Tiền di động và triển vọng phát triển đối với Việt Nam

Hệ thống tiền di động (mobile money) có lợi ích kép, vừa là một phương tiện để phổ cập dịch vụ tài chính

tới người dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa là một thị trường mới tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà cung

cấp. Trong thời đại 4.0 hiện nay, tiền di động cũng là giải pháp phát triển kinh tế số quan trọng đặc biệt cho

các nước đang phát triển. Dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu thứ cấp từ nhiều nguồn,

bài báo đã làm rõ chuỗi giá trị gia tăng, từ đó chỉ rõ các chủ thể có thể tham gia cung cấp cũng như các

mô hình cung cấp dịch vụ tiền di động. Bài báo phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của tiền

di động tại các thị trường dựa trên kinh nghiệm triển khai tiền di động tại nhiều quốc gia đang phát triển

trên thế giới. Áp vào trường hợp của Việt Nam, có thể thấy Việt Nam đang có các điều kiện về thị trường và

xã hội tốt để phát triển tiền di động. Bài báo cũng đề xuất hướng chính sách cũng như kinh nghiệm phát

triển ở phía doanh nghiệp triển khai để dịch vụ tiền di động có thể thực sự phát triển được tại Việt Nam.

pdf 6 trang kimcuc 19920
Bạn đang xem tài liệu "Tiền di động và triển vọng phát triển đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiền di động và triển vọng phát triển đối với Việt Nam

Tiền di động và triển vọng phát triển đối với Việt Nam
40 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
1. Giới thiệu
Hệ thống tiền di động (mobile money) có 
lợi ích kép, vừa là một phương tiện để phổ cập 
dịch vụ tài chính tới người dân và doanh nghiệp 
nhỏ và vừa là một thị trường mới tạo cơ hội kinh 
doanh cho các nhà cung cấp. Trong thời đại 4.0 
hiện nay, tiền di động cũng là giải pháp phát triển 
kinh tế số quan trọng đặc biệt cho các nước đang 
phát triển. 
Trong những năm qua, dịch vụ tiền di động 
đã phát triển nhanh chóng trên thế giới, đặc biệt 
tại các nước đang phát triển. Năm 2006, chỉ có 
10 hệ thống tiền di động toàn thế giới (Aker và 
Mbiti, 2010). Tới năm 2018, báo cáo của Hiệp 
hội Di động Thế giới (GSMA) cho thấy, 92 quốc 
gia trên thế giới đã và đang triển khai dịch vụ tiền 
di động với gần 844 triệu tài khoản được đăng ký, 
giao dịch trung bình 1,3 tỷ USD/ngày. Riêng năm 
2018 có 143 triệu tài khoản đăng ký, đạt kỷ lục số 
tài khoản đăng ký mới, tăng 20% (GSMA 2019).
Thành công điển hình nhất của dịch vụ tiền 
di động là hệ thống M-Pesa tại Kenya. M-PESA 
dịch vụ được cung cấp bởi Vodafone, đồng tài 
trợ bởi Cục Phát triển quốc tế Anh Quốc và được 
hiện thực hóa bởi Safaricom, nhà mạng lớn nhất 
Kenya tháng 3/2017. Hệ thống này sau được mở 
rộng sang các nước khác như Afghanistan, Nam 
Phi, Ấn Độ, năm 2014 tới Romania và 2015 tới 
TIỀN DI ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN 
ĐỐI VỚI VIỆT NAM 
TS. Đặng Thị Việt Đức*
Ngày nhận bài: 5/8/2019
Ngày chuyển phản biện: 7/8/2019
Ngày nhận phản biện: 15/8/2019
Ngày chấp nhận đăng: 22/8/2019
Hệ thống tiền di động (mobile money) có lợi ích kép, vừa là một phương tiện để phổ cập dịch vụ tài chính 
tới người dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa là một thị trường mới tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà cung 
cấp. Trong thời đại 4.0 hiện nay, tiền di động cũng là giải pháp phát triển kinh tế số quan trọng đặc biệt cho 
các nước đang phát triển. Dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu thứ cấp từ nhiều nguồn, 
bài báo đã làm rõ chuỗi giá trị gia tăng, từ đó chỉ rõ các chủ thể có thể tham gia cung cấp cũng như các 
mô hình cung cấp dịch vụ tiền di động. Bài báo phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của tiền 
di động tại các thị trường dựa trên kinh nghiệm triển khai tiền di động tại nhiều quốc gia đang phát triển 
trên thế giới. Áp vào trường hợp của Việt Nam, có thể thấy Việt Nam đang có các điều kiện về thị trường và 
xã hội tốt để phát triển tiền di động. Bài báo cũng đề xuất hướng chính sách cũng như kinh nghiệm phát 
triển ở phía doanh nghiệp triển khai để dịch vụ tiền di động có thể thực sự phát triển được tại Việt Nam.
• Từ khóa: tiền di động, mobile money, yếu tố ảnh hưởng, chính sách, mô hình kinh doanh.
The mobile money system has dual benefits, 
both as a means to universalize financial 
services to citizens and small and medium 
enterprises is a new market to create business 
opportunities for suppliers grant. In 4.0 era, 
mobile money is also an important solution for 
digital economy development especially for 
developing countries. Based on the method of 
analyzing and synthesizing secondary documents 
from many sources, the article clarifies the value 
added chain, thereby specifying the actors 
who can participate in the supply as well as the 
service delivery models Mobile money service. 
The paper analyzes the factors affecting the 
development of mobile money in markets based 
on mobile money deployment experience in many 
developing countries around the world. In the case 
of Vietnam, we can see that Vietnam has good 
market and social conditions to develop mobile 
money. The article also proposes policy directions 
as well as development experiences on the part 
of enterprises to deploy so mobile money services 
can really develop in Vietnam.
• Keywords: mobile money, mobile money, 
influencing factors, policies, business models.
* Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 09 (194) - 2019
41Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Abania. Trong 5 năm hoạt động, M-PESA đã tiếp 
cận được hơn 15 triệu người sử dụng. Một ví dụ 
khác là trường hợp của Philipin. Quốc gia này là 
một trong những quốc gia có thị trường tiền di 
động sớm nhất, cung cấp dịch vụ thanh toán điện 
tử và chuyển tiền điện tử tới hàng triệu người sử 
dụng (Donovan 2014). Tuy vậy, nhiều hệ thống 
tiền di động khác không đạt được thành công 
tương tự như vậy. Những yếu tố quyết định tới 
việc phát triển thành công dịch vụ tiền di động tại 
một thị trường luôn là mối quan tâm của các nhà 
quản lý, các doanh nghiệp triển khai cũng như 
các nhà nghiên cứu. 
Tại Việt Nam, trong Hội thảo tiền điện tử trên 
thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn 
diện ngày 23/5/2019 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và 
Truyền thông đã nhấn mạnh về ý nghĩa, sự cần 
thiết và triển vọng tác động khi triển khai dịch vụ 
tiền di động tại Việt Nam. Tuy vậy, cho đến nay 
khái niệm tiền di động còn mới mẻ tại Việt Nam. 
Liệu Việt Nam có nên triển khai dịch vụ tiền di 
động không? Nếu cho phép triển khai tiền di động 
thì những điều kiện nào có thể tạo sự thành công 
của tiền di động tại Việt Nam để nối dài dịch vụ 
tài chính tới mọi người dân tạo sự cải thiện về đời 
sống kinh tế tài chính cũng như những hiệu quả 
tích cực tới tổng thể nền kinh tế?
Bài báo hướng tới trả lời những câu hỏi trên. 
Bài báo sử dụng phương pháp tìm kiếm, tổng hợp 
và phân tích tài liệu theo mục tiêu. Về cấu trúc, 
sau phần mở đầu, phần 2 bài báo này sẽ giới thiệu 
tổng quan về tiền di động, từ đó có thể xác định 
rõ chuỗi giá trị dịch vụ cũng như các bên liên 
quan trong cung cấp dịch vụ tiền di động. Phần 
3 bài báo tổng hợp các yếu tố tác động tới triển 
khai tiền di động trên thế giới. Phần 4 phân tích 
các điều kiện phát triển tiền di động tại Việt Nam 
và cuối cùng là kết luận cùng các gợi ý về chính 
sách và thực hành kinh doanh cho chính phủ và 
các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tiền di động 
tương lai tại Việt Nam.
2. Tổng quan về tiền di động và các mô hình 
kinh doanh tiền di động
Về bản chất, tiền di động là một dạng tiền điện 
tử. Tiền di động có các tính chất căn bản của tiền 
truyền thống, chẳng hạn tính lỏng, tính có khả năng 
chấp nhận và tính nặc danh (Diniz 2011). Tiền di 
động liên quan tới ví di động, là nơi lưu trữ tiền 
điện tử triển khai trên các thiết bị di động, cho phép 
các giao dịch giữa các thiết bị di động từ người sử 
dụng cùng dịch vụ. Nó giống như ví thông thường 
và có thể lưu trữ tiền, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Khi 
được triển khai, tiền di động cho phép người dân 
được gửi tiền vào nhà mạng mà có thể không cần 
tài khoản ngân hàng. Người dân cũng có thể dùng 
tiền trong tài khoản điện thoại của mình để gửi cho 
nhau hoặc mua hàng hoá, dịch vụ. 
Tiền di động yêu cầu mức phủ của điện thoại 
di động. Tuy vậy, đây chỉ là điều kiện ban đầu. 
Đề phát triển tiền di động cần một hệ sinh thái đa 
dạng. Nằm ở trung tâm hệ sinh thái đó là mạng 
lưới các đại lý nhận tiền vào (cash-in) và trả tiền 
ra (cash-out) để chuyển các khoản tiền mặt này 
của khách hàng thành giá trị điện tử và ngược lại. 
Đây là bộ mặt của tiền di động, tạo niềm tin và 
đảm bảo tính thanh khoản. Ngoài ra tiền di động 
liên quan tới các ngân hàng, nhà mạng di động, 
các công ty cung cấp giải pháp thanh toán, các cơ 
quan quản lý.
Có nhiều mô hình kinh doanh tiền di động 
khác nhau. Hình 1 trình bày chuỗi giá trị và các 
mô hình kinh doanh dịch vụ tiền di động. Về cơ 
bản có thể phân chia thành ba mô hình dựa trên 
chủ thể chủ yếu tham gia vào quá trình cung cấp 
dịch vụ. 
Trong mô hình các nhà mạng là cung cấp là 
chủ yếu, nhà mạng di động sẽ hoạt động trên phần 
lớn chuỗi giá trị của dịch vụ tiền di động. Mô hình 
này được triển khai tại các nước đa phần các nước 
Đông Phi, Nam Phi như như Kenya, Tanzania và 
Ugada (GSMA 2018). Các nhà mạng này có thể 
hợp tác với các ngân hàng để hỗ trợ các dịch vụ 
liên quan tới ngân hàng như dịch vụ gửi tiền lấy 
lãi và dịch vụ cho vay. Mô hình này có ưu điểm 
do các nhà mạng đã có sẵn mạng lưới các đại lý, 
là điểm quan trọng nhất trong việc cung cấp dịch 
vụ tiền di động. 
Mô hình ngân hàng cung cấp là chủ yếu là mô 
hình trong đó các ngân hàng mua hoặc thuê hạ 
tầng kỹ thuật của các nhà mạng di động để cung 
cấp dịch vụ cho khách hàng. Mô hình này được 
triển khai ở một số nước như Nigeria, Nam Phi, 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 09 (194) - 2019
42 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Ai Cập và một phần Châu Á và Châu Mỹ La Tinh 
(GSMA 2018). Về hệ thống đại lý, mô hình này 
cũng có thể sử dụng hệ thống đại lý giống mô 
hình nhà mạng là chủ yếu: các đại lý hàng hóa 
nhỏ, các hiệu thuốc và cũng có thể sử dụng 
dịch vụ của bên thứ ba. 
Mô hình độc lập thường liên quan tới một liên 
doanh thành lập mới với nhà mạng hoặc ngân 
hàng để cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc 
cũng có thể là một doanh nghiệp khởi nghiệp với 
giải pháp dịch vụ tiền di động mới. 
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển 
tiền di động 
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển 
của tiền di động, tuy vậy có thể chỉ ra ba nhóm 
yếu tố chính.
Thứ nhất, yếu tố thị trường
Để triển khai dịch vụ tiền di động cần đầu tư 
lớn về hệ thống kỹ thuật công nghệ, hệ thống 
các đại lý cũng như yêu cầu chi phí để đảm bảo 
hoạt động (các trung tâm hỗ trợ, nhân việc hỗ 
trợ thị trường, đánh giá chấp lượng, kế toán). 
Về doanh thu, mô hình kinh doanh dịch vụ tiền 
di động dựa trên số lượng lớn các khoản phí thu 
nhỏ do vậy tính kinh tế của quy mô là điều kiện 
để doanh nghiệp triển khai có thể thu được lợi 
nhuận. Thị trường tài chính nội địa chưa phát 
triển tại nhiều quốc gia đang phát triển có thể rất 
tiềm năng đối với tiền di động do có thể đạt được 
tính kinh tế của quy mô. 
Lepoutre và Oguntoye (2018) nghiên cứu sự 
phát triển của hệ thống tiền di động tại hai quốc 
gia điển hình là Kenya và Nigeria rút ra rằng, sở 
dĩ tiền di động phát triển thành công tại Kenya và 
thất bại tại Nigeria vì M-Pesa tại Kenya đã đạt 
được hiệu ứng mạng nên số lượng khách hàng 
tăng nhanh trong thời gian ngắn. 
Khi số lượng khách hàng đủ lớn 
tham gia mạng, các khách hàng 
khác cũng nhanh chóng tham gia 
mạng do lợi ích kết nối mang lại 
tạo mạng lưới khách hàng mở rộng 
hơn nữa. Để đạt được điều này, 
Safaricom tại Kenya đã chọn cách 
thúc đẩy dịch vụ ngay từ đầu, thông 
qua một chiến lược marketing tốn 
kém và dồn đập. Mặc dù chi phí bỏ 
ra rất lớn, nhưng việc chiếm được 
lượng khách hàng đông đảo nhanh 
chóng đã giúp Safaricom tạo được 
rào cản thâm nhập thị trường đối 
với các đối thủ cạnh tranh và nhờ 
vậy nhanh chóng thu được doanh thu bù đắp phần 
đầu tư và tiếp tục mở rộng mạng lưới. Trường 
hợp của Nigeria, sự kết hợp của khủng hoảng 
tài chính, lo ngại về vấn đề xuất hiện độc quyền 
trong dịch vụ tiền di động cũng như thực tế là nhà 
cung cấp dịch vụ di động lớn nhất của Nigeria là 
doanh nghiệp nước ngoài nên các bước đi quản 
lý đều khá thận trọng. Điều này làm chùn bước 
các hoạt động phát triển dịch vụ tiền di động tại 
Nigeria. 
Thứ hai, yếu tố chính sách và quy định
Việc sáp nhập giữa tài chính và viễn thông 
cũng đặt ra những vấn đề phức tạp cho các cơ 
quan quản lý. Ngân hàng trung ương có xu hướng 
đưa ra khung pháp luật khá chặt chẽ để tránh gian 
lận, nợ xấu và rủi ro hệ thống. Tuy vậy, trong 
nhiều trường hợp các quy định thận trọng như 
vậy lại là rào cản tiếp cận dịch vụ. 
Trường hợp của M-PESA tại Kenya, khi bắt 
đầu phát triển dịch vụ, các quy định nói chung về 
dịch vụ tài chính di động chưa được thiết lập. Điều 
này đã tạo điều kiện cho hệ thống M-Pesa nhanh 
chóng phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Trong 
thời gian đầu, M-Pesa cũng vấp phải sự phản đối 
4 
giống mô hình nhà mạng là chủ yếu: các đại lý hàng hóa nhỏ, các hiệu thuốc 
và cũng có thể sử dụng dịch vụ của bên thứ ba. 
 Mô hình độc lập thường liên quan tới một liên doanh thành lập mới với 
nhà mạng hoặc ngân hàng để cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc cũng có 
thể là một doanh nghiệp khởi nghiệp với giải pháp dịch vụ tiền di động mới. 
Hình. Chuỗi giá trị và các mô hình kinh doanh dịch vụ tiền điện tử 
Nguồn: Payment Innovation Working Group 2012 
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tiền di động 
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của tiền di động, tuy vậy có thể chỉ 
ra ba nhóm yếu tố chính. 
Thứ nhất, yếu tố thị trường 
 Để triển khai dịch vụ tiền di động cần đầu tư lớn về hệ thống kỹ thuật 
công nghệ, hệ thống các đại lý cũng như yêu cầu chi phí để đảm bảo hoạt động 
(các trung tâm hỗ trợ, nhân việc hỗ trợ thị trường, đánh giá chấp lượng, kế 
toán). Về doanh thu, mô hình kinh doanh dịch vụ tiền di động dựa trên số 
lượng lớn các khoản phí thu nhỏ do vậy tính kin tế của quy mô là điều kiện để 
doanh nghiệp triển khai có thể thu được lợi nhuận. Thị trường tài chính nội địa 
chưa phát triển tại nhiều quốc gia đang phát triển có thể rất tiềm năng đối với 
tiền di động do có thể đạt được tính kinh tế của quy mô. 
 Lepoutre và Oguntoye (2018) nghiên cứu sự phát triển của ệ t ống tiền 
di động tại hai quốc gia điển hình là Kenya và Nigeria rút ra rằng, sở dĩ tiền di 
động phát triển thành công tại Kenya và thất bại tại Nigeria do M-Pesa tại 
Kenya đã đạt được hiệu ứng mạng do đạt được số lượng khách hàng tăng 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 09 (194) - 2019
43Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
của các ngân hàng, cho rằng M-Pesa cạnh tranh 
không bình đẳng với các dịch vụ thanh toán tương 
tự tại Kenya. Các ngân hàng cho rằng M-Pesa cần 
phải được điều chỉnh bởi cùng các quy định chặt 
chẽ áp dụng đối với các dịch vụ ngân hàng. Tuy 
vậy, sau đó, Ngân hàng Trung ương quyết định 
rằng M-Pesa không phải là dịch vụ ngân hàng do 
nó không nhận tiền gửi và không phải tuân thủ các 
quy định đầy đủ về quản lý đối với dịch vụ ngân 
hàng tương tự (xem Lashitew và cộng sự 2019). 
Thông thường các dịch vụ tài chính yêu cầu 
định danh khách hàng khá chặt chẽ. Các yêu cầu 
định danh khách hàng đối với dịch vụ di động nới 
lỏng hơn. Dịch vụ tiền di động có thể áp dụng 
quy định linh hoạt để vừa tạo điều kiện thuận lợi 
phát triển thị trường vừa đảm bảo yếu tố thận 
trọng của các dịch vụ tài chính. Đối với những 
khoản tiền gửi nhỏ có thể yêu cầu mức thận trọng 
thấp hơn những khoản tiền gửi giá trị cao. Khi 
quy định dạng này áp dụng tại Sri lanka, dịch vụ 
tiền di động trước đó đình trệ đã phát triển nhanh 
chóng (Penicaud, 2013).
Đối với trường hợp của Nigeria, do lo ngại về 
vấn đề độc quyền có thể xuất hiện trong dịch vụ 
tiền di động, thêm nữa, do thời điểm ra đời của 
dịch vụ tiền di động tại Nigeria trùng vào thời 
điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Ngân 
hàng trung ương đưa ra các quy định chặt chẽ 
đối với dịch vụ tiền di động. Theo đó, ưu tiên 
các ngân hàng giữ vai trò nhà cung cấp dịch vụ 
chính, yêu cầu kết nối giữa các nhà mạng tham 
gia cung cấp dịch vụ và áp dụng yêu cầu định 
danh khách hàng của dịch vụ ngân hàng vào dịch 
vụ tiền di động. Cuối năm 2011, Ngân hàng trung 
ương Nigeria cấp 16 giấy phép cung cấp dịch vụ 
tiền di động cùng lúc. Số lượng lớn các giấy phép 
cho dịch vụ còn mang tính thử nghiệm, cùng với 
các quy định về kết nối và định danh chặt chẽ 
làm các nhà mạng không muốn đầu tư vào dịch 
vụ do lo ngại không thu hồi được vốn. Đây được 
xem là nguyên nhân chính dẫn tới việc tiền di 
động không phát triển được ở quốc gia này (xem 
Lepoutre và Oguntoye 2018).
Thứ ba, yếu tố kinh tế - xã hội
Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới mức độ áp 
dụng tiền di động là yếu tố kinh tế xã hội. Tiền di 
động yêu cầu mức độ phát triển kinh tế - xã hội 
nhất định. Các cá nhân có kỹ năng sử dụng dịch 
vụ di động và việc biết chữ sẽ làm cho việc sử 
dụng dịch vụ dễ dàng hơn. Đối với cộng đồng, 
thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính hiện tại 
cũng liên quan tới việc chấp nhận sử dụng tiền 
di động. Chẳng hạn Arnado (2012) chỉ ra rằng 
người dân tại nhiều vùng ở Phillipin có thói quen 
trao đổi bằng gia súc hoặc quà tặng thay vì dùng 
tiền mặt do vậy từ chối sử dụng dịch vụ tiền di 
động. 
Ở mức vĩ mô, cấu trúc nền kinh tế và xã hội 
ảnh hưởng sâu sắc tới việc chấp nhận sử dụng 
dịch vụ tiền di động. Chẳng hạn, dịch vụ M-PESA 
ban đầu được thử nghiệm để trở thành phương 
liện thanh toán các khoản nợ nhỏ, nhưng sau 
đó Safaricom đã định vị lại M-PESA tập trung 
chủ yếu vào thị trường chuyển tiền nội địa. Tại 
Kenya, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển 
khác, việc di cư dẫn tới mối liên hệ chặt chẽ giữa 
dân cư thành phố với dân cư nông thôn. Mối quan 
hệ ấy tạo nhu cầu chuyển tiền từ các thành phố 
lớn về các vùng nông thôn. 
4. Triển vọng đối với Việt Nam
Tại Việt Nam việc truy cập và sử dụng các 
dịch vụ tài chính truyền thống thông qua ngân 
hàng và các tổ chức tài chính còn hạn chế. Theo 
số liệu điều tra của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF năm 
2017, chỉ 30% người trưởng thành trên 25 tuổi tại 
Việt Nam có tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản 
tại tổ chức tài chính ngoài ngân hàng. Con số này 
chỉ cao hơn Campuchia, tương đồng với Lào và 
Myanmar và thấp hơn các nước còn lại trong khu 
vực Đông Nam Á cũng như thấp hơn mức trung 
bình của các nước có mức thu nhập trung bình 
thấp giống Việt Nam (Bảng 1). Số liệu điều tra 
của IMF cũng cho thấy tỷ lệ người trưởng thành 
sử dụng các phương tiện điện tử như điện thoại 
di động, Internet để truy cập vào tài khoản ở mức 
7% tuy còn thấp nhưng không thấp hơn quá nhiều 
so với mức 8% trung bình của các nước có thu 
nhập trung bình thấp trên thế giới. Tuy vậy, tỷ lệ 
người trưởng thành trên 25 tuổi có tài khoản tiền 
di động chỉ đạt 2%, lại thấp hơn đáng kể so với 
mức 5% trung bình của các nước này. Như vậy có 
thể thấy dịch vụ tiền di động đang có dung lượng 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 09 (194) - 2019
44 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
thị trường khá lớn có thể khai thác tại Việt Nam. 
Nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng các nhà mạng 
quyết định tham gia vào thị trường tiền di động 
thường cần mấy điều kiện sau: (1) thị phần thoại 
đáng kể để đảm bảo tính kinh tế của quy mô khi 
triển khai dịch vụ, (2) thị trường hoạt động có 
tỷ lệ sử dụng dịch vụ di động từ 20-60%, (3) 
có sẵn mạng lưới đại lý dịch vụ nạp thẻ, (3) sẵn 
sàng đầu tư lớn, (4) có lãnh đạo quyết tâm, tập 
trung cho chiến dịch marketing sản phẩn và muốn 
tạo sản phẩm khác biệt so với đối thủ (Payment 
Innovations Working Group 2012). Tại Việt 
Nam, thị trường viễn thông hiện được xác lập với 
ba nhà mạng lớn là Viettel, VNPT, Vinaphone và 
Mobifone. Năm 2016, thị phần thuê bao điện thoại 
đi động (2G và 3G) của ba nhà mạng này lần lượt 
là 47%, 22% và 26% (Bộ Thông tin và Truyền 
thông 2017). Hiện Viettel và VNPT đều đã triển 
khai dịch vụ thanh toán điện tử và Mobifone đang 
thực hiện thủ tục xin phép triển khai. Thị trường 
thế chân kiềng như vậy là điều kiện tốt để các nhà 
mạng triển khai dịch vụ tiền di động vừa đảm bảo 
được dung lượng thị trường để đạt được tính kinh 
tế của quy mô lại có thể tránh được sự xuất hiện 
của độc quyền trong cung 
cấp dịch vụ này. Tuy vậy, các 
nhà mạng cũng cần thêm yếu 
tố chiến lược, liên kết và đầu 
tư đúng đắn mới có thể khai 
thác được thị trường và phát 
triển dịch vụ tiền di động tại 
Việt Nam. 
 Một thuận lợi nữa cho 
triển khai dịch vụ tiền di 
động tại Việt Nam là dân số 
trẻ, trình độ dân trí cao. Theo 
số liệu thống kê của Tổng cục 
Thống kê, tới tháng 7/2019 
Việt Nam có 97 triệu dân. Độ 
tuổi trung bình của dân số 
là 31 tuổi. Tỉ lệ biết chữ của 
dân số từ 15 tuổi trở lên là 
95,8% (Tổng cục Thống kê 
2019). Tỷ lệ dân cư sử dụng 
internet năm 2016 là 54%. 
Tỷ lệ thuê bao di động hoạt 
động trong dân cư đạt 139% 
(Bộ Thông tin và Truyền thông 2017). Dân số trẻ 
hòa nhập với công nghệ tốt sẽ giúp dịch vụ hiện 
đại như tiền di động dễ dàng được chấp nhận hơn.
5. Kết luận
Tiền di động giúp giảm chi tiêu tiền mặt, tạo 
thuận lợi cho hoạt động kinh tế - tài chính của 
người dân, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển tiền tệ. 
Ở một khía cạnh khác tiền di động được xem 
là giải pháp nhằm phổ cập dịch vụ tài chính 
tới những người nghèo, tới những người dân 
tại vùng sâu, vùng xa chưa tiếp cận được với 
các dịch vụ tài chính truyền thống, nhờ đó phát 
triển khu vực kinh tế này. Như vậy, dịch vụ tiền 
di động có thể thúc đẩy phát triển kinh tế theo 
hướng kinh tế số và cũng như phát triển tình 
hình xã hội của quốc gia.
Bài báo đã làm rõ chuỗi giá trị gia tăng, từ đó 
chỉ rõ các chủ thể có thể tham gia cung cấp cũng 
như các mô hình cung cấp dịch vụ tiền di động. 
Bài báo cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới 
sự phát triển của tiền di động tại các thị trường 
dựa trên kinh nghiệm triển khai tiền di động tại 
nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Áp 
7 
trên thế giới. Tuy vậy, tỷ lệ người trưởng thành trên 25 tuổi có tài khoản tiền di 
động chỉ đạt 2%, lại thấp hơn đáng kể so với mức 5% trung bình của các nước 
này. Như vậy có thể thấy dịch vụ tiền di động đang có dung lượng thị trường 
khá lớn có thể khai thác tại Việt Nam. 
Bảng. Mức sử dụng dịch vụ tài chính truyền thống và tài chính điện tử 
năm 2017 tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á 
Quốc gia 
Mức 
thu nhập 
% người 
trưởng thành 
(25+) có tài 
khoản ngân 
hàng hoặc các 
tổ chức tài 
chính khác 
% người trưởng 
thành (25+) sử 
dụng điện thoại di 
động hoặc internet 
để truy cập vào tài 
khoản ngân hàng 
% người 
trưởng 
thành (25+) 
có tài 
khoản tiền 
di động 
Indonesia Trung bình thấp 49% 6% 3% 
Campuchia Trung bình thấp 19% 5% 5% 
Lào Trung bình thấp 32% 1% - 
Myanmar Trung bình thấp 31% 1% 0% 
Malaysia Trung bình cao 86% 29% 9% 
Philippines Trung bình thấp 37% 7% 5% 
Singapore Cao 98% 51% 11% 
Thái Lan Trung bình cao 83% 15% 7% 
Việt Nam Trung bình thấp 30% 7% 2% 
Trung bình các 
nước thu nhập 
trung bình thấp 60% 8% 5% 
Nguồn: IMF, 2018 
Nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng các nhà mạng quyết định tham gia vào thị 
trường tiền di động thường cần mấy điều kiện sau: (1) thị phần thoạ đáng kể 
để đảm bảo tính kinh tế của quy mô khi triển khai dịch vụ, (2) thị trường hoạt 
động có tỷ lệ sử dụng dịch vụ di động từ 20-60%, (3) có sẵn mạng lưới đại lý 
dịch vụ nạp thẻ, (3) sẵn sàng đầu tư lớn, (4) có lãnh đạo quyết tâm, tập trung 
cho chiến dịch marketing sản phẩn và muốn tạo sản phẩm khác biệt so với đối 
thủ (Payment Innovations Working Group 2012). Tại Việt Nam, thị trường 
viễn thông hiện được xác lập với ba nhà mạng lớn là Viettel, VNPT, 
Vinaphone và Mobilefone. Năm 2016, thị phần thuê bao điện thoại đi độ g
(2G và 3G) của ba nhà mạng ày lần lượt là 47%, 22% và 26% (Bộ Thông tin 
và Truyền thông 2017). Hiện Viettel và VNPT đều đã triển khai dịch vụ thanh 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 09 (194) - 2019
45Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
vào trường hợp của Việt Nam, có thể thấy Việt 
Nam đang có các điều kiện về thị trường và xã 
hội tốt để phát triển tiền di động. Tuy vậy, để tiền 
di động thực sự phát triển được, Việt Nam cần lưu 
ý một số điểm sau.
Về mặt chính sách, hiện nay, dịch vụ tiền di 
động thông qua ví điện tử có kết nối với tài khoản 
ngân hàng đã được cho phép và triển khai. Tuy 
vậy, Chính phủ còn đang cân nhắc dịch vụ tiền di 
động không cần kết nối với tài khoản ngân hàng. 
Kinh nghiệm các nước cho thấy chính sách quá 
chặt chẽ liên quan tới định danh khách hàng, các 
giới hạn cũng như liên quan tới mức phí dịch vụ, 
giới hạn về giá trị tiền giao dịch, các quy định về 
điều kiện đại lý đều có thể cản trở dịch vụ này 
phát triển. Vì vậy, ngân hàng nhà nước cần cân 
nhắc linh hoạt các yếu tố để vừa đảm bảo được 
an ninh tiền tệ, vừa thúc đẩy sự phát triển của tiền 
di động. 
Đối với các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ 
tiền di động, sau khi tham khảo các mô hình trên 
thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng 
chủ thể chính triển khai tiền di động là các công 
ty viễn thông đã được cấp giấy phép trung gian 
thanh toán. Như vậy, nếu dịch vụ được chính phủ 
thông qua, có hai nhà mạng là Viettel và VNPT 
thoả mãn được điều kiện này. Hiện nay Mobifone 
cũng đang trong quá trình xin giấy phép. Để 
phát triển và duy trì một hệ thống dịch vụ tiền di 
động có lợi nhuận, các nhà mạng phải xây dựng 
các năng lực bao gồm marketing và phân phối, 
quản trị mạng lưới đại lý, quản trị hệ thống và 
phân tích, phát triển sản phẩm nhanh, năng lực 
trung gian tài chính. Hiện nay, khó có thể có một 
doanh nghiệp đơn lẻ nào, cho dù là nhà mạng, 
ngân hàng hay các doanh nghiệp công nghệ tài 
chính có thể có đầy đủ các năng lực như vậy. 
Chẳng hạn các nhà mạng có hệ thống mạng lưới 
đại lý và phân phối tiền có thể tiết kiệm được chi 
phí gửi tiền và rút tiền tới 40% so với ngân hàng 
(McKinsey&Company 2018). Tuy vậy, nếu hệ 
thống tiền điện tử không cho phép kết nối với tài 
khoản ngân hàng, cũng như mở rộng ra các dịch 
vụ tài chính khác đi kèm như nhận tiền gửi, đối 
tượng khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ bị giới hạn 
đáng kể, làm giảm tính kinh tế của quy mô. Khi 
xem xét tới khía cạnh mở rộng này các nhà mạng 
lại thiếu kinh nghiệm và năng lực giữ quản trị tiền 
gửi như là một phần của trung gian tài chính. Do 
vậy, việc hợp tác chặt chẽ giữa nhà mạng và các 
ngân hàng sẽ là điều kiện để phát triển dịch vụ 
tiền di động tại Việt Nam. 
Tài liệu tham khảo:
Arnado, J. (2012). Hidden in a Coke bottle: Modernity, 
gender and informal storing of money in Philippine 
indigenous communities. IMTFIWorking Paper 2012–15. 
University of California, Irvine, US.
Bộ Thông tin và Truyền thông, 2018, Sách trắng Công 
nghệ Thông tin và Truyền thông.
Diniz E.H., Albuquerque J.P., Cernev A.K., 2011, Mobile 
money and Payment: A literature review based on academic 
and practitioner-oriented publications (2001-2011), 
Proceedings of SIG GlobDev Fourth Annual Workshop, 
Shanghai, China, December 3, 2011.
Donovan K.P, 2014, Mobile money, University 
of Cape Town, South Africa. Tải từ https://doi.
org/10.1002/9781118767771.wbiedcs023 ngày 30/7/2019
GSMA, 2018, Mobile Money policy and Regulatory 
hanbook, 2018.
GSMA, 2019, State of Industry Report on Mobile Money 
2018.
IMF, 2018, Financial Access Survey Data. Tải từ 
https://data.imf.org/?sk=E5DCAB7E-A5CA-4892-A6EA-
598B5463A34C ngày 30/7/2019
Lashitew A.A., Tulder R.V., Liasse Y., 2019, Mobile 
phones for financial inclusion: What explains the diffusion 
of tiền di động innovations? Research Policy, 48(5), 1201-
1215.
Lepoutre J., Oguntoye A., 2018, The (non-)emergence of 
tiền di động systems in Sub-Saharan Africa: A comparative 
multilevel perspective of Kenya and Nigeria, Technological 
Forecasting and Social Change, 131, 262-275.
Mawajje J., Lakuma P., 2019, Macroeconomic effects 
of Mobile money: evidence from Uganda, Financial 
Innovation, 5 (1), Article number 2.
McKinsey&Company, 2018, Mobile money in emerging 
markets: The business case for financial inclusion, Global 
Banking, March, 2019.
Payment Innovations Working Group, Mobile Money 
Business Models, April 2012, NetHope. Tải từ https://
www.slideshare.net/NetHopeOrg/mobile-money-business-
models ngày 30/7/2019
Pénicaud, C. (2013). State of the industry: Results from 
the 2012 GlobalMobileMoney Adoption Survey. London, 
UK: GSMA.
Tổng cục Thống kê, 2019, Số liệu dân số Việt Nam. Tải 
từ www.gso.gov.vn.
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 09 (194) - 2019

File đính kèm:

  • pdftien_di_dong_va_trien_vong_phat_trien_doi_voi_viet_nam.pdf