Tiềm năng sử dụng kênh hình trong dạy học môn “Sáng tác thơ ca” ở khoa ngữ văn, trường Đại học Souphanouvong (Lào)

Các thành tố của một bài thơ Lào

Văn học Lào có nhiều loại thơ, rất phong phú về thể loại.

Ởthời trung đại, từnăm 1357 đến năm 1690, các bài thơ được

viết đơn giản và là những bài thơ vui nhộn. Văn học Lào trong

những năm 1893-1954 phát triển chậm, chủ yếu viết về chủ

đề yêu nước. Trong những năm 1955-1975, văn học tăng

trưởng mạnh, thể tài phong phú vàđặc biệt là thơ trữtình luôn

phát triển hơn văn xuôi. Kể từ khi đất nước đã được giải

phóng hoàn toàn, Đảng và chính quyền đã tạo điều kiện để

nhà thơ được tựdo sáng tạo. Nhiều nhà thơ đã tìm được“chân

trời mới” cho sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình. Các sáng

tác thơ đa dạng, phong phú hơn, số lượng nhiều hơn, được in

ấn thường xuyên, phổ biến rộng rãi, được cổ vũ và đón nhận

nhiều hơn bởi công chúng bạn đọc rộng rãi [1].

Trong nghiên cứu thơ ca Lào, trên phương diện cấu

trúc, người ta quan tâm đến các thành tố sau của một bài

thơ: chữ, tập, đoạn, phía, chương, bài; ngoài ra, còn có

giới từ và từ thêm cuối

pdf 5 trang kimcuc 4420
Bạn đang xem tài liệu "Tiềm năng sử dụng kênh hình trong dạy học môn “Sáng tác thơ ca” ở khoa ngữ văn, trường Đại học Souphanouvong (Lào)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiềm năng sử dụng kênh hình trong dạy học môn “Sáng tác thơ ca” ở khoa ngữ văn, trường Đại học Souphanouvong (Lào)

Tiềm năng sử dụng kênh hình trong dạy học môn “Sáng tác thơ ca” ở khoa ngữ văn, trường Đại học Souphanouvong (Lào)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 460 (Kì 2 - 8/2019), tr 58-62 
58 
Email: bounchan11223344@gmail.com 
TIỀM NĂNG SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN “SÁNG TÁC 
THƠ CA” Ở KHOA NGỮ VĂN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SOUPHANOUVONG (LÀO) 
Bounchan KEOMANYKHA - Học viên cao học K27 - Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Ngày nhận bài: 20/6/2019; ngày chỉnh sửa: 12/7/2019; ngày duyệt đăng: 20/7/2019. 
Abstract: The subject of Poetry Creation plays an important role in the education curriculum of 
high school and universities in Laos. Visual means can support and encourage the cognitive and 
creative process in teaching poetry creation. This article discusses about significant visual means 
that can be effectively used in teaching this subject at the Faculty of Philology, Souphanouvong 
University (Laos). 
Keywords: Visual means, poetry creation, Philology, teaching method. 
1. Mở đầu 
1.1. Lào là một trong những quốc gia châu Á có truyền 
thống văn hóa lâu đời và bản sắc văn hóa đặc sắc. Trong 
lĩnh vực văn học, đất nước Lào đã có nhiều nhà thơ nổi 
tiếng. Họ đã sáng tác rất nhiều bài thơ, làm nên những 
công trình sáng tạo nghệ thuật để đời trong xã hội. 
1.2. Thơ là thể loại rất phổ biến trong xã hội Lào. Người ta 
có thể đọc thơ và dùng thơ để phổ nhạc thành bài hát. Loại 
hình nghệ thuật này có tính đại chúng, có giá trị quan trọng 
và có sức sống rất mãnh liệt. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Thể 
thao Lào đã đưa môn “Sáng tác thơ ca” vào dạy học trong 
chương trình từ trường phổ thông đến trường đại học. 
1.3. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, trong tình hình phát 
triển công nghệ thông tin và truyền thông như hiện nay, 
kênh hình có một lợi thế rõ rệt trong việc hỗ trợ, thúc đẩy 
quá trình nhận thức và sáng tạo. Tuy nhiên, trong quá 
trình dạy học, chúng ta chưa tận dụng được những lợi thế 
của kênh hình. Ở Khoa Ngữ văn, Trường Đại học 
SOUPHANOUVONG, sinh viên (SV) vẫn được học 
môn Sáng tác thơ ca, nhưng kết quả môn học vẫn chưa 
đáp ứng được mục tiêu dạy học. Tình hình này đòi hỏi 
giảng viên (GV) phải có những giải pháp dạy viết và hỗ 
trợ việc học viết cho SV một cách hiệu quả. Chúng tôi 
đặt nhiệm vụ nghiên cứu về tiềm năng của việc đưa kênh 
hình vào dạy học môn “Sáng tác thơ ca” cho SV nhằm 
giúp SV viết thơ tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng học 
viết sáng tạo cho SV Ngữ văn ở Lào. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Các thành tố của một bài thơ Lào 
Văn học Lào có nhiều loại thơ, rất phong phú về thể loại. 
Ở thời trung đại, từ năm 1357 đến năm 1690, các bài thơ được 
viết đơn giản và là những bài thơ vui nhộn. Văn học Lào trong 
những năm 1893-1954 phát triển chậm, chủ yếu viết về chủ 
đề yêu nước. Trong những năm 1955-1975, văn học tăng 
trưởng mạnh, thể tài phong phú và đặc biệt là thơ trữ tình luôn 
phát triển hơn văn xuôi. Kể từ khi đất nước đã được giải 
phóng hoàn toàn, Đảng và chính quyền đã tạo điều kiện để 
nhà thơ được tự do sáng tạo. Nhiều nhà thơ đã tìm được “chân 
trời mới” cho sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình. Các sáng 
tác thơ đa dạng, phong phú hơn, số lượng nhiều hơn, được in 
ấn thường xuyên, phổ biến rộng rãi, được cổ vũ và đón nhận 
nhiều hơn bởi công chúng bạn đọc rộng rãi [1]. 
Trong nghiên cứu thơ ca Lào, trên phương diện cấu 
trúc, người ta quan tâm đến các thành tố sau của một bài 
thơ: chữ, tập, đoạn, phía, chương, bài; ngoài ra, còn có 
giới từ và từ thêm cuối. 
2.1.1. Chữ 
Chữ (trong một bài thơ Lào) được đọc ra một lần, được 
phát âm rõ ràng thành âm tiết. Ví dụ: cha, mẹ, nhà, thịt, 
Có 4 loại chữ thường sử dụng khi viết thơ ca ở Lào: 
1) Chữ ghi âm câm được phát âm ở dạng thấp, chia 
thành hai dạng: 
- Bao gồm các âm ngắn, chẳng hạn các âm “cạ”, “kị”, 
“cụ”, “kệ”. 
- Bao gồm những chữ có “ກ, ດ, ບ” (tương ứng với c, 
t, p cuối vần). 
2) Chữ ghi âm mở (tất cả các âm ngoài âm câm): gồm 
hai dạng: 
- Bao gồm tất cả các chữ có vần là nguyên âm dài. 
- Bao gồm các chữ có “ງ, ຍ, ນ, ມ, ວ” (tương ứng với 
ng, nh, n, m, o/u cuối vần) 
3) Chữ có dấu ệc (່) 
4) Chữ có dấu thô ( ้) 
2.1.2. Tập 
Gồm một cụm chữ trong một đoạn, có khi gồm 3 
hoặc 4 chữ, thường là 4, 5 hoặc 6 chữ. 
Ví dụ: câu thơ 7 chữ trong một đoạn, có 2 tập: 
Tập trước 3 chữ tập sau 4 chữ 
Nước của tôi tên là nước Lào 
Bề rộng dài dễ thương khi sống 
Nước chảy qua dòng chảy trung tâm 
Có con đường dài rộng sạch sẽ [2] 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 460 (Kì 2 - 8/2019), tr 58-62 
59 
2.1.3. Đoạn 
Đoạn thơ cũng là một chuỗi chữ (được ví như sóng 
trên đảo), nếu là thơ 2, thơ 3, thơ 4, thơ 5, thơ 6, thơ 7, thì 
có 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ và 7 chữ tương ứng. 
Bài thơ thường có bốn đoạn thơ sau: 
- Đoạn đầu tiên gọi là đoạn nghe ngóng 
- Đoạn “2” gọi là đoạn nhận [3] 
- Đoạn “3” gọi là đoạn phụ 
- Đoạn “4” gọi là đoạn gửi 
2.1.4. Phía 
Phía bao gồm hai đoạn trong chương thơ. Phía thơ có 
hai loại như: phía đầu và phía cuối. 
Ví dụ: 
Nước của tôi Tên là nước Lào 
Bề rộng dài dễ thương khi sống 
Nước chảy qua dòng chảy trung tâm 
Có con đường dài rộng sạch sẽ 
2.1.5. Chương 
Chương bao gồm tất cả các chữ, tập, đoạn, phía. 
Ví dụ: 
Nước của tôi Tên là nước Lào 
Bề rộng dài dễ thương khi sống 
Nước chảy qua dòng chảy trung tâm 
 [4] 
Có con đường dài rộng sạch sẽ 
2.1.6. Bài thơ 
Bài thơ bao gồm tất cả chủ đề thơ, chữ, tập, đoạn, 
phía, chương. Một bài thơ phải đầy đủ các bộ phận, nội 
dung phong phú, có ý nghĩa quan trọng và đem lại những 
điều tốt đẹp cho con người trong xã hội. 
2.1.7. Giới từ 
Từ này thường đứng ở đầu các đoạn thơ để tăng 
cường tính chính xác cho nội dung đoạn thơ. Mỗi giới từ 
có ít nhất hai âm như: sau đó, bây giờ, khi nào, tiếp theo, 
hôm nay... 
2.1.8. Từ thêm cuối 
Từ này thường đứng ở cuối các đoạn thơ để nhắc lại 
các ý nghĩa và nội dung trong chương thơ đó. Mỗi từ có 
ít nhất hai âm như: thật đấy, tốt lắm, rất vui... [5]. 
2.2. Thực trạng sử dụng kênh hình để dạy học viết 
thơ ca ở Khoa Ngữ văn, Trường Đại học 
SOUPHANOUVONG 
Hiện nay, SV Lào dù đã được học sáng tác thơ ca từ 
rất sớm và vẫn tiếp tục được học, nhưng sáng tác thơ 
vẫn chưa tốt, chưa hay và đặc biệt là chưa nắm được 
cách viết thơ sao cho đúng là thơ, chưa viết thành công 
được nhiều bài hát. Đối với môn “Sáng tác thơ ca” trong 
chương trình dạy học của Khoa Ngữ văn, Trường Đại 
học SOUPHANOUVONG, việc đổi mới phương pháp 
dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi kiến 
thức càng có ý nghĩa quan trọng. Thực tế giảng dạy thơ 
ca hiện nay cho thấy việc sử dụng kênh hình ngày càng 
phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp 
hệ thống kiến thức cho SV. Đây là một phương tiện dạy 
học tích cực, nó không chỉ có chức năng là minh hoạ 
cho bài giảng mà còn góp phần là nguồn cung cấp kiến 
thức mới, hiệu quả, sinh động, hấp dẫn. Kênh hình còn 
giúp cho GV thuận lợi và tiết kiệm thời gian trong quá 
trình giảng dạy. 
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng kênh hình trong 
dạy học sáng tác thơ ca ở Khoa Ngữ văn, Trường Đại học 
SOUPHANOUVONG vẫn còn một số hạn chế, bất cập. 
Về phía GV, một số người chưa nhận thức được đầy đủ 
vai trò của hệ thống kênh hình, cho rằng, kênh hình chỉ là 
phương tiện trực quan nên việc sử dụng kênh hình chỉ với 
mục đích minh hoạ cho kênh chữ. Một số GV cực đoan khi 
cho rằng nếu sử dụng kênh hình là sẽ làm mất đi khả năng 
tưởng tượng trong SV, làm giờ học giảm bớt sự sáng tạo. 
Một số GV khác, do hạn chế về năng lực sử dụng 
công nghệ thông tin, lại ngại khó, ngại tìm tòi, nên ít hoặc 
không sử dụng giáo cụ trực quan để tạo nhu cầu và hứng 
thú cho SV, nên vô tình, họ đã bỏ qua những tiện ích mà 
kênh hình đem lại cho việc dạy học. 
Lại có một số GV lạm dụng kênh hình, dùng nhiều 
hình ảnh, sơ đồ, biểu bảng một cách không cần thiết trong 
một giờ học, kiến thức nào cũng có minh họa, dẫn đến 
tình trạng học sinh bị “bội thực” kênh hình. Điều này 
cũng có thể khiến SV thiếu tập trung, khó có thể rèn 
luyện năng lực cảm thụ và sáng tạo tác phẩm. 
Về phía SV, mặc dù hiện nay, điều kiện sử dụng công 
nghệ đã tốt hơn, nhưng nhìn chung thực trạng phổ biến 
vẫn chưa thực sự chịu khó sưu tầm, chuẩn bị kênh hình 
liên quan đến nội dung bài học trong khâu chuẩn bị bài, 
chưa biết cách phân tích, diễn giảng các sơ đồ, biểu bảng. 
Khi GV sử dụng kênh hình phục vụ cho bài giảng, nhiều 
SV lại chỉ tập trung vào phần “nhìn”, ít tập trung vào 
phần “nghe” giảng. 
Thực trạng trên cũng cho thấy kĩ năng hướng dẫn SV 
khai thác kênh hình trong dạy học của GV cũng còn 
nhiều hạn chế. GV sử dụng kênh hình không hiệu quả 
dẫn đến SV lúng túng không biết cách thức tiếp cận và 
quy trình khai thác kiến thức và kĩ năng từ kênh hình. 
Vấn đề đặt ra là phải có những phương pháp khai thác 
kênh hình cụ thể, đảm bảo đúng vai trò và chức năng của 
kênh hình trong dạy học. 
được 
gọi 
là 
chương 
thơ 
Phía đầu 
Phía 
cuối 
Phía 
đầu 
Phía 
cuối 
chương 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 460 (Kì 2 - 8/2019), tr 58-62 
60 
2.3. Tiềm năng sử dụng kênh hình trong dạy học 
“Sáng tác thơ ca” ở Khoa Ngữ văn, Trường Đại học 
SOUPHANOUVONG 
Kênh hình là phương tiện trực quan của người dạy, là 
nguồn tri thức quan trọng của học sinh. Kênh hình tác 
động trực tiếp vào thị giác nên có sức thu hút, sự lưu giữ 
kiến thức khá cao. Bằng chứng từ một kết quả nghiên cứu 
cho thấy người học nhớ được 30% nếu chỉ nghe bằng tai, 
còn nếu cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được 50% kiến 
thức. Như vậy, mục đích sử dụng kênh hình trước hết để 
cuốn hút, “dẫn dụ” các em tập trung cao độ vào bài giảng 
và vào các điểm thảo luận từ đó có định hướng học tập 
tốt hơn. Từ chỗ dễ nhận biết và nhớ kiến thức, người học 
dễ dàng hiểu được những vấn đề người dạy muốn truyền 
đạt, dù có trừu tượng và khó hiểu [6]. 
Trong môn học “Sáng tác thơ ca”, đối tượng nhận 
thức đối với SV có thể là những sự vật, sự việc, những 
suy ngẫm, cảm xúc, có nhiều đối tượng có thể vận 
động và biến đổi theo thời gian và sự phát triển xã hội, 
có mối quan hệ với các sự vật hiện tượng khác, nên hầu 
hết các loại kênh hình như: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ 
đồ, tranh ảnh, video clip đều có thể sử dụng được. Các 
loại kênh hình này đều có khả năng tác động tích cực tới 
suy nghĩ, tăng cường xúc cảm cho người học làm thơ 
Chúng tôi thấy, có thể sử dụng một số loại kênh hình 
vào dạy học sáng tác thơ ca cho SV Khoa Ngữ văn, 
Trường Đại học SOUPHANOUVONG như sau: 
2.3.1. Sử dụng các mẫu vật thật 
Các vật thật ở đây là các sự vật: động vật sống, thực vật 
sống trong môi trường tự nhiên, các khoáng vật, mẫu vật... 
Các vật thật này, có thể SV đã gặp, đã biết trong cuộc sống 
hoặc có những sự vật SV đã nhìn thấy nhưng không biết đó 
là sự vật gì.; trong quá trình dạy học, người dạy chỉ cần 
gợi lại, nhắc lại hoặc cho xem lại thì SV có thể hình dung ra, 
nhớ ra và nhận biết được sự vật [6]. 
Trong dạy học “Sáng tác thơ ca”, việc dùng các vật 
thật cũng là điều cần thiết. Bởi vì có những sự vật, chi tiết 
được đề cập trong tác phẩm đôi khi SV chưa biết hoặc có 
thể SV đã từng thấy qua nhưng không biết sự vật, chi tiết 
đó được gọi là gì nên trong quá trình tiếp nhận kiến thức, 
SV gặp nhiều khó khăn. GV yêu cầu SV hoặc tự mình 
sưu tầm mẫu vật mang đến để chia sẻ tại lớp học. 
2.3.2. Sử dụng các vật tạo hình: 
- Tranh, ảnh: 
Sử dụng tranh, ảnh trong dạy học sáng tác thơ giúp 
cho quá trình tiếp nhận ngôn từ của SV được thuận lợi 
hơn. Tranh, ảnh được nói ở đây là những bức ảnh chụp 
về thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc có liên 
quan đến nội dung sáng tác thơ ca Nguồn tư liệu này 
có trong sách giáo khoa hoặc GV tự sưu tầm hoặc cho 
SV sưu tầm từ trên sách, báo, lịch Đặc biệt, trong thời 
đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc sưu 
tầm các loại tư liệu trực quan kể trên là rất dễ dàng, chỉ 
cần vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên Internet là chúng 
ta có thể tìm được các tranh ảnh cần thiết. Với điều kiện 
và khả năng của bản thân, GV cũng có thể tự thiết kế đồ 
dùng dạy học cho riêng mình. 
Tranh và ảnh có mối quan hệ gần gũi với nhau nên 
chúng thường được xếp gần nhau. Tuy nhiên, ở đây, 
chúng tôi phân theo cách hiểu: tranh vẽ, ảnh chụp. 
+ Tranh vẽ: 
Tranh vẽ về câu chuyện nổi tiếng trong văn học Lào 
Tranh vẽ về cuộc sống người Lào ngày xưa 
+ Ảnh chụp là sản phẩm của khoa học công nghệ, 
được thực hiện bằng máy chụp ảnh. Một tấm ảnh đẹp, có 
ý nghĩa không chỉ đơn thuần được tạo ra từ máy ảnh mà 
còn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ 
nhiếp ảnh. Dựa trên đối tượng xuất hiện trong ảnh, chúng 
tôi tạm chia ảnh thành các tiểu loại sau: 
Ảnh về những danh nhân của đất nước. Ví dụ: 
Chủ tịch nước Lào đầu tiên là ngài 
SOUPHANOUVONG 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 460 (Kì 2 - 8/2019), tr 58-62 
61 
Ảnh về thiên nhiên 
Ảnh xung quanh thành phố Luangphabang 
- Băng đĩa, video clip: 
Bên cạnh tranh, ảnh, 
trong tiết dạy “Sáng tác 
thơ ca”, GV cũng có thể 
sử dụng băng đĩa, video 
clip để hỗ trợ tiết dạy. 
Trong thời đại công 
nghệ thông hiện nay, 
việc sưu tầm và tạo ra 
các đoạn video clip đó 
khá thuận tiện. 
Thực tiễn giảng dạy 
cho thấy, băng đĩa, video 
clip có tác dụng rất lớn 
trong việc hỗ trợ người 
dạy truyền thụ kiến thức 
cho SV. Như đã đề cập, 
con người có thể tiếp nhận 
thông tin qua nhiều kênh khác nhau, trong đó “nhìn” và 
“nghe” là những kênh rất quan trọng [7]. Trong dạy học 
sáng tác thơ, đặc biệt là dạy những nguyên tắc hoặc cách 
tìm thông tin để sáng tác một bài thơ thì băng đĩa, video 
clip rất cần thiết. Ví dụ: khi dạy “Nguyên tắc làm thơ và 
cách tìm thông tin” cho SV, nếu GV chỉ đơn thuần giảng 
giải suông thì rất khó để SV tiếp cận với việc sáng tác 
thơ. Vì thế, để tiết dạy hiệu quả hơn, người dạy có thể 
cho SV xem một trích đoạn của video mà có nội dung 
theo mục đích của mình. Không chỉ cảm nhận được 
những làn điệu mượt mà của âm nhạc, các SV còn có thể 
cảm nhận sâu sắc hơn tâm trạng, tính cách nhân vật thông 
qua ánh mắt, điệu bộ diễn xuất của người nghệ sĩ Như 
vậy, tiết học sẽ diễn ra sinh động và hiệu quả. 
- Sử dụng sơ đồ 
Sơ đồ được sử dụng khi cần biểu thị cấu trúc bên 
trong của một vấn đề tổng quát; giúp chúng ta thấy 
được mối quan hệ bên trong của vấn đề đó một cách 
chi tiết và cụ thể. Sơ đồ là một trong những loại trực 
quan cần thiết và quen thuộc trong dạy sáng tác thơ. 
Có nhiều dạng sơ đồ khác nhau, ở đây, chúng tôi dự 
kiến sử dụng sơ đồ mạng và sơ đồ tư duy như sau (xem 
sơ đồ trang bên): 
Trong dạy học Sáng tác thơ ca, sơ đồ mạng thường 
được vận dụng khi cần cho SV tổ chức và làm rõ những 
gì các em cần biết về khái niệm, cụ thể như tóm tắt các 
đặc điểm của nhân vật, tổng hợp lại các yếu tố cấu thành 
một vấn đề, 
Ví dụ, khi tìm hiểu về nhân vật chính của tác phẩm, 
chúng ta có thể cho SV hoàn thành sơ đồ (với một vài gợi 
dẫn) sau: 
Sơ đồ tư duy là sự phát triển của sơ đồ mạng với 4 
yếu tố chính: ý chính, ý phụ, các ý chứng minh, sự kết 
nối thể hiện các mối liên hệ. Ở vị trí trung tâm bản đồ 
là một hình ảnh hay một từ khoá để thể hiện một ý tưởng 
hay một khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối 
với các hình ảnh hay từ khoá cấp 1 bằng các nhánh 
chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các 
hình ảnh cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự phân 
Nhân vật 
 A 
Nhân vật 
A 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 460 (Kì 2 - 8/2019), tr 58-62 
62 
nhánh tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được 
nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra “một 
bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy 
đủ và rõ ràng. Người làm thơ rất cần tư duy về một bức 
tranh tổng thể như thế. 
Tóm lại, sử dụng sơ đồ, biểu bảng trong dạy học 
“Sáng tác thơ ca” nói riêng, dạy học Ngữ văn nói chung 
là một việc làm cần thiết và khả thi. Nếu thực hiện tốt sẽ 
giúp người học hiểu bài sâu hơn; củng cố, nhớ lâu kiến 
thức, rèn luyện năng lực khái quát, tổng hợp vấn đề. 
Ngoài ra, sơ đồ, biểu bảng còn rèn luyện cho người học 
khả năng tự lập trong cách diễn đạt. Từ đó, phát huy được 
năng lực tiếp thu văn bản một cách chủ động, sáng tạo, 
khách quan, khắc phục được hiện tượng thụ động 
trong tiếp nhận với những biểu hiện như đọc - chép, trình 
chiếu - chép hay người học tự chép từ những tài liệu có 
sẵn một cách máy móc. 
3. Kết luận 
Hiệu quả kênh hình đối với việc dạy học Ngữ văn 
trong nhà trường là không thể phủ nhận. Đối với việc 
dạy học môn “Sáng tác thơ ca” trong chương trình đào 
tạo của Trường Đại học SOUPHANOUVONG, GV có 
thể sử dụng kênh hình để trực tiếp dạy học, cũng có thể 
hướng dẫn SV sử dụng kênh hình để tự học nâng cao 
năng lực sáng tác thơ ca của mình. Từ minh chứng rõ 
ràng về tiềm năng của kênh hình trong việc hỗ trợ nhận 
thức và sáng tạo của SV khi học sáng tác thơ ca ở Khoa 
Ngữ văn Trường Đại học SOUPHAVOUVONG, 
chúng tôi mong muốn đội ngũ GV và SV của Trường 
sẽ có những giải pháp cụ thể để tăng cường chất lượng 
dạy học môn “Sáng tác thơ ca” trong chương trình. Đây 
cũng là một cách thúc đẩy mục tiêu phát triển năng lực 
Ngữ văn cho học sinh, SV trong nhà trường ở các cấp 
học, bậc học trong giáo dục, đào tạo của Nước Cộng 
hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 
Tài liệu tham khảo 
[1] ປ ື້ມແບບຮຽນ (2007). ສັນທະສິນສາດ, ຫລວງພະບາງ, 01 
(Sách giáo khoa Sáng tác thơ ca (2007), Luang pha 
bang, 01). 
[2] ປ ື້ມໄວຍາກອນລາວ (1990. -ໜ້າ 112). 
ສ າລັບການກ ໍ່ສ້າງຄູມັດທະຍົມ (Sách Ngữ pháp tiếng Lào 
(1990, tr 112; dùng để đào tạo giáo viên cấp 3). 
[3] ຄັດຈາກປ ື້ມໄວຍາກອນລາວ (1970). ສັນທະລກັສະນະ 
ລາຊະບັນດິດສະພາລາວ 04 (sách Ngữ pháp tiếng Lào, 
1970, Sáng tác thơ ca, Hội đồng dân chủ Lào, 04). 
[4] ພູມີ ວົງວຈິິດ (1967). ປ ື້ມໄວຍາກອນລາວ, 200-201. 
(Phumy VONGVICHIT 1967, Sách Ngữ pháp tiếng 
Lào, 200-201). 
[5] ມະຫາວິທະຍາໄລ ສຸພານຸວົງ (2007), ວິຊາສັນທະສິນສາດ, 
02-04 (Trường Đại học SOUPHANOUVONG 
2007, môn “Sáng tác thơ ca”, 02-04). 
[6] Phạm Thị Thu Hương (chủ biên) - Đoàn Thị Thanh 
Huyền - Trịnh Thị Lan - Lê Minh Nguyệt - Trần 
Hoài Phương - Phan Thị Hồng Xuân (2017). Giáo 
trình Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ 
thông. NXB Đại học Sư phạm, tr 50-89. 
[7] Phan Trọng Ngọ (Chủ biên, 2000). Vấn đề trực quan 
trong dạy học (tập 1). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[8] Phùng Ngọc Kiếm - La Khắc Hòa - Nguyễn Xuân 
Nam (2017). Lí luận văn học (tập 2): Tác phẩm và 
thể loại văn học. NXB Đại học Sư phạm. 
[9] Nguyễn Tiến Mâu - Trịnh Thị Lan (2007). Một vài 
ý kiến về việc đưa công nghệ thông tin vào nội dung 
dạy học học phần Phương pháp dạy học ở Khoa 
Ngữ văn Đại học Sư phạm. Tạp chí Giáo dục, số 
179, tr 30-31. 
[10] Robert J. Marzano (1992). Teaching with 
dimensions of learning. USA. 
[11]  
-TU-LA-GI-292.html.

File đính kèm:

  • pdftiem_nang_su_dung_kenh_hinh_trong_day_hoc_mon_sang_tac_tho_c.pdf