Tiếng Việt thực hành dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học

Đọc thầm

Là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để nhận biết một

văn bản và vận dụng năng lực tư duy để thông hiểu và để tiếp nhận nội dung thông

tin của văn bản đó.

Trong cuộc sống hàng ngày, khi không có nhu cầu đọc thành tiếng thì lúc

đọc một lá thư, một tờ báo. chủ yếu người ta dùng hình thức đọc thầm. Có người

đọc thầm nhằm mục đích giải trí, có người nhằm mục đích học tập, mở rộng hiểu

biết. Đối với chúng ta nhằm mục đích là học tập, bồi dưỡng, mở rộng kiến thức

phục vụ cho công việc dạy học.

Đọc thầm chỉ được thực hiện khi người đó đã biết đọc thành tiếng một cách

thành thạo. Đọc thầm đỡ hao sức lực, tốc độ đọc nhanh hơn, có điều kiện để suy

ngẫm, tìm hiểu nội dung văn bản. Đọc thầm còn không làm ảnh hưởng đến sự yên

tĩnh của người khác.

[Theo sách Guiness thì Baken một Giáo viên người Mỹ 44 tuổi là người đọc

thầm nhanh nhất thế giới hiện nay. Mỗi phút ông đọc và hiểu hết 25.000 chữ, một

cuốn sách dày 486 trang chỉ đọc 12’ (báo Tiền Phong Chủ Nhật số 43/99)]

pdf 66 trang kimcuc 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiếng Việt thực hành dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếng Việt thực hành dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học

Tiếng Việt thực hành dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
----------------------
BÀI GIẢNG
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
DÙNG CHO HỆ CĐ NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
GV: VÕ DUY ẤN
TỔ: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHOA: SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
2LỜI NÓI ĐẦU
Học phần “Tiếng Việt thực hành” được soạn theo QĐ số 705/QĐ-ĐH-PVĐ
ngày 07/9/2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng về việc ban hành
chương trình đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục tiểu học. Bài giảng “Tiếng
Việt thực hành” được dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu của sinh viên ngành
Giáo dục tiểu học hệ Cao đẳng chính quy khi học tập học phần này và các học phần
có liên quan.
Mục tiêu chung của học phần này: Học xong học phần này, sinh viên có
được các kỹ năng sau:
- Sinh viên có các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Các kỹ năng này giúp cho
sinh viên có thể giao tiếp, học tập đạt hiệu quả và dạy tốt môn Tiếng Việt ở Tiểu
học.
- Vận dụng được những kiến thức về tiếng Việt vào việc rèn luyện và nâng
cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động phân tích văn bản để đọc hiểu
văn bản, biết cách tóm tắt văn bản theo các hình thức khác nhau, sử dụng quy trình
tổng thuật văn bản. Hình thành kỹ năng đọc thành tiếng và có thể đọc mẫu, đọc mẫu
các bài tập đọc cho học sinh ở tiểu học. Có kỹ năng viết chữ, viết mẫu chữ theo quy
định. Biết cách viết một văn bản về: Miêu tả, Kể chuyện, Tường thuật, Đơn từ, Biên
bản, Báo cáoỨng dụng được các kỹ năng nghe, nói trong hoạt động giao tiếp và
hoạt động dạy học ở trường tiểu học. Biết nói và luyện nói theo chủ đề
- Tích luỹ kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Việt để làm tốt nhiệm vụ rèn
luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp. Vận dụng vào việc dạy
học ở tiểu học.
- Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, học để dạy học...
- Sinh viên có các đức tính cần thiết của một giáo viên tiểu học: mô phạm,
cẩn thận, chu đáo, tỉ mỷ
Học phần “Tiếng Việt thực hành” có thời lượng 2 đơn vị tín chỉ gồm 5
chương.
Chương 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng (6 tiết)
Chương 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản (4 tiết)
Chương 3. Rèn kỹ năng viết chữ (6 tiết)
Chương 4. Rèn kỹ năng viết văn bản (8 tiết)
Chương 5. Rèn kỹ năng nghe - nói (6 tiết)
Đây là lần đầu tiên chúng tôi biên soạn bài giảng này, chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu từ các thầy cô và sinh viên trong nhà trường để bài giảng ngày càng hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn
3Chương 1
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC
1.1. Mục đích yêu cầu rèn kỹ năng đọc
Đọc là hình thức giao tiếp bằng chữ viết, là hoạt động lĩnh hội tiếp nhận
thông tin qua các văn bản viết.
Trong xã hội loài người, giao tiếp bằng chữ viết được thực hiện khi có chữ
viết. Đối với con người, giao tiếp bằng chữ viết từ khi bắt đầu biết đọc, biết viết.
Trong đời sống xã hội, hoạt động đọc tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc.
Ví dụ: Đọc thư từ, tên phố, tên các cửa hiệu, đọc thông báo trên truyền hình.
Tuỳ theo đặc điểm nghề nghiệp, hoạt động đọc ở mỗi người cũng có những
mục đích khác nhau.
Ví dụ: Đối với người đi học thì đọc là hoạt động học tập. Đối với những nhà
khoa học thì đó là hoạt động nghiên cứu. Đối với phát thanh viên thì đọc là hoạt
động truyền tin đến người nghe. Đối với một người đọc lúc nhàn rỗi đó là nhu cầu
giải trí. Đối với giáo viên, đọc nhằm mục đích học tập, tham khảo tài liệu còn là
một hoạt động nghề nghiệp, một công việc thường xuyên diễn ra trong giờ học.
Hoạt động đọc góp phần thúc đẩy xã hội loài người không ngừng phát triển.
Thông qua hoạt động đọc mà con người tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài
người, từ đó tiếp thu những kinh nghiệm tích luỹ của người đi trước, tiếp cận với
những thành tựu khoa học, những tiến bộ của xã hội loài người. “Đọc sách làm con
người phong phú, suy nghĩ làm con người sâu sắc, nói chuyện làm con người tỉnh
táo” (Franklin)
Từ khi đứa trẻ đến trường là bắt đầu tiếp xúc với sách vở, chữ viết, tức là
làm quen với một hình thức giao tiếp mới: giao tiếp bằng chữ viết. Đó là bước ngoặt
trong cuộc đời đứa trẻ.
Nhờ có chữ viết mà ngôn ngữ âm thanh (chỉ nghe bằng tai) đã được ghi lại
và lưu giữ trên giấy mà mắt ta có thể nhìn thấy và đọc được. Những bài học vần chữ
là những bài học đọc, học viết đầu tiên đối với học sinh. Ngày nay con người còn sử
dụng nhiều phương tiện khác như băng từ, đĩa từ để lưu giữ và chuyển tải văn bản.
Với công nghệ máy vi tính và internet, hoạt động giao tiếp trở nên phong phú và đa
dạng hơn
Ở nhà trường công việc giảng dạy và giáo dục phần lớn dựa vào sách (SGK,
sách tham khảo). Thông qua đọc sách, học sinh mở rộng hiểu biết về thiên nhiên,
cuộc sống con người, về phong tục, tập quán về văn hoá, văn minh. Các em được
bồi dưỡng về vốn hiểu biết, năng lực thẩm mỹ, trao dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
Vì vậy việc đọc đối với học sinh mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng rất lớn.
Để dạy học ở lớp tiểu học (học vần, tập đọc, đọc truyện).Yêu cầu đối với
giáo viên là phải biết đọc mẫu và hướng dẫn học sinh tập đọc. Đọc mẫu là một
4trong những hoạt động dạy học đặc thù khi dạy tập đọc để hình thành kỹ năng đọc
cho học sinh.
Muốn có năng lực đọc tốt mỗi giáo viên tiểu học, phải rèn luyện kỹ năng đọc
để có thể đọc thành thạo, đạt trình độ chuẩn cho học sinh noi theo.
1.2. Các hình thức đọc
Ở nhà trường cũng như trong đời sống xã hội, chúng ta thường gặp các hình
thức đọc như: Đọc thành tiếng, đọc nhẩm, đọc đồng thanh, đọc diễn cảm.
Ở bậc tiểu học, học sinh được rèn luyện kỹ năng đọc thông qua môn Tiếng
Việt với các hình thức đọc như: đánh vần, đọc trơn, đọc đồng thanh, đọc cá nhân,
đọc nhẩm, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Căn cứ vào mục đích và phương pháp đọc ta có
thể chia thành hai hình thức đọc như sau.
1.2.1 Đọc thầm
Là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để nhận biết một
văn bản và vận dụng năng lực tư duy để thông hiểu và để tiếp nhận nội dung thông
tin của văn bản đó.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi không có nhu cầu đọc thành tiếng thì lúc
đọc một lá thư, một tờ báo.. chủ yếu người ta dùng hình thức đọc thầm. Có người
đọc thầm nhằm mục đích giải trí, có người nhằm mục đích học tập, mở rộng hiểu
biết. Đối với chúng ta nhằm mục đích là học tập, bồi dưỡng, mở rộng kiến thức
phục vụ cho công việc dạy học.
Đọc thầm chỉ được thực hiện khi người đó đã biết đọc thành tiếng một cách
thành thạo. Đọc thầm đỡ hao sức lực, tốc độ đọc nhanh hơn, có điều kiện để suy
ngẫm, tìm hiểu nội dung văn bản. Đọc thầm còn không làm ảnh hưởng đến sự yên
tĩnh của người khác.
[Theo sách Guiness thì Baken một Giáo viên người Mỹ 44 tuổi là người đọc
thầm nhanh nhất thế giới hiện nay. Mỗi phút ông đọc và hiểu hết 25.000 chữ, một
cuốn sách dày 486 trang chỉ đọc 12’ (báo Tiền Phong Chủ Nhật số 43/99)]
Muốn đọc thầm đạt hiệu quả cao, cần lưu ý một số điểm về phương pháp
sau:
- Tập trung chú ý khi đọc
Đọc thầm là hoạt động của trí tuệ, trong đó có hai bộ phận làm việc chính là
mắt và não bộ.
Khi mắt không tập trung chú ý vào văn bản, não bộ không tiến hành các thao
tác tư duy (suy nghỉ) thì việc đọc thầm sẽ không đạt hiệu quả. Sự phân tán chú ý có
thể do khách quan đem lại (tiếng ồn) nhưng cũng có thể do chính bản thân người
đọc (suy nghĩ việc khác, do sức khoẻ). Vì vậy muốn đọc thầm có kết quả cần có hai
điều kiện:
+ Không khí làm việc yên tĩnh.
+ Người đọc tập trung tư tưởng.
- Rèn luyện để có tốc độ đọc thầm nhanh
5Khi đọc mắt lướt theo dòng chữ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới đồng
thời não bộ tiến hành các thao tác tư duy để nhận biết, hiểu và nhớ nội dung văn
bản.
Một người mới đọc, tốc độ đọc thầm chậm vì mất nhiều thời gian cho quá
trình nhận biết các câu chữ trong văn bản (thậm chỉ phải đánh vần từng tiếng, từ).
Vì vậy ảnh hưởng đến thời gian cho thao tác hiểu và nhớ văn bản.
Muốn đọc thầm nhanh, cần phải rèn luyện để thực hiện các thao tác nhận
biết các dòng chữ trong văn bản một cách nhanh chóng để khỏi tốn thời gian cho
khâu nhận biết các âm, vần, dòng chữ mà chủ yếu để dành thời gian cho khâu hiểu
và nhớ nội dung văn bản.
- Tự kiểm tra kết quả đọc thầm
Kết quả đọc thầm thể hiện ở chất lượng nhớ và hiểu nội dung văn bản. Năng
lực hiểu và nhớ của mỗi người do rèn luyện mà có. Người ta thường tự kiểm ta kết
quả như sau:
+ Trả lời các câu hỏi về nội dung văn bản vừa đọc.
+ Tóm tắt lại văn bản.
+ Giải đáp các bài tập trắc nghiệm.
1.2.2. Đọc thành tiếng
Là hoạt động dùng mắt để nhận biết một văn bản viết và đồng thời sử dụng
cơ quan phát âm phát ra thành âm thanh để người khác nghe và có thể hiểu được nội
dung của văn bản thông qua giọng đọc của mình. Đọc thành tiếng vừa là hoạt động
nhận tin vừa là hoạt động phát tin. Người đọc là nhân vật trung gian giữa tác giả với
người nghe. Đối với giáo viên đọc thành tiếng là một hoạt động nghề nghiệp.
Hình thức đọc thành tiếng được sử dụng rộng rãi trong nhà trường và trong
cuộc sống.
Ví dụ: Giáo viên khi đọc mẫu cho học sinh, phải đọc thành tiếng. Đọc một
bài báo một cuốn sách cho người khác cùng nghe phải đọc thành tiếng...
Căn cứ vào yêu cầu và chất lượng đọc, hình thức đọc thành tiếng trong nhà
trường được chia thành hai mức độ: Đọc đúng, đọc diễn cảm. (đọc hay).
Đọc diễn cảm:
Là hình thức đọc thành tiếng không những đạt được yêu cầu của đọc đúng
như đã nêu ở trên mà còn có yêu cầu về ngữ điệu đọc với các yếu tố kèm ngôn ngữ
như: Nét mặt, điệu bộ, cử chỉgóp phần diễn tả nội dung bài đọc và hướng tới
người nghe.
Hay nói cách khác, đọc diễn cảm là một hình thức đọc thành tiếng một cách
rõ ràng, chính xác, có ngữ điệu phù hợp với nội dung văn bản nhằm truyền cảm
được nội dung bài đọc đến người nghe.
Như vậy đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở đã đạt các yêu cầu của
đọc đúng.
61.3.Kỹ năng đọc thành tiếng
Người có giọng đọc hay và hấp dẫn không phải do trời ban sẵn mà phải khổ
công rèn luyện mới có được. Với bộ máy phát âm bình thường, mọi người đều có
thể đọc rõ tiếng, rõ lời và đúng chính âm, điều có thể đọc diễn cảm (trừ số ít bộ máy
phát âm hoặc hệ thống thần kinh bị khiếm khuyết). Việc luyện đọc của giáo viên
cũng mang tính nghệ thuật, gần giống như việc luyện thanh đối với các ca sĩ.
Kỹ năng đọc thành tiếng bao gồm các kỹ năng sau:
1.3.1.Kỹ năng đọc đúng chữ cái và âm tiết tiếng Việt
Yêu cầu của đọc đúng, trước tiên phải là phát âm đúng và rõ ràng các âm vị,
âm tiết tiếng Việt.
(Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về
mặt xã hội)
Một người có bộ máy phát âm bình thường thì có thể đọc rõ tiếng, rõ lời và
âm lượng đủ nghe.
Đọc đúng chính âm tiếng Việt là cách phát âm chuẩn tiếng Việt được quy
định thống nhất trong toàn quốc bao gồm: Hệ thống phụ âm đầu (gồm có 22), hệ
thống nguyên âm (gồm có13 đơn, 3 đôi), hệ thống âm cuối vần (gồm có 6 phụ âm
cuối và 2 bán âm cuối), hệ thống thanh điệu (gồm có 6 thanh)
- Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị phụ âm đầu trong tiếng
Việt. Ví dụ: Phân biệt các phụ âm đầu như: l/n, tr/ch, s/x. Ví dụ: Mẹ Việt Nam đọc
thành Mẹ Việt lam
- Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị là nguyên âm giữa vần. Ví
dụ: đọc lúa chiêm thành lúa chim là không phân biệt nguyên âm giữa vần i/ie
- Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị là âm cuối vần. Ví dụ: son
sắt đọc thành son sắc
- Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các thanh điệu. Ví dụ
Phát âm đúng chuẩn, đúng chính âm, thì các tiếng, các từ mới được thực hiện
lên rõ ràng, người nghe mới tiếp nhận đúng câu chữ của văn bản, tránh hiểu nhầm,
hiểu sai.
1.3.2. Kỹ năng biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc
Ngữ điệu đọc là một tập hợp các yếu tố ngữ âm tương tác với nhau, có khả
năng biểu cảm thông qua giọng đọc như: ngắt giọng, nhấn giọng, cường độ và tốc
độ, thay đổi ngữ điệu đọc. Nhờ có ngữ điệu đọc mà nội dung văn bản được hiện lên
rõ ràng, giúp người nghe lĩnh hội đầy đủ và trung thực.
- Kỹ năng đọc ngắt giọng
Việc ngắt giọng trong khi đọc do ý nghĩa của câu, của đoạn văn quyết định,
khi viết được thể hiện bằng dấu câu khi đọc thể hiện bằng việc ngắt giọng.
Ngắt giọng khi đọc căn cứ vào dấu câu được gọi là ngắt giọng lôgic. Nó
được qui định bởi quy tắc ngữ pháp. Nhờ có dấu hiệu này mà ý tứ trong câu, trong
đoạn, trong bài văn được diễn tả mạch lạc, lôgic.
7Việc ngắt, nghỉ hơi còn dùng để ngăn cách các cụm từ trong câu mặc dù ở
đó không có dấu câu.
Ta dùng gạch chéo (/) để ghi vào vị trí ngắt, nghỉ hơi như sau:
+ Ở vị trí dấu phẩy, ý nghĩa của câu văn chưa được hoàn chỉnh, lời văn còn
tiếp tục nên khi đọc, ngắt giọng ngắn. (kí hiệu một gạch chéo) (/)
+ Ở vị trí dấu chấm, lời nói đã trọn vẹn, khi đọc ngắt giọng dài hơn (ký hiệu
hai gạch chéo (//).
+ Dấu chấm lửng (...) trong văn bản cũng là những dấu hiệu cần phải ngắt
giọng. độ ngắn dài khi đọc dấu này tuỳ thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể.
Trong thơ việc ngắt giọng khi đọc, không chỉ phụ thuộc vào dấu câu mà còn
căn cứ vào tình tiết, nhịp điệu của thơ ca và đến cả chất “nhạc” trong thơ. Đó là câu
ngắt giọng thơ ca.
Ví dụ:
Khi đọc thơ Đường luật ở mỗi câu thường ngắt dịp 4/3.
Tạo hoá gây chi/ cuộc hí trường//
Đến nay thấm thoát/mấy tinh sương//
Lối xưa xe ngựa/ hồn thu thảo//
Nền cũ lâu đài/bóng tịch dương//
(Hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan)
Trong bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu, tác giả đã ngắt nhịp câu thơ một
cách nhịp nhàng, người đọc có thể liên tưởng như được nghe văng vẳng ở đâu đây
tiếng chỗi tre của chị lao công đang quét rác trên đường phố Hà Nội giữa đêm
khuya yên tỉnh. Vì thế khi đọc đoạn thơ dưới đây người đọc cần đọc với nhịp điệu
sau:
Những đêm hè/
Khi ve ve/
Đã ngủ//
Tôi lắng nghe/
Trên đường/ Trần Phú//
Tiếng chổi tre/
Xao xác/ hàng me//
Tiếng chổi tre/
Đêm hè/
Quét rác//
Khi ngắt giọng tuỳ tiện, không theo lôgic, ý nghĩa của câu. Không căn cứ
vào tiết tấu nhịp điệu của thơ, sẽ không thể thực hiện được đầy đủ nội dung của văn
bản, có khi còn dẫn đến hiểu lầm, hiểu sai.
Ví dụ:
Nàng có ba người anh đi bộ đội
8Những đứa em nàng chưa biết nói.
Đọc thành → Nàng có ba người em đi bộ
Đội những đứa em nàng chưa biết nói.
-Kỹ năng đọc nhấn giọng
Trong văn bản có những từ ngữ, có những câu có giá trị ngữ nghĩa nổi bật
hơn trong câu, trong đoạn. Khi đọc cần thể hiện ngữ điệu đọc nhấn giọng hơn
(cường độ đọc mạnh hơn, âm lượng đọc to hơn.)
Ví dụ: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh)
Những từ ngữ, những câu (in nghiêng) cần được đọc nhấn giọng hơn vì đó là
những từ chủ chốt của các câu, là câu chủ đề của các đoạn văn trong văn bản.
Trong thơ ca, những từ ngữ được nhấn giọng là những từ ngữ hay, có giá trị
biểu cảm.
Ví dụ: Ngoài thềm rụng chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Trần Đăng Khoa)
-Kỹ năng điều chỉnh tốc độ và âm lượng đọc
- Đọc chậm quá, đọc ấp úng hoặc ngược lại đọc nhanh quá đều làm cho
người nghe khó theo dõi, không hiểu đúng và đầy đủ nội dung.
- Âm lượng (độ to nhỏ): phải đủ nghe, đọc quá nhỏ hoặc quá to làm cho
nguời nghe theo dõi cách mệt mỏi, khó chịu.
Tùy theo số lượng người nghe, người đọc cần điều chỉnh âm lượng sao cho
phù hợp.
Ví dụ : Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh / tre mãi / xanh màu / tre xanh.
(Tre Việt Nam – TV5)
Ở khổ thơ trên cần ... i là phát ngôn định hướng. Vận động trao
lời và vận động đáp lời là sự vận động cơ bản của hội thoại và giữa chúng phải có sự
phối hợp nhịp nhàng: Lời trao có lịch sự, có văn hóa thì lời đáp cũng phải cởi mở,
nhiệt tình. Nếu một trong hai vận động đó trục trặc thiếu hòa hợp, không chặt chẽ
thì đó là dấu hiệu tan vỡ trong mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia hội thoại.
- Vận động tương tác: Trong hội thoại, các nhân vật giao tiếp ảnh hưởng với
nhau, tác động lẫn nhau. Đó là vận động tương tác.
Ví dụ: Trong bóng đá, trong khiêu vũ.
58
Trong hội thoại, vận động tương tác thể hiện ở quy tắc luân phiên lượt lời,
quy tắc cộng tác, quy tắc liên kết hội thoại (liên kết nội dung, đề tài), quy tắc tôn
trọng thể diện và quy tắc khiêm tốn. Năm nguyên tác trên là những quy tắc chính
của hội thoại, chúng ta cần phải tôn trọng những quy tác này, người nào vi phạm
hoặc chưa nắm vững các quy tắc trên thì người đó chưa nắm được tính văn hóa
trong giao tiếp.
5.2.Luyện kỹ năng nghe
5.2.1.Các hình thức nghe
Nghe trong hội thoại và nghe trong đơn thoại, bên cạnh có những điểm tương
đồng (phụ thuộc vào chất lượng âm thanh, độ chú ý hay phân tán của người nghe)
thì trong hội thoại và đơn thoại còn có những sự khác biệt sau.
5.2.1.1. Nghe trong hội thoại
- Hoạt động nghe diễn ra với sự hiện diện trực tiếp của những người tham
gia. Sự vắng mặt của người hội thoại (điện thoại) là trường hợp đặc biệt.
- Sự chuyển đổi vai từ nghe sang nói và ngược lại, diễn ra thường xuyên.
Thời gian dành cho một vai (nghe - nói) không kéo dài quá lâu.
- Nội dung của hội thoại có thể được quy định trước nhưng thường được xác
lập và điều chỉnh trong qúa trình nghe - nói. Người nghe cũng chính là người trực
tiếp tham gia điều chỉnh, xác lập nội dung của quá trình giao tiếp. Nội dung này
luôn được thay đổi và đa dạng.
- Nghe trong hội thoại thường không cần ghi chép. Vì người nghe cũng là
người xác lập nội dung giao tiếp. Tùy nội dung, mục đích mà người nghe có thể ghi
tóm tắt nội dung, việc ghi chép hay không là điều không bắt buộc.
5.2.1.2.Nghe trong đơn thoại
- Là hoạt động nghe thường gặp trên lớp, hoặc những nơi công cộng. Nó
không có sự chuyển đổi vai, thời gian bao giờ cũng dài hơn.
- Nội dung do người nói quy định. Người nghe không tham dự trực tiếp vào
việc xác lập nội dung nói. Tuy nhiên người nghe có thể gián tiếp điều chỉnh nội
dung thông qua thái độ của mình (lời đề nghị, sự chú ý, cử chỉ) để yêu cầu người
nói thay đổi đề tài hoặc cách nói.
- Người nghe thường ghi chép lại điều người nói trình bày. Mức độ ghi chép
(sơ lược, chi tiết) tùy thuộc ở sự quan tâm của người nghe với nội dung.
5.2.2.Những điều kiện để nghe có hiệu quả
- Cần xác định mục đích nghe. Mục đích càng rõ ràng bao nhiêu thì hiệu quả
của việc nghe càng cao bấy nhiêu. Nếu không có mục đích rõ ràng, thì người nghe
không thể duy trì sự chú ý của mình.
- Cần có hứng thú với nội dung nghe. Đây là một trong những yếu tố cơ bản
để giúp người nghe có khả năng duy trì sự chú ý của mình, theo dõi ghi chép những
vấn đề mà người nói trình bày.
- Cần có những hiểu biết nhất định (tối thiểu) về nội dung trình bày. Kiến
thức của người nghe càng rộng thì việc nghe càng đạt hiệu quả. Điều này giải thích
59
vì sao cùng nghe một người nói, mà người này hiểu sâu sắc, toàn diện hơn người
khác.
- Cần có trí nhớ tốt. Nó giúp cho việc lưu giữ nội dung đầy đủ, giúp cho việc
ghi chép tránh được sai sót.
- Cần có hoàn cảnh nghe thuận lợi. Được hiểu là điều kiện khách quan, chủ
quan về thời gian, không gian, tiếng ồn, sức khỏe của người ngheHoàn cảnh có
tác động không nhỏ tới kết quả của việc lĩnh hội nội dung.
5.2.3.Cách nghe
- Đối với loại đề tài, loại bài, mỗi loại lời nói, kiểu nói đều cần có cách nghe
thích hợp để nắm được những vấn đề cốt lõi nhất, không sa vào những chi tiết phụ,
tránh loại nào cũng được nghe như nhau, chẳng hạn loại bài giảng khoa học thì nội
dung cần nắm là các luận đề, luận điểm, loại kể chuyện, tường thuật thì cần nắm các
sự kiện, diễn biến gắn với các yếu tố không gian và thời gian cụ thể, loại tin tức thì
nắm các biến cố, sự kiện.
- Người nghe còn nắm được cách dẫn dắt, cách lập luận, trình bày vấn đề, các
đích mà người nói hướng tới và cả những thông tin bề sâu (hàm ẩn) của bài nói đó
nữa. lúc đó có thể nói người nghe đã hiểu chính xác, đầy đủ và sâu cắc nội dung lời
nói.
- Trong khi nghe cần phải ghi chép, vì khi cần sử dụng người nghe khó có thể
nhớ lại hết những điều được nghe. Có hai cách ghi:
+ Vừa nghe vừa ghi: Có ưu điểm là ghi lại gần như trung thành lời người nói
nhưng thường bị sót nhiều ý vì ghi không kịp với tốc độ người nói.
+ Nghe xong một phần hoặc cả bài nói mới ghi: Cách này là tóm tắt được ý
của người nói theo cách hiểu của người ghi, những cách ghi này thường sơ lược,
không ghi được trung thành, lời lẽ, câu chữ của người nói.
Trong thực tế, thường người nghe phối hợp cả hai cách ghi. (lúc thì vừa nghe
vừa ghi, lúc thì nghe xong mới tóm tắt lại). Vì vậy, tùy nội dung bài nói, tùy mục
đích đặt ra chúng ta quyết định ghi theo cách nào cho đạt hiệu quả.
5.2.4.Một số kỹ năng cần rèn luyện khi nghe
- Cần phát hiện ra vấn đề chính trong bài nói. Nếu không dễ bị sa vào những
chi tiết bên ngoài, không phát hiện được bản chất của vấn đề từ đó dẫn đến những
nhận thức sai lầm. Muốn có được kỹ năng này ta cần phải không ngừng nâng cao
vốn sống, vốn hiểu biết (nghe đài, đọc báo...).
- Ghi nhanh, ghi đúng và ghi đầy đủ. Ghi nhanh để ghi được nhiều, ghi đúng
để hiểu chính xác nội dung, ghi đầy đủ để không bị bỏ sót những chi tiết quan trọng,
Cần tránh tình trạng ghi nhanh mà không đúng, ghi đúng mà không nhiều, ghi nhiều
mà không chính xác.
- Cần tạo thói quen duy trì sự chú ý liên tục trong suốt quá trình nghe. Thói
quen này không phải ở người nào cũng có, và ngay ở những người có hứng thú
trong khi nghe, không phải lúc nào cũng duy trì được việc nghe của mình từ đầu đến
cuối. Với những người không nghe được cả quá trình, kết quả bao giờ cũng kém,
60
mất chính xác, thậm chí còn trái ngược với những điều người nói trình bày. Vì vậy
việc tập trung duy trì sự chú ý cần phải đề ra để rèn luyện, nhất là đối với học sinh.
5.3.Luyện kỹ năng nói
Nói thành bài là một hành vi ngôn ngữ diễn ra quen thuộc và thường xuyên
đối với giáo viên như: bài giảng trên lớp, một buổi họp phụ huynh, một báo cáo tổng
kết năm họccác cuộc thoại nói trên đều có mục đích yêu cầu đặt ra từ trước, người
nói phải chuẩn bị bài nói dưới các dạng khác nhau hoặc ở dạng viết như (giáo án,
báo cáo chi tiết, đề cương bài nói) hoặc ở dạng lời (ngôn bản hình thành trong đầu
người nói dưới hình thức ngôn ngữ thầm)
Để thực hiện hoạt động nói có hiệu quả, người nói cần chú những vấn đề có
tính chất kỹ thuật (các điều kiện) sau:
5.3.1.Những điều kiện để nói có hiệu quả
- Nội dung bài nói: là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả của việc
nói. Dù nói hay, hấp dẫn nhưng nội dung nghèo nàn, buồn tẻ, tản mạn thì không bao
giờ đạt được hiệu quả. Hiệu quả của bài nói là do chuẩn bị chu đáo nội dung, khi nội
dung gắn liền với sự chú ý, những suy nghĩ, tình cảm của người nghe. Nội dung
càng mới mẻ, càng phong phú thì càng hấp dẫn, càng lôi cuốn được sự chú ý của
người nghe.
Nội dung của mỗi loại lời nói có khác nhau: Khi nói nghị luận thì nội dung
phải có luận đề, luận điểm, luận cứ, đối với miêu tả thì nội dung là những sự việc,
tình tiết, không gian, thời gian
-Sự hiểu biết phong phú, sâu rộng: Sẽ làm cho bài nói có sức thuyết phục,
sinh động và hấp dẫn hơn, bởi vì những điều nói ra chỉ là một phần trong cái vốn
hiểu biết của người nói, người nói không cần nói hết những vốn hiểu biết của mình,
cái vốn càng nhiều thì lời nói càng hàm súc và ngược lại nếu sự hiểu biết nông cạn,
hời hợt sẽ không đạt hiệu quả của giao tiếp.
-Uy tín của người nói: Là một điều kiện cho hiệu quả giao tiếp (uy tín về tài
năng, phẩm chất đạo đức, cương vị, tính cách) Tuy vậy, nó chỉ là điều kiện góp phần
cho sự thành công của bài nói chứ không phải là điều kiện quyết định.
- Giọng nói tốt: Cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả của việc giao tiếp.
Tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, người nói phải điều khiển giọng nói, ngữ điệu sao
cho phù hợp.
5.3.2.Chuẩn bị bài nói
-Xác định mục đích nói. Khi giao tiếp mỗi người đặt ra cho mình một mục
đích nhất định. Mục đích nói khác nhau sẽ làm cho cách lựa chọn nội dung và cách
trình bày khác nhau.
-Xác định nội dung trình bày. Nội dung được triển khai thành đề cương cụ
thể. Đề cương càng được chuẩn bị cẩn thận bao nhiêu thì hiệu quả giao tiếp càng
lớn bấy nhiêu.
-Dự kiến phương pháp trình bày. Cùng một nội dung với những đối tượng
khác nhau, mục đích khác nhau thì sẽ có cách trình bày khác nhau.
61
Trên đây là những bước mang tính chất chuẩn bị cho bài nói. Ở phần này
việc xác định nội dung trình bày là việc quan trọng nhất.
5.3.3. Thực hiện giao tiếp
Trong bước này, ta chú ý một số điểm sau:
-Thể hiện được đề cương thành lời nói mạch lạc, rõ ràng và duy trì việc nói
theo đề cương trong suốt quá trình giao tiếp. Theo dõi diễn biến (tâm lý, hứng thú...)
(khi thấy người nghe chăm chú thì yên tâm với nội dung, những khi thấy người nghe
lơ là thì xem xét lại nội dung hay đều chỉnh lại nội dung) ở người nghe để có thể
điều chỉnh kịp thời cách nói hoặc có thể là một phần của nội dung để cho phù hợp.
Việc mở đầu bài nói càng lôi cuốn hấp dẫn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Có
thể vào đề thẳng, có thể nêu lý do hoặc nêu những tình tiết, những mẩu chuyện lý
thú để gợi trí tò mò, lôi kéo sự chú ý của người nghe.
-Trong quá trình trình bày cần duy trì sự chú ý liên tục. Khi nói, có thể trình
bày theo trình tự thời gian, không gian hoặc theo tầm quan trọng của vấn đề. Với
từng nội dung, có thể lướt nhanh ở vấn đề này hoặc nhấn mạnh vấn đề kia. Trong
bài nói nên dùng những ý chuyển tiếp để bài nói rõ ràng, mạch lạc.
-Phần kết thúc nên ngắn gọn. Có thể kết thúc mở hoặc kết thúc khép. Kết
thúc mở là kết thúc không tóm tắt và mở ra những vấn đề mới từ những điều đã
trình bày hoặc nêu lên những cảm nghĩ, những đề xuất. Kết thức khép là kết thúc
theo kiểu tóm tắt lại những vấn đề đã nêu. Tùy theo nội dung bài nói mà người nói
lựa chọn cách kết thúc cho phù hợp.
-Khi nói cần khiêm tốn thận trọng, lựa chọn cách xưng hô (nghi thức lời nói)
phù hợp. Cần tạo được sự đồng cảm giữa người nói và người nghe. Có tinh thần
trách nhiệm cao trong lời nói và hết sức tôn trọng người nghe.
-Khi nói cần hết sức bình tỉnh tự tin. Nếu không thì không thể nói năng lưu
loát và không đạt được hiệu quả giao tiếp.
-Khi nói cần tránh đọc thuộc lòng bài văn đã chuẩn bị. Đều này làm cho lời
nói mất tự nhiên, kém hấp dẫn và khi đã bị quên một chỗ nào thì sẽ trở nên lúng
túng. Hơn nữa việc đọc thuộc lòng buộc người nói phải chăm chú tới việc nhớ ý,
nhớ lời và vì thế không quan sát được người nghe, không điều chỉnh được lời nói
khi cần thiết.
-Ngữ điệu có ảnh hưởng đến chất lượng của bài nói. Nói đều đều, nói to quá,
nhỏ quá, nói đứt quãng không liền mạchVì thế tùy thuộc vào điều kiện giao tiếp
cụ thể người cần chọn cho mình một ngữ điệu trong suốt quá trình nói.
-Thái độ, cử chỉ của người nói. cũng góp phần tích cực tới người nghe.Vì thế
khi nói cần tránh những động tác thừa, những thói quen xấu, những cử chỉ không
đẹp, tránh thái độ nóng nảy, lời nói gay gắt khi không đồng tình với ý kiến của
người khác. Văn hóa ứng xử trong lời nói, trong tranh luận khi nói là điều hết sức
cần lưu ý.
62
Tham khảo:
Phản hồi là hoạt động truyền đi một thông điệp từ người nghe tới người nói
trong hoặc sau quá trình người nói trình bày. Sự phản hồi có thể là trực tiếp hoặc
gián tiếp. Mỗi một dân tộc, một nền văn hóa có những quy ước về tín hiệu phản hồi
đặc trưng.
Ý NGHĨA HÀNH VI PHẢN HỒI
Hành vi Ý nghĩa
Vươn người về phía trước Tập trung, muốn nhấn mạnh
Ngả người về phía sau Suy ngẫm; muốn mở rộng vấn đề; chờ
đợi quyết định hay kết luận
Ngả người về phía sau, khoanh tay Chăm chú lắng nghe với tinh thần phê
phán
Nghiêng cổ Quan tâm; lắng nghe
Gấp hai tay ra sau cổ Quá tự tin; thư giãn
Để một tay ra sau cổ Không đồng ý; bực mình; muốn thể hiện
quan điểm khác
Vuốt cằm, chống cằm Rất quan tâm; rất tập trung
Hai tay chống cằm Lắng nghe; rất chăm chú
Cười mỉm Tán thành; ủng hộ
Mỉm cười và gật gật đầu Hoàn toàn ủng hộ
Cau mày; nhăn mặt Bực bội; chán nản; phản đối
Ngáp Buồn chán; mệt mỏi; không quan tâm
Nhìn chằm chằm, đầu không cử động Không muốn tập trung; không hứng thú;
không muốn hợp tác
Nhìn qua kính; nheo mắt Không chấp nhận; không tin tưởng;
không hứng thú; chờ dịp để thách thức
Đảo chỗ liên tục; tránh nhìn thẳng vào
người trình bày
Không thấy thoải mái; không đồng ý;
muốn kết thúc; muốn đặt câu hỏi hoặc
tranh luận
Bỏ kính ra Không tập trung; suy ngẫm về quyết
định của mình
Liếc nhìn đồng hồ Buồn chán; mong sớm kết thúc
Nhìn quanh phòng Tìm sự ủng hộ của mọi người; không
hứng thú
Gõ gõ ngón tay lên mặt bàn, búng ngón
tay, dập bàn chân
Không còn kiên nhẫn; nóng ruột muốn
chóng kết thúc
Sờ mũi; nháy mắt nhanh Nói dối; thái độ phòng thủ
(PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc -
Kỹ năng giao tiếp hành chính)
63
Câu hỏi
1. Hãy trình bày các dạng nói và những điều kiện để nói có hiệu quả.
2. Hãy giới thiệu với bạn bè trong lớp về bản thân mình.
- Họ tên, quê quán, ngày tháng năm sinh.
- Có năng lực đặc biệt.
- Những ước mơ, nguyện vọng. (có thể trong học tập, đời sống riêng tư). Cả
lớp nghe người trình bày, sinh viên khác trình bày lại và giáo viên nhận xét về kỹ
năng nghe - nói
3. Cho một đề tài thảo luận: Văn học và đời sống tâm hồn của con người.
- Có bốn người tham gia phát biểu trước lớp.
- Những người khác lắng nghe và tóm tắt lại ý kiến mà các bạn đã tham gia
phát biểu, thảo luận.
- Giáo viên nhận xét về kỹ năng nghe - nói của sinh viên.
4. Chọn một trong các chủ đề sau: Gia đình, nhà trường, xã hội để trình bày trước
lớp. Giáo viên nhận xét kỹ năng nói của sinh viên.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Trịnh Đức Minh, Dạy Tập viết ở Tiểu học, NXB Giáo dục
2. Lê A, Nguyễn Trí, Làm Văn, NXB Giáo dục.
3. Phạm Hổ, Bùi Hiển, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Sáng, Văn miêu tả và kể
chuyện, NXB Giáo dục 1998.
4. Hoàng Đức Huy, Phương pháp Tập làm văn lớp 4-5, NXB Tổng hợp Đồng
Nai, 2005.
5.Nguyễn Quang Ninh- Đào Ngọc, Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Sư
phạm, 2007.
6. Nguyễn Quang Ninh - Đào Ngọc, Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt, NXB
Giáo dục 1998.
7. Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Ngọc An, Soạn thảo văn bản và công
tác văn thư lưu trữ, NXB Thống kê, 2009.
65
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 2
Chương 1. Rèn kỹ năng đọc
1.1.Mục đích yêu cầu 2
1.2.Các hình thức đọc 3
1.3.Kỹ năng đọc thành tiếng.. 5
1.4. Luyện tập các kỹ năng đọc thành tiếng.. 9
Chương 2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản
2.1. Phân tích văn bản.. 15
2.2. Tóm tắt văn bản. 18
2.3 Tổng thuật văn bản.. 20
Chương 3. Rèn luyện kỹ năng viết chữ
3.1.Mục đích yêu cầu. 23
3.2.Chữ cái tiếng Việt. 24
3.3.Luyện tập kỹ năng viết chữ.. 25
Chương 4. Rèn luyện kỹ năng viết văn bản
4.1. Mục đích yêu cầu. 31
4.2.Luyện kỹ năng viết văn miêu tả.. 31
4.3.Luyện viết văn kể chuyện. 42
4.4. Luyện viết văn tường thuật 44
4.5. Luyện kỹ năng viết đơn từ, biên bản, báo cáo 46
Chương 5. Rèn luyện kỹ năng nghe- nói
5.1.Mục đích yêu cầu 52
5.2. Luyện kỹ năng nghe 57
5.3. Luyện kỹ năng nói. 59
66

File đính kèm:

  • pdftieng_viet_thuc_hanh_dung_cho_he_cao_dang_nganh_giao_duc_tie.pdf