp sử quốc phòng 2a
Thành phố Hồ Chí Minh thang 12 năm 2009
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta, dân tộc Việt nam đã trãi qua hàng nghàn năm lịch sử, với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng, rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình. Như chính Chủ tịch Hồ Chí minh đã dạy:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Đã là người việt nam thì dù ở đâu củng phải biết lịch sử nước mình vì đó là đạo lí muôn đời của dân tộc « uống nước nhớ nguồn ». Nhưng học và dạy lịch sử giờ đây không phải là chỉ ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hoặc chỉ ghi nhớ công ơn của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người Việt Nam ; vì đó chính là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay. Lịch sử đóng một vai trò rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ và không thể thiếu được trong việc học tập của học sinh ngày nay là chủ nhân tương lai của đất nước .
 Chính vì thế môn học Lịch sử là một môn học đã được đưa vào giãng dạy ở các bậc học, nhưng đối với học sinh phổ thông hiện nay đặc biệt là giới trẻ, đều xem môn học lịch sử là một môn học nhàm chán và không thiết thực. Đa số học sinh hiện nay đặc biệt là học sinh phổ thông đều có một câu hỏi là “ Học lịch sử để làm gì ..? và tại sao phải học môn học lịch sử .?” lịch sử là môn học rắc rối với quá nhiều sự kiện khó nhớ, dài dòng .Học lịch sử là không cần thiêt và học là chỉ lấy điểm cho qua thôi.
 Như vậy do đâu mà mà học sinh lại đưa ra ý kiến như vậy ? Có phải là do học sinh phổ thông hiện nay chưa nhận thức được ý nghĩa của môn học lich sử , lịch sử nghiên cứu cái gì? Do đó không xác định được mục đích học tập, không có phương pháp học tập đúng , từ đó nảy sinh quan niệm sai lầm về vai trò ý nghĩa môn học lịch sử. Hay là do tình trạng xem thường môn lịch sử như là môn phụ, ở phổ thông đã dẫn đến việc hạ thấp chất lượng dạy học môn lịch sử, làm ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ trẻ, 
Hiểu không đúng ý nghĩa môn học lịch sử, hay là một phần nửa là do phương pháp dạy học môn lịch sử , không đem lại hứng thú cho học sinh có đam mê để học 
Để đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này và và để tìm hiểu do đâu mà môn học lịch sử là ít được giới trẻ quan tâm. Đứng trước thực trạng đó, là một sinh viên khoa sử, là giáo viên dạy sử tương lai, chúng tôi luôn có những băn khoăn, trăn trơ mong muốn tìm hiểu sâu vấn đề này để làm sao để học sinh phổ thông , có thể nhìn nhận và hiểu rõ hơn nôn học lịch sử , bên cạnh đó chúng tôi mong muốn đưa ra những ý kiến đánh giá của những nhà chuyên môn, những giáo viên giảng dạy môn lịch sử do đâu mà có tình trạng như vậy, bên cạnh đó chúng tôi muốn đi thăm dò thực tế qua những học sinh đang học tập ở một số trường phổ thông , để lấy ý kiến về việc học lịch sử của học sinh như thế nào và lịch sử có vai trò gì và ý nghĩa của môn học đem lại điều gí cho học sinh,.Qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu rỏ hơn nửa về thực trạng dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông như thế nào ? Tốt hay không tốt, chất lượng giảng dạy của giáo viên có đem lại hiệu quả cao cho học sinh học hay không. Học sinh có hứng thú học tập hay không, chúng tôi mong muốn đưa ra những giải pháp hay biện pháp, của những giáo viên đang trưc tiếp giảng dạy ở trường phổ thông hay của những giảng viên day môn lịch sử ở trường Đại học . Để có thể giúp cho học sinh học tập tốt hơn môn lịch sử và những biện pháp gây hứng thú cho học sinh, học môn lịch sử được tốt hơn và có hiệu quả hơn. 
Ý NGHĨA CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự phát triển như vũ bão, ngày nay của cách mạng khoa học công nghệ, công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước việc học môn lịch sử có ích lợi gì , vì sao phải học, học như thế nào  ? 
Với việc nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ giúp cho giới trẻ, hiểu được chức năng nhiệm vụ của môn học lịch sử ở phổ thông,và giúp cho các bạn thấy được vai trò, ý nghĩa của việc dạy học môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ, làm cho mổi học sinh có những hiểu biết chính xác, cơ bản và nhận thức được lịch sử là môn học hết sức quan trọng. Bên cạnh đó chúng tôi đưa ra ý kiến đánh giá của các nhà chuyên môn,về sử học, nhìn nhận của giới trẻ về sử học , và phương pháp để học tốt môn lịch sử , cùng với việc đánh giá của học sinh phổ thông, giới trẻ hiện nay về việc thích hay không thích học môn lịch sử. 
Chọn đề tài này chúng tôi sẽ nêu lên tình trạng học môn lịch sử của học sinh như thế nào, đã tốt hay chưa ? Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân , tình trạng, học môn lịch sử và những giải pháp để gúp cho học sinh phổ thông và giới trẻ ngày nay, hiểu rỏ hơn tầm quan trọng của môn học có những cái nhìn đúng đắn nhất về Sử học, bên canh đó chúng tôi nêu lên tình trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông như thế nào, để có thể gúp cho những giáo viên hay những nhà sử học đánh gia, về chất lượng và phương pháp giảng day của mình đã tốt hay chưa học sinh đánh giá như thế nào về giờ dạy của giáo viên ỏ trên lớp . Từ đó giáo viên có thể đưa ra những biện pháp hay phương pháp đôỉ mới có thể giúp học sinh học tốt hơn môn lịch sử. 
Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nêu lên những biện pháp , hay phương pháp học lịch sử, có hiệu quả hơn có hiệu quả hơn nhằm giúp cho học sinh có những kinh nghiệm về phương pháp học . Từ những cuộc trao đổi , phỏng vấn thực tế để thực hiện đề tài chúng tôi củng đã trao đổi và giúp cho các bạn học sinh nhìn nhận và đánh giá về việc học môn lịch sử có một cái nhìn và suy nghĩ mới hơn,về ý nghĩa việc học môn lịch sử và một phần chúng tôi chuyễn tãi những ý kiến của học sinh đề nghị và đánh giá về chất lượng giảng dạy và tiếp thu kiến thức lịch sử qua những giờ dạy trên lớp của giáo viên như thế nào. Nội dung của sách giáo khoa đã phù hợp hay chưaThông qua ý kiến của học sinh từ thực tế chúng ta có những đánh giá khách quan hơn phản ánh hiện trạng thực tế, đánh giá đúng chất lượng giáo dục học tập môn sử học.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Môn lịch sử ở phổ thông đặc biệt là ở lớp 12 là một môn ít tiết nhất( vì được xem là môn phụ) nên sự quan tâm đầu tư cho môn này ở trường phổ thông còn hạn chếvà yêu cầu đối với giáo viên là khong cao. Các Sở Giáo Dục có ngày dành riêng cho bộ môn ở mỗi tuần hay mỗi tháng, thì giáo viên không tận dụng hết để phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ. hoặc có nơi dùng giáo viên mô lịch sử để dạy địa lí, môn Giáo dục công dân hay môn khác,hoặc ngược lại. Thực tế trên đã dẫn đến tình trạng dạy Lịch sử dừng lại ở chổ cần thuộc bài để đạt trong kì thi Tú tài là được, Tỉ lệ tốt nghiệp tú tài thường cao ( Có nhiều nguyên nhân) Nhưng thi Đại học thì lại quá thấp, đây không phải là nghịch lí mà là kết quả chung của nhiều yếu tố dạy và học, kiểm tra đánh giá đến vị trí thấp ở trường phổ thông . ..
Vì thế mà vấn đề học tập môn lịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu làm về vấn đề này, qua các hội nghị nghiên cứu khoa học về bộ môn khoa học lịch sử đã đưa vấn đề học lịch sử của học sinh phổ thông hiện nay nghiên cứu, thảo luận , nhiều tạp chí cũ ng như báo chí đã phản ánh tình hình học tập của học sinh phổ thông với môn học lịch sử.ví dụ như: Hội thảo khoa học về "Thực trạng việc dạy và học lịch sử trong trường phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do Hội Khoa học lịch sử, Bộ GD-ĐT, Bảo tàng Cách mạng VN, Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐHQG TP.HCM), ĐH Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27-3-2008; hàng chục diễn đàn trẻ trên internet; các trường đại học và phổ thông cũng tổ chức nhũng buổi chuyên đề nhằm tìm ra giải pháp. Trong những năm gần đây việc dạy học lịch sử đã được nhiều soạn dã làm đệ tài nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Về phương pháp dạy học hay đổi mới phương pháp dạy học., hiện trạng học tập lịch sử của học sinh phổ thôngbên cạnh đó trên diễn đàn lịch sử nhiều website đăng tải nhũng diển đàn của nhiều độc giả nghiên cứu về học tập lịch sử, những trang đăng tải ý kiến của bạn đọc về đánh gia thực trạng dạy học ở trường phổ thông. Đây là một đề tài cũ nhưng hiện nay đang được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu , là một vấn đề nóng bỏng về tình trạng học sinh phổ thông cũng như giới trẻ đang dần xem thường cũng như không chú tâm học môn học Lịch sử. Vấn đề này đã trở thành nóng bỏng nhưng hiện trạng đó vẫn không thay đổi 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tìm hiểu rõ vấn đề chúng thì phương pháp nghiên cứu là một vấn đề vô cùng quan trọng. xác định đây là một vấn đề mang tính xã hội và có liên quan đến tâm lý con người, bởi vậy mà chúng tôi đã sử dụng phương pháp trắc đạc xã hội để tìm hiểu về quan hệ trong học tập của học sinh trung học phổ thông, kết hợp với việc nghiên cứu tâm lí học lứa tuổi theo phương pháp logic. cụ thể trong bài tiểu luận này chúng tôi đã phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp học sinh và giáo viên, lên các diễn đàn trên mạng điện tử để trao đổitất cả những cách đó cũng nhằm đánh giá vấn đề một cách chính xác nhất
NGUỒN TƯ LIỆU
Nguồn tư liệu mà chúng sử dụng trong bài nghiên cứu này bao gồm: sách báo viết về tâm lí học của học sinh phổ thông, tư liệu trên mạng internet cũng là một nguồn phông phú và khá khách quan, quan trọng nhất là những “tư liệu sống” mà chúng tôi thu hoạch được từ quá trình điều tra thực tế.
PHẦN NỘI DUNG
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN HỌC LỊCH SỬ
LỊCH SỬ LÀ GÌ ? ĐỐI TƯỢNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA SỬ HỌC
a. Giới thiệu chung môn học lịch sử
Lịch sử dùng để chỉ quá trình khách quan xảy ra trong xã hội loài người. Đó là hiện thực lịch sử, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Lịch sử là sự hiểu biết của con người về những gì sảy ra , được ghi bằng lời nói , qua các câu chuyện dân gian hay được ghi bằng văn tự và đạt tới sự ra đời của khoa học lịch sử. Đó là khoa học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trong quá khứ xã hội loài người và phát hiện ra quy luật Phát sinh và phát triển của nó .
b. Đối tượng của môn học lịch sử
Lịch sử là lịch sử của quần chúng của nhân dân lao động – chủ nhân thực sự của lịch sử, người sáng tạo ra mọi tinh thần vật chất và tinh thần của xã hội. Đối tượng cuả khoa học lịch sử là quá trình phát triển thực tiễn của xã hội loài người, cũng như của từng nước, từng dân tộc, từng địa phương với tính thống nhất, tính phức tạp muôn màu muôn vẻ của nó trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống ; là sự chuyễn biến cụ thể, phong phú về cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, sự thể hiện sinh động vai trò sáng tạo quyết định của nhân dân lao động đối với sự phát triển của xã hội
Lịch sử là lịch sử của nhân dân lao động , chủ nhân thực sự của lịch sử, người sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần và vật chất của xã hội
Các phương thức sản xuất kế tiếp nhau một cách hợp quy luật, trong quá trình phát triển của xã hội loài người : Công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ , phong kiến , tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
Nghiên cứu lịch sử từ khi xã hội và con người xuất hiện đến nay phải nêu rỏ các quy luật của xã hội : có những quy luật tác động tới toàn bộ sự phát triển của xã hội loài người, có quy luật tác động trong một số phương thức sản xuất.
Trong lịch sử chúng ta phân ra lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới có mối quan hệ qua lại với nhau
Cần nghiên cứu lịch sử một cáh toàn diện, nghĩa là tìm hiểu những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, kinh tế , chính trị, van hóa, tư tưởng.. một cách cân đối có trọng tâm 
2.Chức năng của khoa học lịch sử 
Hiện nay còn không ít người băn khoăn, thắc mắc «  học lịch sử để làm gí ? » và vì sao phải học lịch sử ? » sống, qua sách báo sẽ tìm ra những câu trả lời cho mình. Để gi. Trong sự phát triển mạnh mẻ của khoa học kỉ thuật như ngày nay vói quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước việc học lịch sử có lợi gì .. ? 
Mỗi người bằng thực tiễn cuộc úp trả lời cho câu hỏi chúng ta cần nghiên cứu hai vấn đề lớn .
Chức năng và nhiệm vụ của môn lịch sử
Vai trò, ý nghĩa của dạy học lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Bất cứ một khoa học môn học nào cũng đều hình thành, phát triển từ thực tế cuộc sống và khoa học chỉ thực sự chân chính khi chinh phục lợi ích của con người. 
 a.Chức năng 
Là khôi phục, miêu tả , giải thích, hiện tượng lịch sử một cách chính xác, và đúng đắn để phục vụ xã hội, con người. Trên cơ sở thực hiện thức năng của mình, sử học góp phần giáo gục tình cảm, thẩm mỉ tư tưởng, đạo đức cho nhân dân, phục vụ lợi ích chính trị lâu dài
Khôi phục và miêu tả hiện thực đúng như nó đã tồn tại trong quá khứ . Trên cơ sở xây dựng biểu tượng ấy , giải thích lịch sử .Đúng với sự phát triển hợp quy luật của xã hội đây là chức năng khoa học
Phục vụ xã hội , phục vụ con người là chức năng xã hội, quy định nhiệm vụ của sử học
b. Nhiệm vụ của sử học
Nghiên cứu , học tập lịch sử để phục vụ con người trên các mặt nhận thức, giáo dục thực tiễn . Đó là nhiệm vụ thực tiễn chủ yếu của sử học xuất phát từ nội dung, đặc điểm chức năng của mình. Trong một tình hình nhất định , các khoa học và các hoạt động của xã hội đều phải phục vụ chung của đất nước, của dân tộc, của giai cấp và của nhân loại
Thứ nhất nhiệm vụ giáo dưỡng , tức là cung cấp kiến thức lịch sử khoa học làm cho mỗi người hiểu biết chính xác, cơ bản, tương đối đầy đủ về sự kiện con người quá khứ . Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói  «  chúng ta nên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu »
Tri thức lịch sử còn tác dụng đến hiểu biết của con người về những vấn đề về van hóa, những vấn đề về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ có liên quan
Thứ hai- nhiệm vụ giáo dục sử học. Sử học là một ngành của khoa học xã hội và nhân văn «  nó tham gia tích cực vào đời sống xã hội, bồi dưỡng sự phát triển về tình cảm, tư duy về biện chứng khoa học , lich sử còn giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc vói đất nước »
Thứ ba- nhiệm vụ phục vụ cuộc đấu tranh xã hội, lao động sản xuất . Lich sử là quá trình thống nhất, đi lên xã hội loài người, từ quá khứ đến hiện tại và vươn tới tương lai
Thứ tư- Sử học có tác dụng trong nhiều mặt của xã hội, trước hết là giáo dục tình cảm, đạo đức thẩm mỉ .. cho thế hệ trẻ
Xác định chức năng nhiệm vụ của khoa học lịch sử giúp cho chúng ta hiểu rỏ vì sao phải học lịch sử. Đó không chỉ là sự hiểu biết đúng đắn quá khứ mà còn giúp chúng ta hành động tốt hơn hiện tại và tương lai
TÌNH HÌNH HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Qua điều tra thực tế, việc đánh giá thực trạng học tập môn lịch sử của học sinh trung học phổ thông như sau:
Số phiếu phát ra 129 gồm những trường: THPT thực hành sư phạm TP Hồ Chí Minh, trường THPT Lý Thương Kiệt huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh, trường THPT YÊN ĐỊNH II, huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa.
Số học sinh trả lời thích môn lịch sử là: 90 em chiếm 67,77 %
Số học sinh trả lời là không thích môn lịch sử là: 39 em, chiếm 30,23 %
Với câu hỏi: bạn học môn lịch sử với thái độ như thế nào thì kết quả như sau
Thích thú học: 74 em, chiếm 57,4 %
Học chỉ để đối phó : 35 em, chiếm 27,1%
Không chú tâm:20 em, chiếm 15,5%
Qua hai kì thi đại học năm 2005 và 2007, kết quả như sau:
Kì thi  ...  trong sách giáo khoa. Sau mỗi chương hay mỗi phần chương trình thì cá em phải tự làm đề cương cho mình, làm bảng tổng kết, chuẩn bị đề cương trả lời câu hỏi có tính tổng hợp cao, tự giải thích thuật ngử, khái niệm quan trọng, giải thích đúng nghĩa của câu, diễn đạt đúng với ngữ pháp 
Thứ tư hướng dẫn “Tìm tài liệu”
Để học tốt môn học lịch sử không chỉ nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là đủ, mà học sinh phải bổ sung kiến thức cho mình bằng việc tìm tài liệu. kiến thức lịch sử là rất rộng có nhiều tài liệu tham khảo qua sách giáo khoa, sách tham khảo, tư liệu lịch sử qua tranh ảnh, phim tư liệu hết sức phong phú và đa dạng từ nhiều nguồn thông tin của nhiều tác giả. Mỗi tài liệu có những đánh giá khác nhau cho nên học sinh phải biết chọn lọc sưu tầm, trên cơ sở tài liệu học sinh phải biết phân tích tham khảo tìm tòi những sự kiện hay những nhận định đánh giá khách quan, công bằng, nhìn nhận đúng lịch sử, ngoài ra việc học hỏi tìm tòi những câu chuyện lịch sử hay những chiến công những trận đánh của những nhân chứng sống từ những vị lão thành cách mạng , học sinh sẽ hiểu hơn những giá trị lịch sử và những chiến công vang dội của cha ông, gọi dậy tình yêu quê hương yêu tổ quốc, và tự hào hơn những tấm gương anh dũng dã hi sinh bảo vệ đất nước bảo vệ tổ quốc. học sinh sẻ hình dung ra được những năm tháng chiến đấu gian khổ của cha ông phần nào tái hiện lên lịch sử. Có sự đam mê và học tập hơn, hiểu biết về kinh nghiệm, có cái nhìn khách quan hơn, sinh động hơn, thấy được giá trị lịch sử
Thứ năm “Phương pháp học nhóm”
Trong quá trình học tập môn học lịch sử, học nhóm củng là một trong những biện pháp giúp cho học sinh có thể trao đổi bài cho nhau, trau dồi bổ trợ kiến thức cho nhau, qua các buổi học nhóm nếu các em học nghiêm túc , trao đổi thoải mái với nhau những hiểu biết của mình khi đưa ra một vấn đề nào đó. Các em có thể tập trung một nhóm với nhau để học cùng trao đổi tài liệu , ý kiến đánh giá, thì một lần trao đỏi là một lần học sinh nhớ hơn, và được bạn bè đóng góp ý kiến những vhổ sai hoặc chổ còn thiếu của mình từ đó bản thân tiếp thu sửa đổi , thu thập những kiến thức giúp bản thân hiểu rỏ hơn thích thú học lịc sử. mặt khác qua việc họp nhóm không khí vui vẻ trong luc trao đổi bài sẻ giúp cho học sinh có tâm trạng thoải mái khi học bài tốt hơn
Từ những phương pháp học tập nêu trên nếu mỗi học sinh tiếp thu thì các em có thể khẳng định rắng: “học lịch sử là không khó” khi bản thân học sinh có đam mê và chú tâm học và đặc biệt khi có phương pháp học khoa học, đúng đắn, phù hợp, thì sẻ nâng cao trình độ kiến thức và đạt kết quả cao trong học tâp 
2). Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh học môn lịch sử
Lịch sử là một môn học tồn tại ở trường phổ thông với tư cách một môn khoa học, bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không phải là toàn bộ khoa học lịch sử mà chỉ bao gồm nững kiến thức cơ sở của khoa lịch sử. Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của một cấp học, bộ môn lịch sử khôi phục lại cho học sinh những kiến thức lịch sử, bức tranh lịch sử gần đây nhưng nó tồn tại trong quá khứ. Tính khoa học của bộ môn lịch sử đòi hỏi kiến thức lịch sử không chỉ cung cấp cho việc miêu tả bề ngoài của sự kiện mà còn phải giải thích chúng, chỉ ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở những sự kiện cụ thể, bộ môn lịch sử khái quát sự thật lịch sử để hình thành cho học sinh các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em ngày càng đi sâu vào bản chất. Do đối tượng học tập của bộ môn lịch sử thuộc về khái quát cho nên thời gian càng lùi xa thì việc nhận thức bản chất của sự kiện và hiểu sâu vào sự kiện lịch sử càng khó. Thêm vào đó, học sinh không thể trực tiếp quan sát “trực quan sinh động” đối tượng nghiên cứu như các môn khoa học tự nhiên. Giáo viên cũng không thể tiến hành các thí nghiệm làm sống lại, xây dựng lại nhân vật lịch sử như đã tồn tại trong quá khứ. Vì vậy giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh khôi phục lại “bức tranh quá khứ” lĩnh hội tri thức lịch sử và hiểu chúng, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển. Để làm được điều này cũng như có thể giúp học sinh hiểu sâu và rõ hơn và học tốt hơn môn lịch sử, nhìn nhận đánh giá một cách đúng đắn thì giáo viên đứng lớp qua những giờ giảng trên lớp phải có những biện pháp gây hứng thú cho học sinh học tốt hơn môn lịch sử, giúp học sinh có thể nghe và tiếp thu một cách có hiểu quả, có thái độ học tập nghiêm túc, trở nên đam mê học môn lịch sử hơn.
Trước hết để cho học sinh có thể tiếp thu và có hứng thú học môn lịch sử, thì người giáo viên phải có giọng nói, truyền cảm cho học sinh, lôi cuốn học sinh bằng ngôn ngữ giọng nói của mình; dẫn dắt đưa học sinh lôi cuốn vào bài học một cách chăm chú, giọng nói và ngôn ngữ nói tức là cách truyền đạt cho học sinh một cách truyền cảm cho học sinh, người giáo viên có thể thu hút được học sinh chăm chú vào bài giảng hơn. Đó chính là ngôn ngữ trao đổi trực tiếp với học sinh, và truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản của nội dung bài giảng, khi người giáo viên có thể truyền cảm cũng như giọng nói gây cho học sinh cảm thấy dễ nghe, dễ tiếp thu bằng ngôn ngữ nhẹ nhàng ấn tượng sâu sắc, xúc tích làm cho các em sẽ chăm chú vào cô giáo giảng bài hơn.
Hai là một giáo viên đứng lớp thì việc truyền đạt kiến thức cho học sinh là một yếu tố cực kì quan trọng, những kiến thức đó không chỉ đáp ứng trong phạm vi bài giảng ở sách giáo khoa mà người giáo viên phải có kiến thức bên ngoài đưa vào bài giảng để cho học sinh có thể mở rộng vốn kiến thức hơn, những kiến thức bên ngoài là yếu tố thu hút nhiều học sinh chăm chú học bài hơn vì đây là những kiến thức bên ngoài mở rộng, nâng cao học sinh thường ít biết, khi giáo viên đưa vào bài giảng thì sẽ tạo sự bất ngờ, tò mò và hứng thú, nhiều vấn đề đòi hỏi các em phải suy nghĩ vận dụng tư duy của mình. Phải cập nhật thông tin hoặc nhiều kiến thức từ nguồn tài liệu bên ngoài, thì sẽ tạo cho học sinh có hứng thú học tập và trao đổi những vấn đề mình chưa biết khi giáo viên đưa ra, sẽ sôi nổi và lớp học trở nên chăm chú học bài hơn.
Ba là trong việc truyền đạt kiến thức lich sử của giáo viên đứng lớp với cách truyền đạt theo sách giáo khoa thì sẽ rất khô khan và học sinh rất khó hiểu đối với một số vấn đề, để giúp cho học sinh tập trung thoải mái tiếp thu bài tốt hơn, thì giáo viên cần phải biết kết hợp với học lịch sử với các bộ môn khoa học khác như môn văn học, đưa ra những vấn đề lịch sử qua tác phẩm văn học trình bày, hay những bài hát về những chiến công, hay ca ngợi những vị anh hùng thì sẽ tạo được sự đa dạng trong bài giảng, giúp các em có thể kiến tạo và có thể hiểu rỏ được nhiều kiến thức hơn.
Bốn là để góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động thì những mẫu chuyện gắn với bài học lịch sử đó là mẫu chuyện về các vị anh hùng, những tấm gương anh dũng hay những chiến công khi đưa vào bài giảng thì sẽ thu hút sự tò mò tìm hiểu của học sinh về nhân vật này, hay nhân vật kia, gắn liền những miền quê hay các tỉnh nào, sẽ làm cho các em học sinh có thể hiểu biết hơn về sự kiện và nhân vật lịch sử, mà sẽ muốn khám phá tò mò tìm hiểu.
Năm là trong những giờ lên lớp, với sự phát triển của công nghệ thông tin như ngày nay thì việc vân dụng công nghệ vào giờ dạy như trình chiếu phim ảnh, hình ảnh, soạn powerpoint, sẻ tạo được sự sinh động hơn cho bài giảng, giúp cho học sinh có những cái nhìn thực trong tái hiện lại được lịch sử qua những hình ảnh minh họa hay hình ảnh thật. Đặc biệt đưa những đoạn phim lịch sử hay những hình ảnh sẽ giúp cho học sinh có thể giải tỏa được tâm lý đó là chỉ ghi chép, thu hút các em vào học bài hơn, bởi vì tâm lý của các em luôn là mong muốn sự tò mò khác lạ đặc biệt là những hình ảnh hay phim ảnh, làm cho học sinh chăm chú nghe giảng và tiếp thu hiệu quả hơn. Khi đưa những đoạn phim hay hình ảnh thì người giáo viên phải lựa chọn những hình ảnh phù hợp có chọn lọc, sen kẻ nhau. Bên cạnh đó sử dụng hình ảnh hay đoạn phim vừa trình chiếu để đặt câu hỏi cho học sinh đặt câu trả lời, hoặc có thể cho các em nêu nhận xét và cảm tưởng sau khi xem đoạn phim hay hình ảnh vừa trình chiếu.
Sáu là qua những bài giảng thì giáo viên đặt ra những câu hỏi, và gợi ý trả lời từ hình ảnh trực quan, giáo viên có thể đưa ra một nhân vật hay sự kiện nào đó với gợi ý là đưa lên những hình ảnh hay đoạn phim về nhân vật hay sự kiện đó. Với biện pháp này sẽ giúp cho học sinh phải suy nghĩ liên tưởng những sự kiện hay nguồn gốc liên quan để trả lời, thì lớp học sẽ sôi nổi hơn.
Bảy là tùy những giờ giảng giáo viên cần tạo sự thoải mái học tập cho học sinh, tránh sự áp đặt về kiến thức, đưa ra câu hỏi động viên khích lệ học sinh tham gia phát biểu trao đổi bằng hình thức tuyên dương hay cộng điểm cho học sinh. Từ biện pháp này giúp cho học sinh có thêm quyết tâm học hơn, tham gia phát biểu nhiều hơn, giờ học sẻ trở nên sôi nổi hơn.
Tám là giáo viên đưa ra những vấn đề về sự kiện, nhân vật hay một vấn đề nào đó về lịch sử để cho học sinh thảo luận Xê Mi Na trên lớp, đóng góp ý kiến riêng của mình, tạo sự phản biển, đóng góp trao đổi quan điểm của mình các em có thể tự do tranh luận vói nhau, cùng đi sâu vào tìm hiểu vấn đề đó trước lớp, và các bạn sẽ bổ sung thêm. Sau đó giáo viên sẽ đưa ra đánh giá, kết luận và giải thích thêm cho các em một số vấn đề học sinh chưa thật hiểu. Hoặc giáo viên giao cho từng nhóm hay từng tổ chuẩn bị một số vấn đề khác nhau, để học sinh có thể bổ trợ thêm kiến thức với nhau. Khi tranh luận học sinh sẽ hăng hái tham gia phát biểu và đóng góp ý kiến nhiều hơn, tạo cho các em trao đổi như một diễn đàn trên lớp thì thu hút học sinh học bài hơn.
Chín là do chương trình, kiến thức ở sách giáo khoa là rất nhiều giáo viên cần phải đề ra những phương pháp, phân tiết, phân bổ thời gian dạy trên lớp đảm bảo cho học sinh đầy đủ kiến thức, phải có những phương pháp tạo sự hứng thú phù hợp.
Qua những tiết học giáo viên thường kiểm tra bài cũ, cho học sinh trả bài điều này sẻ tạo sự áp lực cho các em, phải học thuộc để trả lời như vậy sẽ không đạt kết quả cao, cho nên hạn chế kiểm tra 15’ đầu giờ cho học sinh trả lời mà giáo viên cộng điểm thêm cho những người tham gia nhiệt tình phát biểu ý kiến, trao đổi cộng điểm thuyết trình cuối kì tổng kết lấy điểm 15’ nhằm tạo tính chủ động của học sinh.
Mười là, kiểm tra ra đề tạo sự hứng thú cho học sinh làm bài như đưa ra hình ảnh, câu từ ngắn gọn, phù hợp, để cho học sinh trình bày vấn đề đó. Đề phải kết hợp với nội dung sách giáo khoa. Ví dụ như giáo viên cho một mốc thời gian, hay một sự kiện, nhân vật ngắn gọn để cho học sinh suy nghĩ làm bài. Hay cho một số câu từ để cho học sinh có thể hoàn thành đoạn văn, tạo sự hiểu biết về môn học, phát huy tính sáng tạo cho học sinh.
Mượi một là giáo viên cần tránh hiện tượng đọc chép, nên cho một số câu hỏi để cho học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, khi đến lơp sẽ lấy tinh thần xung phong của học sinh, đóng góp ý kiến để xây dựng bài.
Mười hai là tổ chức cho học sinh tham gia những buổi dã ngoại, hoạt động ngoại khóa, như tổ chức cho học sinh thi những trò chơi về lịch sử, gắn liền với sự kiện và nhân vật lịch sử. Tạo được sự vui chơi giải trí cho các em, lứa tuổi học sinh phổ thông rất ham chơi và hiếu động. Khi tổ chức trò chơi mang tính lịch sử sẽ giúp các em có hứng thú tham gia và cho các em nhập vai những nhân vật lịch sử thì các em có thể hiểu sâu hơn, và thoải mái hơn những giờ giảng dạy trên lớp. Bên cạnh đó tổ chức cho các em, đi tham quan các bảo tàng lịch sử hoặc cho các em gặp gỡ với những người lão thành cách mạng thì học sinh sẽ thấy được những giá trị lịch sử dân tộc. Phần nào các em được chứng kiến những di vật thật, do các cuộc chiến tranh để lại, sẽ kích thích sự tìm tòi, tinh thần yêu tổ quốc, quý trọng hơn giá trị lịch sử. Những trang sử không bao giờ phai. Qua những hoạt động này giáo viên cũng là người hướng dẫn viên cho các em tham quan và tìm hiểu lịch sử, tạo sự thân mật gần gủi hơn với học sinh, có thể giải đáp những thắc mắc của các em về những vấn đề lịch sử mà từ trước các em chưa được thấy mà chỉ nghe kể Tạo được đam mê, giúp cho các em có ý thức học hơn. 
Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền thụ những kiến thức cơ bản cho học sinh, người giáo viên giữ vai trò chủ đạo. Học sinh hiểu lịch sử như thế nào, và có đam mê học hay không, có chú tâm học lịch sử hay không, thì giáo viên là những người đưa đường chỉ lối, truyền thụ những kiến thức. Giúp các em nhìn nhận và đánh giá được hiện thực lịch sử, khơi dậy tình yêu lịch sử dân tộc và đất nước hơn. Để làm được điều này thì giáo viên cần có những biên pháp gây hứng thú cho học sinh qua những giờ giảng bài trên lớp, để cho học sinh nhìn nhận và ý thức được tầm quan trọng của bộ môn lịch sử . Những biện pháp gây hứng thú cho học sinh học môn Lịch sử ở trên lớp là hết sức quan trọng đối với một giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông 
KẾT LUẬN 
“Học sinh phổ thông với môn học lịch sử” – một vấn đề hoàn toàn không mới nhưng vẫn luôn là đề tái nóng bỏng cần nhiều sự đánh giá, nhìn nhận và quan tâm của tất cả mọi người. Trong đời sống hiện nay những tưởng những người quan tâm đến lịch sử rất hiếm hoi, vậy mà không, bên cạnh những người không nhìn thấy, chưa nhìn thấy tầm quan trọng của lịch sử thì vẫn còn rất rất nhiều người quan tâm đến lĩnh vực này.
Học sinh là lứa tuổi đang tiếp thu văn hoá một cách mãnh liệt nhất và đó cũng là những lớp người sau này sẽ tiếp nối cha ông viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đã có rất nhiều người cho rằng học sinh thời nay không thích môn lịch sử và học kém môn này. Nhưng không, đó chỉ là cái nhìn một chiều của vấn đề. Thực sự có rất nhiều em học sinh cả ở nông thôn và thành thị quan tâm đến những kiến thức lịch sử chẳng qua sự quan tâm đó bị mọi người đánh giá qua những con số của các kì thi và cũng do chính yếu tố ngoại cảnh đã làm cho các em từ yêu thích trở thành không yêu thích thậm chí chán ghét mà thôi.
Qua bài tiểu luận mà chúng tôi đã đi khảo sát thực tế này chúng tôi khẳng định rằng: tình yêu lịch sử của các em học sinh vẫn có và nó sẽ được bùng cháy mạnh mẽ khi có sự tác động tích cực.
Một đất nước Việt Nam với bốn nghìn năm lịch sử và thực sự đã phải làm cho cả thế giới phải choáng ngợp bởi những kì tích mà dân tộc ta đã làm được từ ngàn năm trứơc. Thế nhưng, chính những thế hệ trẻ ngày nay do đã “chạy đua” với cuộc sống quá nhiều mà có lúc quên đi những giá trị đích thực của lịch sử. Thiết nghĩ rằng cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu thì những giá trị của lịch sử càng quan trọng bấy nhiêu
“Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ”. Đây là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến các em học sinh cũng như tất cả mọi người, hãy để cho quá khứ soi đường cho tương lai để dân tộc ta luôn hiên ngang sánh bước cùng các cường quốc năm châu trên thế giới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TƯ LIỆU SÁCH
LÊ VĂN HỒNG (chủ biên)Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, nhà NXB giáo dục, Hà Nội năm 1995
Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), giáo trình tâm lí học đại cương, nhà xuất bản đại học sư phạm,
Khoa lịch sử trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, những công trình khoa học tiêu biểu (1976-2006), nhà xuất bản giáo dục 2007
Phan ngọc Liên, Nhập môn sử học, nhà xuất bản đại học sư phạm 2005
CÁC WEBSITE

File đính kèm:

  • doctieu_luan_hoc_sinh_pho_thong_voi_mon_hoc_lich_su.doc